Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) quan điểm của triết học mác lênin về ý thức mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ý nghĩa phương pháp luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.09 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Chủ đề:

Quan điểm của triết học Mác - Lênin về
ý thức Mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức Ý nghĩa phương pháp
luận
Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Thanh Quang
Sinh viên thực hiện: Nhóm 2

Kiều Nguyên Khang - ghi MSSV

Lý Hoàng Tân - SA140407

Lê Đức Thịnh - SE140160
Lớp: GD1504


MỤC LỤC
1.
Nguồn gốc, bản chất của ý
thức………………………………………….2
2.
Kết cấu ý
thức…………………………………………………………….4
3.
Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật


chất

ý
thức.
Ý
nghĩa
phương
pháp
luận….
……………………………………8


1


1. Nguồn gốc, bản chất của ý thức
A. Nguồn gốc của ý thức
Nguồn gốc của ý thức bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
* Nguồn gốc tự nhiên
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là sự xuất hiện của con người và sự hình
thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan.
Vậy năng lực phản ánh có ý nghĩa gì? Và tại sao lại là bộ não của
con người?
Thứ nhất, phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một dạng vật chất
này ở một dạng vật chất khác. Nó là một thuộc tính của mọi dạng vật chất.
Thứ hai, các kết cấu vật chất càng phát triển thì năng lực phản ánh càng
cao.
Thứ ba, phản ánh được chia làm nhiều hình thức, trong đó ý thức
(phản ánh năng động, sáng tạo) là hình thức cao nhất và đặc trưng của bộ óc
người. Khoa học đã chứng minh được con người là sản phẩm cao nhất của

quá trình phát triển. Não người có cấu trúc vơ cùng phức tạp, được liên kết
chặt chẽ với các giác quan nhằm tiếp nhận và xử lý thông tin từ thế giới
khách quan.
* Nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc xã hội của ý thức bao gồm nhiều yếu tố, nhưng cơ bản và
trực tiếp nhất là lao động, rồi đến ngôn ngữ.
Tại sao lại là lao động, rồi đến ngôn ngữ?
Lao động là quá là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên để
tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của mình. Lao động làm thay đổi cấu trúc
cơ thể người, bộc lộ những thuộc tính kết cấu, quy luật vận động của tự nhiên,
… để con người có thể quan sát và tiếp thu.
Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã hội. Con người trong q trình
lao động đã phát sinh nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng. Từ đó, ngơn ngữ
2


được sử dụng như một phương tiện để giao tiếp cũng như truyền lại
kinh nghiệm, tư tưởng cho thế hệ sau.
B. Bản chất của ý thức
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá
trình phản ánh năng động, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc con người.

Điều này có thể được làm rõ qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, hình ảnh bị thế giới khách quan quy định về nội dung và hình
thức thể hiện. Tuy nhiên, nó được cải biến ở trong bộ óc con người thơng qua
lăng kính chủ quan của cá nhân (tình cảm, tri thức, nhu cầu, kinh nghiệm, …).

Thứ hai, do năng lực phản ánh năng động, sáng tạo, con người khơng
chỉ có thể tiếp thu mà cịn có thể chọn lọc, xử lý cũng như lưu trữ thông tin từ
thế giới khách quan, từ đó tri thức mới được ra đời.

Thứ ba, con người cịn có khả năng tưởng tượng những thứ ảo tưởng,
huyền thoại; dự báo tương lai; tạo ra những khái niệm, giả thuyết trừu tượng và
khái quát.

* Kết luận
Từ những lý thuyết trên, em đã tiếp thu được những khái niệm cơ bản về
nguồn gốc cũng như là bản chất của ý thức. Dựa trên những gì đã học được,
em có cái nhìn bao quát hơn về ý thức cũng như là ý nghĩa nó mang lại cho con
người. Ta có thể nói rằng ý thức chính là đặc trưng riêng của con người, là thứ
giúp phân biệt con người với các dạng vật chất khác, là thứ giúp chúng ta hình
thành xã hội và phát triển nó đến ngày hơm nay và cả trong tương lai. Bằng
những kiến thức tiếp thu được chúng ta có thể phát triển và cải tạo ý thức của
con người ngày một đi lên.

