Tải bản đầy đủ (.doc) (203 trang)

Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.92 MB, 203 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


TRẦN THANH TÂM

HỒN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CƠNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số

: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH




HỒN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CƠNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số

: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS,TS. PHẠM VĂN ĐĂNG
2. PGS,TS. NGUYỄN HỮU ÁNH

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
kết quả nêu trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy
đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Trần Thanh Tâm

i



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................ 1
MỤC LỤC.......................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. viii
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 4
5.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................................... 4
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................... 5
5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu.......................................................................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................................... 8
7. Kết cấu của luận án.......................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP....................................................................................................... 10
1.1. Tổng
10

quan

nghiên

cứu

1.1.1. Nghiên cứu về quản trị tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập........................ 10

1.1.2. Nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính tại các đơn vị
sự nghiệp công lập............................................................................................................ 10
1.1.3. Xác lập vấn đề nghiên cứu..................................................................................... 15
1.2. Đơn vị sự nghiệp công lập và quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.....................18
1.2.1. Đơn vị sự nghiệp công lập...................................................................................... 18
1.2.2. Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập.......................................................... 19
1.3. Phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập. 26
1.3.1. Khái niệm và mục tiêu phân tích báo cáo tài chính................................................ 26
ii


1.3.2. Quy trình phân tích báo cáo tài chính..................................................................... 28

iii


1.3.3. Phương pháp kỹ thuật - nghiệp vụ phân tích báo cáo tài chính..............................29
1.3.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính tại các đơn vị sự
nghiệp cơng lập................................................................................................................ 31
1.3.4.1. Phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho việc lập kế hoạch tài chính...................32
1.3.4.2.Phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính 36
1.3.4.3. Phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho việc kiểm sốt và ra quyết định quản lý
tài chính............................................................................................................................ 38
KẾT
LUẬN
CHƯƠNG
1
..........................................................................................................................................
41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ

TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CƠNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
42
2.1. Tổng quan về các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
42
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................. 42
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài chính........................................ 43
2.1.3. Định hướng phát triển............................................................................................. 46
2.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính tại các bệnh viện công
lập tỉnh Quảng Ngãi........................................................................................................... 49
2.2.1. Thực trạng quy trình phân tích báo cáo tài chính.................................................... 49
2.2.2. Thực trạng phương pháp phân tích báo cáo tài chính............................................. 52
2.2.3. Thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính.................................................... 54
2.2.3.1. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho việc lập kế hoạch tài chính 54
2.2.3.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho việc tổ chức thực hiện kế

hoạch tài chính................................................................................................................. 64
2.2.3.3. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho việc kiểm soát và ra quyết

định quản trị tài chính....................................................................................................... 64
2.3. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị trài chính tại các bệnh
viện

công

lập

tỉnh

Quảng


Ngãi

64
2.3.1. Thành tựu đạt được................................................................................................. 64
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế..................................................................... 65
KẾT

LUẬN

CHƯƠNG
iv

2


..........................................................................................................................................
69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC
VỤ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI...................................................................................................... 70

v


3.1. Ngun tắc hồn thiện phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính tại các bệnh
viện

cơng

lập


trên

địa

bàn

tỉnh

Quảng

Ngãi

70
3.2. Giải pháp hồn thiện phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính tại các bệnh viện
cơng

lập

trên

địa

bàn

tỉnh

Quảng

Ngãi


72
3.2.1. Hồn thiện quy trình phân tích báo cáo tài chính................................................... 72
3.2.2. Hồn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính............................................. 76
3.2.3. Hồn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính.................................................... 77
3.2.3.1. Hồn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho việc lập kế hoạch
tài chính............................................................................................................................ 77
3.2.3.2. Hồn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho việc tổ chức thực
hiện kế hoạch tài chính..................................................................................................... 91
3.2.3.3. Hồn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho việc kiểm sốt và ra
quyết định quản trị tài chính............................................................................................. 92
3.2.3.4. Bổ sung nội dung phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho việc kiểm soát và ra
quyết định quản trị tài chính............................................................................................. 94
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hồn thiện phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài
chính

tại

các

bệnh

viện

cơng

lập

trên


địa

bàn

tỉnh

Quảng

Ngãi

106
3.3.1. Về phía Nhà nước................................................................................................. 106
3.3.2. Về phía cơ quan chủ quản.................................................................................... 107
3.3.3. Về phía bệnh viện................................................................................................. 108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................. 111
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 112
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH TRONG THỜI
GIAN LÀM LUẬN ÁN................................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 115
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 115

