Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bí quyết căn chỉnh các thông số máy ảnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.62 KB, 15 trang )

Bí quyết căn chỉnh các thông số máy ảnh
Làm thế nào để chụp được những bức ảnh đủ sáng? Cơ chế đo
sáng của máy ảnh số? Ý nghĩa của việc thay đổi khẩu độ, tốc độ, độ
nhạy sáng của máy ảnh? Cách thiết lập ISO phù hợp với hoàn
cảnh chụp? Dưới đây là những hướng dẫn căn bản trả lời cho bạn
các thắc mắc trên.

Nguyên nhân gây ra hình ảnh mờ?
Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc thảo luận xem cái gì gây ra hiện tượng
mờ, nhòe, nhiễu trên ảnh chụp. Thông thường đây là những nét mờ
nhòe không mong muốn và không liên quan tới việc lấy nét của bạn
(tức là bạn cố tình tạo ra hiệu ứng mờ trên ảnh khi thay đổi đối tượng
lấy nét), mà thường là do chuyển động gây ra: một là do máy ảnh của
bạn dịch chuyển, hai là đối tượng chụp dịch chuyển, hoặc là cả hai.
Một giải pháp cho vấn đề này là đặt máy ảnh cố định, ví dụ như sử
dụng chân máy, đặt trên bàn, phiến đá hay bất cứ thứ gì có thể giúp
máy được ổn định. Tuy nhiên, nếu đối tượng chụp chuyển động thì dù
có chân máy cũng không loại bỏ được mờ nhòe. Để loại bỏ mờ nhòe
gây ra bởi chuyển động của chủ thể và máy ảnh, bạn chỉ có cách là
chụp ảnh nhanh hơn. Nếu bạn có thể khiến máy ảnh của bạn giảm thời
gian cần thiết để chụp được một bức ảnh thì có nghĩa là có ít thời gian
hơn để đối tượng/máy ảnh di chuyển. Kết quả là hình ảnh sắc nét hơn.
Vì vậy, để loại bỏ mờ, chúng ta cần phải sử dụng tốc độ chụp nhanh
hơn. Để hiểu làm thế nào để tăng tốc độ chụp, chúng ta cần phải hiểu
một chút về việc làm thế nào một máy ảnh lấy ánh sáng khi chụp ảnh.
Cơ chế phơi sáng của máy ảnh
Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều tích hợp sẵn một công cụ đo sáng
để giúp máy ảnh chụp được một hình ảnh có độ phơi sáng tốt (tức là
không quá tối, không quá sáng). Trước khi bạn có một shot hình, công
cụ đo sáng của máy ảnh sẽ xem xét cảnh vật mà bạn đang định chụp và
đo xem lượng ánh sáng xung quanh đang ở mức độ nào. Sau khi nắm


được bao nhiêu ánh sáng là cần thiết để chụp được bức ảnh vừa đủ
sáng, máy ảnh của bạn có thể điều chỉnh 3 thông số trên máy, gồm tốc
độ màn trập, khẩu độ ống kính và thiết lập ISO, để cho ra chỉ số ánh
sáng thích hợp.
Tốc độ màn trập
Trước đây các máy ảnh cơ sử dụng một mảnh kim loại nằm giữa ống
kính và cảm biến – còn gọi là "màn trập cơ học" - để chặn ánh sáng.
Khi bạn nhấn nút chụp để chụp ảnh, màn trập mở ra và cho phép ánh
sáng đi qua ống kính và tiếp xúc với bộ cảm biến. Sau một khoảng thời
gian, màn trập đóng lại (tạo nên một tiếng click) và không có thêm chút
ánh sáng nào tiếp xúc được với cảm biến nữa. Khoảng thời gian màn
trập mở cho ánh sáng đi qua được gọi là "tốc độ màn trập" (shutter
speed). Tốc độ màn trập dài cho phép nhiều ánh sáng đi qua. Tốc độ
màn trập ngắn cho phép ít ánh sáng đi qua.
Các máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cũng sử dụng nguyên lý tương tự,
nhưng sử dụng một "màn trập điện tử". Máy ảnh bật cảm biến lên trong
một thời gian để nhận ánh sáng và sau đó tắt đi. Khoảng thời gian này
vẫn gọi là "tốc độ màn trập" và hoạt động theo cách tương tự như tốc
độ màn trập cơ. Nếu bộ cảm biến của máy ảnh được "bật" trong một
thời gian dài (tức là tốc độ màn trập chậm), nó sẽ thu ánh sáng nhiều
hơn. Nếu bộ cảm biến chỉ được bật một thời gian ngắn (tức là tốc độ
màn trập nhanh), nó sẽ thu được ít ánh sáng.
Độ mở ống kính
Thông số thứ hai máy ảnh có thể thay đổi để điều chỉnh độ phơi sáng là
khẩu độ ống kính. Bên trong ống kính máy ảnh của bạn, có một lỗ dùng
để điều chỉnh độ mở của ống kính lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Mỗi một mức
mở của ống kính đã được nhà sản xuất tính toán và thiết lập thành các
giá trị "khẩu độ" cố định, mà người dùng chỉ có thể chỉnh khẩu độ của
ống kính theo các giá trị định sẵn này. Tùy theo từng ống kính/loại máy
ảnh mà số lượng các giá trị khẩu độ định sẵn có thể nhiều hoặc ít hơn,

