Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU LS tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐÀM THỊ MƯỜI XOAN

TUỔI CHỊU TNHS TRONG BLHS 2015
(SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2020

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐÀM THỊ MƯỜI XOAN

TUỔI CHỊU TNHS TRONG BLHS 2015
(SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2017)

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan

Hà Nội – 2020



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đàm Thị Mười Xoan

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................ vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ ................................................................................................... 7

1.1. Khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự ............................................... 7
1.2. Các đặc điểm của tuổi chịu TNHS ........................................................ 9
1.2.1.Tuổi chịu TNHS được nhà nước chính thức ghi nhận trong luật hình
sự của quốc gia ........................................................................................ 9
1.2.2.Tuổi chịu TNHS là một trong những đặc điểm bắt buộc đối với chủ
thể của tội phạm là cá nhân .................................................................... 10
1.2.3.Tuổi chịu TNHS phản ánh giới hạn tối thiểu của thời gian sống trên
đời mà một người khi đạt tới thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý
bất lợi do đã thực hiện một tội phạm ....................................................... 11
1.2.4. Tuổi chịu TNHS được tính theo tuổi trịn, được tính theo năm........ 13
1.2.5. Tuổi chịu TNHS có thể có sự khác biệt giữa các quốc gia trên thế giới . 14
1.2.6.Tuổi chịu TNHS có thể có sự khác biệt giữa các thời kỳ khác nhau
trong một quốc gia ................................................................................. 17
1.3. Cơ sở lý luận của việc quy định tuổi chịu TNHS trong pháp luật hình sự .... 22
1.3.1. Cơ sở về kinh tế-xã hội ................................................................. 22
1.3.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................... 24
1.3.3. Cơ sở tâm sinh lý.......................................................................... 26
1.3.4. Cơ sở về nhu cầu đấu tranh chống tội phạm ................................... 29
1.4. Mối liên hệ giữa tuổi chịu trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hình sự 31
ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Kết luận chương 1 .................................................................................... 33
Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ.................................................................................... 34
2.1. Sự phân chia các nhóm tuổi chịu TNHS khác nhau theo quy định của
BLHS 2015 .............................................................................................. 34

2.2. Nhóm tuổi chịu TNHS từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi và mối liên hệ với TNHS 36
2.2.1 Nguyên tắc xử lý ........................................................................... 36
2.2.2. Loại tội phạm phải chịu TNHS...................................................... 40
2.2.3. Loại hình phạt và mức hình phạt có thể áp dụng ............................ 44
2.2.4. Nguyên tắc tổng hợp hình phạt...................................................... 45
2.2.5. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tha miễn................................... 46
2.3. Nhóm tuổi chịu TNHS từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và mối liên hệ với
TNHS ...................................................................................................... 48
2.3.1. Nguyên tắc xử lý ......................................................................... 48
2.3.2. Loại tội phạm phải chịu TNHS...................................................... 48
2.3.3. Loại hình phạt và mức hình phạt có thể áp dụng ............................ 49
2.3.4. Nguyên tắc tổng hợp hình phạt...................................................... 50
2.3.5.Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tha miễn ................................... 51
2.4. Nhóm tuổi chịu TNHS từ đủ 18 tuổi trở lên và mối liên hệ với trách
nhiệm hình sự ........................................................................................... 52
2.4.1. Loại tội phạm phải chịu TNHS...................................................... 52
2.4.2. Loại hình phạt và mức hình phạt có thể áp dụng ............................ 53
2.4.3. Nguyên tắc tổng hợp hình phạt...................................................... 54
2.4.4. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tha miễn................................... 55
Kết luận chương 2 .................................................................................... 58

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN,
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ....................... 59
3.1. Thực trạng về tuổi chịu TNHS ở Việt Nam hiện nay ............................ 59

3.1.1. Thực tiễn về cơ cấu tội phạm xác định trên cơ sở phân nhóm tuổi
chịu TNHS ........................................................................................... 59
3.1.2. Thực trạng quy định pháp luật hình sự về tuổi chịu TNHS ............. 60
3.1.3. Thực trạng áp dụng pháp luật về tuổi chịu TNHS........................... 63
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện PLHS ...................................................... 68
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tuổi
chịu TNHS ............................................................................................... 70
KẾT LUẬN.............................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 76

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Viết tắt

1

BLHS

Bộ luật Hình sự

2


BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

3

TNHS

Trách nhiệm hình sự

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh độ tuổi chịu TNHS của một số quốc gia ......................... 15
Bảng 3.1. Bảng thống kê số bị can tỉnh Gia Lai từ 2016 đến 2018 ............... 60

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tuổi chịu TNHS là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hình sự
của mỗi quốc gia, thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người
phạm tội, vừa đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội nhưng phải đạt được mục

