Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ẢNH HƯỞNG của bổ SUNG BETA GLUCAN lên KHẢNĂNG SINH TRƯỞNG và sức đề KHÁNG của gà hậu bị HISEX BROWN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.03 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐẶNG THỊ BÍCH VÂN

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG BETA-GLUCAN LÊN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC ĐỀ KHÁNG
CỦA GÀ HẬU BỊ HISEX BROWN

Cần Thơ, ngày….tháng….năm….

Cần Thơ, ngày….tháng….năm….

DUYỆT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MÔN

Nguyễn Thị Kim Khang

Cần Thơ, ngày…. Tháng….năm….
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn



Đặng Thị Bích Vân

i


LỜI CẢM TẠ
Kiến thức về chuyên môn ngày một vững vàng, tay nghề nâng cao, đó là thành quả lớn
nhất sau 4 năm học tại Trường Đại học Cần Thơ. Tôi được đặt trong một môi trường hoàn
hảo nhất để có thể học tập và trao dồi kinh nghiệm cuộc sống. Tất cả điều đó là nhờ công
ơn của cha mẹ, thầy cô giành cho tôi. Tôi xin khắc ghi và chân thành cám ơn:
Vô cùng biết ơn sâu sắc cha mẹ đã nuôi nấng, thương yêu, chăm sóc và tạo điều kiện cho
con đi học, học được nhiều điều hay, nhiều kinh nghiệm quý báo của cuộc sống. Em cám
ơn các anh chị đã đùm bọc, chăm sóc và động viên tinh thần giúp em vượt qua tất cả để
học tập.
Xin chân thành cám ơn!
Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo, chia sẽ giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt đề tài.
Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã chỉ dạy, trao dồi kiến thức, tạo điều kiện cho tôi thực hiện
đề tài.
Cô cố vấn Nguyễn Thị Hồng Nhân, người đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm
học.
Cô Trần Thị Điệp đã hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt thời gian phân tích mẫu ở phòng thí
nghiệm.
Quý thầy cô Bộ môn Chăn Nuôi, Thú y đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong 4 năm học.
Xin chân thành cám ơn ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ cùng đoàn thể khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã tạo điều kiện cho tôi học tập.
Thạc sĩ Lê Thanh Phương – giám đốc Công ty TNHH Emivest VN đã tạo điều kiện trang
thiết bị, vật chất trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cô Phan Thị Nở và chú Phan Duy Tới đã quan tâm, tạo điều kiện sinh hoạt cho chúng tôi

trong thời gian thực hiện đề tài.
Kỹ sư Cao Văn Út Em đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn.
Anh Lê Tấn Hoàng, chị Phạm Thị Ngọc Loan cùng toàn thể các anh em công nhân trại gà
Ngọc Loan đã giúp đỡ tôi trong quá trình thí nghiệm.
Anh Văn Đắc Thắng và các bạn lớp Chăn Nuôi khóa 33 đã động viên tinh thần giúp tôi
hoàn thành đề tài.
Kính chúc những người thân yêu của tôi luôn luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc!

ii


TÓM LƯỢC
Nhằm xác định được tỷ lệ bổ sung β-glucan trong khẩu phần của gà Hisex Brown

giai đoạn 3 đến 10 tuần tuổi, chúng tôi tiến hành thực hiện thí nghiệm trên 1680 gà. Thí
nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức là 4 khẩu phần
với các tỷ lệ 0; 0,05%; 0,10% và 0,15% β-glucan và thí nghiệm được lặp lại 4 lần với mỗi
lần là 105 con gà.
Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Khối lượng gà ở các tuần 3, 4, 5, 6, 7 và 8 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).
Tuy nhiên ở các tuần 9 và 10 thì khối lượng gà khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05).
Khối lượng gà của NT4 cao nhất là 868,18; kế đến NT2 là 861,18; NT3 là 858,18 và thấp
nhất ở NT1 là 823,18 g/con.
Tăng trọng tích lũy của gà giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(P >0,05) ở các tuần 4, 5, 6, 7 và 8. Tuy nhiên tăng trọng tích lũy của gà ở tuần tuổi 9 và
10 khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Trong đó tăng trọng tích lũy của gà ở NT4 là
cao nhất. Ở tuần tuổi thứ 10 tăng trọng tích lũy của gà ở NT4 là 13,82 ; NT2 là 13,66 ;
NT3 là 13,60 và thấp nhất ở NT1 là 12,89 g/con/ngày.
Tiêu tốn thức ăn (TTTA) của các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P >0,05) ở các tuần 4, 5, 6, 7 và 10. Tuy nhiên, ở tuần 8 và 9, tiêu tốn thức ăn của gà

trong các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Tiêu tốn thức ăn cao nhất
là NT4 (46,71 g/con/ngày) và thấp nhất là NT1 (44,03 g/con/ngày).
Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P <0,05) ở tuần 10. Từ tuần 4 đến tuần 9 thì HSCHTA khác biệt không có ý nghĩa.
Khi nuôi gà với các khẩu phần có bổ sung β-gucan thì mang lại kết quả tốt về mặt năng
suất. Thông qua sự tác động trên hệ thống miễn dịch, β-gucan giúp cải thiện năng suất
sinh trưởng ở gà, làm giảm TTTA trong chăn nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. ii
TÓM LƯỢC ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................... 2
2.1
Giới thiệu về giống gà Hisex Brown ............................................................ 2
2.1.1 Nguồn gốc................................................................................................. 2
2.1.2 Một số đặc tính sản xuất ........................................................................... 2
2.2
Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở gia cầm ............................................................ 6
2.2.1 Đặc điểm tiêu hóa ở gia cầm .................................................................... 6
2.2.1.1 Tiêu hóa ở miệng............................................................................... 6
2.2.1.2 Tiêu hóa ở thực quản và diều ............................................................ 6

2.2.1.3 Tiêu hóa ở dạ dày .............................................................................. 6
2.2.1.4 Tiêu hóa ở ruột .................................................................................. 7
2.2.2 Sự hấp thu dưỡng chất .............................................................................. 7
2.2.3 Tác động của hệ vi sinh vật đường ruột ................................................... 8
2.3
Quá trình phát triển hệ miễn dịch và sự hấp thu kháng thể ở gà con ........... 9
2.3.1 Hệ thống miễn dịch của gia cầm .............................................................. 9
2.3.2 Sự phát triển của hệ thống miễn dịch ở gà con....................................... 10
2.3.3 Tác động của dinh dưỡng đến khả năng miễn dịch ở gà con ................. 11
2.4
Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn ................................................................. 12
2.4.1 Nhu cầu năng lượng................................................................................ 12
2.4.2 Nhu cầu protein ...................................................................................... 14
2.4.3 Nhu cầu chất béo .................................................................................... 15
2.4.4 Nhu cầu khoáng và vitamine .................................................................. 15
2.4.4.1 Nhu cầu về khoáng........................................................................... 15
2.4.4.2 Nhu cầu về vitamine........................................................................ 16
2.4.5 Nhu cầu về nước ..................................................................................... 16
2.5
Ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu đến năng suất sinh trưởng ở gà ..... 18
2.5.1 Nhiệt độ .................................................................................................. 18
2.5.2 Ẩm độ ..................................................................................................... 19
2.5.3 Thời gian chiếu sáng ............................................................................... 20
2.5.4 Thông thoáng .......................................................................................... 21
2.5.5 Mật độ nuôi ............................................................................................. 21
2.6
Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ............................................................ 22
2.6.1 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................... 22
2.6.1.1 Giai đoạn gà con 0 – 6 tuần tuổi ..................................................... 22
iv