nghĩa là ống kính cho phép mở rộng hơn hoặc thu hẹp hơn.

Hình ảnh minh họa khẩu độ cho thấy, giá trị khẩu độ tăng lên thì độ mở
ống kính giảm đi. Trong trường hợp này, khẩu độ lớn nhất là f 2.8,
khẩu độ nhỏ nhất là f 16. Nếu khẩu độ lớn hơn, giống như hình ảnh bên
phải, lượng ánh sáng có thể đi qua ống kính và tiếp xúc với cảm biến
nhiều hơn. Nếu khẩu độ nhỏ hơn, lượng ánh sáng cũng ít hơn. Ống kính
nào có khẩu độ f 1.4 thì có thể mở rất rộng, và nếu có khẩu độ f 22 thì
ống kính có thể mở với khe rất nhỏ cho ánh sáng đi qua.
Khi khẩu độ nhỏ hơn thì độ sâu trường ảnh (DOF – Depth of Field) sẽ
lớn hơn, nghĩa là sẽ có nhiều điểm hơn trong khung hình được nằm
trong khoảng lấy nét và do đó hình ảnh sẽ sắc nét hơn. Bạn nên sử dụng
khẩu độ hẹp khi chụp ảnh phong cảnh để mọi thứ đều sắc nét. Nếu bạn
chọn khẩu độ rất rộng, ví dụ f 1.4, thì chỉ có phần trung tâm, tức tiêu
điểm, là được lấy nét, các phần còn lại sẽ bị mờ. Bạn nên sử dụng khẩu
độ rộng khi chụp chân dung, để giúp chủ đề của bạn nổi bật so với
xung quanh.
Thiết lập ISO
Sử dụng máy ảnh, chắc chắn bạn sẽ thấy ký hiệu ISO trên máy, các
diễn đàn về máy ảnh cũng nói rất nhiều về việc điều chỉnh thông số
ISO để có bức ảnh đẹp. Vậy ISO là gì?
ISO là đại lượng đo độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh đối với ánh
sáng, do tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Quốc tế (International
Organization for Standardization) thống nhất và đưa ra làm quy chuẩn
khi sản xuất máy ảnh. Để hiểu rõ hơn về xuất xứ hình thành đại lượng
này, bạn có thể tham khảo Wikipedia.
Máy ảnh số chia các mức độ nhạy sáng của cảm biến ảnh thành các
mức khác nhau và mỗi mức sẽ có giá trị nhạy sáng gấp đôi mức trước
đó. Các mức ISO phổ biến trên máy ảnh số là: 100, 200, 400, 800,
1600, 3200 Hiện nay các máy ảnh DSLR cao cấp đã có thể hỗ trợ

