Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

bàn về thuế GTGT- một số vấn đề đaẹt ra và giải pháp khắc phục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.43 KB, 33 trang )

đề tài: Bàn về thuế GTGT- một số vấn đề đặt ra
và giải pháp khắc phục
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ thu NSNN
mà còn là công cụ của nhà nớc để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh
tế. Do vậy, khi nền kinh tế của mỗi nớc chuyển sang một giai đoạn
mới với những chủ trơng, chính sách định hớng sự phát triển kinh tế
thay đổi thì chính sách thuế của quốc gia cũng phải dợc cải cách cho
thích hợp. Cuộc cải cách thuế nớc ta từ năm 1990 đến nay đợc xem là
một cuộc cải cách thuế toàn diện, sâu sắc. Qua bớc 1 của cuộc cải
cách (1990 1995), hệ thống thuế nớc ta đã đạt đợc một số thành
tựu quan trọng nh: thống nhất hệ thống thuế áp dụng cho các cơ sở
sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nớc; tạo
môi trờng pháp lý bình đẳng, tăng thu NSNN, góp phần đẩy lùi lạm
phát, ổn định giá cả; thúc đẩy tăng trởng kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn
tồn tại một số hạn chế sau: hạn chế về tính bao quát khi có nhiều
ngành, nghề, nhiều loại hình kinh doanh xuất hiện; hạn chế trong
khuyến khích đầu t; hạn chế trong việc đáp ứng yêu cầu hợp tác kinh
tế với các nớc khu vực và thế giới; hạn chế về tính đơn giản rõ ràng,
chặt chẽ...
Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã đợc Quốc hội khoá IX
thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999
thay cho luật thuế doanh thu. Việc thay thế này đánh dấu một thành
công lớn trong tiến trình cải cách thuế giai đoạn hai ở nớc ta và cũng
là một bớc trong quá trình hội nhập để sánh kịp các nớc trong khu
vực và trên thế giới. Đây là sự kiện lớn trong đời sống kinh tế của n-
ớc ta, có ảnh hởng sâu rộng đến hoạt động kinh tế - tài chính ở tầm
vĩ mô lẫn tầm vi mô của nền kinh tế.
1
Việc kế toán thuế GTGT liên quan đến tất cả các thành phần kế
toán, từ hạch toán vốn bằng tiền, vật t, hàng hoá, tài sản cố định,


công nợ phải thu phải trả, chi phí, doanh thu và thu nhập hoạt động
khác, đến chứng từ hoá đơn, nội dung phơng pháp lập báo cáo tài
chính, tổ chức cung ứng vật t, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
và đặc biệt là phục vụ việc lập các bảng kê và tờ khai thuế GTGT
hàng tháng ở các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Hiểu và triển khai thật tốt các công việc liên quan đến thực hiện
thuế GTGT là là trách nhiệm và cũng là lợi ích của bản thân doanh
nghiệp và của cán bộ kế toán. Thuế GTGT đầu ra là nghĩa vụ của
doanh nghiệp phải nộp cho nhà nớc, thuế GTGT đầu vào là quyền lợi
đợc trừ hoặc đợc hoàn lại của doanh nghiệp. Vì thế kế toán thuế
GTGT thực sự là công cụ quan trọng để thực hiện luật thuế mới. Em
xin đợc phân tích, đánh giá và đa ra các giải pháp, kiến nghị để khắc
phục các khiếm khuyết và những hiệu ứng xấu trong quá trình thực hiện
luật thuế GTGT để mọi ngời hiểu rõ và hởng ứng tích cực luật thuế này
thông qua đề tài sau: Bàn về thuế GTGT một số vấn đề đặt ra và
giải pháp khắc phục.
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em hoàn thành đề
án. Do thời gian và khả năng có hạn nên đề án còn có những hạn chế,
thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận đợc những lời chỉ bảo, góp ý của các
Thầy, Cô và bạn bè để em có thể hoàn thiện tốt hơn đề án này.
2
nội dung
i. khái quát chung về thuế GTGt
1.Thuế GTGT là gì?
Để hiểu đợc một cách rõ ràng và áp dụng chính xác luật thuế GTGT
thì trớc hết phải hiểu rõ về các khái niệm cơ bản, bản chất của thuế
GTGT cũng nh phạm vi thực hiện và các phơng pháp tính và mục tiêu
của thuế GTGT.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT) là: thuế tính trên khoản giá trị tăng
thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lu thông đến

