Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 107 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2017

iii


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành luận văn này, người nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân
thành sâu sắc đến GS. TS. Nguyễn Lộc – phó hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn
Tất Thành TP.HCM – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo người nghiên cứu
trong suốt thời gian làm đề tài.
Người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP.HCM, quý thầy cô Viện Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP.HCM, các quý thầy cô giảng dạy cao học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP.HCM đã truyền đạt cho người nghiên cứu những tri thức quý báu trong
quá trình tìm kiếm tri thức.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngoại ngữ - Sư phạm, trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM đã ủng hộ, tạo điều kiện cho người nghiên cứu trong suốt thời
gian qua.
Người nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh các trường THPT Thủ Đức,
trường THPT Tam Phú, trường THPT Long Trường, trường THPT Nguyên Văn
Tăng, trường THPT Nguyễn Huệ, trường THPT Đào Sơn Tây đã giúp đỡ cho người
nghiên cứu trong quá trình khảo sát thực tế đề tài.
Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã ở bên cạnh ủng hộ,
chia sẻ và khuyến khích người nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Người nghiên cứu


Nguyễn Thanh Bình

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Một số biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn TP.HCM” được tiến hành trong học
kỳ 2 năm học 2015-2016 tại một số trường THPT trên địa bàn quận 9 và quận Thủ
Đức, TP. Hồ Chí Minh. Qua khảo sát thực tế 761 học sinh và 118 giáo viên tại các
trường THPT, kết quả cho thấy công tác giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học
sinh hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều mặt như: cịn nặng tính hình thức và chưa thật
sự hiệu quả; nội dung, chương trình GDHN hiện nay chưa thật sự phù hợp và đáp
ứng với xu thể đổi mới của xã hội; đội ngũ CB, GV trực tiếp làm cơng tác GDHN ở
các trường THPT cịn thiếu và chưa được đào tạo bài bản; thiếu sự liên kết giữa nhà
trường và PHHS trong việc GDHN cho HS; chưa có sự phối hợp thống nhất giữa
nhà trường, trung tâm GDHN & dạy nghề, trường ĐH, CĐ trong việc tư vấn hướng
nghiệp cho HS.
Từ kết quả khảo sát trên, người nghiên cứu đã đề xuất 5 nhóm giải pháp
nhằm hồn thiện công tác GDHN hiện nay tại các trường THPT trên địa bàn
TP.HCM gồm:
1. Nâng cao nhận thức cho mọi người trong việc GDHN cho HS
2. Nâng cao kiến thức tự hướng nghiệp cho HS
3. Phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác GDHN tại trường
4. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GDHN cho HS
5. Tăng cường liên kết giữa trường THPT – trường ĐH, CĐ, trường nghề trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề và doanh nghiệp
Qua khảo sát ý kiến GV, BGH và cán bộ làm cơng tác GDHN về tính khả thi
và tính cấp thiết của các giải pháp, kết quả cho thấy hầu hết các giáo viên, cán bộ
tham gia khảo sát đều đồng ý với các nhóm giải pháp trên.


v


ABSTRACT

The thesis "Some measures to improve vocational education for high school
students in Ho Chi Minh City" is conducted in the second semester of 2015-2016 in
some high schools in District 9 and Thu Duc District, Ho Chi Minh City. Based on
a survey of 761 students and 118 teachers in upper secondary schools, the results
show that vocational education for students still has many aspects: The contents and
programs of vocational education are not suitable and responsive to the renewal
trend of society; Teachers who directly engaged in vocational education are lacking
and have not been properly trained; Lack of linkage between school and parents;
There is no uniform coordination between the high schools, vocational education
centers and universities and colleges in career counseling for students.
From the survey results, the researcher has proposed five groups of solutions
to improve the work of vocational education in high schools in the area of Ho Chi
Minh City:
1. Raise awareness of people in vocational education for students
2. Enhance self-directed in vocational education for students
3. Develop the staff of vocational education in high schools
4. Strengthen the coordination between the school and the family in career
counseling for students
5. Strengthen the links between the high schools – the universities, colleges,
vocational schools – the vocational training centers and the enterprises.
By examining the opinions of teachers, administrators and vocational
education staff on the feasibility and urgency of the solutions, the results show that
most of the teachers and staff participating in the survey agreed with the groups of
solutions that memtioned above.


vi


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 3
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4
8. Đóng góp của luận văn .................................................................................................. 6
9. Cấu trúc của luận văn..................................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................ 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP ................................. 7
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 7
1.1.1 Nước ngoài ................................................................................................................ 7
1.1.2 Trong nước .............................................................................................................. 10
1.2 Giáo dục hướng nghiệp .............................................................................................. 13
1.2.1 Giáo dục nghề nghiệp ở một số nước trên thế giới ................................................. 13
1.2.2 Định nghĩa giáo dục hướng nghiệp ......................................................................... 16

1.2.3 Mục tiêu của công tác GDHN ................................................................................. 17
vii


1.2.4 Tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp ............................................ 18
1.2.5 Nội dung và các hình thức giáo dục hướng nghiệp hiện nay .................................. 20
1.2.6 Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT ......................................................... 28
1.2.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp .......................................... 32
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDHN HIỆN NAY Ở CÁC TRƯỜNG
THPT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 VÀ QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM ............................ 37
2.1 Giới thiệu sơ lược về địa bàn khảo sát ....................................................................... 37
2.2 Thực trạng hoạt động GDHN hiện nay tại các trường THPT nghiên cứu ................ 39
2.2.1 Đánh giá công tác GDHN tại các trường THPT hiện nay ...................................... 40
2.2.2 Nhận thức của HS về tầm quan trọng của công tác GDHN và dự định tương
lai của HS ......................................................................................................................... 47
2.2.3 Vai trị của gia đình trong việc GDHN cho HS ...................................................... 51
2.2.4 Khảo sát ý kiến GV về công tác GDHN hiện nay .................................................. 52
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC GDHN
CHO HS THPT HIỆN NAY ............................................................................................ 57
3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp ....................................................................................... 57
3.2 Đề xuất một số biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác GDHN .................................... 58
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho mọi người trong việc GDHN cho HS.............................. 58
3.2.2 Nâng cao kiến thức tự hướng nghiệp cho HS ......................................................... 61
3.2.3 Phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác GDHN tại trường. ..................................... 63
3.2.4 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GDHN cho HS .............. 65
3.2.5 Tăng cường liên kết giữa trường PTTH – trường ĐH, CĐ, trường nghề - trung
tâm hướng nghiệp và dạy nghề - doanh nghiệp ............................................................... 66
3.3 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp ................................. 68
3.3.1 Khảo sát tính cấp thiết của các nhóm giải pháp ...................................................... 68
3.3.2 Khảo sát tính khả thi của các nhóm giải pháp......................................................... 69

PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 74
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 80
viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TVHN: Tư vấn hướng nghiệp
GDHN: Giáo dục hướng nghiệp
NPT: Nghề phổ thông
SHCN: Sinh hoạt chủ nhiệm
SHNK: Sinh hoạt ngoại khoá
GV: Giáo viên
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
HS: Học sinh
PHHS: Phụ huynh học sinh
THPT: Trung học phổ thơng
ĐH: Đại học
CĐ: Cao đẳng
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
ĐTB: Điểm trung bình

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Việc giảng dạy GDHN tại trường ............................................................40
Bảng 2.2: Nhận xét của HS về nội dung giảng dạy GDHN .....................................44
Bảng 2.3: Phương pháp giảng dạy GDHN của GV ..................................................45
Bảng 2.4: Thông tin HS thu được từ hoạt động GDHN tại trường ..........................46

Bảng 2.5: Mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động GDHN ...........47
Bảng 2.6: Lĩnh vực nghề nghiệp HS dự định lựa chọn ............................................49
Bảng 2.7: Những khó khăn HS thường gặp khi chọn nghề ......................................50
Bảng 2.8: Lượng thông tin HS thu được từ các nguồn ............................................51
Bảng 2.9: Vai trị của gia đình trong định hướng nghề nghiệp của HS ...................51
Bảng 2.10: Các hoạt động GVCN thường tiến hành trong giờ SHCN, SHNK .......52
Bảng 2.11: Ý kiến của GV về một số nhận định ......................................................53
Bảng 2.12: Những khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động GDHN cho HS ..........54
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các nhóm giải pháp ..........................69
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các nhóm giải pháp .............................70

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Vai trò của hướng nghiệp ........................................................................19
Sơ đồ 1.2: Các hình thức GDHN cho học sinh hiện nay ..........................................23
Biểu đồ 2.1: Việc giảng dạy GDHN ở các trường hiện nay .....................................40
Biểu đồ 2.2: Các hình thức tổ chức GDHN ở các trường hiện nay ..........................41
Biểu đồ 2.3: Mục đích học nghề của HS ..................................................................42
Biểu đồ 2.4: Nhận xét của HS về tài liệu tham khảo dành cho GDHN tại trường...44
Biểu đồ 2.5: Nhận xét của HS về vai trị cơng tác GDHN tại trường ......................48
Biểu đồ 2.6: Dự định hướng đi của HS sau tốt nghiệp .............................................48

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lựa chọn nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng trong cuộc đời mỗi người.

Việc có được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của cá nhân và nhu cầu
của xã hội sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể phát triển được tài năng, tạo ra năng suất
lao động đạt chất lượng cao. Đây cũng là điều kiện quan trọng để đảm bảo cuộc
sống cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo sự cân đối
giữa đặc điểm của cá nhân với yêu cầu của nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội đối
với các ngành nghề. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “Đẩy mạnh phân
luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thơng”, “Bảo
đảm cho học sinh (HS) có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thơng nền tảng,
đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông
(THPT) phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có
chất lượng”. Theo đó, cơng tác giáo dục hướng nghiệp (GDHN) ở các cấp học hiện
nay đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện thành cơng mục tiêu này.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, công tác hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường trung học phổ thơng chưa thật sự mang lại hiệu quả vì thiếu tính đồng bộ và
hệ thống. Đội ngũ giáo viên (GV) đảm nhiệm công việc này không được đào tạo bài
bản, chính quy mà chủ yếu là giáo viên mơn khác chuyển sang hoặc kiêm nhiệm.
Bên cạnh đó việc phân bố thời gian, số tiết học cho môn Hoạt động GDHN cịn ít (9
tiết/năm. Nội dung GDHN trong nhà trường hiện nay cịn hạn chế: chưa nói rõ được
bản chất của các nghề, chưa xác lập được những yêu cầu về phẩm chất, năng lực
của cá nhân phù hợp với nghề đó. Về hình thức, chưa phong phú và mang tính chất
xơ cứng, đại trà mà chưa phân hóa theo các đối tượng học sinh. Quá trình hướng
nghiệp hiện nay đa số chỉ hướng tới cung cấp thông tin, đưa ra những lời khun
mang tính chủ quan đơi khi áp đặt của nhà giáo dục, của giáo viên. Học sinh ít có cơ
hội đi tham quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…
1