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
BCTC
BCKQHĐ
BCQT
BHYT

BVCL
BVĐK
BYT
BQ
CNTT
CSSK
CTMT
DV
ĐTTC
ĐVSNCL

KBNN
KCB
KV
LCTT
NCKH

NPT
ROA
ROS
SXKD
TAT
TS
TSCĐ
UBND
XDCB

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động

Báo cáo quyết tốn
Bảo hiểm y tế
Bệnh viện cơng lập
Bệnh viện đa khoa
Bộ y tế
Bình qn
Cơng nghệ thơng tin
Chăm sóc sức khỏe
Chương trình mục tiêu
Dịch vụ
Đầu tư tài chính
Đơn vị sự nghiệp công lập
Hoạt động
Kho bạc nhà nước
Khám chữa bệnh
Khu vực
Lưu chuyển tiền thuần
Nghiên cứu khoa học
Nghị định
Nợ phải trả
Sức sinh lợi của tài sản
Sức sinh lợi của doanh thu
Sản xuất kinh doanh
Số vòng quay tổng tài sản
Tài sản
Tài sản cố định
Ủy ban nhân dân
Xây dựng cơ bản

vii


CHỮ VIẾT TIẾNG ANH

Return on asset
Return on sales
Asset Turnover Ratio


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mức độ quan tâm đến quy trình phân tích BCTC................................................. 52
Bảng 2.2: Mức độ thực hiện quy trình phân tích BCTC....................................................... 52
Bảng 2.3: Mức độ quan tâm tới phương pháp phân tích BCTC............................................ 53
Bảng 2.4: Mức độ thực hiện phương pháp phân tích BCTC................................................. 54
Bảng 2.5: Mức độ quan tâm chỉ tiêu phân tích tài sản.......................................................... 55
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện chỉ tiêu phân tích tài sản.......................................................... 55
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát nhà quản trị về việc sử dụng thông tin từ phân tích tài sản..........56
Bảng 2.8: Mức độ quan tâm chỉ tiêu phân tích nguồn vốn.................................................... 56
Bảng 2.9: Mức độ thực hiện chỉ tiêu phân tích nguồn vốn.................................................. 56
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát nhà quản trị về việc sử dụng thông tin từ phân tích nguồn vốn..57
Bảng 2.11: Phân tích BCTC phục vụ cho việc lập kế hoạch doanh thu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Ngãi........................................................................................................................ 58
Bảng 2.12: Mức độ quan tâm chỉ tiêu phân tích doanh thu................................................... 58
Bảng 2.13: Mức độ thực hiện chỉ tiêu phân tích doanh thu................................................... 58
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát nhà quản trị về việc sử dụng thơng tin từ phân tích doanh thu. 59
Bảng 2.15: Phân tích BCTC phục vụ quản trị chi phí tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi 60
Bảng 2.16: Mức độ quan tâm chỉ tiêu phân tích chi phí........................................................ 60
Bảng 2.17: Mức độ thực hiện chỉ tiêu phân tích chi phí........................................................ 61
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát nhà quản trị về việc sử dụng thông tin từ phân tích chi phí.......61
Bảng 2.19: Mức độ quan tâm chỉ tiêu phân tích kết quả tài chính......................................... 62
Bảng 2.20: Mức độ thực hiện chỉ tiêu phân tích kết quả tài chính......................................... 62

Bảng 2.21: Kết quả khảo sát nhà quản trị về việc sử dụng thơng tin từ phân tích kết quả tài chính
.......................................................................................................................................... 63
Bảng 2.22: Mức độ quan tâm chỉ tiêu phân tích phân phối kết quả tài chính.........................63
Bảng 2.23: Mức độ thực hiện chỉ tiêu phân tích phân phối kết quả tài chính.........................63
Bảng 2.24: Kết quả khảo sát nhà quản trị về việc sử dụng thơng tin từ phân tích phân phối kết
quả tài chính....................................................................................................................... 64
Bảng 3.1: Hồn thiện phân tích cơ cấu tài sản tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Quảng Ngãi năm
2020 . 78 Bảng 3.2: Hoàn thiện phân tích cơ cấu tài sản của bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng
Ngãi

viii


..........................................................................................................................................
80
Bảng 3.3: Hồn thiện phân tích doanh thu tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Quảng Ngãi.................83
Bảng 3.4: Hoàn thiện phân tích chi phí tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi....................85

ix


Bảng 3.5: Hồn thiện phân tích hiệu quả quản lý chi phí hoạt động SXKD, dịch vụ và hoạt
động tài chính của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi....................................................... 87
Bảng 3.6: Hồn thiện phân tích BCTC phục vụ quản trị kết quả tài chính của bệnh viện Đa
khoa thành phố Quảng Ngãi
..........................................................................................................................................
89
Bảng 3.7: Hồn thiện phân tích phân phối kết quả tài chính của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi
.......................................................................................................................................... 90
Bảng 3.8: Hồn thiện phân tích doanh thu, chi phí thực hiện so với dự tốn..........................91

