Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU UEd biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐOÀN DUY ĐÔNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG DẠY NGHỀ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐOÀN DUY ĐÔNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG DẠY NGHỀ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mạc Văn Tiến

HÀ NỘI – 2014


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu, học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi đã
nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình của các thầy giáo, các đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng, lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trường
Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tụy trong giảng dạy và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề,
lãnh đạo Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề đã tạo điều kiện cho tham gia khóa
học cũng những kinh nghiệm quý báu trong quá trình cơng tác và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Mạc Văn Tiến người thầy đã định hướng, hướng dẫn tôi trong nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ tơi hồn
thành luận văn. Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng để hồn thiện luận văn, song chắc
chắn vẫn còn những sơ suất do điều kiện thời gian có hạn và kinh nghiệm bản thân
về vấn đề nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của q
Thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp.
Thành phố Hà Nội, năm 2015
Học viên

Đồn Duy Đơng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Bộ LĐ-TBXH

: Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội

Bộ GD & ĐT

: Bộ Giáo dục và Đào tạo

CSDN

: Cơ sở dạy nghề

CSĐT

: Cơ sở đào tạo

CSĐTN

: Cơ sở đào tạo nghề

CTĐT

: Chương trình đào tạo

ĐTNX

: Đào tạo nghề xanh

OECD


: Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic
Co-operation and Development)

UNEP

: Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nation
Environment Programme)

WB

: Ngân hàng thế giới (World Bank)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

Lời cảm ơn …………………………………………………………………….

i

Danh mục chữ viết tắt …………………………………………………………

ii

Mục lục…………………………………………………………………………

iii

Danh mục bảng hộp ………………………………………………………….


vi

Danh mục hình... ……………………………………………………………….

vii

MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………...

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG DẠY NGHỀ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH …………………………..

5

1.1. Tổng quan nghiên cứu …………………………………………………….

5

1.2. Những khái niệm cơ bản…………………………………...………………

9

1.2.1. Quản lý, biện pháp quản lý và chức năng quản lý ...…………………….

9

1.2.2. Nhà trường và trường dạy nghề ………………………………………...


14

1.2.3. Quản lý nhà trường …………………………………………………......

15

1.2.4. Đào tạo nghề ……………………………………………………………

17

1.2.5. Đào tạo nghề xanh ………………………………………………….......

17

1.2.6. Kinh tế xanh …………………………………………………………….

17

1.2.7. Kỹ năng xanh …………………………………………………………...

17

1.3. Tầm quan trọng của đào tạo nghề xanh đáp ứng nhân lực nền kinh tế xanh

18

1.4. Nội dung quản lý nhà trường của người hiệu trưởng …………………….

19


1.4.1. Trách nhiệm của người hiệu trưởng ……………………………………

20

1.4.2. Nhiệm vụ của người hiệu trưởng nhà trường ………………………......

20

1.4.3. Nội dung quản lý đào tạo nghề xanh của hiệu trưởng
…………………………………………………………………………..
1.5. Kinh nghiệm quốc tế ……………………………………………………..

21

1.5.1. Kinh nghiệm từ Đức ……………………………………………………

22

1.5.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc ………………………………………………

31

1.5.3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc ……………………………………………

38

1.5.4. Khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước vào Việt Nam …………

47


Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………………..

48

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH …………………………………….…

49

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1. Khái quát đào tạo nghề …………………………………………………...

49

2.1.1. Quản lý đào tạo nghề …………………………………………………...

49

2.1.2. Thực trạng đào tạo nghề ……………………………………………......

52

2.2. Thực trạng đào tạo nghề xanh …………………………………………….

54


2.3. Thực trạng quản lý nhà trường cho đào tạo nghề xanh …………………..

59

2.3.1. Thực trạng nhận thức đào tạo nghề xanh ...……………………………...

59

2.3.2. Thực trạng quản lý nhà trường đáp ứng những biến đổi và thách thức
trong dịch chuyển sang nền kinh tế xanh ..……………..………………………
2.3.3. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh trường xanh .…………

60

2.3.4. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh chương trình đào tạo
xanh……………………………………………………………………………..
2.3.5. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh cộng đồng xanh ……..

63

2.3.6. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh văn hóa xanh ….……..

65

2.3.7. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh nghiên cứu xanh ……..

66

Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………………..


68

CHƯƠNG 3: MÔT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH …………………………….…..

62

64

69

3.1. Những yêu cầu (nguyên tắc) đối với biện pháp đề xuất …………….…….

69

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp ……………………….…......

69

3.1.2. Đảm bảo tính khả thi và tính thực tiễn của các biện pháp ……….……..

69

3.1.3. Đảm bảo tính lợi ích của các biện pháp ………………………….……..

70

3.2. Một số biện pháp quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo việc làm
xanh ……………………………………………………………………………


70

3.2.1. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về
nhận thức cũng như kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng nhu

72

cầu đào tạo nghề xanh …………………………………………………………
3.2.2. Thúc đẩy việc xây dựng, phát triển nhà trường theo các đặc điểm của
trường xanh ……………………………………………………………………

74

3.2.3. Tăng cường xanh hóa chương trình đào tạo …………………………….

76

3.2.4. Tạo ra cộng đồng xanh trong và ngoài nhà trường …………………......

78

3.2.5. Phát triển văn hóa xanh trong và ngồi nhà trường ………………….....

79

3.2.6. Khuyến khích phong trào nghiên cứu xanh và áp dụng vào thực tiễn….

79

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp …………...

