Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

(TIỂU LUẬN) môn LUẬT tố TỤNG dân sự bài tập THẢO LUẬN TUẦN 3 THẨM QUYỀN của tòa án NHÂN dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.89 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 3
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN
LỚP: CLCQTL45(A)

DANH SÁC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

TP. HỒ CHÍ MINH – T9/2022

HỌ TÊN
Trần Nguyễn Bảo Châu
Hoàng Minh Hoa
Lâm Mai Linh
Nguyễn Thanh Thảo My
Trần Lê Na
Võ Lê Nam Phương
Nguyễn Cát Tường


Nguyễn Việt Hùng Anh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

1

Ký hiệu chữ viết tắt

1

BLTTDS 2015

2

BLDS 2015

3

NQ 03/2012/NQ-HĐTP


Phần 1. Nhận định (Trả lời đúng, sai về các nhận định và nêu cơ sở pháp lý)
1. Tranh chấp về cho thuê lại lao động là tranh chấp về dân sự.
Nhận định sai.
Theo điểm b khoản 3 Điều 32 BLTTDS 2015, tranh chấp về cho thuê lại lao
động là tranh chấp liên quan đến lao động chứ không phải tranh chấp dân sự.
CSPL: điểm b khoản 3 Điều 32 BLTTDS 2015
2. Thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao cơng nghệ thuộc về

Tịa án nhân dân cấp tỉnh.
Nhận định sai.
Điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 quy định Tịa án nhân dân cấp tỉnh có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc “Tranh chấp về dân sự,
hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26,
28, 30 và 32 của Bộ luật này trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật
này”. Theo đó, điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 quy định Tòa án nhân dân
cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp “về dân
sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh
chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này”. Do đó, quy định tại khoản 4
Điều 26 BLTTDS 2015 rằng “tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này”, tức tranh chấp
về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ khơng có mục đích lợi nhuận sẽ
thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp huyện.
Vì vậy, khơng phải tranh chấp về hợp đồng chuyển giao cơng nghệ nào cũng
có thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
CSPL: khoản 4 Điều 26, khoản 2 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a
khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015.
3. Tịa án khơng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động giữa người giúp
việc gia đình với người sử dụng lao động.
Nhận định sai.
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 32 BLTTDS 2015 quy định “Những tranh
chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án:...c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;” Tuy
nhiên, trường hợp này không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải nhưng vẫn thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án về tranh chấp lao động.
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 32 BLTTDS 2015.
4. Tịa dân sự khơng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh doanh,
thương mại.

Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 quy định về “Những tranh chấp
phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký
kinh doanh với nhau và đều có mục đích sinh lợi” thì thuộc thẩm quyền giải quyết
của TAND cấp huyện và theo quy định tại khoản 1 Điều 36 BLTTDS 2015 thì “Tịa
dân sự Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của
2


Tòa án nhân dân cấp huyện”.Như vậy, Tòa dân sự có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp về kinh doanh, thương mại. Cụ thể là Tồ dân sự Tịa án nhân dân cấp huyện
vẫn có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp phát sinh trong
hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với
nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
CSPL: khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 36 BLTTDS 2015.
5. Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi.
Nhận định Sai.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 quy định: “1. Tòa án
nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau
đây:…b) Yêu cầu về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2
và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;..”. Như vậy, dựa vào quy định trên để dẫn
chiếu tới khoản 5 Điều 27 về “Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tịa án” có “..5. u cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam… bản
án, quyết định về dân sự,.. của Tịa án nước ngồi…”. Tuy nhiên, Tịa án Việt Nam
chỉ xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự
của Tịa án nước ngồi trong các trường hợp quy định cụ thể tại Điều 423. Do đó,

