Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, hiện nay – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.33 KB, 26 trang )

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 1

Trong xu thế giao lưu và hội nhập, nền văn hóa Việt Nam luôn mở cửa để
tiếp nhận những giá trị tiến bộ của thời đại, đồng thời cũng kế thừa và phát huy
những nhân tố nội sinh, những giá trị trường tồn của dân tộc. Trong quá trình
giao lưu và hội nhập chúng ta không chỉ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp mà còn
chịu ảnh hưởng mặt trái, sự đồng dạng hóa lối sống của văn hoá nhân loại. Được
thể hiện qua sự áp đặt các giá trị và các sản phẩm văn hoá vật chất, tinh thần,
đem giá trị của dân tộc này áp đặt cho dân tộc khác như tự do, dân chủ, nhân
quyền, công bằng, dẫn đến sự nghèo nàn đời sống văn hoá tinh thần của nhân
loại, làm suy giảm khả năng sáng tạo của các cộng đồng, huỷ diệt nền văn hoá
của nhiều quốc gia, dân tộc. Vì thế, Đảng ta đã mạnh dạn chỉ ra: “Môi trường
văn hóa bị xâm hại, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn
xã hội, sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo
đức, nhất là trong thanh thiếu niên rất đáng lo ngại”. Đây là nhiệm vụ rất
quan trọng đòi hỏi các ngành, các cấp và toàn xã hội phải tích cực tham gia xây
dựng và bảo vệ môi trường văn hóa khỏi mọi sự xâm nhập, sự tác động của các
sản phẩm phi văn hóa, độc hại, làm ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong, mỹ
tục của dân tộc. Trong đó, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là vấn đề vô cùng
quan trọng và cấp bách hiện nay để góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng cũng là một nhiệm vụ có ý
nghĩa chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Trước mắt, để đạt được mục
tiêu trên phải đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi
vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động
của hệ thống thiết chế văn hoá ở tất cả các cấp; Chú trọng nâng cao đời sống văn
hoá ở nông thôn, thu hẹp dần khoản cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, giữa
đô thị và nông thôn. Việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nói chung và ở
nông thôn mới nói riêng để chuyển mình phát triển cùng với sự phát triển chung
của đất nước, hòa nhập với khu vực và quốc tế hiện nay, điều này lại càng có ý


nghĩa vô cùng quan trọng. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 2
văn hóa hiện nay là phát huy vai trò của văn hóa ở cấp cơ sở, làm cho văn hóa
thật sự trở thành nền tảng tinh thần, là động lực và mục tiêu của sự phát triển
kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để nâng chất và đổi mới hoạt động văn hóa cơ sở trong điều kiện hiện nay
là một vấn đề hết sức quan trọng không chỉ mang ý nghĩa trong việc nghiên cứu
lý luận mà có giá trị thực tiễn to lớn và cấp bách trong tổ chức và phát triển nông
thôn mới hiện nay của các địa phương. Xuất phát từ những lý do trên, nên tôi
chọn đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thị trấn Mỹ Luông, huyện
Chợ Mới, hiện nay – thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận trung cấp lý luận
chính trị hành chính nhằm góp phần cùng với địa phương tìm ra nhiều giải pháp
xây dựng và phát triển văn hóa ngày càng bền vững.
Đề tài được chia làm 3 phần và chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về văn hóa
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở Thị
trấn Mỹ Luông từ năm 2010 đến nay.
Chương 3: Mục tiêu và giải pháp xây dựng đời sống văn hóa ở Thị trấn
Mỹ Luông đến 2015.













Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 3


 
1.

Từ năm 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa là:“Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn”.
Từ câu nói trên, chúng ta có thể rút ra văn hoá được hiểu theo hai nghĩa:
+ Về nghĩa rộng: văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần
do con người sáng tạo ra nhằm vào sự phát triển lịch sử.
+ Về nghĩa hẹp: văn hoá là toàn bộ giá trị tinh thần, đời sống tinh thần
và hoạt động tinh thần của con người và các thành tố văn hoá của nó. Trong đó
thành tố văn hoá chính trị là cốt lõi, định hướng cho các thành tố văn hoá khác.
1.
Đời sống văn hóa: Là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu
tố văn hóa tĩnh (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như
các yếu tố văn hóa động thái (con người và các hoạt động của nó). Xét về một
phương diện khác, đời sống văn hóa bao gồm các hình thức sinh hoạt văn hóa

hiện thực và cả các hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh.
Đời sống văn hóa cơ sở : là xây dựng văn hóa ngay trong đời sống hàng
ngày của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sáng tạo và
hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng một lối sống văn minh, lịch
sự, những phong tục tập quán, lễ thức tốt đẹp vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 4
phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của nhân loại. Đó là những cộng đồng liên
kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần, diễn ra trong đời sống
hàng ngày.
1.1.3. Các tiêu chí x

- Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” góp phần góp phần
xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung.
- Có 80% trở lên hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên
truyền phổ biến khoa học – kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển
kinh tế.
- Có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm,
nâng cao thu nhập của người dân.