100

Tiểu kết chương 3 ……………………………………………………………..

103

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………………………………..

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………….…... 107
PHỤ LỤC ………………………………………………………………….….

109

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG, HỘP

Bảng 1. Tổng hợp một số ngành/ hoạt động đào tạo nghề xanh đang có nhu
cầu ở Việt Nam………………………………………………………………

57

Bảng 2: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường đáp ứng những biến đổi và

thách thức trong dịch chuyển sang nền kinh tế xanh ………………………..

60

Bảng 3: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía cạnh trường xanh

62

Bảng 4: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía cạnh trường xanh

63

Bảng 5: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía cạnh cộng đồng
xanh ………………………………………………………………………….

64

Bảng 6: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía văn hóa xanh …

65

Bảng 7: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía nghiên cứu xanh

67

Bảng 8. Thống kê kết quả đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý nhà trường………………………………………………...
Hộp 1. Các chỉ số bền vững trong quản lý nhà trường………………………

75


Hộp 2. Tái chế rác thải……………………………………………………….

80

Hộp 3. Tiết kiệm năng lượng………………………………………………

88

Hộp 4: Không gian xanh trong trường……………………………………….

93

Hộp 5: Không gian ký túc xá, chỗ ở…………………………………………

95

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Sơ đồ các chức năng quản lý ……………………..............................

14

Hình 2. Sơ đồ quản lý các thành tố của quá trình dạy học ..............................

16


Hình 3. Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam ……………………….

50

Hình 4. Biểu đồ cơ cấu cơ sở dạy nghề theo trình độ đào tạo năm 2013 …...

51

Hình 5. Biểu đồ phân bố cơ sở dạy nghề theo vùng kinh tế - xã hội năm
2013………………………………………………………………………….

52

Hình 6. Chỉ số nghề xanh Châu Á……………………………………………

56

Hình 7. Mơ hình 5 trụ cột xanh hóa đào tạo nghề của Majumdar……………

71

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học và công nghệ, thế kỉ của trí tuệ và cạnh
tranh thị trường, thế kỉ của sự bùng nổ thơng tin và xu thế tồn cầu hóa…Bước sang
thế kỷ 21, ngồi những thành cơng và cơ hội, chúng ta đã và đang phải đối mặt trực
tiếp với hai thách thức nặng nề. Thứ nhất phải ngăn chặn được tình trạng gia tăng

mức độ biến đổi khí hậu và suy thoái tài nguyên thiên nhiên đang đe dọa trầm trọng
đến chất lượng cuộc sống con người hiện tại và thế hệ tương lai. Trong đó, Việt
Nam là một trong những nước phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi
khí hậu cùng với nhiều nguy cơ về tự nhiên khác như cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, thiên tai, bão lũ. Thứ hai là việc phải phát triển bền vững và tạo ra nguồn
việc làm phù hợp cho tất cả mọi người. Tức là phải trợ giúp cho 1,3 tỷ người - bốn
phần mười số người lao động trên tồn thế giới và gia đình họ thốt khỏi mức đói
nghèo; đồng thời cung cấp việc làm phù hợp cho hơn 500 triệu người trong độ tuổi
đang bước vào ngưỡng cửa thị trường lao động trong thời gian 10 năm tới. Điều đó
đồng nghĩa đến việc hướng đến cung cấp cho 1,6 tỷ người khơng có nhà ở hoặc có
mức sống thấp hơn mức tối thiểu các nguồn năng lượng đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của cuộc sống; và cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội cho trên 1 tỷ người dân sống
ở các khu ổ chuột ven rìa các thành phố trên thế giới. Tại Việt Nam, việc cung cấp
việc làm cho thị trường lao động cũng là một bài tốn khó đang cần phải có lời giải
thích hợp. Hai thách thức này có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời để giải
quyết một cách riêng biệt được. Quá trình “Đào tạo nghề xanh” và việc thúc đẩy
“nền kinh tế xanh” đã trở thành chìa khóa để mở ra sự phát triển kinh tế và xã hội
gắn liền với phát triển môi trường một cách lâu dài và bền vững.
Hiện nay, đào tạo nghề xanh không những là chủ đề rất mới ở Việt Nam, trên
thế giới tuy đã có nhắc đến nhưng cũng chưa định hình rõ rệt và cũngbắt đầu được
quan tâm hơn và chú ý trong những năm gần đây. Phát triển giáo dục, đào tạo nghề
là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội, là một nội dung quan trọng của chiến
lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Trên con đường hội nhập quốc tế về
mọi mặt của nước ta hiện nay, đào tạo nghề là lĩnh vực được chú ý trong phát triển
nguồn nhân lực kĩ thuật vì nó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế,
trước hết trên thị trường lao động. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



