Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Một số vấn đề lý luận và giải pháp trong xây dựng nông nghiệp bền vững ở VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.88 KB, 67 trang )














LUẬN VĂN:
Một số vấn đề lý luận và giải pháp
trong xây dựng nông nghiệp bền
vững ở VN








LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỷ XX là thế kỷ của những biến động to lớn trong quá trình phát triển của xã hội loài
người. Thế kỷ XX là thế kỷ của những phát minh vĩ đại, của những cuộc chiến tranh lớn, của
tự do, bình đẳng và của sự lớn mạnh, phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Trong thế kỷ XX, những thành tựu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong quá trình sản


xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thỏa mãn nhu cầu của con người về vật chất. Trong nông
nghiệp, máy móc được đưa vào sử dụng, giải phóng sức lao động của con người. Các loại
phân hóa học được sản xuất với số lượng lớn đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của nông
nghiệp. Các hệ thống thủy lợi, giao thông vận tải, công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển
mạnh mẽ đã rút ngắn thời gian vận chuyển hàng nông sản đến tay người tiêu dùng. Khái
niệm “nông nghiệp công nghiệp hóa” xuất hiện.
Song “nông nghiệp công nghiệp hóa” cũng chứa đựng nhiều vấn đề cần được giải quyết,
mà quan trọng và cấp bách hơn cả là vấn đề môi trường. Việc sử dụng quá nhiều phân hóa
học, lạm dụng máy móc trong sản xuất, chủ quan trong chỉ đạo và thực hiện các kỹ thuật
canh tác đã làm cho ruộng đất ngày càng xấu đi. Việc chặt phá rừng lấy gỗ sản xuất, lấy đất
trồng cấy gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đã không còn là vấn đề của riêng ngành nào,
của riêng quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề chung của cả thế giới.
Vậy phải phát triển nông nghiệp như thế nào để vừa đạt năng suất cao vừa bảo vệ được
môi trường là câu hỏi khó giải quyết của các nhà chính sách.
Thế giới đã có nhiều hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường, phát triển, tương lai
của nhân loại. Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tại Rio
de Janeiro (Braxin), với 179 nước tham gia. Tại Hội nghị này, khái niệm về “phát triển bền
vững” đã được chấp thuận một cách rộng rãi và các quốc gia đã thỏa thuận một chương trình
nghị sự về phát triển bền vững cho thế kỷ XXI (gọi tắt là Agenda 21). Theo đó, phát triển bền
vững là khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích của thế hệ này mà không
gây trở ngại cho các thế hệ mai sau, tất cả các ngành, các lĩnh vực của các nước tham dự đều
cố gắng thực hiện đúng tinh thần của Hội nghị này. Và nông nghiệp không phải là ngoai lệ.
Trở lại vấn đề của Việt Nam, đang trong quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa
(HĐH), phát triển nông nghiệp bền vững là một vấn đề rất khó khăn. Bởi muốn xây dựng


một nền nông nghiệp hiện đại ta cần có nhiều vốn, năng suất phải cao, phải có cơ sở vật chất
kỹ thuật đầy đủ và phải có sự dư thừa lương thực thực phẩm. Song trên thực tế, nước ta còn
rất nhiều hộ nghèo, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, chất lượng nông sản còn thấp. Không
những thế, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang là xu thế của thế giới. Việt Nam

không thể đứng ngoài xu thế đó. Ngày 7-11-2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành
viên của Tổ chức thương mại quốc tế WTO, mở ra nhiều cơ hội phát triển đồng thời cũng
chứa đựng rất nhiều khó khăn như sự cạnh tranh công bằng, hàng hóa nước ngoài giá rẻ, chất
lượng tốt tràn ngập thị trường…. tạo nhiều bất lợi cho sản xuất trong nước, đặc biệt là sản
xuất nông nghiệp.
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, phát huy những ưu điểm và hạn chế tối
đa nhược điểm là xu thế chung của thế giới. Trong hoàn cảnh của nước ta đòi hỏi Đảng và
Nhà nước cần phải có định hướng và những chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của
ngành nông nghiệp.

ĐỀ TÀI: “Một số vấn đề lý luận và giải pháp trong xây dựng nông nghiệp bền vững ở
VN”






PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÂY
DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

I – CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Bản chất của nền nông nghiệp bền vững:
1.1. Nông nghiệp công nghiệp hóa:


Với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai, ở các nước công nghiệp phát triển đã hình thành và phát triển một nền nông nghiệp
mới hẳn so với trước: nền nông nghiệp công nghiệp hóa.

Nông nghiệp công nghiệp hóa là nền nông nghiệp của Mỹ, của nhiều nước Tây Âu và
Nhật Bản; trình độ công nghiệp hóa nông nghiệp tùy theo trình độ phát triển công nghiệp của
từng nước. Nông nghiệp được công nghiệp hóa ở trình độ cao nhất là ở Mỹ, nước có công
nghiệp phát triển vào loại hàng đầu thế giới. Mặc dù trình độ nông nghiệp công nghiệp hóa ở
các nước có sự khác nhau nhưng tất cả các nền nông nghiệp công nghiệp hóa đều có một số
đặc trưng chính sau đây:
1.1.1. Đặc trưng nổi bật của nông nghiệp công nghiệp hóa là sản xuất lớn. Sản xuất lớn
với ưu thế của nó đã đè bẹp sản xuất nhỏ của chế độ phong kiến. Sản xuất lớn được thể hiện
qua nhiều chỉ tiêu về quy mô của nông trại và tính chất của hàng hóa.
Ở Mỹ, trước những năm 50 của thế kỷ XX, quy mô nông trại trung bình là 100-150 acre.
Đến năm 1959, quy mô này đã là 220-250 acre. Số lượng nông trại giảm dần theo quy luật
các nông trại lớn sẽ thôn tính dần các nông trại bé hơn.




Bảng 1: Số nông trại của Mỹ qua các thời kỳ
Đơn vị : Triệu
Các thời
kỳ
1935-
1939
1945-
1949
1950-
1954
1955-
1959
1960-
1964

1980 1990
Số nông
trại
6,8 5,9 5,6 4,6 3,9 >2 >1

Quy mô trung bình của các nông trại ở Mỹ khoảng hơn 200 ha, nhưng diện tích của các
nông trại chuyên môn hóa dao động rất lớn: nông trại sản xuất trứng 4 ha, nông trại chăn
nuôi gia cầm 45 ha, nông trại sản xuất sữa 68 ha, nông trại ngũ cốc 350 ha, nông trại chăn
nuôi vùng Đông Bắc 560 ha và vùng Texas 4500 ha.


Pháp là một nước có nền nông nghiệp lâu đời, đất hoang hóa không nhiều, nhưng trang
trại đã được mở rộng không ngừng. Đầu năm 1970 có 1,5 triệu nông trại và có nhà nông
nghiệp hữu cơ đã tính toán rằng cứ 10 phút thì mất đi một nông trại, nên đến năm 1985 chỉ
còn 25 vạn nông trại. Dân số nông nghiệp của Pháp cũng giảm từ 3 triệu xuống 60-70 vạn.
Đan Mạch là một nước nhỏ ở Bắc Âu, sau năm 1945 chỉ có khoảng 3,1 triệu ha đất nông
nghiệp. Năm 1950 có 20 vạn nông trại lớn với 20 vạn công nhân nông nghiệp. Năm 1983, đất
nông nghiệp chỉ còn 2,8 triệu ha với ngót 10 vạn nông trại và chỉ còn 2,4 vạn công nhân nông
nghiệp. Hiện nay, số nông trại chuyên ở Đan Mạch còn ít: có 25% nông trại lợn và bò (năm
1950 trên 80%), 28% nông trại trồng ngũ cốc, củ cải đường, cây công nghiệp, khoai tây, cải
dầu, còn các nông trại khác kinh doanh hỗn hợp. Đan Mạch sản xuất đủ cho nhu cầu nông
sản trong nước và dành tới 2/3 nông sản để sản khẩu.
Quy mô nông trại chỉ là một chỉ tiêu của sản xuất lớn, chỉ tiêu quan trọng hơn là tính chất
hàng hóa của sản phẩm. Có những trường hợp quy mô của trang trại nhỏ, chiếm ít diện tích
nhưng lại là cơ sở kinh doanh rất lớn do sản phẩm có tính hàng hóa cao.
Trong nền nông nghiệp công nghiệp hóa, chủ trại sản xuất ra để bán trong nước hay xuất
khẩu, chứ không phải để tự túc.
1.1.2.Nông nghiệp công nghiệp hóa sử dụng nhiều máy móc và vật tư nông nghiệp. Vào
đầu thế kỷ XX, khi nghiên cứu về nông nghiệp tư bản chủ nghĩa ở Mỹ và một số nước châu
Âu. Lênin đã phát hiện: những số liệu về chi phí, phân bón và máy móc là biểu hiện chính

xác nhất của trình độ thâm canh trong nông nghiệp. Đến nay, tình hình nông nghiệp công
nghiệp hóa đã diễn ra đúng quy luật ấy. Viện sĩ Nazarenkô (Liên Xô) đã kiểm điểm tình hình
sử dụng phân khoáng và máy móc trong nông nghiệp đến đầu những năm 80 như sau: 1000
ha đất ở Mỹ có 33 máy kéo, Anh có 61, Pháp có 84, Italia có 105, Cộng hòa Liên bang Đức
có 194, Mỹ dành 600 triệu sức ngựa cho nông nghiệp, bình quân một công nhân nông nghiệp
ở nước này có 100 sức ngựa. Về phân khoáng tính theo NPK, ở Mỹ từ 42 kg năm 1960 cho
một hécta đã tăng lên 120 kg/ha năm 1981, Anh và Pháp đạt 300 kg/ha, Cộng hòa Liên bang
Đức 500 kg/ha, Bỉ 600 kg/ha và Hà Lan đạt hơn 800 kg/ha.
Bảng 2: Số lượng máy móc sử dụng trong nông nghiệp
của Niu Dilân(chiếc)