ISO mức thấp nhất là 50 và cao nhất là 25.600.
ISO 100 có độ nhạy thấp nhất với ánh sáng. ISO cao hơn, cảm biến
càng nhạy cảm hơn với ánh sáng, tức là bức ảnh của bạn sẽ nhận được
nhiều ánh sáng hơn. Trong điều kiện ánh sáng cao, ISO 100 sẽ đảm bảo
bức ảnh đủ sáng. Trong điều kiện ánh sáng thấp hơn, bạn sẽ cần phải
nâng ISO lên. Vì vậy, nếu bạn chụp vào ban đêm, mức ISO 1600 có thể
cho phép bạn có được những hình ảnh mà bạn muốn. Tuy nhiên, để có
được bức ảnh sáng hơn, bạn phải đánh đổi bằng độ sắc nét của ảnh.
ISO càng cao thì ảnh sẽ càng có nhiều nhiễu hạt.
Áp dụng khi chụp một bức ảnh
Chiếc máy ảnh số được thiết kế để có thể tính toán một lượng ánh sáng
đủ để chụp một bức ảnh và có một số cách để tìm ra được lượng ánh
sáng đó. Nó có thể mở khẩu độ ống kính ở mức lớn nhất và sử dụng tốc
độ màn trập nhanh. Nó có thể đóng khẩu độ nhỏ hơn và sử dụng tốc độ
màn trập chậm hơn. Hoặc nó có thể tăng độ nhạy sáng của chip cảm
biến (tức là các thiết lập ISO) để có thể giảm khẩu độ nhỏ hơn và tăng
tốc độ màn trập nhanh hơn. Bất kỳ sự kết hợp nào của ba giá trị khẩu
độ, tốc độ, độ nhạy sáng đều có thể mang lại một bức ảnh với lượng
ánh sáng tương ứng. Máy ảnh có thể tự động lựa chọn 3 giá trị này để
có bức ảnh tốt nhất, nhưng những người thích chụp ảnh muốn tạo
những bức ảnh độc đáo của riêng mình thì cần học cách thiết lập các
giá trị đó.
Thông thường, để loại bỏ vệt mờ nhòe trên ảnh, ta sẽ tìm cách để chụp
được bức ảnh nhanh hơn, nghĩa là cần một tốc độ màn trập nhanh. Nếu
màn trập mở ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn thì sẽ có ít ánh
sáng đi vào cảm biến, vì vậy ta phải điều chỉnh các cài đặt khác - khẩu
độ và ISO, để bù cho sự mất ánh sáng do thời gian phơi sáng ngắn.
Nếu bạn chụp trong một môi trường ánh sáng rực rỡ ngoài trời ban
ngày, máy ảnh của bạn có thể bù đắp cho tốc độ màn trập nhanh bằng
cách mở khẩu độ ống kính lớn hơn. Thật không may, có một giới hạn

về độ rộng khẩu độ tối đa, bạn không thể mở rộng ống kính bao nhiêu
cũng được, mà phụ thuộc vào máy ảnh hỗ trợ đến mức nào. Nếu cảnh
của bạn có ánh sáng thấp hơn – ví dụ như chụp trong nhà hoặc trong
bóng râm, việc mở khẩu độ lớn có thể không đủ. Trong trường hợp này,
bạn sẽ cần phải tăng giá trị ISO để tăng độ nhạy sáng của cảm biến,
giúp máy ảnh lấy đủ ánh sáng để đảm bảo hình ảnh sắc nét.
Chúng ta hãy nhìn vào hai hình ảnh minh họa dưới đây để xem thông
số ISO có thể ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh như thế nào. Hai
ảnh này được chụp trong nhà và không bật flash. Trong cả hai bức ảnh,
khẩu độ của ống kính được thiết lập mở rộng ở mức tối đa, vì vậy các
yếu tố thay đổi ở đây là ISO và tốc độ màn trập.

ISO thấp làm tốc độ màn trập chậm gây nhòe hình. Nguồn:
Techlore.com
Trong hình bên trái, ISO được thiết lập ở mức 100 (mức ISO thấp nhất
trên các máy ảnh số hiện nay, chỉ trừ một số model có khả năng mở
rộng xuống ISO 50). Với mức ISO 100 và khẩu độ mở rộng, máy ảnh
tự thiết lập tốc độ màn trập bằng 1/25 giây. Tốc độ này là quá chậm và
ánh sáng không đủ, dẫn tới hình ảnh bị mờ.
Với hình ảnh bên phải, ISO được tăng lên đến 800. Với ISO 800 và
khẩu độ mở rộng tương tự, máy ảnh thiết lập tốc độ màn trập là 1/200
giây. Như vậy, giá trị ISO đã tăng lên 8 lần để làm cho cảm biến nhạy
sáng tốt hơn, và tốc độ màn trập cũng nhanh hơn 8 lần (thời gian phơi
sáng giảm đi đáng kể). Do tốc độ chụp cao hơn, bức ảnh được chụp
trong một thời gian rất ngắn đủ để loại bỏ các dịch chuyển của máy ảnh
và đối tượng chụp, kết quả là ảnh rõ ràng hơn.
Như vậy, nếu một giá trị ISO cao hơn cho phép bạn sử dụng tốc độ
màn trập nhanh hơn, tại sao lại không thường xuyên dùng mức ISO cao
nhất mà máy ảnh của bạn hỗ trợ? Đó là do, như đã nói ở phía trên, cái
giá phải trả cho ISO cao là nhiễu hạt (grain, noise) khiến ảnh không

mịn và rõ nét, ISO càng cao thì nhiễu càng nặng. Ngoài ra, một bức ảnh
không chỉ có nhiễu tăng lên khi tăng ISO, mà có ba "vấn đề" xảy ra: gia
tăng nhiễu, giảm độ sắc nét và giảm độ tương phản.
Trong một bức ảnh chụp, nhiễu là những điểm ảnh nhỏ bị mất màu nằm
rải rác khắp bức ảnh. Chẳng hạn trong bức ảnh hải ly dưới đây, nhiễu là
những chấm có màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương. (Một điểm ảnh có
màu đúng phải hiển thị được giá trị chính xác của kết hợp ba màu này
trên bức ảnh).