nguồn nhân lực chất lượng cao và không thể phủ nhận rằng: “Nguồn nhân lực chất
lượng cao phụ thuộc vào chất lượng đào tạo”. Việt Nam đã dần khẳng định nguồn
nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ
cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân
lực cũng được chỉ rõ là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020. Do vậy, phát triển và nâng cao chất
lượng đào tạo nghề là yêu cầu, là đòi hỏi cấp thiết của đất nước, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế nói chung. Bên cạnh đó, q trình đào tạo nghề xanh cũng đang là một mục tiêu
rất quan trọng của lĩnh vực dạy nghề Việt Nam trong việc đột phá chất lượng dạy
nghề. Và đào tạo nghề xanh là một trong những phần quan trọng của nền kinh tế
xanh. Để tạo ra được môi trường học tập tối ưu nhất cho người học nhằm đảm bảo
chất lượng hiệu quả cho nguồn nhân lực sau này, q trình xanh hóa đào tạo nghề
với rất nhiều khía cạnh của mình gắn liền với các khía cạnh: nhà trường xanh,
chương trình xanh, nghiên cứu xanh, văn hóa xanh, cộng đồng xanh. Với mục tiêu
phát triển đất nước một cách bền vững, đã đặt ra ra những yêu cầu to lớn, cấp bách
về nguồn lực, đặc biệt là chất lượng nguồn lực con người. Đó là chất lượng tồn
diện con người Việt Nam về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ,
thể lực và kĩ năng nghề nghiệp của con người Việt Nam. Nền kinh tế trí thức của
Việt Nam có đạt được hiệu quả hay khơng, tương lai đất nước, tiền đồ của dân tộc
ta có được phồn vinh, thịnh vượng hay khơng, có sánh vai với các nước tiên tiến
trên thế giới hay không là tuỳ thuộc vào phần lớn chất lượng đào tạo thế hệ trẻ Việt
Nam ngày nay khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trường dạy nghề có những đặc thù riêng của mình, đó là việc đào tạo nghề,
đào tạo ra những người thợ cho tương lai - nguồn nhân lực cho đất nước, cũng như
tập trung vào việc đào tạo rèn luyện kỹ năng làm việc cho người học để thích ứng
với nhu cầu của thị trường lao động. Việc rèn luyện kỹ năng khác với việc thu nhận
kiến thức ở chỗ người ta cần một quá trình thực hành, rèn luyện bền bỉ và chủ động

thì mới đạt được những kỹ năng cần có, cịn việc thu nhận kiến thức thì nhanh
chóng hơn, có thể khơng mất nhiều thời gian. Hơn nữa, trong thực tế q trình làm
việc, ngồi nền tảng kiến thức được trang bị, kỹ năng hành nghề là một trong những
khâu then chốt vô cùng quan trọng, và nó là một trong những tiêu chí hàng đầu để

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực thơng qua q trình đào tạo nghề xanh trong nhà trường, rất cần có những biện
pháp quản lý nhà trường để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh.
Là một người có thời gian làm việc, có kinh nghiệm nghiên cứuvề lĩnh vực
đào tạo nghề tại Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề - cơ quan nghiên cứu hệ
thống dạy nghề, với những kiến thức đã được học trong khóa học cao học ngành
Quản lý giáo dục tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, và quan
trọng hơn cả là mong muốn tìm ra lời giải đáp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo
nghề để cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cao cho thị trường lao động,
theo kịp với xu hướng của thế giới, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp
quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất những biện
pháp quản lý nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh trong giai đoạn
hiện nay.
3. Khách thểvà đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:Hoạt động quản lý nhà trường tại các trường dạy
nghề.
Đối tượng nghiên cứu:Biện pháp quản lý nhà trường đáp ứng nhu cầu đào
tạo nghề xanh tại các trường dạy nghề;

4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:Nghiên cứu khía cạnh quản lý nhà trường tại các
trường cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh.
Giai đoạn nghiên cứu:Nghiên cứu thực trạng đến năm 2013
Địa điểm nghiên cứu: Tổ chức khảo sát và khảo nghiệm 14 trường cao đẳng
nghề trên phạm vi cả nước.
5. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu:
Yêu cầu xanh hóa đào tạo nghề hiện nay là rất cấp thiết, vậy có những giải
pháp nào cho việc quản lý trường dạy nghề để đáp ứng nhu cầu đó?
Giả thuyết nghiên cứu:Áp dụng đồng bộ việc nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên, cán bộ nhà trườngvề kiến thức và nhận thức về nghề xanh.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tăng cường và đẩy mạnh xanh hóa nhà trường, xanh hóa chương trình đào
tạo, tạo ra các mơi trường văn hóa xanh, cộng đồng xanh, nghiên cứu xanh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận qua tài liệu
Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận, văn bản pháp quy của Nhà nước, của
ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Dạy nghề, các cơng trình nghiên cứu khoa học,
những bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà trường của các trường dạy nghề. Tài
liệu về hoạt động xanh hóa đào tạo nghề của các nước trên thế giới;
6.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn
Dự kiến chuẩn bị phiếu hỏi, điều tra với các cá nhân, đơn vị có liên quan:
(1) Các giáo viên tham gia giảng dạy trong trường dạy nghề;
(2) Các cán bộ quản lý nhà trường;