Công tác tư vấn hướng nghiệp trong những năm vừa qua thường được gắn
với tư vấn tuyển sinh, được tổ chức khá rầm rộ dưới nhiều hình thức: trên các

phương tiện truyền thông; tư vấn tại trường trung học phổ thông đến các ngày hội tư
vấn hướng nghiệp. Tuy nhiên, theo báo cáo của phòng Giáo dục chuyên nghiệp và
Đại học, Sở GD-ĐT TP.HCM tại Hội thảo Hướng nghiệp 2015 do báo Lao động tổ
chức, thì chỉ có 20% học sinh có hiểu biết đầy đầy đủ, 5% học sinh có hiểu biết về
ngành chọn học, 75% học sinh thiếu hiểu biết về ngành chọn học. Một hệ quả từ
việc này là tỷ lệ sinh viên bỏ học ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay chiếm tỷ
lệ khá cao, gây tổn thất về thời gian, tiền bạc, sức khoẻ của người học, gia đình và
xã hội. Mặt khác, số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho
thấy: tính đến tháng 7/2014, cả nước có khoảng 162.400 người có trình độ đại học
trở lên thất nghiệp; tỉ lệ lao động từ 20-24 tuổi có trình độ đại học thất nghiệp trên
cả nước là 20%. Người có trình độ cử nhân trở lên thất nghiệp liên lục tăng. Còn
theo thống kê về lao động, tháng 5/2014, lao động nghề, lao động chưa qua đào tạo
được tuyển dụng nhiều nhất với tỉ lệ hơn 37%, trong khi đại học chỉ gần 15%. Qua
các số liệu thống kê trên cho thấy, nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp
thời điểm này đang hướng đến tuyển dụng lao động phổ thông, lao động trường
nghề hơn là lao động có trình độ đại học. Do đó, việc phân luồng HS sau phổ thông
và giúp HS định hướng đúng hướng đi cho mình là rất cấp thiết.
Để giảm bớt thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” như đã đề cập ở trên, thì vai trị
của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện nay là rất
cần thiết và quan trọng. Giáo dục hướng nghiệp với bản chất là hệ thống các biện
pháp tiến hành trong và ngồi nhà trường để giúp học sinh phổ thơng có kiến thức
về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện
vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội sẽ đóng vai
trị quan trọng trong q trình đổi mới nhằm đạt được mục tiêu đó.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, người nghiên cứu xin chọn đề tài “Một số
biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
TP.HCM”
2



2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện các mục tiêu sau:
– Khảo sát thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp hiện nay ở các trường
phổ thông trung học trên địa bàn TP.HCM.
– Đề xuất một số biện pháp giúp hồn thiện hơn cơng tác giáo dục hướng
nghiệp hiện nay, qua đó giúp việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh hiệu
quả hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến lĩnh vực GDHN.
– Phân tích thực trạng hoạt động GDHN hiện nay ở các trường phổ thông trung
học trên địa bàn nghiên cứu.
– Đề xuất các biện pháp giúp hoàn thiện công tác giáo dục hướng nghiệp tại
các trường nghiên cứu và khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp đã đưa ra.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường phổ thông hiện nay và một số biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
– Khách thể nghiên cứu: học sinh, giáo viên, ban lãnh đạo các trường phổ
thơng trung học, nội dung chương trình GDHN cho HS hiện nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông trung học trên địa
bàn TP.HCM hiện nay chưa mang lại hiệu quả và còn nhiều bất cập, nếu áp dụng
những biện pháp đề tài đưa ra sẽ góp phần hồn thiện cơng tác này.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát trên 761 học sinh các lớp 10, 11, 12, phỏng vấn và
khảo sát lấy ý kiến 118 giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu và cán bộ phụ trách
GDHN ở một số trường trên địa bàn quận 9 và quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí
Minh, trong thời gian học kỳ 2 năm học 2015-2016, gồm các trường: trường THPT
3



Thủ Đức, trường THPT Tam Phú, trường THPT Long Trường, trường THPT
Nguyên Văn Tăng, trường THPT Nguyễn Huệ, trường THPT Đào Sơn Tây.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích: Thơng qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận và các lý thuyết liên quan
đến lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp giúp người nghiên cứu hệ thống lại những kiến
thức, lý thuyết liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, cung cấp cho người nghiên cứu
những thông tin quan trọng phục vụ cho để tài nghiên cứu của mình.
Nội dung: Người nghiên cứu đã tham khảo các nguồn tài liệu liên quan như:
các văn bản, luận án, các bài báo khoa học, sách và tạp chí khoa học chuyên ngành
liên quan đến lĩnh vực GDHN từ các nguồn: thư viện, nhà sách, mạng internet.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Mục đích: Qua việc tham gia dự giờ, quan sát các hoạt động GDHN trong
và ngoài nhà trường giúp cung cấp cho người nghiên cứu cái nhìn tổng quan về
cơng tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các trường nghiên cứu hiện
nay, từ đó giúp định hướng cho đề tài nghiên cứu.
Nội dung: Người nghiên cứu cũng đã tiến hành dự giờ, quan sát các buổi tư
vấn hướng nghiệp tại trường THPT như các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần có sự
tham gia hướng nghiệp của các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ); các buổi sinh
hoạt chủ nhiệm và ngồi giờ lên lớp. Bên cạnh đó, người nghiên cứu cũng đã tham
dự Ngày hội hướng nghiệp do báo Tuổi trẻ tổ chức vào ngày 28/02/2016 để tìm
hiểu rõ hơn về hoạt động giáo dục hướng nghiệp bên ngoài trường.
7.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Mục đích: Khảo sát ý kiến HS, GV về công tác GDHN hiện nay giúp thu
được các số liệu thực tế về công tác GDHN đã và đang được triển khai tại các
trường THPT trên địa bàn nghiên cứu. Qua đó, nắm bắt được tình hình thực tế và
những mặt cịn tồn tại của cơng tác GDHN hiện nay tại các trường nghiên cứu, đây

cũng chính là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp đưa ra của đề tài.
4


