Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu ảnh hưởng của vitamin A, E, C đối với sức đề kháng của cơ thể ngưi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.94 KB, 22 trang )

Hội thảo KH cấp tổ 2011

Tìm hiểu ảnh hưởng của vitamin A, E, C đối với sức đề
kháng của cơ thể người
I. MỞ ĐẦU:
1) Đặt vấn đề:
Sức đề kháng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người &
động vật, là “vũ khí” giúp kháng lại các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các
tác nhân gây bệnh khác. Khi sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ
thể giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh.
Dễ thấy nhất là các loại bệnh do sự biến đổi thời tiết và mơi trường bên
ngồi như: ho, cảm cúm, sốt… Nhiều người chỉ cần thời tiết thay đổi đột
ngột từ nóng sang lạnh, thậm chí mỗi lần đi ra nắng hoặc gặp mưa về là đã
phát bệnh. Nguyên nhân phần lớn là do đề kháng yếu. Theo các nhà nghiên
cứu, đề kháng yếu cũng dễ dẫn đến bệnh ung thư, sốt xuất huyết, lao, bạch
hầu và bệnh thường gặp ở trẻ em như uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm
màng não có mủ ở trẻ em,…
Theo đại diện Bộ Y tế, người dân chúng ta có tư tưởng xem thường những
cơn mệt mỏi, bệnh vặt, cảm cúm… nên khiến cho sức đề kháng cơ thể của
họ có xu hướng giảm đi nhiều hơn.
Để tăng cường sức đề kháng cơ thể, ngồi việc cần có một chế độ sinh hoạt,
làm việc, ngủ nghỉ điều độ, hợp lý; tinh thần thoải mái; mơi trường sống
thích hợp; chúng ta phải đồng thời quan tâm đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ
và cân đối. Phạm vi đề tài chỉ tìm hiểu kỹ vài loại vitamine đối với sức đề
kháng cơ thể người.
TS Nguyễn Bá Thủy, thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Người dân cần trang bị
thêm kiến thức phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng, vì nếu phịng bệnh tốt
mọi người sẽ dễ dàng ngăn chận được nhiều dịch bệnh và có thể hạn chế các
hậu quả khó lường”.

2) Mục tiêu:


Trang bị cho chúng ta những hiểu biết sâu hơn về 3 loại vitamine (A, E, C)
đối với con người nhằm tăng cường sức đề kháng cơ thể, góp phần phịng
bệnh tích cực và hữu hiệu trong q trình sống.

1


Hội thảo KH cấp tổ 2011

3) Phương pháp:
Dùng hệ thống phương pháp tìm hiểu lý thuyết và kinh nghiệm thực tế qua
đó tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu những vấn đề liên quan đến nội
dung đề tài.

II. Nội dung:
1/ Sức đề kháng là gì ? Miễn dịch là gì ?
1.1/ Sức đề kháng (SĐK):
Là khả năng cơ thể chống lại tác hại của mầm bệnh ở một mức độ nhất
định.
Sức đề kháng của cơ thể chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: bên trong & bên
ngoài.
- Các yếu tố bên trong như: thể chất, lồi, giống, tuổi, tính biệt, thân nhiệt,…
- Các yếu tố bên ngoài như: thời tiết, khí hậu, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh,
mơi trường sống,…
1.2/ Miễn dịch (MD):
Là khả năng phòng vệ của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh nhất định
do tồn bộ cơ cấu thích ứng của cơ thể hợp thành dưới sự điều khiển của hệ
thần kinh trung ương.
Miễn dịch có thể phân loại tùy theo: q trình sản sinh miễn dịch, nguồn
gốc phát sinh miễn dịch & sự tồn tại của mầm bệnh.

- Nếu phân chia miễn dịch theo “Quá trình sản sinh miễn dịch” người ta chia
làm: MD đặc hiệu & MD không đặc hiệu.
- Nếu phân chia miễn dịch theo “Nguồn gốc phát sinh miễn dịch” người ta
chia làm: MD chủ động & MD thụ động.
- Nếu phân chia miễn dịch theo “Sự tồn tại của mầm bệnh” người ta chia
làm: MD vô trùng & MD có trùng.
2/ Những yếu tố đề kháng của cơ thể:
Có 2 loại đề kháng là: đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
2.1/ Đề kháng tự nhiên (đề kháng khơng đặc hiệu, phịng vệ tự nhiên):
Là khả năng vốn có của cơ thể, có tính di truyền, bao gồm các yếu tố bẩm
sinh tạo thành. Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể sẽ bị ngăn cản tự nhiên,
bao gồm:
● Các yếu tố đề kháng bên ngoài:
+ Da:
2


Hội thảo KH cấp tổ 2011
Là bức tường ngăn chận phần lớn các mầm bệnh, trừ một số mầm bệnh
phát triển trên da & niêm mạc.
Da sạch, lành lặn có khả năng tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh hơn da bẩn.
Thí nghiệm cho thấy: Bơi vk Salmonella enteritredis lên da sạch & da bẩn.
Sau 20’ trên da sạch vi khuẩn bị tiêu diệt hồn tồn, cịn trên da bẩn vi khuẩn
chỉ giảm 5%.
+ Niêm mạc:
Là tổ chức bọc lót mặt trong của các cơ quan trong cơ thể tiếp xúc với mơi
trường ngồi. So với da, niêm mạc có cấu trúc mỏng & dễ mẫn cảm với các
tác nhân gây bệnh hơn.
Niêm mạc lành lặn có khả năng ngăn chận & tiêu diệt được nhiều loại
mầm bệnh. Các chất tiết của niêm mạc ngồi tác dụng diệt khuẩn, cịn giữ

chất bẩn lại rồi nhờ lông để chuyển chất bẩn ra ngoài.
● Các yếu tố đề kháng bên trong:
+ Các chất tiết:
- Dịch tiết của ống tiêu hóa: Thức ăn, nước uống được diệt khuẩn nhờ các
dịch tiết từ các trạm tiêu hóa.
Ví dụ:
Dịch nước bọt  parotin làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật, làm tăng
sinh các tế bào niêm mạc => tăng sức đề kháng niêm mạc.
Dịch vị có chứa HCl & các Enzim => có khả năng tiêu diệt nhiều loại mầm
bệnh, trừ trực khuẩn lao & các nha bào.
Dịch mật => tiêu diệt một số loại Virus (dịch tả Trâu, bò; gây viêm não tủy,
…) & kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
- Các chất tiết khác:
Như chất tiết của niêm mạc đường hô hấp, đường sinh dục, các tuyến trong
tai giữa, tuyến sữa, tuyến lệ,… đều có tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn
gây bệnh.
+ Gan, lách, thận:
Theo Kuzunov: hơn 80% vi khuẩn gây bệnh được giữ lại ở gan & lá lách.
Khi cơ thể bị nhiễm mầm bệnh lượng máu đổ vào gan & lách tăng lên; các
tiểu thực bào được huy động, hoạt động thực bào được tăng cường.
Thận là cơ quan giải độc & thải trừ các mầm bệnh ra ngoài.
+ Hệ lâm ba:
Là hệ thống phòng ngự dưới da & niêm mạc. Khi mầm bệnh xâm nhập vào
cơ thể  hạch lâm ba sưng lên. Mầm bệnh được giữ lại ở thể xoang & bị
thực bào, hoặc bị chất Lizozin của hạch tiêu diệt. Đặc biệt, hạch lâm ba
khơng có tác dụng với Virus.
+ Phản ứng viêm:
3