6.3. Phương pháp chuyên gia
Trực tiếp trao đổi, hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực dạy nghề, quản lý
dạy nghề.
7. Dự kiến các luận cứ
Luận cứ lý thuyết
- Các khái niệm, phạm trù về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường,
nghề xanh và các khái niệm liên quan.
- Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn
đến năm 2050.
- Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020.
Luận cứ thực tế
- Thực trạng về quản lý trường dạy nghề cho đào tạo nghề xanh.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề
xanh
Chương 3: Biện pháp quản lý nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề
xanh.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG
ĐÀO TẠO NGHỀ XANH
1.1. Tổng quan nghiên cứu


Một số nghiên cứu của nước ngoài:
Năm 2010, Trung tâm Phát triển Dạy nghề châu Âu (Cedefop) đã tiến
hành nghiên cứu: “Kỹ năng xanh và nhận thức về môi trường ở hệ thống
giáo dục dạy nghề” – “Green skills and environmental awareness in VET” về
nhằm xác định kỹ năng hiện tại - tương lai và nhu cầu đào tạo cho người lao
động trong chín ngành nghề mũi nhọn chịu tác động do sự chuyển đổi nền
kinh tế “xanh” và sử dụng tài nguyên hiệu quả. Nghiên cứu này được thực
hiện tại tám nước châu Âu: Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Hà Lan,
Slovakia và Anh. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định những thách thức và
ưu tiên cho các kỹ năng “xanh” để đảm bảo rằng giáo dục và hệ thống đào tạo
nghề có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và lợi ích từ việc chuyển
đổi để đạt tăng trưởng bền vững và toàn diện. Nghiên cứu tiến hành các cuộc
phỏng vấn với các chuyên gia từ các tổ chức sử dụng lao động và các nhà
cung cấp đào tạo… phân tích các dữ liệu thứ cấp viết báo cáo cho mỗi quốc
gia và một báo cáo tổng hợp của châu Âu.
Năm 2012-2013 Viện Nghiên cứu Giáo dục Hồng Kông triển khai
nghiên cứu “Giáo dục và Kỹ năng cho Tăng trưởng toàn diện và Việc làm
xanh” (theo yêu cầu của ADB) với mục tiêu nâng cao tri thức và năng lực
nhằm giúp quá trình giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề phù hợp với việc làm
xanh của 4 nước (gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Inđônêxia và Việt Nam). Nội dung
nghiên cứu: Nghiên cứu phương thức mà 4 nước áp dụng để ban hành các
chính sách, chiến lược phát triển kỹ năng kịp thời và hiệu quả nhất, khảo sát
tìm hiểu thực trạng và nhu cầu về kỹ năng xanh trong một số ngành công
nghiệp: Xây dựng, Giao thông vận tải, Khách sạn, nhà hàng, du lịch, Xử lý
rác thải và Năng lượng tái tạo; Đánh giá sự đáp ứng của các cơ sở đào tạo đối
với nhu cầu của ngành và sự tăng trưởng xanh; Đề xuất giải pháp hướng tới
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



việc thúc đẩy đào tạo kỹ năng nghề xanh trong các ngành nghề đáp ứng nhu
cầu việc làm xanh của nền kinh tế.
Nghiên cứu “Đào tạo nghề cho nền kinh tế xanh”- “TVET for a green
economy” do tổ chức GIZ thực hiện, trong đó GIZ tại Việt Nam có tham gia
với tiêu phát triển kỹ năng xanh phục vụ chuyển đổi sang tăng trường xanh
với các nội dung: Lồng ghép “kỹ năng xanh” trong các nghề hiện tại, Nâng
cấp các nghề hiện hành phù hợp các công nghệ mới, đẩy mạnh nhận thức về
mơi trường nói chung.
Dự án nghiên cứu “Sự chuyển dịch toàn diện sang các nền kinh tế
xanh thông qua đào tạo nghề từ năm 2015”–“Inclusive Transitions to Green
Economies through TVET in Post – 2015” do UNESCO/UNEVOC thực hiện.
Năm 2014 UNESCO đã đặt vị trí của giáo dục dạy nghề trong chương trình
nghị sự kể từ năm 2015 để tìm các cách thúc đẩy hệ thống giáo dục và đào
tạo, nâng cao năng lực cho người học có khả năng giải quyết những thách
thức trong tương lai và trở nên có trách nhiệm tham gia thành viên của xã hội.
Dự án nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo kỹ năng có được trong
q trình học tập khơng chỉ đáp ứng u cầu cơng việc mà cịn thúc đẩy sự
phát triển nghề nghiệp và cá nhân suốt đời.
Dự án nghiên cứu “Kỹ năng nghề xanh cho thanh niên nông thôn
khu vực Đông Nam Á” – “Green skills for rural youth in South East Asia” do
tổ chức PLAN thực hiện năm 2014 tại 4 nước là Indonexia, Myanma, Thái
Lan và Việt Nam đã đưa ra các thông điệp chính về sự thiếu hụt trong nhận
thức và đào tạo kiến thức bảo vệ môi trường và các kỹ năng xanh. Đồng thời
nghiên cứu xác định tiềm năng phát triển và nêu lên tầm quan trọng trong việc
trang bị kỹ năng nghề xanh cho thanh niên tạo lập “sinh kế” việc làm bền
vững cũng như tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong ấn phẩm “Chiến lược quản lý nguồn nhân lực” - “Strategic
Human Resource Management” (2002), Jeffrey A. Mello và cộng sự đã phân


