Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

tBài giảng học tâm lý học đại cương8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.73 KB, 10 trang )

Bài 1: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC:
1. Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý. Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879, chủ 
yếu nghiên cứu đời sống tâm hồn của con người.
2. Đối tượng của tâm lý học:
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là tồn bộ đời sống tâm lý của con người như: 
cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, năng lực, 
khí chất, tính cách…
II. BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI:
1.Tâm lý có bản chất phản ánh: Tâm lý là hình ảnh của từng người về hiện thực 
khách quan.
Tất cả các hiện tượng tâm lý, từ những hiện tượng tâm lý đơn giản đến những thuộc 
tính, phẩm chất phức tạp của nhân cách con người đều tồn tại ở trong não dưới dạng 
hình ảnh này hay hình ảnh khác với mức độ phức tạp khác nhau. Điều kiện đầu tiên 
để có các hình ảnh đó là phải có các hiện tượng, sự vật khách quan của thế giới bên 
ngồi tác động tới các giác quan và não bộ bình thường của con người.
Tâm lý mang tính chủ quan của từng người. Tâm lý là phản ánh tồn tại khách quan, 
nhưng sự phản ánh tâm lý khơng máy móc, ngun xi như phản ánh cơ học, mà tâm lý 
là tổng hồ các hình ảnh chủ quan ( hình ảnh tâm lý) về tồn tại khách quan.
2. Bản chất xã hội – lịch sử của tâm lý.
Để tồn tại và phát triển, thế hệ trước đã truyền đạt kinh nghiệm xã hội­ lịch sử cho thế 
hệ sau. Thế hệ sau tiếp thu những kinh nghiệm và sáng tạo nên những giá trị vật chất, 
tinh thần mới. Qua đó tâm lý con người được hình thành và phát triển
Con người tiếp thu nền văn minh nhân loại và biến thành tâm lý của bản thân. Tâm lý 
mỗi người có cái chung của lồi người, của dân tộc, của vùng, của địa phương nhưng 
cũng có cái riêng của mỗi con người cụ thể.
Như vậy, mỗi người có một đời sống tâm lý riêng, một tâm hồn riêng. Tâm lý mỗi người 
là kinh nghiệm xã hội­ lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân.



Bài 2: Ý THỨC VÀ VƠ THỨC
I. Ý THỨC:
1.Khái niệm:
Ý thức là một hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có. Đó là 
khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà người đó đã tiếp thu 
 được.
Có thể ví ý thức như “ cặp mắt thứ hai” soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lý) do 
“cặp mắt thứ nhất“  (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, cảm xúc…) mang lại. Với ý 
nghĩa đó có thể nói: Ý thức là tồn tại được nhận thức.
2. Đặc điểm của ý thức:
Các hiện tượng tâm lý có ý thức của một người đều được người đó nhận thức. 
Nghĩa là, con người biết rõ mình đang làm gì, nghĩ gì, hiểu rõ hành vi của bản thân 
đúng hay sai, tốt hay xấu. 
Ý thức được biểu hiện bằng ngơn ngữ. Con người dùng ngơn ngữ để nhận xét, 
đánh giá phân tích những hiện tượng tâm lý của mình. 
Các hiện tượng tâm lý có ý thức của một người thường bao hàm thái độ ít nhiều rõ 
rệt của người ấy. 
Ở mức độ cao, ý thức thường được kèm theo sự dự kiến trước, tính có chủ định… 
và nhờ đó mà dẫn tới hành động.      
3. Sự hình thành và phát triển ý thức:
Khác với con vật, con người khơng chỉ thích ứng một cách thụ động với mơi trường 
khơng chỉ lấy những gì có sẵn trong thiên nhiên mà con người chủ yếu tác động 
làm biến đổi thiên nhiên để tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của mình. 
Sở dĩ con người làm được như vậy là nhờ lao động. Lao động là một q trình địi 
hỏi con người phải thấy trước kết quả lao động, có chương trình lao động, có 
phương pháp lao động, biết phân tích đánh giá kết quả lao động. Làm như vậy, 
chính là ý thức. Như vậy ý thức ra đời trong lao động. 
Khi lao động cùng nhau, con người cần phải nói với nhau ý muốn của họ, xác định 
mục đích của cả nhóm, cùng nhau bàn bạc… Nhờ đó làm nảy sinh ngơn ngữ. Nhờ 
ngơn ngữ con người gọi tên sự vật, hiện tượng, đánh giá hành vi, hành động của 

mình hay của cả nhóm. Như vậy ngơn ngữ là một yếu tố hình thành nên ý thức. 