Hội thảo KH cấp tổ 2011
Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể  tại đây hình thành ổ viêm, các tế
bào tăng sinh làm thành hàng rào ngăn chận sự lan rộng của mầm bệnh &
độc tố, đồng thời các tế bào tiết chất Leucotaxin làm giãn thành mạch máu,
tạo điều kiện cho các tiểu thực bào xuyên mạch vào để thực bào & các tế
bào còn tiết ra kháng thể làm ngưng kết mầm bệnh.
+ Các kháng thể khơng đặc hiệu:
Là những chất có trong máu, trong dịch tổ chức- bản chất là protein, có
khả năng làm ngưng kết những phân tử protein lạ (mang tính kháng nguyên
đối với cơ thể).
Các kháng thể không đặc hiệu bao gồm nhiều loại khác nhau, là yếu tố
miễn dịch tự nhiên khơng đặc hiệu có khả năng tiêu diệt được nhiều loại
mầm bệnh.
2.2/ Đề kháng thu được (đề kháng đặc hiệu, phịng vệ thu được):
● Được hình thành bởi yếu tố miễn dịch thu được của cơ thể. Nó có khả
năng bảo vệ cơ thể chống lại từng loại mầm bệnh sau khi đã tiếp nhận kháng
nguyên tạo miễn dịch của mầm bệnh đó trong q trình sống của động vật.
● Miễn dịch đặc hiệu có 3 đặc trưng:
- Nó chỉ chống lại loại mầm bệnh nhất định đã tạo miễn dịch cho cơ thể.
- Nó có ký ức về kháng nguyên đã gây ra nó.
- Nó phân biệt được các nguyên liệu của cơ thể với chất lạ vào cơ thể.
● Có 2 loại miễn dịch thu được là:
- Miễn dịch dịch thể:
Là khả năng cơ thể tiết ra “kháng thể đặc hiệu lưu chuyển trong máu”.
Như vậy miễn dịch dịch thể do các kháng thể đặc hiệu gây ra, các kháng thể
đặc hiệu nầy gọi là kháng thể miễn dịch, kí hiệu là Ig(Immunoglobulin). Có
5 loại: IgA, IgD, IgE, IgG & IgM- trong đó IgG quan trọng nhất trong huyết
thanh, là kháng thể duy nhất có thể qua nhau để vào thai của một số loài
động vật.
- Miễn dịch tế bào:

Là phản ứng miễn dịch đặc hiệu tạo ra bởi “sự tăng sinh của một số tế bào
có khả năng thực bào hoặc phá hủy các chất lạ vào trong cơ thể”. Do đó
miễn dịch tế bào là sự xuất hiện của một số tế bào thực bào, tế bào miễn dịch
chứ không phụ thuộc vào hàm lượng kháng thể trong máu.
Các mầm bệnh có thể gây miễn dịch tế bào hoặc miễn dịch dịch thể, hoặc
cả hai tùy loại mầm bệnh, tùy đường tiêm.
3/ Vai trò của vitamine đối với sức đề kháng cơ thể:
Vitamine trong cơ thể người chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trị rất
quan trọng. Nói chung, có 2 nhóm là: vitamine tan trong nước (C, nhóm B)
4


Hội thảo KH cấp tổ 2011
và vitamine tan trong chất béo (A, D, E, K). Nếu cơ thể thiếu vitamine có thể
dẫn tới một số bệnh và giảm sức đề kháng, làm giảm khả năng miễn dịch.
Vai trò của vitamin trong miễn dịch phụ thuộc rất nhiều chất, nhưng chuyên
đề nầy chỉ đi sâu tìm hiểu 3 loại vitamin: A, E & C.
3.1/ Vitamine A(Retinol):
Trong tự nhiên gồm 2 dạng: Retinol là dạng hoạt động của vitamin A, nó
được đồng hố trực tiếp bởi cơ thể; Tiền vitamin A: nó chính là một tiền chất
của vitamin A được biết đến nhiều dưới tên bêta-caroten. Tiền chất này được
chuyển hoá bởi enzim trong ruột thành vitamin A để cơ thể có thể sử dụng.
Vitamin A còn được gọi là “vitamine chống nhiễm khuẩn” có vai trị rõ rệt
cả với miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Nói chung vitamine A có những vai trị sau:
● Chủ yếu giúp mắt hoạt động bình thường nhờ tạo ra chất cảm quang của
võng mạc mắt.
Caroten(tiền Vit.A) ------- Carotenaza(thành ruột)--------> Vit.A(Retinol)
Retinol + Opsin ------tối--------------------------------> Rodopsin(chất cảm quang)
<---------sáng------------Chất cảm quang(Rodopsin) nầy tạo nên kích thích thần kinh, điều hoà cảm

thụ ánh sáng võng mạc, gây phản xạ nhìn. Bình thường, mắt có thể thích
nghi với sự thay đổi “sáng - tối” một cách nhanh chóng. Khi thiếu vitamin A
thì mắt dễ bị lóa & mất thời gian lâu mới điều chỉnh lại như bình thường,
sinh bệnh quáng gà, hoặc mù (nếu thiếu nhiều).
● Tạo sức đề kháng cơ thể do:
- Vit.A giúp da và niêm mạc sinh trưởng & hoạt động bình thường. Vì vậy,
khi thiếu vit.A thì sự tái tạo lớp thượng bì bị trở ngại, hệ thống niêm
mạc(mắt, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường sinh dục,…)
bị sừng hóa, khơ lại => tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập gây bệnh.
- Vit.A giúp cho việc sản sinh kháng thể, điều chỉnh hệ miễn dịch bằng
cách tạo bạch cầu chống lại vi trùng & vi rút gây bệnh. Nếu thiếu vit.A sự
sản sinh kháng thể sẽ bị giảm thấp. Thực nghiệm cho thấy rằng: khi thiếu
vitamine A thì tỷ lệ trẻ em mắc bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp
nhiều hơn hẳn so với đối chứng.
- Vit.A tác động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể nên nó tham gia tích cực
vào sức chống chịu bệnh tật của con người.
5