Nhiễu xuất hiện dưới dạng các điểm ảnh bị mất màu. Nguồn:
Techlore.com
Bức ảnh được chụp trong khi trời tối đen, người chụp đã phải đặt ISO ở
mức tối đa của máy ảnh chỉ để có được một bức ảnh. Rõ ràng là bức
ảnh có chất lượng rất kém bởi nhiễu rất nhiều, và không ai in bức ảnh
này ra để treo tường cả, tuy nhiên bức ảnh vẫn có giá trị của nó, bởi nếu
không cố nâng ISO lên để chụp "bằng được", thì sẽ không ai tin tác giả
đã chụp được một con hải ly xuất hiện ở vườn nhà mình.
Như vậy, đôi khi bạn cần đến mức ISO cao để ghi lại một khoảnh khắc
hiếm hoi trong điều kiện ánh sáng thấp, chấp nhận hy sinh độ sắc nét
của hình ảnh. Các máy ảnh càng đắt tiền và cao cấp thì càng có khả
năng giảm nhiễu tốt hơn ở ISO cao, đây cũng là đặc điểm để cạnh tranh
lẫn nhau giữa các dòng máy ảnh.
Hầu hết các máy ảnh số đều cho ảnh không có nhiễu ở các mức ISO
thấp như 50, 100, 200, nhưng bắt đầu xuất hiện nhiễu ở các mức ISO
cao hơn, tùy theo từng model máy. Nếu chọn mua máy ảnh dựa trên
thông số này, hãy thử chụp ảnh ở các mức ISO khác nhau để so sánh
nhiễu và bạn cũng biết được mức ISO tối đa mà bạn có thể sử dụng để
có bức ảnh đạt yêu cầu.
Lựa chọn ISO đúng
Để có được bức ảnh tốt nhất, bạn cần chọn đúng các thông số, trong đó

có thông số ISO. Dưới đây là các khuyến nghị:
1. Các máy ảnh số hiện nay đều cung cấp chế độ chụp tự động (Auto)
và chế độ cho phép thiết lập ISO tự động. Khi chọn chế độ này, máy
ảnh sẽ giúp bạn chọn một giá trị ISO thích hợp tùy thuộc vào mức độ
chiếu sáng của cảnh vật mà bạn định chụp. Trong phần lớn các trường
hợp, chế độ Auto có thể chọn được mức ISO khá tốt cho bạn. Nói
chung máy ảnh luôn cố gắng chọn mức ISO thấp khi có nhiều ánh sáng
và sẽ nâng ISO lên khi có ít ánh sáng hơn. Tuy nhiên, thiết lập tự động
có thể sẽ hạn chế chọn mức ISO cao nhất để giảm nhiễu, và điều này có
thể dẫn đến hình ảnh bị mờ.
Nếu mức ISO "Auto" không làm bạn thỏa mãn thì bạn có thể thực hiện
các hướng dẫn tiếp theo.
2. Trong hầu hết các tình huống ánh sáng ngoài trời ban ngày, bạn sẽ có
đủ ánh sáng để có thể sử dụng thiết lập ISO thấp nhất. Vì vậy, khi chụp
trong ánh sáng ban ngày, hãy bắt đầu với ISO ở cài đặt thấp nhất để
giảm nhiễu. Chỉ khi thấy có vệt mờ nhòe, bạn nâng ISO lên.
3. Nếu bạn chụp với đèn flash, máy ảnh sẽ có nhiều ánh sáng mà không
cần tăng ISO. Do đó khi chụp ảnh bằng flash, hãy đặt ISO ở mức thấp
để giảm nhiễu.
4. Nếu bạn đang chụp trong nhà mà không có đèn flash (có tình huống
không được dùng flash hoặc không muốn dùng flash), hãy bắt đầu tăng
dần ISO lên. Có thể bạn sẽ thấy nhiễu khi đặt ISO ở mức cao, nhưng
ảnh bị nhiễu vẫn còn hơn là ảnh bị mờ nhòe (blur), mà trong nhiều
trường hợp nhiễu vẫn chấp nhận được khi in ảnh ở kích cỡ nhỏ. Có một
bức ảnh với một ít nhiễu vẫn còn hơn là không có ảnh hoặc ảnh hoàn
toàn không xem được vì bị nhòe. Mọi người cũng thường hay đề cập
đến nhiễu khi in ảnh ở các kích cỡ lớn, nhưng trên thực tế rất ít khi bạn
in ảnh với cỡ lớn, do đó đôi khi bạn có thể lờ đi vấn đề này vì nhiễu
trên ảnh không phải là khó chịu cho lắm, nhiều khi còn không rõ ràng
khi in với cỡ nhỏ. Hãy chụp thử để tìm ra mức ISO thấp nhất bạn có thể