Bảng 3.9 : Bảng tổng hợp đo lường biến............................................................................. 96
Bảng 3.10: Thống kê mô tả các biến trong mơ hình............................................................. 98
Bảng 3.11: Ma trận tương quan giữa các biến...................................................................... 99
Bảng 3.12: Mơ hình OLS.................................................................................................... 99
Bảng 3.13: Mơ hình FEM................................................................................................. 100
Bảng 3.14: Mơ hình REM................................................................................................. 101
Bảng 3.15: Kết quả hồi quy của các nhân tố tác động đến sức sinh lợi của tài sản của các
BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.................................................................................. 101
Bảng 3.16: Kiểm định Hausman........................................................................................ 102
Bảng 3.17: Hệ số phóng đại phương sai VIF..................................................................... 103
Bảng 3.18: Kiểm định Preusch – Pagan............................................................................. 103
Bảng 3.19: Kiểm định Wooldridge..................................................................................... 104
Bảng 3.20: Kết quả ước lượng mô hình FGLS.................................................................. 104

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu............................................................................................. 5
Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của các bệnh viện cơng lập tỉnh Quảng Ngãi..................44
Hình 2.2: Nguồn dữ liệu sử dụng để phân tích..................................................................... 50
Hình 2.3: Nguồn thơng tin từ đơn vị sử dụng để phân tích BCTC........................................ 51
Hình 3.1 : Hồn thiện quy trình phân tích BCTC tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi
..........................................................................................................................................
76

xi



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc thúc đẩy hợp tác với
các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong tiến trình hội nhập quốc tế
của Việt Nam, theo lộ trình cam kết của WTO chúng ta cần mở cửa cho phép các nhà
đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực, trong đó có các dịch vụ cơng.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, Đảng và Chính phủ đã
có nhiều chủ trương đổi mới cơ chế quản lý phù hợp đó là từng bước cải cách cơ chế
tài chính cơng theo hướng phát huy tính tự chủ và hiệu quả sử dụng NSNN, phát huy
mọi khả năng của các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc cung cấp dịch vụ công với
chất lượng cao. Việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị này là khâu then
chốt, đóng vai trị quan trọng, quyết định sự thành - bại của quá trình đổi mới. Sự ra
đời của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002, sau đó được thay thế bằng
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập; đến ngày 14/02/2015, nghị định 43/2006/NĐ-CP được
thay thế bằng nghị định 16/2015/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập. Ngày 21/06/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định
60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp
cơng lập thay thế Nghị định 16/2015/NĐ-CP với hy vọng sẽ làm tăng hiệu quả hoạt
động, tiết kiệm chi phí, nâng cao tính đáp ứng của các đơn vị sự nghiệp công lập trong
từng giai đoạn phát triển của nước nhà. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng và ban
hành Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31/7/2019 phê duyệt Đề án công bố hệ thống
chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam. Đây được xem như là một nỗ lực tất yếu, cần thiết
nhằm minh bạch hóa thơng tin trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng, đánh dấu một bước chuyển mình lớn với những thay đổi một cách tồn diện dựa
trên nền tảng của chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế, tiệm cận hơn với khu vực doanh
nghiệp. Trong các loại hình ĐVSNCL, hệ thống BVCL đóng vai trị đặc biệt quan
trọng trong việc cung cấp dịch vụ y tế cho xã hội, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn
về y tế và CSSK cho người dân Việt Nam. Hệ thống BVCL của Việt Nam bao gồm các

BVCL trung ương và các BVCL địa phương, hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của
cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, sự thay đổi các chủ trương chính sách hiện nay
1


đã tạo ra hành lang pháp lý rộng rãi cho các đơn vị này trong việc phát huy quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN cho các hoạt động của đơn
vị. Trong cơ chế tài chính mới, việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng
lập đã giúp cho các đơn vị nói chung và hệ thống BVCL nói riêng chủ động mở rộng
các hoạt động để tăng nguồn thu, giảm gánh nặng cho NSNN.
Theo đó, các BVCL trung ương đã có mức độ tự chủ tài chính cao, nổi bật có 04
bệnh viện là Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh
viện K đã tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện cả về chi đầu tư và chi thường xuyên.
Có thể thấy mức độ tự chủ của các BVCL trung ương được phân loại theo 04 mức là tự
chủ chi thường xuyên và chi đầu tư, tự bảo đảm chi thường xuyên, tự bảo đảm một
phần chi thường xuyên và NSNN bảo đảm chi thường xuyên. Phần lớn các BVCL địa
phương có mức độ tự chủ được phân loại theo 03 mức gồm tự bảo đảm chi thường
xuyên, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và NSNN bảo đảm chi thường xuyên
và tất cả các BVCL. Hiện nay, đối với các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có
06 bệnh viện đã tự đảm bảo chi thường xuyên và 02 bệnh viện do đặc thù hoạt động
nên NSNN đảm bảo một phần chi thường xuyên. Nhìn chung, các BVCL tỉnh Quảng
Ngãi đã và đang thực hiện đúng lộ trình tự chủ tài chính theo chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, hướng đến tự chủ một phần hoặc tự chủ hoàn toàn chi thường
xuyên. Tuy nhiên, đây là những đơn vị đóng trên địa bàn miền Trung là nơi chịu nhiều
ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh
phí NSNN cấp cịn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cịn nhiều thiếu
thốn, đội ngũ y bác sĩ trình độ cao chưa nhiều. Do đó, chưa cung cấp được các dịch vụ
chuyên khoa sâu, phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao. Dẫn đến nguồn thu sự nghiệp để thực
hiện tự chủ tài chính trong những năm qua cịn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, địi hỏi