1979


1981

1991

1993

Máy kéo 91783 75000 76000
Máy liên h
ợp thu hoạch

4265

2950


3100

Máy vắt sữa 17147 1290 13000

Ngoài máy móc và phân khoáng là chủ yếu, hiện nay phải kể tới các loại thuốc phòng trừ
sâu bệnh, các chất kích thích sinh trưởng, các thiết bị, các nhà kính v.v Đối với chăn nuôi
công nghiệp hóa thì cần chuồng trại, thiết bị hiện đại, thức ăn tổng hợp, thuốc thú y. Người ta
đã so sánh chi phí về chuồng trại, thiết bị để nuôi một trại bò sữa ở Đức bằng chi phí để xây
dựng một căn hộ đầy đủ tiện nghi cho một người. Cả trồng trọt và chăn nuôi đều cần những
giống tốt đã sản xuất ở những cơ sở chuyên môn hóa. H.D Virieu (Pháp) tính toán rằng muốn
nông nghiệp công nghiệp hóa thì vốn cần cho một lao động nông nghiệp là 100.000 frăng
trong khi vốn cần cho một lao động ngành dệt, cơ khí, công nghiệp chế biến chỉ là 20.000-
30.000 frăng và trong ngành dầu khí là 50.000 frăng (tính theo giá giữa những năm 70 ở
Pháp).
1.1.3.Năng suất cây trồng và chăn nuôi gia súc cao. Các nước công nghiệp phát triển có
nền nông nghiệp hóa đều đạt năng suất cây trồng và chăn nuôi gia súc cao hơn nhiều so với
mức bình quân của thế giới.
Đáng chú ý là nhiều loài cây có nguồn gốc nhiệt đới hay á nhiệt đới lại cho năng suất cao
nhất ở các nước ôn đới có nền nông nghiệp công nghiệp hóa. Lúa nước châu Á, nguồn gốc ở
Đông Nam Á hiện chỉ có năng suất 25-30 tạ/ha, lại cho năng suất cao nhất thế giới là 80 tạ/ha
ở Australia trên diện tích 2 vạn ha hay ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đều đã cho năng suất 55-
60 tạ/ha trên diện tích hàng triệu hécta. Lúa mì nguồn gốc ở Trung Đông với năng suất
khoảng 20-25 tạ/ha hiện nay đã có năng suất trên duới 50 tạ/ha ở Pháp, Anh, Hà Lan và năm
1984 đã đạt 64 tạ/ha ở Pháp. Khoai tây nguồn gốc ở vùng núi Andes (Nam Mỹ) cho năng
suất cao nhất thế giới ở Mỹ và ở Hà Lan (28-30 tấn củ tươi/ha). Khoai lang nguồn gốc ở
Trung Mỹ cho năng suất cao nhất ở Nhật Bản (22 tấn củ tươi/ha). Ngô nguồn gốc ở Mexico
cho năng suất cao nhất ở Mỹ (73 tạ hạt/ha) và ở Pháp trên 60 tạ/ha. Đỗ tương nguồn gốc ở
Trung Quốc cho năng suất cao nhất ở Mỹ (20 tạ/ha). Đối với các loài cốc khác như: mạch,



đại mạch, tiểu mạch, kiều mạch… hay đối với củ cải đường, hướng dương và nhiều loại rau
quả cũng đã cho năng suất cao ở các nước có nông nghiệp công nghiệp hóa.



Bảng 3: Năng suất một số sản phẩm nông nghiệp
của Pháp (tấn/ha)
1939 1950 1960 1980 1990
Lúa mì

1,52

1,9

2,4

5,0

6,4

Ngô 1,66 1,84 2,9 5,4 7,9
Khoai tây

11,0

13,6

15,3

28,4


36,6

Sữa 1,8 2,0 2,35 4,58 5,89

Đối với chăn nuôi cũng vậy. Một hécta đồng cỏ ở Hà Lan được bón đầy đủ phân khoáng
(thường có liều lượng cao nhất ở đồng cỏ) cung cấp đủ cỏ tươi cho 2 bò sữa với thức ăn tổng
hợp ăn kèm và sản xuất được 1 vạn kg sữa/năm. Trong khi ở châu Phi hay Nam Mỹ, trên
những trảng cỏ khô cằn phải cần tới 10 ha cho một bò sữa mà sản lượng chỉ thu được 200kg
sữa/năm/con.
1.1.4.Năng suất lao động sống cao. Với việc được trang bị đầy đủ máy móc và năng
lượng, nông nghiệp công nghiệp hóa đã đạt năng suất lao động cao, hay rất cao.
Năm 1954, René Dumont đã tiến hành điều tra năng suất lao động nông nghiệp ở một số
vùng trên thế giới. Kết quả điều tra cho thấy, một ngày công ở châu Á hay châu Phi sản xuất
được từ 7-20kg hạt cốc, ở vùng Trung Âu 40-50kg hạt cốc, ở vùng Tây nước Pháp 120kg hạt
cốc và ở vành đai ngô ở Mỹ 2000-4000 kg.
Năng suất lao động sống cao nhất là ở Mỹ. Chỉ cần 10-15 phút để sản xuất 1 tạ gạo, 15-20
phút để sản xuất 1 tạ ngô, 3 giờ để sản xuất 1 tạ thịt lợn, 2 giờ để sản xuất 1 tạ thịt bò, 1,5 giờ
để sản xuất 1 tạ gà giò. Năng suất lao động cao trong nông nghiệp còn thể hiện ở tỷ lệ người
tham gia lao động nông nghiệp trong nước. Trước đây, tỷ lệ này ở Mỹ là 3%, nay rút xuống
còn 2%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp ở Đan Mạch cũng chỉ còn 6%, ở Pháp là 5%. Số lượng
lao động nông nghiêp có xu thế giảm dần ở các nước có nông nghiệp công nghiệp hóa. Ngay


cả NICs châu Á như Hàn Quốc và Đài Loan, tỷ lệ lao động nông nghiệp cũng chỉ còn 10-
12%.
Bảng 4: Chi phí lao động cho 1 ha gieo trồng
một số cây trồng ở Mỹ
(giờ công/ha)
1910-1930 1935-1939 1963-1967

Ngô

86,9

67,7,

15

Lúa mì 37,5 21,7 7,2
Khoai tây

187,5

172,2

113,
4

Bông 286 245 93,9
Thu
ốc lá

879,3

1025

1230

Cỏ khô 29,3 27,9 13,6


1.1.5.Nông nghiệp công nghiệp hóa tiêu tốn nhiều năng lượng. Máy móc, phân khoáng,
thuốc trừ sâu bệnh… đều được sản xuất trong các nhà máy và các nhà máy này đều cần năng
lượng để vận hành, chủ yếu là năng lượng của than đá, dầu khí (năng lượng hóa thạch).
Người ta có thể quy các “đầu vào” và “đầu ra” của nông nghiệp thành đơn vị năng lượng
để xem xét tỷ lệ giữa đầu ra với đầu vào. Đơn vị năng lượng có thể biểu hiện bằng đơn vị
nhiệt hay calo, hoặc bằng đơn vị công là jun. Xem xét như vậy sẽ thấy rõ nhược điểm của
nông nghiệp công nghiệp hóa đã sử dụng quá nhiều năng lượng, và khi sử dụng quá nhiều
năng lượng sẽ không có lãi hay lãi quá thấp. Theo Sozinov tính toán: nông nghiệp Pháp phải
tiêu thụ tới 13,8 triệu tấn nhiên liệu quy ước để sản xuất được 12,5 triệu tấn nhiên liệu quy
ước trong lương thực, thực phẩm. Và muốn sản xuất 1 calo lương thực, thực phẩm đòi hỏi
phải có 1,1 calo năng lượng hóa thạch.
Evans so sánh năng lượng sản xuất ra được với năng lượng đầu tư vào, với các kiểu canh
tác khác nhau: hái lượm cho một số sản phẩm bằng 40-50 lần năng lượng đầu tư, canh tác thủ
công bằng 16-17 lần, canh tác với gia súc bằng 10 lần, và canh tác với cơ giới chỉ bằng 0,2-
0,3 lần (năm 1975). Steiphart tính số calo cần thiết để sản xuất ra 1 calo lương thực, thực
phẩm bằng săn bắn hái lượm cần 0,1-0,2 calo, làm rẫy cần 0,03-0,06 calo; trồng lúa quảng
canh cần 0,02-0,01 calo, trồng lúa thâm canh cần 0,1-0,2 calo, trồng ngô thâm canh cần 0,5