2.6.1.2 Giai đoạn gà hậu bị ......................................................................... 23
2.6.1.3 Chọn gà ........................................................................................... 23
2.6.2 Qui trình vệ sinh phòng bệnh ................................................................. 23
2.7
Sơ lược về β-glucan.................................................................................... 24
2.7.1 Nguồn gốc............................................................................................... 24
2.7.2 Cấu tạo .................................................................................................... 25
2.7.3 Ảnh hưởng của β-glucan đến hệ thống miễn dịch .................................. 26
2.7.3.1 Chức năng của β-glucan .................................................................. 26
2.7.3.2 Cơ chế hấp thu kháng nguyên ......................................................... 27
2.7.4 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của β-glucan lên vật nuôi ....................... 28
2.7.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................... 28
2.7.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................... 29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 31
3.1
Phương tiện thí nghiệm .............................................................................. 31
3.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................................... 31
3.2.2 Động vật thí nghiệm ............................................................................... 31
3.2.3 Chuồng trại thí nghiệm ........................................................................... 31
3.2.4 Thức ăn, nước uống thí nghiệm ............................................................. 33
3.2.5 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................ 34
3.2
Phương pháp thí nghiệm ............................................................................ 34
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 34
3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................. 35
3.2.2.1 Chế độ chiếu sáng ........................................................................... 35
3.2.2.2 Chế độ cho ăn .................................................................................. 36
3.2.2.3 Chế độ nước uống ........................................................................... 36

3.2.2.4 Quy trình vệ sinh và phòng bệnh .................................................... 36
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 38
3.2.3.1 Các chỉ tiêu về khí hậu .................................................................... 38
3.2.3.2 Thời điểm mọc lông ......................................................................... 38
3.2.3.3 Tỷ lệ bệnh......................................................................................... 38
3.2.3.4 Tỷ lệ hao hụt.................................................................................... 38
3.2.3.6 Tiêu tốn thức ăn (TTTA) ................................................................. 39
3.2.3.7 Hệ số chuyển hóa thức ăn ( HSCHTA) ........................................... 39
3.2.3.8 Các chỉ tiêu phân tích thành phần thức ăn ....................................... 39
3.2.3.10 Hiệu quả kinh tế ............................................................................. 39
3.2.4 Xử lý số liệu thống kê............................................................................. 39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 40
4.1
Nhận xét chung về đàn gà .......................................................................... 40
4.2
Điều kiện khí hậu ....................................................................................... 40
4.3
Ảnh hưởng của β-glucan lên tỷ lệ bệnh và tỷ lệ hao hụt của gà thí
nghiệm ................................................................................................................... 41
4.3.1 Tỷ lệ bệnh ............................................................................................... 41
4.3.2 Tỷ lệ hao hụt ........................................................................................... 42
4.4
Ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung β-glucan đến năng suất tăng
trưởng của gà ......................................................................................................... 43
v


4.4.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung β-glucan đến khối lượng gà
giai đoạn 3 – 10 tuần tuổi. ................................................................................. 43
4.4.2 Ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung β-glucan đến tăng trọng của

gà giai đoạn 3 – 10 tuần tuổi.............................................................................. 44
4.4.3 Ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung β-glucan đến tiêu tốn thức
ăn của gà trong giai đoạn 3 – 10 tuần tuổi ......................................................... 45
4.4.4 Ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung β-glucan đến hệ số chuyển
hóa thức ăn ......................................................................................................... 46
4.4.5 Ảnh hưởng của số lượng dưỡng chất protein thô và mức năng
lượng ăn vào trong các khẩu phần bổ sung β-glucan ........................................ 48
4.5
Hiệu quả kinh tế ......................................................................................... 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 51
5.1
5.2

Kết luận ...................................................................................................... 51
Đề nghị ....................................................................................................... 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 52
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Diễn giải

Ash


Ash

Khoáng tổng số

Ca

Calcium

Caxi

CF

Crude fibre

Xơ thô

CP

Crude protein

Protein thô

CPI

Good crude protein intake

Protein thô ăn vào

DM


Dry matter

Vật chất khô

EE

Ether extract

Béo thô

HH1

Thức ăn hỗn hợp HI-GRO 510

HH2

Thức ăn hỗn hợp HI-GRO 521

HSCHTA

Hệ số chuyển hóa thức ăn

IL

Interleukin

Intelơkin

IM


Intramuscular injection

Tiêm bắp

ME

Metabolizable energy

Năng lượng trao đổi

MEI

Metabolizable energy intake

Năng lượng trao đổi ăn vào

NDF

Neutral detergent fibre

Xơ trung tính

NFE

Nitrogen-free extractives

Chiết chất không đạm

NT


Nghiệm thức

P

Phospho

Photpho

PRRS

Porcine reproductive and
respiratory syndrome

Bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản

TA
TCR

Thức ăn
T cell receptor

Các thụ thể của lympho T

TT

Tăng trọng

TTTA


Tiêu tốn thức ăn

SC

Subcutaneous injection

Tiêm dưới da

vii


DANH MỤC HÌNH

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Cấu tạo β-glucan (β-1,3-1,4-glucan)

25

Hình 2.2: Cấu tạo β-glucan (β-1,3-1,6-glucan)

25

Hình 2.3: Các đặc tính micro-anatomical của các tế bào M

28

Hình 3.1: Gà Hisex Brown lúc 21 ngày tuổi


31

Hình 3.2: Cấu trúc chuồng trại thí nghiệm

32

Hình 3.3: Tổng quan chuồng trại thí nghiệm

32

Hình 3.4: Các đơn vị thí nghiệm

33

Hình 3.5: Sự phân bố máng ăn, máng uống trong mỗi đơn vị thí nghiệm

33

Hình 3.6: Beta-glucan tinh khiết

34

viii


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng


Trang

Bảng 2.1: Các tiêu chuẩn của gà thương phẩm Hisex Brown từ 18 – 80
tuần tuổi

3

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu của gà thương phẩm Hisex Brown từ 20 – 78
tuần tuổi

3

Bảng 2.3 : Khối lượng cơ thể và lượng thức ăn cho gà Hisex Brown đến 17
tuần tuổi

4

Bảng 2.4: Khối lượng cơ thể và lượng thức ăn cho gà Hisex Brown đến 18
tuần tuổi

5

Bảng 2.5: Hệ sinh vật trong đường ruột gia cầm

9

Bảng 2.6: Hệ thống miễn dịch của gia cầm

10


Bảng 2.7: Nhu cầu năng lượng của gà qua các tuần tuổi

12

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu vệ sinh nước uống của gà Hisex Brown