3


2. Kết cấu của ý thức
2.1. Các lớp cấu trúc của ý thức
Ý thức có một kết cấu rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật
thiết với nhau; trong đó cơ bản nhất là tri thức, tình cảm và ý chí.
+ Tri thức là tồn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của q trình
nhận thức, tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế giới xung quanh.
- Tri thức có thể chia thành nhiều loại dựa vào lĩnh vực được phản ánh như: tri
thức về tự nhiên, xã hội, con người v.v…
- Khi dựa theo trình độ phát triển của nhận thức thì tri thức cũng có nhiều cấp
độ khác nhau như: cảm tính, lý tính, kinh nghiệm, lý luận, tiền khoa học,
khoa học v.v…
- Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển.
C.Mác có nói: “Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó

tồn tại đối với ý thức là tri thức”. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất; là nhân tố
định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố
khác.
+ Tình cảm là thái độ của con người trong các quan hệ giữa người vói người và
người với thế giới khách quan. Đây là một trong những động lực quan trọng
thôi thúc hoạt động của con người để vươn lên trong mọi hoàn cảnh. V.I. Lênin
có nói: “xưa nay khơng có và khơng thể có sự tìm tịi chân lý” nếu khơng có sự
tồn tại của tình cảm”. Có rất nhiều loại tình cảm như: gia đình, xã hội, đạo đức,
tơn giáo v.v…

4


+ Q trình nhận thức sự vật ln tràn đầy rẫy những khó khăn, gian khổ. Để
có thể vượt qua mọi thứ và đạt được tri thức thì con người cần phải có ý chí. Ý
chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người thông qua sự cố gắng,
nỗ lực không ngửng nhằm vượt qua những cản trở để đạt được mục đích đã đề
ra từ trước.
2.2. Các cấp độ của ý thức
Bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức, v.v… trong đó tự ý thức
là ở cấp độ sâu nhất.
+ Tự ý thức là lúc con người tự xem bản thân là một thực thể sống, có thể phân
biệt và tách biệt bản thân với thế giới. Có thể tự làm chủ hảnh động, điều chỉnh
hành vi của bản thân trong tác động qua lại với thế giới quan để hoàn thiện bản
thân.
- Tự ý thức được biểu hiện qua sự tư duy, tự đánh giá năng lực và trình độ hiểu
biết của bản thân về thế giới cũng như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, nguyện
vọng, hành vi, đạo đức và lợi ích của mình. Qua đó xác định đúng vị trim điểm
mạnh, điểm yếu của mình để tự hồn thiện bản thân.
Ví dụ: Anh A gây tai nạn chết người và đã chạy trốn khỏi hiện trường, nhưng

sang ngày mai anh A đã đến công an tự đầu thú. Điều này chứng tỏ anh A đã tự
ý thức về tội lỗi của mình và tự đi đầu thú để chịu trách nhiệm về lỗi lầm
mà mình gây ra cho người khác.
- Ngoài tự ý thức của cá nhân ra thì cịn có sự tự ý thức của các nhóm xã hội
khác nhau về địa vị của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất, về lợi ích và lý
tưởng. Ở đây con người hảnh động khơng vì nhu cầu cá nhân mà là vì lợi ích
chung của một tập thể để cùng nhau phát triển.

5


Ví dụ: Vào ngày “Giờ Trái Đất” các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh sẽ hưởng
ứng bằng cách tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh
hoạt trong vòng 60 phút. Với mục đích làm giảm lượng khí thải dioxide cacbon
- một khí gây ra hiệu ứng nhà kính.
+ Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm sốt của ý
thức, nó giống như là sự phản xạ vơ điều kiện của con người, được hình thành
từ trước và gần như đã trở thành bản năng nằm sâu trong ý thức.
Ví dụ: Khi cánh tay vơ tình chạm vào một vật bị rỉ điện thì sẽ tự động rụt lại
mà khơng có sự kiểm sốt của ý thức con người. Điều tương tự cũng xảy ra khi
chạm vào một vật có nhiệt độ cao.
+ V ơ thức là những hành vi, suy nghĩ, thái độ ứng xử của con người khơng
được điều khiển bởi lý trí và bản thân con người không thể nhận thức được. Sự
vô thức điều khiển hành vi của con người thông qua phản xạ khơng điều kiện.
Ví dụ: Nhịp tim của những chàng trai đang trong tuổi dậy thì sẽ đập rất nhanh
khi đang ở gần người con gái trong mộng của mình, đồng thời tay chân cũng sẽ
tự động run rẩy vì sự lo lắng, lời nói lắp bấp, tâm trí trở nên trống rỗng.
2.3. Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”
+ Hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0, con người đã phát minh ra nhiều loại
máy móc siêu phàm khơng những chúng có khả năng thay thế sức người mà

cịn có thể thay thế một phần trí óc của con người. Nhưng điều này không đồng
nghĩa với việc là cái máy cũng có ý thức như một con người.
+ Bởi ý thức là sự phản ánh sáng tạo lại hiện thực mà chỉ có ở con người với
những tính cách, nó mang bản chất xã hội. Một cái máy thì khơng thể sáng tạo mà
nó chỉ có thể học và bắt chước lại những tri thức, hành động của con người.