đích bảo vệ quyền con người, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội.
Từ phương diện lý luận, ở Việt Nam hiện nay rất ít cơng trình nghiên
cứu khoa học đề cập và phân tích một cách chuyên sâu về tuổi chịu TNHS.
Định nghĩa, các đặc điểm của tuổi chịu TNHS và cơ sở của việc quy định tuổi
chịu TNHS trong BLHS chưa được làm rõ để có được sự thống nhất về mặt
nhận thức đối với vấn đề này.
Từ phương diện thực tiễn, tuổi chịu TNHS là vấn đề cần làm rõ trong
quá tr nh giải quyết các vụ án h nh sự, đặc biệt là đối với những vụ án h nh sự do
người chưa thành niên phạm tội. Các cơ quan tiến hành tố tụng còn chưa hiểu
đúng về cách tính tuổi chịu TNHS dẫn đến việc áp dụng khơng thống nhất pháp
luật hình sự. Mặt khác, trong bối cảnh đất nước hiện nay, t nh h nh tội phạm
ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn mức độ nguy hiểm cho xã hội. Đặc biệt
hơn cả, vấn đề nóng hổi hiện nay đó là hiện tượng “trẻ hóa tội phạm , đ y là
hiện tượng độ tuổi của người thực hiện hành vi phạm tội ngày càng giảm và ở
mức thấp trung bình từ 14 đến 18 tuổi, thậm chí dưới độ tuổi chịu TNHS với các
hành vi phạm tội manh động, liều lĩnh, cũng như mức độ gây nguy hiểm cho xã
hội đặc biệt nghiêm trọng. Thực tiễn này gây ra nhiều tranh cãi xoay quanh việc
có nên giảm tuổi chịu TNHS xuống thấp hơn hay không.
Từ phương diện pháp lý, quy định pháp luật trong Bộ luật h nh sự
2015 về độ tuổi chịu TNHS cịn có những điểm chồng ch o, chưa rõ ràng .
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đồng thời, định nghĩa về tuổi chịu TNHS chưa được chính thức quy định
trong BLHS. Tất cả dẫn đến việc hiểu và áp dụng chưa thống nhất, còn nhiều
bất cập. Mặc d đã được pháp điển hóa lần thứ ba nhưng quy phạm về tuổi
chịu TNHS vẫn còn những nhược điểm đặt ra cho các nhà khoa học, các nhà

nghiên cứu cũng như các nhà lập pháp cần phải nghiên cứu, suy ngẫm và
khắc phục lại để hoàn thiện pháp luật.
uất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Tuổi chịu TNHS trong Bộ luật h nh sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) làm đề
tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Về tình hình nghiên cứu, tính tới thời điểm hiện tại th số lượng các công
tr nh nghiên cứu khoa học về tuổi chịu TNHS không nhiều, tính tới thời điểm
hiện tại vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào viết riêng về chế định này.
Tuy nhiên, cũng có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu khoa học như:
 Luận văn thạc sỹ gồm có:
-

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu TNHS theo luật hình sự
Việt Nam, Trần Thị Hồng Lan, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật –
Đại học Quốc Gia, 2012,

-

Tuổi chịu TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam, Thiều Cẩm Sơn,
Luận văn thạc sĩ luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam –
học viện khoa học xã hội, 2017;
 Sách chuyên khảo, bình luận gồm có:

- Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (sửa đổi và bổ sung của GS.TS. Võ
Khánh Vinh nxb Công an nh n d n, “B nh luận khoa học BLHS 1999 –
Phần chung , N B Thành phố Hồ Chí Minh.
- Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung),
GS.TSKH. Lê Văn Cảm, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
2


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-

Tội phạm và Trách nhiệm hình sự, TS. Trình Tiến Việt, nxb Công an
nhân dân, 2013.
 Các bài viết trên tạp chí:

-

Một số kiến nghị hồn thiện các quy định về tuổi chịu TNHS trong
pháp luật hình sự Việt Nam, Nguyễn Văn Niên, tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, Số 1/2015, tr. 35 – 41,

- Một số quy định sửa đổi, bổ sung liên quan đến tuổi chịu TNHS trong
BLHS năm 2015, Nguyễn Tuyết Mai, Tạp chí Tịa án nhân dân – Tòa
án nhân dân tối cao, Số 18/2015, tr. 1 - 6, 18.
- Tuổi chịu TNHS trong Luật Hình sự Việt Nam, Phạm Văn Báu, tạp chí
Luật học –Trường Đại học Luật Hà Nội.
Ngoài ra, giáo tr nh của một số cơ sở đào tạo luật trên cả nước đều đề
cập đến tuổi chịu trách nhiệm h nh sự, như: Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam, Tập I, Trương Quang Vinh, Nxb Công an nh n d n, Hà Nội năm 2005;
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Lê Cảm (Chủ biên),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2003;...
Tất cả các công tr nh nghiên cứu khoa học kể trên đã đề cập và phân tích
về tuổi chịu TNHS trên nhiều phương diện như những vấn đề lý luận, quá
tr nh pháp điển hóa, quy định của pháp luật Việt Nam qua từng thời kỳ,
tổng hợp những số liệu thực tiễn và chỉ ra những bất cập đồng thời từ đó đưa

