Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

(TIỂU LUẬN) QUẢN TRỊ tài CHÍNH ĐÁNH GIÁ và PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CƠNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
Giảng viên: Thầy Trần Minh Tú

TP. Hồ Chí Minh, 2022

1

BẢNG ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐĨNG GĨP


STT

Họ Tên

1

Nguyễn Thị Huyền

2

Phạm Lương Thu Ba

3

Hoàng Thị Yến Nhi


4

Nguyễn Phương Anh

5

Trần Kiều Khanh

6

Nguyễn Ngọc Uyên Thy

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Thơng tin cơ bản về công ty Vinamilk................................................................................ 5
Bảng 3. 1: Số liệu về doanh thu, lợi nhuận sau thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp...................... 9
Bảng 3. 2: Bảng cơ cấu tuyển dụng nhân sự của Vinamilk trong 4 năm gần đây nhất.............12
Bảng 4. 1: Một vài danh mục trong báo cáo tài chính của Vinamilk qua 4 năm........................15
Bảng 4. 2: Bảng tài sản và nợ ngắn hạn của Vinamilk qua các năm.............................................. 18
Bảng 4. 3: Bảng tổng hợp các chỉ số hoạt động của Vinamilk........................................................ 20
Biểu đồ 3. 1: Doanh thu Vinamilk qua các năm................................................................................. 10
Biểu đồ 3. 2: Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk qua các năm.......................................................... 11
Biểu đồ 3. 3: Thuế thu nhập doanh nghiệp của Vinamilk qua các năm........................................ 11
Biểu đồ 3. 4: Tỷ lệ tuyển mới và tỷ lệ nghỉ việc qua các năm của Vinamilk............................... 13
Biểu đồ 4. 1: Hàng tồn kho của Vinamilk qua các năm.................................................................... 15
Biểu đồ 4. 2: Nợ phải trả của Vinamilk qua các năm........................................................................ 16
Biểu đồ 4. 3: Tổng tài sản của Vinamilk qua các năm...................................................................... 16
Biểu đồ 4. 4: Tổng doanh thu của Vinamilk qua các năm................................................................ 16

Biểu đồ 4. 5: Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk qua các năm.......................................................... 17
Biểu đồ 4. 6: Thể hiện chỉ số thanh khoản của Vinamilk qua các năm......................................... 19

3

MỤC LỤC


1.

Giới thiệu công ty ..............................................................................................................

2.

Các bên liên quan .............................................................................................................

2.1.Bên trong .....................................................................................

2.2.Bên ngoài .....................................................................................
3.

Phát triển bền vững ..........................................................................................................

3.1.Định nghĩa ...................................................................................

3.2.Phát triển bền vững của Vinamilk ...............................................
3.2.1. Kinh tế ......................................................................................................................
3.2.2. Xã hội .....................................................................................................................
3.3.3. Mơi trường ..............................................................................................................
4.


Phân tích cơng ty ..............................................................................................................

4.1.Đánh giá chung về báo cáo tài chính ..........................................

4.2.Phân tích các chỉ số ....................................................................

4.3.Đánh giá doanh nghiệp ...............................................................

4.4.Kiến nghị ....................................................................................
5. Kết luận ...............................................................................................................................
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................

4


1. Giới thiệu công ty
Bảng 1. 1: Thông tin cơ bản về cơng ty Vinamilk
Chi tiết
Tên cơng ty

Loại hình cơng ty
Ngành nghề
Ngày thành lập
Dịch vụ

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Công ty Cổ phần
Sữa và các chế phẩm từ sữa

20 tháng 8 năm 1976
Các sản phẩm chế biến từ sữa, phòng khám đa khoa,

nước trái cây/giải khát, đầu tư tài chính

Mã chứng khốn HOSE
Khu vực hoạt động

VNM
Việt Nam, Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu,
Trung Đơng, Châu Phi, Bắc Mỹ

Logo công ty

Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk được thành lập năm 1976, trải qua gần 45 năm
hoạt động, Vinamilk hiện là công ty sữa lớn nhất cả nước với thị phần 37%. Để đạt được
những thành quả và có được một thương hiệu Vinamilk vững mạnh như hiện nay phải kể đến
chiến lược truyền thông của Vinamilk - một chiến lược xuất sắc. Sở hữu hệ thống 12 trang
trại chuẩn quốc tế trải dài trên khắp đất nước và kết nối với 13 nhà máy hiện đại. Vinamilk có
danh mục sản phẩm phong phú, với hơn 220 sản phẩm trên đủ các ngành hàng như sữa nước,
sữa chua, sữa bột và bột dinh dưỡng, sữa đặc, kem, phơ mai, sữa hạt, nước giải khát, dịng
sản phẩm Organic… đáp ứng mọi nhu cầu về dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam.

5


Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt
Nam vào năm 2007. [1] Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến
sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống,
84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Ngoài việc phân phối

mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản
phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba
Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á...Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu
dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh
văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện
tại Thái Lan. Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những cơng ty thuộc Top 200 cơng ty có
doanh thu trên 1 tỷ đơ tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương.