6


Vì thế cho dù máy móc có hiện đại, tiên tiến vượt bậc đến đâu thì cũng khơng
thể hồn thiện được như bộ óc con người.
+ Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển thì đi theo đó là nhu cầu của con
người cũng tăng dần khi đó sức người khó có thể đáp ứng được hết mọi thứ.
Và từ nguyên do đó mà con người đã phát minh ra những loại máy móc để hỗ
trợ rồi từng bước đi đến đỉnh cao của máy móc đó chính là trí tuệ nhân tạo.
* Kết luận
Từ những lý thuyết trên, em đã có được những hiểu biết về các yếu tố cấu tạo nên
ý thức, các cấp độ của ý thức và cũng như việc trong máy móc khơng thể tồn tại ý
thức. Từ những kiến thức mà em tiếp thu được thì em đã hiểu rằng bản chất của ý
thức chính là sự phản ánh chân thật và đầy đủ nhất của ý thức. Hành
vi con người cũng chính là yếu tố thể hiện bản chất cúa ý thức. Ý thức là một
hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Nó giúp cho con người trở nên nhạy
bén hơn và tạo dựng một khả năng có thể phản ứng kịp thời với các hiện tượng
của môi trường xung quanh. Ngoài ra, nếu chúng ta tạo dựng cho bản thân một
ý thức tốt thì có thể để từ đó mà cùng nhau góp phần cho sự phát triển của đất
nước.

7



3. Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết
học, đặc biệt là của triết học hiện đại”. Tùy theo lập trường thế giới quan khác
nhau, khi giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mà hình thành hai
đường lối cơ bản trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

* Vật chất quyết định ý thức
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên những khía
cạnh sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật chất “sinh” ra ý
thức, vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người, mà con người
là kết quả của một quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự
nhiên, của thế giới vật chất. Con người do giới tự nhiên, vật chất sinh ra, cho
nên lẽ tất nhiên, ý thức - một thuộc tính của bộ phận con người - cũng do giới tự
nhiên, vật chất sinh ra.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. Suy cho cùng, dưới bất kỳ
hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Ý thức mà trong
nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào
trong đầu óc con người.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Phản ánh và sáng tạo là hai
thuộc tính khơng tách rời trong bản chất của ý thức. Chính thực tiễn là hoạt
động vật chất có tính cải biến thế giới của con người - là cơ sở để hình thành,
phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo,
phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Mọi sự tồn
tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật
chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi theo.

8



* Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật
chất Điều này được thể hiện trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản
ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi
đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng,
không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động
thực tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi
những điều kiện, hoàn cảnh vật chất phục vụ cho cuộc sống của con người.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của
con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai,
thành công hay thất bại.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trị của ý thức ngày càng to lớn. Trong
bối cảnh tồn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư
tưởng nhân văn là hết sức quan trọng. Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc
dù rất to lớn, nhưng khơng thể vượt q tính quy định của những tiền đề vật
chất đã xác định.
* Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, rút ra
nguyên tắc phương pháp luận là tơn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy
tính năng động chủ quan. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ
trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan,
từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có.
Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân
tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ,
thiếu tính sáng tạo

9



Để thực hiện ngun tắc tơn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính
năng động chủ quan, cịn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi
ích.
* Kết luận
Từ những lý thuyết trên đã bắt đầu hình thành dần trong đầu em tư tưởng
vận hành, nguyên lý của vật chất và ý thức, cũng như giúp em có cái nhìn khác,
sâu rộng, bao qt hơn về các sự vật hiện tượng xảy ra trong đời sống. Từ cái
nhìn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, em rút
ra được các nguyên tắc phương pháp luận nhằm phát huy được tính năng động
chủ quan. Hiểu được tác động trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, các chủ
trương, đường lối, mục tiêu điều phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phải biết phát huy tính năng động
sáng tạo của ý thức, cũng như nhân tố con người, phải coi trọng vai trị của ý
thức, coi trọng cơng tác tư tưởng cũng như giáo dục tư tưởng. Phải thực hiện
ngun tắc tơn trọng tính khách quan. Phải biết kết hợp hài hồ lợi ích cá nhân
của mình so với lợi ích của tập thể cũng như lợi ích của xã hội. Dựa trên động
cơ trong sáng, cộng với thái độ thật sự khách quan, không vụ lợi trong nhận
thức và hành động của mình để phát triển xã hội ngày một tươi đẹp hơn.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Triết học Mác - Lênin: Dành cho bậc Đại học khơng chun lý luận
chính trị, NXB: Chính trị Quốc Gia, 2021

11




×