- Có 60% trở lên hộ gia đình được công nhận “gia đình văn hóa” 03 trở
lên.
- Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất hoang,
khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp.
- Có 15% trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản
xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn.
- Có từ 50% ấp trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Ấp văn
hóa” và tương đương liên tục từ 05 năm trở lên.

- Có 50% ấp trở lên vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng
cấp có sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng.

- Trung tâm văn hóa – thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo
đảm; ổn định về tổ chức, hoạt động thường xuyên, hiệu quả từng bước đạt tiêu
chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 5
- 100% ấp và tương đương có Nhà văn hóa – khu thể thao; trong đó 50%
Nhà văn hóa – Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ văn hóa, thể thao và
Du lịch.
- 100% ấp và tương đương duy trì được hoạt động các câu lạc bộ; phong
trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ chức được liên
hoan văn nghệ quần chúng và các môn thể thao.
- Di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, các hình
thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa
phương được bảo tồn.

- 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ văn hóa, thể thao
và Du lịch.
- Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các
sinh hoạt tập thể, cộng đồng, không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ
nạn xã hội hiện có.
- 100% ấp và tương đương có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom
rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy
chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, ấp được xây dựng và quản lý theo quy
hoạch.
- Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết

xây dựng đời sống văn hóa”, phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự, an
toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; thực hiện nếp sống văn hóa
giao thông và các phong trào văn hóa – xã hội ở nông thôn.
    

- 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của
địa phương.
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 6
- 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây
dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn mới;
- 100% ấp và tương đương xây dựng và thực hiẹn hiệu quả quy ước cộng
đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; khôgn có khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo
dài, trái pháp luật.
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch
được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàng trữ và lưu
hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
1.2. 
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng cần có kế
hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời
sống văn hóa của nhân dân”. Thực hiện di chúc của Người, Đảng và Nhà nước
ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa, văn nghệ, thường xuyên chăm lo đời
sống văn hóa, đáp ứng các nhu cầu văn hóa của nhân dân lao động; đồng thời
thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào và sáng tạo ra những giá trị văn hóa
mới; phải kế thừa, phát triển những thuần phong mỹ tục, đồng thời phải biết cải
tạo những phong tục tập quán cũ lạc hậu, bổ sung những cái mới tiến bộ.Vì
Người cho rằng: “Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái

gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ đi, cái gì cũ mà không xấu, nhưng
phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển
thêm, cái gì mới mà hay thì ta phải làm”.
Chính vì thế, từ năm 1946 Người đã nêu rõ tại Hội nghị Văn hóa toàn
quốc ở Hà Nội là: “Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc
dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ.
Văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi
ích chung mà quên lợi ích riêng. Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân
Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông đến đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 7
và biết hạnh phúc của mình nên được hưởng…”. Văn hóa soi đường cho quốc
dân đi.


Nghị quyết TW V khóa VIII nhấn mạnh một số mặt quan trọng về xây
dựng “Tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa” là một trong những
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng
người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, mọi lĩnh
vực sinh hoạt quan hệ con người, làm cho đất nước ta có trình độ dân trí cao,
khoa học phát triển, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa vì mục
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” tiến bước
vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Nghị quyết lần thứ IX của Đảng có nêu, mọi hoạt động văn hóa nhằm xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức,
thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn
trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình cộng đồng
xã hội.

Từ đó đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định “Chống đi đôi với xây”,
đồng thời đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
ở khu dân cư”, ngăn chặn, xóa bỏ cái cũ, lỗi thời lạc hậu và xây dựng cái mới,
cái tiến bộ.
Vì thế, Đại hội Đảng lần thứ XI một lần nữa đã xác định, củng cố và tiếp
tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú đa dạng cụ thể như:
Đưa phong trào“ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều
sâu, thiết thực hiệu quả; Xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân
cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi
mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hàng ngày
của cộng đồng và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 8
hại. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa;
xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Ngăn chặn và
đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma túy, đánh bạc,
số đề …, góp phần giữ gìn nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ và phát triển các giá
trị truyền thống văn hóa của con người Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH và
hội nhập quốc tế.

- Thực hiện tinh thần công văn số 6100/VP-CP ngày 13/12/2000 của văn
phòng Chính phủ về việc thống nhất tên gọi cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết
xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” và tên gọi phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá” thành cuộc vận động chung “ Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá”.
- Căn cứ Quyết định số 01/2002 QĐ.BVHTT ngày 02/01/2002 của bộ văn
hóa – thông tin về ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng
văn hóa, khu phố văn hóa, cơ quan văn hóa,…
- Căn cứ theo tinh thần Nghị định số 79/CP nay là pháp lệnh 34-UBTVQH