6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tích những vấn đề về chiến lược phát triển dạy nghề; mối quan hệ giữa đào
tạo việc làm, việc sử dụng lao động trình độ cao.
Tác giả Young Hyun Lee (2011), trong “Phương pháp giáo dục và đào
tạo nghề tại Việt Nam – Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc” “Methodology for Technical and Vocational Education and Training in Viet
Nam- Lessons from Korean Experences” đã phân tích và so sánh hệ thống
Giáo dục- Đào tạo ở Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó có những đề xuất về
chính sách phát triển dạy nghề cho Việt nam.
Một số nghiên cứu trong nước
Giáo dục nghề nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tuy
không phải là những khái niệm hoặc chủ đề hoàn toàn mới đối với Việt Nam,
tuy nhiên hiện nay mới chỉ có rất ít những nghiên cứu được thực hiện có nội
dung liên quan đến các nội dung này, đặc biệt là lại đặt trong mối quan hệ
giữa giáo dục nghề nghiệp với tăng trưởng xanh và phát triển. Liên quan đến
nội dung nghiên cứu có một số đề tài đã được thực hiện gồm có:
Đề tài cấp Bộ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện năm
2013-2014: “Các giải pháp thúc đẩy việc làm xanh ở Việt Nam”. Đề tài đã
nghiên cứu tổng quan về kinh tế xanh, việc làm xanh và các nhân tố tác động
đến việc phát triển việc làm xanh. Dựa trên thực trạng đã phân tích, đề tài đưa
ra những đánh giá chung về thực trạng việc làm xanh của Việt Nam: những
hạn chế, rào cản để thúc đẩy phát triển việc làm xanh từ đó đề xuất các giải
pháp, các chính sách phát triển ngành và xanh hóa; thúc đẩy kinh tế xanh,
khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng
lượng và thân thiện với mơi trường ... Bên cạnh đó từ kinh nghiệm quốc tế
trong nghiên cứu phát triển việc làm xanh để rút ra bài học để đề xuất các giải

pháp ở Việt Nam.Tuy vậy, thực trạng việc làm xanh trong đề tài này chỉ dựa
trên số liệu về việc làm xanh trong ngành bảo vệ môi trường và hoạt động bảo
vệ môi trường trong ngành công nghiệp và dịch vụ bởi chưa có bất kỳ cuộc
điều tra, khảo sát nào về việc làm xanh.Vì thế các số liệu thống kê này chưa

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mang tính bao quát, đại diện để đánh giá đầy đủ số lượng, cơ cấu, chất lượng
việc làm xanh trong cả nền kinh tế. Một số đề tài khác do các Viện thuộc Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện như: “Mơ hình tăng trưởng xanh:
khn khổ cho tái cấu trúc các ngành sản xuất của Việt Nam Viện Kinh tế
Việt Nam” (Viện Kinh tế Việt Nam), “Khung chính sách thúc đẩy tăng
trưởng xanh ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (Viện Nghiên cứu Môi
trường và Phát triển bền vững)…
Đề tài “Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và gợi
mở cho Việt Nam” thực hiện năm2012 (Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội) với các nội dung: Trình bày những lý luận chung về nền
kinh tế xanh, khái quát chung về xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
ở EU bao gồm: bối cảnh ban đầu của xu thế chuyển đổi, thực trạng chuyển
đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU, lộ trình chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh, các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
Nghiên cứu trường hợp: chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Đức. Từ những kết
quả nghiên cứu về chuyển đổi sang kinh tế xanh ở EU, đưa ra một số gợi mở
chuyển đổi kinh tế theo hướng xanh của Việt Nam
Đề tài: “Đổi mới quản lý nhà trường giáo dục nghề nghiệp trong quá
trình hội nhập quốc tế” do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện năm
2011-2012 với nội dung nghiên cứu đổi mới quản lý nhà trường trong hệ

thống giáo dục nghề nghiệp theo định hướng quản lý chất lượng, tiếp cận với
các mơ hình và các giải pháp quản lý chất lượng nhà trường hiện đại phù hợp
với điều kiện thực tế Việt Nam, đảm bảo hội nhập quốc tế. Cụ thể là tiếp cận
với mơ hình quản lý chất lượng tổng thể để đề xuất một số giải pháp quản lý
chất lượng nhà trường của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Đề tài: “Dự báo xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn
2011 – 2020” do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện năm 20112012 với các nội dung: Xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về dự báo phát triển
giáo dục nghề nghiệp; Xác định những xu hướng phát triển Giáo dục nghề