calo, nuôi bò thả cần 3 calo, nuôi bò cho ăn hạt cần 15 calo, nuôi gà thâm canh cần 3 calo
(năm 1974).
Pimentel tính năng lượng đầu tư vào và năng lượng sản xuất ra với 3 cách trồng lúa:
-Trồng lúa hiện đại của Mỹ với năng suất thóc 58 tạ/ha, đã đầu tư vào một hécta là 64.885
jun x10
6
và tỷ lệ năng lượng sản xuất ra gấp 1,3 lần năng lượng đầu tư.
-Trồng lúa kiểu trung gian (Philippin) có các số liệu tương ứng là 27 tạ thóc/ha; năng
lượng đầu tư vào là 6.385 jun x 10
6
và tỷ lệ năng lượng sản xuất ra so với đầu tư vào là 6,2

lần.
-Trồng lúa cổ truyền (Philippin), các số liệu tương ứng là 12,5 tạ/ha. Năng lượng đầu tư
vào là 173 jun x 10
6
và tỷ lệ năng lượng sản xuất ra so với đầu tư vào là 106,9 lần.
Như vậy, trồng lúa cổ truyền có lãi nhất, còn trồng lúa kiểu hiện đại công nghiệp hóa
không những lãng phí năng lượng nhất mà còn làm cạn kiệt dần các nguồn năng lượng hóa
thạch của trái đất.
1.1.6.Hệ thống trồng trọt không đất (hệ thống hydroponic). Từ lâu các phòng nghiên cứu
đã dùng những dung dịch các chất dinh dưỡng được pha chế với thành phần nhất định để
trồng cây nhằm nghiên cứu về nhiều mặt, nhất là về sinh lý thực vật và đã có nhiều hiểu biết
về dinh dưỡng khoáng của cây trồng. Áp dụng kinh nghiệm này vào sản xuất, các nhà khoa
học đã xây dựng được phương pháp trồng cây không đất mà chỉ dùng dung dịch dinh dưỡng.
Hiện nay, phương pháp này đã được áp dụng ở nhiều nước có nông nghiệp công nghiệp hóa
để sản xuất hoa và rau trong các nhà kính, nhất là vào khi thời tiết bên ngoài không thích hợp
(mùa đông).
Phương pháp trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng đã phát triển ở nhiều nước Tây Âu và
Mỹ. Và từ những năm 70, hệ thống trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng đã được nâng cao
thêm với hiểu biết sâu hơn về dinh dưỡng cây trồng với kỹ thuật vi điện tử.
Hệ thống trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng dựa vào hai phương pháp khác nhau:
-Phương pháp thứ nhất sử dụng một số chất bám cho cây (mỗi cây từ 3-10 kg chất bám).
Chất bám có thể là những mẩu vụn của vỏ cây, rơm rạ băm nhỏ, hoặc một loại hỗn hợp đất
với những chất khác như len, khoáng chất, hay các sản phẩm như péclit…
Các chất bám được đựng trong bồn, chậu, túi ni-lông cách biệt với nền đất trong nhà kính.
Do chất bám ít, không thể thường xuyên cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây, nên


người ta đã dùng một loại bình, hay bể để chứa dung dịch dinh dưỡng và cho chảy nhỏ giọt
xuống từng cây một. Phương pháp này vì vậy còn được gọi là phương pháp tưới nhỏ giọt.
Phương pháp tưới nhỏ giọt cũng đã được áp dụng ở nhiều nước có nông nghiệp công nghiệp

hóa. Ở Đức có nơi đã dùng phân hữu cơ làm chất bám, vừa kinh tế hơn vừa để đạt sản lượng
cao hơn.
-Phương pháp thứ hai không sử dụng chất bám mà toàn bộ rễ cây được ngâm trong
dung dịch dinh dưỡng có nhiệt độ nhất định và thường xuyên lưu thông. Dung dịch dinh
dưỡng cho chảy trong một rãnh chứa làm bằng kim loại không gỉ hay chất dẻo. Rãnh rộng
khoảng 30cm, phía trên che kín, không cho ánh sáng lọt xuống, có độ dốc 1% cho dung dịch
dinh dưỡng chảy đều. Toàn bộ rễ cây được đặt trong rãnh và sẽ hút chất dinh dưỡng trong
dung dịch dinh dưỡng chảy qua. Dung dịch dinh dưỡng chưa được hấp thụ hết sẽ chảy vào
một bình đặt ở đầu thấp của rãnh, rồi sẽ được bổ sung thêm nước, các chất dinh dưỡng điều
chỉnh độ pH như lúc ban đầu, rồi lại đưa vào đầu rãnh trên sau khi đã làm nóng lên 25
0
-30
0
C
và lại sẽ chảy qua rãnh. Phương pháp thứ hai này tiết kiệm chất dinh dưỡng nhưng đòi hỏi
những thiết bị cần thiết. Với thiết bị vi điện tử, người ta điều chỉnh chính xác nhiệt độ của
dung dịch dinh dưỡng, thành phần dinh dưỡng của dung dịch, độ pH và các điều kiên: không
khí, ánh sáng, độ ẩm, khí CO
2
trong nhà kính.
Bằng cách sử dụng dung dịch dinh dưỡng theo phương pháp thứ nhất hay phương pháp
thứ hai, nhiều cơ sở ở Đức đã đạt sản lượng cà chua từ 180 tấn - 200 tấn/ha/năm và ngành
sản xuất hoa Hà Lan đã có lãi lớn với hoa xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Ở Nhật Bản lại có kiểu trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng kiểu Japonica. Hãng
KYOWA ở Nhật Bản đã hoàn thiện hệ thống này với những công thức cần thiết được giữ bí
mật, và được coi là một cuộc cách mạng trong kỹ thuật trồng cây trong dung dịch dinh
dưỡng. Tất cả đã được trồng trong nhà kính với nhiệt độ hầu như không thay đổi, phù hợp
với mỗi loài cây, theo hướng dẫn của máy tính điện tử với những dung dịch dinh dưỡng được
điều chỉnh cùng với thiết bị điện tử. Những kết quả của phương pháp japoniaca đã được trình
bày ở triển lãm EXPO 85 và đã làm mọi người đến xem ngạc nhiên:

-Một cây cà chua trong thời gian triển lãm đã phát triển thành một cây cao tới 5m, có tán
rộng 10m
2
và cho 7 tạ quả, có quả nặng 1kg.


-Có những quả dưa chuột dài nửa mét và nặng 5kg và những quả dưa bở lớn gấp 8 lần
bình thường.
-Những cây mía ngoài đồng ít khi cao quá 2,5m nhưng trồng trong dung dịch dinh dưỡng
kiểu này đã có chiều cao tới 5-6m mà chỉ sau 6 tháng.
-Với lúa đại mạch, theo cách trồng này, lúa phát triển nhanh và cho sản lượng rất cao (tuy
kích thước hạt lúa vẫn bình thường), 100m
2
đã cho sản lượng bằng 1 hécta. Saoburo
Nozawa, phó chủ tịch hãng KYOWA cho rằng các hộp trồng rau theo kiểu không cần đất này
có thể đặt trong điều kiện khác nhau từ sa mạc Gôbi ở châu Á đến sa mạc Sahara ở châu Phi.
Nhưng từ triển lãm đến cuộc sống còn là một quãng đường dài. Thực tiễn cho thấy chất
lượng nông sản của nông nghiệp công nghiệp hóa thường không cao. Các sản phẩm chăn
nuôi, cách đây mấy năm, ở Anh vốn là một nước chăn nuôi bò đã thấy xuất hiện ở đàn bò
bệnh bò điên, bệnh Creuzfeld Jacob vì bò đã được nuôi theo kiểu công nghiệp hóa và phải ăn
thức ăn tổng hợp mà thành phần chế biến có các loài cừu thải loại mà cừu đã bị nhiễm bệnh
này. Bệnh bò điên đã gây tác hại nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi bò ở Anh và Chính phủ
Anh đã phải ra lệnh giết hàng chục vạn bò bệnh. Ở Pari, một con gà do nông dân nuôi đắt
gấp đôi một con gà công nghiệp. Ngay trên thị trường Hà Nội gà ri bán với giá 50.000 đồng
một kilôgam gà sống trong khi gà công nghiệp chỉ bán được 25.000-26.000 đồng một
kilôgam gà sống. Cũng có sự chênh lệch giữa giá trứng gà ở nông thôn đem bán và trứng gà
công nghiệp (1.500 đồng/trứng so với dưới 1.000 đồng/trứng)…
1.2.Nông nghiệp hữu cơ:
Trước khuynh hướng nông nghiệp công nghiệp hóa ngày càng tăng, từ cuối những năm
60 thế kỷ XX ở các nước nông nghiệp phát triển đã xuất hiện những trường phái nông nghiệp