Hội thảo KH cấp tổ 2011
● Phòng ngừa ung thư: nhờ hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do
cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư.
● Xúc tiến sự sinh trưởng vì vit.A cần thiết cho việc trao đổi nhiều chất phức
tạp như: Nucleoproteit, Lipid,…; quan trọng trong sự phát triển tế bào, nên
vitamine A là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của phơi thai và trẻ
nhỏ. Vitamine A cịn có vai trị đối với sự phát triển của xương, thiếu
vitamine A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, q trình vơi hố bị
rối loạn, trẻ sẽ chậm tăng trưởng, thậm chí sụt cân. Chẳng hạn, chức năng
đặc biệt của tế bào biểu mô là bài tiết dịch nhầy & bao phủ dưới dạng nhung
mao. Các nhung mao ở niêm mạc đường hơ hấp di động liên tục, có tác dụng

bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ (vi trùng, bụi…) từ bên ngoài. Khi
thiếu vitamin A, các biểu mơ này bị sừng hóa, các nhung mao thưa dần &
mất đi, khơng cịn tác dụng bảo vệ đường hơ hấp. Vì vậy, vitamin A cịn
được gọi là tác nhân chống nhiễm trùng. Các tế bào biểu mô liên tục được
thay thế bằng các tế bào mới nên vitamin A cần được cung cấp thường xuyên
cho cơ thể. Những mô nhạy cảm nhất với sự thiếu vitamin A là da, đường hô
hấp, tuyến nước bọt, mắt & tinh hồn. Do đó, khi thiếu vitamin A dễ dẫn đến
sừng hóa biểu mơ giác mạc có thể gây lt, mù lịa hoặc viêm nhiễm.
● Chống lão hố: Vitamin A kéo dài q trình lão hố do làm ngăn chặn sự
phát triển của các gốc tự do.
Nói chung, vitamin A cần thiết cho quá trình nhìn, phát triển xương, sinh
sản, sự phân bào, sự sao chép gen, giúp điều chỉnh hoạt động của hệ miễn
dịch bằng cách tạo bạch cầu chống lại vi trùng & vi rút gây bệnh.
Retinol là một trong những dạng hoạt động nhất của vitamin A được tìm
thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, thịt, dầu cá, bơ, trứng,
sữa & một số thức ăn bổ sung. Tiền vitamin A (caroten) là những sắc tố sậm
màu có ở thực phẩm nguồn gốc thực vật, có thể được chuyển thành vitamin
A nhờ men carotenaza ở thành ruột, có nhiều trong rau quả xanh & vàng
đậm (rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay, rau ngót, các loại cỏ, cà rốt,
bơng cải xanh, bí đỏ, xồi, đu đủ, gấc,…).
Nhu cầu vitamin A hằng ngày ở trẻ em là 400-500mcg và ở người trưởng
thành là 600-700mcg. Người hút thuốc hoặc uống rượu thì nhu cầu vitamin
A sẽ cao hơn do thuốc lá ngăn cản quá trình hấp thu vitamin A vào cơ thể,
cịn rượu thì sẽ làm cạn kiệt lượng vitamin A sẵn có trong cơ thể. Khi vào cơ
thể caroten được chuyển hóa thành vitamin A khoảng 70-80% ở thành ruột
non. Cứ 6 mcg beta caroten trong thức ăn chỉ cho 1 mcg retinol.
Vitamin A là loại tan trong dầu & hấp thu theo đường bạch huyết (ruột non
---> lông ruột --> mạch bạch huyết --> tĩnh mạch chủ trên --> tim --> máu đi
6



Hội thảo KH cấp tổ 2011
khắp cơ thể). Nếu thừa thì vit.A khơng thải hết ra ngồi mà dự trữ ở gan với
các mức độ khác nhau. Vì vậy, nếu dùng quá nhiều và lâu ngày sẽ gây ngộ
độc cho cơ thể.
Nếu thiếu vitamin A sẽ gây khô mắt, mắt quan sát kém lúc chập tối (bệnh
quáng gà), khô giác mạc, nặng hơn sẽ làm thủng giác mạc có thể gây mù;
gây sừng hóa nang lơng, bề mặt da thường nổi gai, dễ bong da, nổi mụn
trứng cá, tóc khơ, niêm mạc bị tổn thương, dễ bị viêm nhiễm, mệt mỏi, mất
ngủ, giảm ý thức mùi vị, làm giảm tốc độ tăng trưởng, giảm lượng bạch cầu
và giảm sức đề kháng chống bệnh tật.
Nếu thừa vitamin A lại gây đau bụng, buồn nôn, bơ phờ, chậm chạp, đau
xương khớp, rụng tóc, gan & lách to. Khi xét nghiệm sẽ có vitamin A trong
huyết thanh tăng, đó là các triệu chứng của ngộ độc máu, thường do uống
vitamin A kéo dài. Nếu trẻ em dưới 4 tuổi thường xuyên uống vitamin A liều
≥ 5.000 đơn vị/ngày sẽ gây nên các triệu chứng ngộ độc mạn tính với các
biểu hiện như ban đỏ, viêm da tróc vảy, viêm niêm mạc miệng hay đau các
xương. Đối với phụ nữ có thai, dùng như vậy sẽ có nguy cơ thừa vitamin A
và gây quái thai. Với bà mẹ có thai trong 3 tháng đầu, nếu dùng quá 10.000
đơn vị mỗi ngày kéo dài thì dễ bị dị dạng thai nhi. Với liều vitamin A ≥
100.000 đơn vị/ngày có thể gây tăng áp lực sọ não, co giật ở trẻ nhỏ. Còn
caroten, một tiền chất của vitamin A (chủ yếu là beta caroten) nếu tăng cao
quá trong máu làm da có màu vàng, nhất là bàn tay, bàn chân nhưng võng
mạc mắt không vàng. Ngừng caroten vàng da sẽ giảm dần.
3.2/ Vitamine E(Tocoferol):
Vitamin E là một chất chống oxy hoá tốt do cản trở phản ứng xấu của các
gốc tự do trên các tế bào ở cơ thể. Thường gặp ở các dạng: α, β, γ- tocoferol.
Vit.E có 7 chức năng sau đây:
● Chống oxi hóa sinh học trong cơ thể & trong thức ăn. Người ta thường
dùng Vit.E để bảo quản thức ăn khi thức ăn có chứa nhiều caroten, vit.A &

lipid, ngăn chận sự hình thành peroxyt & bảo vệ các acid béo chưa no. Khi
thiếu vit.E thì các peroxyt hình thành tấn cơng gây bệnh tích ở tiểu não
(bệnh Viêm nhũn não); ở cơ(bệnh trắng cơ, teo cơ); Fe 2+--- oxihóa  Fe3+;
chức năng hồng cầu & hệ thống cytochrome bị rối loạn.
O–O
(acid béo không no)
‫׀ ׀‬
- C = C - + O2
- C – C - (peroxyt)
7