Nội dung: Đề tài đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi trên 800 học sinh và
125 giáo viên chủ nhiệm, thầy cô trong ban giám hiệu (BGH) và thầy cô phụ trách
công tác GDHN tại 6 trường THPT trên địa bàn quận Thủ Đức và quận 9, thành phố
Hồ Chí Minh: trường THPT Thủ Đức, trường THPT Tam Phú, trường THPT Long
Trường, trường THPT Nguyên Văn Tăng, trường THPT Nguyễn Huệ, trường THPT
Đào Sơn Tây.
Nội dung khảo sát liên quan đến các vấn đề như: tổ chức hoạt động GDHN,
nội dung và phương pháp giảng dạy GDHN của GV, những khó khăn của HS trong
hoạt động GDHN, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc GDHN cho
HS,…
Đề tài sử dụng bảng hỏi HS và GV gồm những câu hỏi một lựa chọn, câu hỏi
nhiều lựa chọn và câu hỏi dạng thang đo mức độ (1 : Hồn tồn khơng đồng ý – 5 :
Hồn tồn đồng ý). Điểm số tìm được qua sự đánh giá ở các câu hỏi thang đo mức
độ được quy đổi theo thang bậc 5 ứng với các mức độ. Điểm thấp nhất là 1, cao
nhất là 5, chia làm 5 mức, có thang điểm sau :
1.00 - 1.80 : Hồn tồn không đồng ý
1.81 - 2.60 : Không đồng ý
2.61 - 3.40 : Không ý kiến
3.41 - 4.20 : Đồng ý
4.21 - 5.00 : Hoàn toàn đồng ý
Kết quả thu được:
- Số phiếu phát ra khảo sát HS: 800 phiếu, số phiếu thu lại: 778 phiếu trong
đó có 761 phiếu hợp lệ
- Số phiếu phát ra khảo sát GV: 125 phiếu, số phiếu thu lại: 118 phiếu hợp lệ
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Nhằm thu được các thơng tin, nhận định, đánh giá chuyên sâu, cụ

thể hơn về công tác GDHN hiện nay mà qua bảng khảo sát không thể tìm hiểu, làm
rõ được.

5


Nội dung: người nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của những
giáo viên làm công tác hướng nghiệp, BGH các trường có liên quan về những nội
dung: nội dung, phương pháp giảng dạy GDHN của GV, hiệu quả của cơng tác
GDHN hiện nay, những khó khăn, tồn tại của cơng tác GDHN, nhận định về vai trị
gia đình và mối quan hệ gia đình-nhà trường trong hoạt động GDHN cho HS,…
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Dựa trên các số liệu khảo sát thu được, người nghiên cứu đã sử dụng phần
mềm Excel và SPSS 13.0 tính phần trăm và trung bình lựa chọn đối với các câu hỏi
thang đo mức độ để thống kê các ý kiến lựa chọn của người được khảo sảt, từ đó
phân tích số liệu và rút ra những kết luận khái quát, cần thiết cho đề tài nghiên cứu
8. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về GDHN trên cơ sở
tổng quan có chọn lọc một số quan điểm của các tác giả trên thế giới và Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực tế, đề tài đã trình bày tổng quan
thực trạng cơng tác GDHN tại một số trường nghiên cứu và đề xuất một số biện
pháp nhằm giúp hồn thiện cơng tác này.
9. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu: trình bày những vấn đề liên quan về lĩnh vực đề tài nghiên
cứu như: lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu của đề tài, phạm vi giới hạn nghiên
cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài,…
Phần nội dung:
Chương 1: Trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu và những lý thuyết có
liên quan đến lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp.
Chương 2: Trình bày và phân tích kết quả khảo sát thực tế công tác GDHN

cho HS tại các trường THPT trên địa bàn quận Thủ Đức và quận 9.
Chương 3: Đưa ra một số biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác GDHN tại các
trường nghiên cứu hiện nay.
Phần kết luận, kiến nghị: Đưa ra những kết luận chính về kết quả của đề tài
và đề xuất một số kiến nghị.
6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vấn đề GDHN và định hướng nghề nghiệp cho HS đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm đến. Những nghiên cứu về GDHN và định hướng nghề nghiệp cho
HS trên thế giới và Việt Nam góp phần là tiền đề giúp định hướng và phát triển cơ
sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
1.1.1 Nước ngoài
Tại Mỹ, theo Borow, hướng nghiệp cho người học có thể khởi đầu từ cuộc diễn
thuyết của nhà tâm lý học Jesse Davis vào năm 1898 tại Trường Trung học Trung tâm
Detroit, nhằm giúp sinh viên có yêu cầu trợ giúp tâm lý và định hướng nghề nghiệp.
Mốc đánh dấu khác có thể là bài phát biểu vào năm 1899 của chủ tịch đầu tiên của Đại
học Chicago, William Harper, thông báo về sự xuất hiện của nhiều chuyên gia cần thiết
trong hướng dẫn giáo dục ở cấp đại học. Cũng theo Borow, “Chọn một nghề nghiệp” –
là tạp chí đầu tiên trên thế giới dành cho chủ đề này được Eli Weaver xuất bản vào năm
1906 [40]. Năm 1909, Frank Parsons [44] với tác phẩm “Lựa chọn nghề nghiệp”
(Choosing a Vocation) đã đề cập khá đầy đủ về những vấn đề liên quan đến việc
hướng nghiệp như: phương pháp và nguyên tắc hướng nghiệp, vai trò của người tư
vấn, giới thiệu về một số ngành nghề, cơ sở vật chất cho cơng tác hướng nghiệp,…
Trong đó, tác giả cũng chỉ ra hướng nghiệp cho HS cần dựa trên năng lực, năng

khiếu, hứng thú, sở thích của cá nhân. Đây cũng được coi là một tác phẩm tiên
phong trong lĩnh vực GDHN và được nhiều tác giả tham khảo trong nhiều nghiên
cứu sau này.
Khu vực châu Âu, vào giữa những năm 1950, tất cả các trường đại học đều
có dịch vụ hướng nghiệp, cung cấp các cuộc phỏng vấn tư vấn, thông tin về nghề
7