Ngồi việc khẳng định được vị thế thương hiệu ở thị trường nội địa, Vinamilk cịn có
nhiều bước đi chiến lược để xây dựng chỗ đứng cho thương hiệu sữa Việt Nam trên thị
trường thế giới thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và tích cực thúc đẩy xuất khẩu
tại nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á, M ỹ, khu vực
Trung Đông,…Vinamilk cũng là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu
sữa vào các quốc gia thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU). Tính đến nay, Vinamilk đã
xuất khẩu sản phẩm đi 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch đạt hơn 2,2 tỷ USD.
Cổ phiếu của Vinamilk cũng được xếp là cổ phiếu Blue-chip tại Việt Nam, dành cho những
doanh nghiệp của Việt Nam được cấp mức tăng trưởng và doanh thu ổn định.

6


2. Các bên liên quan

2.1. Bên trong

Employees:
Nhân viên các bộ phận (marketing, bán hàng, kế tốn, tài chính, lao cơng…)
Manager:
Ơng Mai Hoài Anh ( Giám đốc điều hành kinh doanh Quốc tế và kinh doanh Nội địa)
Ông Trịnh Quốc Dũng (Giám đốc điều hàng phát triển vùng nguyên liệu)

Bà Bùi Thị Hương (Giám đốc điều hành Nhân sự-Hành chính và Đối ngoại)
Ông Nguyễn Quốc Khánh (Giám đốc Điều hành Nghiên cứu và Phát triển)
Ông Lê Thành Liêm (Giám đốc Điều hành tài chính kiêm Kế tốn trưởng)
Ơng Nguyễn Quang Trí (Giám đốc điều hành Marketing)
Ơng Lê Hồng Minh (Giám đốc điều hành sản xuất)
Bà Mai Kiều Liên (Tổng giám đốc)
Owners:
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Bà Lê Thị Băng Tâm (Chủ tịch Hội đồng Quản trị) và các thành
viên Hội đồng Quản trị
2.2. Bên ngồi
Suppliers: các nơng trại sữa nội địa, các hộ dân cung cấp sữa tươi, các công ty cung cấp thiết
bị máy móc từ Châu Âu (Thuỵ Điển, Ý…), nhà cung cấp các nguyên vật liệu khác,.. Society:
sức khỏe cộng đồng, sự phát triển của trẻ em,..
Government: Sở kế hoạch đầu tư TPHCM, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, Tổng cục thuế
Creditors: người lao động, các cá nhân và doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho Vinamilk

nhưng chưa được thanh toán, cơ quan thuế Nhà nước,.....
Customer: khách hàng tiêu dùng sản phẩm, những doanh nghiệp sử dụng hoặc mua bán, nhập
khẩu sản phẩm của Vinamilk,..
Shareholders: Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (36,00%), F&N Dairy
Investments Pte Ltd (17,69%), Platinum Victory PTE .Ltd (10,62%),...

7


ĐÁNH GIÁ BAN LÃNH ĐẠO
Bà Mai Kiều Liên là người đại diện của công ty theo pháp luận và là người chịu trách
nhiệm trước Hội đồng Quản trị. Với phong cách lãnh đạo sáng suốt, ln tìm kiếm sự đổi
mới, cải tiến và đạo đức trong quản lý, bà đã đưa Vinamilk đến những đột phá trong kinh
doanh. Nâng tầm Vinamilk cạnh tranh công bằng với các thương hiệu sữa hàng đầu thế giới,

giữ vững thị phần sản lượng. Bà gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng
và xã hội, luôn quan tâm đến các hoạt động vì xã hội, cộng đồng và mơi trường. Dưới sự lãnh
đạo của bà, Vinamilk ln có được những hành động thiết thực và mang lại hình ảnh đẹp cho
thương hiệu của mình. Bà Mai Kiều Liên là một doanh nhân có năng lực quản trị tốt, bà là
người Việt Nam duy nhất trong số 50 doanh nhân nữ quyền lực nhất Châu Á bình chọn bởi
Forbes. Tuy nhiên, trong kỹ năng quản trị bà vẫn còn một số điểm hạn chế như là chưa truyền
tải được tới người tiêu dùng sự khác biệt giữa sữa tươi và sữa tiệt trùng.

8


3. Phát triển bền vững
3.1. Định nghĩa
Phát triển bền vững được hiểu là một quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát
triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, cơng bằng, ổn định, văn hố đa dạng
và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hồn
chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền
vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường. (Dương, 2022)


Phát triển bền vững về kinh tế: là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định
và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ,
đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông
qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm
phương hại đến xã hội và môi trường.



Phát triển bền vững về xã hội: là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã
hội, xóa đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,

đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế,
giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường.