cơng tác quản lý nói chung và quản trị tài chính tại BVCL nói riêng vừa phải đảm bảo
các mục tiêu về tài chính, nhưng cũng phải đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động
chuyên mơn. Quản trị tài chính hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp đơn vị khai thác và
sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ,
tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Để làm được điều này, các
BVCL cần sử dụng các công cụ hỗ trợ quản trị tài chính đơn vị, trong đó có phân tích
BCTC.
2


Thực tế cho thấy, số liệu, tài liệu, thông tin kinh tế, tài chính thu thập ban đầu dù
phong phú đến đâu cũng khơng thể tự nói lên hoạt động tài chính của đơn vị diễn ra
như thế nào, tình hình khai thác sử dụng vật tư, tài sản, huy động các nguồn lực đạt
hiệu quả hay chưa, vv... nếu thiếu hoạt động phân tích BCTC. Vì vậy, có thể khẳng
định phân tích BCTC đóng một vai trị quan trọng đối với quản trị tài chính tại các
bệnh viện cơng lập trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đáp ứng nhu cầu
hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Phân tích báo cáo tài chính là con
đường ngắn nhất để tiếp cận bức tranh tồn cảnh tình hình tài chính của đơn vị, giúp
đơn vị thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động cũng như những rủi ro
và triển vọng trong tương lai của đơn vị. Qua đó, đơn vị có thể đưa ra những giải pháp
hữu hiệu, ra quyết định chính xác nhằm ổn định, tăng cường chất lượng hoạt động và
nâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính.
Tuy nhiên, hiện nay tại các các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
việc phân tích BCTC chưa thực sự được chú trọng dẫn đến các thơng tin tài chính chưa
đáp ứng được nhu cầu quản trị tài chính tại đơn vị. Do đó, vấn đề đặt ra là phải nghiên
cứu và hoàn thiện phân tích BCTC nhằm giúp đơn vị quản trị các nguồn lực tài chính
sao cho hợp lý, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hồn thiện phân tích
BCTC phục vụ quản trị tài chính tại các bệnh viện cơng lập trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi” để thực hiện Luận án tiến sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hồn thiện phân tích BCTC phục vụ quản trị
tài chính tại các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhằm hướng đến mục tiêu tự chủ
tài chính hồn tồn các khoản chi thường xun. Các nghiên cứu này đặt ra trong điều
kiện phân tích phục vụ nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị đơn vị.
Mục tiêu cụ thể:
Từ mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án được xác
định như sau:
- Nhận diện quản trị tài chính và quy trình, phương pháp, nội dung phân tích

BCTC trong các ĐVSNCL;
- Nắm bắt thực trạng phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính tại các BVCL

3


trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Chỉ rõ các căn cứ và cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hồn thiện

phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính tại các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi tổng quát
Những giải pháp nào thích hợp cần áp dụng để hồn thiện phân tích BCTC phục
vụ quản trị tài chính tại các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi?
Câu hỏi cụ thể
- Bản chất, nội dung quản trị tài chính trong các ĐVSNCL?
- Quy trình, phương pháp và nội dung phân tích BCTC trong các ĐVSNCL?
- Thực trạng phân tích BCTC tại các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như thế


nào?
- Các giải pháp hồn thiện phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính tại các

BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được đề xuất dựa trên các căn cứ nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án: phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
- Về nội dung: Luận án tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về quy trình
phân tích BCTC, phương pháp phân tích BCTC và nội dung phân tích BCTC tại các
BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phục vụ cho nhà quản trị;
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phân tích BCTC tại các BVCL
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ 2018 - 2020;
- Về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu tại các BVCL trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi, không nghiên cứu tại các trung tâm y tế tuyến huyện.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án chịu ảnh hưởng của cơ sở lý thuyết, câu hỏi
nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của luận án. Với đề tài: “Hồn thiện phân tích
báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính tại các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi” tác giả xác định quá trình thực hiện nghiên cứu như sau: (1) Nghiên cứu tài liệu
gồm văn bản pháp lý và các cơng trình nghiên cứu trước có liên quan nhằm xác định