17

Bảng 2.9: Chương trình chiếu sáng để khuyến khích tiêu thụ thức ăn và
tăng trưởng

20

Bảng 2.10: Lịch tiêm phòng vaccine cho gà đẻ

24

Bảng 3.1: Thành phần và năng lượng của thức ăn dùng trong thí nghiệm

34

Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí gà trong thí nghiệm

35

Bảng 3.3: Chế độ chiếu sáng cho gà thí nghiệm

35

Bảng 3.4: Chế độ nước uống cho gà của toàn trại


36

Bảng 3.5: Quy trình vaccine cho gà trong giai đoạn thí nghiệm

37

Bảng 4.1: Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi

40

Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng và hô hấp trên gà thí nghiệm (%)

41

ix


DANH MỤC BẢNG (tt)
Tên bảng

Trang

Bảng 4.3: Tỷ lệ hao hụt của gà trong quá trình thí nghiệm (%)

42

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của β-glucan lên khối lượng gà (g/con)

43


Bảng 4.5: Tăng trọng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con)

44

Bảng 4.6: Tiêu tốn thức ăn (TTTA) qua các tuần tuổi giai đoạn 3 – 10 tuần
tuổi (g/con/ngày)

45

Bảng 4.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) qua các tuần tuổi của gà
thí nghiệm trong giai đoạn 4 đến 10 tuần tuổi

47

Bảng 4.8: Số lượng protein ăn vào (CPI) của thức ăn gà trong giai đoạn từ
4 đến 10 tuần tuổi (g)

48

Bảng 4.9: Số lượng năng lượng trao đổi của thức ăn được gà ăn vào (MEI)
trong giai đoạn từ 4 đến 10 tuần tuổi (cal ME/g TA)

49

Bảng 4.10: Chi phí thức ăn cho gà giữa các nghiệm thức trong giai đoạn
3 – 10 tuần tuổi (Đ/g TT)

50


x


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống người dân ngày càng phát triển, nhu cầu người dân không chỉ ăn no mà
hướng đến ăn ngon và có chất lượng. Yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải
tạo ra những sản phẩm thịt, trứng có chất lượng và đặc biệt là phải sạch. Một trong
những giải pháp được đặt ra là sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh
giúp cơ thể vật nuôi tăng khả năng đề kháng. Trong đó, các chế phẩm có chứa βglucan được đưa vào và bổ sung cho vật nuôi ngày càng phổ biến với mục đích tăng
cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, đạt
được hiệu quả kinh tế cao.
Beta-glucan là một polysaccharide được chiết suất chủ yếu từ vách tế bào nấm men,
yến mạch, rong biển. Một số báo cáo cho thấy, các β-glucan có nguồn gốc yến
mạch làm tăng nồng độ IgG trong huyết thanh, chủ yếu là IgG1, IgG2, IgM và IgA
(Yun et al., 2003). Beta-glucan có tác dụng lên hệ thống miễn dịch, đặc biệt là các
đại thực bào, bổ sung 0,10% β-glucan của men bia vào khẩu phần của gà sẽ làm
tăng khối lượng tương đối của các cơ quan miễn dịch như tuyến ức và túi Fabricius,
tác động tăng cường và thúc đẩy lympho bào B và T phát triển (Guo et al., 2003).
Hay nói cách khác β-glucan giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể, hạn chế được
một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Bổ sung β-glucan với tỷ lệ 0,10% vào thức ăn cho
gà sẽ hạn chế sự xâm nhập, phát triển của Salmonella trong gan và lách (Chen et al.,
2007). Khả năng thực bào của các tế bào lympho trong cơ thể gà tăng một cách
đáng kể từ 34 – 37% (p <0,05) khi bổ sung β-glucan ở giai đoạn 21 ngày tuổi
(Lowry et al., 2005). Có thể sử dụng β-glucan như là một yếu tố đáp ứng miễn dịch
dịch thể (Guo et al., 2003) để hạn chế được dịch bệnh, tăng cường đề kháng giúp
vật nuôi phát triển toàn diện, tập trung năng lượng phát triển cơ thể, tăng khả năng
tăng trọng ở gà thịt, nâng cao chất lượng trứng và tăng tỷ lệ đẻ ở các gà hướng
trứng.
Để xác định khả năng miễn dịch của β-glucan lên khả năng sinh trưởng trên gà,
cùng với sự phân công của Bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp, chúng tôi thực

hiện đề tài: “Ảnh hưởng của bổ sung beta-glucan lên khả năng sinh trưởng và
sức đề kháng của gà hậu bị Hisex Brown”, với mục đích có thể xác định được tỷ
lệ bổ sung β-glucan trong khẩu phần của gà Hisex Brown giai đoạn 3 đến 10 tuần
tuổi.

1


Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ HISEX BROWN
2.1.1 Nguồn gốc
Gà Hisex Brown là giống gà chuyên dụng trứng màu nâu có nguồn gốc từ hãng
Euribrid (hãng ISA hiện tại) ở Hà Lan. Giống này được nhập vào nước ta qua con
đường hợp tác liên doanh ở trại Meko Hậu Giang (liên doanh giữa Thái Lan và Hậu
Giang). Gà Hisex Brown nuôi chủ yếu tại một số trại gà ở miền Nam nước ta trong
những năm gần đây.
2.1.2 Một số đặc tính sản xuất
Gà nhập nội thuộc dòng bố mẹ nhằm sản xuất gà mái đẻ trứng thương phẩm. Đây là
giống gà cho nhiều trứng, trứng có màu nâu phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng. Chúng thích ứng với phương thức nuôi công nghiệp, nếu đáp ứng đầy đủ và
đúng những điều kiện chăn nuôi thì kết quả sản xuất trứng rất cao.
Đặc điểm ngoại hình gà bố mẹ: con trống lông màu nâu đỏ, gà mẹ lông màu trắng.
Gà con thương phẩm được phân biệt giới tính, sau khi nở lông con mái có màu nâu
nhạt. Lúc trưởng thành gà mái có màu lông nâu sẫm hoặc nâu sẫm xen kẽ trắng.
Đặc tính sản xuất của gà giống bố mẹ Hisex Brown: Thời gian lên lồng vào giai
đoạn đẻ khoảng tuần tuổi thứ 18. Tỷ lệ chết của gà trong giai đoạn 0 – 18 tuần tuổi
là 4,0%. Khối lượng cơ thể lúc 18 tuần là 1470g. Thức ăn tiêu thụ mỗi con trong
suốt quãng đời là 6,9 kg (ISA, 2006).
Đối với gà thương phẩm: Theo tài liệu kỹ thuật của ISA (2006), thì một số chỉ tiêu
của gà thương phẩm Hisex Brown từ 18 đến 80 tuần tuổi đạt các tiêu chuẩn của một

giống gà chuyên trứng được quy định qua bảng 2.1 như sau:

