Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vieng lang bac hoan canh sang tac dan y phan tich tac pham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.33 KB, 7 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Viếng lăng Bác - Hồn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích
tác phẩm
I. Nội dung bài thơ Viếng lăng Bác
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

II. Vài nét về tác giả Viễn Phương
- Viễn Phương (1928-2005) tên thật là Phan Thanh Viễn
- Quê quán: An Giang
- Sự nghiệp sáng tác:
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, là
một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời
chống Mĩ cứu nước
Năm 1952, trường ca “Chiến thắng Hịa Bình” của ơng được giải nhì khi Nam Bộ
tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật
Khi Chi hội văn nghệ Nam Bộ được tổ chức ông được bầu làm Ban chấp hành.
Tác phẩm tiêu biểu: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,…
- Phong cách sáng tác: Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc nhưng không bi lụy,
thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khng

III. Tác phẩm Viếng lăng Bác
1. Hồn cảnh sáng tác
Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc
thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn
phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như
mây mùa xuân” năm 1978
2. Bố cục
Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước khơng gian, cảnh vật bên ngồi lăng
Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác
Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác
Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về
3. Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động xuất sắc của nhà thơ nói riêng
và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác
4. Giá trị nghệ thuật
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bài thơ viết theo thể thơ bảy chữ, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều
hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm

IV. Phân tích tác phẩm Viếng lăng Bác
I. Mở bài
Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương - là một cây bút có mặt sớm nhất của lực
lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước.
Vài nét về bài thơ “Viếng lăng Bác” - bài thơ là dòng cảm xúc nghẹn ngào của tác
giả khi đến thăm lăng, nó cịn là một nén hương thơm dâng lên chủ tịch Hồ Chí
Minh
II. Thân bài
1. Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác (khổ 1)
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: nhân dân miền Nam xưng con với Bác vì
Bác như một người cha nhân hậu hiền từ
Nhà thơ dùng từ “thăm”: nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau, mặc dù Bác đã
đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác ln sống mãi
Từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt mà một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra
quanh lăng
Hình ảnh hàng tre mang nghĩa thực là những khóm tre quanh lăng nhưng còn mang
nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng
có tinh thần yêu thương, đùm bọc
⇒ Tác giả đứng trước lăng bác với cảm xúc nghẹn ngào “ôi”, xưng hô “con”…
Xem thêm: Phân tích khổ thơ đầu của bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
2. Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác (khổ 2)

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Ẩn dụ “mặt trời”: Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống
của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác
Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vơ tận, tấm lịng của người dân chưa
bao giờ thơi nhớ Bác
Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng
hoa rực rỡ huy hồng, mỗi người mang một bơng hoa của lịng thành kính, sự u
mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ
“bảy mươi chín mùa xn”: là hốn dụ chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xn,
đó cịn là tuổi thọ của Bác
⇒ Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người
dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc
Xem thêm: Phân tích khổ 2 của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
3. Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác (Khổ 3)
“Giấc ngủ bình n”: nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái
độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.
“Vầng trăng sáng dịu hiền”: nhân hóa chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ
chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người
“Trời xanh”: ẩn dụ Bác trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước
Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà
thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cứa trong tim mình
⇒ Cảm xúc trong lăng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động
Xem thêm: Phân tích khổ thơ thứ ba trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương
4. Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về (Khổ 4)

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí


“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: cảm xúc trực tiếp lưu luyến không
muốn rời xa
Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”:
niềm dâng hiến tha thiết, mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác
Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng
⇒ Chủ thể “con” đến đây không xuất hiện thẻ hiện ước nguyện này không phải
của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác
Xem thêm: Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
III. Kết bài
- Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên bài thơ:
Với thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu
từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cơ đọng
Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của
Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lịng tơn kính và biết
ơn…

V. Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.
2. Thân bài
a. Khổ thơ 1:
Tác giả ở tận miền Nam mãi sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm vị lãnh tụ
kính yêu của dân tộc. Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong
khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí


Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây tre kia như ý
chí con người Việt Nam qua bao năm tháng ln ln bất khuất, kiên cường, hiên
ngang. Dù có trải qua “bão táp mưa sa” nhưng vẫn đồn kết một lịng cùng nhau
đứng lên.
Từ láy “xanh xanh” diễn tả con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn
“xanh” màu xanh bất diệt.
b. Khổ thơ 2:
“Ngày ngày” là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng
như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Biện pháp
nghệ thuật hoán dụ: nếu mặt trời soi sáng cho nhân loại thì Bác Hồ là mặt trời của
cả dân tộc Việt Nam, mang đến ánh sáng độc lập, tự do cho dân tộc.
Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng
thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc
thương, đau xót vơ vàn.
Người đọc như cảm thấy được sự tĩnh lặng, sự trải dài miên man vô tận của hàng
người vào viếng Bác. Cả đoàn người ấy cứ lặng lẽ “đi trong thương nhớ”, thương
nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vơ vàn kính u của dân tộc.
Viễn Phương hòa cùng dòng người đem tấm lịng u kính chân thành của mình
dâng lên Bác, dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Người. Cả cuộc đời Người,
với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút
giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình.
c. Khổ thơ 3
Bác đang nằm ở đó, nhẹ nhàng thanh thản như đang chìm trong một giấc ngủ ngon.
Cả cuộc đời Người chỉ có một niềm mong ước, đó là đất nước được hịa bình. Vậy
nên khi đất nước được hịa bình, độc lập Người đã được nghỉ ngơi trong giấc ngủ
yên bình.
Bầu trời bao năm tháng vẫn xanh một màu trường tồn vĩnh cửu, vậy mà vị Cha già
của dân tộc đã phải ra đi. Vẫn biết quy luật sinh tử của tạo hóa nhưng vẫn thấy xót


Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

xa, đau đớn vơ cùng. Dù lý trí ln tỏ tường rằng quy luật của thiên nhiên là bất
biến, nhưng vẫn “nghe nhói ở trong tim”.
d. Khổ thơ cuối
Bao nhiêu nỗi đau xót, nghẹn ngào cứ thế tn theo dịng lệ trào.
Điệp từ “muốn” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ. Đó là một
ước muốn mãnh liệt, niềm khao khát cháy bỏng được ở lại bên cạnh Người chỉ để
làm “một con chim hót”, “một đóa hoa”, “một cây tre trung hiếu”.
→ Cả khổ thơ đã thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của tác giả, cũng chính là
mong ước của mỗi người dân Việt Nam. Đó là ln ln được ở cạnh Người, ở
cạnh vị lãnh tụ mn vàn kính yêu của dân tộc.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
--------------------------Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu tại: Tài liệu học tập lớp 9.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×