ra những giải pháp đề xuất hoàn thiện.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về đề tài này chỉ nghiên cứu một phần về độ
tuổi chịu TNHS trên một phạm vi h p trong các bài viết, khóa luận, luận
văn,... Chưa có một công tr nh nào nghiên cứu s u sắc vào những quy định
của tuổi chịu TNHS trong Bộ luật h nh sự 2015. Phần lớn các nghiên cứu kể
trên đều dưới dạng bài viết, các bài viết hầu hết nghiên cứu từ thời điểm lập
pháp đến bộ luật h nh sự 1999, chưa có tài liệu nào thể hiện sự so sánh với
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quy định của chế định này trong bộ luật h nh sự 2015, chỉ ra những điểm mới
cũng như những bất cập trong các BLHS.
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu khoa học kể trên, trong luận văn này tác
giả sẽ nghiên cứu s u vào chế định của pháp luật h nh sự về “tuổi chịu TNHS
trong BLHS 2015 , chỉ ra những thay đổi của BLHS 2015 so với các bộ luật
trước, t m ra những vấn đề còn bất cập và đưa ra những giải pháp riêng của
m nh để tiếp tục hoàn thiện chế định về tuổi chịu TNHS.
3. Mục đ ch và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sâu sắc hơn những vấn đề
lý luận về tuổi chịu TNHS và ph n tích quy định về tuổi chịu TNHS theo quy
định của BLHS 2015(sửa đổi, bổ sung 2017), kết hợp nghiên cứu thực tiễn
khi áp dụng các quy định hiện hành để từ đó đưa ra được định hướng sửa đổi,
hoàn thiện các quy định cũng như n ng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần giải quyết được những
vấn nhiệm vụ sau:
- Về mặt lý luận: trên cơ sở của những nguyên cứu khoa học khái
niệm, các đặc điểm và cơ sở quy định về tuổi chịu TNHS, luận văn sẽ ph n
tích và làm rõ hơn một số vấn đề lí luận về tuổi chịu TNHS, đồng thời làm rõ

quy định của BLHS 2015 về chế định này trong sự so sánh với các bộ luật
trước đó.
- Về mặt thực tiễn: nghiên cứu việc áp dụng chế định tuổi chịu TNHS
trong thực tiễn áp dụng pháp luật h nh sự ở Việt Nam, từ đó đưa ra những
đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về tuổi chịu TNHS và đưa ra được những
kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về tuổi chịu TNHS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: luận văn nguyên cứu về các vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến vấn đề tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hình sự Việt Nam 2015 trên cơ sở so sánh với BLHS 1999 và quy định về
tuổi chịu TNHS của một số quốc gia khác, cũng như thực trạng về tuổi chịu
TNHS trong giai đoạn từ năm 2014-2018.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dưới góc độ khoa học
luật h nh sự thuộc chuyên ngành luật h nh sự và tố tụng h nh sự (mã số
8380101.03). Phạm vi nghiên cứu xoay quanh những vấn đề lí luận về tuổi
chịu TNHS theo thời gian từ xã hội Việt Nam thời k phong kiến đến hiện
nay. Ph n tích quy định của BLHS 2015 và BLHS các nước Liên Bang Nga,
Cộng hòa nh n d n Trung Hoa, malayxia, cũng như thực tiễn x t xử về các tội
phạm này, từ đó đề xuất nội dung hồn thiện và đưa ra giải pháp bảo đảm áp
dụng quy định của BLHS về quy định tuổi chịu TNHS.
Phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của

Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề tội phạm và hình phạt, về đấu tranh
và phịng ngừa tội phạm, lý luận về luật hình sự và tố tụng hình sự.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
+ Phương pháp ph n tích hệ thống
+ Phương pháp lịch sử
+ Phương pháp ph n tích
+ Phương pháp tổng hợp
+ Phương pháp so sánh
+...
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công tr nh khoa học ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghiên cứu về đề tài tuổi chịu TNHS trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017). Do đó, luận văn có những điểm mới sau đ y:
- Đưa ra khái niệm về tuổi chịu trách nhiệm h nh sự
- Làm sâu sắc một số vấn đề lý luận về tuổi chịu trách nhiệm h nh sự;
- Ph n tích quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 về tuổi chịu
TNHS và so sánh với BLHS một số nước về quy định này;
- Nghiên cứu thực trạng về tuổi chịu TNHS trong giai đoạn 5 năm
2014-2018;
- Phân tích những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn x t xử và quy
định pháp luật về tuổi chịu TNHS, qua đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện
pháp luật và giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định này trên thực tế.
Luận văn có một số đóng góp sau:
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hồn thiện quy định của
BLHS năm 2015 về tuổi chịu TNHS, đồng thời có thể sử dụng làm tư

liệu cho việc nghiên cứu khoa học pháp lý h nh sự.
- Về mặt thực tiễn: Những đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật
trong BLHS năm 2015 về tuổi chịu TNHS của luận văn góp phần n ng
cao hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm ở Việt
Nam hiện nay.
7. Kết cấu của uận v n
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, trang mục lục và danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tuổi chịu TNHS
Chương 2: Những quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 về tuổi
chịu TNHS
Chương 3: Thực tiễn và một số giải pháp hoàn thiện, n ng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật h nh sự Việt Nam hiện hành về tuổi chịu TNHS
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ

1.1. Khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự
TNHS là một trong những chế định trung tâm, chủ yếu nhất xun suốt
tồn bộ pháp luật hình sự. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học[2,tr21]
định nghĩa “trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí
bất lợi về hành vi phạm tội của m nh . Theo đó, có thể hiểu TNHS là một
dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, vì vậy để biết được một người có
phải chịu trách nhiệm hay khơng cần phải có năm điều kiện bắt buộc do pháp
luật hình sự quy định là: người đó phải có năng lực TNHS,đủ tuổi chịu
TNHS, chủ thể phải có lỗi , hành vi đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị

luật hình sự cấm[26,tr636]. Tuổi chịu TNHS là một trong năm căn cứ riêng
cần và đủ, là căn cứ mang tính chất bắt buộc mà thiếu nó thì sẽ khơng có
TNHS. Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, tuổi chịu TNHS tuy khơng được ghi
nhận chính thức là một đặc điểm cơ bản của tội phạm nhưng lại có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc làm sáng tỏ TNHS của người phạm tội.
Bàn về vấn đề tuổi chịu TNHS, trước hết cần chỉ ra khái niệm về
“tuổi . Theo Đại từ điển Tiếng Việt [1,tr1750] khái niệm về tuổi được định
nghĩa là: “Năm, d ng làm đơn vị tinh thời gian sống của người, là khoảng
thời gian từ khi sinh ra đến thời điểm xác định nào đó . Theo đó, tuổi của một
người được tính theo đơn vị năm, ph hợp với quy luật của tự nhiên một vòng
quay của trái đất quanh mặt trời. Cách tính tuổi của một người sẽ dựa vào
thời gian khi người đó được sinh ra đến một thời điểm xác định nào đó.
Về mặt lập pháp, khái niệm về “người đủ tuổi chịu TNHS vẫn chưa
được các nhà làm luật điều chỉnh trong BLHS. Tuy trong nghiên cứu và áp
dụng pháp luật hình sự, thuật ngữ liên quan tới tuổi chịu TNHS được sử dụng
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khá phổ biến, nhưng vẫn chưa được định nghĩa hoặc khơng có sự thống nhất
trong cách gọi và cách hiểu. Trong nhiều tài liệu, tuổi chịu TNHS có thể được
hiểu như tuổi tối thiểu của TNHS. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ tuổi tối
thiểu của TNHS đôi khi dẫn đến việc cần phải ph n biệt được các giới hạn tuổi
khác nhau. Ch ng hạn, ở những quốc gia tồn tại hai giới hạn độ tuổi tối thiểu
chịu TNHS, độ tuổi tối thiểu trên và độ tuổi tối thiểu dưới th tuổi tối thiểu của
TNHS phải được xác định theo hai mức 48,tr49 . Dựa trên khái niệm về TNHS
và khái niệm về tuổi, các nhà hình sự học đã x y dựng nên quan điểm về tuổi
chịu TNHS theo pháp luật Việt Nam. Theo GS.TS. Lê Cảm:“Đủ tuổi chịu
TNHS là đủ tuổi do pháp luật hình sự quy định tại thời điểm thực hiện tội phạm

để có thể có khả năng nhận thức đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của
hành vi do mình thực hiện cũng như có khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi
ấy 24, tr128 . Như vậy người đủ tuổi chịu TNHS có thể hiểu là người mà tại
thời điểm phạm tội đã đạt đến độ tuổi quy định trong luật hình sự có khả năng
nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý, cũng như điều
khiển được hành vi của bản thân một cách đầy đủ. Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc
Hịa thì : “Năng lực TNHS chỉ được h nh thành khi con người đã đạt độ tuổi nhất
định và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện trong thời gian nhất định
tiếp theo. Khi đã đạt độ tuổi đó, con người nói chung sẽ có năng lực TNHS, trừ
những trường hợp cá biệt – những trường hợp mà luật hình sự coi là trong tình
trạng khơng có năng lực TNHS 29,tr176 . Có thể thấy, tuổi chịu TNHS được
hiểu một cách gián tiếp là một độ tuổi nhất định, khi đạt độ tuổi đó th con người
sẽ có năng lực TNHS và sẽ phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi từ việc phạm
tội của mình, trừ những trường hợp khác mà luật hình sự quy định. Từ đó, “luật
hình sự các nước dựa trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu, khảo sát về tâm lí
cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của m nh đã quy định tuổi b t đầu có
năng lực TNHS đầy đủ 29,tr176 .
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mới đ y, trong một cuốn sách chuyên khảo vừa được xuất bản của
m nh, TSKH.GS Lê Văn Cảm – một nhà khoa học nghiên cứu rất sâu về luật
hình sự - từng định nghĩa: “Tuổi chịu TNHS của một người là tuổi được quy
định tại…. và được tính tại thời điểm người đó thực hiện tội phạm 28, tr214
, hoặc “Người đủ tuổi chịu TNHS là người mà tại thời điểm phạm tội đã đạt
đến độ tuổi nhất định được quy định tại… để có thể có khả năng nhận thức
được hồn tồn tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình
thực hiện, đồng thời có thể hồn tồn điều khiển được hành vi đó 28,tr215 .

