Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

(TIỂU LUẬN) phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện CNH, hđh ở việt nam trong bối cảnh CMCN lần thứ tư là sinh viên, anhchị cần làm gì để đóng góp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.64 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Kinh tế Chính trị

ĐỀ TÀI:
Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện
CNH, HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN lần thứ
tư. Là sinh viên, anh/chị cần làm gì để đóng góp vào q
trình thực hiện mục tiêu quan trọng này của đất nước

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Mạnh Dũng
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thúy Hằng
Lớp
: K23NHA
Mã sinh viên
: 23A4010757

Hà nội, ngày 1 tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận.............................................................................................. 5
1: Các khái niệm.............................................................................................. 5
2: Quan điểm về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.................................. 6
Chương II: Thực trạng và giải pháp....................................................................... 7
1: Thành tựu....................................................................................................... 7
2: Hạn chế........................................................................................................... 8
3: Giải pháp........................................................................................................ 9
Chương III: Trách nhiệm của sinh viên.............................................................. 12


Kết luận............................................................................................................................. 14
Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 15

3


LỜI MỞ ĐẦU
Từ Đại hội Đảng VIII đến nay, Đảng ta ln xác định cơng nghiệp hóa là
nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã đưa ra
những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện CNH – HĐH đất nước trong điều
kiện mới cụ thể là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về CNH – HĐH tạo thế và
lực cho thời kì phát triển tiếp theo. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta
không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Đảng và nhà nước đã đề ra những giải
pháp khắc phục những khiếm khuyết trong q trình xây dựng và hồn thiện CNH –
HĐH.
Vấn đề CNH – HĐH là một vấn đề rất rộng, trong phạm vi bài tiểu luận này
tác giả xin đề cập đến: quan điểm và những giải pháp để thực hiện CNH, HĐH ở
Việt Nam trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. Tiểu luận này hoàn thành theo yêu cầu
của bộ mơn Kinh tế chính trị, trường Học viện Ngân hàng.
Trong đề tài có sử dụng và tham khảo nhiều tài liệu và quan điểm của các
nhà nghiên cứu khác.

4


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM ĐỂ THỰC HIỆN CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

1.
*

Các khái niệm:
Khái niệm cách mạng công nghiệp:

Cách mạng công nghiệp (CMCN ) được hiểu là những bước phát triển
nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động, trên cơ sở những phát minh
đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại, kéo
theo sự thay đổi căn bản về trình độ phân cơng lao động xã hội cũng như tạo
vước phát triển năng suất lao động cao hơn, nhờ áp dụng một cách phổ biến
những tính năng mới trong kỹ thuật – cơng nghệ đó vào đời sống xã hội.
+Theo nghĩa hẹp: CMCN là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất,
tạo ra sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc trưng là chuyển
từ lao động thủ công quy mơ nhỏ lên lao động sử dụng máy móc, quy mô
lớn.
+
Theo nghĩa rộng: tất cả các cuộc CMCN diễn ra trên thế giới,
với
đặc trưng là sự thay đổi về chất của sản xuất được tạo ra bởi các tiến bộ đột
phá của khoa học công nghệ.
*

Khái niệm công nghiệp hóa:

Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội, từ dựa
trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao
động bằng máy móc, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
* Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0): được đề cập lần đầu tiên tại Hội
chợ triển lãm công nghệ Hamnover (CHLB Đức) năm 2011. Cách mạng 4.0

được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ
biến của internet kết nối vạn vật (Internet Of Things - IOT ). Cách mạng 4.0
phát triển ở ba lĩnh vực chính là vật lý, công nghệ số và sinh học. Đặc trưng
là sự xuất hiện các cơng nghệ mới có tính đột phá về chất so với các công
nghệ truyền thống.