tiêu dùng. (Điều 1 luật thuế GTGT)
- Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ là: phần chênh lệch tăng
giữa giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ thực hiện và giá thanh toán
hàng hoá, dịch vụ mua vào tơng ứng.
Thuế GTGT phải trả khi mua sản phẩm hoặc tiêu dùng, thuế
GTGT trả cho ngời cung cấp, nhà cung cấp có vai trò nh một ngời
thu hộ Chính phủ, thuế GTGT đợc chuyển tới ngời tiêu dùng cuối
cùng.
1.1. Đối tợng chịu thuế GTGT:
- Đối tợng chịu thuế GTGT: hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ các đối tợng quy định ở điều 4
luật thuế VAT) (Điều 2)
- Đối tợng nộp thuế là: Tổ chức cá nhân SXKD hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác nhập
khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là ngời nhập khẩu) (Điều 3)
- Đối tợng không thuộc diện chịu thuế VAT sau: (Điều 4)
+ Sản phẩm nông nghiệp cha chế biến hoặc chỉ sơ chế.
+ Sản phẩm muối.
+ Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
3
+ Thiết bị, máy móc, phơng tiện làm tài sản cho cơ sở dự án đầu t
nhập khẩu khi trong nớc cha sản xuất đợc.
+ Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền
sử dụng đất.
+ Nhà ở thuộc sổ lu Nhà nớc do Nhà nớc bán cho ngời đang thuê.
+ Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu t.
+ Các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh.
+ Dịch vụ y tế.
+ Các hoạt động văn hoá, thể thao không nhằm mục đích kinh doanh.
+ Dạy học, dạy nghề.

+ Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chơng trình bằng vốn
ngân sách Nhà nớc.
+ In xuất bản và phát hành.
+ Các dịch vụ công cộng: vệ sinh, vờn thú...
+ Duy tu sửa chữa các công trình phục vụ công cộng bằng nguồn
vốn của dân hay vốn viện trợ nhân đạo.
+ Vũ khí tài nguyên chuyên dùng phục vụ quốc phòng an ninh.
+ Hàng nhập khẩu trong các trờng hợp quy định.
+ Hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mợn đờng Việt Nam...
+ Hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và các
đối tợng tiêu dùng ngoài Việt Nam.
+ Chuyển giao công nghệ.
+ Vàng nhập khẩu ở dạng thô, cha qua chế biến.
+ Một số tài nguyên khoáng sản xuất khẩu do chính phủ quy
định... và một số loại hàng hoá dịch vụ khác nằm trong 26 đối tợng
không phải nộp thuế VAT theo quy định tại Điều 4 - Bộ luật VAT.
1.2. Các văn bản pháp luật về thuế GTGT tại Việt Nam.
+ Luật thuế GTGT đợc Quốc hội thông qua vào ngày 10/5/1997.
4
+ Nghị định 28/1998/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 11/5/1998.
+ Thông t số 89/1998/TT - BTC của Bộ Tài chính ngày 27/6/1998.
+ Thông t số 100/1998/TT - BTC của Bộ Tài chính ngày 15/7/1998.
+ Nghị định 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/12/2000.
+ Thông t số 122/2000/TT BTC của Bộ Tài Chính ngày 29/12/2000.
+ Thông t số 82/2002/TT BTC của Bộ Tài Chính ngày 18/9/2002.
1.3. Căn cứ và phơng pháp tính thuế VAT.
a.Giá tính thuế:
Căn cứ tính thuế VAT là giá tính thuế đợc qui định trong Điều 7.
Đối với hàng hoá hoặc dịch vụ đợc bán ra bởi các cơ sở kinh
doanh: Giá tính thuế GTGT là giá bán cha có thuế.