về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
- Thực hiện Công văn số 222-TLĐ ngày 22/12/2002 của Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam về hướng dẫn xét tặng danh hiệu đơn vị văn hóa.
- Thực theo tinh thần Thông báo số 02 của Ban chỉ đạo cuộc vận động
phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Tỉnh An Giang
ngày 24/6/2003 về tên gọi chung.
- Thực hiện Hướng dẫn số 24/HD-BCĐ của Ban chỉ đạo phong trào “
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của tỉnh An Giang về tiêu chuẩn
xây dựng các danh hiệu văn hóa.
- Kết luận của thường trực BCĐ tỉnh An Giang tại Công văn số 01/CV-
BCĐ ngày 03/03/2009 về thống nhất các tiêu chuẩn, tiêu chí, thủ tục và điều
kiện xét công nhận gia đình văn hóa, ấp văn hóa.
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 9
- Kế hoạch thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” của BCĐ huyện Chợ
Mới, BCĐ thị trấn Mỹ Luông và báo cáo kết quả thực hiện cuộc vận động
“TDĐKXDĐSVH” của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thị trấn.
- Căn cứ vào kế hoạch nâng cao chất lượng phong trào “TDĐXDĐSVH”
giai đoạn 2009 đến nay của UBND thị trấn Mỹ Luông.
Chương trình hành động thực hiện phong trào “TDĐXDĐSVH” BCĐ thị
trấn Mỹ Luông. Trong đó, cụ thể hóa Nghị quyết TW 7 khóa X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn. Chính phủ đã xây dựng chương trình nông thôn mới với
19 tiêu chí. Riêng tỉnh An Giang bổ xung thêm 01 tiêu chí (chuyển giao khoa
học công nghệ). Có 59 chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới cũng đều gắn liền
với tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.



















Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 10




Thị trấn Mỹ Luông được tách ra từ xã Mỹ Luông theo Nghị định
119/2003/NĐ-CP ngày 17/10/2003 của Chính phủ, chính thức nhận quyết định
ngày 27/01/2004 và được công nhận là thị trấn văn hóa vào tháng 12/2009, đó là
niềm vinh dự tự hào cho toàn thể cán bộ và nhân dân thị trấn.
Thị trấn Mỹ Luông với diện tích tự nhiên 944 ha, tổng diện tích gieo trồng
cả năm là 2.349 ha trong đó lúa 1.149 ha, cây màu các loại là 1.200ha so kế
hoạch đạt 100%. Dân số 14.564 người với 3.777 hộ, được phân bổ trên địa bàn
06 ấp, chia thành 133 tổ tự quản. Đời sống kinh tế phong phú đa dạng, thế mạnh
mũi nhọn là ngành Thương mại – Dịch vụ , Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

và xây dựng chiếm 91,2% cơ cấu kinh tế. Tính đến thời điểm hiện nay toàn thị
trấn có 03 chợ trung tâm và 1.576 cơ sở kinh doanh mua bán lớn, nhỏ, tổng giá
trị lưu thông hàng hóa ước đạt 353,5 tỷ đồng so cùng kỳ tăng 19,6%; có 01 làng
nghề truyền thống mộc Mỹ Luông, và 308 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp
và xây dựng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,4 triệu đồng/ người/ năm
vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết đề ra.

Ước giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2012 đạt 616,2 tỉ đồng so
với cùng kỳ tăng 18,7%, trong đó:
Khu vực I: Nông nghiệp, thủy sản đạt giá trị 6,8 % trong cơ cấu kinh tế.
Khu vực II: công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt giá trị
24,1% trong cơ cấu kinh tế.
Khu vực III: Thương mại – dịch vụ đạt giá trị 19,6% trong cơ cấu kinh tế
 
Hiện nay đang đầu tư thi công mở rộng mặt bằng phòng khám khu vực cũ,
cải tạo nâng cấp xây dựng mới nâng cấp nhà lồng chợ, phân lô nền xây dựng
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 11
thêm kios và nơi mua bán hàng ăn uống để sắp xếp lại trật tự vệ sinh, nâng cấp
mặt tiền sân trung tâm, xây dựng hệ thống thoát nước phục vụ kinh doanh và tạo
vẽ mỹ quan đô thị để trung tâm thương mại đạt tiêu chí chợ loại II theo đề án
xây dựng nông thôn mới. Tính đến thời điểm hiện nay toàn thị trấn có 03 chợ
trung tâm và 1.576 cơ sở kinh doanh mua bán lớn, nhỏ, tổng giá trị lưu thông
hàng hóa ước đạt 353,5 tỷ đồng so cùng kỳ tăng 19,6%; có 01 làng nghề truyền
thống mộc Mỹ Luông, và 308 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
 TTCN:
Tiếp tục ổn định. Các cơ sở có quy mô tiếp tục đầu tư mở rộng kho, nhà
xưởng theo tuyến lộ vòng cung và hương lộ I. Tính đến thời điểm hiện nay toàn
thị trấn có 308 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.


Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 2.349 ha trong đó lúa 1.149 ha, cây
màu các loại là 1.200ha so kế hoạch đạt 100%. Chương trình “3 giảm 3 tăng, 1
phải 5 giảm” đã đươc ứng dụng rộng rãi đi vào chiều sâu.
Về cơ giới hóa trong nông nghiệp được áp dụng mạnh mẽ nên diện tích
lúa thu hoạch bằng máy chiếm 95%, toàn thị trấn có 9 máy gặt đập liên hợp, 9
máy cày, 7 máy xới tay giúp cho khâu sản xuất nông nghiệp trước, trong và sau
thu hoạch đạt hiệu quả, ngoài ra năm 2011 thị trấn đã đưa vào sử dụng 4 trạm
bơm điện, nâng tổng số toàn thị trấn lên 21 trạm phục vụ tới tiêu cho toàn bộ
diện tích.