Hội thảo KH cấp tổ 2011
‫׀ ׀‬
H H

(oxy kk)

‫׀‬
H

‫׀‬
H

● Ngăn ngừa ung thư: vì nó kết hợp với vitamin C tạo thành nhân tố quan
trọng làm chậm sự phát sinh của một số bệnh ung thư.
● Ngăn ngừa bệnh tim mạch: vitamin E làm giảm các cholestrol xấu và làm
tăng sự tuần hoàn máu nên làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
● Hệ thống miễn dịch: Vit.E kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bình
thường bằng việc bảo vệ các tế bào, hoặc tăng cường sức mạnh hệ miễn dịch

khi có dịch bệnh tấn cơng.
● Chống vơ sinh do nó đảm bảo cơ năng sinh dục được bình thường vì vit.E
có liên quan đến sự tiết kích thích tố sinh dục(Gonadotropin) ở tuyến yên.
● Chống bệnh teo cơ  làm cơ bị thối hóa vì vit.E cần cho trao đổi chất
của cơ bằng cách điều hòa trao đổi glicogen, thúc đẩy sử dụng protein cho tế
bào, tổ chức.
● Chống lão hóa do phản ứng chống oxy hố bằng cách ngăn chặn các gốc
tự do, nên người ta dùng nó để sản xuất các chế phẩm dưỡng da hoặc làm trẻ
hóa.
Các loại thức ăn như: các loại hạt nẩy mầm, hạt ngũ cốc, rau dền, đậu nành,
giá, đậu, quả mơ, quả đào, ngơ, gạo, lúa mì, hạt hướng dương, lạc, dầu thực
vật(dầu đậu tương, dầu hướng dương, dầu cọ, dầu lạc, dầu oliu,…), dầu cá,
trứng gà, các loại rau lá xanh, các chất tổng hợp,…có chứa vit.E.
Nhu cầu vitamin E hằng ngày: Trong sản khoa: đe doạ sẩy thai (uống 500UI
/ngày); đái dầm sau đẻ hoặc ở phụ nữ mãn kinh: uống 200-400UI/ngày;Nam
giới vô sinh, thiểu năng tinh trùng: uống 200-400 UI/ngày; Cận thị tiến triển:
100 UI/ngày.
Vitamin E có tác dụng như chất chống oxy hóa nên có tác dụng bảo vệ các
chất dễ bị oxy hóa trong tế bào. Ann Kennedy, nhóm trưởng nhóm nghiên
cứu tác động phóng xạ của NASA (Mỹ) cho rằng những người làm việc
trong môi trường không gian hoặc tại những nơi bị phơi nhiễm phóng xạ
cao, như tình trạng xung quanh lị phản ứng Nhật Bản hiện nay, cần phải
uống thuốc bổ sung vitamin hằng ngày. Theo các nhà khoa học, vitamin E và
vitamin C đều thuộc những loại vitamin có khả năng chống oxy hóa, có thể
làm giảm phản ứng oxy hóa do bức xạ điện từ gây ra. Tác dụng này của
vitamin E và vitamin C cũng giống như việc khoác thêm cho chúng ta lớp áo
bảo vệ da chống lại phóng xạ.
Nếu thiếu vitamin E phản xạ lệch lạc, tâm tính thất thường, mắt chuyển động
thiếu nhịp nhàng, khơ da, phồng bàn chân,… Khi thiếu vitamin E kéo dài sẽ
8



Hội thảo KH cấp tổ 2011
có các triệu chứng thần kinh như: thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, xúc
giác giảm nhạy cảm.
Vitamin E cũng là loại tan trong dầu & hấp thu theo đường bạch huyết. Do
đó, nếu thừa thì vit.E sẽ khơng thải hết ra ngồi mà dự trữ ở gan với
các mức độ khác nhau. Vì vậy, nếu dùng quá nhiều và lâu ngày sẽ gây
ngộ độc cho cơ thể. Nếu dùng vitamine E liều cao (trên 3000 UI mỗi
ngày) có thể gây rối loạn tiêu hóa (buồn nơn, đầy hơi, đi lỏng, viêm
ruột hoại tử). Nếu tiêm tĩnh mạch liều cao có thể gây tử vong.
3.3/ Vitamine C (Acid Ascorbic):
Vitamin C là một chất chống oxy hố tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động
sống quan trọng của cơ thể. Nó đảm nhận 7 chức năng sau:
● Làm tăng chức năng thực bào, làm co rút mạch máu, tăng sức chống đỡ
toàn thân, chống mệt mỏi hoặc suy nhược. Tăng cường khả năng chống
nhiễm khuẩn; kích thích tổng hợp nên interferon – chất ngăn chặn sự xâm
nhập của vi khuẩn và virut trong tế bào.
● Vitamine C làm giảm các chất thải có hại đối với cơ thể như thuốc trừ sâu,
kim loại nặng, CO, SO2, và cả những chất độc do cơ thể tạo ra.
● Chống lại chứng thiếu máu: vitamin C kích thích sự hấp thụ sắt bởi ruột
non. Sắt chính là nhân tố tạo màu cho máu và làm tăng nhanh sự tạo thành
hemoglobin trong hồng cầu, làm giảm nguy cơ thiếu máu trong cơ thể,
chống bệnh hoại huyết, xuất huyết.
● Là chất chống oxi hóa. Vận chuyển oxi trong các hiện tượng oxi hóa khử
các tế bào, cần cho trao đổi chất, sự sống, liên quan đến tăng trưởng & kìm
hãm sự lão hóa. Chuyển hóa tiroxin, tryptofan, mỡ & kiểm soát cholesterol;
hấp thu & vận chuyển Fe, làm bền mao mạch.
● Kích thích sự tạo thành collagen, bảo vệ các mơ như da, sụn, mạch máu,
xương, răng; có ích cho sự tái sinh xương, răng, trao đổi chất calci tạo thành

vỏ trứng & nhanh liền sẹo.
● Kích thích hoạt động của một số tuyến nội tiết như tuyến trên thận (tiết
kích thích tố Cortin); tuyến yên(tổng hợp kích thích tố ACTH).