5


2. Quan điểm để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt Nam trong
bối cảnh cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư.
* Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý ngang xã hội, từ sử
dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất
lao động xã hội cao
* Quan điểm về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
+
Thứ nhất: chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi
nguồn lực, là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, kinh tế
nhà nước là chủ đạo.
Ngày nay, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tất cả các nước đều
chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là thách
thức, đồng thời cũng là cơ hội đối với tất cả các nước, đặc biệt là các nước
còn kém phát triển. Do đó, phải tích cực, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để có thể thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thích ứng được với tác
động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, coi đây là quan điểm xuất phát.

+
Thứ hai: các biện pháp thích ứng phải được thực hiện đồng bộ, phát
huy sức sáng tạo của tồn dân.
Để thực hiện thành cơng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh tác
động của cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư với trình độ phát triển như ở nước
ta hiện nay là cơng cuộc mang tính thách thức lớn. Do đó, địi hỏi phải thực
hiện rất nhiều giải pháp, vừa có những khâu phải tuần tự, song phải vừa có
những câu phải có lộ trình tối ưu. Để thành công, những giải pháp phải được
thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp của tất cả các chủ thể trong nền
kinh tế - xã hội, phát huy sức mạnh sáng tạo của toàn dân.

6


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
Nước ta đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất
kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan hệ sản xuất chưa
hồn thiện. Vì vậy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một xu hướng khách quan, phù
hợp với xu thế của thời đại và hồn cảnh đất nước góp phần tạo dựng cơ sở vật chất
kĩ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Đánh giá chung về
thực trạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có thể khái quát một số nét
như sau:
1.Thành tựu:



Duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá:


Về cơ bản, từ năm 1991 cho đến nay, Việt Nam đã duy trì được tốc độ
tăng trưởng bình quân khá. Trong đó, giai đoạn 2006-2010 đạt bình qn
6,32%/ năm, giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân khoảng 5,82%/năm, giai
đoạn 2015-2019 đạt bình qn 6,64%/năm.



Cơ cấu các ngành kinh tế có sự dịch chuyển tích cực theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Trong cơ cấu ngành cơng nghiệp, tỷ trọng gá trị sản xuất của cơng
nghiệp khai hống giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế
biến tăng. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong đó, các ngành dịch vụ gắn với cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa như dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý,
bưu chính viễn thơng … phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong GDP.



Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực:

Gắn liền với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các
mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng lao động ngành nơng
nghiệp đã giảm mạnh cịn 38% năm 2019, tỷ trọng ngành công nghiệp- xây
dựng và dịch vụ tăng liên tục.



Hội nhập kinh tế được đẩy mạnh:


Việt Nam đã tham gia hội nhập trên tất cả các cấp độ, từng bước tham
gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của doanh
nghiệp và nền kinh tế vào mơi trường cạnh tranh tồn cầu. Xuất khẩu tăng
7


nhanh và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu hàng hóa
xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm chế biến,
nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng cho sản xuất, giảm tỉ trọng xuất khẩu
nhóm hàng thơ và tài ngun. Trong khi đó, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu
chuyển dịch theo hướng ưu tiên phục vụ sản xuất để xuất khẩu và đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước.



Phát triển văn hóa – xã hội:

Cùng với thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cũng đã giải quyết có hiệu
quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa , thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội. Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm
nghèo vượt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. GDP bình quân đầu người
tăng mạnh, từ 113 USD năm 1991 lên 1.273 USD năm 2010 và đến năm
2019 đạt khoảng 2.786 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, kể cả
khu vực nông thôn và thành thị. Tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn nghèo năm
2019 đã giảm cịn dưới 4%.
2.Hạn chế:




Kinh tế phát triển chưa bền vững:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp so với tiềm năng và thấp hơn nhiều
nước trong khu vực thời kỳ đầu cơng nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế chủ
yếu theo chiều rộng, dựa vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất
cao, sử dụng nhiều tài ngun, vơn và lao động. Vai trị của khoa học –
cơng nghệ, của tính sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế còn thấp. Yêu cầu về
thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn nhiều thách thức. Kể từ khi
bắt đầu thực hiện cơng nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng bình qn trong 25
năm sau đó của Hàn Quốc là 7,79% (giai đoạn 1961 - 1985), của Thái Lan
là 7,11% (giai đoạn 1961 -1985), của Malaysia là 7,66% (giai đoạn 1961 –
1985) và của Trung Quốc là 9,63% (giai đoạn 1979 - 2003). Trong khi đó,
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam kể từ khi thực hiện đổi
mới đến nay chỉ khoảng 6,5%.



Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm:

Tuy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được các thành công,
song chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt quá trình chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (bao gồm cả cơ cấu
ngành, cơ cấu lao động) đã “chững lại” trong nhiều năm và chậm nhưng đã
có sự điều chỉnh phù hợp. Từ năm 2006 đến nay, tỷ trọng ngành nông
nghiệp trong GDP cơ bản không giảm. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu
8


kinh tế vẫn còn khoảng cách lớn để đạt đến mức là một nước có nền kinh tế
phát triển. Bên cạnh đó, sự hợp tác và liên kết trong phát triển cơng nghiệp

cịn yếu, cơng nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, sản xuất còn phụ thuộc nhiều
vào nhập khẩu nguyên, phụ liệu. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn được xem có vai trị cốt lõi trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng phát triển ngành nông nghiệp đang mất
cân đối trên một số mặt, hạ tầng nơng nghiệp, nơng thơn cịn chậm phát
triển. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy có hiệu quả các thế mạnh
để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa có sự liên kết chặt chẽ để tạo
ra các tác động lan tỏa cho nền kinh tế.



Sức cạnh tranh chưa cao:

Nhìn chung về chất lượng, hiệu quả, sức cạnh cạnh nền kinh tế còn
yếu, năng suất lao động cịn có khoảng cách lớn so với nhiều nước và chậm
được cải thiện (kém từ 2 đến 15 lần so với các nước khu vực ASEAN).
Năm 2007, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam là 4,04;
năm 2008 tăng lên 4,1 thì những năm gần đây tốc độ cải thiện chậm hơn,
đến năm 2012 gần như trở lại trở về mức 4,11... và vẫn nằm trong nhóm
cuối của bảng xếp hạng, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực
Đông Nam Á. Bên cạnh đó, nước ta đã thực hiện cải cách và mở cửa trong
gần 30 năm nhưng đến nay mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong
nước vào các chuỗi giá trị tồn cầu cịn thấp. Xuất khẩu dựa vào lợi thế về
giá nhân công, cơ cấu hàng xuất khẩu dưới hình thức gia cơng cho các tập
đồn, cơng ty nước ngoài là chủ yếu. Hàm lượng giá trị gia tăng của sản
phẩm xuất khẩu còn thấp. Các mặt hàng có lợi thế so sánh cao vẫn thuộc
các nhóm sử dụng nhiều nguyên liệu, tài nguyên và lao động rẻ.




Nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực đang hiện hữu:

Mặc dù đã đạt được các kết quả tích cực về phát triển kinh tế, song
đến nay, thu nhập bình qn đầu người của Việt Nam cịn thấp, chênh lệch
khá lớn so với các nước trong khu vực. GDP bình quân đầu người của Thái
Lan năm 1996 là 3.026 USD đến năm 2014 là 5.550 USD và của Trung
Quốc năm 1996 là 728 USD thì đến năm 2014 là 7.572 USD, trong khi con
số tương ứng của Việt Nam chỉ tăng từ mức 337 USD lên 2.702 USD.
3.Giải pháp:


tế:

Tăng cường chuyển đổi kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mơ hình kinh

Một là, tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, nâng
cao chất lượng cơng tác xây dụng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả
9


trong quản lý kinh tế vĩ mô, tiếp tục sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ
thận trọng, linh hoạt đảm bảo duy trì và củng cố ổn định kinh tế vĩ mô,
tăng cường công tác thông tin kinh tế - xã hội, cơng tác kế tốn, thống kê.
Hai là, tập trung thực hiện chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo lộ
trình và bước đi phù hợp, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu
quả năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Ba là, tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, các ngân hàng
thương mại. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh tổ chức quản lý và hoạt động
của các nhà đầu tư định chế. Cải thiện và nâng cao hiệu lực các chuẩn mực
về cơng khai, minh bạch hóa thơng tin trên thị trường. Tăng cường trách

nhiệm quản lý nhà nước đối với các giao dịch trên thị trường chứng
khoán. Đưa thêm các sản phẩm mới, có chất lượng vào thị trường.



Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính:

Hồn thiện thể chế về tài chính phù hợp với quá trình hồn thiện cơ chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN, thu hút nguồn lực trong xã hội cho
đầu tư phát triển, chú trọng đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần
phát huy lợi thế cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, địa phương, ngành
và sản phẩm.
Mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, đảm bảo cơng bằng,
bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế. Đảm bảo phù hợp theo
cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các cam kết tham
gia thành lập các khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương.
Đồng thời, nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện một số luật thuế mới
như Luật Phí, Lệ Phí ( thay thế cho Pháp Lệnh Phí, Lệ Phí ), Luật Thuế
bất động sản…



Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực:

Tái cấu trúc đầu tư công gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn
ngân sách nhà nước. Đảm bảo hiệu quả đầu tư nhà nước từ xác định chủ
trương, lập và phê duyệt dự án cho đến thực hiện, quản lý, giám sát dự án.
Đổi mới phương thức phát triển tín dụng nhà nước theo nguyên tắc thương
mại. Tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế quản lý giá theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước gắn với việc thực hiện công khai, minh

bạch giá, tăng cường kiếm sốt chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ độc
quyền, sản phẩm cơng ích. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ cho người nghèo và
các đối tượng chính sách.
10




Phát triển các yếu tố tiền đề cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Hồn thiện quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng cả nước, trong từng
vùng, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả tổng thể của
nền kinh tế, bảo vệ môi trường đi đôi với hồn thiện cơ bản mạng lưới giao
thơng vận tải thiết yếu đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành
khách giữa các vùng và các nước trong khu vực. Sử dụng đồng bộ các giải
pháp nhằm thu hút có hiệu quả và kịp thời các nguồn tài chính trong và
ngoài nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Theo đó, đổi mới và hồn
thiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Hoàn
thiện khung pháp lý về đầu tư theo hình thức đối tác Nhà nước – tư nhân.
Đẩy mạnh “xã hội hóa” đầu tư trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục,
văn hóa, thể thao để một mặt tăng thêm nguồn vốn đầu tư, mặt khác làm
tăng tính cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm dịch vụ.



Phát triển khoa học – cơng nghệ:

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho khoa học – công nghệ, thu
hút các thành phần xã hội tham gia hoạt động khoa học – công nghệ, tăng
cường sự gắn kết giữa khoa học – công nghệ với sản xuất, thúc đẩy phát

huy sáng tạo cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng
trong việc cung cấp dịch vụ khoa học – công nghệ giữa các tổ chức thuộc
thành phần kinh tế khác nhau, bao gồm cả việc tiếp cận nguồn kinh phí
dành cho phát triển khoa học – công nghệ từ ngân sách nhà nước. Đẩy
mạnh việc nghiên cứu các sản phẩm khoa học – công nghệ gắn với kết quả
đầu ra, đáp ứng nhu cầu của xã hội và thu hút được nguồn vốn đầu tư,
thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ doanh nghiệp.