Đối với hàng hoá nhập khẩu: Giá tính thuế GTGT là giá nhập
khẩu + thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ,
biếu tặng: Giá tính thuế GTGT đợc xác định theo giá tính thuế của
hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tơng đơng tại thời điểm phát sinh
các hoạt động này.
Đối với hoạt động cho thuê: Giá tính thuế GTGT là khoản tiền
thuê nhận đợc tiền thuê trả trớc cho một thời gian nhất định cũng
phải chịu thuế GTGT.
Đối với hàng bán trả góp: Giá tính thuế GTGT là giá bán của
hàng hoá đã xuất bán (không bao gồm lãi trả góp) và không tính theo
số tiền trả góp từng kỳ.
Đối với hoạt động xây lắp: Giá tính thuế GTGT là giá xây lắp
theo hợp đồng cha có thuế:
- Nếu việc thanh toán đợc thực hiện dựa trên mức độ hoàn
thành công việc thì thuế GTGT sẽ đợc tính trên giá hạng mục công
trình hoàn thành.
5
- Nếu nhiều đơn vị cùng tham gia thi công xây dựng công trình,
từng nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm tính toán và kê khai thuế GTGT
đối với phần nhận thầu mà công trình đã ký kết.
Đối với hoa hồng của các đại lý và các nhà môi giới: Tiền
công và tiền hoa hồng đợc hởng cha trả vào các khoản phí tổn mà cơ
sở thu đợc từ việc thực hiện các hoạt động này. Hàng hoá do đại lý
bán ra vẫn phải chịu thuế GTGT.
Đối với hoạt động giao thông vận tải: Giá tính thuế GTGT là
cớc vận tải cha có thuế.
Đối với hàng hoá và dịch vụ đặc biệt nh tem bu điện, vé cớc
vận tải, vé sổ số... thì giá bán đã có thuế GTGT.
Giá cha có thuế GTGT =

* Chú ý:
- Đối với đại lý bán hàng theo đúng giá của nhà sản xuất thì
doanh thu của đại lý là tiền hoa hồng đợc hởng sẽ không thuộc đối t-
ợng chịu thuế GTGT.
- Hoạt động vận tải quốc tế bằng đờng hàng không, đờng biển,
xe lửa không phải chịu thuế GTGT.
b. Thuế suất:
Thuế suất đợc qui định trong điều 8 nh sau:
(1). Mức thuế 0% đối với hàng hoá xuất khẩu.
(2). Mức thuế 5% đối với các hàng hoá, dịch vụ: nớc sạch, phân
bón, dụng cụ y tế, thuốc phòng và chữa bệnh, dịch vụ KHKT...
(3). Mức thuế 10% đối với hàng hoá, dịch vụ: dầu mỏ, khí đốt, điện
thơng phẩm...
(4). Mức thuế 20% đối với hàng hoá, dịch vụ: vàng bạc, kinh doanh
khách sạn, du lịch ăn uống, dịch vụ môi giới, xổ số...
c. Phơng pháp tính thuế VAT.
Thuế giá trị gia tăng phải nộp đợc tính theo một trong 2 phơng
pháp sau:
6
(1). Ph ơng pháp khấu trừ thuế: dựa trên việc tính toán các yếu tố
cấu thành GTGT, tức là phần giá trị mà doanh nghiệp tự tạo ra trong quá
trình sản xuất, lu thông ở doanh nghiệp, bao gồm cả phần lợi nhuận.
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

Đối tợng áp dụng là các đơn vị tổ chức kinh doanh bao gồm các doanh
nghiệp Nhà nớc, doanh nghiệp đầu t nớc ngoài, doanh nghiệp t nhân, các công
ty cổ phần, HTX và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác trừ các đối tợng áp
dụng tính thuế theo phơng pháp trực tiếp.
(2). Ph ơng pháp trực tiếp: dựa trên việc tính toán phần chênh lệch
giữa giá của hàng hoá dịch vụ bán ra với giá thanh toán của hàng hoá,

dịch vụ mua vào tơng ứng.
Thuế GTGT phải nộp = X Thuế suất
= -
Phơng pháp tính trực tiếp áp dụng cho các đối tợng sau:
- Cá nhân SXKD và tổ chức cá nhân nớc ngoài kinh doanh tại Việt
Nam không theo luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam cha thực hiện đầy đủ
các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo
phơng pháp khấu trừ thuế.
- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý.
7
Giá tính thuế của hàng
hoá, dịch vụ bán ra
x Thuế suất
Thuế GTGT đầu ra =
Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn
GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng
từ nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Thuế GTGT đầu vào =
GTGT của hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế
GTGT của hàng hoá,
dịch vụ
Giá thanh toán
của hàng hoá,
dịch vụ bán ra
Giá thanh toán của
HH, DV mua vào t-
ơng ứng
2. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế.
2.1. Đăng ký nộp thuế (Điều 12)