9


Hội thảo KH cấp tổ 2011
● Ngăn ngừa ung thư: do nó kết hợp với vitamin E tạo thành nhân tố quan
trọng làm chậm quá trình phát bệnh của một số bệnh ung thư.
Chức năng miễn dịch của vit.C: Nhiều người đã xác nhận vitamin C làm
tăng cường hệ thống miễn dịch, đặc biệt trong ngăn ngừa và điều trị cảm
cúm thông thường, tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và
hormon, tổng hợp carnitine, hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác.
Tuy nhiên, mặc dù có nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm kết quả
thuận lợi, người ta vẫn còn tranh cãi nhau kịch liệt về hiệu lực của vitamin
C. Theo một quan điểm về sinh hóa, vitamin C đóng một vai trò thiết yếu
trong nhiều cơ chế miễn dịch. Sự nhiễm trùng nhanh chóng làm suy giảm
lượng dự trữ vitamin C trong các bạch cầu, nhất là Lymphocyte, và thiếu hụt
vitamin C chắc chắn xảy ra nếu không được bổ sung thường xuyên. Vitamin
C ảnh hưởng lên nhiều chức năng miễn dịch bằng cách tăng cường chức
năng và hoạt động của các bạch cầu, đồng thời làm tăng nồng độ interferon,
tăng nồng độ và đáp ứng kháng thể. Vitamin C cũng có nhiều tác động sinh
hóa tương tự như interferon, một hợp chất tự nhiên của cơ thể có khả năng
chống virus và ung thư.
Trong suốt q trình stress hố học, xúc cảm, stress tâm lý hay sinh lý,
vitamin C bị gia tăng bài tiết đáng kể qua đường tiết niệu, làm tăng nhu cầu
vitamin C lên cao trong các giai đoạn này. Các tác nhân gây stress hóa học
như thuốc lá, ô nhiễm môi trường, và các dị ứng nguyên. Người ta khuyên
nên sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin C hoặc các thực phẩm giàu

vitamin C để bù đắp sự thiếu hụt này.
Là một chất chống oxy hóa- Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy
hóa trong môi trường nước của cơ thể – cả nội bào lẫn ngoại bào. Đây là
phương cách bảo vệ đầu tiên của vitamin C. Trong khi đó vitamin E là một
chất chống oxy hóa tan trong mỡ. Vitamin C cũng hoạt động cùng với các
enzyme chống oxy hóa khác như glutathione peroxidaza, catalaza, và
superoxide dismutaza. Vitamin C còn hỗ trợ cho vitamin E trong vai trị
chống oxy hóa trong cơ thể, do vậy tăng cường hiệu lực của vitamin E.
Vitamin C cần thiết cho sự phát triển bình thường các mơ liên kết như sụn,
xương, răng, cho sự bền vững của mao mạch và của da. Nếu ăn đủ vitamin
C, các globulin miễn dịch IgA và IgM tăng, hoạt tính của bạch cầu tăng.
Vit.C khơng có độc tính dù liều cao, dễ bị hư bởi nhiệt độ, oxi hóa và mơi
trường kiềm.

10


Hội thảo KH cấp tổ 2011
Chức năng chủ yếu của vitamin C là sự sản xuất collagen, một protein chính
của cơ thể. Đặc biệt, vitamin C giúp nối kết một phần của phân tử amino
acid proline để hình thành hydroxyproline. Kết quả là, sự cấu trúc nên
collagen rất ổn định. Collagen không những là một protein rất quan trọng
trong việc liên kết các cấu trúc cơ thể với nhau (mô liên kết, sụn khớp, dây
chằng, vv..), vitamin C còn hết sức cần thiết cho sự lành vết thương, sự
mạnh khỏe của nướu răng, và ngăn ngừa các mảng bầm ở da.
Cơ chế tác dụng của vit.C: Acid ascorbic bị oxy hóa cho acid dehydroasco
rbic; đây là phản ứng oxy hóa khử thuận nghịch, qua đó vitamin C tác dụng
như một cofactor, tham gia vào nhiều phản ứng hóa sinh trong cơ thể, như:
hydroxyl hóa; amid hóa; làm dễ dàng sự chuyển prolin, lysin sang hydroxypr
olin và hydroxylysin(trong tổng hợp collagen); giúp chuyển acid folic thành

acid folinic trong tổng hợp carnitin; tham gia xúc tác oxy hóa thuốc qua mic
rosom gan; giúp dopamin hydroxyl hoá thành nor-adrenalin; giúp dễ hấp thu
sắt do khử Fe3+ thành Fe2+ ở dạ dày, để rồi dễ hấp thu ở ruột; ở mô, vitamin
C giúp tổng hợp collagen, proteoglycan và các thành phần hữu cơ khác ở
răng, xương, nội mô mao mạch; Trong thiên nhiên, vitamin C có mặt cùng
vitamin P (vitamin C2). Vitamin P lại có tính chống oxy hóa, nên bảo vệ
được vitamin C; hơn nữa vitamin P còn hiệp đồng với vitamin C để làm bền
vững thành mạch, tăng tạo collagen, ức chế hyaluronidase và cùng vitamin
C, vitamin E, β-caroten và selen, tham gia thải gốc tự do có hại trong cơ thể.
Vit.C có nhiều trong thức ăn thực vật: quả(cam, chanh, qt, bưởi, ổi, xồi,
nhãn, vải, đu đủ,…); rau xanh(rau cải, bơng cải xanh, rau muống, rau ngót,
rau mùi, súp lơ xanh,…); khoai tây, khoai lang, hành tây, ớt ngọt, cà chua,
tiêu; thức ăn động vật chứa rất ít vit.C; Người khơng có khả năng tự tổng
hợp được vitamine nầy.
Nhu cầu vit.C hàng ngày: Với liều 500mg mỗi ngày, vitamin C đảm bảo duy
trì nồng độ phù hợp glutathione hồng cầu. Vitamin C cần thiết cho sự phát
triển bình thường các mơ liên kết như sụn, xương, răng, cho sự bền vững của
mao mạch và của da.
Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên, người bị
nhiễm khuẩn thì vitamin C trong máu thường giảm, thiếu vitamin C tính
thấm mao mạch tăng, mạch dễ vỡ, da khơ ráp. Thiếu vitamin C gây ra bệnh
scorbut, với biểu hiện: Người lớn viêm lợi, chảy máu chân răng, răng long;
tụ máu dưới màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông, trầm
uất, tụ máu trên da, đau khớp,vết thương lâu lành. Nếu khơng điều trị có thể
11


Hội thảo KH cấp tổ 2011
tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu máu cục bộ cơ tim. Trẻ còn bú
thường do chế độ ăn nhân tạo, bị chảy máu dưới mằng xương, nhất là chi