4


khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài, (2) xây dựng khung lý
thuyết, (3) tiến hành khảo sát thực trạng, (4) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
hồn thiện vấn đề nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu của luận án được trình bày dưới dạng sơ đồ như sau:
Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU


Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản trị tài chính đơn vị
sự nghiệp cơng lập và phân tích BCTC phục vụ quản trị tài
chính tại đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Tìm được khoảng trống nghiên cứu.
Xác định các câu hỏi nghiên cứu cần làm rõ

Luận án tiếp cận khung lý thuyết về phân tích BCTC phục vụ
quản trị tài chính tại BVCL dựa trên mối tương quan và nền tảng
của khung lý thuyết về và quản trị tài chính tại các đơn vị sự
nghiệp cơng lập, từ đó phân tích u cầu và vấn đề đặt ra đối với
phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính tại các BVCL

Tìm hiểu thực trạng phân tích BCTC phục vụ quản trị
tài chính tại đơn vị: quy trình phân tích, phương pháp
phân tích, nội dung phân tích.

Khảo sát
Khảo
sát
thực tế

Tìm hiểu thực trạng phân tích BCTC phục vụ quản trị
tài chính tại đơn vị: quy trình phân tích, phương pháp
phân tích, nội dung phân tích.

Gửi phiếu
khảo sát

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hồn thiện


Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, luận án sử dụng nguồn dữ liệu
trong q trình nghiên cứu đó là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể như sau:
- Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn do các nghiên cứu, khảo sát hay cơ quan, tổ
chức thực hiện thu thập. Trong quá trình nghiên cứu luận án nguồn dữ liệu thứ cấp
5


phục vụ chủ yếu cho việc nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về phân tích BCTC tại
các ĐVSNCL nói chung và các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Cụ thể:
+ Tổng hợp kinh nghiệm nghiên cứu trong và ngoài nước từ các luận án tiến sĩ
nghiên cứu về quản trị tài chính, phân tích BCTC trong các ĐVSNCL đã được bảo vệ
trước năm 2022. Nguồn tài liệu này tác giả thu thập tại Thư viện Quốc gia Việt Nam,
thư viện các trường đại học như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, …
+ Tổng hợp kinh nghiệm nghiên cứu về quản trị tài chính, BCTC khu vực cơng
và phân tích BCTC tại các BVCL của các nước thông qua các sách chuyên khảo, tạp
chí và các trang website trong và ngồi nước.
+ Tham khảo các ý kiến phân tích, bình luận của các chuyên gia trên Google, các
tạp chí, các trang website và các phương tiện truyền thông. Đây là những thông tin q
khứ quan trọng giúp tác giả có cái nhìn cơ bản và tổng quan về những vấn đề đã được
đặt ra và giải quyết trong thời gian qua để tìm ra khoảng trống mà luận án sẽ cần phải
nghiên cứu.
+ Tổng hợp văn bản pháp lý về ĐVSNCL, quản trị tài chính trong các ĐVSNCL,
BCTC ĐVSNCL và phân tích BCTC ĐVSNCL. Cụ thể: Các văn bản pháp lý về kế
toán (Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế tốn như các nghị định,
thơng tư hướng dẫn thực hiện chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp, chuẩn mực kế tốn
cơng quốc tế,...). Các văn bản pháp lý về quản trị tài chính (Luật NSNN và các văn

bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN; nghị định, thơng tư hướng dẫn tại các ĐVSNCL
nói chung và các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng …). Các văn bản pháp quy trên được
truy cập trên Google, trên website Thư viện pháp luật; trên trang web của Bộ Tài
chính, Bộ Y tế, các Bộ ban ngành liên quan….
+ BCTC và các tài liệu kế toán của các bệnh viện BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2020. Đây là những thông tin giúp tác giả
đánh giá về thưc trạng phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính tại các BVCL trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
- Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu tác giả tự thu thập. Dữ liệu sơ cấp được sử dụng trong
luận án là kết quả của việc tổng hợp, phân tích các câu trả lời của các đối tượng được
khảo sát gồm nhà quản trị (ban lãnh đạo/ kế tốn trưởng/ trưởng phịng TCKT) và các
cán bộ phân tích (kế tốn trưởng/ kế toán) tại các BVCL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát tập trung vào
6