(1). Cơ sở kinh doanh kể cả các cơ sở trực thuộc của cơ sở đó phải
đăng ký nộp VAT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hớng dẫn của
cơ quan thuế.
- Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp
thuế chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày đợc cấp giấy đăng ký kinh doanh.
- Trong trờng hợp sáp nhập hợp nhất, chia tách, giải thể phá sản
hoặc thay đổi kinh doanh cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan
thuế chậm nhất là 5 ngày trớc khi tiến hành sáp nhập, chia tách...
(2). Cơ sở kinh doanh phải nộp thuế theo phơng pháp tính trực tiếp
nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ, tự nguyện đăng ký áp dụng phơng pháp
này.
2.2. Kê khai thuế:
Cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế đầu vào đầu ra chi tiết cụ thể
cho từng thời kỳ (tháng) với cơ quan thuế (chi tiết trong Điều 13).
2.3. Nộp thuế và quyết toán thuế (xem Điều 14,15).
3. Vì sao lại sử dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu.
Bắt đầu từ 01/01/1999, thuế GTGT có hiệu lực thi hành. Việc thay thế
thuế doanh thu bằng thuế GTGT không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về kỹ
thuật nghiệp vụ mà là sự thay đổi cơ bản cả về nội dung, t tởng của chính sách
và biện pháp tổ chức thực hiện. Nó còn là một biểu hiện tiến bộ rất quan trọng
trong quá trình cải cách thuế ở nớc ta.
Thuế GTGT đợc ban hành để thay thế cho thuế doanh thu. Song, xét về
bản chất, thuế GTGT và thuế doanh thu đều đợc coi là thuế gián thu, tức là khi
áp dụng những thuế này, thu nhập của ngời tiêu dùng sẽ bị điều tiết. Do vậy,
xét trên giác độ doanh nghiệp, thuế GTGT và thuế doanh thu không phải là thu
nhập hay chi phí của doanh nghiệp, mặc dù chúng có thể là một khoản chi của
doanh nghiệp.
8
Ưu việt nổi bật của thuế GTGT là việc tính trùng lắp thuế đợc khắc phục
một phần nhờ thay đổi cách tính thuế. Đây chính là điểm khác cơ bản của thuế

GTGT so với thuế doanh thu. Thuế doanh thu (thuế DT) trớc đây đợc tính trên
cơ sở doanh thu và thuế suất. Doanh thu tính thuế ở đây đợc hiểu là toàn bộ số
tiền bán hàng hoá, dịch vụ mà khách hàng chấp nhận trả cho doanh nghiệp, có
nghĩa là doanh thu này đã có thuế DT (Thuế DT = doanh thu có thuế DT x
thuế suất). Vấn đề đáng lu ý là thuế doanh thu trong doanh thu trên đợc tính
nh thế nào? Thông thờng, một nhà kinh doanh, một doanh nghiệp khi xác định
giá bán hàng hoá, dịch vụ, ngoài việc căn cứ vào quan hệ cung cầu trên thị tr-
ờng, cần phải căn cứ vào chi phí mà họ đã bỏ ra để tạo thành hàng hoá, dịch
vụ. Trên cơ sở chi phí đó và lợi nhuận dự tính đối với một đơn vị hàng hoá,
dịch vụ, doanh nghiệp sẽ dự tính đợc giá bán cha có thuế doanh thu. Đối với
những hàng hoá, dịch vụ phải tính thuế doanh thu, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào
chính sách thuế của Nhà nuớc để tính thuế DT rồi cộng thêm thuế DT vào giá
bán cha có thuế DT để đợc giá bán có thuế DT. Bởi vậy, khi tính thuế doanh
thu nộp cho Nhà nớc theo công thức trên, doanh nghiệp bị lạm thu một phần
thu nhập. Thuế doanh thu, vì thế, không chỉ mang tính chất gián thu mà còn
mang tính chất trực thu. (Ví dụ, để tạo ra một đơn vị sản phẩm, một doanh
nghiệp cần bỏ ra 7 đồng chi phí, lợi nhuận dự tính là 3 đồng. Giá bán cha có
thuế doanh thu là 10 đồng. Với thuế suất 10% thì giá bán có thuế doanh thu sẽ
là: 10 + 10 x 10% = 1,1 đồng. Nh vậy, đối với mỗi sản phẩm, thu nhập của
doanh nghiệp bị lạm thu 0,1 đồng)
Thuế GTGT đợc ban hành đã phần nào khắc phục nhợc điểm trên của
thuế doanh thu, tức là loại đợc phần đã bị tính thuế và trong công thức tính đã
xác định lại doanh thu tính thuế (chỉ tính trên phần giá trị sản phẩm hoặc dịch
vụ do đơn vị sản xuất kinh doanh mới tạo ra cha bị tính thuế). Tuy nhiên điều
nay mới chỉ hiện ở phơng pháp tính thuế GTGT theo phơng pháp khấu trừ
(thuế GTGT đầu ra đợc tính trên cơ sở doanh thu cha có thuế và thuế GTGT
đầu vào tính trên chi phí mua hàng từ bên ngoài cha có thuế GTGT).
9
Ưu điểm thứ hai của thuế GTGT cũng xuất phát từ đặc điểm chỉ thu trên
phần GTGT của nó. Do đặc điểm này đối với sản phẩm có chu trình sản xuất là