mới: nông nghiệp sinh học ở Tây Âu và Mỹ.
Từ những năm 60 do những kết quả không tốt của nông nghiệp công nghiệp hóa và
những nông sản chất lượng kém mà nền nông nghiệp này tạo ra, nên nhiều khuynh hướng
sinh học chống lại nông nghiệp công nghiệp hóa đã nảy sinh ở ngay chính những nước phát
triển như:
-Nông nghiệp sinh học ở Anh và Mỹ.
-Nông nghiệp sinh động học ở Đức.
-Nông nghiệp hữu cơ ở Thụy Sĩ.


-Nông nghiệp sinh học ở Pháp.
Có những biến dạng của nông nghiệp sinh học tùy theo kỹ thuật được đề nghị sử dụng,
nhưng tất cả đều thống nhất ở điểm chống nông nghiệp công nghiệp hóa.
Đến năm 80 của thế kỷ XX, tất cả các khuynh hướng nông nghiệp sinh học đều được gọi
với tên chung là nông nghiệp hữu cơ, để đối lập với nông nghiệp công nghiệp hóa (còn được
hiểu là nông nghiệp hóa học).
Các trường phái nông nghiệp mới đều phê phán những mặt tiêu cực của nông nghiệp hóa.
Các ý kiến này được trình bày rõ trong cuốn sách của Aubert (Pháp): “Công nghiệp hóa nông
nghiệp, hạnh phúc hay sự tự sát của loài người (Pari -1970). Cuốn sách bắt đầu với câu dẫn
của Mahatma Gandhi: “Không phải mọi người lầm, mà sai lầm trở thành chân lý” và tuyên
bố thẳng thừng “nông nghiệp công nghiệp hóa chỉ là một sự ngu xuẩn”. Sai lầm của nông
nghiệp công nghiệp hóa là đã coi những cây trồng và gia súc là những cái máy để sản xuất
các nông sản và đã đối xử với chúng như những cái máy, không coi trọng các quy luật sinh
học bình thường của chúng. Gà muốn ăn phải mổ các hạt thóc và đi tìm bới sâu bọ chứ
không thể đứng yên một chỗ rồi nhồi nhét thức ăn tổng hợp, mặc dù được chế biến có thể là
khoa học, nhưng chưa hẳn đã đáp ứng yêu cầu của cơ thể. Năm 1930, phải mất 4,5 tháng và
5kg hạt cốc mới nuôi được một con gà 1,5kg, nay chỉ cần 49 ngày và 2kg thức ăn tổng hợp.
Năm 1930, phải cần một công nhân để nuôi một vạn con gà thì nay một công nhân có thể
nuôi được vài chục vạn con. Nhưng những con gà đó có chất lượng thịt không giống nhau.
Còn cây trồng phải sinh sống tự nhiên trên đất, hút thức ăn từ đất với hoạt động của nhiều

loại vi sinh vật, nó sẽ khỏe mạnh và chống chịu được với sâu bệnh. Sâu bệnh cũng không
nhiều khi trồng nhiều loại cây, có chế độ luân canh hợp lý, và bảo vệ môi trường trồng trọt
với sự có mặt của thiên địch hại sâu bệnh cây trồng. Cây trồng sử dụng phân khoáng ngày
càng tăng để có năng suất ngày càng cao, nhưng sức đề kháng của cơ thể yếu, và chất lượng
nông sản giảm. Do đó, thuốc trừ sâu bệnh đã phải dùng ngày càng nhiều.
Đất là một “vật sống” có các quy luật của nó, nhưng nông nghiệp công nghiệp hóa coi
thường hoạt động sinh học của đất, đã bón quá nhiều phân hóa học dễ tiêu nhằm tăng sản
lượng cây trồng nên đã làm cho nhiều loại đất chai cứng, mất hay giảm sự sống. Việc rắc
thuốc trừ cỏ làm chết cỏ, đồng thời cũng làm chết nhiều loài vi sinh vật và động vật nhỏ có
ích trong đất trồng. Dùng cày to, nặng và máy kéo lớn (có khi tới 300-500 mã lực) làm cho


đất mất cấu tượng tốt cần cho hoạt động tốt của rễ cây và vi sinh vật trong đất. Và để đối phó
lại, lại bón phân hóa học nhiều hơn.
Như vậy là bắt đầu với phân khoáng, thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ, mà khối lượng sử dụng
có xu hướng tăng ở tất cả các nước phát triển, sau đó là sự tràn ngập của hóa học vào nông
nghiệp công nghiệp hóa. Đến lúc, khi có thể thì hóa học sẽ thay thế người, thay thế máy, thay
thế cây trồng hay gia súc:
-Cày hóa học: thay việc cày đất bằng phun một chất trừ cỏ, tiện hơn và rẻ hơn.
-Trừ cỏ bằng thuốc hóa học, chỉ diệt cỏ và không động đến cây.
-Tỉa bớt quả đi, để có quả to bằng phun thuốc hóa học.
-Làm cho cây cối lùn xuống để chống đổ bằng chất hóa học CCC (Cheloro Cheline).
-Hãm sự phát triển cành cây của các cây ăn quả để có nhiều quả bằng phun thuốc hóa
học.
-Làm rung lá bông bằng chất hóa học để dễ hái bông.
-Dùng chất hóa học để cải tạo cấu tượng đất, không cần mùn mà dùng các chất nhân tạo
như polyvinyl… Có thể kéo dài thêm với các chất kích thích sinh trưởng cho cây trồng hay
gia súc lớn nhanh với các nguyên tố, các chất vitamin và axit amin tổng hợp. Đỉnh cao của
hóa học trong nông nghiệp công nghiệp hóa là trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng để cho
cây hút thẳng dung dịch và có thức ăn cần thiết, không cần sự khoáng hóa và hoạt động vi

sinh vật học của đất.
Nhiều sản phẩm của nông nghiệp công nghiệp hóa có hại cho sức khỏe con người do hàm
lượng chất hóa học trong đó quá cao.
Nông nghiệp công nghiệp hóa là một nền nông nghiệp chỉ nhằm sản xuất chạy theo số
lượng lớn chứ không sản xuất ra sản phẩm chất lượng tốt, không phục vụ sức khỏe con
người.
Nông nghiệp sinh học xuất phát từ luận điểm: hoạt động nông nghiệp vận dụng các cơ thể
sinh vật để sản xuất ra lương thực, thực phẩm và các thứ cần dung khác. Sinh vật sinh trưởng
và phát triển theo những quy luật sinh học mà khoa học không ngừng tìm hiểu nhưng đến
nay vẫn chưa hiểu được bao nhiêu, nên khi hành động, con người phải cân nhắc, phải có thái
độ phù hợp với thiên nhiên, với sự sống.


Toàn bộ lý luận và kỹ thuật cụ thể của nông nghiệp sinh học dựa vào phương châm: coi
trọng các quy luật sống, tạo điều kiện cho các quy luật này phát huy tác dụng, không biến cây
trồng hay gia súc thành các cỗ máy, bắt sinh sống trong điều kiện nhân tạo ngày càng cao.
Ngoài các yếu tố vũ trụ (bức xạ mặt trời) và các yếu tố thời tiết (mưa, nắng, gió, các
mùa…), đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp là đất, cây trồng và gia súc. Đối với cả
ba đối tượng này, nông nghiệp sinh học đều coi trọng tính chất sống của chúng và chủ trương
bằng mọi cách tăng cường hoạt động của chúng.
Với tài liệu đã tích lũy trong thổ nhưỡng học, nông hóa học, đất được coi là vật chất sống
đối với bất cứ nhà nông học nào. Đất có nhiều loại vi sinh vật, vi sinh vật hảo khí, kỵ khí,
phần lớn là hảo khí; có thể có từ 1 đến 10 tỷ vi sinh vật trong một gam đất (sinh khối tới
500kg/ha). Các vi sinh vật có những chức năng khác nhau: khoáng hóa chất hữu cơ, cố định
đạm, cộng sinh với cây họ đậu có nốt sần, công phá một số chất vô cơ, tạo ra một số chất
kháng sinh. Đất còn có nhiều loại nấm có những chức năng khác nhau: công phá chất hữu cơ
từ đơn giản đến phức tạp, cộng sinh với rễ một số loại cây lớn (họ thông, họ lan). Đáng chú ý
là trong bộ rễ mỗi loại cây trồng đều có hoạt động của vi sinh vật đặc hiệu với mỗi loài cây,
có ích cho cây và cho bản thân vi sinh vật. Vùng gần rễ thường có hoạt động vi sinh vật
mạnh, có khi rễ như bị bao bọc bởi một mạng vi sinh vật và ở đây có hiệu quả bộ rễ