11


CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ĐỂ ĐÓNG GÓP VÀO Q TRÌNH
THỰC HIỆN MỤC TIÊU CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẤT
NƯỚC
1. Nhận thức rõ nhiệm vụ, chức năng của bản thân:
Sinh viên Việt Nam cần nhận thức rõ nhiệm vụ, chức năng của bản thân
khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nỗ lực học tập, tích lũy, phải nhận thức
đầy đủ, đúng đắn kiến thức khoa học cơ bản, phải biết vận dụng linh hoạt,
sáng tạo kiến thức đó vào giải quyết vấn đề hiệu quả trong học tập và
trong cuộc sống, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để vững vàng về tư duy
khoa học, phát triển tư duy cá nhân của bản thân.
2. Tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý
tưởng cách mạng trong sáng:
Bối cảnh cách mạng trong nước và quốc tế đang tác động lên tất cả
các đối tượng sinh viên, tác động một cách toàn diện lên tư tưởng, tình
cảm, lối sống, nhu cầu của từng sinh viên. Do đó, sinh viên phải rèn luyện
để có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ
Đảng, Nhà nước và bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước. Đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hịa
bình” của các thế lực thù địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội…
3. Tìm hiểu và phát huy lợi thế:
Sinh viên Việt Nam cần hiểu rõ năng lực của bản thân, phát huy những
điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu. Ứng dụng những lợi thế của bản
thân vào cơng việc đóng góp để thực hiện thành cơng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
4. Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách
mạng 4.0
Cuộc cách mạng 4.0 đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc, trợ
giúp cho sinh viên, học sinh trong học tập và đời sống. Sinh viên cần nắm
bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu đó vào học tập và đời
sống. nhờ cơng nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) nhiều trò chơi, phần mềm giáo
dục được ra đời đáp ứng nhu cầu cụ thể của sinh viên giúp sinh viên cải
thiện tốc độ học tập theo tốc độ riêng của mình.
12


5. Tích cực tham gia xây dựng Đảng:
Sinh viên cần tích cực tham gia xây dựng Đảng, nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Tích cực tham gia xây dựng
khối đại đồn kết tồn dân tộc vững chắc. Tự nguyện, tự giác tham gia vào
các hội của thanh niên, phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên xuất sắc.
6. Tích cực tham gia xây dựng mơi trường xã hội:
Sinh viên tích cực tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh và
môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp. Tích cực tham gia phịng chống
ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
tồn cầu.
7.


Xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội:

Sinh viên Việt Nam cần xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh. Tích cực tham gia các
chương trình, dự án của địa phương. Tự nguyện, tự giác tham gia nghĩa vụ
quân sự, hoạt động bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an nình trật tự, an tồn xã
hội.
8. Chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế:
Sinh viên chủ động, tích cực tham gia vào q trình hội nhập quốc tế;
tham gia giải quyết các vấn đề tồn cầu; tham gia vào cơng tác ngoại giao
nhân dân để nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ
động và tham gia có hiệu quả vào giải quyết các vấn đề tồn cầu như: giữ
gìn hịa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ mơi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu, hạn chế sự bùng nổ dân
số, phịng ngừa và đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.

13


KẾT LUẬN
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã, đang và sẽ là xu hướng phát triển chung của tất
cả các quốc gia trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để
đi đến mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa khơng chỉ là cơng cuộc xây dựng kinh tế mà chính là q trình
biến đổi, cách mạng sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ( kinh tế, chính trị,
văn hóa, khoa học và con người) làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới.
Đặc biệt cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đã đạt được những thành tựu nhất định trên tất cả các lĩnh vực.
Mặc dù vẫn còn nhiều những tồn tại và hạn chế trong việc phát triển cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa nhưng Đảng và nhà nước luôn kịp thời đề ra những quan điểm và

giải pháp khắc phục để từng bước đưa đất nước đi lên con đường Chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức được sự cấp thiết của q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và
sinh viên Việt Nam nói riêng hãy ra sức học tập, trau dồi lý tưởng độc lập dân tộc và
Chủ nghĩa xã hội; ra sức thi đua lao động và rèn luyện để hình thành một thế hệ
thanh niên tân tiến, xứng tầm đòi hỏi của đất nước và thời đại.
--------------------------------

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin.

2.
Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 55, tr.345-348, Nxb: Chính trị Quốc
gia năm
2015.
3.
năm
1989.

Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VI, tr.212, Nxb: Sự thật, Hà Nội,

4.
Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung Ương khóa
XII, Văn phòng Trung Ương Đảng, tr.47, năm 2018.
5.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược và chính sách tài
chính,…
6.

Wikipedia về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

/>3a_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam


15



×