Kế thừa tư tưởng của các nhà khoa học tiền bối và những nội dung đã
được phân tích, tác giả Dựa trên những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa
một cách khái quát về tuổi chịu TNHS nhất như sau: Tuổi chịu TNHS của một
người là khoảng thời gian tính từ lúc sinh ra đến thời điểm nhất định do luật
hình sự quy định mà khi ấy người đóđó thực hiện tội phạm đủ tuổi do luật
hình sự quy định mới phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội
của mìnhđược nhà nước thừa nhận là có khả năng phạm tội và khả năng
gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do việc thực hiện tội phạm của mình.
1.2. Các đặc điểm của tuổi chịu TNHS
1.2.1. Tuổi chịu TNHS được nhà nước chính thức ghi nhận trong luật
hình sự của quốc gia
Quy định độ tuổi để xác định tư cách chịu trách nhiệm của chủ thể là
một nội dung có tính chun biệt, vì thế mỗi ngành luật có cách xác định khác
nhau về độ tuổi. Trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia việc xác định tuổi
chịu TNHS là vấn đề vơ cùng quan trọng bởi nó thể hiện quan điểm của Nhà
nước về việc xử lý tội phạm đảm bảo an toàn trật tự xã hội đồng thời bảo vệ
quyền con người. Trong ngành luật hình sự, tuổi chịu TNHS đã được các nhà
lập pháp ghi nhận tại điều 12 BLHS 2015 như sau:

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những
tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134,
141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251,
252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Quy định về tuổi chịu TNHS đã được ghi nhận tại một điều luật riêng
biệt, độc lập trong Phần chung của BLHS. Điều đó có thể thấy tuổi chịu
TNHS là một vấn đề lí luận quan trọng vì nó có yếu tố quyết định trong việc
một người có hoặc khơng phải chịu trách nhiệm pháp lý quy định trong
BLHS. Vì thế, về nguyên tắc khi xác định tuổi chịu TNHS của một người,
chúng ta cần căn cứ vào quy định của luật hình sự mà không viện dẫn các quy
định của các ngành luật khác. Chỉ trong một số trường hợp nhất định mà luật
hình sự dẫn chiếu sang quy định của các ngành luật khác thì mới có thể áp
dụng cách tính tuổi của ngành luật đó để xác định tuổi chịu TNHS.
1.2.2. Tuổi chịu TNHS là một trong những đặc điểm bắt buộc đối với chủ
thể của tội phạm là cá nhân
Việt Nam cũng như phần lớn các nước trên thế giới đều quy định về
chủ thể của tội phạm không chỉ là cá nh n. Điều 2 BLHS 2015 của Việt Nam
quy định: “1. Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải
chịu TNHS. 2. Chỉ pháp nh n thương mại nào phạm một tội đã được quy định
tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu TNHS . Có thể thấy, các nhà làm
luật Việt Nam đã chính thức quy định pháp nh n thương mại là chủ thể của
tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối chiếu với quy định của các
nước trên thế giới, chủ thể có thể chịu TNHS theo đó có thể là cá nhân, pháp
nhân, hay thậm chứí là cơ quan nhà nước. Trung Quốc là quốc gia quy định
về TNHS của cơ quan nhà nước trong Điều 47 Luật Hải Quan năm 1987 quy

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


định: “Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, các đồn thể xã
hội phạm tội bn lậu, cơ quan tư pháp có thể truy cứu trách nhiệm h nh sự
theo luật định đối với người quản lý và nh n viên chịu trách nhiệm trực tiếp