(rhizosphère). Ngoài ra, còn có các động vật nhỏ, côn trùng hoạt động có ích về mặt lý học,
hóa học, sinh học đất, đặc biệt là giun đất.
Đất tốt có hoạt động vi sinh vật tốt và hoạt động nông nghiệp phải tăng dần được tiềm
năng sinh học của đất.
Thornton (1940) và Virtanen (Giải thưởng Nobel) cho biết sau nhiều thí nghiệm là phân
đạm cản trở việc cố định đạm của Azôtbacter hay của Rhizobiam, cộng sinh ở rễ đậu.
Menhinich (1962) cho biết thuốc trừ sâu ảnh hưởng sâu sắc đến quần xã vi sinh vật của một
đồng cỏ, diệt mất nhiều cơ thể, nhiều loài.
Cây trồng sinh sống bằng cách sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp và đồng hóa C và
dùng bộ rễ để hút nước và chất khoáng trong đấtt như N, P, K, Ca, Mg và các chất vi lượng.
Cây trồng thường hút chất khoáng ở thể vô cơ và các chất hữu cơ phải được khoáng hóa với
hoạt động của các loại vi sinh vật đặc hiệu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới cho biết cây
trồng có thể hút thẳng một số thành phần hữu cơ.


Virtanen và Miettinen (1953) ở Phần Lan đã chứng minh rễ cây có thể hút axit amin có
C
14
đánh dấu, và một số loài hòa thải có thể hút thẳng axit amin của nốt sần rễ đậu.
Albrech ở Mỹ cũng có nhận xét tương tự. Lại có những nghiên cứu cho biết rễ cây có thể
hút các chất kháng sinh như penicilin, steptomicin, và một số anca lôit.
Pottenger ở Mỹ đã chứng minh sự tồn tại khá bền vững của một số phân tử hữu cơ trong
các vòng tuần hoàn sinh học. Nuôi mèo trong các ô khác nhau với thức ăn khác nhau cho
từng ô: sữa hộp, sữa bột, sữa sát trùng, sữa sống. Sau 2 năm đưa mèo ra và cho cây tự nhiên
mọc rồi trồng đậu. Ô nuôi mèo bằng sữa sống có đậu phát triển cao tới 2m, còn ở các ô khác
đậu thấp và hạt đậu có mùi phân mèo. Từ những kết quả trên, Albrech cho rằng một số phần
tử hữu cơ như indole do súc vật và vi sinh vật tiết ra có thể được rễ cây hút thẳng. HP.Rush
có một giả thuyết táo bạo hơn về sự tuần hoàn của chất hữu cơ từ các vi sinh vật, phân bón,
chất phế thải trồng trọt vào rễ cây trồng, chứ không nhất thiết chất hữu cơ phải được khoáng
hóa. Các tài liệu trên làm đảo lộn một số luận điểm cổ điển của nông nghiệp hóa học và càng

cho thấy rõ sự cần thiết của mùn và phân hữu cơ đối với nông nghiệp.
Cây trồng sinh trưởng lành mạnh khi không bị cưỡng ép hút các chất dinh dưỡng quá
thừa, hay không bị thiếu một số yếu tố dinh dưỡng hay thiếu nguyên tố nào đó và như vậy sẽ
có sức chống chịu với sâu bệnh. Hơn nữa, chúng có thể có khả năng tiết ra các chất xua đuổi
sâu bọ hay loại cây trồng xen bên cạnh về mặt đề kháng với sâu bệnh. Hơn nữa, chúng lại có
ích, có sự tương trợ lẫn nhau với các cách trồng xen, trồng gối của một số nền nông nghiệp
bản xứ. Vì vậy sử dụng phân bón phải chú ý tới sức đề kháng của cây trồng với sâu bệnh.
Gia súc lấy một số nông sản làm thức ăn và chỉ phát triển lành mạnh khi các nông sản này
có giá trị dinh dưỡng tốt, không còn tàn dư thuốc trừ sâu bệnh, và khi có thể chúng chỉ chọn
những thức ăn phù hợp. Ở đồng cỏ có nhiều loại cỏ, loại cốc hay có họ đậu, nên được chăn
thả tự do, bò sẽ gặm những loại cỏ mà chúng thích, không nên bắt chúng vì đói mà phải ăn
những gì chưa thật hợp với cơ thể chúng như thức ăn tổng hợp. Gia súc lại cần vận động, do
vậy, không nên nhốt chúng trong chuồng, nhất là những chuồng chỉ vừa cho chúng nằm mà
không cọ quậy được. Đối với loại gia súc không nên sử dụng thuốc y, chất kháng sinh quá
nhiều, và cả các chất kích thích sinh trưởng nữa. Theo nhận xét của không ít tác giả ở Mỹ,
Đức, Pháp thì các con vật nuôi theo kiểu công nghiệp hóa không cho những sản phẩm tốt đối
với yêu cầu thực phẩm của con người.


Kỹ thuật cụ thể của nông nghiệp sinh học đối lập với kỹ thuật của nông nghiệp công
nghiệp hóa:
-Về bón phân, chỉ dùng phân hữu cơ, phân chuồng, phân rác ủ, phân xanh (họ đậu và cả
một số cây họ khác), bùn ao, bùn sông, các phế liệu của các lò mổ súc vật, các rác thành phố
và đô thị Phân khoáng thì chỉ dùng những loại khó tiêu (phốt phát tự nhiên, bột đá, bột các
loại tảo biển nhiều Ca, bột đôlômít… bón thẳng ra ruộng hoặc ủ với phân rác. Tuyệt đối
không dùng phân hóa học dễ tiêu có đạm, có lân, có kali, nhất là phân đạm vì dùng phân đạm
rất có hại cho hoạt động của vi sinh vật trong đất và cho cây. Đạm sẽ do hoạt động của các
loại vi sinh vật trong đất cố định N của không khí cung cấp, lân sẽ do phốt phát tự nhiên và
bột đá cung cấp, còn kali do phân hữu cơ, bột đá cung cấp.
Không dùng thuốc hóa học trừ sâu bệnh mà phát huy khả năng tự đề kháng, sức chống

chịu của cây trồng với bón phân thích hợp va luân canh chu đáo. Áp dụng phòng trừ sinh học
và làm vệ sinh đồng ruộng. Nếu cần dùng thuốc trừ sâu thì dùng loại thuốc thảo mộc. Còn
làm đất thì phải làm cho đất có cấu tượng tốt. Làm đất trên một lớp mỏng trên mặt ruộng,
khoảng 0- 15cm, không cày sâu, không lật đất, không vùi phân hữu cơ xuống sâu, bón nông,
thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật. Luân canh hợp lý trong các trường hợp cụ thể, chú ý giữa
cây hòa thảo va cây họ đậu. Về chăn nuôi thì gia súc phải nuôi tự do, bò, bê phải có bãi chăn.
Đồng cỏ không cày sâu, không lộn đất và gieo nhiều loại cỏ hỗn hợp. Đồng cỏ thì chỉ bón
phân hữu cơ, phân loãng như nước ủ phân,nước giải dùng nhiều cũng không tốt.
Nhờ có kỹ thuật mà nông nghiệp sinh học sử dụng nên chất lượng nông sản của nông
nghiệp hữu cơ (trồng trọt hay chăn nuôi) hơn hẳn so với nông sản của nông nghiệp công
nghiệp hóa, nhất là giá trị sinh học, gía trị dinh dưỡng của sản phẩm, nên dù có bán giá cao
hơn thì vẫn được ưa chuộng. Nông nghiệp hữu cơ phát triển chậm, nhưng có xu hướng phát
triển trong những năm gần đây ở nhiều nước công nghiệp phát triển và cả ở một số nước
đang phát triển ở châu Á.
Năng suất các trại nông nghiệp hữu cơ ở nhiều nơi nói chung kém năng suất của các trại
công nghiệp hóa hay là trại hóa học, nhưng do giá bán cao hơn nên các trại hữu cơ vẫn tồn tại
ngay ở Mỹ bên cạnh vô số các trại hóa học
Năm 1984, trường đại học Washington ở Mỹ đã điều tra 174 trại nông nghiệp hữu cơ và
thấy rằng năng suất ở đây thấp hơn trại nông nghiệp công nghiệp hóa, nhưng lại ổn đinh, chi


