Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận CCLLCT môn văn hóa học,công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở thị xã hưng yên – tỉnh hưng yên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.44 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
I.

Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Tình hình nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của đề tài.

II.

7. Bố cục của khóa luận.
Nội dung chính :
1. CHƯƠNG I : Những vấn đề lý luận về văn hóa và đời sống văn
hóa cơ sở.
2. CHƯƠNG II: Thực trạng đời sống văn hóa cở sở của Thị xã
Hưng Yên.
3. CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa
cơ sở ở Thị xã Hưng Yên

III.

Kết luận :

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :


Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa lâu dài,
chiến lược đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú ý. Một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động văn hóa hiện nay là phát huy
vai trị và động lực của văn hóa để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở từng
địa phương, làm cho nhân tố văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội
đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.Việc xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả trực tiếp vì nó tác động
thường xun tới mọi tầng lớp nhân dân lao động,hình thành và nâng cao
nhận thức đúng đắn cho họ về chính trị, kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phát
huy tính chủ động, sáng tạo, chăm lo tới đời sống tinh thần của mình, phù
hợp với xu thế xã hội hóa các hoạt động văn hóa.
Hưng Yên là một mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa, nằm sát Hà
Nội, chạy dọc theo con sông Hồng. Đây là mảnh đất mang đặc trưng văn hóa
của đồng bằng sơng Hồng.Từ lâu, có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa
ở Hưng n, các cơng trình đó tập trung nghiên cứu văn hóa làng, xã, xây
dựng làng văn hóa… Tuy vậy, nghiên cứu về xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở ở thị xã Hưng Yên hiện nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách
hệ thống. Vì vậy, tác giả chọn đề tài : “Cơng tác xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở ở thị xã Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
khoa học của mình . Đề tài bước đầu tìm hiểu thực tiễn hoạt động văn hóa ở
thị xã Hưng n , xác định vài trị của văn hóa trong việc thúc đẩy kinh tế xã
hội phát triển. Đề tài cũng góp phần hình thành luận cứ khoa học để tiếp tục
nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đời sơng văn hóa cơ sở thị
xã Hưng Yên ngày càng hiệu quả hơn
2


2. Tình hình nghiên cứu :
“ Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở “ là vấn đề đc nhiều nhà khoa học
quan tâm, nghiên cứu nhất là đối với các cơ sở quản lý chuyên ngành của Bộ

Văn hóa – Thể thao và Du lịch . Tiêu biểu có các cơng trình như sau :
“ Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta “ –
GS.TS Hồng Vinh – NXB Văn hóa Thơng tin 1999
“ Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư cơng nghiệp Biên Hịa thời
kìa 2002 – 2020 “ . Luận văn Thạc sĩ khoa học văn hóa của Thạc sĩ Nguyễn
Văn Quyết – 2000
“ Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nơng thơn tỉnh Bình Dương “ –
1999 , Luận văn Thạc sĩ khoa học văn hóa của Thạc sĩ Nguyễn Văn Điệp
Các cơng trình đã có ít nhiều nói và làm rõ vai trị, vị trí của việc xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở . Tuy nhiên, đề tài : “ Đời sống văn hóa cơ sở ở thị
xã Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên – Thực trạng và giải pháp “ cho đến nay chưa
có tác giả nào đề cập đến . Vì vậy tiếp thu ý kiến của tác giả đi trước đồng thời
với thực trạng đời sống văn hóa ở địa phương , em quyết định nghiên cứu đề tài
này . Giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài sẽ có ý nghĩa về lý luận và
thực tiễn, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc
xây dựng văn hóa cơ sở ở thị xã Hưng Yên nói riêng và các địa phương khác
nói chung.
3.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài :
Đề tài kế thừa thành tựu nghiên cứu của tác giả đi trước , phân tích làm
sáng tỏ khái niệm cấu trúc, chức năng của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở. Làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trị của văn hóa tới sự
phát triển kinh tế xã hội.Khảo sát phân tích và đánh giá thực trạng đời sống văn
hóa cơ sở ở thị xã Hưng Yên. Từ đó đề xuất những giải phái chủ yếu nhằm góp
3


phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở cũng như phát huy vai trị động lực của văn hóa đối với sự phát triển của đời
sống văn hóa xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