42,tr4 , tuy nhiên từ khi ban hành Bộ luật h nh sự năm 1997 đến nay chưa có
trường hợp nào cơ quan nhà nước bị truy cứu TNHS. V thế, các nhà lý luận
Trung Quốc kiến nghị loại bỏ các cơ quan nhà nước ra khỏi quy định là chủ
thể của tội phạm và xử lý theo quy định về cá nh n phạm tội.
Chủ thể phải chịu TNHS ở một số nước trên thế giới có thể là cá nhân hoặc
pháp nh n, nhưng tuổi chịu TNHS chỉ là dấu hiệu bắt buộc đối với cá nhân mà
không bắt buộc đối với pháp nh n. Trong quy định của các quốc gia về độ tuổi
chịu TNHS chỉ có quy định về một người khi đến tuổi nhất định sẽ có thể bị truy
cứu TNHS về tội phạm của m nh g y ra, như trong Điều 12 BLHS Việt Nam năm
2015 có quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.2. Người từ đủ 14
tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội giết người, tội cố ý
g y thương tích… . Hay BLHS Cộng hịa Nh n d n Trung Hoa năm 1997, sửa
đổi năm 2005 cũng quy định tại Điều 17 như sau: “Người từ đủ 16 tuổi phạm tội
phải chịu TNHS. Người đủ 14 tuổi những chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội
giết người hoặc cố ý g y thương tích … 15,tr43 . Như vậy có thể thấy theo quy
định của BLHS các quốc gia trên thế giới đều quy định tuổi chịu trách nhiệm đều
là thuộc về “người , tức là áp dụng với chủ thể là cá nhân. Một người khi đạt tuổi
nhất định được quy định trong văn bản pháp luật hình sự mới phải chịu trách
nhiệm về hành vi phạm tội của mình.
1.2.3. Tuổi chịu TNHS phản ánh giới hạn tối thiểu của thời gian sống trên
đời mà một người khi đạt tới thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý
bất lợi do đã thực hiện một tội phạm
Đến một độ tuổi quy định, chủ thể sẽ phải chịu TNHS nếu thực hiện
hành vi phạm tội. Theo quy định của pháp luật hình sự th người chưa đạt độ
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



tuổi bắt đầu có năng lực TNHS sẽ ln được coi là khơng có lỗi (v chưa có
năng lực TNHS) 29,tr176 . Những người dưới độ tuổi phải chịu TNHS th
được coi là khơng có năng lực TNHS và khơng bị xử lý theo thủ tục tư pháp
h nh sự trong bất kỳ hoàn cảnh nào[48,tr49]. Mốc thời gian đầu xác định tuổi
của người phạm tội là ngày người đó được sinh ra. Thời điểm sau được xác
định là thời điểm hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện, tức là hành vi
xảy ra ngày nào th ngày đó được sử dụng làm mốc để tính tuổi của chủ thể.
Pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự các nước trên thế giới khi quy định về
tuổi chịu trách nhiệm hình sự th đều ghi nhận tuổi thấp nhất mà chủ thể bắt
đầu có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Các nước trên thế giới quy định tuổi
chịu TNHS phổ biến là từ 13 đến 18 tuổi. Trong số đó, pháp luật hình sự của
Trung Quốc, Nga và Việt Nam... đều quy định người có thể phải chịu TNHS
khi đã thực hiện tội phạm là “từ đủ 14 tuổi .
Trong lịch sử phát triển của luật hình sự, đã từng có những quy định về
tuổi chịu TNHS bao gồm giới hạn tuổi tối thiểu và tuổi tối đa. Theo đó, một
người chỉ phải chịu TNHS khi họ đang ở trong giới hạn tuổi theo quy định
của luật hình sự. Ví dụ, theo quy định của Bộ luật Hồng Đức tại Điều 16: “từ
90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu có bị tội chết cũng khơng hành
h nh 13,tr221 . Quy định này được hiểu là người dưới 7 tuổi và trên 90 tuổi
dù phạm vào tội chết th cũng không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, việc quy
định về giới hạn tuổi tối đa phải chịu TNHS trong xã hội hiện đại là khơng
cịn phù hợp với yêu cầu đấu tranh chống tội phạm. Sự không phù hợp thể
hiện ở việc tuổi thọ trung bình của con người đang ngày một cao hơn, trí tuệ
hay nhận thức của những người cao tuổi cũng có thể cịn hồn tồn minh mẫn.
Bên cạnh đó, trên thực tế hiện tượng tội phạm do người cao tuổi thực hiện có
xu hướng gia tăng, đặc biệt là những tội phạm có tính nguy hiểm cao như các
tội xâm phạm tình dục trẻ em…. Do đó, pháp luật hình sự hiện đại chỉ quy
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



định giới hạn tối thiểu mà không quy định về giới hạn tối đa của thời gian
sống trên đời mà một người khi đạt tới thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả
pháp lý bất lợi do đã thực hiện một tội phạm. Như vậy, một người khi đủ 14
tuổi đạt tuổi tối thiểu do luật định tính từ ngày người đó được sinh ra sẽ có thể
phải chịu TNHS do hành vi phạm tội của mình. Tức là trong độ tuổi tối thiếu
này th đối với người đó, TNHS sẽ không bị đặt ra. Điều này là hợp lý vì ở
lứa tuổi cịn nhỏ, tâm sinh lý của các em phát triển cịn chưa hồn thiện, ít
kinh nghiệm sống, có thể chưa nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi.
1.2.4. Tuổi chịu TNHS được tính theo tuổi trịn, được tính theo năm
Mặc dù tuổi được hiểu theo cách thống nhất là khoảng thời gian từ khi
sinh ra đến thời điểm xác định nào đó nhưng cách tính tuổi trên thực tế lại
khơng được thống nhất như vậy.
Cách tính tuổi thực tế ở các nước trên thế giới vốn không đồng nhất như
nhau và không phải lúc nào cũng được tính theo tuổi trịn và tính theo năm.
Phong tục tập quán người Việt tính theo tuổi mụ là một ví dụ chứng minh cho sự
khơng đồng nhất này. Một người nếu tính theo thơng lệ quốc tế - tính tuổi trịn
và theo năm – thì anh ta mới 29 tuổi. Tuy nhiên, khi làm những việc hệ trọng
trong cuộc đời như là kết hôn, cưới hỏi, làm nhà, ma chay… th anh ta luôn
được coi là 30 tuổi để tính tốn ngày lành tháng tốt mà tổ chức sự kiện.
Ở Hàn Quốc, cách tính tuổi truyền thống cũng tính thời gian bào thai
trong bụng m và được làm tròn thành 1 năm, nghĩa là một đứa trẻ vừa chào đời
đã đạt một tuổi. Thêm vào đó, cứ bước sang năm dương lịch mới thì mỗi người
lại được cộng thêm một tuổi chứ không phải cứ đủ 12 tháng mới trịn một năm
tuổi. Cách tính này dẫn tới một nghịch lý là có đứa trẻ vừa chào đời chưa đầy
một tuần đã được người Hàn Quốc tính là 02 tuổi. Ví dụ: đứa trẻ A sinh ngày
29/12/2018, ngày b chào đời là b đã được 01 tuổi (do cách tính tuổi thai, tuổi
mụ), chỉ ba ngày sau bước sang năm mới – bắt đầu từ ngày 1/1/2019 – b A đã
13