phí cho một đơn vị sản phẩm lại giảm do không phải mua phân hóa học, thuốc trừ sâu, lại
dùng máy kéo nhỏ, nhẹ, cần ít xăng dầu hơn. Mùn trong đất các trại hữu cơ đã tăng tới 2,65%
so với 2,24% của các trại hóa học. Giá bán nông sản lại cao hơn nên trại đã có lãi.
Một trại hữu cơ ơ Cộng hòa liên bang Đức rộng tới 174,5 hă thực hiện chế độ luân canh
5khu, 5 năm đã đạt năng suất lúa mì 44tạ, khoai tây 25- 30 tấn một hécta và thức ăn gia súc
80- 100 tấn/ha. Hệ thống sản xuất hữu cơ tiêu ít tốn năng lượng hơn.
Ở Pháp có quan điểm rằng nông nghiệp hữu cơ dễ áp dụng ở các trại nhỏ, có quy mô gia
đình với diện tích khoảng dăm bảy hay một chuc hecta. Quy mô này thích hợp với yêu cầu
hợp lý hóa tổ chức sản xuất để đạt năng suất cao với giá thành hạ. Sự kết hợp nhiều trại hữu

cơ gia đình thành nhóm kinh doanh vê nhiều mặt, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm và nối liền
các cơ sở ấy với người tiêu thụ bằng kiểu hợp tác xã tiêu thụ được coi là tổ chức lý tưởng để
thực hiện nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ hiện nay đã được nhiều nhà khoa học nông nghiệp trên thế giới chú
ý tới vì nông nghiệp hữu cơ có những cơ sở khoa học nhất định.
Rõ ràng là đất trồng không phải là chât tro mà là vật sống. Ngay vùng rễ cây lúa nước ở
môi trường yếm khí, theo tài liệu nghiên cứu của Viện lúa quốc tế cũng là vùng có hoạt động
vi sinh vật mạnh. Và dinh dưỡng của cây trồng trong đất có quan hệ mật thiết với hoạt động
vi sinh vật học của đất. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô đã khái quát hóa nhiều loại công
trình nghiên cứu và khẳng định: sự dinh dưỡng của cây trồng trong đất không chỉ thực hiện
theo những quy luật hóa học hay lý học mà còn có những quy luật sinh vật học. Tất nhiên các
quy luật này cũng thể hiện bằng những hiện tượng lý học hay hóa học. Nói đến các quy luật
sinh vật học này là nói đến quan hệ giữa vi sinh vật đất với rễ cây trồng. Trồng trọt hợp lý
phải tạo điều kiện cho mối quan hệ này phát triển tốt.
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Manxép ở nông trường “Những lời di huấn của
Lênin” đề ra phương pháp cày không lật đất, cày nông và chỉ cày sâu sau 4-5 năm. Cách làm
đất này thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật ở lớp đất trên. Sau đó nhiều nhà nông học ở
nhiều nước trên thế giới đề ra phương pháp làm đất tối thiểu, hay không làm đất cũng nhằm
mục đích trên. Ở Việt Nam, vụ đông miền Bắc trồng đậu tương đông có nơi đã không làm
đất và gieo ngay đậu tương vào lúa mùa sắp gặt hay đang gặt. Cũng như ở Trà Vinh, để tranh


thủ làm kịp vụ lúa hè thu sau vụ lúa đông xuân gặt muộn, một số vùng đã thực hiện “sạ
chay” nghĩa là không làm đất sau đốt đồng mà sạ vụ lúa sau ngay.
-Bón phân hữu cơ, phân rác ủ sẽ giúp tăng cường hoạt động vi sinh vât của đất, và nên
bón nông, rải ra trên mặt đất. Cùng thời kỳ này, Viện sĩ Koursanov (Viện Sinh lý thực vật
Liên Xô) với cacbon phóng xạ C
14
đã phát hiện hiện tượng rễ cây có thể lấy CO
2

của đất
tổng hợp ngay một số axit hữu cơ sẽ được vận chuyển lên lá cây, góp vào sự quang hợp của
lá. Rễ cây không phải chỉ hút nước và chất vô cơ để đưa lên trên, mà nó còn có thể có chức
năng khác. Salopki (Liên Xô) đã chứng minh với việc sử dụng vitamin B
1
có C phóng xạ, là
vitamin này cùng với nhiều vitamin B khác dễ được rễ cây kiều mạch hấp thụ. Người ta cũng
đã thấy rễ cây hấp thụ cả amino axit như méthionin và cystéin do vi sinh vật trong đất tiết ra.
Vai trò của các loại phân hữu cơ, mùn càng được thấy rõ với quan điểm sinh học về dinh
dưỡng khoáng của bộ rễ.
Một thí nghiệm bón phân dài hạn cho lúa ở trại thí nghiệm đất bạc màu Bắc Giang ở Việt
Nam cho biết: trong 20 vụ liền (hết chiêm đến mùa, hết mùa lại đến chiêm) quanh năm
không nghỉ, ở vạt đất không bón gì năng suất mỗi vụ đạt trung bình 10 tạ/ha. Mà kể cả rơm
rạ, 20 vụ lúa này đã lấy ra từ đất một số NPK khá lớn mà không có sự bón đền bù nào, theo
quy luật bón trả lại của nông học cổ điển. Nhiều tài liệu về bón phân dài hạn ở châu Âu cũng
đã cho kết quả như vậy. Ở trại Rothamsted (Anh) sơ kết đến năm 1978, ruộng không bón
phân vẫn cho thu hoạch. Trong cả hai trường hợp trên, đất đã tự tái tạo độ phì nhiêu của nó
bằng hoạt động của vi sinh vật.
Việc bón phân hóa học dễ tiêu không hợp lý không những không kích thích được sự tiến
triển tự nhiên của đất mà còn làm đảo lộn quá trình sinh học của nó. Bón nhiều đạm, tỷ lệ
đạm tự do trong cây sẽ cao, giảm sức chống chịu của cây với sâu bệnh, giảm năng suất và
sản lượng. Bệnh đạo ôn hại lúa thường gây tác hại nhiều ở ruộng lúa bón nhiều đạm.
-Các giống cây trồng, kết quả của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo từ lâu đời
thường có khả năng chống chịu với sâu bệnh hay hoàn cảnh bất thuận. Dễ tính, dễ trồng,
chúng dễ thích nghi với lượng phân hữu cơ vừa phải và cho những năng suất tương xứng với
năng lượng đầu tư. Các giống gia súc cũng vậy: dễ tính, dễ nuôi, mắn đẻ và không kén ăn.
Trái lại, các giống mới được lai tạo với tiêu chuẩn số lượng là chủ yếu thường đòi hỏi nhiều
phân hóa học và thuốc trừ sâu bệnh, nhiều thức ăn tổng hợp, nhiều thuốc thú y. Không có



những điều kiện này, việc trồng hay nuôi giống mới ít có hiệu quả. Các giống cũ cũng phản
ứng chậm với những công nghệ của giống mới. Giống lúa cao cây bón phân hóa học nhiều dễ
bị lốp đổ cũng như lợn ỉ sử dụng thức ăn tổng hợp không hiệu quả bằng lợn lai hay lợn ngoại.
Về chất lượng sản phẩm thì có lẽ không cần phải bàn nhiều. Rau cải sen muối nếu đã
được bón phân đạm nhiều: cây to, cao, lá to, thì dễ nhũn và khú. Các bà nội trợ có kinh
nghiệm thường chọn mua những cây cải nhỏ, chắc, bón phân hữu cơ, ít bón phân đạm, giòn
hơn và ngon hơn. Cây cam ở nông trường bón phân hóa học nhiều thường chỉ có tuổi thọ 12-
15 năm, quả chua, dễ xốp. Trái lại cam trồng ở nông thôn, trước đây mỗi nhà có một vài cây
đến dăm cây, bón nông với bùn ao đắp gốc vài ba năm một lần và được tưới bằng nước khô
dần hay phế thải lò sát sinh ngâm trong vại để ở gốc cây, thường có tuổi thọ 25-30 năm và về
sau tuy quả có bé đi nhưng ngọt đậm.
-Hiện nay trên thế giới, nông nghiệp hữu cơ vẫn tồn tại và phát triển ở nước có công
nghiệp hóa. Mỹ có trình độ công nghiệp hóa vào loại cao nhất thế giới nhưng vẫn có một số
ít nông trại hữu cơ cung cấp rau, hoa quả, bò, trứng, sữa… với giá cao cho những người ưa
thích. Ở Pháp cũng có nhiều nông trại hữu cơ sản xuất và bán những nông sản hữu cơ được
ưa chuộng ngay ở thủ đô Paris. Riêng ở Cộng hòa liên bang Đức, nông nghiệp hữu cơ chiếm
tới 1% sản lượng nông sản của cả nước. Nông nghiệp hữu cơ đang có xu thế phát triển ở
Nhật Bản. Thật ra nông nghiệp Nhật Bản trước đây đã phát triển khá nhanh và thành một nền
nông nghiệp hiện đại trên thế giới với phân hóa học và thuốc trừ sâu. Nông nghiệp Nhật Bản
đã dùng tới 500kg chất dinh dưỡng NPK cho một hécta, nghĩa là quá mức thích hợp đến 30-
50%. Nông nghiệp Nhật Bản cũng đã sử dụng tới 8,1kg chất hữu hiệu trừ sâu bệnh cho 1 ha,
trong khi Mỹ mới sử dụng 2,4kg/ha. Ở Nhật Bản, các trại hữu cơ chỉ có thu nhập bằng 60-
90% trại hóa học, trong khi các điều kiện khác tương đương, nhưng trại hữu cơ vẫn có lợi do
nông sản bán được giá cao hơn.
Năm 1995, ông Masamotu Fukuoka có trang trại hữu cơ từ năm 1960 đã xuất bản cuốn
sách “Một cuộc cách mạng rơm rạ” cho biết từ hơn ba chục năm nay một vạt đất không hề
cày lật và bón phân hóa học vẫn cho năng suất lúa mì 4 tấn/ha.
Nông sản hữu cơ được ưa chuộng ở Nhật; số người tiêu dùng nông sản hữu cơ khoảng 3-
5 triệu người (khoảng 3-5% dân số Nhật). Riêng Tokyo có 180.000-200.000 hộ được cung
cấp thường xuyên nông sản hữu cơ (rau, quả, sữa, trứng, gạo, gà) không bón hay bón rất ít