(sản phẩm đến tay ngời tiêu dùng qua nhiều khâu sản xuất khác nhau) hay với
chu trình sản xuất ngắn (sản phẩm chỉ cần qua một số ít khâu nhất định) số
thuế GTGT phải nộp là nh nhau. Chính vì vậy thuế GTGT sẽ là một nhân tố
khuyến khích chuyên môn hoá và hiệp tác hoá. Một sản phẩm qua nhiều giai
đoạn sản xuất, nếu chịu thuế doanh thu thì sẽ đội giá thành lên rất nhiều gây
khó khăn cho việc tiêu thụ, điều này hạn chế việc phân công lao động. Chuyên
môn hoá, hiệp tác hoá là xu hớng tất yếu khách quan trong quá trình sản xuất,
làm năng suất chất lợng sản phẩm đi đôi với hạ giá thành. Đây là một u điểm
có ý nghĩa to lớn của thuế GTGT trong việc tổ chức lại sản xuất theo hớng
công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Một u thế của thuế GTGT so với thuế doanh thu là khả năng kích thích
mở rộng sản xuất trong nền kinh tế. Việc huy động vốn cho sản xuất gặp nhiều
khó khăn, các tổ chức cá nhân ngần ngại bỏ vốn ra kinh doanh một phần là do
tâm lý sợ vẫn bị tính thuế doanh thu mặc dù sản xuất kinh doanh cha có lãi
hoặc ít lãi, thuế doanh thu nh vậy đã làm triệt tiêu động lực này. Thuế GTGT
chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm tạo tâm lý yên tâm cho tổ chức, cá nhân
mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh, điều này phù hợp với định hớng phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần và phát huy nội lực của nền kinh tế.
Hơn nữa, áp dụng VAT đã giảm bớt các mức thuế suất chỉ có 4 mức
(0%, 5%, 10%, 20%) thay cho 11 mức thuế suất thuế doanh thu dao
động từ (0%, 0,5% ... 30%).
Nói tóm lại, thuế GTGT có nhiều u điểm hơn hẳn so với thuế doanh thu.
Việc áp dụng loại thuế mới này thể hiện sự đổi mới t duy kịp thời, sáng tạo của
Đảng và Nhà nớc ta trong lĩnh vực kinh tế.
ii. Quá trình hạch toán kế toán VAT trong doanh nghiệp.
1. Tài khoản sử dụng:
TK 133 - Thuế GTGT đợc khấu trừ
10
TK 1331 - Thuế GTGT đợc khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
TK 1332 - Thuế GTGT đợc khấu trừ của TSCĐ

TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra
TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Kết cấu:
TK 133 TK 3331
- Số thuế GTGT
đầu vào đợc khấu
trừ.
- Số thuế GTGT đã
đợc khấu trừ.
- Kết chuyển số
thuế GTGT đầu vào
không đợc khấu trừ.
- Thuế GTGT đầu
vào của HH dã mua bị
trả lại, đợc giảm giá.
- Số thuế GTGT
đầu vào đợc hoàn lại.
- Số thuế GTGT
đã đợc KT trong kỳ.
- Số thuế đợc
giảm trừ vào số thuế
phải nộp.
- Số thuế GTGT
đã nộp vào NSNN.
- Số thuế GTGT
của hàng bán bị trả
lại, giảm giá.
- Số thuế GTGT
đầu ra phải nộp.

D :
- Số thuế GTGT
đầu vào còn đợc
khấu trừ.
- Số thuế GTGT
đầu vào đợc hoàn
lại nhng NSNN cha
hoàn trả.
D (nếu có):
- Số thuế đã nộp
lớn hơn số thuế phải
nộp cho NN.
- Số thuế đã nộp
đợc xét miễn, giảm
nhng cha thực hiện
việc thoái thu.
D : - Số thuế còn
phải nộp vào NSNN.
2. Phơng pháp hạch toán:
A. Phơng pháp hạch toán thuế VAT theo phơng pháp khấu trừ.
a) Hạch toán thuế VAT đầu vào đ ợc khấu trừ .
+ Trờng hợp mua vật t, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ dùng cho hoạt
động SXKD:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 611,... giá mua cha có thuế.
Nợ TK 133: thuế VAT đầu vào đợc khấu trừ.
Có các TK 111, 112, 331, 311,... tổng giá thanh toán phải trả
cho ngời bán, ngời mua.
+ Trờng hợp mua vật t, dịch vụ dùng ngay vào SXKD.
Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 142,... giá mua cha thuế
Nợ TK 133: thuế VAT đầu vào đợc khấu trừ.