Tịa án nhân dân cấp tỉnh sẽ chỉ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài ở những
trường hợp được luật quy định tại Điều 423 BLTTDS 2015.
CSPL: khoản 5 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 37, Điều 423 BLTTDS 2015
Phần 2. Bài tập
Ông A và bà B kết hôn hợp pháp năm 2007, có đăng ký kết hơn tại
phường K, quận X thành phố Y. Năm 2008 bà B sang Pháp làm ăn. Nhiều lần
bà B gửi tiền và hàng về Việt Nam cho ông A sử dụng. Tuy nhiên, giữa bà B và
ơng A quan hệ tình cảm khơng cịn, xuất phát từ việc mâu thuẫn trong đời sống
tình cảm và tài sản.
Tháng 02 năm 2020 bà B về Việt Nam, ông A làm đơn khởi kiện yêu cầu
Tòa án quận X thành phố Y cho ly hơn. Tịa án đã thụ lý. Tại Tịa án, bà B
đồng ý ly hơn. Tài sản bà B giao cho ơng A sở hữu tồn bộ. Con chung khơng
có nên khơng giải quyết. Trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử bà B làm đơn
yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt bà và quay lại nước Pháp để sinh sống. Tòa án
đã ra bản án cho ông A ly hôn với bà B.
a. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
Ông A nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án quận X thành phố Y cho ly hôn với
bà B. Căn cứ theo Điều 1 BLTTDS 2015, đây là tranh chấp về hơn nhân về gia đình,
cụ thể là tranh chấp về ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015.
CSPL: Điều 1, khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015
b. Theo anh, chị, Tòa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là đúng
thẩm quyền theo cấp của Tịa án khơng? Tại sao?
3


Theo nhóm em, Tịa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là đúng thẩm
quyền của Tòa án bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, đây là vụ án dân sự giải quyết tranh chấp về ly hôn được quy định
tại khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS

2015 thì Tịa án nhân dân cấp huyện hồn tồn có thẩm quyền đối với loại tranh
chấp này. Về thẩm quyền theo lãnh thổ thì căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 39, Tòa
án nơi bị đơn là cá nhân (Bà B) cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết, cụ thể ở đây có
thể xem là Tịa án quận X. Vì vậy nếu xét theo thẩm quyền theo các cấp tịa án lẫn
theo lãnh thổ thì Tịa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án là hoàn toàn đúng
thẩm quyền.
Thứ hai, theo thơng tin đề bài thì năm 2008 bà B sang Pháp làm ăn. Và đến
tháng 2 năm 2020, khi bà B đã về Việt Nam ông A mới nộp đơn khởi kiện và đã
được Tòa án quận X thụ lý. Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều
37 BLTTDS thì tranh chấp có đương sự ở nước ngồi sẽ khơng thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án cấp huyện mà sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp
tỉnh. Tuy nhiên, căn cứ theo tình tiết đề bài, thì thời điểm tố tụng bắt đầu bằng việc
ông A nộp đơn khởi kiện và Tòa án quận X chấp nhận thụ lý, khi đó bà B đã
về/đang ở VN vì vậy nếu căn cứ theo khoản 3 Điều 35 BLTTDS và trên tinh thần
của khoản 1 Điều 7 NQ 03/2012/NQ-HĐTP về việc đương sự ở nước ngồi phải
được xác định “khơng có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tịa án thụ lý vụ việc dân
sự”. Vì vậy, căn cứ theo các quy định trên, thì sẽ khơng có yếu tố đương sự đang ở
nước ngồi, vì vậy việc tiến hành giải quyết vụ án của Tòa án quận X vẫn đúng
thẩm quyền.
Thứ ba, tình tiết trước khi Tịa án đưa vụ án ra xét xử thì bà B nộp đơn yêu cầu
xét xử vắng mặt và quay lại Pháp về bản chất khơng làm thay đổi tính chất tố tụng
của vụ việc (khơng có yếu tố nước ngồi) mà chỉ là việc bà B thay đổi nơi cư trú. Vì
vậy căn cứ theo khoản 3 Điều 39 BLTTDS quy định về thẩm quyền Tịa án theo
lãnh thổ thì việc Tịa án quận X vẫn tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án là phù hợp
khi Tòa án quận X đã thụ lý và giải quyết tranh chấp đúng theo quy định của
BLTTDS về thẩm quyền ngay từ khi quan hệ tranh chấp ly hơn phát sinh. Ngồi ra,
căn cứ theo khoản 1 Điều 228 BLTTDS thì việc tịa án quận X vẫn tiếp tục xét xử
khi bà B quay về Pháp là hợp lệ vì bà B đã có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt.
Thứ tư, căn cứ theo Điều 471 BLTTDS và tinh thần của Nghị quyết số
03/2012/NQ-HĐTP tại điểm a khoản 5 Điều 7 quy định về việc khơng thay đổi