sử dụng mà vẫn nhận được một bức ảnh chấp nhận được về độ nét và
ánh sáng.
5. Đôi khi bạn chụp ảnh với ống kính zoom để chụp đối tượng ở xa, và
ảnh bị mờ ngay cả khi chụp ban ngày. Thực tế, thao tác zoom cũng
đồng thời phóng đại độ rung của máy ảnh, cho nên bạn càng cần tốc độ
màn trập nhanh hơn (hoặc sử dụng một chân máy), lúc này bạn nên
tăng ISO lên một, hai mức để buộc tốc độ màn trập nhanh hơn.
6. Nếu bạn muốn mua một máy ảnh số mới, hãy so sánh khả năng chụp
ở ISO cao của mỗi model mà bạn đang xem xét. Hãy chụp thử một số
ảnh ở các mức ISO cao (400, 800 hoặc cao hơn) và tìm xem có nhiễu
không. Hãy chụp thử với cả các khu vực tối, thiếu ánh sáng (ví dụ chụp
dưới bóng râm), bởi nhiễu xuất hiện nhiều trong các tông màu tối hơn.
Một số ví dụ về lựa chọn ISO
Ví dụ 1:
Bạn muốn chụp một dòng suối và sử dụng tốc độ màn trập chậm
khoảng 1/2 giây để có được hiệu ứng mờ chuyển động (motion blur) ở
dòng nước.
Trả lời:
Ở trường hợp này, bạn phải cài đặt máy ảnh ở ISO thấp nhất. Nếu khẩu
độ tối thiểu vẫn chưa đủ, bạn phải sử dụng một bộ lọc màu xám làm
giảm lượng ánh sáng vào cảm biến.
Ví dụ 2:
Bạn muốn chụp với khẩu độ rộng để có được độ sâu trường ảnh vào
một ngày nắng. Bạn đã chọn cài đặt ở chế độ A/Av (ưu tiên khẩu độ)
để lựa chọn khẩu độ f/2.8 trong khi máy ảnh xác định tốc độ màn trập
cho bạn. Nhưng kết quả là bức ảnh bị thừa sáng.
Trả lời:
Một khẩu độ lớn vào một ngày nắng có nghĩa là tốc độ màn trập phải
nhanh. Hầu hết các máy ảnh không thể chụp ảnh nhanh hơn 1/4000
hoặc 1/8000 giây, và do đó có thể là quá chậm đối với thông số ISO mà

bạn đã chọn. Nếu có thể, hãy cố gắng giảm bớt ISO xuống 100 hoặc 50.
Nếu vẫn chưa đủ, sự lựa chọn duy nhất còn lại là mua một bộ lọc màu
xám cho ống kính để loại bỏ bớt một số ánh sáng mặt trời.
Ví dụ 3:
Bạn cố gắng chụp trong nhà trong một khung cảnh ánh sáng thấp và
thiết lập ISO ở mức tối đa, bạn đã chọn khẩu độ lớn và vẫn nghĩ rằng
tốc độ màn trập quá chậm. Sau đó bạn bật đèn flash và chụp, kết quả là
hình ảnh bị thừa sáng, mặc dù bạn cũng đã cố gắng giảm công suất
flash.
Trả lời:
Trong tình huống này, mức công suất thấp nhất của đèn flash vẫn có
thể là quá mạnh cho cảnh bạn chụp với sự lựa chọn ISO cao. Cơ hội
duy nhất để sử dụng đèn flash trong tình hình như vậy là hạ thấp ISO
cho đến khi bạn nhận thấy rằng hình ảnh trở nên tối màu hơn và sau đó
bắt đầu tăng đèn flash lên. Tiếp đó, bạn cố gắng cân bằng giữa ISO và
hiệu ứng đèn flash.

×