Phát triển bền vững về môi trường: là việc sử dụng hợp lí tài ngun thiên nhiên,
duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn
lực tái sinh. Phát triển bền vững về môi trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn
định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề nhiễm môi trường
bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý tốt

chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các tác
động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
Ngồi ra, phát triển bền vững về môi trường cần phải hướng được các doanh nghiệp
từng bước thay đổi mơ hình sản xuất, hướng doanh nghiệp đến các công nghệ sản xuất sạch
hơn, thân thiện với môi trường hơn. Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không
làm phương hại đến kinh tế và xã hội. (Dương, 2022)
3.2. Phát triển bền vững của Vinamilk
3.2.1. Kinh tế
Dựa vào báo cáo tài chính của cơng ty Vinamilk qua các năm thu thập bảng số liệu về doanh
thu, lợi nhuận sau thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Bảng 3. 1: Số liệu về doanh thu, lợi nhuận sau thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ
đồng

9


Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế

Thuế thu nhập doanh
nghiệp
Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của Vinamilk

Biểu đồ 3. 1: Doanh thu Vinamilk qua các năm

Biểu đồ 3.1 là biểu đồ biểu thị doanh thu của Vinamilk từ năm 2018 đến 2021. Từ
biểu đồ trên, ta có thể thấy được doanh thu tăng trưởng đều qua các năm, trong đó doanh thu
đạt cao nhất vào năm 2021. Năm 2020 tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk đạt 59,723 tỷ
đồng, tăng 5.9% so với cùng kỳ 2019. Năm 2021, ngành sữa nói chung cũng chịu những ảnh
hưởng khách quan từ đại dịch thế kỷ, trong đó, doanh nghiệp đầu ngành Vinamilk không phải
ngoại lệ, tuy nhiên, Vinamilk đã kết lại năm “sóng gió” 2021 bằng việc thiết lập kỷ lục mới về
doanh thu với lần đầu vượt mốc 60,000 tỷ đồng, tăng 2.16% so với năm 2020.

10


Biểu đồ 3. 2: Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk qua các năm

Biểu đồ 3.2 là biểu đồ biểu thị lợi nhuận sau thuế của Vinamilk từ năm 2018 đến
2021.Biểu đồ trên cho thấy lợi nhuận sau thuế của Vinamilk tăng liên tục trong 3 năm, đạt
đỉnh điểm vào năm 2020. Vào 2020, Vinamilk ghi nhận 11.236 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế,
lần lượt tăng 5,9% và 6,5% so với cùng kỳ. Đến năm 2021, lợi nhuận sau thuế giảm xuống
còn 10,632 tỷ đồng, giảm hơn 5,3% so với năm 2020 và đạt 94,6% mục tiêu năm.

Biểu đồ 3. 3: Thuế thu nhập doanh nghiệp của Vinamilk qua các năm
Biểu đồ 3.3 biểu thị thuế thu nhập doanh nghiệp của Vinamilk từ năm 2018 đến 2021. Ta
nhận thấy qua 4 năm, thuế thu nhập doanh nghiệp có sự tăng nhẹ, ổn định và có thuế thu nhập cao
nhất vào năm 2021 với 2321 tỷ đồng (tăng 0.44% so với 2020). Bên cạnh đó, theo Thời báo tài
chính, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp có thuế thu nhập lớn nhất nước,


11


điều đó phản ánh được đóng góp tích cực của các doanh nghiệp với ngân sách quốc gia, đồng
thời cũng phần nào thể hiện được hiệu quả kinh doanh của Vinamilk trong 4 năm gần nhất.
Nhận xét: Như vậy, thông qua biểu đồ doanh thu, lợi nhuận sau thuế, thuế thu nhập doanh
nghiệp qua các năm, ta thấy rằng Vinamilk có sự tăng trưởng đều và phát triển bền vững về
mặt kinh tế.
3.2.2. Xã hội
Đối với người lao động, nơi làm việc là một xã hội thu nhỏ mà hàng ngày họ sống và
làm việc. Với quan điểm đó, Vinamilk luôn hướng đến việc xây dựng môi trường làm việc tốt
nhất cho người lao động. Môi trường làm việc tốt được bao hàm bởi nhiều khía cạnh: điều
kiện lao động an tồn, chăm sóc sức khỏe người lao động, chế độ làm việc đảm bảo lợi ích và
quyền lợi của người lao động. Vinamilk chú trọng đến việc cung cấp cho người lao động
những điều kiện lao động an toàn và mong muốn chăm sóc sức khỏe cho người lao động để
năng suất làm việc của họ là cao nhất.
Cụ thể, theo báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk, trong năm 2021, công ty đã
đầu tư 17,17 tỷ đồng vào lĩnh vực An toàn lao động, 8,29 tỷ đồng cho chi phí khám sức khỏe
của nhân viên và 58,59 tỷ đồng cho cơng tác phịng chống Covid.
Bảng 3. 2: Bảng cơ cấu tuyển dụng nhân sự của Vinamilk trong 4 năm gần đây nhất

Lao động trực tiếp
(người)
Tỷ lệ lao động tuyển
mới trong năm (%)
Tỷ lệ nghỉ việc (%)
Nguồn: Dựa trên báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk

12



Biểu đồ 3. 4: Tỷ lệ tuyển mới và tỷ lệ nghỉ việc qua các năm của Vinamilk
Từ biểu đồ trên, ta thấy được tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên Vinamilk qua các năm
giảm, đồng nghĩa với tỷ lệ tuyển mới cũng giảm theo. Năm 2020, tỷ lệ lao động tuyển mới
của Vinamilk đạt 7%.
Điều này chứng tỏ công ty đã dần hồn thiện mơi trường làm việc cho nhân viên,
lương thưởng, chế độ ưu đãi, training cũng như chế độ thăng tiến trong công việc tốt khiến
công ty thành công trong việc giữ chân nhân tài. Vinamilk cũng liên tiếp duy trì ngơi vị số 1
trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 3 năm liền. Công ty còn triển khai giải pháp nhân
sự, tổ chức để đảm bảo hoạt động đồng thời thu hút, giữ chân nhân tài. Cụ thể là Vinamilk áp
dụng nhiều chính sách hỗ trợ, cải thiện thu nhập, phúc lợi và bảo vệ sức khỏe người lao động
trong dịch bệnh như chủ động duy trì các biện pháp phịng chống dịch một cách chủ động và
tích cực; điều chỉnh hỗ trợ thu nhập cho nhân viên, đồng thời đảm bảo các chế độ phúc lợi .
Ngoài ra các hoạt động phát triển tổ chức, nâng cao năng lực cho người lao động tại
Vinamilk cũng khơng vì Covid mà chậm lại. Năm 2020, gần 27.400 lượt học viên Vinamilk đã
tham gia các lớp đào tạo nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, năng lực…Vinamilk còn đầu tư thu hút
và phát triển đội ngũ quản lý, tạo động lực cho sự phát triển. Năm 2020, chương trình Quản trị
viên tập sự (MT) của Vinamilk đã thu hút hơn 1.500 ứng viên. (Huyen Thanh, 2021).
Nhân viên Vinamilk cũng được khích lệ tham gia các hoạt động văn hóa nội bộ, rèn luyện
sức khỏe, tạo ra sự gắn kết đội ngũ như chiến dịch “Triệu bước đi, đẩy lùi Cơ-vi”; Góp ngày
lương để hỗ trợ chống dịch và đồng bào miền Trung bị thiên tai bão lũ… Chương trình hỗ trợ cho
các trẻ em nghèo mổ tim đã được Vinamilk thực hiện từ năm 1995 đến nay, góp phần mang đến
cơ hội được chữa trị và sống khỏe mạnh cho các bệnh nhân nghèo, trong đó có

13


nhiều trẻ em nhỏ trên cả nước. Thông qua nguồn tài trợ lên đến 7,2 tỷ đồng, Vinamilk đã giúp
gần 1.300 bệnh nhân nghèo mổ tim và mắt, trong đó có nhiều trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh

được phẫu thuật, có thêm cơ hội được sống với một trái tim khỏe mạnh.Vinamilk ngày càng
ghi nhiều dấu ấn tích cực trong việc hướng đến các giá trị cho Cộng đồng, cho một cuộc sống
tốt đẹp và bền vững hơn với danh hiệu “Doanh nghiệp có chương trình Cộng đồng tốt nhất.
(Công an nhân dân, 2022)
3.3.3. Môi trường
Là doanh nghiệp sản xuất và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Vinamilk đã ứng
dụng kinh tế tuần hoàn trong toàn bộ chu trình sản xuất kinh doanh. Kinh tế tuần hồn và các
sáng kiến về triển bền vững đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu và tái sử dụng đáng kể nguồn
tài nguyên đầu vào, phế liệu. Một điển hình về kinh tế tuần hồn là hệ thống biogas tại các
trang trại bị sữa, giúp biến chất thải gia súc thành phân bón cho cây trồng, đồng cỏ, vừa thu
hồi được khí metan để sử dụng thành chất đốt, hạn chế được việc sử dụng điện năng trong
một số hoạt động của trang trại. Đây được coi là "chìa khóa xanh" góp phần giảm thiểu chất
thải và khí nhà kính, vận hành các trang trại thân thiện với môi trường. Theo báo cáo phát
triển bền vững của Vinamilk vào năm 2021, công ty đã tiết kiệm được 2,44 tỷ đồng nhờ giảm
997 kg nhựa, giảm điện 170.748 KWh, giảm nước sử dụng 86.160 m3 và giảm 980kg hoá
chất. Từ những số liệu trên, ta thấy được Vinamilk đã tối ưu việc sử dụng và tái tạo các tài
ngun, mang những đóng góp vơ cùng tích cực cho cơng tác bảo vệ mơi trường.
ESG là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Environmental, Social and corporate
Governance) chỉ nhóm các yếu tố Mơi trường, Xã hội và Quản trị công ty. Tại Việt Nam, việc
thực hành ESG tại các công ty cũng đang được chú trọng hơn bao giờ hết. Trong đó, Vinamilk
nằm trong số các doanh nghiệp đi đầu và được giới đầu tư đánh giá cao về áp dụng các tiêu
chí ESG trong hoạt động kinh doanh. Năm 2020, chỉ số ESG của Vinamilk là 90, chỉ số trung
bình ngành là 58, chỉ số của Vinamilk cao hơn trung bình ngành rất nhiều, chứng tỏ Vinamilk
là một hình mẫu phát triển bền vững cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra trong năm
2020, Vinamilk đã hoàn thành xong mục tiêu “Một triệu cây xanh cho Việt Nam” - trồng được
1.121.000 cây xanh tại 56 địa điểm thuộc 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, với tổng trị giá gần
12,5 tỷ đồng. (Anh Huyền, 2020)
⇨ Đánh giá chung: Như vậy, từ việc phân tích sự phát triển của cơng ty qua ba khía cạnh