phân hóa học. Một số cửa hàng ăn và trường trung học đã chuyển sang dùng thực phẩm hữu
cơ và có xưởng rượu sakê chỉ sử dụng gạo hữu cơ nấu rượu. Nông sản hữu cơ đến tay người
tiêu dùng qua 3 cách phân phối
+ Qua hệ thống Teikec hay hợp tác xã bao gồm nông dân và người tiêu dùng. Bắt đầu
năm 1971 với 4000 hội viên Nippon Nogyeo Kenkya (Hội nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản).
Nông dân không dùng phân hóa học, người tiêu thụ phải mua hết sản phẩm.
+ Gửi qua bưu điện đến tận nhà. Có tổ chức có doanh thu tới nhiều tỷ yên nhận sản phẩm
của 1000-3000 nông dân và cung cấp cho 10.000-30.000 hộ tiêu thụ mỗi tuần. Nhóm quan
trọng nhất là câu lạc bộ Shikatsa thành lập từ cách đây 20 năm, nay đã có 274.000 hội viên.
+ Và cửa hàng bán lẻ nông sản hữu cơ. Tokyo đã có 150 cửa hàng.
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản trước kia thờ ơ với nông nghiệp hữu cơ nay đã kịp thời nắm
lấy phong trào và xuất bản tài liệu hướng dẫn. Bộ cũng đã giúp huyện Okagama phát triển
nông nghiệp hữu cơ với kế hoạch cấp những nhãn đỏ cho các sản phẩm hữu cơ và nhãn xanh
đối với các sản phẩm đã dùng chất kích thích sinh trưởng (cơ quan nông nghiệp và cây ăn
quả huyện phụ trách).
Hạn chế của nông nghiệp hữu cơ ở Nhật Bản là năng suất thấp. Nông dân sẽ không còn
lợi nữa khi nhiều người làm. Có giáo sư Trường đại học Tokyo đã nhấn mạnh là nếu phân
hóa học được sử dụng hợp lý, cẩn thận thì sẽ không có hại cho môi trường và tàn dư là không
đáng kể ở sản phẩm.
1.3.Nền nông nghiệp sinh thái học:
Bước vào thế kỷ XXI, lựa chọn con đường phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an
ninh lương thực, phục vụ tốt nhất nhu cầu của con người là một đòi hỏi bức thiết của mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững là cơ sở đầu tiên, hết sức quan
trọng để phát triển nông nghiệp một cách liên tục và lâu dài. Trong sách “Nông nghiệp bền
vững - Định nghĩa và quan hệ với các chính sách nông nghiệp và thương mại - FAO -
Rome”, Young Burton cho biết là có tới 24 định nghĩa khác nhau, tùy theo quan điểm và
chuyên ngành của tác giả, và định nghĩa nào cũng có cơ sở của nó. Song định nghĩa có tính
tổng hợp và khái quát là định nghĩa của Tổ chức thế giới về sinh thái và phát triển (WOED):

“Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu của thế hệ hiện nay


mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau”. Và theo đó thì nông nghiệp bền
vững chính là nền nông nghiệp sinh thái học.
Nông nghiệp sinh thái học-khuynh hướng phát triển nông nghiệp mới xuất hiện từ vài ba
thập kỷ nay, trước sự phá hoại môi trường, không những do công nghiệp mà còn do cả bản
thân nông nghiệp, trước nhiều mặt tiêu cực của nông nghiệp công nghiệp hóa và trước cuộc
khủng hoảng sinh thái đang đe dọa cả hành tinh chúng ta. Nông nghiệp sinh thái học nhằm
phát triển sản xuất trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, cùng những thành tựu của công nghiệp và khoa học công nghệ.
Sinh thái học là khoa học về quan hệ của vật sống với hoàn cảnh của chúng. Đối tượng
nghiên cứu của sinh thái học là hê sinh thái. Hệ sinh thái là một đơn vị bao gồm các vật sống
và ngoại cảnh không sống của chúng. Hệ sinh thái có 2 thành phần chủ yếu:
Một là: Các quần thể sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) với các mối quan hệ dinh
dưỡng và vị trí của chúng.
Hai là: Các nhân tố ngoại cảnh (khí hậu, đất đai, nước)
Nông nghiệp sinh thái học chủ trương:
1. Không tách rời trồng trọt và chăn nuôi, tổ chức các cơ sở sản xuất nông nghiệp tổng hợp,
không chuyên canh quá sâu, có chế độ luân canh với cây thức ăn vật nuôi và phân xanh,
coi trọng phân hữu cơ.
2. Thực hiện “làm đất tối thiểu” ở những nơi thích hợp.
3. Sử dụng những loại phân hóa học “sạch” trong cỏ một hệ thống phòng trừ sâu bệnh tổng
hợp (canh tác, vệ sinh đồng ruộng, sinh học…) và chỉ dùng biện pháp hóa học khi thật
cần thiết.
4. Bỏ lối đốt rừng làm rẫy, có các công trình chống xói mòn ở đất dốc, thực hiện sản xuất
nông lâm kết hợp, bố trí nhiều loại cây trên một địa bàn theo yêu cầu sinh thái của từng
loại; đối với mỗi loại, thay đổi các giống trồng sau từng thời kỳ, đảm bảo cân bằng sinh
thái.
5. Thận trọng trong công tác phát triển thủy lợi, để tránh gây hủy hoại sau ít năm sử dụng

(đất bị lầy, bị bốc mặn).


6. Có những nghiên cứu tiếp cận mới trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên như: phát
triển nuôi trồng thủy sản, sản xuất và sử dụng khí sinh vật từ các chất phế thải của nông
nghiệp, sản xuất protein từ lá cây.
Sinh thái học Nông nghiệp nghiên cứu môi trường tự nhiên, khí hậu và đất trong các mối
tương quan với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi và năng suất, được xem
xét về cả 3 mặt: số lượng, chất lượng và truyền thống. Một mặt, sinh thái học nông nghiệp
tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nông học và các môn khoa học liên quan, mặt khác
nghiên cứu các hệ sinh thái nông nghiệp một cách tổng hợp, nhằm nắm được quy luật hoạt
động của chúng và điều kiển sự hoạt động ấy để đạt năng suất cao nhất. Cần nghiên cứu sinh
thái học nông nghiệp để giải quyết một cách có cơ sở khoa học một số vấn đề tổng hợp do
yêu cầu phát triển nông nghiệp đặt ra như: phân vùng sản xuất nông nghiệp, xác định hệ
thống cây trồng, vật nuôi hợp lý, chế độ canh tác cho các vùng sinh thái học khác nhau, phát
triển nông nghiệp trong điều kiện chi phí năng lượng ngày càng đắt. Đối tượng nghiên cứu
của sinh thái học nông nghiệp là các hệ sinh thái nông nghiệp, chiếm ít nhất 1/3 diện tích lục
địa với các thành phần như đồng ruộng trồng cây lâu năm, vườn cây lâu năm và rừng nông
nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi,ao cá, khu vực dân cư nông nghiệp.Sinh thái học nông nghiệp ứng
dụng, nhằm mục tiêu xác định cho các vùng đất đai, khí hậu khác nhau, những hệ thống cây
trồng, vật nuôi thích nghi với môi trường vật lý và sinh học có khả năng sử dụng tối ưu tài
nguyên trong môi trường, áp dụng một chế độ và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi có tác dụng
bảo vệ và cải thiện môi trường, không để chất phì xuất ra ngoài hệ thống, không làm cho đất
bị thoái hóa, không để nguồn nước bị cạn kiệt. Có thể nói nông nghiệp sinh thái học là sự kết
hợp hài hòa giữa nông nghiệp công nghiệp hóa và nông nghiệp hữu cơ.
Từ xưa đến nay, mỗi dân tộc đều xây dựng sản phẩm nông nghiệp trên những điều kiện tự
nhiên thích hợp và thuận lợi nhất. Khi mật độ dân số còn thấp (vài trăm người/km
2
) thì sản
xuất chưa yêu cầu phải thâm canh cao, lúc đó sản xuất và cuộc sống của con người thích hợp