2


Bảng 2.1: Các tiêu chuẩn của gà thương phẩm Hisex Brown từ 18 - 80 tuần tuổi

Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn

Khả năng sản xuất (%)

94,2

Tuổi sản xuất được 50% (ngày)

142

Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao (%)

95,0

Khối lượng trung bình của trứng (g)

62,5

Số trứng của một mái trong năm (quả)

352


Khối lượng trứng cộng dồn của 1 mái đẻ trong năm (kg)

22

TTTA (g/con/ngày)

112

HSCHTA

2,17

Khối lượng cơ thể lúc 80 tuần tuổi (g)

2000

(Nguồn: ISA, 2006)

Theo tài liệu của Nguyễn Xuân Bình (2000) thì các chỉ tiêu về cơ thể được quy định
cụ thể hơn và phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nhiệt đới. Các chỉ tiêu về
năng suất sản xuất của gà Hisex Brown giai đoạn 20 – 78 tuần tuổi được trình bày
cụ thể qua bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu của gà thương phẩm Hisex Brown từ 20 – 78 tuần tuổi

Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn

Tỷ lệ nuôi sống (%)


94,2

Tuổi đẻ khi gà mái đẻ được 50% (ngày)

152

Khối lượng trứng từ 20 – 24 tuần tuổi (g)

< 55,0

Khối lượng trứng từ 25 – 31 tuần tuổi (g)

55,0 – 60,0

Khối lượng trứng 32 – 52 tuần tuổi (g)

60,0 – 65,0

Khối lượng trứng 53 – 78 tuần tuổi (g)

> 65,0

Sản lượng trứng từ 20 – 78 tuần tuổi (quả/năm)

307,0

Sản lượng trứng bình quân một mái đẻ (quả/năm)

315,0


(Nguồn: Nguyễn Xuân Bình, 2000)

Theo Đào Đức Long (2004), tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày tuổi đến 17 tuần tuổi đạt
96 – 98%. Khối lượng cơ thể của gà lúc 17 tuần tuổi là 1,4 kg. Thức ăn tiêu thụ từ
0 – 17 tuần tuổi là 5,5 kg/con và từ 18 – 20 tuần tuổi là 1,9 kg/con. Têu tốn thức ăn
và khối lượng cơ thể gà Hisex Brown nuôi tại Việt Nam được quy định cụ thể qua
các tuần tuổi và trình bày chi tiết qua bảng 2.3 như sau:
3


Bảng 2.3: Khối lượng cơ thể và lượng thức ăn cho gà Hisex Brown đến 17 tuần tuổi

Tuần tuổi

Khối lượng cơ thể vào cuối tuần (g)

Lượng thức ăn

Tiêu chuẩn

Tối thiểu

Tối đa

Mỗi ngày (g)

Cộng dồn (kg)

1


75

70

80

10

0,06

2

135

130

140

17

0,19

3

210

200

220


23

0,35

4

300

280

310

28

0,55

5

380

350

400

34

0,78

6


450

420

490

37

1,04

7

530

490

580

40

1,32

8

610

570

660


43

1,62

9

700

660

750

46

1,59

10

790

740

840

50

2,30

11


870

820

930

53

2,67

12

960

900

1010

56

3,06

13

1040

980

1100


59

3,47

14

1130

1070

1190

63

3,91

15

1220

1160

1280

68

4,39

16


1310

1250

1370

73

4,90

17

1400

1340

1460

79

5,45

(Nguồn: Đào Đức Long, 2004)

Theo tài liệu kỹ thuật của hãng ISA (2006) thì tiêu tốn thức ăn và khối lượng cơ thể
gà từ 0 – 18 tuần tuổi được quy định cụ thể qua bảng 2.4 như sau:

4



Bảng 2.4: Khối lượng cơ thể và lượng thức ăn cho gà Hisex Brown đến 18 tuần tuổi

Tuần
tuổi

Khối lượng cơ thể vào cuối tuần (g)

Lượng thức ăn

Tối thiểu

Tối đa

Mỗi ngày (g)

Cộng dồn (kg)

1

65

68

11

0,1

2


110

120

17

0,2

3

195

210

25

0,4

4

285

305

32

0,6

5


380

400

37

0,9

6

470

500

42

1,1

7

560

590

46

1,5

8


650

680

50

1,8

9

740

775

54

2,2

10

830

865

58

2,6

11


920

960

61

3,0

12

1010

1050

64

3,5

13

1095

1140

67

3,9

14


1180

1230

70

4,4

15

1265

1320

73

4,9

16

1350

1410

76

5,5

17


1430

1505

80

6,0

18

1500

1600

84

6,6

(Nguồn: ISA, 2006)

Gà đẻ bắt đầu rớt hột vào tuần thứ 19, tỷ lệ đẻ đạt 5% vào tuần thứ 20 và tỷ lệ đẻ
này tăng lên nhanh chóng ở các tuần tiếp theo là 20%, 48%, 72%, 84%. Tỷ lệ đẻ đạt
đỉnh cao (90 – 92%) suốt khoảng 10 tuần, từ tuần thứ 26 – 36. Sau đó giảm chút ít
và kết thúc vào 78 tuần tuổi thì gà đẻ đến 60%. Khối kượng trung bình mỗi trứng
nặng 63g, trong tuần đầu là 46g và tăng dần cho đến khi kết thúc trứng nặng 67g.
Đến khi kết thúc đẻ, khối lượng của gà mái được 2,15 kg. Tổng số thức ăn chi phí
cho một con mái đẻ đến hết 78 tuần tuổi là 47 kg (Đào Đức Long, 2004).