4.1. Đối tượng : Đời sống văn hóa cơ sở ở thị xã Hưng Yên
4.2. Phạm vi nghiên cứu : Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một vấn
đề rộng, có thể chia thành nhiều cấp độ và lĩnh vực để nghiên cứu. Đề tài này
tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa ở thị xã
Hưng Yên. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở thị xã Hưng Yên hiện nay
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu :
Dựa trên cơ sở, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn
hóa , kết hợp với phương pháp so sánh , tổng hợp , thống kê , điều tra xã hội
học … để thực hiện các vấn đề đặt ra trong đề tài.
6.Ý nghĩa của đề tài :
6.1. Về phương diện lý luận : Hệ thống hóa cơ sơ lý luận về xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở và tác động của nó tới tình hình phát triển kinh tế xã hội ở
thị xã Hưng Yên
6.2.Về phương diện thực tiễn : Phân tích, đánh giá thực trạng đời sống văn
hóa cơ sở ở thị xã Hưng Yên hiện nay. Tìm ra cái đặc thù,cái riêng của địa
phương, từ đó đề xuất những giải pháp và định hướng nhằm nâng cao đời sống
văn hóa ở thị xã Hưng n
7. Bố cục của khóa luận :
Ngồi phần mở đâu , kết luận và một số tư liệu phụ lục, khóa luận đc chia
làm 3 chương :
CHƯƠNG I : Những vấn đề lý luận về văn hóa và đời sống văn hóa ở
cơ sở
4


CHƯƠNG II : Thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa cở sở ở
thị xã Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên
CHƯƠNG III : Một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa cơ
sở ở Thị xã Hưng Yên


5


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HĨA
VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HĨA CƠ SỞ
1.1.Khái niệm văn hóa :
Như chúng ta đã biết văn hóa là một khái niệm rất rộng , cho đến nay đã
có hơn 500 định nghĩa về văn hóa. Năm 1988, trong cuộc phát động thập kỉ
Quốc tế phát triển văn hóa , tổng thư kí UNESSCO – Federico Mayor đã đưa ra
định nghĩa : “ Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của cá
nhân và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại “
1.2.Đời sống văn hóa và đời sống văn hóa cơ sở:
Đời sống văn hóa là một phần đời sống con người nói chung nhưng là bộ
phận bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống con người : Nó là tổng thể yếu tố vật
chật và tinh thần để duy trì sự sống của con người.
Cơ sở có thể hiểu là cộng đồng dân cư trên một địa bàn nhất định với đặc
điểm kinh tế, phong tục tập quán riêng. Cũng có thể là nhà máy, bệnh viện,
trường học v.v..Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là cái gì chưa có thì làm, cái
gì đã có thì phát triển hơn chứ khơng được hiểu theo nghĩa chung chung.

6


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CƠ SỞ Ở THỊ XÃ HƯNG YÊN
2.1. Đôi nét về địa lý , kinh tế , văn hóa , xã hội của Thị xã Hưng Yên