 
2.2.1.1. 

Công tác chăm lo cho gia đình chính sách rất được quan tâm, chi trả
thường xuyên và hỗ trợ kịp thời các gia đình chính sách khi gặp khó khăn.
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 12
Trong năm đã xác nhận tới 1.120 hồ sơ xin việc làm trong và ngoài tỉnh góp
phần nâng mức thu nhập bình quân là 40,4 triệu đồng/người/năm. Qua tổng kết
rà soát hộ nghèo thị trấn năm 2012 còn lại 138 hộ nghèo chiếm tỉ lệ 3,65%
(giảm 0,99% so năm 2011). Kết hợp Mặt trận, các đoàn thể vận động gây qũy
cây mùa xuân với tổng giá trị hiện vật và tiền mặt là: 282.180.000 đồng, đã cấp
cho 568 hộ đón xuân an lành ấm áp. Đồng thời đã cất mới 30 căn cho hộ nghèo
có nhà ở tạm bợ theo Quyết định 67 của Chính phủ. Nhà ở của nhân dân tiếp tục
được đầu tư xây mới nâng cấp sửa chữa; các công trình xã hội hóa thể dục thể
thao cũng được tư nhân dầu tư trên địa bàn.

Trong năm qua nhiều nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh, huyện và đóng
góp của nhân dân đã tổ chức thi công các công trình giao thông đáp ứng được
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương với tổng kinh phí đầu tư trên
19.241.000.000. Trong đó các công trình đường giao thông do nhân dân hiến đất
quy thành tiền trên 13 tỷ đồng với sự đồng tình ủng hộ cao. Đã hỗ trợ công ty
CNC – SUNWAY lập thủ tục triển khai tiến độ thi công công trình khu vui chơi
giải trí thể thao nghỉ dưỡng tại thị trấn cho nhân dân.
2: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” ở cơ sở, vào tháng 12/2009, thị trấn được công nhận là thị trấn văn hoá
đó là niềm vinh dự tự hào cho toàn thể cán bộ và nhân dân. Trong năm 2012, các
tổ tự quản họp xét công khai công nhận mới 79 hộ “Gia đình văn hóa”, 118 hộ
gia đình văn hóa tiêu biểu nâng tổng số hộ Gia đình văn hóa toàn thị trấn lên là
3.503 hộ, đạt tỷ lệ 92,72%. Đồng thời đã biểu dương khen thưởng 36 cá nhân là
hộ gia đình văn hóa tiêu biểu cho phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”.
 Trên toàn Thị trấn có tổng là 8 trường học
thì có 8/8 đơn vị trường từ Mầm non đến bậc Trung học đều đạt chuẩn Trường
học văn hóa.
2.2.1.4.  Về hàng rào kiên cố và
hàng rào cây xanh đạt 85% hộ, cột cờ đúng theo quy định đạt 95% hộ. Cải tạo
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 13
sửa chữa 32 pano treo cột điện, có 10 pano lớn tuyên truyền các chủ trương
chính sách và phân chia ranh giới ấp; có 3 cổng chào ranh giới với các xã lân
cận; 2 cổng chào trong khu vực nội ô để phục vụ công tác tuyên truyền cổ động
trong các ngày lễ lớn; 3/6 ấp có sân bóng đá, bóng chuyền và có 01 câu lạc bộ
đờn ca tài tử để phục vụ cho nhu cầu vui chơi , giải trí, đặc biệt doanh nghiệp
đầu tư với giá trị trên 1,5 tỷ đồng 2 sân bóng đá mini bằng cỏ nhân tạo đã thu
hút thanh niên tham gia rèn luyện thân thể. Phong trào thể dục dưỡng sinh, đi

bộ, lớp tập huấn võ nghệ cho thiếu niên,…được duy trì và phát triển nâng tổng
số người tham gia rèn luyện thể dục thể thao chiếm tỷ 72%.
Hiện nay, tại thị trấn có nhiều câu lạc bộ như: câu lạc bộ phụ nữ không
sinh con thứ 3, câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ thanh
niên, câu lạc bộ nông dân tuyên truyền pháp luật và một số câu lạc bộ thể dục
thể thao,…Riêng ở thị trấn có câu lạc bộ đờn ca tài tử thu hút quần chúng đến
sinh hoạt rất đông và đóng góp cho thị trấn trong việc phục vụ các lễ hội, tham
gia các hội thi, hội diễn các cấp.
Về hệ thống loa truyền thanh, trên toàn thị trấn, hiện có 56 cụm loa truyền
thanh phủ đều ở khu dân cư 6 ấp phục vụ 100% hộ dân sống trên địa bàn đều
được nghe đài truyền thanh của địa phương.
Khu thương mại dịch vụ, có 1 Trung tâm thương mại, có 2 chợ đều được
sắp xếp ổn định, đảm bảo trật tự, vệ sinh, có nội quy hoạt động, có Ban quản lý
chợ, có bãi giữ xe… phục vụ tốt đời sống của nhân dân. Đã xây dựng hoàn
thành bến tàu, chợ cá, chợ rau quả, thực phẩm ở trung tâm thương mại để xắp
sếp lại trật tự, vệ sinh mua bán và đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ, góp
phần xây dựng trở thành chợ loại III.
Qua thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” kết hợp với việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh” nhân dân đã có ý thức thực hành tiết kiệm và thực hiện văn
minh trong các lễ cưới, hỏi, lễ giỗ của gia đình giảm bớt những lễ tục không cần
thiết, không có xảy ra hiện tượng tảo hôn, đẩy lùi mê tín dị đoan.
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 14
2.2.1.5. 
Toàn dân trong thị trấn tích cực hưởng ứng giữ gìn vệ sinh môi trường,
không còn cầu tiêu trên ao, hồ, sông, rạch, hiện có 3.586 hộ có cầu tiêu hợp vệ
sinh đạt tỷ lệ 94,47%, hộ sử dụng nước sạch có 3.559 hộ chiếm 93,76% (theo
kết quả đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2012).