hướng khảo sát phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính tại các BVCL trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung phiếu khảo sát được thiết kế như sau:
Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát trên cơ sở phạm vi của luận án nghiên cứu gồm:
mẫu 1: bảng câu hỏi dành cho nhà quản trị (ban lãnh đạo/ kế toán trưởng/ trưởng
phòng TCKT) và mẫu 2 dành cho các cán bộ phân tích. Phiếu khảo sát nhà quản trị
gồm có 7 câu hỏi lựa chọn và 1 câu hỏi “có”, “khơng”. Mục đích là để tìm hiểu về việc
sử dụng thơng tin từ phân tích BCTC trong việc ra quyết định quản trị. Phiếu khảo sát
cán bộ phân tích được chia làm ba phần:
Phần 1: Thông tin chung về đơn vị.
Phần 2: Khảo sát mức độ quan tâm và mức độ thực hiện phân tích BCTC tại đơn
vị
Phần 3: Các ý kiến đánh giá khác của đơn vị.
Mục tiêu là nhằm đánh giá thực trạng phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính

của các bệnh viện này đang ở mức độ nào.
Bước 2: Thiết lập các câu hỏi trên phiếu điều tra trên cơ sở nghiên cứu tổng quan
về các cơng trình nghiên cứu, luận án xác định các "khoảng trống" cần tiếp tục được
làm rõ trong luận án, từ đó tiến hành xây dựng các câu hỏi điều tra.
Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm cho tồn bộ câu hỏi của phiếu khảo sát.
Trong đó, các câu hỏi được đánh giá trên khía cạnh “Mức độ quan tâm” và “Mức độ
thực hiện” các nội dung phân tích BCTC, giá trị điểm số bằng nhau ở mỗi nấc thang
được hiểu là có sự tương đương giữa 2 khía cạnh này. Các điểm thuộc mỗi thang đo
lần lượt như sau:
Thang đo “Mức độ quan tâm” gồm: 1. Hầu như khơng, 2. Ít quan tâm, 3. Bình
thường, 4. Khá quan tâm, 5. Rất quan tâm;
Thang đo “Mức độ thực hiện” gồm: Hồn tồn khơng làm, 2. Hiếm khi làm, 3.
Làm bình thường, 4. Làm thường xuyên, 5. Làm rất thường xuyên.
Bước 3: Phát phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát được gửi trực tiếp và thông qua
email, zalo bằng ứng dụng Google Docs, đối với trường hợp không trả lời khảo sát tác
giả tiến hành gọi điện trực tiếp (Đường link khảo sát online Mẫu 1: Phiếu khảo sát nhà
quản trị
: Mẫu 2: Phiếu khảo sát cán
tích: />7

bộ

phân


Đối với nhà quản trị: Các phiếu điều tra được tác giả gửi đi với mục đích tìm
hiểu các thơng tin liên quan đến mức độ quan tâm đến phân tích BCTC và một số nội
dung về việc sử dụng thơng tin từ phân tích BCTC hỗ trợ việc ra quyết định quản trị
đơn vị. Lấy ý kiến đánh giá chất lượng và hiệu quả của phân tích BCTC và định hướng
cho bệnh viện trong thời gian tới.

Đối với cán bộ phân tích trong bệnh viện: thơng qua các phiếu khảo sát để đánh
giá thực trạng phân tích BCTC tại đơn vị.
Để có thể đưa ra đánh giá về thực trạng phân tích BCTC tại các BVCL trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã gửi phiếu khảo sát đến 8 bệnh viện công lập tỉnh
Quảng Ngãi. Trong số 8 đơn vị thuộc không gian nghiên cứu thực được khảo sát 8 đơn
vị đều trả lời hợp lệ (đạt 100%). Trong 8 bệnh viện được khảo sát cho thấy các đơn vị
đã có quan tâm và thực hiện phân tích báo cáo tài chính ở nhiều mức độ khác nhau.
Phiếu khảo sát được gửi đến các nhà quản trị thu về 12 phiếu hợp lệ.
Bước 4: Tổng hợp phiếu khảo sát, phân tích kết quả thu được để có các kết luận
về các vấn đề đặt ra trong các câu hỏi nghiên cứu.
5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả luận án tác giả luận án tiến hành kiểm tra, xem
xét dữ liệu có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án hay khơng. Sau đó, thực
hiện tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu tìm ra những giá trị khoa học và thực tiễn luận
án được kế thừa, khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu,
đồng thời bổ sung cho việc xây dựng giải pháp của luận án.
Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả kiểm tra và làm sạch dữ liệu để loại bỏ những câu
trả lời bị bỏ sót hoặc bị trùng. Sau đó, tác giả sử dụng các tính năng tích hợp trên Excel
và SPSS20 để xử lý. Trong đó các câu hỏi có sử dụng thang đo Likert, tác giả tiến hành
mã hóa câu hỏi, nhập liệu kết quả vào phần mềm SPSS, dùng “Phương pháp tốn thống
kê” được tích hợp trên phần mềm SPSS để chạy lệnh và đọc kết quả nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản về phân
tích BCTC tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy trình phân tích BCTC, phương
pháp phân tích BCTC và nội dung phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính trên cơ
sở khái qt hóa lý luận về đơn vị sự nghiệp công lập cũng như nội dung quản trị tài
chính đơn vị sự nghiệp cơng lập. Qua đó, luận án cũng chỉ ra những nhân tố ảnh
8