kinh tế, xã hội và mơi trường, ta có thể nhận thấy rằng Vinamilk là một cơng ty phát triển bền

vững. Vinamilk có sự phát triển về mặt kinh tế qua các năm cũng như có nhiều hoạt động hỗ trợ
an sinh xã hội và đóng góp tích cực cho mơi trường. Chính sự phát triển bền vững này cũng là
mục tiêu mà công ty muốn đẩy mạnh hơn nữa trong vòng 5 năm sắp tới đây.

14


4. Phân tích cơng ty
4.1. Đánh giá chung về báo cáo tài chính
Bảng 4. 1: Một vài danh mục trong báo cáo tài chính của Vinamilk qua 4 năm

Danh mục/ năm
Hàng tồn kho
Nợ phải trả
Tổng tài sản
Tổng doanh thu
Lợi nhuận sau thuế

Biểu đồ 4. 1: Hàng tồn kho của Vinamilk qua các năm

15


Biểu đồ 4. 2: Nợ phải trả của Vinamilk qua các năm

Biểu đồ 4. 3: Tổng tài sản của Vinamilk qua các năm

Biểu đồ 4. 4: Tổng doanh thu của Vinamilk qua các năm
16



Biểu đồ 4. 5: Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk qua các năm
Qua các biểu đồ cho thấy:
Hàng tồn kho của doanh nghiệp vào năm 2019 là 4,983 tỷ đồng kém hơn so với năm 2018
là 542 tỷ đồng, tương tự đến năm 2020 số hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn có xu hướng giảm
nhưng khơng nhiều, cụ thể hàng tồn kho vào năm 2020 là 4,905 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, doanh
nghiệp khơng bị đọng hàng tồn kho. Nhưng đến năm 2021, hàng tồn kho lại tăng cao so với năm
2020, cụ thể tăng 1,868 tỷ đồng. Điều này cũng là điều dễ hiểu khi 2021 là năm của đại dịch,
doanh nghiệp toàn cầu đều bị ảnh hưởng khơng chỉ riêng gì Vinamilk.

Tổng nợ phải trả năm 2018 là 11,094 tỷ đồng và liên tiếp tăng mạnh trong năm 2019
lên đến 14,968 tỷ đồng. Nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2020 và tăng mạnh vào năm 2021.
Những con số này cho thấy nợ phải trả của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng.
Nợ phải trả của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhưng tổng tài sản của doanh
nghiệp lại liên tiếp tăng qua các năm lần lượt là 37,366, 44,699, 48,432, 53,332 tỷ đồng. Có
thể nói, qua các chỉ số của 4 năm doanh nghiệp này quản trị tài chính hiệu quả chưa cao.
Doanh thu của Vinamilk bắt đầu tăng mạnh trong năm 2018 và vẫn tiếp tục tăng qua các
năm 2019, 2020 và 2021. Tuy nhiên đến năm 2020, 2021 con số doanh thu vẫn tăng nhưng khơng
cịn mạnh mẽ so với các năm trước. Có thể nói 2021 là một năm khó khăn đối với kinh tế thế giới
nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng. Một doanh nghiệp như Vinamilk cũng khơng tránh khỏi
được những ảnh hưởng mà COVID-19 mang lại nhưng doanh thu của Vinamilk năm 2021 vẫn
tăng trưởng vượt qua 60,000 tỷ đồng. Đây cũng là một con số tích cực và khả quan đối với một
doanh nghiệp ngàn tỷ trong diễn biến phức tạp của đại dịch lúc bấy giờ.

17


So với tổng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp rất thấp, điều này cho thấy chi phí
của doanh nghiệp đang rất cao. Doanh nghiệp nên tìm cách giảm trừ các khoảng chi phí phát
sinh khơng đáng có để tăng lợi nhuận. Cụ thể:

-

Tăng doanh thu bán hàng.

-

Doanh nghiệp nên cắt giảm các đại lý ở xa không hiệu quả. Đẩy mạnh các đại lý lân
cận hiệu quả hơn.

-

Thương lượng, làm giảm bớt các đầu giá nguyên liệu sản xuất. Tìm các nguồn cung
cấp có giá tốt hơn.

-

Tinh chế, cơ cấu lại bộ máy doanh nghiệp.

-

Áp dụng công nghệ trong quản lý doanh nghiệp.
4.2. Phân tích các chỉ số
a.