2.1.1.Vị trí địa lý:
Thị xã Hưng Yên vốn nằm trên đất huyện Tiên Lữ ở phía Nam tỉnh Hưng
Yên, phía Bắc giáp huyện Kim Động, phía Đơng giáp huyện Phù Cừ, phía Nam
giáp sơng Luộc và Thái Bình, phía Tây giáp sông Hồng và huyện Duy Tiên –
Tỉnh Hà Nam. Thị xã đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, với nhiều
cơng trình giao thơng, cơng trình kinh tế, xã hội, văn hóa theo hướng hiện đại.
Thị xã có đường giao thong huyết mạch: đường 39, đường 17 nối với thủ đơ
Hà Nội, Thái Bình và thành phố Hải Dương. Đặc biệt từ khi cơng trình cầu n
Lệnh hồn thành, đã nối thơng thương 2 bờ sơng Hồng. Thuận lợi đó đã tạo
điều kiện cho Hưng Yên nói chung và thị xã Hưng Yên nói riêng phát triển
mạnh, nhanh về kinh tế, văn hóa.
Diện tích đất tự nhiên của thị xã Hưng Yên là 2015,13 ha, dân số
42.222 người, gồm 6 phường trong đó có 3 phường sản xuất nơng nghiệp.
2.1.2. Kinh tế - văn hóa – xã hội :
2.1.2.1.Về kinh tế: có sự chuyển đổi cơ cấu giảm tỷ trọng nông nghiệp,
tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12,8% .
Trong đó cơng nghiệp ngồi quốc doanh đạt 25,7% . Kim ngạch xuất khẩu lao
động công nghiệp đạt 20 triệu USD/ năm , giải quyết việc làm cho hơn 10.000
lao động.
2.1.2.2. Về xã hội :
Sự nghiệp giáo dục đào tạo được tiếp tục phát triển,chất lượng giáo
dục được tăng lên. Thị xã có hai trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, một
trường THPT Chuyên Tỉnh với chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
7


Các công tác xã hội cũng luôn được quan tâm, các hoạt động chăm
sóc các gia đình thương binh liệt sĩ, người có cơng với cách mạng ln được
Đảng ủy cũng như Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chú ý. Đảng ủy đã
vận động nhân dân đóng góp vào quĩ đền ơn đáp nghĩa được 500 triệu đồng ,

xây dựng, nâng cấp 30 ngơi nhà tình nghĩa, 100% bà mẹ Việt Nam anh hùng có
nhà mái ngói.
2.1.2.3. Về văn hóa :
Hệ thống văn hóa vật thể ở thị xã gồm có : 8 ngơi đình, 27 ngơi đền,
16 ngôi chùa, 1 văn miếu, 2 nhà thờ, 4 nhà thờ họ và 1 nhà lưu niệm Bác.
Các lễ hội tại các đền, chùa được tổ chức chủ yếu vào mùa Xuân
như : hội đền Mẫu , đền Trần …. Hoạt động lễ hội gồm 2 phần : lễ và hội , với
nhiều các trò chơi dân gian trong phần hội đã góp phần gìn giữ những bản sắc
vốn có của mảnh đất phố Hiến.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của các thiết chế văn hóa cịn có: Nhà văn hóa
Tỉnh, 1 nhà bảo tàng, 1 sân vận động tiêu chuẩn quốc gia, 1 thư viện Tỉnh, 1
trung tâm phát hành và chiếu bóng, đồn chèo, trường nghiệp vụ văn hóa, đài
truyền hình, nhà triển lãm.
Các hoạt động quản lý, tổ chức những sự kiện văn hóa nghệ thuật và
phong trào văn nghệ quần chúng đã được phịng văn hóa làm tốt nhiệm vụ của
mình như xây dựng các chương trình có nội dung hoạt động chào mừng các
ngày lễ lớn của đất nước, tổ chức thành công nhiều hội diễn, hội thi.
Về công tác quản lý, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động thông tin
tuyên truyền cổ động đã được phịng văn hóa thơng tin thị xã hàng năm thực
hiện cắt dán nhiều cờ, khẩu hiệu phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xã hội. Xen kẽ
với các hội nghị, hội thảo ban hành các văn bản hướng dẫn, quản lý hoạt động
thông tin cổ động và quảng cáo.

8


Công tác quản lý hướng dẫn thực hiện bảo tồn trùng tu các di tích lịch
sử văn hóa, tổ chức hoạt động lễ hội đã được các ngành văn hóa thông tin, mặt
trận tổ quốc, công an, thanh niên, phụ nữ và chính quyền địa phương phối hợp
chặt chẽ và thực hiện tốt các lễ hội.