thẩm quyền giải quyết của Tịa án trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thì khi
Tịa án cấp huyện đã thụ lý theo đúng thẩm quyền, và trong q trình giải quyết thì
mới có sự thay đổi về đương sự ở nước ngồi thì Tòa án cấp huyện (Tòa án quận X)
đã thụ lý vẫn tiếp tục giải quyết. Căn cứ theo thời điểm tố tụng thì lúc Tịa thụ lý bà
B vẫn đang ở Việt Nam và trong quá trình giải quyết cụ thể là trước khi tiến hành
xét xử bà B mới quay lại Pháp, hơn nữa trong tranh chấp không hề có bất cứ yếu tố
nước ngồi nào khác như tài sản, con chung,... Do đó, áp dụng các quy định trên thì
việc Tịa án quận X vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp là đúng thẩm quyền đồng thời
phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 39 BLTTDS 2015, như hướng giải thích nêu
trên.
Tóm lại, theo quy định của BLTTDS 2015 và cả tinh thần của NQ
03/2012/NQ-HĐTP thì Tịa án nhân dân quận X đã làm đúng thẩm quyền theo cấp
Tòa án.
4


CSPL: khoản 1 Điều 28, điểm a khoản , khoản 3 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều
37, điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 39, Điều 471 BLTTDS 2015, trên tinh thần của
khoản 1, điểm a khoản 5 Điều 7 NQ 03/2012/NQ-HĐTP
Phần 3. Phân tích án
Đọc Bản án số 04/2018/DSPT ngày 12/02/2018 của TAND tỉnh Thái
Nguyên.
Thực hiện các công việc sau:
1.
Xác định chủ thể và nội dung kháng cáo trong Bản án phúc thẩm nêu
trên.
1.
Cơ quan tiến hành tố tụng : TAND tỉnh Thái Nguyên , VKSND tỉnh
Thái
Nguyên.

2.
Người tiến hành tố tụng:
Thâm phan - Chu toa phien toa: Ong Nguyên Van Quê.
Cac Thâm phan: Ong Nguyên Van Nam va ong Phung Van Thanh.
- Thu ky phien toa: Ba Nguyên Thi Thoan-thu ky Toa an nhan dan tinh Thai
Nguyen.
- Đai diẹn Viẹn kiêm sat nhan dan tinh Thai Nguyen tham gia phien toa: Ba Le Thi
Huong Giang - Kiêm sat vien.
3.
Chủ thể tham gia tố tụng :
- Nguyên đơn: Ong T1, sinh năm 1929; Trú tại: xóm A1, xã L, huyện ĐH (nay
thuộc thành phố TN, tỉnh Thái Nguyên). Vắng mặt tại phiên tòa.
Bị đơn:
+ Ong T2, sinh năm 1967; Trú tại: A2, HVT, thành phố TN, tỉnh Thái Nguyên (co
mạt tai phien toa).
Người bao vẹ quyên va lơi ich hơp phap cho cho ong T2 co ong Luạt su LS thuọc Van phong Luạt su LS-đoan Luạt su thanh phô Ha Nọi (co mạt tai phien toa).
+ Ba H, sinh năm 1971; Trú tại: A2, HVT, thành phố TN, tỉnh Thái Nguyên. (văng
mạt tai phien toa);
Nguơi đai diẹn theo uy quyên cua ba H: Ong M, sinh năm 1949 (co mạt tai phien
toa).
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ba S, sinh năm 1962; (vợ ông T1)
Nội dung kháng cáo: bị đơn T2 và bà H khang cao toan bọ ban an so thâm đê
nghi Toa an nhan dan tinh Thai Nguyen bac yeu câu cua nguyen đon đoi vơ chông
ong 1,4 tỷ đông va buọc ong T1 phai tra lai cho vơ chông ông 400.000.000đ (bôn
tram triẹu đông).
2. Hướng giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm? Nhận xét về quyết định
của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý?
(Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xét).
- Hướng giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm:
Hội đồng xét xử phúc thẩm đã ra quyết định “Hủy bản án sơ thẩm số