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thêm tuổi mới và được tính là 02 tuổi! Chuyện tính tuổi ở Hàn Quốc càng trở
nên phức tạp khi Nhà nước thừa nhận song song hai loại quốc gia này rất coi
trọng phong tục truyền thống, việc tính tuổi theo cách cổ truyền được sử dụng rất
phổ biến và rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống. Điều này dẫn đến những
phiền toái trong các giao dịch của người Hàn Quốc vì họ ln phải giải thích tuổi
đang được sử dụng là "tuổi Hàn Quốc" hay "tuổi quốc tế".
Mặc dù có những cách tính tuổi truyền thống như ở một số quốc gia
nêu trên song về cơ bản, x t trên phương diện pháp lý, cách tính tuổi được
pháp luật các nước trên thế giới quy định đều thống nhất theo tuổi trịn và
được tính theo năm. Điều này cũng được thể hiện trong điều 12 BLHS Việt
Nam năm 2015 quy định về tuổi chịu TNHS: “người từ đủ 16 tuổi... và
“người từ đủ 14 tuổi . Các nhà làm luật Việt Nam quy định bằng từ “đủ 14
tuổi tức là tuổi của người đó khơng được tính khi đến 14 tuổi mà chỉ được
tính khi trịn 14 tuổi. Tuổi tròn được xác định bằng cách lấy ngày sinh nhật
gần nhất của người đó để tính. Tuổi trịn ở đ y được quy định là tuổi “đủ , tức
là đủ 14 tuổi hoặc đủ 16 tuổi được tính theo sinh nhật của người đó.
Cùng với cách tính theo tuổi trịn, tuổi của chủ thể của tội phạm được
tính theo đơn vị “năm , tức là đủ một năm từ ngày người đó sinh ra sẽ được
tính là một tuổi. Theo BLHS 2015 quy định về tuổi chịu TNHS là “16 tuổi
và “14 tuổi , cách tính này ph hợp với chu kì sinh học của con người và phù
hợp với quy luật của tự nhiên một vòng quay của trái đất quanh mặt trời .
Như vậy, tuổi chịu TNHS của một người sẽ được tính dựa vào mốc
thời gian khi người đó được sinh ra đến một thời điểm xác định nào đó và
được tính bằng đơn vị “năm .
1.2.5. Tuổi chịu TNHS có thể có sự khác biệt giữa các quốc gia trên thế giới
Mức tuổi cụ thể của tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và của tuổi năng

lực TNHS đầy đủ được xác định ở mỗi nước khơng hồn tồn giống nhau.
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mỗi quốc gia trên thế giới đều có chính trị, truyền thống văn hóa, lịch sử,
quan niệm về đạo đức, phong tục tập quán khác nhau, thêm vào đó sự phát
triển kinh tế giữa các quốc gia vẫn còn nhiều sự chênh lệch. Những lí do trên
dẫn đến sự khác biệt về quy định tuổi chịu TNHS ở mỗi quốc gia. Vì vậy, luật
hình sự các nước trên thế giới đều có quy định tuổi chịu TNHS, nhưng t y
thuộc vào đặc điểm riêng của từng quốc gia mà không phải quốc gia nào cũng
quy định giống nhau. Bảng so sánh về độ tuổi chịu TNHS của một số nước
trên thế giới dưới đ y đã phản ánh được sự khác nhau đó 35,tr243 :
Bảng 1.1: So sánh độ tuổi chịu TNHS của một số quốc gia
Quốc gia
Anh – xứ