Chỉ số thanh khoản

Bảng 4. 2: Bảng tài sản và nợ ngắn hạn của Vinamilk qua các năm

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Tỷ số
HanoiMilk
Nguồn: Dựa trên báo cáo tài chính của Vinamilk, HanoiMilk

18


Biểu đồ 4. 6: Thể hiện chỉ số thanh khoản của Vinamilk qua các năm
Phân tích chỉ số:
Qua 4 năm, phần tài sản ngắn hạn (TSNH) đều đủ để đảm bảo thanh toán cho nợ ngắn hạn
(NNH). Cụ thể, TSNN gấp 2,366 lần so với NNH (2018), gấp 1,712 (2019), gấp 2,087 (2020)
và gấp 2,116 (2021).
Xu hướng tỷ số giảm mạnh vào 2019 nhưng lại có xu hướng tăng nhẹ trở lại vào 2021 nhưng
vẫn giữ ở mức thấp hơn 2018. Việc tỷ số thanh khoản hiện hành của Vinamilk có xu hướng
tăng những năm gần đây tạo ảnh hưởng khá tốt với công ty.
So với tỷ số thanh khoản của công ty Hà Nội Milk - công ty sữa đầu tiên của Việt Nam đạt
chứng chỉ chất lượng ISO 22000 và trở thành doanh nghiệp (DN) hàng đầu của ngành công
nghiệp chế biến sữa ( gồm nhãn hiệu IZZI, IZZI DINOMILK,..) thì tính thanh khoản của
Vinamilk rất cao so với Hà Nội Milk qua từng 4 năm 2018, 2019, 2020 và 2021.
Qua 4 năm, từ 2018 đến 2021, cho thấy Vinamilk đã đảm bảo tốt phần tài sản ngắn hạn thanh
toán cho phần nợ ngắn hạn. Từ các số liệu trên và kết hợp với các tỷ số dưới đây, nhóm đưa
ra bảng tổng hợp thơng tin như sau:

19

Bảng 4. 3: Bảng tổng hợp các chỉ số hoạt động của Vinamilk


CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG


vịng quay hàng tồn kho
chu kì trung bình hàng tồn kho
kỳ thu nợ bình quân
kỳ chi trả bình quân
hiệu suất sử dụng tổng tài sản
hiệu suất sử dụng vcsh
CHỈ SỐ NỢ
tỷ số nợ/ tài sản
tỷ số nợ/vcsh
tỷ số khả năng thanh toán/ lãi vay

CHỈ SỐ SINH LỜI
biên lợi nhuận gộp
biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
biên lợi nhuận vòng
ROA
ROE
EPS

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của Vinamilk

20


Nhận xét:
Bình quân năm 2018 doanh nghiệp bán hàng tồn kho ra thị trường 4.28 lần; 7.81 lần
cho năm 2019; 6.52 lần vào năm 2020 và 5.11 lần vào năm 2021. Mặc dù vịng quay hàng tồn
kho có xu hướng giảm từ năm 2019 là 7.81 lần xuống 5.11 lần vào 2021 tuy nhiên vẫn cao
hơn Hà Nội Milk rất nhiều. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện khá tốt trong việc
bán hàng tồn kho tuy nhiên cũng cần duy trì và phát huy thế mạnh.

Năm 2018, bình quân 37 ngày doanh nghiệp thu hồi nợ một lần, ở năm 2018 là 20
ngày, năm 2020 là 31 ngày và năm 2021 là 34 ngày. Mặc dù thấp hơn Hà Nội Milk là 182
ngày rất nhiều tuy nhiên chỉ số này đang có xu hướng tăng, điều này khơng tốt cho doanh
nghiệp. Doanh nghiệp nên có những chính sách để thu hút khách hàng trả trước qua đó hạn
chế việc bị chiếm dụng vốn.
Năm 2018, bình quân 61 ngày doanh nghiệp trả nợ người bán một lần, năm 2019 là 39
ngày, năm 2020 là 36 ngày và 44 ngày vào 2021. Từ 2020 đến 2021 chỉ số này có xu hướng
tăng tuy nhiên vẫn thấp hơn so với Hà Nội Milk rất nhiều. Điều này cho thấy doanh nghiệp
chưa thực hiện tốt chiến lược chiếm dụng vốn. Doanh nghiệp nên có những thương lượng,
đàm phán với những khách hàng hiện hữu để kéo dài thời gian trả nợ. Còn đối với những
khách hàng mới, doanh nghiệp nên thương lượng và ghi rõ thời gian trả nợ trong hợp đồng
sau 115 ngày.
Năm 2018, một đồng tổng tài sản tạo ra 1.25 đồng doanh thu thuần, 1.43 đồng vào
năm 2019, 1.23 đồng vào năm 2020 và năm 2021 là 1.14 đồng. Chỉ số có xu hướng giảm qua
từng năm. Mặc dù thấp hơn Hà Nội Milk tuy nhiên điều này là không tốt đối với doanh
nghiệp, cho thấy doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả tài sản.
Năm 2018, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 1.78 đồng doanh thu thuần, con số này
tăng lên 2.12 vào năm 2019, sau đó giảm còn 1.77 vào năm 2020 và 1.67 vào năm 2021. Chỉ
số này thấp hơn Hà Nội Milk là 1.76, xu hướng giảm không tốt cho doanh nghiệp, cho thấy
doanh nghiệp chưa sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả.
Tuy nhiên 2020 và 2021 là những năm chịu ảnh hưởng nặng nề từ covid-19 nên khó
tránh khỏi những biến động không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp
cần có những biện pháp nhằm tăng trưởng doanh thu như tạo ra những chương trình khuyến
khích tiêu dùng, liên kết với những chương trình học đường để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