17/2017/DSST ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Tòa án nhân dân thành phố TN,
tỉnh Thái Nguyên, chuyển hồ sơ về cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo đúng
quy định của pháp luật.” (căn cứ được Tòa áp dụng theo quy định khoản 3 điều 308
BLTTDS 2015). Do Toà án phúc thẩm nhận định rằng Toà án sơ thẩm đã vi pham
nghiem trọng thu tuc tô tung là xac đinh sai quan hẹ phap luạt dẫn đến việc xác định
sai thẩm quyền xét xử của Toà án nên toà câp phuc thâm khong xem xet vê nọi


5


dung, cân phai huy ban an so thâm đê giai quyêt lai vu an mơi đam bao đuơc quyên
va nghia vu cua cac đuong sư.
- Đồng ý với quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm:
Toà án phúc thẩm nhận định “Toa an câp so thâm xac đinh đay la quan hẹ
tranh châp hơp đông vay nơ la sai quan hẹ phap luạt, đay phai xac đinh la tranh
châp hơp đông chuyên nhuơng quyên sư dung đât.” là phù hợp với quy định của
pháp luật.
Bởi vì căn cứ theo Điều 500 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng về quyền sử
dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng
đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia
thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.”
Từ nội dung vụ án, có thể thấy từ đầu đã có sự thoả thuận viẹc vơ chơng ong
T1, ba S chuyên nhuơng quyên sư dung đât cho vơ chông ong T2, ba H 57ha đât
rưng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, ơng T1 vẫn chưa chuyển nhượng hết đất
theo hợp đồng đặt cọọ̣c; và ông T1 cũng không cịn đủ đất vì đã chuyển nhượng cho
con của ơng T1 nên mới phát sinh việc hai bên viết giấy vay nợ để vay lại cua ong
T1, ba S 1.400.000.000đ trong sô tiên 2.000.000.000đ ma ong T2 đa đạt cọc. Như
vậy, việc Toà án sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật trên là hợp đồng vay tài sản là

không đúng vì ơng T2 viết giấy vay tiền ngày 06/6/2011 là vì ơng phát hiện ơng T1
khơng có đất bán theo trong hợp đồng chuyển nhượng nên ơng mới tìm cách lấy lại
tiền, do đó đây phải là quan hẹ tranh châp hơp đông chuyên nhuơng quyên sư dung
đât.
Đồng thời, căn cứ khoản 9 Điều 26 BLTTDS 2015 thì tranh chấp về quyền sử
dụng đất sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, và chiếu theo điểm a khoản 1
Điều 35 BLTTDS 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp “về dân sự, hôn nhân và gia đình quy
định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7
Điều 26 của Bộ luật này”. Không những thế, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều 39 BLTTDS thì “đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tịa án nơi có
bất động sản có thẩm quyền giải quyết”, ở đây 57ha đất rừng này được xác định là
đối tượng tranh chấp là bất động sản thuộc huyện HĐ, tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy,
lúc này khi quan hệ pháp luật của vụ việc được xác định là quan hệ tranh châp hơp
đông chuyên nhuơng quyên sư dung đât thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Toà
án nhân dân huyện HĐ.
Từ những căn cứ đã nêu trên, có thể thấy rằng việc Hội đồng xét xử phúc thẩm
ra quyết định huỷỷ̉ bản án sơ thẩm do Tòa sơ thẩm vi phạm thủ tục tố tụng là xác
định sai quan hệ pháp luật và chuyển hồ sơ về cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án là
hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
CSPL: Điều 500 BLDS 2015, khoản 9 Điều 26, a khoản 1 Điều 35, điểm c
khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.
- Không đồng ý với quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm:
Tòa phúc thẩm xác định đây là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất là không hợp lý vì căn cứ theo Điều 46 BLDS 2015:
6


