Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vai trò của phật giáo việt nam trong phòng, chống dịch covid 19 ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.11 KB, 32 trang )

lOMoARcPSD|10162138

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
฀···☼···฀

BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:

Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vai trò của Phật
giáo Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam
LỚP L03 --- NHÓM 11 --- HK221
NGÀY NỘP 15/10/2022
Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Hoàng Tuấn Kiệt

2010363

Lê Tuấn Kiệt

2013567

Vũ Thị Ngọc Lan

2011506

Nguyễn Thu Loan


2013649

La Dương Duy Long

2011548

Trần Bảo Long

2013669

Điểm số

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


lOMoARcPSD|10162138

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Mơn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)
Nhóm/Lớp: L03
Tên nhóm: Nhóm 11 HK 221 Năm học 2022
Đề tài:
Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vai trò của Phật giáo
Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam
STT Họ

Tên

MSSV


Nhiệm vụ được phân cơng % Điểm BTL Điểm số Kí tên

1

Hồng Tuấn

Kiệt

2010363 Phần 2.4 và tổng hợp bài

100%

2

Lê Tuấn

Kiệt

2013567 Phần 2.2

100%

3

Vũ Thị Ngọc

Lan

2011506 Phần 2.1


100%

4

Nguyễn Thu

Loan 2013649 Phần mở đầu - kết luận

5

La Dương Duy Long 2011548 Phần 2.3

100%

6

Trần Bảo

100%

Long 2013669 Phần 1.1 và 1.2

100%

Họ và tên nhóm trưởng: Hồng Tuấn Kiệt, Số ĐT: 0933582474.............
Email:
Nhận xét của GV:
GIẢNG VIÊN

NHÓM TRƯỞNG


(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)


lOMoARcPSD|10162138

I. PHẦN MỞ ĐẦU
3
II. PHẦN NỘI DUNG
6
Chương 1: Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
6
1.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo
6
1.1.1 Bản chất của tôn giáo
6
1.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo
8
1.1.3 Tính chất của tơn giáo
9
1.2 Ngun tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH 10
Chương 2: Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19
ở Việt Nam
12
2.1. Khái quát về Phật giáo
12
2.1.1. Nguồn gốc ra đời của Phật giáo?
12

2.1.2. Phật giáo là gì?
13
2.1.3. Nội dung chủ yếu của tư tưởng Phật giáo
13
2.1.4. Sự truyền bá Phật giáo trên thế giới
16
2.1.5. Tình hình phát triển của Phật giáo trên thế giới và tại Việt Nam
17
2.2 Khái quát về đại dịch Covid 19 ở Việt Nam
18
2.3 Vai trò của Phật giáo trong phòng, chống dịch Covid 19 ở Việt Nam
19
2.3.1. Những biểu hiện tích cực của Phật giáo trong phịng, chống dịch Covid 19
20
2.3.2. Những biểu hiện tiêu cực của Phật giáo trong phòng, chống dịch Covid 19
21
2.4 Giải pháp khắc phục biểu hiện tiêu cực của Phật giáo trong cơng tác phịng,
chống dịch Covid 19
23
III. KẾT LUẬN
24


lOMoARcPSD|10162138

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

24

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này đối với thực
tiễn:
Việt Nam là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa trên thế giới và phần lớn các tôn
giáo đều là tôn giáo ngoại sinh.
Để các tơn giáo từ bên ngồi du nhập và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam đều
bị biến đổi ít nhiều để phù hợp với truyền thống dân tộc, với nền tảng văn hoá bản địa.
Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: “ Tôn giáo là
một hiện tượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra
Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đang dần phát
huy những giá trị tốt đẹp của những giá trị đạo đức, văn hố của các tơn giáo, tín
ngưỡng góp phần làm phong phú nền văn hoá Việt Nam, mặt khác đảm bảo sự ổn định
chính trị quốc gia.
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp với đợt bùng
phát dịch bệnh lần thứ 2 trong cộng đồng
Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân, các tổ chức tôn
giáo đã phát huy vai trị, trách nhiệm của mình trong việc chung tay phịng chống dịch
bệnh, khơng để lây lan trong cộng đồng.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “Vấn đề tôn giáo trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong phòng,
chống dịch Covid-19 ở Việt Nam” để nghiên cứu.


lOMoARcPSD|10162138

2. Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất: Tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai: Vai trò của các Phật giáo Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid - 19 ở
Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu vai trò của các Phật giáo trong phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam


4. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;
Thứ hai, đánh giá vai trò của Phật giáo Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19 ở
Việt Nam thời gian qua.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các
phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng
hợp; phương pháp lịch sử - logic;…

6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chương 2: Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt
Nam.


lOMoARcPSD|10162138

II. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo
1.1.1 Bản chất của tơn giáo
Tơn giáo theo luật Tín ngưỡng - Tơn giáo được hiểu là niềm tin của con người
tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo
luật, lễ nghi và tổ chức.