Lao động là một dạng hoạt động tập thể. Ngơn ngữ là hiện tượng xã hội. Vì vậy, ý 
thức ngay từ đầu là sản phẩm của xã hội và ln ln là sản phẩm của xã hội. 
Cùng với lao động và ngơn ngữ, xã hội là yếu tố hình thành nên ý thức. 
Ở mỗi người, ý thức hình thành bằng hoạt động của bản thân thơng qua sản phẩm 
của hoạt động, trong quan hệ giữa mình và người khác và sử dụng ngơn ngữ của 
mình làm cơng cụ. 
II. VƠ THỨC:
1. Khái niệm:
Trong cuộc sống, cùng với các hiện tượng tâm lý có ý thức, chúng ta thường gặp 
những hiện tượng tâm lý chưa có ý thức diễn ra chi phối hoạt động của con người 
(người mắc chứng mộng du, người bị thơi miên…). Hiện tượng tâm lý khơng ý thức, 
chưa nhận thức được, trong tâm lý học gọi là vơ thức.
Vơ thức là các hiện tượng tâm lý mà con người chưa nhận thức được, khơng diễn 
đạt được bằng ngơn ngữ cho mình và cho người khác hiểu.
2. Đặc điểm của vơ thức:
Con người khơng nhận thức được các hiện tượng tâm lý, các hành vi, cảm nghĩ của 
mình. Những cảm nghĩ mà con người khơng nhận ra được, chúng như ẩn náu 
trong một “ cõi lịng” tối tăm, nhưng vẫn chi phối hành vi. 
Khơng diễn đạt được bằng ngơn ngữ cho mình và cho người khác hiểu. 
Vơ thức khơng bao hàm thái độ của con người. Lúc ở trạng thái vơ thức, con người 
khơng nhận xét, đánh giá gì về hành vi, thái độ, ngơn ngữ, cách cư xử của mình. 
Vơ thức thường khơng kèm theo sự dự kiến trước, khơng có chủ định 
3. Vai trị của vơ thức:
Vơ thức đơi khi đóng vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh, điều khiển hành vi 
của con người. Qua phân tích các hành vi biểu hiện ở trạng thái vơ thức giúp ta 
hiểu được các hiệ tượng tâm lý (thái độ, suy nghĩ, quan hệ… của con người) 
Tồn bộ đời sống tâm lý trẻ từ lọt lịng đến khoảng 15 – 18 tháng tuổi do vơ thức 

điều khiển. Một số biểu hiện vơ thức trong đời sống tâm lý của trẻ là:
 + Trẻ chưa nhận ra được sơ đồ thân thể của mình, chưa nhận biết mình đau ở 
đâu… 
 + Chưa biết chủ động hướng âm thanh ngơn ngữ về phía người thân quen. 
 + Chưa biết nhận ra mẹ, ra người thân. 
 + Chưa sử dụng được âm thanh, lời nói để diễn đạt được nhu cầu sinh lý của 


mình. 
 + Trẻ làm theo, nói theo, bắt chước hành vi của người lớn một cách khơng chủ 
định… 
III. TỰ Ý THỨC:
1.Khái niệm:
Tự ý thức là sự phản ánh bản thân mình theo một mẫu mực nào đó và cố gắng 
hoạt động theo đúng khn mẫu đó.
Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức bắt đầu hình thành từ tuổi 
lên ba. Thơng thường tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau:
 + Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngồi đến nội dung tâm hồn, 
đến vị thế và các quan hệ xã hội. 
 + Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, đánh giá. 
 + Tự điều khiển, tự điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác. 
 + Có khả năng tự giáo dục, tự hồn thiện 
2. Vai trị của tự ý thức:
Tự ý thức tạo điều kiện cho con người tự điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi, 
hành động của họ. 
Giúp con người xác định mục đích phù hợp, đánh giá mục đích hành động trong 
mối tương quan với những đặc điểm của bản thân, lựa chọn các phương tiện, biện 
pháp hành động phù hợp với khả năng, nhu cầu của bản thân. 
Tự ý thức là điều kiện để con người trở thành chủ thể hành động độc lập, trở thành 
chủ thể của xã hội.