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghiệp từ 2011-2020; Xác dịnh những giải pháp và điều kiện đảm bảo thực
hiện được những xu hướng phát triển Giáo dục nghề nghiệp từ 2011-2020.
Đề tài: “Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo
dục nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế” thuộc chương trình
nghiên cứu khoa học cấp Bộ – Bộ Giáo dục- Đào tạo giai đoạn 20062008 “Phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc
tế”, nội dung nghiên cứu: Những vấn đề lí luận về cơ cấu hệ thống GDNN;
Kinh nghiệm một số nước về cơ cấu hệ thống GDNN;- Một số dự báo về cơ
cấu nhân lực kĩ thuật và yêu cầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống GD nghề nghiệp
ở Việt Nam và Định hướng điều chỉnh cơ cấu hệ thống GDNN ở Việt Nam
(trình độ, loại hình,...) trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, biện pháp quản lý và chức năng quản lý
Quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm. Con người trong quá
trình hoạt động của mình, để đạt được mục tiêu cá nhân phải dự kiến kế hoạch, sắp
xếp trình tự tiến hành và tác động đến đối tượng bằng cách nào đó theo khả năng

của mình. Trong q trình lao động tập thể càng khơng thể thiếu được kế hoạch, sự
phân công và điều hành chung, sự hợp tác và quản lý lao động... Như vậy quản lý
tất yếu nảy sinh và nó chính là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản
thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, trong mọi thời đại. Có nhiều
quan điểm khác nhau về quản lý:
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, quản lý là phương thức tác động có
chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc, các ràng buộc về
hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý
của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu.
Theo quan điểm của điều khiển học, quản lý là chức năng của những hệ có tổ
chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật...) nó bảo tồn cấu trúc các
hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan, làm
cho hệ vận hành và phát triển.
Frederik Winslon Taylo (1856 - 1915), người Mỹ, được coi là “Cha đẻ của

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thuyết quảnlý khoa học”, là một trong những người mở ra “Kỷ nguyên vàng"trong
quản lý đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là mỗi loại cơng việc dù
nhỏ nhất đều phải chun mơn hố và đều phải quản lý chặt chẽ. Ông cho rằng quản
lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng
phương pháp tốt nhất, rẻ nhất.
Theo Mác: Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào tiến hành trên
qui mơ tương đối lớn thì ít nhiều cùng đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt
động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động những
tổng quan độc lập của nó. Như vậy Mác đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt
động lao động, một hoạt động tất yếu vơ cùng quan trọng trong q trình phát triển

của lồi người. Xã hội càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp
thì hoạt động quản lý càng có vai trị quan trọng.
Đề cập đến vấn đề quản lý, tác giả Đặng Vũ Hoạt và tác giả Hà Thế Ngữ cho
rằng:"Quản lý là một quá trình định hướng, q trình có mục tiêu, quản lý một hệ
thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”
Tác giả Nguyễn Văn Lê, Học viện Chính trị Quốc gia thì cho rằng: “Quản lý
là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ
thống bằng những phương pháp thích hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và
từng thành tố của hệ”.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý đến những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm
thực hiện được những mục tiêu dự kiến”.
Theo Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “ Hoạt động quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý( người quản lý) trong một tổ
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đề ra”.
Những quan niệm về quản lý trên đây tuy có cách tiếp cận khác nhau nhưng
chúng tôi nhận thấy chúng đều bao hàm một ý nghĩa chung, đó là:
- Quản lý là các hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân,
đảm bảo hồn thành các cơng việc và là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu
chung của tập thể.
- Quản lý là q trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả cao

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhất các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ thống ổn định, phát
triển, đạt được những mục tiêu đã định.

Theo chúng tôi, quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.
Như vậy có thể khái quát: Quản lý là tác động chỉ huy, điều khiển, hướng
dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích
đề ra. Sự tác động của quản lý bằng cách nào đó để người bị quản lý ln tự giác,
phấn khởi đem hết năng lực trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức
và cho cả xã hội.
Biện pháp Quản lý.
Để tồn tại con người phải lao động, khi xã hội ngày càng phát triển thì xu
hướng lệ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống và lao động cũng phát triển theo. Vì vậy,
con người có nhu cầu lao động tập thể, hình thành nên cộng đồng và xã hội. Trong
quá trình hoạt động của mình, để đạt được mục tiêu, cá nhân phải có biện pháp như
là dự kiến kế hoạch, sắp xếp tiến trình, tiến hành và tác động lên đối tượng bằng
cách nào đó theo khả năng của mình.
Nói cách khác, đây chính là biện pháp Quản lý giúp con người đi đến mục
tiêu. Trong quá trình lao động tập thể lại càng không thể thiếu được các biện pháp
Quản lý như: Xây dựng kế hoạch hoạt động, sự phân công điều hành chung, sự hiệp
tác và tổ chức cơng việc, các tư liệu lao động...
Có nhiều định nghĩa khác nhau về biện pháp Quản lý. Theo F.W. Taylor:
“Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được
rằng họ đã hồn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất”.
“Quản lý là nắm chủ trương và đồng thời tạo điều kiện cho những người
khác cùng mình để thực hiện những chủ trương đó”.
“ Biện pháp Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển hợp với quy luật, đạt mục
đích đã đề ra và đúng ý trí của người Quản lý”.
Tìm hiểu biện pháp Quản lý cũng cần xem xét khái niệm phương pháp Quản
lý. Phương pháp Quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ
định của chủ thể Quản lý lên đối tượng Quản lý và khách thể Quản lý nhằm đạt
được mục tiêu đề ra. Như vậy phương pháp Quản lý là khái niệm rộng lớn hơn biện