nghiệp, người sử dụng lao động và việc làm (UGC, 1964). Ở các trường học, giáo
viên dạy nghề đã được đề cập đến từ cuối thập niên 1920, và đến những năm 1960
đã được bổ nhiệm rộng rãi: nhiệm vụ của họ bao gồm quản lý thông tin và cung cấp
các cơ sở và các hỗ trợ cho nghề nghiệp của thanh thiếu niên (Daws, 1972). Vào
những năm 1960 và đầu những năm 1970, dịch vụ hướng nghiệp đã bắt đầu phát
triển một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn. Sự phát triển của các dịch vụ giáo dục
và nghề nghiệp đã mở rộng phạm vi lựa chọn cho nhiều thanh thiếu niên, và nhu
cầu giúp đỡ trong việc đưa ra những lựa chọn tăng lên [38].
Tại Nhật Bản, quá trình phát triển của giáo dục nghề nghiệp tới nay gồm ba
giai đoạn: Giai đoạn đầu là Giáo dục dạy nghề vào năm 1915, giai đoạn hai là
Hướng nghiệp nghề nghiệp vào năm 1957, và giai đoạn thứ ba là Giáo dục nghề
nghiệp vào năm 1999. Ba giai đoạn này là một sự chuyển biến của nền giáo dục
nghề nghiệp hiện nay. Mỗi giai đoạn xuất hiện vào thời điểm khi có một sự thay đổi
mơ hình giáo dục Nhật Bản [50]. Bên cạnh đó, tác giả Yuki Mochizuki [52] cho
rằng việc xây dựng hệ thống GDHN tại Nhật chủ yếu dựa trên nền tảng xã hội và
đang có sự thay đổi dần theo hướng tăng cường năng lực tự hướng nghiệp cho HS.
Những nghiên cứu về GDHN cho HS gần đây cho thấy cần có sự thay đổi về
lý thuyết và thực tiễn trong các dịch vụ giáo dục hướng nghiệp để thích ứng với
những thay đổi của kinh tế thế giới và thực tế từng quốc gia. Tony Watts [51] trong
diễn đàn Dusseldorp Skills bàn về “Giáo dục hướng nghiệp trong thiên niên kỷ tới”
cho rằng cần xây dựng các mối liên kết mạnh mẽ hơn với các nguồn bên ngoài
trường; và xây dựng các kết nối chặt chẽ hơn với chương trình nghị sự quốc gia về

nghề nghiệp. Patton, Wendy A. và McMahon, Mary L. [47] trong bài viết “Quan
điểm lý thuyết và thực tiễn về tương lai của giáo dục hướng nghiệp ở Úc” năm 2002
(Theoretical and practical perspectives for the future of educational and vocational
guidance in Australia) nhấn mạnh mối quan hệ giữa sự phát triển của xã hội và việc
giáo dục hướng nghiệp. Các hoạt động GDHN cần giúp HS tăng cường quyết định
của chính cá nhân dựa trên sự hiểu biết của HS về khả năng, kỹ năng, sở thích và
giá trị của mình. Manwel Debono và các cộng sự [46] trong “Chính sách và chiến
8


lược giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục bắt buộc tại Malta” xuất bản năm 2007
(A Career Guidance Policy and Strategy for Compulsory Schooling in Malta) cũng
cho rằng: Trong hệ thống giáo dục, nên xây dựng một hệ thống mới cho các chuyên
gia về GDHN cụ thể: ở bậc ĐH, CĐ cần có các Điều phối viên nghề nghiệp hỗ trợ
các trường học, ở các bậc phổ thơng, phải có Cố vấn Hướng nghiệp để tổ chức các
hoạt động GDHN. Bên cạnh đó, cần có Trung tâm hướng dẫn nghề nghiệp quốc gia
(NCGC) chịu trách nhiệm duy trì và giám sát các dịch vụ hướng dẫn nghề nghiệp và
cần có Hệ thống Đánh giá Chất lượng (QAS) để đánh giá hiệu quả của các chương
trình GDHN. Để đạt được mục tiêu này, cần có đủ năng lực và đội ngũ nhân viên
giàu kinh nghiệm có năng lực chun mơn. Giáo dục nghề nghiệp - Cần có một
chương trình giáo dục nghề nghiệp toàn diện bắt đầu từ thời thơ ấu và tiếp tục trong
suốt cuộc đời. Việc giáo dục nghề nghiệp nên được thực hiện ở tất cả các trường
tiểu học và trung học.
Ở một khía cạnh khác, Sesegma Kimova, Biligma Budaeva & Soelma
Dagbaeva [49] cho rằng cần chuẩn bị cho học sinh phát triển sự nghiệp và nghề
nghiệp, việc đặt ra các mục đích và xác định các bước để đạt được thơng qua các
nguồn lực sẵn có giúp hình thành các khả năng của chính HS. Cơng việc GDHN ở
trường trung học có tính chất truyền thống (giờ học, họp phụ huynh, vv) và cần thiết
phải áp dụng thêm những công nghệ hiện đại vào. Đồng thời, trong quy hoạch nghề
nghiệp, cần tập trung khơng chỉ vào trình độ học vấn mà còn về phạm vi áp dụng

kiến thức và kỹ năng của HS. Còn Prince Dabula and Alfred Henry Makura [48]
trong nghiên cứu của mình nhận thấy: những HS được tham gia vào các chương
trình hướng nghiệp cảm thấy tự tin hơn khi tiếp tục học ở bậc cao hơn. GDHN có
ảnh hưởng tích cực đối với mong muốn của HS khi học đại học. Nếu có nhiều HS
nhận được các hướng dẫn nghề nghiệp thích hợp trong khi ở trường trung học, các
em sẽ có nhiều thơng tin lựa chọn về nghề nghiệp và có ý nghĩa cho việc tham gia
vào giáo dục đại học.
Vấn đề GDHN cho HS là một mối quan tâm của nhiều quốc gia trong bối
cảnh nhiều thay đổi hiện nay. Các nghiên cứu cho thấy, GDHN cần có sự thay đổi
9