21


Tỷ số nợ/tổng tài sản của doanh nghiệp là 0.3 vào năm 2018, 0.33 vào năm 2019, 0.3
vào năm 2020 và năm 2021 là 0.33. Chỉ số thay đổi không đều qua các năm. Từ năm 2020

đến năm 2021 chỉ số này có xu hướng tăng do tổng nợ của cơng ty tăng nhưng vẫn thấp hơn
trung bình ngành là 0.73.
Tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2018 là 0.42; năm 2019 là 0.48; năm
2020 là 0.44 và năm 2021 là 0.49, thấp hơn trung bình ngành là 0.7.
Từ năm 2020 đến năm 2021 chỉ số này có xu hướng tăng do tổng nợ của cơng ty tăng
nhưng vẫn thấp hơn Hà Nội Milk là 0.7. Điều này tốt đối với doanh nghiệp vì doanh nghiệp
đang hoạt động kinh doanh tốt nên việc tăng nợ là địn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tạo ra
nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai.
Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp chiếm 49.51% doanh thu thuần vào năm 2018;
47.18% vào năm 2019; 46.4% vào năm 2020 và năm 2021 là 43.14%. Xu hướng giảm nhưng
vẫn cao hơn trung bình ngành là 40%. Doanh nghiệp cần có những chiến lược giúp tăng lợi
nhuận như giảm trừ các khoản chi phí.
4.3. Đánh giá doanh nghiệp
Qua các thông tin bảng số liệu như trên, cho thấy hoạt động kinh doanh của Vinamilk tốt so
với công ty cùng ngành. Tuy chịu tác động lớn do Covid 19 nhưng Vinamilk vẫn giữ được vị
trí số 1 tại thị trường Việt Nam. Ta nhận thấy phần lớn các chỉ số như: tỷ số thanh khoản,
vòng quay hàng tồn kho, tỷ số lợi nhuận gộp,.. công ty hiện tại vẫn quản lý tốt vì vậy cần tiếp
tục duy trì và tăng trưởng chỉ số. Bên cạnh đó, nhiều tỷ số khác lại cho thấy hiệu quả và hiệu
suất sử dụng tài sản và vốn Vinamilk chưa được cải thiện nhiều qua những năm gần đây.
4.4. Kiến nghị
Các kiến nghị dưới đây nhằm phát huy việc sử dụng tài sản và nguồn vốn hiệu quả hơn, giúp
công ty tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong thị trường Việt Nam và phát triển mạnh hơn tại thị
trường quốc tế.
Phát triển quy trình sản xuất của cơng ty: Bằng việc tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối
bán lẻ, tiếp thị, tăng độ bao phủ và trang bị thêm phương tiện và thiết bị bán hàng kèm thêm
đó là việc nâng cấp và xây dựng các nhà máy mới với những công nghệ tân tiến chuẩn quốc tế
nhằm nâng cao năng lực sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường.Công ty đầu tư nghiên
cứu, phát triển, nguyên vật liệu trong và ngoài nước giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mỗi
ngày một tân tiến và giới thiệu các sản phẩm chất lượng cao đến đối tượng khách hàng. Cùng
lúc đó sẽ là việc tăng cường quản lý rủi ro nhằm giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra cho

doanh nghiệp.