dưới; dễ chảy máu dưới da; vết thương lâu lành.
Vitamine C tan trong nước & hấp thu theo đường máu (ruột non --> lông
ruột --> mạch máu --> tĩnh mạch cửa --> gan --> tĩnh mạch chủ dưới --> tim
--> máu đi khắp cơ thể). Nếu thừa chúng sẽ thải hết ra ngoài qua nước tiểu,
do đó khơng gây nhiễm độc cho cơ thể. Tuy ít tích luỹ nhưng nếu dùng liều
cao lâu ngày, có thể tạo sỏi oxalat (do dehydroascorbic chuyển thành acid
oxalic), hoặc sỏi thận urat, có khi cả hai loại sỏi trên; đi lỏng, rối loạn tiêu
hóa; giảm độ bền hồng cầu. Dùng vitamin C liều cao kéo dài gây tăng nhu
cầu bất thường về vitamin C ở thai (vì vitamin C qua rau thai) dẫn đến bệnh
scorbut sớm ở trẻ sơ sinh.
4/ Tăng sức đề kháng để tránh nhiễm bệnh:
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho
biết: “Khi sức đề kháng yếu thì hệ thống miễn dịch cơ thể sẽ trở nên rệu rã,
mệt mỏi, hạn chế khả năng phát triển, học tập của bé,…Vì vậy, cách tốt nhất
để giúp bé tránh bị nhiễm bệnh là nên chủ động tăng cường sức đề kháng
hàng ngày cho bé” vì trẻ nhỏ là lứa tuổi rất dễ bị mắc các bệnh thông thường
như cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy, sốt,... do hệ miễn dịch
chưa hoàn thiện. Đặc biệt, trẻ em dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi họng
khoảng 3 - 4 lần trong một năm, thường vào những lúc thời tiết thay đổi đột
ngột.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ ở nhóm tuổi nhà trẻ, mẫu
giáo và tiểu học dễ lan truyền bệnh vặt như sốt, cảm cúm trong đó tỷ lệ lây
truyền bệnh cúm lên đến 30%, tỷ lệ bị nhiễm bệnh là 15 - 42%.
Thời tiết lạnh hiện nay, trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, kém chơi..., sau đó
là ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, sốt, khị khè. Với những trẻ có sức đề kháng
tốt thì chỉ cần 3 - 5 ngày uống thuốc là khỏi bệnh. Cịn trẻ sức đề kháng kém
hơn thì bệnh có thể kéo dài đến nửa tháng hoặc lâu hơn, tạo cơ hội cho các
loại virus xâm nhập khiến bệnh nặng hơn.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng cho hay, trẻ có sức đề kháng yếu, thường
thiếu vitamin D3, canxi, kẽm, vitamin A... kéo dài sẽ gây các bệnh về răng

miệng, làm cho men răng của trẻ khơng tốt, dễ bị mịn, sún răng. Cha mẹ
nên bổ sung thêm các chất trên cho trẻ để hạn chế tình trạng này cũng như
ngăn ngừa ảnh hưởng đến các mầm răng vĩnh viễn. Với trẻ lười ăn, cha mẹ
nên dùng men tiêu hóa dạng enzym, bổ sung thêm đa vitamin khoáng chất.

12


Hội thảo KH cấp tổ 2011
Khi trẻ ăn uống ngon miệng và khỏe mạnh thì sức đề kháng tốt hơn, phòng
được các bệnh.
Tại buổi giao lưu trực tuyến "Tăng cường sức đề kháng, phịng chống các
bệnh thơng thường ở trẻ" do Báo GĐ&XH tổ chức (nhãn hàng Ceelin tài trợ)
sáng ngày 18/11/2011 vừa qua, độc giả đã đặt ra hàng trăm câu hỏi cho các
chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề nâng cao sức khỏe cho trẻ để phòng tránh
những bệnh thơng thường, trong đó rất nhiều độc giả cịn quan tâm đến việc
sử dụng các loại vitamin để nâng cao sức đề kháng của trẻ. Một trong những
vấn đề mà độc giả đặt câu hỏi nhiều nhất đến buổi giao lưu trực tuyến là vấn
đề sử dụng vitamin C. Theo các chuyên gia tham gia tư vấn, bổ sung cho trẻ
những loại thực phẩm giàu vitamin C hàng ngày là một trong những cách tốt
để tăng đề kháng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều mẹ vẫn chưa biết cách bổ sung
vitamine sao cho hợp lý.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, vitamin C tham gia vào sự phát triển của
mô, làm lành vết thương, bảo vệ cơ thể bé khỏi chứng cảm lạnh thông
thường; giúp cơ thể bé sử dụng hiệu quả các vi chất như sắt, canxi và acid
folic(vitamine B9). Đặc biệt, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại
bệnh tật như: Dễ xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc màng xương,
sưng nướu răng, răng dễ rụng, thiếu máu, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm
virus...
Với lứa tuổi từ 1 - 6 việc bổ sung vitamin C càng cần phải chú trọng, vì đây

là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu vi
chất dinh dưỡng ở giai đoạn này sẽ để lại những di chứng lâu dài tới tuổi
trưởng thành, ảnh hưởng tới tầm vóc, khả năng học tập của trẻ. Mỗi ngày trẻ
cần một lượng vitamin C là 100mg để giúp bé tăng đề kháng, chống các
bệnh hô hấp, cảm cúm...Tuy nhiên, cần lưu ý là rất khó giữ lượng vitamin C
đầy đủ trong các loại rau quả, thực phẩm tươi từ quá trình chế biến và nấu
nướng kỹ. Do đó, để đảm bảo đủ lượng vitamin C cần thiết hằng ngày, các
mẹ có thể cho bé bổ sung thêm bằng các chế phẩm vitamin C uy tín trên thị
trường, nhưng không nên cho trẻ uống vitamin C ngay trước bữa ăn hoặc
ngay sau bữa ăn. Nên cho trẻ uống vitamin C vào buổi sáng thì cơ thể sẽ hấp
thu tốt hơn vào buổi tối, hơn nữa uống vào buổi tối sẽ làm cho trẻ khó ngủ.
Vit.C rất dễ mất đi qua nấu nướng hoặc bảo quản không đúng cách. Để bảo
tồn vitamin C trong q trình chế biến thức ăn cho trẻ cần chú ý: Với
những quả chín như chanh, cam, quýt nên cho trẻ ăn ngay sau khi vắt nước
hoặc bóc vỏ; các quả chín khác cũng nên ăn ngay khi bổ, hoặc xay sinh tố.
Với rau xanh nên rửa sạch, ngâm 30 phút rồi mới thái nhỏ, nấu vừa chín tới
và nên cho trẻ ăn ngay sau khi nấu. Khi luộc, nấu rau quả cũng cần lưu ý nếu
nấu không đúng cách - cho rau vào ngay từ lúc nước lạnh, hoặc nấu xong để
lâu và hâm đi hâm lại cũng làm mất gần hết vitamin C.
13


Hội thảo KH cấp tổ 2011
Nhìn chung, vitamin E, C, vitamin A có tính năng chống gốc tự do nên tăng
cường miễn dịch. Vitamin C tan trong nước, khử gốc tự do ngay khi chúng
ở dịch ngồi tế bào; cịn Vitamin A & E tan trong dầu, khử gốc tự do tại
màng lipid của tế bào. Mỗi loại cịn có cơ chế riêng: vit.A trực tiếp làm tăng
tế bào T của hệ miễn dịch nên tăng sự sản xuất kháng thể. Vitamin C có chức
năng tạo miễn dịch, đồng thời tham gia vào nhiều chức năng hoạt động (sinh
năng lượng, trung hòa chất độc, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, tăng hấp

thu canxi, sắt...) làm tăng đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

14


Hội thảo KH cấp tổ 2011

III. Kết luận:
● Sức đề kháng của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: lao
động vừa sức, sinh hoạt đều đặn, nghỉ ngũ hợp lí, mơi trường sống thích
hợp, dinh dưỡng đầy đủ & cân đối,...Nếu các nhân tố trên bất lợi thì sức đề
kháng sẽ giảm, nguy cơ mắc bệnh dễ xãy ra.