để thích ứng với thực tế cuộc sống và tình hình quốc gia và thế giới. GDHN cần tạo
cho HS sự thích ứng với thế giới nghề nghiệp đa dạng hiện nay thông qua việc cung
cấp đầy đủ kiến thức hướng nghiệp cho HS.
1.1.2 Trong nước
Vấn đề GDHN trong nhà trường phổ thông đã được nhà nước quan tâm từ rất
sớm, Quyết định 126-CP ngày 19 tháng 3 năm 1981 về “Công tác hướng nghiệp
trong nhà trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ
sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường” của Hội đồng Chính phủ đã được
ban hành. Trong đó nêu rõ vai trị, vị trí, nhiệm vụ cơng tác hướng nghiệp ở trường
phổ thông và phân công cụ thể chính quyền các cấp, các ngành kinh tế, văn hố từ
trung ương đến địa phương có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi trực tiếp giúp
đỡ các trường phổ thông trong việc đào tạo, sử dụng hợp lý và tiếp tục bồi dưỡng
học sinh phổ thông sau khi ra trường. Từ đó đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu,
bài báo của các tác giả về công tác GDHN cũng đã được thực hiện nhằm nêu lên
thực trạng công tác GDHN và đề xuất những giả pháp giúp nâng cao hiệu quả công
tác GDHN ở nước ta trong thời gian qua:
Về chiến lược tổ chức hoạt động GDHN, tác giả Phạm Tất Dong [9] trong
nghiên cứu “Đề xuất một số giải pháp cụ thể về công tác hướng nghiệp trong giai

đoạn 2005-2010” (2006) đã đưa ra một số đề xuất: cần có chương trình hướng
nghiệp cho các bậc học từ tiểu học đến THPT; cần tập huấn cho GV dạy môn Công
nghệ về công tác HN, đưa nội dung hướng nghiệp vào chương trình đào tạo GV dạy
mơn Cơng nghệ; đổi mới phương pháp HN trong các giờ sinh hoạt HN; hướng dẫn
phụ huynh giúp con cái chọn nghề; đưa xã hội hố vào cơng tác hướng nghiệp. Bên
cạnh đó, tác giả Đặng Danh Ánh [1] cho rằng cần đặt đúng vị trí của tư vấn hướng
học và tư vấn hướng nghiệp trong trường phổ thông. Tác giả Nguyễn Toàn [33]
trong “Nghiên cứu một số giải pháp khả thi trong việc ứng dụng triển khai công tác
tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cấp 2, 3 ở thành phố Hồ Chí Minh Tư vấn hướng nghiệp. Thực trạng và giải pháp” (1998) đưa ra kiến nghị: ngành giáo
dục cần phải định hướng các em thông qua công tác tư vấn hướng nghiệp, dựa vào
10


cơ sở khoa học của việc xác định các yêu cầu nghề nghiệp và các trắc nghiệm tư
vấn hướng nghiệp. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra những biện pháp mang tính
thực tiễn nhằm giải quyết tốt việc hướng nghiệp chọn nghề cho học sinh hiện nay.
Về thực trạng công tác GDHN hiện nay, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành.
Tác giả Phùng Đình Dụng [10] trong nghiên cứu “Thực trạng GDHN cho HS lớp 9
vùng đồng bằng sông Cửu Long” (2014) cho thấy đa số HS cho rằng hình thức
GDHN qua hoạt động dạy nghề chưa mang lại hiệu quả, việc lồng ghép thông tin
nghề trong việc giảng dạy bộ mơn cịn ít và chưa phong phú. Các nghiên cứu của
tác giả Huỳnh Văn Sơn [26], [27] về GDHN cho HS trung học tại tỉnh Bình Dương
cũng cho thấy cơng tác GDHN hiện nay cịn tồn tại nhiều hạn chế: phần lớn học
sinh trung học cơ sở (THCS) và THPT sẽ tiếp tục học để thi tuyển vào các trường
đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp; Việc học nghề đối với HS còn mơ
hồ, chưa cụ thể. Học sinh cuối cấp THCS và học sinh THPT ít khi được tham gia
công tác hướng nghiệp tại nhà trường, hiệu quả của các hoạt động hướng nghiệp chỉ
đạt mức trung bình và chưa đáp ứng nguyện vọng của HS. Qua đó địi hỏi nhu cầu
được hướng nghiệp càng sớm càng tốt và nên được thực hiện ở giai đoạn cuối cấp
THCS. Nguyễn Thị Trường Hân [13] trong bài viết “Thực trạng công tác tư vấn

hướng nghiệp ở một số trường THPT tại TP.HCM” (2011) nhận định công tác tư
vấn hướng nghiệp là một hoạt động quan trọng không thể thiếu ở các trường THPT
nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề và điều chỉnh xu hướng chọn
nghề cho phù hợp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, một số trường THPT tại
TP.HCM chưa thực hiện công tác này một cách hiệu quả. Tư vấn hướng nghiệp,
phải được đặt trong quan điểm phát triển toàn diện, theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Theo tác giả, cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học
sinh, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác GDHN tại các trường bên cạnh việc tổ
chức tốt hoạt động cung cấp thông tin về lĩnh vực nghề nghiệp và tăng cường cơ sở
vật chất cho hoạt động này. Nguyên nhân của hạn chế này theo Do Thi Bich Loan
và Nguyen Thuy Van [42] là các trường học Việt Nam vẫn còn thiếu tinh thần
hướng nghiệp. So sánh quốc tế cho thấy những khác biệt cơ bản giữa hệ thống
11


GDHN ở các nước khác nhau có liên quan đến kinh nghiệm phát triển kinh tế, hệ
thống chính trị, yếu tố văn hóa-xã hội, hệ thống giáo dục và đào tạo cũng như cơ
cấu tổ chức và chuyên môn. Trong khi so sánh bối cảnh của Việt Nam với các nước
khác, thấy rằng nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và đầy đủ. Do đó,
GDHN đã khơng đạt được các mục tiêu mong muốn của nó.
Nhiều nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công
tác GDHN cũng đã được tiến hành như:. Nghiên cứu “Giải pháp đổi mới nội dung,
hình thức GDHN cho HS trung học theo định hướng phân luồng học tập và chọn
nghề” (2015) của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tài, Đào Thị Vân Anh và Nguyễn
Hữu Tài [28] đề xuất giải pháp: tăng cường các hoạt động cho HS đi thực tế bằng
cách quan sát và có thể tham gia trực tiếp vào một số môi trường nghề nghiệp tại
địa phương, mở các phòng tham vấn chuyên biệt trong nhà trường. Tác giả Nguyễn
Thị Nhung [21] trong nghiên cứu “Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh trung học phổ thông miền núi Tây Bắc” (2009) cho rằng hiệu
quả hoạt động GDHN còn thấp, chưa tác động đến tiềm năng nghề nghiệp cho HS.

Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp như: nâng cao nhận thức của các lực lượng
tham gia công tác GDHN, đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động
GDHN, tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ cho công tác GDHN.
Một số nghiên cứu khác trong lĩnh vực như: nghiên cứu của tác giả Trương
Thị Hoa [15] “Giáo dục hướng nghiệp cho HS THPT khu vực Hà Nội qua tham vấn
nghề” (2014) cho thấy tham vấn nghề trong GDHN ở Việt Nam còn mới mẻ và chưa
được vận dụng phổ biến trong GDHN ở THPT; GDHN hiện nay đã được thực hiện
nhiều nhất bằng 2 con đường: thông qua các giờ học môn Hoạt động GDHN và qua
tham vấn nghề. Tuy nhiên, hiệu quả của GDHN của các con đường này chưa cao,
chưa được như sự mong đợi và chưa thực hiện tốt mục tiêu GDHN. Tác giả Bùi Việt
Phú [24] trong nghiên cứu “Tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học
phổ thông theo tinh thần xã hội hoá” (2009) đề cập đến việc tăng cường trách nhiệm
cộng đồng giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong cơng tác GDHN cho HS THPT

12


hiện nay. Tác giả đề xuất những nhóm giải pháp: tổ chức nhận thức, tổ chức nội
dung, cung ứng nhân lực, vật lực, tài lực; tổ chức cơ chế phối hợp để mang lại hiệu
quả cho cơng tác GDHN.
Nhìn chung các nghiên cứu trên đã đưa ra được những nhận định về thực tế
hoạt động GDHN ở nước ta trong thời gian qua và đã đề cập đến các giải pháp khắc
phục những khó khăn dựa trên những cơ sở khoa học và tình hình cụ thể. Các đề tài,
bài báo cáo khoa học này phần nào cho thấy những nhận định khách quan nhất về
thực trạng giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT, từ đó có hướng phát triển và
các biện pháp khắc phục những hạn chế đó. Những cơng trình nghiên cứu trên là
nền tảng làm cơ sở lý luận để người nghiên cứu tham khảo, phát huy và tiến hành
đề tài nghiên cứu của mình được hoàn thiện hơn.
1.2 Giáo dục hướng nghiệp
1.2.1 Giáo dục nghề nghiệp ở một số nước trên thế giới

Phần Lan: Ở Phần Lan, giáo dục nghề nghiệp là một phần trong giáo dục
trung học. Sau khi hoàn tất 9 năm học tại các trường phổ thông hỗn hợp
(comprehensive school) học sinh có 2 lựa chọn là học nghề tại một trường dạy nghề
hoặc theo học tiếp một trường trung học (lukio) để chuẩn bị cho việc học đại học.
Cả hai hình thức này học sinh đều trải qua ba năm học và đạt được bằng cấp để tiếp
tục vào đại học hoặc các trường cao đẳng nghề (ammattikorkeakoulu). Giáo dục ở
trường dạy nghề là miễn phí, và các học sinh từ các gia đình có thu nhập thấp được
hưởng một khoản trợ cấp của nhà nước. Chương trình giảng dạy chủ yếu là nghề, và
các học phần của chương trình là phù hợp với nhu cầu của một khóa học [53].
Anh: Giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục được thực hiện bởi các
giáo viên dạy hướng nghiệp và nhiều bộ phận khác. Dịch vụ Nghề nghiệp hoạt động
tại các địa phương nhằm cung cấp dịch vụ hướng dẫn nghề nghiệp, đặc biệt cho
những HS đang tham gia hoặc bỏ học tại các cơ sở giáo dục. Các trường đại học và
hầu hết các cơ sở giáo dục đại học khác đều có dịch vụ tư vấn nghề nghiệp cho sinh
viên. Bên cạnh đó cịn có các Dịch vụ GDHN cho người lớn ở một số khu vực [36].
13


Pháp: Nội dung giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học được phân
hố theo nhiều phân ban hẹp trong đó phần lớn là các ban kỹ thuật - công nghệ đào
tạo kỹ thuật viên. Kế hoạch dạy học ở các chuyên ban kỹ thuật - công nghệ bao gồm
nhiều môn văn hố phổ thơng và kỹ thuật nghề nghiệp theo tỷ lệ khoảng 50/50.
Việc cải cách chương trình giảng dạy cơng nghệ ở Pháp nhằm hồn thiện hệ thống g
kỹ thuật công nghệ ở tất cả các bậc học, làm cho nội dung giảng dạy công nghệ phù
hợp với từng giai đoạn GD và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật... [25].
Đức: Dịch vụ giáo dục hướng nghiệp tại các trường học và các trường đại
học chủ yếu dựa vào các nhà tâm lý học và giáo viên hướng dẫn (beratungslehrer)
trong giáo dục trung học và các cố vấn sinh viên trong các trường đại học. Hoặc
thông qua chương trình dạy nghề hướng nghiệp (arbeitslehre) trong trường học.
Hướng dẫn nghề nghiệp chính thức chỉ được cung cấp bởi Viện Việc làm Liên bang