11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


pháp Quản lý. Phương pháp Quản lý có vai trị quan trọng trong hệ thống Quản lý ,
biện pháp Quản lý là cần thiết trong quá trình Quản lý. Quá trình Quản lý là quá
trình thực hiện các chức năng Quản lý theo đúng các nguyên tắc đã được xác định các nguyên tắc đó lại được vận dụng và được thực hiện thông qua các phương pháp
Quản lý nhất định và các biện pháp Quản lý phù hợp. Vìvậy, vận dụng các phương
pháp Quản lý cũng như áp dụng các biện pháp Quản lý là nội dung cơ bản của Quản
lý.
Tóm lại: Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về Quản lý, trong phạm
vi của đề tài, chúng tôi xác định Biện pháp Quản lý là cách làm, cách giải quyết
những công việc cụ thể trong từng điều kiện cụ thể của công tác Quản lý nhằm đạt
được mục tiêu Quản lý.
Các chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một hoạt động cơ bản mà thông qua đó chủ thể quản lý
tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu xác định.Quản lý là
những tác động hướng đích với các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, chỉ
đạo, điều khiển, kiểm tra. Bản chất của Quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con
người thông qua các chức năng Quản lý đó.
- Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý. Kế hoạch hóa có
nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các
con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu đó.
Chức năng của kế hoạch hóa bao gồm 3 nội dung chính:
+ Xác định hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức.
+ Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có cam kết) về các nguồn lực của tổ
chức để đạt được mục tiêu này.
+ Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đó.

Như vậy: Kế hoạch hóa là việc đưa tồn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế
hoạch, trong đó chỉ rõ mục tiêu, bước đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn
lực để đảm bảo đạt tới các mục tiêu của tổ chức.
Vai trò của việc xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:
+ Khẳng định sự phát triển của tổ chức, của nhà trường trong tương lai;

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Có cơ sở hợp lý cho việc bố trí, huy động và phân bổ các nguồn lực cho việc tổ
chức các hoạt động của tổ chức để đảm bảo cho các hoạt động bình thường và đạt
tới mục tiêu có chất lượng cao;
+ Kế hoạch khơng chỉ là căn cứ để triển khai các hoạt động mà nó cịn có vai trị
làm căn cứ để kiểm tra, đành giá thành tích của đơn vị, tổ chức hay cá nhân.
Do có tác dụng thiết thực của hoạt động kiểm tra nên kế hoạch được xem như là
một công cụ quan trọng của quản lý. Kế hoạch tạo điều kiện cho người quản lý
giám sát, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện các hoạt động của cá nhân
và các đơn vị trong tổ chức.
- Tổ chức: Là cấu trúc của những người tập hợp lại thành nhóm hoạt động
theo lý tưởng, mục tiêu xác định có tính chất bền vững lâu dài mà từng thành viên
khi hoạt động đơn lẻ không thể thực hiện được ý tưởng mục tiêu đó.
Thuật ngữ tổ chức có thể xác định theo những phương diện cụ thể nào đó, nhưng nó
đều đồng thời thể hiện 3 phương diện:
Tập hợp những người có cùng mục đích, nhiệm vụ
Có sự phối hợp, hợp tác với nhau trong q trình hoạt động.
Có trật tự kỷ cương nền nếp.
- Lãnh đạo: Bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên,
hướng dẫn chỉ đạo họ hoàn thành nhiệm vụ để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Lãnh đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng đến những hoạt động có liên quan đến
cơng việc – nhiệm vụ của một nhóm thành viên. Lãnh đạo có thể hiểu là khả năng
gây ảnh hưởng, động viên và chỉ dẫn, chỉ thị người khác nhằm đạt được mục tiêu
mong muốn.
- Kiểm tra:Là một chức năng quản lý thơng qua đó một cá nhân hoặc một
tổ chức theo dõi giám sát các hoạt động và tiến hành hoạt động sửa chữa nếu cần
thiết.Theo thuyết hệ thống (Cyberneticque): Kiểm tra giữ vai trò liên hệ nghịch, là
trái tim, mạch máu của hoạt động Quản lý. Có kiểm tra mà khơng đánh giá coi như
khơng có kiểm tra, khơng có kiểm tra coi như khơng có hoạt động Quản lý.
Như vậy các chức năng Quản lý gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen lẫn nhau,
tương hỗ lẫn nhau, khi thực hiện chức năng này thường cũng có mặt các chức năng
khác ở mức độ khác nhau, mối quan hệ chặt chẽ tác động ảnh hưởng lẫn nhau có thể
mơ tả qua sơ đồ sau.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tổ chức