5



2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA Ở GIA CẦM
2.2.1 Đặc điểm tiêu hóa ở gia cầm
2.2.1.1 Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm giữ thức ăn trong xoang miệng với thời gian rất ngắn. Ở gia cầm tuyến
nước bọt phong phú và phức tạp hơn động vật có vú. Tuyến nước bọt tiết ra ít nước
bọt và vì thức ăn nằm trong xoang miệng quá nhanh nên tiêu hóa tinh bột do
amylase không đáng kể. Tác dụng chính của nước bọt là làm trơn và thấm ướt thức
ăn để dễ nuốt, làm nhẹ sự vận chuyển thức ăn vào thực quản xuống diều (Robert,
2008).
2.2.1.2 Tiêu hóa ở thực quản và diều
Trong tất cả các xoang của thực quản đều được phủ một lớp vỏ nhầy gấp nếp.
Trong bề dày của nó có các tuyến nhầy hình ống. Các tuyến của ống thực quản tiết
ra chất nhầy thấm ướt bề mặt của vỏ nhầy làm viên thức ăn di chuyển dễ dàng trong
diều, các tuyến nhầy chỉ có ở thành phía trên tiếp giáp với thực quản (Melekhin và
Gridin, 1977).
Diều là nơi dự trữ và điều tiết lượng thức ăn đi qua ống tiêu hóa. Đây là nơi tiết ra
dịch để thấm ướt và làm mềm thức ăn, chuẩn bị cho việc tiêu hóa ở dạ dày. Đặc biệt
ở chim bồ câu diều còn tiết ra sữa diều để nuôi con. Thức ăn lưu lại trong diều tùy
thuộc vào lượng thức ăn ăn vào, cỡ hạt thức ăn và số lượng thức ăn có trong dạ dày
cơ (Võ Ái Quấc, 2006).
2.2.1.3 Tiêu hóa ở dạ dày
Dạ dày tuyến: nằm trước dạ dày cơ, có dung tích rất nhỏ. Thời gian thức ăn dừng lại
ở đầy cũng rất ngắn. Dạ dày tuyến tiết ra HCl và pepsin để bắt đầu tiêu hóa protein.
Thức ăn đi qua đây được thấm ướt dịch vị và tiếp tục được chuyển xuống dạ dày cơ
để nghiền nát.
Dạ dày cơ (mề): trong niêm mạc có lót một lớp tế bào sừng hóa rất cứng để chống
lại sự va đập, xay xát khi mề nghiền nát thức ăn. Phần dưới của lớp tế bào này là
lớp tế bào tăng sinh để thay thế cho lớp tế bào thượng bì bên trên bị bào mòn. Trên
bề mặt lớp tế bào này có nhiều gai nhỏ (“răng mề” hoặc “răng gà mái”) nhô lên,

mỗi răng mề có một tuyến nhờn nằm bên cạnh. Qua khỏi lớp tế bào tăng sinh là lớp
mô cơ rất phát triển, màu đỏ sậm. Nhờ có hệ thống cấu trúc này, giúp mề co bóp rất
mạnh, nghiền nát thức ăn chuẩn bị cho tiêu hóa tiếp theo ở ruột. Mề co bóp có tính
chu kỳ, tùy theo tính chất thức ăn mà chu kỳ co bóp thay đổi (Dương Thanh Liêm,
2003).

6


2.2.1.4 Tiêu hóa ở ruột
Dưới tác dụng của các loại enzyme từ dịch vị, dịch ruột, dịch tụy và dịch mật, đại
bộ phận các chất dinh dưỡng như chất bột đường, protein, lipid được tiêu hóa và
hấp thu. Những mảnh thức ăn còn cứng chưa được nghiền kỹ được đưa ngược lại dạ
dày cơ nhờ vào sự nhu động ngược lại của ruột non để dạ dày cơ tiếp tục nghiền
(Dương Thanh Liêm, 2003). Thời gian tiêu hóa ở ruột non kéo dài 6 – 7 giờ. Sự hấp
thu dưỡng chất ở ruột non bắt đầu từ tá tràng và mạnh nhất ở đoạn hồi ruột non
giữa.
Sự hấp thu các dưỡng chất trong đường tiêu hóa của gia cầm rất khẩn trương. Điều
này thể hiện qua mật độ lông nhung trên 1cm2 ở ruột non của gia cầm rất lớn, hơn
cả các loài gia súc khác. Chất bột đường tiêu hóa và được hấp thu nhanh ở đoạn trên
của ruột non, protein phân giải thành acid amin chậm hơn nên nó được hấp thu
nhiều nhất ở đoạn kế tiếp của ruột non (Dương Thanh Liêm, 2003).
Tiêu hóa ở manh tràng chủ yếu nhờ sự lên men vi sinh vật, một phần chất xơ dễ tiêu
hóa cũng được phân giải ở đây. Ở manh tràng còn diễn ra quá trình tổng hợp
vitamine nhóm B. Có ý nghĩa nhất là vitamine B12 (Dương Thanh Liêm, 2003).
Hồi tràng rất kém phát triển, nó có tác dụng nhu động ngược đưa chất chứa lên
manh tràng và từ manh tràng xuống trực tràng để đi vào lổ huyệt. Mật độ lông
nhung ở đây rất thưa nên hấp thu chất dinh dưỡng cũng rất ít, không đáng kể.
2.2.2 Sự hấp thu dưỡng chất
Ở gia cầm các quá trình thấm hút chủ yếu đều xảy ra ở ruột non. Ở đây các sản

phẩm phân giải protid, lipid, glucid, nước, các chất khoáng và các vitamine được
thấm hút vào.
Một số đường kép (disaccharide), đường mía (saccharose), đường sữa (lactose)
chưa được thủy phân, sẽ được tiếp tục thủy phân trên mặt màng tế bào biểu bì
nhung mao ruột nhờ các men sacarase, lactase. Khả năng để hấp thu các sản phẩm
phân giải các chất glucid ở gà được phát triển trong 14 ngày đầu tiên của đời sống.
Glucose và galactose hấp thu nhanh hơn so với fructose và mannose (Melekhin và
Gridin, 1977).
Các acid amin được hấp thu nhanh chóng ở các phân đoạn không tràng và tá tràng,
hấp thu rất ít ở đoạn hồi tràng (Bùi Xuân Mến, 2007). Dạng hấp thu chủ yếu của
protein là các acid amin, L – amino acid chiếm ưu thế trong sự hấp thu ở gia cầm
(Hoàng Văn Tiến et al., 1995). Ở gà có sự hấp thụ cạnh tranh giữa một số acid
amin. Methionine làm ngừng việc hấp thụ lysin, phenylalanin và acid glutamid.
Ngược lại thì methionine bị kém hấp thu khi có mặt của lysin và phenylalanin
(Melekhin và Gridin, 1977).
7


Các sản phẩm của sự phân hủy mỡ về cơ bản được hấp thụ trong phần mỏng của
ruột. Glycerin hòa tan rất tốt trong nước và được hấp thu rất nhanh. Các acid béo
kết hợp với acid mật, Na, K tạo thành các hợp chất hòa tan được trong nước và
được hấp thụ vào cơ thể. Các acid béo được giải phóng ra trong quá trình hấp thụ
làm kích thích sự hấp thụ lẫn nhau. Khi có các acid béo không bão hòa thì các acid
béo bão hòa như palmitinic và stearinic được nâng lên trong ruột gà con (Melekhin
và Gridin, 1977).
Quá trình hấp thu chất khoáng và nước tương đối mạnh ở hồi tràng. Hấp thụ nước ở
gia cầm được thực hiện ở đoạn ruột non và ruột già. Ở gia cầm có vòng tuần hoàn
dạ dày – diều luân chuyển nước, trong đó một phần nước được hấp thu vào từ ruột
bị bài tiết ra máu ngược lại vào diều làm căng phồng nó lên. Ngoài ra, hồi tràng còn
hấp thu những sản phẩm lên men như một số acid hữu cơ mạch ngắn, nhưng số