Các công tác quản lý, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động văn hóa, kinh
doanh dịch vụ văn hóa và cơng tác xây dựng đời sống văn hóa đã được phịng
văn hóa kết hợp với thanh tra sở văn hóa kiểm tra, thẩm định các điều kiện hoạt
động văn hóa trên địa bàn.
Các hoạt động văn hóa thơng tin phát triển khá đa dạng. 100% làng,
khu phố xây dựng quy ước và đăng ký phấn đấu xây dựng làng, khu phố văn
hóa.
Các hoạt động văn hóa cũng như các cơng tác quản lý đã được phịng
văn hóa thực hiện tốt, các hoạt động văn hóa quần chúng trên địa bàn thị xã đã
được người dân quan tâm hơn, mức hưởng thụ văn hóa của người dân ngày một
cao.Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cịn có một vài thiếu sót như các hoạt động
văn hóa chưa thực sư thu hút được các em thanh thiếu niên, chưa hướng cho các
em đến các hoạt động văn hóa truyền thống, chưa có nhiều sân chơi mới cho
các em giải trí. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng được đầy đủ nhu
cầu của người dân.

9


CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở THỊ XÃ HƯNG YÊN
3.1.Kế thừa và phát triển các hoạt động văn hóa truyền thống
Những giá trị văn hóa thể hiện qua phong tục, tập quán, lễ hội, những loại
hình nghệ thuật truyền thống… Sự cần cù, sáng tạo trong lao động cũng như
tinh thần đoàn kết anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. Những phẩm
chất tinh thần ấy được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
3.2. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa
Cùng với phát triển kinh tế, cần phải đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn
đề xã hội. Phát triển sâu rộng phong trào văn nghệ trong quần chúng nhân dân,

phong trào xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hóa mới…Đồng thời cũng cần
tạo khơng gian vui chơi, giải trí, hoạt động thể dục thể thao ở từng khu phố,
từng phường.
3.3.Hoàn thiện và phát huy vai trị của các thiết chế văn hóa trên địa bàn
cơ sở.
Muốn xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa cơ sở trước hết phải có cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, đội ngũ cán bộ phải
có trình độ chun mơn cao.Xây dựng cơ sở vật chất cần thực hiện theo chủ
trương của Đảng là : “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
3.4.Đào tạo và bồi dưỡng hạt nhân cho phong trào cơ sở.
Thường xuyên mở lớp năng khiếu nhằm tìm ra những tài năng trẻ và có
kế hoạch đào tạo. Có chính sách bồi dưỡng, khuyến khích, khen thưởng về vật
chất cũng như tinh thần đối với những hạt nhân cơ sở
3.5. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các ban ngành, đoàn
thể trong việc chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

10


Kết hợp chặt chẽ các họat động của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức
xã hội. Các cấp ủy Đảng chính là người lãnh đạo, quán triệt quan điểm, vận
dụng đường lối chung của Đảng phù hợp với tình hình thực tiễn ở từng địa
phương

11


KẾT LUẬN
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước, có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng chế độ mới, nền văn hóa

và con người mới.Khóa luận đã chỉ ra thực trạng xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở ở thị xã Hưng Yên. Phân tích, đánh giá những thuận lợi khó khăn từ đó đề ra
những phương hướng cụ thể, xác định mục tiêu chương trình hành động thơng
qua hệ thống các giải pháp, trong đó chú trọng giải pháp xã hội hóa các hoạt
động văn hóa.
Mặc dù Hưng Yên là một thị xã còn chậm phát triển về kinh tế, cơ sở vật
chất phương tiện và tổ chức các hoạt động còn nhiều hạn chế, lực lượng cán bộ
làm cơng tác văn hóa cịn thiếu và trình độ năng lực khơng đồng đều, chun
mơn nghiệp vụ cịn yếu. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,
sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể cũng như sự đồng tình ủng hộ của
nhân dân thì chúng ta tin rằng thị xã sẽ vượt qua mọi khó khăn, từng bước nâng
cao đời sống văn hóa ở cơ sở xứng đáng với truyền thống vốn có của mình.

12



×