(Bundesanstalt für Arbeit), nơi cũng có các trung tâm thông tin nghề nghiệp ở nhiều
khu vực. Bên cạnh đó cịn có một số dịch vụ thuộc lĩnh vực tự nguyện, bao gồm các
sáng kiến của các nhà thờ và các tổ chức từ thiện [36].
Hoa Kỳ: Các trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thơng đã được
cung cấp các khóa học nghề như kinh tế gia đình, mộc và kim khí, đánh máy, khóa
học kinh doanh, soạn thảo và sửa chữa ô tô,… Mô hình từ trường học đến việc làm
(School-to-Work) là một loạt các sáng kiến liên bang và tiểu bang để liên kết các
viện nghiên cứu, doanh nghiệp và trường học giúp học sinh tìm hiểu thực tế nghề
nghiệp [55].
* Một số nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á:
Nhật Bản: sớm quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa học vấn văn hố
phổ thơng với kiến thức và kỹ năng lao động - nghề nghiệp ở tất cả các bậc học. Có
khoảng 27,9% số trường phổ thơng trung học vừa học văn hố phổ thơng vừa học
các mơn học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực cơ khí, ngư nghiệp, công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ vv… Sau cấp II có đến 94% học sinh vào cấp III, trong đó 70% học
sinh theo học loại hình trường phổ thơng cơ bản và 30% HS theo hướng học nghề.
14


Hàn Quốc: trong các loại hình trường phổ thơng, nội dung giảng dạy kỹ thuật
- lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chương trình giáo dục. Hết cấp
II học sinh sẽ đi theo hai luồng chính: phổ thông và chuyên nghiệp. Các trường kỹ
thuật nghề nghiệp tuyển sinh trước rồi mới chọn HS theo luồng phổ thông [25].
Singapore: Bộ giáo dục tạo điều kiện phát triển các chương trình giáo dục
nghề nghiệp có chất lượng ở các trường giáo dục đặc biệt (SPED school) phục vụ
học sinh và người khuyết tật trí tuệ nhẹ. Từ năm 2010, các trường trung học Metta
và Delta cung cấp giáo dục nghề nghiệp cho học sinh đủ điều kiện từ 16 tuổi. Học
sinh hồn thành chương trình giáo dục nghề nghiệp trong các trường này sẽ nhận
được chứng chỉ kỹ năng của Viện giáo dục kỹ thuật (ITE - ISC) hoặc các kỹ năng
dành cho lực lượng lao động Singapore có trình độ chun mơn (WSQ). Bốn trường

– Tanglin, Grace Orchard, Katong và Metta - đã thực hiện khuôn khổ và cung cấp
giáo dục nghề nghiệp có cấu trúc cho các học sinh bắt đầu ở độ tuổi 13. Bộ giáo dục
giúp tư vấn cho các trường học và hỗ trợ thường xuyên trong việc phát triển và thực
hiện các chương trình dạy nghề qua đó giúp chuẩn bị đầy đủ cho học sinh cơ hội
tham gia vào thị trường lao động sau này [54].
Indonesia: Sau khi hoàn thành trung học cơ sở học sinh có thể tiếp tục theo
học tại các trường học phổ thông (SMA) hoặc trung học kỹ thuật và dạy nghề
(SMK), cả hai đều cung cấp các chương trình học trong thời gian 3 năm. Việc tiếp
cận giáo dục phổ thông cũng phụ thuộc vào kết quả của một bài kiểm tra kiến thức
và tâm lý. Sau khi hồn thành trung học phổ thơng học sinh được cấp giấy chứng
nhận và trải qua một kì thi quốc gia, và nếu thành công, học sinh sẽ được cấp một
chứng chỉ quốc gia để tiếp tục tham gia vào giáo dục đại học [56].
Thái Lan: Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (TVE) bắt đầu ở cấp trung học phổ
thông, học sinh được phân luồng thành hai hướng học văn hóa và học nghề. Hiện
nay, khoảng 60 phần trăm học sinh theo các chương trình giáo dục phổ thơng. Tuy
nhiên, chính phủ đang nỗ lực để đạt được một sự cân bằng giữa giáo dục phổ thông
và dạy nghề. Học sinh nhận được: Chứng chỉ nghề Giáo dục (Bor Wor Chor) trong

15


thời gian học phổ thông; Cao Đẳng Kỹ thuật (Bor Wor Sor) sau khi tốt nghiệp phổ
thông, và bằng cấp cao hơn khi theo học các trường đại học [57].
1.2.2 Định nghĩa giáo dục hướng nghiệp
Theo UNESCO, GDHN là một q trình cung cấp cho người học những thơng
tin về bản thân, về thị trường lao động và định hướng cho người học có các quyết định
đúng đối với sự lựa chọn nghề nghiệp. Ngày nay, GDHN phải giúp chỉ ra sự phát triển
về mặt cá nhân, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp của HS. Một sự thay đổi khác có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động HN là nó được nhận thức như là một quá trình phát triển, địi
hỏi một cách tiếp cận chương trình chứ khơng chỉ đơn giản là các cuộc phỏng vấn cá

nhân tại các thời điểm quyết định.
Theo tác giả Đặng Danh Ánh [2] “GDHN là một hoạt động của các tập thể
sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan nhà máy khác nhau, được tiến hành với
mục đích giúp HS chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng lực, thể lực và tâm lí của
cá nhân với nhu cầu nhân lực xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của
quá trình giáo dục – học tập trong nhà trường”.
Theo tác giả Dương Diệu Hoa [14] “hướng nghiệp làm cho cá nhân nhận ra
giá trị của nghề và tìm thấy hạnh phúc khi tận tâm cống hiến tinh thần và sức lực
cho nghề đó và làm cho cá nhân lấy việc hành nghề làm lẽ sống chứ không phải là
phương tiện kiếm sống”.
Theo tác giả Phạm Tất Dong và ctv [8] “GDHN là một hệ thống các biện
pháp giáo dục nhằm chuẩn bị cho HS sớm có ý thức chọn ngành nghề với sự phân
công lao động xã hội ngay từ khi cịn học phổ thơng”.
Theo tác giả Phùng Đình Mẫn [20] “GDHN là một hệ thống các biện pháp
giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư
tưởng, tâm lí, tri thức, kĩ năng, để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao
động sản xuất, đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Theo điều 3 – nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều luật Giáo dục thì GDHN được hiểu như sau “Hướng nghiệp trong
giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS
16


×