Phát huy lợi thế của địa bàn với điều kiện cơ sở vật chất sẵn có như bãi
rác, đội vệ sinh thu gom rác thải về cơ bản có trên 80% số hộ được thu gom, số
còn lại có hố chôn tự xử lý không gây ô nhiễm môi trường. Thị trấn có 02 chợ,
và 01 trung tâm thương mại được sắp xếp ổn định, có nội quy hoạt động, có Ban
quản lý chợ, có bãi giữ xe và nhà vệ sinh, đảm bảo trật tự vệ sinh.
Trong năm 2012 đã nâng cấp, mở mới đường 942, nghiệm thu cống 5
Tấn, cống Ranh Làng, thi công láng nhựa đường giữa ấp Mỹ Tân, hoàn chỉnh hồ
sơ và thi công đường số 2, thi công cống thoát nước đường Kênh Chà Và, đường
phòng khám khu vực cũ – chợ trung tâm thương mại … góp phần làm thuận tiện
trong việc vận chuyển hàng hóa, sản xuất kinh doanh và việc đi lại của người
dân được dễ dàng, không bị sình lầy vào mùa mưa, cảnh quan môi trường sạch
đẹp.
2.2.1.6. 
Công tác phổ cập Mẫu giáo, Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS được
quan tâm thường xuyên, qua kiểm tra của ngành đã được công nhận duy trì giữ
vững với tỉ lệ đạt 85,03%. Thực hiện tốt “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo
dục và Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” nên số học sinh huy động ra lớp năm
học 2012 – 2013 được 4.149 em đạt 98,57%, trong đó Mẫu giáo 356 em đạt
101,71%, cấp tiểu học 1.338 em đạt 98,67%, cấp THCS 924 em đạt 98,5%, cấp
THPT 1.531 em đạt 97,82%.
Phong trào khuyến học khuyến tài phát triển mạnh mẽ, Hội khuyến học
cùng các ban ngành đoàn thể đã tích cực vận động giúp đỡ cho các em học sinh
nghèo hiếu học, kiên quyết không để một em học sinh nào nghỉ học vì nghèo
khó (quỹ khuyến học vận động được 131.000.000đ đạt 131% so kế hoạch đề ra).
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 15
Thường xuyên quan tâm theo dõi chăm sóc sức khoẻ nhân dân và thực
hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, đảm bảo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
0,9%, tổ chức tiêm phòng vacxin đạt tỉ lệ 100%. Dịch SXH xảy ra 42 ca, có 05

ca bệnh tay chân miệng nhưng không có trường hợp tử vong. Kết hợp các ngành
chức năng thường xuyên kiểm tra an toàn thực phẩm, giữ vững 6/6 ấp làng văn
hóa sức khỏe và giữ vững chuẩn quốc gia về y tế.
2.2.1.7. 
Toàn Đảng bộ hiện có 16 chi bộ trực thuộc và 1 Đảng bộ bộ phận trường
THCS với tổng số 256 đảng viên, liên tiếp những năm qua đã xây dựng chi bộ,
đảng bộ thành khối đoàn kết thống nhất, Đảng số không ngừng phát triển chú
trọng về tiêu chuẩn chất lượng để đảm bảo năng lực thực hiện Nghị quyết Đảng
ủy đề ra. Liên tiếp từ năm 2004 đến nay, Đảng bộ đều đạt danh hiệu trong sạch,
vững mạnh.
Các tổ tự quản thường xuyên được củng cố, nâng chất, đảm bảo nội dung
chất lượng hoạt động, toàn thị trấn có 133 tổ tự quản, tổ trưởng, tổ phó được tập
huấn về quy chế hoạt động tạm thời của tổ tự quản, qua đó đã có 32 tổ tốt, 85 tổ
khá và 16 tổ trung bình, không có tổ yếu kém.
Hệ thống các đoàn thể từ Mặt trận đến các Hội Nông dân, Cựu chiến binh,
Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ đều là những đơn vị mạnh., đây chính là lực lượng
nồng cốt đã góp phần rất lớn vào thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa
phương. Họ là những người đi đầu trong công tác vận động quần chúng xây
dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa.