● Các loại vitamine nói chung, vitamine A, E, C nói riêng là những chất
dinh dưỡng rất cần cho sức đề kháng cơ thể. Nhu cầu của chúng thường rất
ít, nhưng mang lại hiệu quả lớn & lại dễ bị thiếu trong chế độ ăn hàng ngày.
Do đó, để phòng ngừa thiếu hụt chúng ta nên:
- Đa dạng hóa bữa ăn là giải pháp trực tiếp & bền vững để giải quyết vấn
đề thiếu vi chất.
- Biết lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Hàng ngày phải ăn đủ rau & trái cây tươi, chú ý rau xanh đậm & củ quả
vàng đậm.Tốt nhất mỗi ngày nên cho trẻ nhỏ uống một cốc nước cam
tươi(250mgVit.C), hoặc nước chanh đường; người lớn cần lượng ít hơn.

● Muốn tránh được các hậu quả do dùng không đúng vitamine trước hết
cần phải hiểu rõ một nguyên tắc: “nếu không thấy thiếu thì khơng dùng;
khơng được coi vitamine là “thuốc bổ”. Vì vậy, khi cảm thấy có vấn đề về
sức khoẻ, biện pháp tốt nhất là đi khám để bác sĩ tư vấn về sức khoẻ và có
các chỉ dẫn cần thiết. Tuyệt đối không nên tự ý dùng các vitamine, đặc biệt
các loại phối hợp, liều cao và dùng dài ngày.


15


Hội thảo KH cấp tổ 2011

IV. Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Xn Ninh. Vitamin & chất khống, từ vai trị sinh học đến phòng & điều trị bệnh.
NXB Y học. 2005.
2. Bộ Y tế, Viện Dinh Dưỡng. Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam. NXB Y học.
2000.
3. Viện Dinh Dưỡng. Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. 2003.
4. Các thông tin trên internet
5. Nguyễn thị Hiền & Vũ thy Thư. Hóa sinh học, NXB Đại học sư phạm
6. Tơn thất Sơn. Giáo trình dinh dưỡng, NXB Y học, 2007.

16


Hội thảo KH cấp tổ 2011

MỤC LỤC:
Nội dung

Trang

I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Mục tiêu
3. Phương pháp

II. NỘI DUNG
1. Sức đề kháng và Miễn dịch
2. Những yếu tố đề kháng của cơ thể
2.1/ Đề kháng tự nhiên
2.2/ Đề kháng thu được
3. Vai trò của các vitamine đối với sức đề kháng cơ thể
3.1/ Vitamine A
3.2/ Vitamine E
3.3/ Vitamine C
4. Tăng cường sức đề kháng để tránh nhiễm bệnh
III. KẾT LUẬN
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

17

1
1
2
2
2
3
4
4
5
7
9
12
15
16

17


Hội thảo KH cấp tổ 2011

5) Tế bào T:

Tế bào T(màu cam) đang tấn công tế bào ung thư.

Tế bào T và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
1.NGUỒN GỐC TẾ BÀO LYMPHO T

Gọi là tế bào T vì trong q trình biệt hố để trưởng thành nó hoàn toàn phụ thuộc tuyến
ức (Thymus). Bất đầu từ tế bào gốc, q trình biệt hố đã phân ra dịng lympho và từ đó
tách ra 2 dịng nhỏ là Lympho T và lympho B. Đối với lympho T khi qua tuyến ức bị giữ
lại phần lớn ở vùng vỏ tuyến ức (90-95%). Tại đây nhờ các hormon của tuyến ức chúng
được biệt hoá trưởng thành rồi đi vào vùng tuỷ ức để tiếp tục chín.
2. Q TRÌNH BIỆT HỐ: Trong thời gian biệt hoá tại tuyến ức tế bào lympho T có
khả năng nhận biết kháng nguyên và phân biệt kháng ngun của mình (cái tơi) với
cái lạ (khơng phải của tôi) thông qua sự chọn lọc để loại trừ, chính vì vậy một số
lympho T sẽ bị chết nếu trong q trình “huấn luyện” ở tuyến ức khơng đảm bảo
chức năng trên.
Sự xuất hiện các protein khác nhau trên bề mặt tế bào T được coi là sự xuất hiện các:
“Dấu ấn" bề mặt của tế bào và dựa vào “Dấu ấn” này ta có thể xác định giai đoạn
chín của lympho T. “Dấu ấn” được gọi là CD kèm theo số thứ tự phát hiện ra nó
(cluster ofdyferen-ciation). CD cũng chính là kháng nguyên của tế bào mang nó và
giúp ta phân biệt các nhóm T khác nhau như CD4, CD8, CD2, v.v. Kết quả q trình
biệt hố tại tuyến ức chỉ còn tồn tại 2 dòng nhỏ là CD4 có khả năng nhận biết các
phân tử MHC lớp II và CD8 có khả năng nhận biết phân tử MHC lớp I..


18


Hội thảo KH cấp tổ 2011
Hình 23: Quá trình biệt hoá của tế bào lympho T
3. CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO LYMPHO T
3.1. Nhận biết kháng nguyên của lympho T
- Đối với kháng nguyên ngoại sinh.
Tế bào đặc trách việc nhận biết kháng nguyên do MHC lớp II trình diện là lympho T có
CD4 gọi theo chức năng đó là Th (Helper). Phân tử CD4 gắn đặc hiệu với phân tử
MHC lớp II do đó Th có điều kiện tiếp cận với kháng nguyên do MHC lớp II trình diện
trên bề mặt tế bào đại thực bào. Tế bào Th chỉ có duy nhất một vị trí trực tiếp nhận
biết kháng nguyên đó là thụ thể của tế bào T ký hiệu là TCR ( T Cell Receptor). Như
vậy có thể nói rằng về cấu trúc thụ thể này phải tương tự như kháng thể thì mới có
thể nhận biết đươc kháng nguyên .
- Đối với kháng nguyên nội sinh: được các phân tử MHC lớp I của tế bào chủ đưa
kháng nguyên ra bề mặt tế bào chủ (tế bào K) tế bào đặc trách nhận biết kháng
nguyên loại này là lympho TcCD8 hoặc gọi theo chức năng là T gây độc ký hiệu Tc
(Cytotoxicily) gọi là T gây độc vì sau khi nhận ra kháng ngun nó diệt luôn tế bào
chủ bằng độc tố tiết ra. Tc nhận biết kháng nguyên trực tiếp qua thụ thể TCR cũng
như Th.