lượng không đáng kể.
Sự hấp thu muối khoáng xảy ra trên toàn bộ ruột non và ruột già, với một tốc độ hấp
thụ phụ thuộc chủ yếu vào một số yếu tố như pH và các chất chuyên chở. Natri
clorua dễ thấm hút trong ruột gà con, vịt con và gà tây con (Bùi Xuân Mến, 2007).
Sự hấp thụ Ca ở gà đẻ lớn hơn so với gà thịt. Khả năng hấp thu và trao đổi Ca ở gà
đẻ rất cao, mỗi ngày phải huy động 10% Ca từ số dự trữ ở cơ thể. Sự hấp thụ Ca
phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm (Hoàng Văn Tiến et al., 1995).
Gà con 4 tháng tuổi, trung bình 25% Ca sử dụng cùng với thức ăn được hấp thụ
vào, ở gà đẻ trứng từ 6 – 12 tháng tuổi là 50 – 60%. Trong thời gian thay lông ở gà
14 tháng tuổi, có 32% Ca được hấp thụ vào cùng với thức ăn (Melekhin và Gridin,
1977).
Hầu hết các vitamine được hấp thu ở tá tràng. Gia cầm non và đẻ trứng hấp thu
vitamine có hiệu quả hơn những gà cao tuổi và gà thương phẩm. Hiệu quả hấp thu
vitamine A liên quan rất ít đến gia cầm không đẻ trứng. Hấp thu riboflavin tăng lên
khi có mặt của glucose (Hoàng Văn Tiến et al., 1995).
2.2.3 Tác động của hệ vi sinh vật đường ruột
Trong đường ruột của động vật có một hệ vi sinh vật bao gồm nhiều loài (bảng 2.5).
Hệ vi sinh vật này luôn luôn thay đổi dưới ảnh hưởng của giai đoạn tuổi, đặc tính
của thức ăn và điều kiện ngoại cảnh.

8


Bảng 2.5: Hệ sinh vật trong đường ruột gia cầm

Các loài vi sinh vật
trong diều

Các loài vi sinh vật trong
ruột non


Các loài vi sinh vật
trong manh tràng

Lactobacillus

Lactobacillus

Bacteroides

Staphylococcus

Staphylococcus

Bifidobacteria

Escherichia Coli

Escherichia Coli

Clostridium

Strepcoccus

Strepcoccus

Eubacteria

(Nguồn: Intervet Co, 2005)


Trong các họ vi sinh vật này thì có nhiều loài có ích, nhưng cũng có nhiều loài rất
có hại. Khi cơ thể động vật khỏe mạnh, sức khỏe tốt thì những vi sinh vật có lợi
trong đường ruột chiếm ưu thế. Ngược lại trong trạng thái bệnh tật, nhất là bệnh
đường ruột thì những vi sinh vật có hại chiếm ưu thế. Khó mà tiêu diệt hết các loài
vi sinh vật có hại trong đường ruột, bởi vì giữa chúng tuy có đấu tranh sinh tồn,
nhưng cũng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong môi trường dinh dưỡng. Các
giống vi sinh vật có lợi trong đường ruột sử dụng nguồn dinh dưỡng carbohydrate
lên men sinh ra acid lactic là chủ yếu, ngoài ra còn sinh ra một số acid hữu cơ khác
nhưng không đáng kể. Nhờ thế mà pH đường ruột giảm làm ức chế vi khuẩn có hại
lên men thối phân hủy protein.
Chất xơ được tiêu hóa thành đường ở manh tràng nhờ sự hoạt động của hệ vi sinh
vật đường ruột. Song tiêu hóa xơ ở gia cầm rất giới hạn, ở gà chỉ tiêu hóa được
0,1% chất xơ, ở ngỗng tiêu hóa được khoảng 3 – 10%. Protein chưa được tiêu hóa ở
ruột non sẽ bị các vi sinh vật lên men thối rất mạnh sản sinh ra nhiều chất độc. Hệ
vi sinh vật xâm nhập vào manh tràng từ thức ăn. Vitamine B12 được vi khuẩn đường
ruột tổng hợp cung cấp cho cơ thể (Dương Thanh Liêm, 2003).
2.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ MIỄN DỊCH VÀ SỰ HẤP THU
KHÁNG THỂ Ở GÀ CON
2.3.1 Hệ thống miễn dịch của gia cầm
Đây là một hệ thống phức tạp, hoàn thiện cả về chức năng và cấu trúc (bảng 2.6),
phân bố khắp cơ thể, bao gồm cơ quan, những yếu tố tế bào và những yếu tố dịch
thể.

9


Bảng 2.6: Hệ thống miễn dịch của gia cầm

Cơ quan


Vị trí

Cấu trúc

Chức năng

Túi Fabricius

Ổ nhớp

Túi tròn hay bầu dục
với các nang
lymphoid

Sản sinh và phát
triển lympho bào B

Thymus (tuyến ức)

Cạnh ổ nhớp

Tuyến đa thùy với
các nang lymphoid

Sản sinh và phát
triển lympho bào T

Lách

Giữa diều và mề


Hình dạng khác
nhau

Miễn dịch hệ thống

Túi Meckel
(Meckel
diverticulum)

Ruột

Các dải nang

Miễn dịch cục bộ

Hạch manh tràng
(caecal tonsils)

Đầu gần của manh
tràng

---

Miễn dịch cục bộ

Màng Peyer

Giữa hồi tràng và
manh tràng


---

Miễn dịch cục bộ

(Nguồn: Vũ Duy Giảng, 2009)

Cũng như ở động vật có vú, năng lực miễn dịch của gia cầm phát triển thông qua hệ
thống Lympho. Cơ quan của hệ miễn dịch được chia thành cơ quan lympho sơ cấp
và thứ cấp. Túi Fabricius và tuyến ức là cơ quan lympho sơ cấp trong đó các tiền
lympho bào phát triển thành các lympho bào miễn dịch. Những tổ chức lympho thứ
cấp như là lách, tủy xương, tuyến Harderian, tuyến quả thông (pineal gland) và các
mô lympho gắn với bề mặt niêm mạc như niêm mạc khí quản (BALT – brochialassociated lymphoid tissue), niêm mạc ruột (GALT – gut-associated) và những cụm
biệt hóa của những tế bào lympho thuộc các cơ quan khác nhau.
Các tổ chức lympho này được đặt ở những vị trí quan trọng để khi những kháng
nguyên như vi khuẩn gây bệnh đi vào cơ thể qua da hay qua các bề mặt niêm mạc
có thể bị tóm gọn rồi bị tiêu diệt.
2.3.2 Sự phát triển của hệ thống miễn dịch ở gà con
Quá trình phát triển hệ thống của phôi và gà mới nở bao gồm sự di chuyển của tế
bào gốc lympho tới các tuyến dịch sơ cấp, sự phân chia nhanh của lympho bào
trong sự vắng mặt của kháng nguyên trong túi Fabricius, trong tuyến ức và cuối
cùng là chuyển những lympho bào biệt phân tới các cơ quan lympho ngoại biên như
lách, hạch lympho ruột.