Tuổi chịu
TNHS

Quốc gia

Tuổi chịu
TNHS

Quốc gia

Tuổi chịu
TNHS


10

Đức

14

Naminia

10

Angiêri

13

Hi Lạp

13

Hà Lan

12

Anđơra

16

Hơnđurát

12


Niu Dilân

10

Áchentina

14

Hunggary

14

Na Uy

15

Ơxtrâylia

10

Aixơlen

15

Philíppin

9

Áo


14

Ấn Độ

7

Ba Lan

13

Adécbaidan

14

Irắc

9

Bácbađốt

7

Ailen

12

Rumani

16


Bêlarút

14

Ixraen

13

Nga

14

Bỉ

16

Italia

14

Bôxnia

14

Giamaica

7

Nhật Bản


14

Bulgari

14

Kadắcxtan

14

Xcốtlen

8

Wale

Bồ Đào
Nha

Xan
Mariô

16

12

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Canada

12

Kênya

7

Xênêgan

13

8

Hàn Quốc

14

Xingapo

7

16

Cơt

7


Xlơvakia

15

14

Látvia

16

Xlơvênia

14

Cơlơmbia

18

Libăng

12

Nam Phi

10

Cơxta Rica

12


Libi

8

Cuba

16

Lithuania

14

Thụy Sĩ

7

Síp

7

Luychxămbua

18

Tandania

15

15


Maxêđơnia

14

Thái Lan

7

Đan Mạch

15

Malaixia

10

Tơgơ

15

Êcuađo

12

Manta

9

Triniđát


7

Ai Cập

15

Mơritiút

14

Extơnia

16

Mêhicơ

6

Ucraina

14

Phần Lan

15

Mơndơva

16


Hoa Kỳ

6+/N

Pháp

13

Mơng Cổ

14

Dambia

14

Đảo
Xâyman
Chilê
Trung
Quốc

Cộng hịa
Séc

Tây Ba
Nha

Thổ Nhĩ
Kỳ


14

12

Tham chiếu vào bảng trên có thể thấy các nước quy định về tuổi chịu
TNHS có sự khác nhau rõ rệt. Độ tuổi chịu TNHS thấp nhất là 6 tuổi theo quy
định của Mêhicô và Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, quy định về tuổi chịu TNHS được
thiết lập theo pháp luật liên bang và các tiểu bang. Phần lớn các bang dựa vào
pháp luật chung quy định độ tuổi này là từ 7 tuổi đến 14 tuổi, chỉ có 13 tiểu
bang đã thiết lập độ tuổi tối thiểu trong khoảng từ 6 đến 12 tuổi, trong đó thấp
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhất là Bắc Crollina. So sánh theo bảng trên, khá nhiều quốc gia quy định độ
tuổi chịu TNHS thấp dưới 12 tuổi như: Anh, Nam Phi, Ôxtr ylia,

ingapo,

Ấn Độ,... Một số quốc gia quy định tuổi chịu TNHS trên 16 tuổi như Bỉ,
Chile, Cuba, Bồ Đào Nha,...Độ tuổi chịu TNHS là từ đủ 14 tuổi trở lên chiếm
tỷ lệ cao nhất như: Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản…. Trong bảng số liệu
trên, độ tuổi cao nhất là 18 tuổi tại Côlômbia và Luychxămbua. Ở các nước
châu Mỹ La tinh, hầu hết đều tiến hành cải cách của pháp luật về cơng lý trẻ
vị thành niên đang được tiến hành, vì thế TNHS đã được n ng lên đến 18 tuổi
ở Colombia, còn ở Argentina là 16 tuổi.
Trên thế giới, hầu hết các nước đều quy định tuổi chịu TNHS. Mặc dù
quy định độ tuổi chịu TNHS mỗi nước có cách tiếp cận khác nhau, song đều

giống nhau ở chỗ chỉ rõ giới hạn thấp nhất mà một người khi thực hiện tội
phạm phải chịu TNHS. Các quốc gia đều cho rằng đ y là cơ sở pháp lý quan
trọng để truy cứu TNHS người phạm tội.[40,tr13]. Sự khác nhau thể hiện rõ
chính sách hình sự của mỗi quốc gia trong việc xử lý người phạm tội, sự khác
nhau này cũng sẽ được lý giải cụ thể hơn ở Tiểu mục 1.3 của Chương này.
1.2.6. Tuổi chịu TNHS có thể có sự khác biệt giữa các thời kỳ khác nhau
trong một quốc gia
Mức tuổi cụ thể của tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và của tuổi năng
lực TNHS đầy đủ được xác định ở mỗi nước và có thể ở mỗi thời gian trong
mỗi nước khơng hồn tồn giống nhau 29,tr176 . Đối với mỗi quốc gia, quy
định về tuổi chịu TNHS sẽ thay đổi theo sự phát triển của lịch sử, vì thế các
quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đều có sự đổi mới về pháp luật theo
lịch sử phát triển của đất nước.
Bộ luật Hồng Đức là di sản pháp lý lớn nhất và quan trọng nhất của
toàn bộ pháp luật Việt Nam thời trung cổ nói chung và của pháp luật hình sự
nói riêng, trong đó chứa đựng số giá trị pháp luật truyền thống tiến bộ. Bộ luật
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×