“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay
giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay

tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Ngày 06/6/2011, ơng T2 đến nhà ông T1 đặt vấn đề cần vốn làm ăn và đề nghị
vay lại của vợ chồng ông T1 1.400.000.000đ (Một tỷỷ̉ bốn trăm triệu đồng) và sẽ trả
lãi theo lãi suất của Ngân hàng nên ông T1 đã đồng ý cho vợ chồng ông T2 và bà H
vay và thiết lập giấy vay ghi rõ số tiền và thời hạn trả, có chữ ký đầy đủ của hai bên.
Điều này chứng tỏ ông T2 đã thực hiện hành vi vay tài sản cụ thể là vay tiền của
ơng T1 thơng qua giấy vay (có thể xem là hợp đồng vay tài sản). Như vậy, ta nên
xem đây là tranh chấp về hợp đồng vay nợ chứ không phải là tranh chấp về hợp
đồng quyền sử dụng đất như Tịa phúc thẩm đã tun bố.
Ngồi ra, nhận định “...phải coi ông yêu cầu của ông T2, bà H là yêu cầu phản
tố và hướng dẫn cho ông T2, bà H làm thủ tục yêu cầu phản tố theo quy định của
Bộ Luật tố tụng dân sự để xem xét u cầu của ơng T2, bà H thì mới giải quyết
được triệt để vụ án.” là chưa phù hợp vì căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 72
BLTTDS 2015, nếu yêu cầu phản tố của bị đơn khơng được Tịa án chấp nhận để
giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác". Như vậy,
trong trường hợp này nếu yêu cầu phản tố của ơng T2, bà H khơng được Tịa án
chấp nhận thì ơng T2, bà H vẫn có quyền khởi kiện một vụ án khác mà không nhất
thiết phải tiến hành thủ tục yêu cầu phản tố trong vụ án này.
CSPL: Điều 46 BLDS 2015, khoản 6 Điều 72 BLTTDS 2015
3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản
án.
Vấn đề pháp lý căn cứ theo tình tiết của Bản án là: Xác định sai quan hệ pháp
luật tranh chấp dẫn đến việc xác định sai thẩm quyền xét xử của Tịa án.
TĨM TẮT BẢN ÁN
Tháng 5 năm 2011, ơng T2 cùng vợ là bà H đã thỏa thuận với vợ chồng ông
T1 và bà S về việc mua 57ha đất rừng tại huyện ĐH, tỉnh Thái Nguyên của ông T,
sau khi kiểm tra thực tế thì ơng T2 đã đồng ý mua với giá 2.000.000.000đ (Hai tỷỷ̉
đồng). Ngày 16/05/2011, ông T2 và bà H đặt cọọ̣c cho vợ chồng ông T1 và bà S số
tiền 2.000.000.000đ (Hai tỷỷ̉ đồng) để mua đất của ông T1, nội dung này được xác