11
Có các TK 111,112,331,341,... tổng giá thanh toán.
+ Khi mua hàng giao bán ngay cho khách hàng không qua kho:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán (Giá mua cha có thuế GTGT)
Nợ TK 133: thuế GTGT đợc khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,... tổng giá thanh toán.
+ Trờng hợp mua hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh thuộc diện chịu thuế:
Nợ TK 133: thuế VAT đợc khấu trừ.
Có TK 33312: thuế VAT hàng nhập khẩu.
+ Trờng hợp mua vật t, dịch vụ sử dụng cho sản xuất các mặt hàng
chịu thuế VAT và các mặt hàng không thuộc diện chịu thuế VAT thì
phải hạch toán riêng số dùng để sản xuất các mặt hàng chịu thuế VAT.
Đối với thuế VAT đầu vào của số vật t, địch vụ dùng để sản xuất các
mặt hàng không thuộc diện chịu thuế VAT đợc tính vào giá trị vật t,
dịch vụ mua ngoài hoặc đối tợng có liên quan. Trờng hợp không tách đ-
ợc thì toàn bộ số VAT đầu vào đợc tập hợp hết vào tài khoản 133. Cuối
kỳ, phải phân bổ cho từng đối tợng dựa vào doanh thu từng loại.
Nợ TK 152,153,156,611,627,641,642,...giá mua cha có thuế.
Nợ TK 133: thuế VAT đầu vào đợc khấu trừ.
Có TK 331,111,112,311,... tổng giá thanh toán phải trả cho ngời
bán, ngời cung cấp.
+ Trờng hợp hàng đã mua đã trả lại hoặc đợc giảm giá thuộc đối t-
ợng chịu thuế GTGT:
Nợ TK 111, 112, 331,... tổng giá thanh toán.
Có TK 133 thuế GTGT đầu vào của hàng mua bị trả lại hoặc đợc
giảm giá.
Có TK 152, 153, 156, 211,... giá mua cha có thuế VAT.
b) Hạch toán thuế VAT đầu ra.
+ Phản ánh thuế VAT phải nộp khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá:

12
Nợ TK 111,112,131,...tổng giá thanh toán.
Có TK 333: thuế VAT phải nộp
Có TK 511: doanh thu bán hàng.
+Trờng hợp sử dụng các chứng từ đặc thù cho phép hoặc trực tiếp
bán lẻ hàng hoá, dịch vụ cho ngời tiêu dùng không thuộc diện phải lập
hoá đơn bán hàng, kế toán phải căn cứ vào tổng giá thanh toán gi trên
chứng từ để xác định giá bán cha thuế, số thuế VAT phải nộp để ghi sổ.
+ Trờng hợp cung cấp dịch vụ thu tiền trớc: Kế toán phải ghi nhận
doanh thu là toàn bộ số tiền thu đợc cha có thuế VAT và phnr ánh thuế
VAT phải nộp.
Nợ TK 111,112... tổng số tiền nhận trớc.
Có TK 33311: thuế VAT phải nộp.
Có TK 3387: doanh thu nhận trớc (cha có thuế VAT)
+ Trờng hợp bán hàng theo phơng thức trả góp, kế toán xác định
doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần cha có thuế VAT và phản ánh
thuế VAT:
Nợ TK 111, 112, 131,... tổng giá phải thanh toán.
Có TK 33311: thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511: doanh thu bán hàng ( giá bán trả một lần cha có thuế
VAT)
Có TK 711: lãi trả chậm.
+ Trờng hợp bán hàng theo phơng thức hàng đổi hàng:
- Khi đa hàng đi đổi:
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng.
Có TK 511: Giá bán cha có thuế GTGT
Có TK 33311: thuế GTGT của hàng đa đi đổi.
- Khi nhận hàng hoá đổi về:
Nợ TK 151, 152, 152, 156,... giá mua cha có thuế
13

×