hưởng tới đến phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng
lập.
Về mặt thực tiễn: Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng phân tích BCTC phục
vụ quản trị tài chính tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kể từ khi
áp dụng lập BCTC theo Thông tư 107/2017/TT-BTC giai đoạn năm 2018 - 2020. Qua
đó, luận án cũng đã chỉ ra được một số hạn chế trong phân tích BCTC phục vụ quản trị
tài chính tại các bệnh viện này, từ khâu thu thập, xử lý thông tin phục vụ phân tích
BCTC, quy trình phân tích BCTC, phương pháp phân tích BCTC và nội dung phân
tích BCTC. Luận án đã làm rõ nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất giải
pháp hồn thiện phân tích BCTC phục vụ quản trị tài chính tại các bệnh viện công lập
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham
khảo hữu ích cho các BVCL trong q trình vận dụng phân tích BCTC phục vụ quản
trị tài chính tại đơn vị. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu này cịn là nguồn tài liệu tham
khảo cho các nhà khoa học, NCS, giảng viên… quan tâm đến vấn đề nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
bao gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và khung lý luận về phân tích báo cáo tài chính
phục vụ quản trị tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính tại
các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài
chính tại các bệnh viện cơng lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÂN
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP

1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về quản trị tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Quản trị tài chính đối với các ĐVSNCL nói chung hay các BVCL nói riêng là
vấn đề đang được quan tâm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy
nhiên, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản trị tài chính tại các ĐVSNCL
được cơng bố. Theo các tác giả Nguyễn Trọng Thản, Phạm Thị Hoàng Phương [30]
quản trị tài chính tại các đơn vị cung cấp dịch vụ cơng phải đảm bảo các quyết định tài
chính gắn với quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính, các quỹ tiền tệ của
đơn vị nhằm đạt được các mục tiêu của chiến lược, kế hoạch hoạt động đã định. Tác
giả Phạm Thị Thanh Hương [19] đã hệ thống hóa lý luận về BVCL và cơ chế quản lý
tài chính BVCL. Tác giả phân tích thực trạng nguồn lực tài chính và việc sử dụng
nguồn lực tài chính tại các BVCL trực thuộc Bộ Y tế từ năm 2006 - 2015, phân tích
từng nhóm cơ chế cho các bệnh viện công, cả về đặc điểm của cơ chế, thực hiện cơ
chế và đánh giá về cơ chế. Từ đó, tác giả luận án đưa ra một số giải pháp đổi mới gắn
với các nhóm cơ chế, tăng cường và thực hiện có hiệu quả cơ chế kiểm tra và giám sát
đối với thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại các BVCL và thí điểm quản lý tài chính
bệnh viện theo mơ hình doanh nghiệp ờ mội số bệnh viện. Theo tác giả Phạm Thu
Trang [33], bên cạnh việc hệ thống hoá và làm sáng rõ cơ sở lý luận về quản trị tài
chính các BVCL, tác giả đã đưa ra một số bài học có giá trị thực tiễn và các giải pháp
nhằm xây dựng hồn thiện cơ chế, chính sách quản trị tài chính có thể áp dụng cho các
BVCL trực thuộc Bộ Y tế từ khâu lập kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện, kiểm soát
và ra quyết định của các nội dung quản trị tài sản, nguồn vốn, quản trị doanh thu, chi
phí và kết quả tài chính trong giai đoạn 2015- 2019.
1.1.2. Nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính tại
các đơn vị sự nghiệp cơng lập
Phân tích BCTC tại các đơn vị đã được các tác giả trong nước và ngoài nước đề
cập đến dưới nhiều góc độ chuyên sâu nhất định trong các cơng trình nghiên cứu lý
luận và thực tiễn. Phần lớn là các nghiên cứu về phân tích BCTC được thực hiện tại
các doanh nghiệp, các cơng trình về phân tích BCTC tại ĐVSNCL cịn tương đối ít.
10