22


Quản lý thanh tốn: Qua phân tích tình hình tài chính, ta thấy cơng ty thường bị chiếm dụng
vốn nên cơng ty phải đi vay làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh. Cơng ty cần phải có
chính sách thanh tốn hợp lý, giảm nợ. Ví dụ như giảm giá, chiết khấu đối với khách hàng
mua số lượng lớn nếu trả đúng hạn hoặc sớm.
Chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý: Công ty cần xây dựng cơ cấu vốn linh động phù hợp
theo mỗi kỳ tạo nên tài chính lớn mạnh cho doanh nghiệp. Ngồi ra, chiếm dụng vốn của nhà
cung cấp, nguồn vốn từ các tổ chức và huy động tập trung sẽ giúp cơ cấu vốn linh động.
Quản lý dự trữ và quay vòng vốn: Số liệu 4 năm 2018, 2019, 2020, 2021 ta thấy được hiệu
quả sử dụng vốn bị giảm, cần có biện pháp nhằm tăng cường khả năng quay vịng vốn của
cơng ty.
Đổi mới công nghệ: Và năm gần đây, công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất
và tăng hiệu quả. Những sự đổi mới này vẫn gây nhiều khó khăn và thiếu sót, vì thế cơng ty
cần cập nhật thường xuyên các ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất kinh
doanh và quản lý như: bảo hành, sửa chữa máy móc thường xuyên, tạo nhiều mối quan hệ với
các công ty chuyên về nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ kỹ thuật trong và ngồi nước, đào tạo
đội ngũ nhân viên về nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý về vai trò bán
hàng, nhân sự,…
Đào tạo đội ngũ lao động : Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu q uả sản xuất kinh
doanh của công ty, với sự phát triển của thời đại 4.0 thì khơng thể thiếu bàn tay của nhân viên
lao động. Do đó cơng ty cần phát huy bộ óc sáng tạo của mỗi lao động, tăng năng suất làm
việc thêm hiệu quả và tối ưu nhất.
Phát triển sản phẩm: Đặc biệt, Vinamilk cần nâng cấp chất lượng sản phẩm trước khi tung
ra thị trường nhằm cạnh tranh với các đối thủ khác. Việc đưa sản phẩm quảng bá ra nước
ngoài sẽ giúp tiếp cận nhiều khách hàng trên tồn cầu nhằm tăng tính thương hiệu và doanh
thu của công ty.


23


5. Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay để có thể đứng vững và
tồn tại, phát triển là một vấn đề mà hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều rất quan tâm. Và
Vinamilk là một điển hình, cơng ty đã khắc phục và tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình như
mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, và họ nhận ra rằng việc tìm hiểu và làm
thế nào để thỏa mãn ngày càng cao hơn nhu cầu của khách hàng là cái đích dẫn đến thành
cơng, hồn thành mục tiêu kế hoạch đặt ra. Chính vì vậy mà trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh
hưởng sâu sắc do đại dịch Covid trong những năm gần đây, công ty vẫn thu được lợi nhuận,
đạt doanh số khá cao. Mặc dù trong năm 2020 nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thị
trường nhiều biến động, nhưng Vinamilk đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Bên cạnh đó, công ty
đạt tất cả các mục tiêu đã đặt ra từ đầu năm về doanh thu và doanh số và lợi nhuận. Năm 2020
tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk tăng 5.9% so với cùng kỳ 2019, và lợi nhuận trước
thuế đạt đỉnh điểm trong 4 năm trở lại đây. Điều này giúp công ty không những tăng thêm
nguồn vốn chủ sở hữu cho cơng ty mà cịn nâng cao được khả năng cạnh tranh về tài chính
cũng như sự định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Mặt khác để có được kết quả như
vậy cũng nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ nhân sự cùng ban giám đốc cơng ty đã có
những chiến lược bán hàng cũng như marketing đúng đắn và sự giám sát chặt chẽ của bộ phận
quản lý về chất lượng cũng như việc đào tạo nhân lực và cải tiến máy móc thiết bị. Tuy nhiên
cơng ty vẫn cịn một số những hạn chế, vì thế để hoạt động ngày càng hiệu quả và không
ngừng nâng cao vị thế của mình cơng ty cần phải phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc
phục những yếu kém, hạn chế đã nêu trên.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Huyền. (2020, December 5). Vinamilk khép lại hành trình “Một triệu cây xanh

cho Việt Nam” với con số kỷ lục 1.121.000. Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô. Retrieved August
12, 2022, from />2. Công an nhân dân. (2022, July 22). Vinamilk ủng hộ 500 triệu đồng cho bệnh nhi

nghèo mổ tim. Công an Nhân dân. Retrieved August 12, 2022, from
/>3. Dương, N. V. (2022, 04 02). Phát triển bền vững là gì? Tiêu chí, vai trị và nội dung

phát triển bền vững? Luật Dương Gia. Retrieved 08 03, 2022, from
/>4. Huyen Thanh. (2021, May 15). Vinamilk là nhà tuyển dụng được yêu thích nhất. Báo

Lao động. Retrieved August 12, 2022, from />Công ty cổ phần sữa Hà Nội. (2020). Báo cáo thường niên Công ty cổ phần sữa Hà
Nội 2020. Báo cáo.
/>5. Công ty cổ phần Vinamilk. (2018, 12 31). Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ

cho giai đoạn ba tháng kết thúc năm 2018. Báo cáo tài chính.
/>1o_c%C3%A1o_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh_h%E1%BB%A3p_nh%E1%BA%A5t_
gi%E1%BB%AFa_ni%C3%AAn_d%E1%BB%99_31_-3_-_2018.pdf
6. Cơng ty cổ phần Vinamilk. (2019, 12 31). Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết

thúc 2019. Báo cáo tài chính.
/>1o_c%C3%A1o_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh_h%E1%BB%A3p_nh%E1%BA%A5t_
cho_n%C4%83m_k%E1%BA%BFt_th%C3%BAc_31-122019_(_%C4%91%C3%A3_xo%C3%A1t_x%C3%A9t).pdf

25


×