10


Trong phôi, tế bào gốc di chuyển tới tuyến ức xảy ra theo 3 đợt là 6,5; 12 và 18
ngày tuổi phôi, trong túi Fabricius là giữa ngày 7 đến ngày 14 tuổi phôi. Cả hai
quần thể lympho bào này sẽ trãi qua sự đột biến và thành thục trong quá trình phát

triển của phôi. Tế bào T bước vào giai đoạn chín lúc phôi đạt 12 – 14 ngày tuổi, còn
tế bào B còn non trải qua sự sắp xếp lại các gen trong phân tử globulin miễn dịch và
biểu thị IgM, IgG lúc phôi 12 và 14 ngày tuổi.
Cơ quan miễn dịch thứ cấp như lách, manh tràng và túi Meckel vẫn chưa hoàn thiện
ngay khi trứng nở. Tuy tế bào B phát hiện ở hạch manh tràng lúc nở nhưng chỉ có
IgM được biểu thị. Người ta phát hiện tế bào T trong lamina propria, thượng bì ruột
và các cơ quan miễn dịch thứ cấp khác, nhưng chúng chỉ phát triển năng lực gây
độc tế bào sau khi trứng nở một thời gian nhất định.
2.3.3 Tác động của dinh dưỡng đến khả năng miễn dịch ở gà con
Sự phát triển của hệ thống miễn dịch xảy ra chủ yếu trong quá trình phát triển của
phôi. Các cơ quan miễn dịch và các globulin miễn dịch thành thục trong các cơ
quan miễn dịch bị chi phối bởi nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố thức
ăn cũng không kém phần quan trọng.
Ở gà con, lòng đỏ là nguồn cung cấp năng lượng và protein ngay khi mới nở. Sự
hấp thu các chất dinh dưỡng và kháng thể mẹ từ túi lòng đỏ là yêu cầu quan trọng
để sống sót trong giai đoạn đầu của đời sống. Lòng đỏ lưu thường chỉ dùng được
trong khoảng 4 ngày sau khi nở, nhưng những nghiên cứu gần đây xác định rằng
lòng đỏ lưu sẽ được dùng nhanh hơn và nhiều ở những gà được tiếp xúc sớm với
thức ăn sau khi nở so với những gà bị nhịn đói 48 giờ (khối lượng lòng đỏ lưu giảm
26% nếu được tiếp xúc với thức ăn 24 giờ sau khi nở, nhưng giảm 46% nếu được
tiếp xúc với thức ăn 48 giờ sau khi nở). Nguyên nhân là thức ăn có trong đường ruột
đã thúc đẩy sự di chuyển lòng đỏ tới tá tràng.
Thời gian từ khi nở tới khi nhận được thức ăn là thời kỳ khủng hoảng của gà con
mới nở. Do đó, cung cấp dinh dưỡng sớm sẽ có lợi cho hệ miễn dịch của gà con.
Khoảng 2 – 5% gà nở ra không sống sót trong thời kỳ này do dự trữ thức ăn trong
cơ thể bị hạn chế, một số con khác có biểu hiện còi cọc, hiệu quả lợi dụng thức ăn
kém, nghèo sản lượng thịt và kém sức đề kháng với bệnh. Cung cấp chất dinh
dưỡng cân đối và cho tiếp xúc với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc đẩy sử dụng
lòng đỏ, nâng cao sự phát triển của ống tiêu hóa, kích thích tuyến tụy tiết enzyme.
Những yếu tố này giúp đồng hóa tốt chất dinh dưỡng, đóng góp cho tăng trưởng của

cơ và cải thiện thành tích sản xuất của gà từ mới nở đến khi đạt thể trọng thương
mại.
Thức ăn cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của cả cơ
quan lympho sơ cấp và thứ cấp. Hệ thống miễn dịch của gà mới nở, đặc biệt là hệ
11


miễn dịch niêm mạc cần thức ăn để phát triển nhanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
chậm tiếp xúc với thức ăn không chỉ cản trở đến sự phát triển của ruột mà còn cản
trở sự phát triển của mô lympho gắn với ruột, với túi Faricius,…
Các tác giả Panda và Reddy (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật “dinh
dưỡng sớm” đến sự phát triển của cơ quan miễn dịch trong 3 tuần đầu mới nở đã
thấy rằng nếu gà được tiếp xúc với thức ăn sau 48 giờ thì khối lượng của túi
Fabricius thấp hơn 21% so với những gà được tiếp xúc với thức ăn sau 24 giờ. Gà
chậm tiếp xúc với thức ăn khối lượng lách cũng giảm thấp tương tự.
Tiếp xúc sớm với thức ăn cũng giúp gà con có đáp ứng nhanh với việc chích ngừa
vaccine. Một trong những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã xác định
rằng: kháng thể (lúc gà 21 ngày) đáp ứng với vaccine CRD khi gà 5 ngày tuổi cao
hơn rõ rệt ở những gà được ăn ngay so với những gà bị nhịn đói 24 giờ hay 48 giờ
(Vũ Duy Giảng, 2009).
2.4 NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN
2.4.1 Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng cho gà cũng như các loại vật nuôi khác phải đảm bảo đầy đủ
nhu cầu năng lượng cho duy trì, cho tăng trưởng và sản xuất. Tùy ở từng giai đoạn
khác nhau mà nhu cầu về năng lượng khác nhau.
Bảng 2.7: Nhu cầu năng lượng của gà qua các tuần tuổi

Tuổi
Khối
Tăng

(ngày) lượng
trọng
(g) (g/ngày)

Ước tính nhu cầu năng lượng
(kcal ME/ngày)
Duy trì

Tăng
trọng

Tổng
cộng

Lượng ăn
hàng ngày
(3,2 Mcal
ME/g)

Chất khô ăn
(g/ngày)
(12% VCK)

7

130

27

47,4


55,3

102,7

32,2

28,3

14

320

34

85,9

69,7

155,6

48,6

42,8

21

560

43


124,4

88,1

212,5

66,4

58,4

28

860

56

165,1

114,8

279,9

87,5

77,0

35

1250


63

211,3

129,2

340,5

106,5

93,6

42

1690

59

257,8

120,9

387,7

118,4

104,2

49


2100

60

297,6

123,0

420,6

131,4

115,6

(Nguồn: Dương Thanh Liêm et al., 2002)