Được sự quan tâm sâu sát của Đảng ủy về chỉ đạo xây dựng phong trào
nên hiệu quả phát huy ngày càng mạnh mẽ. Ban chỉ đạo đề ra các kế hoạch cụ
thể để thực hiện việc nâng chất hộ gia đình văn hóa, ấp văn hóa. Thành lập 3
đoàn công tác với các thành viên có trách nhiệm xuống cơ sở để tuyên truyền,
vận động nhân dân.
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 16
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, họp xét công khai bình chọn hộ gia
đình văn hóa, giúp cho người dân phát huy quyền làm chủ của mình tham gia

xây dựng phong trào. Trong năm được Ban Dân vận Tỉnh ủy kiểm tra công nhận
là đơn vị thực hiện tốt quy chế dân chủ.
Ban chỉ đạo có sơ, tổng kết họp rút kinh nghiệm qua mỗi đợt công tác của
đoàn xuống cơ sở, khen thưởng kịp thời các cá nhân và tập thể hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ, nghiêm khắc phê bình những cá nhân, đơn vị chưa hoàn thành
nhiệm vụ do Ban chỉ đạo giao phó.
Nội dung cuộc vận động được nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện,
thông qua cuộc vận động đã được góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về
phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng – an ninh ở địa phương.
Bên cạnh, là sự nhiệt tình của Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, hội
đoàn thể xã luôn đi đầu trong chỉ đạo và thực hiện chỉ đạo góp phần đạt kết quả
rất khả quan. Cùng với sự phấn đấu của 06 ấp trong việc quyết tâm thực hiện
cho được Nghị quyết đã đề ra.
Nhà nước ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Do đó, việc phát
huy sức mạnh của nhân dân vẫn là trên hết góp phần cho thắng lợi thực hiện
cuộc vận động. Từ thực tế cuộc sống, đại bộ phận nhân dân cần mẫn trong lao
động, tiết kiệm trong tiêu dùng, tận dụng thời gian lao động để tăng thêm thu
nhập.

Ban chỉ đạo họp định kỳ tháng, quý chưa đều, chưa có cuộc họp chuyên
đề để xem xét thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm, thường là phối hợp với các
nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Hiệu quả phong trào chưa cao, phong trào còn mang tính hình thức, chưa
đi vào chiều sâu trong quần chúng nhân dân. Công tác phối kết hợp giữa các ban
ngành chưa chặt chẽ.
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 17
Một bộ phận nhân dân ý thức chưa cao về xây dựng cảnh quan môi trường
văn hóa xanh sạch đẹp trên địa bàn. Đặc biệt một bộ phận quần chúng nhân dân

chưa có ý thức tốt về vệ sinh môi trường.
Tuy đã có chỉnh sữa nhưng các thiết chế văn hóa hiện nay đang trong tình
trạng xuống cấp.
2.2.4. Nguyên nhân :
Ban chỉ đạo phong trào có biến động về nhân sự, tổ chức nên đôi lúc còn
lúng túng trong phối hợp tổ chức thực hiện (trước đây do Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc phụ trách).
Nhận thức của quần chúng nhân dân chưa cao về mục đích, tầm quan
trọng và ý nghĩa của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”.

















Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 18




 


Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, hiệu lực quản lý của
Nhà nước. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp
khai thác tốt tiềm năng, sử dụng có hiệu quả nguồn lực, phát triển kinh tế bền
vững, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ
vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào
chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình,
khu dân cư, cơ quan, đơn vị,… làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi
mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hàng ngày
của từng con người và cộng đồng, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc
hại.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới,
tang, lễ hội, ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng,
mại dâm, ma túy, cờ bạc…Triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt
Nam giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc tại địa
phương.
3.1. 
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2010 – 2015 đạt
18,5%. Bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng/người/năm (đến 2015).
- Cơ cấu kinh tế: Thương mại – dịch vụ 58%; công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng 36%; nông nghiệp – thủy sản 6%.
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn


Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 19
- Tổng vốn đầu tư phát triển (kể cả vốn nhân dân) đến năm 2015 tăng gấp
3,6 lần so với năm 2010.
- Thu ngân sách hàng năm tăng bình quân 15 – 16%.
- Tỷ lệ tăng dân số giữ ở mức 0,95%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng 15%.
- Hàng năm tạo việc làm từ 600-700 lao động; giảm hộ nghèo dưới 1,5%.
- Phấn đấu hộ sử dụng điện 100%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch 98%.
- Đèn chiếu sáng công cộng được phủ kín 100% trên các tuyến đường thị
trấn.
- Cải tạo và xây mới trên 6km chiều dài vỉa hè, cây xanh và cống thoát
nước.
- Xây dựng công viên mini khu hành chánh và 6 nhà vệ sinh công cộng.
- Phấn đấu duy trì sỉ số THCS, THPT từ 98% trở lên và tiểu học đạt
100%.
- Tỷ lệ tốt nghiệp THPT 90%, THCS 98%.
- Giữ vững tiêu chuẩn quốc gia về chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu
học, mẫu giáo đúng độ tuổi, phổ cập THCS và phổ cập THPT.
- Phấn đấu đến năm 2015 trường THCS, các trường tiểu học “A”,”B”,”C”
đạt trường chuẩn quốc gia.
- Thường xuyên nâng chất các tiêu chí văn hóa để tiếp tục hàng năm giữ
vững danh hiệu Thị trấn văn hóa.
- 80% tổ tự quản đạt vững mạnh.
- Tuyển quân hàng năm đạt chỉ tiêu, xây dựng LLDQ đạt 1,1% dân số.
- Hàng năm có 100% chi bộ đạt trong sạch vững mạnh. Kiểm tra, giám sát
chấp hành từ 80% tổ chức Đảng cấp dưới trở lên và 100% đảng viên đương
chức. Phấn đấu phát triển đảng viên mới từ 90 đảng viên trở lên.