với thiên nhiên, thích nghi với các hệ sinh thái. Nhưng khi mật độ dân số tăng lên và như mật
độ dân số hiện nay thì có rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường đặt ra. Hiện tại, dân
số thế giới mỗi năm tăng thêm hơn 80 triệu người (cứ mỗi 3 phút lại có một bé sinh ra trên
thế giới), so với 58 triệu vào năm 1960. Hiện dân số thế giới đã lên tới trên 6 tỷ người, và dự


tính đến năm 2050 sẽ ở vào khoảng 7,7 tỷ đến 11,1 tỷ người, nhưng người ta thấy con số 9,4
tỷ là có khả năng nhiều nhất.
Với thực trạng tăng dân số như vậy, mâu thuẫn giữa con người với phương thức sản xuất
của nó và hệ sinh thái đã xảy ra. Mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn khi mật độ dân số tăng
lên đến mức sản xuất và đời sống bị đe dọa, năng suất và sản lượng nông sản không bền
vững, sâu bệnh, thiên tai nặng nề hơn. Muốn có đủ lương thực, thực phẩm cho con người thì
phải đầu tư thêm nhiều năng lượng cho cây trồng, vật nuôi. Sử dụng nhiều phân khoáng chắc
chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến tính vật lý và hóa học của đất canh tác. Việc dùng nhiều nông
dược để phòng trừ sâu bệnh sẽ làm ô nhiễm môi trường, thức ăn có hàm lượng thuốc có hại
cho sức khỏe con người. Ở vùng núi, do mật độ dân số tăng, nạn khai thác rừng bừa bãi,
vòng quay thảm thực vật tự nhiên và cây công nghiệp rút ngắn lại, tiềm năng sinh học của đất
không tái tạo kịp, đất mặt bị xói mòn, nước thấm vào đất giảm sút, dòng chảy tăng, nước
ngầm ít… Lũ lụt, hạn hán và sa mạc hóa đất canh tác hiện nay là mâu thuẫn giữa phương
thức sản xuất và thiên nhiên.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) trong khoảng 30 năm tới, sản
lượng lúa thế giới phải tăng thêm 70% so với hiện nay mới đáp ứng được nhu cầu khi dân số
tăng cao trong thế kỷ XXI. Xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững là cơ sở cho
sự phát triển ổn định sản xuất lương thực, thực phẩm.
2.Vị trí & vai trò của nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản có sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Nông
nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của hầu hết các nước
trên thế giới bởi các vai trò cụ thể sau:
Thứ nhất, nông nghiệp là ngành sản xuất và cung cấp các sản phẩm thiết yếu nhất cho
đời sống con người. Đó là lương thực thực phẩm – là loại sản phẩm có vai trò đầu tiên quyết

định mọi hoạt động của con người. Dù trình độ phát triển công nghệ có hiện đại như hiện nay
vẫn chưa có sản phẩm nào thay thế được những sản phẩm thiết yếu do nông nghiệp tạo ra.
Song hiện nay do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, do đời sống vật chất
và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao mà xu hướng tiêu dùng của con người
cũng thay đổi theo hướng: từ hàng hóa cấp thấp (lương thực) sang hàng hóa cao cấp (trứng,


thịt, sữa, hải sản, hoa quả…). Chính điều này tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển đa
dạng.
Thứ hai, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho
công nghiệp và đô thị. Điều đó được thể hiện:
Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp ở các nước đang phát triển là khu vực cung cấp lao
động cho công nghiệp và đô thị. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, phần lớn dân cư và
lao động sống bằng nông nghiệp và tập trung ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông
nghiệp, nông thôn thực sự là nơi dự trữ dồi dào lao động cho công nghiệp và đô thị. Quá
trình công nghiệp hóa và đô thị hóa phát triển một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt
khác làm cho năng suất lao động nông nghiệp và năng suất lao động xã hội tăng nhanh. Lực
lượng lao động nông nghiệp được giải phóng nhiều đã bổ sung cho công nghiệp và đô thị. Đó
là tính quy luật trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ở các nước. Tuy nhiên
việc chuyển dịch lao động từng bước như thế nào là vấn đề cần nghiên cứu và có giải pháp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp đặc biệt là công
nghiệp chế biến. Yêu cầu này đòi hỏi nông nghiệp phải phát triển và hình thành các vùng sản
xuất tập trung. Thông qua công nghiệp chế biến làm cho giá trị nông sản nâng lên nhiều lần.
Nhờ đó mà mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy nông nghiệp phát
triển.
Nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế trong đó có
công nghiệp nhất là giai đoạn đầu. Vì đây là khu vực lớn nhất xét về lao động và sản phẩm
quốc dân, nguồn vốn từ nông nghiệp tạo ra bằng nhiều cách: tiết kiệm của nông dân vào lĩnh
vực phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, thu ngoại tệ do xuất khẩu nông sản… đóng góp quan
trọng cho công nghiệp và đô thị hóa.

Thứ ba, nông nghiệp là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp. Vì ở hầu hết các
nước đang phát triển, sản phẩm của công nghiệp sản xuất ra chủ yếu dựa vào thị trường trong
nước, mà thị trường trong nước trước hết là thị trường khu vực nông nghiệp nông thôn. Điều
này là do hai nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do quá trình CNH, HĐH diễn ra, việc áp
dụng máy móc công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp làm cho nhu cầu hàng công nghiệp
của khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng lên. Nguyên nhân thứ hai là do sản phẩm của
ngành công nghiệp ở các nước đang phát triển chưa có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của


các nước phát triển nên chủ yếu dựa vào thị trường trong nước, mà dân cư ở nông thôn thì
tập trung khá đông làm cho tiềm năng tiêu thụ sản phẩm là rất lớn.
Thứ tư, phát triển nông nghiệp nông thôn có ý nghĩa rất lớn để phát triển công nghiệp
nước ta. Do sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu,
thủy văn, thời tiết… Nếu sản xuất nông nghiệp sử dụng quá nhiều hóa chất như thuốc trừ
sâu, phân hóa học… làm ô nhiễm đất đai nguồn nước, dư lượng độc tố trong sản phẩm cao,
ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu sản xuất nông nghiệp để rừng bị tàn phá, đất đai bị
xói mòn, rửa trôi, thời tiết, khí hậu, thủy văn thay đổi theo hướng xấu đe dọa trực tiếp tới đời
sống con người. Vì vậy, phát triển nông nghiệp có giải pháp duy trì, tái tạo sự phát triển bền
vững của môi trường.
3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm mà ngành khác không thể có. Để có quản lý và
phát triển nông nghiệp cần phải chú ý đến những đặc điểm đó. Những đặc điểm đó là:
3.1. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp và mang yếu tố
khu vực rõ rệt.
Đặc điểm này cho thấy ở đâu có đất, có lao động là có thể sản xuất nông nghiệp được.
Nhưng mỗi quốc gia, mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau
mà sản xuất nông nghiệp lại gắn liền với các yếu tố đó. Vì thế, sản xuất nông nghiệp diễn ra
ở mỗi vùng, mỗi khu vực cũng khác nhau. Chính vì thế đặc điểm này đòi hỏi cần phải giải
quyết các vấn đề kinh tế đặt ra. Đó là:
Tiến hành điều tra đánh giá các nguồn tài nguyên cả nước, của từng vùng. Trên cơ sở đó

thực hiện quy hoạch bố trí sản xuất cho phù hợp. Song phải đòi hỏi rất tôn trọng quy luật
sinh thái và đảm bảo giữ vững cân bằng sinh thái trước hết là rừng, đất và cả trên phạm vi cả
nước, từng vùng. Có như vậy sản xuất nông nghiệp mới phát triển bền vững.
Tiến hành xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và xác định phương hướng sản xuất kinh
doanh phù hợp với từng vùng mới đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh.
Xây dựng các chính sách kinh tế nhất là chính sách ruộng đất, thuế, đầu tư… phải phù
hợp với từng vùng, từng địa phương.
3.2.Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay thế được.

×