Trong q trình tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến luận án, NCS khái qt hóa
các cơng trình này theo các nhóm sau: các cơng trình nghiên cứu về quy trình phân
tích, các cơng trình nghiên cứu về phương pháp phân tích, các cơng trình nghiên cứu
về nội dung phân tích.
- Về quy trình phân tích BCTC, các tác giả chủ yếu đề cập đến quy trình phân
tích BCTC tại các đơn vị được thực hiện qua 3 bước: Lập kế hoạch phân tích, thực
hiện phân tích và kết thúc phân tích.
Theo quan điểm của các tác giả Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà [7] để
phục vụ mục tiêu sử dụng thơng tin của từng đối tượng địi hỏi người sử dụng BCTC
phải biết đọc và phân tích BCTC từ đó có những đánh giá đúng đắn về hoạt động của
doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định kinh tế kịp thời, phù hợp, hiệu quả. Nghiên
cứu đưa ra cái nhìn tổng quan về quy trình phân tích BCTC, phương pháp phân tích
BCTC và các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích BCTC tại các doanh nghiệp. Trong đó,
quy trình phân tích BCTC tại các doanh nghiệp được thực hiện qua 3 bước: Lập kế
hoạch phân tích, thực hiện phân tích và kết thúc phân tích. Tác giả Nguyễn Năng
Phúc [22] cho rằng mục đích cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm
cung cấp những thông tin cần thiết giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá
khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng
phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là mối
quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin, như: Hội đồng quản trị, ban giám
đốc doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các
cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo
hiểm, người lao động và các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế... Để đạt được
mục tiêu của phân tích BCTC tác giả cho rằng quy trình phân tích bao gồm 3
bước: lập kế hoạch phân tích, thực hiện trình tự phân tích và hồn thành cơng việc
phân tích. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh [27] đã trình bày lý luận chung
về phân tích báo cáo tài chính tại đơn vị hành chính, sự nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả
đi sâu nghiên cứu về quy trình phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân

tích BCTC tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp. Theo quan điểm của tác giả quy trình
phân tích BCTC đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và BVCL nói riêng gồm ba
bước: Lập kế hoạch phân tích, thực hiện phân tích và kết thúc phân tích.

11


NCS nhận thấy, các tác giả đều đã xây dựng quy trình phân tích phù hợp cho các
đơn vị nói chung và ĐVSNCL nói riêng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ mang
tính chất giới thiệu về quy trình phân tích chứ chưa đi vào nghiên cứu chuyên sâu để
áp dụng cho các đơn vị thực tế.
- Về phương pháp phân tích BCTC, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về nội
dung này. Tuy nhiên, nghiên cứu về phương pháp phân tích BCTC áp dụng cho
ĐVSNCL thì chỉ một vài cơng trình nghiên cứu đề cập đến. Các tác giả Nguyễn Trọng
Cơ, Nghiêm Thị Thà [7] cho rằng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng là
khác nhau. Do đó, nhằm đạt được mục tiêu cung cấp thơng tin cho các đối tượng thì
phân tích BCTC tại doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp phân tích như:
phương pháp đánh giá, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp dự báo. Đồng
thời, nghiên cứu này cũng hướng dẫn điều kiện áp dụng của từng phương pháp. Theo
tác giả Nguyễn Ngọc Quang [23] các phương pháp sử dụng trong phân tích BCTC
doanh nghiệp bao gồm: phương pháp đánh giá, phương pháp phân tích nhân tố,
phương pháp dự báo. Ngoài ra, nghiên cứu đề cập rất chi tiết đến phương pháp đánh
giá đặc biệt là phương pháp so sánh như điều kiện sử dụng, xác định gốc so sánh và
kỹ thuật so sánh, đồng thời đã giới thiệu về phương pháp phương pháp phân chia,
phương pháp liên hệ đối chiếu và phương pháp đồ thị. Tác giả Nguyễn Năng Phúc
[22] đã đưa ra những phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong phân tích
BCTC tại doanh nghiệp như: phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ ( gồm
phương pháp số chênh lệch, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp liên hệ cân
đối) và phương pháp Dupont. Trong nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Mạnh Thiều,
Nguyễn Thị Thanh [32] đã trình bày cụ thể phương pháp phân tích BCTC sử dụng

cho các đơn vị sự nghiệp có thu gồm: phương pháp so sánh, phương pháp phân chia
(chi tiết), phương pháp liên hệ, đối chiếu, phương pháp tỷ lệ, phương pháp nhân tố và
phương pháp dự báo. Qua q trình tìm hiểu về thực trạng cơng tác phân tích BCTC
tại các BVCL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2012 -2013 nhóm tác giả đã đề xuất một
số giải pháp hồn thiện, trong đó phương pháp phân tích BCTC mà nhóm tác giả sử
dụng để hồn hiện phân tích BCTC tại các đơn vị này chủ yếu là phương pháp so
sánh. Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh [27] phương pháp phân tích BCTC sử dụng cho
các đơn vị HCSN gồm: Phương pháp đánh giá, phương pháp phân tích nhân tố và
phương pháp dự báo.
12


×