- 


Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 20
Cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy các thành phần kinh tế, cơ cấu
kinh tế một cách tốt nhất, bên cạnh đó cần quan tâm chăm sóc các hộ diện chính
sách, hộ nghèo, chú ý xem xét hoàn cảnh đối tượng, đề xuất cấp trên trợ cấp sửa
chữa nhà tình nghĩa, tình thương đúng thành phần, đối tượng theo qui định. Đặc
biệt quan tâm công tác xóa đói giảm nghèo, tranh thủ các nguồn vốn dự án cho
vay để hổ trợ giải quyết việc làm cho các hộ nghèo để họ thoát nghèo.

Cần xây dựng củng cố hệ thống truyền thanh, phát thanh trên địa bàn thị
trấn thường xuyên và liên tục để chuyển tải đến dân những chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và những qui định của địa phương.
Ngoài thông tin văn hóa bằng đài truyền thanh, cần tăng cường các hoạt
động cổ động văn hóa trực quan như: khẩu hiệu, áp phích, bản tin, triển lãm
tranh ảnh, mit tinh,…nhằm nâng cao nhận thức, lôi cuốn mọi người gắn bó với
tập thể, cộng đồng, tham gia các hoạt động văn hóa tập thể.


Công tác giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng được cấp lãnh đạo
quan tâm đặc biệt hàng năm đều có tổ chức lễ hội. Phát huy truyền thống uống
nước nhớ nguồn, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, đoàn kết, nghĩa tình,
giáo dục trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa
phương, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
 
Tranh thủ cấp trên xây dựng sân bóng đá, nhà văn hóa, tuyên truyền vận
động nhân dân tích cực kết hợp với chính quyền địa phương chung tay xây dựng
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010 – 2015.
Kết hợp ban nghành đoàn thể, công an lập đoàn tổ chức kiểm tra các dịch
vụ văn hóa như: dịch vụ internet, quán karaoke, quán cà phê, dịch vụ lưu trú,…

nếu phát hiện sai phạm thì kiên quyết xử lý nhằm xây dựng thị trấn ngày càng
văn hóa.
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 21
Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng, tiêu chuẩn của các gia đình
đã được công nhận gia đình văn hóa, ấp văn hóa để có chấn chỉnh kịp thời, để họ
tự giác giữ gìn danh hiệu đã được công nhận. Khi xét gia đình văn hóa, ấp văn
hóa phải đúng tiêu chuẩn, không chạy theo chỉ tiêu kế hoạch, số lượng đã định
trước.

 
Với vai trò là một tổ chức xã hội tập hợp theo nguyên tắc tự nguyện, tự
quản của những người có chung sở thích nhằm thực hiện các hoạt động trên
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ
thuật, văn học nghệ thuật…Thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” xây dựng nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm sở
thích để nhân dân được tham gia sinh hoạt văn hóa theo nhu cầu. Đây là một nỗ
lực rất lớn góp phần làm nhu cầu sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống một
cách thiết thực.
Cần xây dựng và nâng cấp một số sân thể thao, nơi tập thể dục cho nhân
dân. Xây dựng một số câu lạc bộ thể dục thể thao theo lứa tuổi, theo địa bàn:
bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng,…Thị trấn cần kết hợp với các trường
học, cơ quan trên địa bàn để phối hợp hoạt động có hiệu quả.
Các cơ sở cần phối hợp với Y tế xã thực hiện phong trào vệ sinh phòng
bệnh, thực hiện thị trấn, cơ quan xanh, sạch, đẹp, góp phần làm trong sạch môi
trường tự nhiên. Có đội vệ sinh thu gom rác thải, dọn dẹp vệ sinh công cộng.
Cần khuyến khích các loại hình câu lạc bộ hoạt động phong phú, đa dạng, phi lợi
nhuận, tự quản, tự trang trải, bám sát tôn chỉ, mục đích đề ra.
- ân dân  - 


Trong đó ngành văn hóa, Ban vận động là cơ quan tham mưu, định hướng
cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phục vụ nhiệm vụ chính trị trong
từng thời kỳ.
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 22


Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở vì sự nghiệp quần chúng cho nên việc
xây dựng đời sống văn hóa cũng là sự nghiệp quần chúng. Chỉ khi nào quần
chúng tự động, tự giác tham gia thì việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở mới
đạt mục đích, yêu cầu như đã đề ra.

hóa, để tìm ra phương hướng giải pháp khắc phục hạn chế nâng cao chất lượng
xây dựng đời sống văn hóa gắn với nhiệm vụ chính trị.





















Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 23

1. 
Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh “cách
mạng là sự nghiệp của toàn dân”. Đây là nguyên lý mà suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng và nhà nước luôn coi trọng.
Do bản chất Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên mọi
quyền lợi và lợi ích đều ở nơi dân, do nhận dân làm chủ.
Xây dựng đời sống văn hóa là vấn đề cấp bách trong đời sống xã hội, đáp
ứng nhu cầu thực tiển của cuộc sống, chỉ có đời sống văn hóa mới phát huy
được nguồn lực con người, xây dựng con người Việt Nam đầy đủ trí tuệ, đạo
đức và thể chất, đáp ứng nhu cầu của đất nước trong tương lai, để thực hiện mục
tiêu mà Đảng đã dề ra “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa các hoạt động văn hóa cơ sở, huy động
mọi nguồn lực, khơi dậy những tiềm năng đồng thời tiếp tục phát huy những
tinh hoa văn hóa có sẵn. Bên cạnh hàng loạt chính sách ưu đãi, khuyến khích
phát triển kể cả trong lĩnh vực sản xuất khinh doanh đang phát huy tác dụng,
trong khi mối quan hệ giữa nước ta với các nước trong khu vực – thế giới ngày
càng phát triển toàn diện.
Để đạt những thành tựu trên là cả một quá trình phấn đấu của Đảng, nhà
nước và nhân dân cùng nhau xây dựng, tạo nên một tiền đề vững chắc, vừa đảm
bảo được nền kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội, giữ an ninh quốc phòng. Từ đó

tạo cho cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương ngày càng vững
mạnh.
Vì vậy trong thời gian tới để cụ thể hóa việc XDĐSVHCS trên địa bàn
Đảng bộ cần tập trung một số vấn đề sau:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên củng cố nâng chất hoạt
động của BCĐ XDĐSVHCS cho phù hợp tình hình và sự biến động về nhân sự.

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 24
Đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị vật chất, phương tiện thông tin cổ động
tuyên truyền trực quan sinh động, các thiết chế văn hóa trên địa bàn dân cư xóm
ấp.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo đồng thuận trong nhân dân tích cực
hưởng ứng phong trào ngày càng đi vào chiều sâu chất lượng.
Phát huy dân chủ cơ sở bằng sức mạnh của quần chúng nhân dân để đấu
tranh ngăn chặn bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục mê tín dị đoan làm chuyển hóa
nhận thức làm trong sạch, lành mạnh trên địa bàn.
Tóm lại, chăm lo đời sống văn hóa cơ sở và xã hội hóa công tác văn hóa
chính là bước chuyển tiếp đỉnh cao của phương châm “Nhà nước và nhân dân
cùng làm” của các cấp hiện nay nói chung và huyện Chợ Mới, thị trấn Mỹ
Luông nói riêng. Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể thị trấn phải hết
sức quan tâm và phát huy tích cực, phải năng động sáng tạo trong trong quá
trình xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cơ sở, nhằm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị trong thời gian tới, góp phần xây dựng một nên văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đối với cấp tỉnh, huyện:
Cần xem xét và đầu tư nhiều kinh phí hoạt động văn hóa cơ sở hơn nữa
cũng như trang thiết bị cơ sở vật chất nhằm khuyến khích và thúc đẩy phong

trào văn hóa ở cơ sở hiện nay.
Cần phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền cở sở và Phòng văn hóa
thông tin huyện thường xuyên trong các khâu: tuyên truyền vận động nhân dân
thực hiện 6 Điều quy ước gia đình văn hóa; trong việc xét công nhận gia đình
văn hóa, ấp văn hóa. Kiên quyết trong việc rút giấy chứng nhận gia đình văn hóa
đối với hộ không đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn.
Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
huyện cần tập trung củng cố nâng chất, phân công thành viên của mình, thường
xuyên xuống địa bàn hỗ trợ, hướng dẫn giúp đỡ thị trấn, ấp trong quá trình thực
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Sơn

Người thực hiện: Thái Thị Thanh Thảo, Lớp TCLLCT-HC A61 Trang 25
hiện cuộc vận động. Qua đó, cần kiểm tra đánh giá đúng thực trạng của từng loại
hình văn hóa ở cơ sở và từng khu dân cư.
Đối với cấp xã:
Cần quy hoạch và đào tạo cán bộ văn hóa phải có tâm, có tài, tha thiết với
công việc và yếu tố con người là khâu quyết định thành bại của sự nghiệp văn
hóa cơ sở và sự phát triển chung của cả nước hiện nay.
Đảng bộ quan tâm công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa
phương trong hoạt động văn hóa, tổ chức nhiều chương trình văn hóa văn nghệ
để phục vụ quần chúng và tăng cường xã hội hóa công tác văn hóa cơ sở trong
thời kỳ đổi mới.
Thực hiện tốt chính sách xã hội hóa các hoạt động xây dựng đời sống văn
hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội tham gia phong
trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở./.

















×