thực trong hợp đồng công chứng số 1146 quyển 1 do UBND xã KM chứng thực.
Nhưng cho đến ngày 01/09/2017 thì vợ chồng ơng T1 chỉ mới sang tên cho vợ
chồng ơng T2 56.230m2 tương đương 196.805.000đ. (Một trăm chín mươi sáu
triệu, tám trăm linh năm nghìn đồng).
Sau đó, ơng T2 biết ông T1 không đủ đất để bán cho mình vì ơng T1 đã tách
cho con và chưa đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy ông T2 đã vay lại
của vợ chồng ông T1 số tiền Một tỷỷ̉ bốn trăm triệu đồng trong số tiền
2.000.000.000đ (Hai tỷỷ̉ đồng) mà ông T2 đã đặt cọọ̣c trong hợp đồng mua đất. Việc
vay lại này được thiết lập trong giấy vay ghi rõ số tiền và thời hạn trả, có chữ ký
đầy đủ hai bên kèm theo thỏa thuận về lãi suất.
Cuối năm 2012, ông T1 khởi kiện, yêu cầu ông T2 và bà H trả số tiền đã vay
và yêu cầu trả lãi theo quy định của pháp luật. Tòa án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của vợ chồng ông T1 (Buộc ông T2 và bà H phải có trách nhiệm liên đới
trả cho ơng T1 và bà S số tiền gốc và lãi là 2.198.000.000đ). Ngồi ra, Ơng T2 và
7


bà H phải nộp số tiền án phí sơ thẩm là 75.960.000đ (bảy mươi lăm triệu, chín trăm
sáu mươi nghìn đồng) và án sơ thẩm còn tuyên quyền kháng cáo cho các đương sự
theo quy định của pháp luật.
Ngày 30/10/2017, ông T2 và bà H làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
và đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên bác yêu cầu của nguyên đơn, đồng
thời buộc ông T1 phải trả lại cho vợ chồng ông 400.000.000đ (Bốn trăm triệu
đồng).
Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhận định rằng: Vợ chồng ông T1, bà S có
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng ơng T2, bà H 56.230m2 đất rừng
tương đương 5.7 ha trong hợp đồng đặt cọọ̣c 57ha mà vợ chồng ông T2 đã giao kết
với vợ chồng ông T1. Nhận thấy ông T1 chưa chuyển nhượng hết đất theo hợp đồng
đặt cọọ̣c, mặt khác ơng T1 khơng cịn đủ đất vì đã chuyển nhượng cho con của ơng
T1, vì vậy mới có việc hai bên viết giấy vay nợ với nội dung vợ chồng ông T2 nợ vợ

chồng ông T1 1.400.000.000đ (một tỷỷ̉, bốn trăm triệu đồng). Xét thấy, phải xác định
quan hệ này là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thay vì quan
hệ tranh chấp hợp đồng vay nợ như Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định. Vì vậy khi vợ
chồng ơng T2 u cầu Tịa án giải quyết thì Tịa án phải coi u cầu của ông T2, bà
H là yêu cầu phản tố và hướng dẫn cho ông T2, bà H làm thủ tục yêu cầu phản tố
theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự để xem xét yêu cầu của ông T2, bà H thì
mới giải quyết được triệt để vụ án. Do vi phạm nghiêm trọọ̣ng thủ tục tố tụng xác
định sai quan hệ pháp luật nên cấp phúc thẩm không xem xét về nội dung, cần phải
hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại vụ án mới đảm bảo được quyền và nghĩa vụ
của các đương sự.
Ngoài ra, tại phiên tòa phúc thẩm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
bị đơn cịn cho rằng Tịa án cấp sơ thẩm có những vi phạm nghiêm trọọ̣ng thủ tục tố
tụng khi xác định không đúng quan hệ pháp luật, từ đó dẫn đến việc xác định sai
thẩm quyền xét xử của Tòa án, đây phải là quan hệ tranh chấp hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và Tòa án giải quyết phải là Tòa án nhân dân huyện ĐH.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1.

Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

2.

Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015.

3. Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần
thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ
sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự
B. Tài liệu tham khảo

8


1. Trường Đại họọ̣c Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Tố tụng
Dân sự Việt Nam (Tái bản, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam.

9



×