Bài 3: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ NHÂN CÁCH.
I. HOẠT ĐỘNG:
1.Khái niệm về hoạt động:
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào đối tượng 
để tạo ra một sản phẩm tương ứng, nhằm thoả mãn (trực tiếp hay gián tiếp ) nhu 
cầu của bản thân, nhóm và xã hội.
2. Cấu trúc của hoạt động:


Tất cả các hoạt động đều có một cấu trúc chung. Cấu trúc đó được nhà tâm lý học 
A.N Lêơnchiev mơ tả như sau:
Động cơ của hoạt động là cái thúc đẩy con người hoạt động. Tuy nhiên động cơ 
khơng hình thành rõ ngay một lúc. Động cơ thường hiện thân trong đối tượng, cùng 
biến động theo đối tượng, mà lộ rõ dần dần theo tiến trình của hoạt động. 
Hoạt động hợp thành bởi các hành động như là các bộ phận của hoạt động. Cái 
mà hành động nhằm tới gọi là mục đích. Có thể coi động cơ là mục đích chung, 
cịn mục đích mà hành động nhằm tới là mục đích bộ phận. Có thể coi mục đích 
chung là động cơ xa và mục đích bộ phận là động cơ gần. 
Hành động bao giờ cũng để giải quyết một nhiệm vụ nhằm đạt tới mục đích đề ra 
trong những điều kiện cụ thể nhất định, tức là mục đích bộ phận phải được cụ thể 
hố thêm một bước nữa, sự cụ thể hố này được quy định bởi những điều kiện cụ 
thể nơi diễn ra hành động. Nói cách khác là hành động của chủ thể phải hành 
động theo một cách nào đó ứng với phương tiện tức là thao tác. 
3. Phân loại hoạt động:
Có nhiều cách phân loại hoạt động:
a. Xét về phương diện phát triển cá thể, ta thấy trong đời người có bốn loại 
hình hoạt động kế tiếp nhau:
Hoạt động vui chơi 
Hoạt động học tập 
Hoạt động lao động 

Hoạt động nghỉ ngơi 
Đối với sự phát triển của từng con người cụ thể, trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ 
phát triển của nhân cách con người, tuy có nhiều loại hình hoạt động trong đó vẫn 
có một (hoặc có thể nhiều hơn ) hoạt động đóng vai trị chủ đạo. 
b. Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần ) người ta chia thành 
hai loại hoạt động: 
Hoạt động thực tiễn 
Hoạt động lý luận 
c. Cịn có cách phân loại khác, chia hoạt động thành bốn loại:
Hoạt động biến đổi 
Hoạt động nhận thức 


Hoạt động định hướng giá trị 
Hoạt động giao lưu 
II. GIAO TIẾP:
1. Khái niệm giao tiếp:
Giao tiếp là q trình tiếp xúc tâm lý giữa con người và con người nhằm mục đích 
trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, 
hồn thiện nhân cách bản thân.
Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là phương tiện cơ bản để hình 
thành nhân cách trẻ.
2. Chức năng của giao tiếp:
Chức năng thơng báo, định hướng: Qua q trình giao tiếp, con người thơng báo 
cho nhau thơng tin, tư tưởng, tình cảm… giúp con người định hướng hoạt động của 
mình. 
Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Qua tiếp xúc, trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình 
cảm, thái độ… con người điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ, hành động của 
mình cho phù hợp u cầu hoạt động. 
Chức năng liên kết (nối mạch, tiếp xúc ): Nhờ có giao tiếp con người hợp đồng 

được cùng nhau để làm việc cùng nhau. 
Chức năng đồng nhất: Qua giao tiếp, cá nhân sẽ hồ nhập vào trong các nhóm xã 
hội. 
3. Các loại giao tiếp:
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
a. Theo phương tiện giao tiếp, có thể có ba loại giao tiếp sau:
Giao tiếp vật chất: giao tiếp thơng qua hành động với vật thể. 
Giao tiếp bằng tín hiệu: là loại giao tiếp bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt… 
Giao tiếp bằng ngơn ngữ:đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, xác 
lập và vận hành mối quan hệ người – người trong xã hội. 
b. Theo khoảng cách, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:
Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu 
với nhau. 


Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ,  báo chí truyền hình… 
c. Qua quy cách, người ta chia hai loại giao tiếp:
Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, 
quy định, thể chế. 
Giao tiếp khơng chính thức: giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, khơng 
câu nệ thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thơng cảm, đồng 
cảm với nhau. 
Các loại quan hệ trên ln tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan 
hệ giao tiếp của con người vơ cùng đa dạng, phong phú.
III. HÀNH VI:
1. Khái niệm hành vi:
Trong cuộc sống, khơng phải lúc nào con người cũng chỉ tiến hành hoạt động, 
hành động với ý thức, mục đích động cơ rõ rệt, con người cịn có những hành động 
mà sự tham gia của ý thức khơng rõ rệt hoặc khơng có ý thức tham gia. Đó là 
những hành động bản năng và hành động tự động hố. Những hành động này ta 

có thể gọi là hành vi.
Hành vi là tồn bộ những cử chỉ, phản ứng, thao tác trả lời đáp ứng những u cầu 
tác động của thế giới khách quan hoặc do nhu cầu của con người.
2. Phân loại hành vi:
Theo lịch sử tiến hố có ba loại hành vi:
a. Hành vi bản năng:
Bản năng là hành vi bẩm sinh, sản phẩm của sự phát triển chủng loại di truyền có 
cơ chế sinh lý là phản xạ khơng điều kiện hoặc chuỗi phản xạ khơng điều kiện.
Bản năng xuất phát trực tiếp cơ thể và trực tiếp thoả mãn nhu cầu cơ thể. Nhờ bản 
năng, mỗi thế hệ khơng cần được huấn luyện đặc biệt nào vẫn có thể làm được 
những cái tổ tiên đã làm.
Ở động vật và trẻ mới sinh bản năng bị chi phối bởi vơ thức. Nhưng với người 
trưởng thành, do giáo dục, rèn luyện, bản năng con người mang đặc điểm lịch sử 


lồi người, mang tính chất xã hội.
b. Hành vi kỹ xảo:
Kỹ xảo là các thao tác hành động, cơ thể tự tạo nên bằng cách luyện tập, lặp đi lặp 
lại nhiều lần đến mức thuần thục.
Cơ sở sinh lý của kỹ xảo là các phản xạ có điều kiện. Các kỹ xảo được hình thành 
ở tất cả các động vật. Tuy nhiên ở người kỹ xảo chứa đựng nhiều yếu tố trí tuệ hơn 
và q trình luyện tập để hình thành kỹ xảo ở người có sự tham gia của ý chí và ý 
thức với mức độ khác nhau.
c. Hành vi trí tuệ:
Hành vi trí tuệ là hành vi đặc trưng cho các động vật bậc cao. Hành vi trí tuệ là kiểu 
hành vi mềm dẻo và hợp lý nhất trong những điều kiện sống ln biến đổi.
IV. NHÂN CÁCH:
1. Khái niệm về nhân cách:
Nhân cách là tổng hồ những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý được nảy sinh 
hình thành và phát triển trong các mối quan hệ xã hội. Mỗi con người có nhân cách 

là thành viên của các mối quan hệ xã hội, chịu sự chi phối của các mối quan hệ đó.
2. Cấu trúc tâm lý của nhân cách:
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc tâm lý của nhân cách. Ở đây chúng ta 
xem xét cấu trúc tâm lý của nhân cách theo quan điểm coi nhân cách gồm có các 
thành tố sau:
a. Tính cách và khí chất:
Tính cách: 
Tính cách là thái độ của con người, thể hiện mối quan hệ của người đó đối với thế 
giới xung quanh, biểu lộ ra bên ngồi bằng những phương thức hành vi quen thuộc.
Tính cách của con người là một chỉnh thể khơng thể chia cắt, ta có thể xem xét tính 
cách qua những biểu hiện đặc trưng từng mặt được gọi là những nét tính cách như:


Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với xã hội, đối với nhóm 
và những người xung quanh. Ví dụ: Tinh thần giúp đỡ bạn bè, lịng nhân ái, tính cởi 
mở … 
Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với lao động. Ví dụ: u 
lao động, tính kỷ luật, tinh thần tiết kiệm… 
Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với chính mình. Ví dụ: 
Tính khiêm tốn, tự trọng, tự ti… 
Những nét tính cách biểu hiện ý chí của con người. Ví dụ: Tính mục đích, tính độc 
lập, tính tự kiềm chế… 
Khi xem xét, đánh giá tính cách của trẻ, giáo viên cần chú đến từng nét tính cách 
trong mối quan hệ lẫn nhau.
Khí chất:
Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến độ, 
nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói 
năng của cá nhân.
Các kiểu khí chất:
 + Kiểu khí chất linh hoạt: Những trẻ thuộc loại khí chất này thường năng động, linh 