Lập kế hoạch

Lãnh đạo

Kiểm tra

Mơi
trường
bên

ngồi

Mơi trường bên trong

Hình 1. Sơ đồ các chức năng Quản lý

1.2.2. Nhà trường và trường dạy nghề
Nhà trường
Nhà trường là một dạng tổ chức chuyên biệt đặc thù của xã hội, được hình
thành từ nhu cầu mang tính tất yếu khách quan của xã hội, nhằm truyền thụ kinh
nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhóm dân cư nhất định trong cộng đồng xã hội.
Nhà trường được tổ chức và hoạt động sao cho việc truyền thụ và lĩnh hội đó
đạt được mục tiêu tồn tại và phát triển của cá nhân, phát triển cộng đồng và xã hội.
Việc tổ chức các hoạt động nói trên được thơng qua q trình sư phạm (Q trình
giáo dục được tổ chức một cách khoa học), nhằm xây dựng và hoàn thiện nhân cách
người học, mà những nhân cách đó là những tiêu chuẩn về đạo đức và năng lực của
người học đáp ứng được những yêu cầu phát triển của xã hội mà không một dạng tổ
chức nào trong xã hội khác với tổ chức nhà trường có thể thay thế được nó.
Trường dạy nghề
Trên thế giới, thuật ngữ trường dạy nghề (Vocational School) được hiểu theo
nhiều cách khác nhau bởi vì hệ thống giáo dục, đào tạo nghề của các nước cónhững
đặc thù khác nhau. Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO: “Trường dạy nghề là nhà
trường mang đặc điểm cung cấp các khóa đào tạo nhằm chuẩn bịđội ngũ những
người lao động nghề nghiệp ở cấp trung học hoặc các cấp giáo dục cao hơn. Các

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



chức năng và mục tiêu của các trường dạy nghề có xu hướng chồng chéo; các thuật
ngữ này thường được sử dụng đồng nghĩa trong các hệ thống giáo dục quốc dân”.
Ở Australia, trường dạy nghềđược gọi là trường cao đẳng kỹ thuật, đã từng
có hơn 20 trường đặc thù trong giáo dục đào tạo nghề nghiệp. Tuy nhiên hiện tại chỉ
có 4 trường cịn tồn tại vàđãđược đổi thành trường cao đẳng thương mại.
Cịn tại Canada, trường dạy nghềđơi khi được gọi là trường cao đẳng. Tuy
nhiên, trường cao đẳngthườngđược nhắc tới nhiều hơn là một cơ sởđào tạo cung cấp
các hợp phần cấu thành của bằng đại học, hoặc là các tín chỉ có thểđược chuyển đổi
sang trường đại học.
Theo Luật dạy nghềđược ban hành năm 2006 của Việt Nam, dạy nghề là
hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần
thiết cho người học nghềđể có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi
hoàn thành khóa học. Trường dạy nghềởđây là cơ sởđào tạo hay nhà trường cung
cấp các hoạt động dạy nghề. Tuy nhiên, khi phân tích chi tiết hơn, thì cách định
nghĩa này cần phải xem xét lại, bởi vì cho rằng mục đích của dạy nghề là giúp cho
người học nghề có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm, đây khơng phải là
mục đích đúng đắn của dạy nghề bởi vì mục đích dạy nghề là cung cấp cho người
học những nền tảng kiến thức, cũng như rèn luyện cho họ có kỹ năng, thái độ cần
thiết để giúp họ có thể thực hiện được nhiệm vụ của một nghề nghiệp cụ thể.
Vậy tóm lại, trường dạy nghề là các cơ sởđào tạo cung cấp các hoạt động dạy
và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người
học nghề thực hiện được nhiệm vụ của một nghề nghiệp cụ thể và phù hợp. Trường
dạy nghềlà đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thành lập và hoạt động theo qui định của
pháp luật.
Trường dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cơng nhân kỹ thuật, kỹ thuật
viên, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu về lao động qua đào tạo của
các ngành kinh tế-xã hội.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Có nhiều tác giả quan niệm về quản lý nhà trường khác nhau: Theo tác giả

Trần Kiểm "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong
phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế
hệ trẻ và với từng học sinh”.
Trong cuốn “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục" tác giả M.I.Kôn .Đa- Cốp đã viết:“Chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một
hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý
thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời
sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế- xã hội, tổ
chức sư phạm của quá trình dạy - học và giáo dục thế hệ đang lớn lên”.
Là một thiết chế đặc biệt của xã hội nên nhà trường cùng với công tác
quảnlýtrường học là vô cùng quan trọng, bao gồm sự quản lý các tác động qua lại
giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường. Người ta có thể phân
tích q trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm các thành tố và được
biểu diễn bằng sơ đồ sau:

M: Mục tiêu dạy học

M

N: Nội dung dạy học
N

P


P: Phương pháp dạy học
Th: Thầy

QL

Tr: Trò
Th

Tr

ĐK: Điều kiện
QL: Quản lý

ĐK

Hình2.Sơ đồ Quản lý các thành tố của q trình dạy học

Vai trị của người quản lý là phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành
liên kết chặt chẽ với nhau đưa đến kết quả mong muốn.
Như vậy, quản lý nhà trường là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ
thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo
nguyên lý giáo dục và tiến tới mục tiêu giáo dục, mà trọng tâm của nó là đưa hoạt
động dạy và học tiến lên trạng thái mới về chất. Do vậy, công tác quản lý giáo dục
nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, gồm có quản lý các hoạt động trong nhà
trường và các quan hệ giữa trường học với xã hội.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×