Hình 24: Đại thực bào trình diện kháng nguyên cho lympho T
- Các phân tử bám dính : Giúp cho sự liên kết giữa tế bào trình diện kháng nguyên với
tế bào nhận biết kháng nguyên chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Ngồi những cặp kết
dính như :
+ MHC(II) - CD4.
+ MHC(I) - CD8.

19



Hội thảo KH cấp tổ 2011
+ TCR với kháng nguyên.
Ngoài ra cịn rất nhiều phân tử kết dính đã được tìm ra như: kết dính liên tế bào
(CAM-1) hoặc kháng nguyên chức năng của lympho bào (LFA-3).
- Các cytokin: Chính là các hoạt chất do tế bào tiết ra nhằm tác động lên các tế bào
lân cận. Có thể có các cytokin với các tên gọi khác nhau ví dụ leukin nếu do bạch cầu
tiết ra, lymphokin do bạch cầu lympho tiết ra, monokin do bạch cầu mono tiết ra,
Interleukin nếu do 1 bạch cầu tiết ra tác dụng lên một bạch cầu khác viết tắt (IL)... có
thể nói cytokin có vai trị rất quan trọng trong q trình Th và Tc nhận biết kháng
ngun, nó được coi như tín hiệu cần và đủ để các tế bào được hoạt hố.
Ví dụ: ThCD4 nhận biết kháng ngun qua TCR để tiếp nhận Peptit kháng nguyên lạ
trên MHC lớp II của đại thực bào trình diện được coi là tín hiệu thứ nhất. Còn hiện
tượng đại thực bào tiết ra inteleukin-1 tác động lên Th là tín thứ 2 cần và đủ để Th trở
nên hoạt hố.
3.2. Chức năng điều hồ miễn dịch
Do tế bào Th đảm nhận và chi phối toàn bộ hoạt động của các tế bào miễn dịch. Th
có thể tiết ra Interleukin thích hợp: IL-2, IL- 4, IL- 6 giúp các tế bào hiệu ứng hoạt
động đủ mức, sinh sản đủ mức để loại trừ kháng nguyên.
3.3. Chức năng kiểm soát miễn dịch
Chức năng này do Ts là phân nhóm của TCD8 đảm nhận. Ts có dấu ấn bề mặt như Tc.
Ts còn gọi là T ức chế, có chức năng kìm hãm các phản ứng loại trừ kháng nguyên khi
phản ứng quá mạnh. Đối với những dòng tế bào Th tự phản ứng với những kháng
nguyên của bản thân thì Ts cịn có tác dụng kìm hãm suốt đời những quần thể tế bào
đó. Nhờ đó mà cơ thể không mắc bệnh tự miễn.
3.4. Chức năng loại trừ kháng nguyên
Do tế bào Tc đảm nhận còn được gọi là T gây độc. Đối tượng chủ yếu để Tc chống lại
chính là tế bào bản thân có mang kháng nguyên nội sinh (tế bào K, tế bào nhiễm
virus) sau khi Tc nhận biết kháng nguyên trên MHC lớpI qua thụ thể TCR được

Interleukin-2 tác động thì Tc trở nên hoạt hoá và tiết ra các độc tố gây độc tế bào đã
trình diện kháng ngun, đó chính là yếu tố hoại tử u (TNF-Tumor-necrosis-factor) .
- Gây quá mẫn muộn: do TDTH đảm nhận (TDTH có dấu ấn CD4) cũng nhận biết
kháng nguyên ngoại sinh do MHC lớp II giới thiệu. Dưới tác dụng của Interleukin-2,
TDTH được hoạt hố sẽ sản xuất ra các lymphokin có tác dụng thu hút đại thực bào
tới và chính đại thực bào loại trừ trực tiếp kháng nguyên. Các lympho kin chủ yếu là:

20


Hội thảo KH cấp tổ 2011

Hình 25: Vai trị của Th trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể
+ MIF (Macrophage-Inhibition-Factor) yếu tố ức chế di chuyển đại thực bào, để đại
thực bào tập trung nhiều ở ổ viêm.
+ MAF (Macrophage-Activation- Factor) yếu tố hoạt hoá đại thực bào làm tăng cường
khả năng nuốt, tiêu kháng nguyên của đại thực bào.
+ Khả năng tiêu diệt tế bào mang kháng nguyên do tế bào K, NK đảm nhận.
2. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO
2.1. Đại thực bào trình diện kháng nguyên cho tế bào lymphoT
Đại thực bào sau khi ăn và sử lý kháng ngun sau đó trình diện nhóm quyết định
kháng nguyên qua phân tử MHC (biểu lộ lên trên bề mặt tế bào) để lymphoT nhận
diện, q trình trên địi hỏi tế bào lymphoT và đại thực bào cùng nhóm MHC (kháng
ngun hồ hợp mơ).
2.2 Hoạt hoá tế bào lymphoT
- Mẫn cảm lymphoT lần 1 (viêm không đặc hiệu) khi đưa kháng nguyên vào cơ thể tại
chỗ tiêm hình thành vùng viêm tấy do có thâm nhiễm tế bào mono và lympho. Những
tế bào này đến hạch và tăng sinh ở đó. Trên bề mặt tế bào lympho xuất hiện những
Receptor đặc hiệu với nhóm quyết định của kháng nguyên để nhận diện kháng
nguyên lạ và tiêu diệt.

- Mẫn cảm lần sau (viêm đặc hiệu)

21


Hội thảo KH cấp tổ 2011
Nếu kháng nguyên đặc hiệu vào lần sau, sau 10 giờ (tối đa 48-72 giờ) ổ viêm điển
hình xuất hiện với đặc điểm: cứng, đỏ có thể có hoại tử, lở loét. Về tổ chức học có
thâm nhiễm bạch cầu mono, tế bào của mơ biểu bì, lymphoT.
- Kết quả đáp ứng miễn dịch tế bào.
+ Gây hoạt hố các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.
+ Tăng sinh quần thể tế bào T.
+ Tập trung nhiều tế bào đến nơi có kháng nguyên gây viêm đặc hiệu, gây quá mẫn
chậm.
+ Tạo ra các tế bào T để đáp ứng miễn dịch thứ phát.
+ Phát triển các tế bào lymphoT để tiêu diệt các tế bào đích
+ Tạo ra những Cytokin: MIF ; MAF; NIF; IFN; Interleukin1, 2, 3, 4, 5, 6.

Hình 26: Đại thực bào trình diện kháng nguyên cho Th ( hình trái trên) và tế bào
mang kháng nguyên nội sinh trình diện kháng nguyên cho Tc ( hình phải dưới)
Th.s B.s Lâm Văn Tiên
Giảng viên chính ĐH Y Dược

22



×