hoạt, ham thích tìm tịi cái mới. Các em thường nhạy cảm, vui vẻ, nhưng xúc cảm 
khơng bền vững, sâu sắc. Các em dễ tiếp xúc, dễ hồ nhập vào nhóm bạn, dễ tiếp 
thu cái mới nhưng cũng dễ di chuyển chú ý, chóng qn, khó ngồi n một chỗ. 
Nếu có phương pháp giáo dục thích hợp thì trẻ sẽ hăng say học tập, có lịng vị tha, 
quan tâm bạn bè… ngược lại, nếu phương pháp giáo dục khơng tốt trẻ sẽ dễ bị nhẹ 
dạ, nơng nổi, vơ tâm, khơng thực hiện cơng việc đến nơi đến chốn… 
 + Kiểu khí chất bình thản: Trẻ thuộc loại này thường điềm tĩnh, chậm chạp, khơng 
hiếu động, khó quen với hồn cảnh mới. Trong vui chơi, sinh hoạt thường kiên trì, 
cố gắng hồn thành cơng việc. Nếu biết động viên, lơi kéo trẻ vào hoạt động của 
nhóm thì sẽ dễ hình thành những nét tính cách tốt như chun cần, kiên trì, chắc 
chắn. Ngược lại sẽ dễ phát triển tính ỳ, thụ động, thờ ơ, lãnh đạm… 
 + Kiểu khí chất nóng nảy: Trẻ thuộc loại này thường dễ xúc động, hành động 
nhanh nhưng khơng bền vững. Xúc cảm mạnh, dễ thay đổi, dễ cáu, tính tình nóng 
nảy. Nếu giáo viên nhẹ nhàng, tế nhị, khơng qt tháo, trẻ sẽ nhiệt tình, hăng say, 


có sáng kiến. Ngược lại, trẻ dễ thơ lỗ, cục cằn, dễ bị kích động. 
 + Kiểu khí chất ưu tư: Trẻ thuộc loại này các q trình tâm lý diễn ra chậm chạp, 
khó đáp ứng với những kích thích mạnh, kéo dài, khó thích nghi với mơi trường mới. 
Trẻ dễ lo sợ, xúc cảm xuất hiện muộn nhưng sâu sắc, bền vững. Nếu giáo viên tế 
nhị, ln động viên, khuyến khích trẻ sẽ tạo cho trẻ tính kiên trì, tế nhị, nhạy cảm. 
Ngược lại sẽ làm trẻ nhút nhát, xa lánh bạn bè. 
Bốn kiểu khí chất trên khơng có kiểu nào là tốt và xấu, mỗi kiểu đều có mặt tích 
cực và tiêu cực. Dù trẻ thuộc bất kỳ kiểu khí chất nào, ta đều có thể giáo dục, hình 
thành ở trẻ những nét tính cách tích cực, những phẩm chất tốt của nhân cách.
b. Xu hướng và năng lực:
Xu hướng:
Xu hướng xác định mục đích mà cá nhân hướng tới, xác định động cơ tương ứng 
với hoạt động của con người.
Các mặt biểu hiện của xu hướng:

 + Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý biểu thị mối quan hệ tích cực của cá nhân đối 
với hồn cảnh, là sự địi hỏi tất yếu mà cá nhân cần thoả mãn để tồn tại và phát 
triển. 
 + Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của cá nhân với một đối tượng nào đó vừa có ý 
nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại một khối cảm cho cá nhân trong q trình 
hoạt động. 
 + Lý tưởng: Là một mục tiêu cao đẹp được phản ánh vào đầu óc con người dưới 
hình thức một hình ảnh mẫu mực và hồn chỉnh có tác dụng lơi cuốn mạnh mẽ 
tồn bộ cuộc sống của cá nhân trong thời gian tương đối lâu dài vào hoạt động 
nhằm vươn tới mục tiêu cao đẹp đó. 
 + Thế giới quan: Là hệ thống quan điểm của mỗi người về thế giới. 
Niềm tin: Là cái kết tinh, đọng lại thành chân lý vững bền, khơng thay đổi trong 
nhận thức và tình cảm của mỗi người. 
Năng lực:



×