12


Nhu cầu năng lượng cho duy trì: Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu
hoặc sự sinh nhiệt trong những điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi
trường và hoạt động chủ động bị loại ra. Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn
của vật nuôi. Độ lớn vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị thể trọng
giảm. Sự sinh nhiệt cơ bản của một gà con mới nở khoảng 5,5 cal/g thể trọng/giờ,
nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành chỉ cần phân nữa số năng lượng này (Bùi
Xuân Mến, 2007).
Nhu cầu tăng trưởng: Gà có sức sản xuất càng lớn thì khả năng chuyển hóa năng
lượng vào sản phẩm càng cao. Muốn gà sản xuất bình thường, phải tăng mức năng
lượng trong thức ăn hỗn hợp. Năng lượng tăng thêm này tốt nhất lấy từ sự bổ sung

chất béo vào khẩu phần vì khi cơ thể chuyển hóa năng lượng từ chất béo không tỏa
nhiệt, không làm tăng thân nhiệt cao như chất bột đường và protein. Như vậy gà
mái đẻ chịu stress nhiệt tốt hơn (Dương Thanh Liêm, 2003).
Mức ăn vào bị ảnh hưởng bởi mức năng lượng và sự cân bằng dưỡng chất thì mật
độ dưỡng chất và nhiệt độ môi trường xung quanh cũng tác động tương tự. Nhiệt độ
tăng thì mức ăn vào giảm, nghiên cứu ở gà đẻ Lerghorn sẽ giảm 1,5g TA mỗi ngày
khi gia tăng 10C trong phạm vi nhiệt độ từ 100C – 350C (NRC, 1994).
Nguồn cung cấp năng lượng cho gà chủ yếu là glucid và lipid trong thức ăn. Tùy
theo giống gà, dòng gà, lứa tuổi, tính năng sản xuất, nhiệt độ môi trường,...mà định
mức nhu cầu năng lượng có khác nhau. Nhìn chung gà con, gà nuôi thịt, nhất là gà
thịt trong giai đoạn vỗ béo cần mức năng lượng rất cao. Ngược lại, ở gà dò hậu bị
hoặc hậu bị đẻ thương phẩm, để tránh tình trạng quá mập, người ta cung cấp năng
lượng ở mức thấp. Đối với gà đẻ, giai đoạn về già đẻ thưa dần, gà có xu hướng dễ
mập, cần giảm mức năng lượng một cách hợp lý.
Theo Dương Thanh Liêm (2003), mức năng lượng trao đổi đối với gà thịt công
nghiệp là 3100 Kcal ME/kg TA. Gà trứng công nghiệp giai đoạn từ gà con đến 10
tuần tuổi là 2900 Kcal ME/kg TA và gà từ 11 tuần tuổi đến đẻ là 2800 Kcal ME/kg
TA. Gà thả vườn giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi là 3000 Kcal ME/kg TA, giai đoạn gà
giò đến xuất chuồng là 2800 Kcal ME/kg TA. Theo Rose (1997), thì nhu cầu năng
lượng cho gà từ 0 – 5 tuần tuổi là 3011 – 3202 Kcal ME/kg TA.
Nhu cầu năng lượng trao đổi khác nhau ở từng giai đoạn của gà. Nuôi gà đẻ Isa
Brown giai đoạn hậu bị nên chia làm 2 giai đoạn để cung cấp mức năng lượng cho
phù hợp. Giai đoạn 0 – 10 tuần tuổi, cung cấp mức năng lượng trao đổi 2700 Kcal
ME/kg TA và 19% CP là tốt nhất cho sự tăng trọng của gà. Giai đoạn 10 – 22 tuần
tuổi, mức năng lượng trao đổi là 2600 Kcal ME/kg TAvà 15% CP là phù hợp nhất
đối với gà hậu bị (Nguyễn Văn Quyên, 200). Đối với nuôi gà thịt cũng áp dụng
tương tự, nuôi gà thịt Ai Cập giai đoạn 0 – 4 tuần tuổi với khẩu phần có mức năng
13



lượng là 2900 Kcal ME/kg TA và 21% CP là hợp lý, tác động làm tăng khả năng
tăng trưởng, có khả năng tạo đà phát triển tốt ở các giai đoạn tiếp theo. Gà ở giai
đoạn 5 – 13 tuần tuổi, cung cấp mức năng lượng 3000 Kcal ME/kg TA, 19% CP
hoặc giai đoạn 5 – 15 tuần tuổi có mức năng lượng 3000 Kcal ME/kg TA và 15%
CP là tốt nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (Trần Văn Tâm, 2008).
2.4.2 Nhu cầu protein
Protein cần thiết cho gia cầm được cung cấp dưới dạng các acid amin có trong thức
ăn. Các acid amin cấu tạo nên hệ thống đệm giữ pH, ổn định hệ thống vận chuyển
dịch gian bào. Cấu tạo nên các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu. Nếu các
acid amin thiết yếu được cân đối tốt với nhau và giữa chúng với mức năng lượng
thức ăn thì nhu cầu protein thô trong thức ăn sẽ thấp, việc sử dụng protein của gia
cầm có hiệu quả hơn. Một khẩu phần thiếu protein sẽ làm cho cơ thể chống đỡ bệnh
tật kém, đáp ứng sau khi chủng ngừa yếu (Dương Thanh Liêm, 2003).
Các protein trong cơ thể diễn ra quá trình đồng hóa và dị hóa liên tục dẫn đến nhu
cầu được đáp ứng một lượng đủ acid amin trong khẩu phần (NRC, 1994). Nếu khẩu
phần thiếu hụt protein sẽ xảy ra việc giảm hay ngừng tăng trưởng, để duy trì các
chức năng của nhiều mô quan trọng thì cơ thể sẽ lấy nguồn acid amin ở các mô
không quan trọng để bù đắp.
Sự tổng hợp protein trong tổ chức tế bào bị ảnh hưởng bởi acid amin, bị giới hạn
bởi việc cung cấp năng lượng. Khẩu phần không đủ năng lượng sẽ làm giảm năng
suất tổng hợp protein, từ đó giảm giá trị sinh học của protein. Tổng hợp protein với
năng suất cao cần phải cung cấp đầy đủ acid amin và năng lượng. Dư thừa một
trong hai yếu tố đều không tốt. Dư acid amin thì giảm tính thèm ăn, mà dư năng
lượng thì gia cầm tích lũy nhiều mỡ, giảm chất lượng sản phẩm (Dương Thanh
Liêm, 2003). Khẩu phần có 2900 Kcal ME/kg TA và 19% CP rất thích hợp cho gà
hậu bị chuyên trứng Isa Brown trong giai đoạn mới nở đến 10 tuần tuổi tăng trưởng
và phát triển (Nguyễn Văn Quyên và Võ Văn Sơn, 2006). Đối với nuôi gà ác trong
giai đoạn tăng trưởng từ 3 – 8 tuần tuổi với khẩu phần có mức năng lượng 13,0
MJ/kg TA và 20% CP cho tăng trọng và hiệu quả kinh tế cao nhất (Nguyễn Hữu
Lợi, 2009).

Nhu cầu protein ở các giai đoạn, các giống và giới thì khác nhau. Nhu cầu protein
cho gà mái đẻ còn tơ gồm có nhu cầu cho tăng trọng, cho đẻ trứng và cho duy trì.
Người ta nhận thấy, trên gà mái nặng 1,75 kg có tăng trọng hàng ngày là 4g thì
protein tăng trọng là 20% (Dương Thanh Liêm, 2003). Nhu cầu protein đối với gà
hướng sản xuất trứng từ 18 – 20%, hướng sản xuất thịt từ 20 – 25% . Đặc biệt là
protein thô trong khẩu phần ăn không được nhỏ hơn 16% (Lã Thị Thu Minh, 2000).
Cung cấp 18% protein thô trong khẩu phần nuôi gà thịt Ai Cập giai đoạn 5 – 12
14


×