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản
ánh hư ảo hiện thực khách quan. Thơng qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên và
xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí. Ph.Ăngghen cho rằng: “tất cả mọi tơn giáo chẳng
qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng
ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những
lực lượng ở trần thể đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”1. Ví dụ: khi
giải thích về nguồn gốc của vũ trụ, Kitô giáo cho rằng Đức chúa trời sáng tạo ra thế
giới.
Ở một cách tiếp cận khác, tôn giáo là một thực thể xã hội - các tơn giáo cụ thể.
Hình thái cụ thể của tơn giáo dựa vào các tiêu chí sau:
- Niềm tin sâu sắc vào đấng siêu nhiên, đấng tối cao, thần linh đề tôn thờ niềm
tin tôn giáo: Kitô giáo thờ Đức chúa trời, Phật giáo thờ Tam Thế Phật, ...
- Hệ thống giáo thuyết: Giáo lý, giáo luật, lễ nghi. Ví dụ như đạo Kitơ có 10
điều răn của Thiên chúa, 14 điều răn của Phật giáo,...
- Hệ thống cơ sở thờ tự: Các nhà thờ đạo Thiên chúa, Chùa, ….
- Tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc đạo: Kitô giáo có tịa Thánh
vatican, Phật giáo ở Việt Nam có Giáo hội Phật giáo.
- Hệ thống tín đồ đồ đơng đảo, những người tự nguyện tin theo một tôn giáo
nào đó, và được tơn giáo đó thừa nhận.

1

C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.20, tr 437


lOMoARcPSD|10162138

Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng: Tôn
giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa do con người sáng tạo ra. Con người sáng tạo
ra tơn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy

nghĩ của họ. Nhưng, sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt
đối hố và phục tùng tơn giáo vơ điều kiện. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng cho rằng, sản
xuất vật chất và các quan hệ kinh tế, xét đến cùng là nhân tố quyết định sự tồn tại và
phát triển của các hình thái ý thức xã hội, trong đó có tơn giáo. Do đó, mọi quan niệm
về tơn giáo, các tổ chức, thiết chế tôn giáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản
xuất, từ những điều kiện sống nhất định trong xã hội và thay đổi theo những thay đổi
của cơ sở kinh tế.
Về phương diện thế giới quan, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự
khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Mặc dù có sự khác biệt về thế giới quan, nhưng những người cộng sản với lập trường
mác xít khơng bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng,
tơn giáo của nhân dân; ngược lại, ln tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
khơng theo tôn giáo của nhân dân. Trong những điều kiện cụ thể của xã hội, những
người cộng sản và những người có tín ngưỡng tơn giáo có thể cùng nhau xây dựng một
xã hội tốt đẹp hơn ở thế giới hiện thực. Xã hội ấy chính là xã hội mà quần chúng tín đồ
cũng từng mơ ước và phản ánh nó qua một số tơn giáo.
Tơn giáo và tín ngưỡng khơng đồng nhất, nhưng có giao thoa nhất định. Tín
ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thức thể hiện niềm
tin của con người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần thánh, linh
thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ. Có nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau
như: tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc; tín ngưỡng thờ
Mẫu...
Mê tín là niềm tin mê muội, viển vơng, khơng dựa trên một cơ sở khoa học
nào. Nói cách khác là niềm tin về mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện, sự vật, hiện
tượng, nhưng thực tế khơng có mối liên hệ cụ thể, rõ ràng, khách quan, tất yếu, nhưng
được bao phủ bởi các yếu tố siêu nhiên, thần thánh, hư ảo. Dị đoan là sự suy đoán,
hành. động một cách tùy tiện, sai lệch những điều bình thường, chuẩn mực trong cuộc
sống.



lOMoARcPSD|10162138

Mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần
thánh đến mức độ mê muội, cuồng tín, dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch quá
mức, trái với các giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và
cộng đồng. Ví dụ chữa bệnh bằng phù phép, gieo lá số tử vi, bói mai rùa, …
1.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội
Trong xã hội công xã nguyên thủy, do lực lượng sản xuất chưa phát triển,
trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuối
và bất lực, khơng giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh,
quyền lực thần bí.
Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bất cơng, do khơng giải
thích được nguồn gốc của sự phân hố giai cấp và áp bức bóc lột bất cơng, tội ác, ...,
cộng với lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con người trơng chờ vào sự
giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế.
- Nguồn gốc nhận thức
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã
hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết”và “chưa
biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường
được giải thích thơng qua lăng kính các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa
học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây
vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Thực chất nguồn
gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hố, sự cường điệu mặt chủ thể của
nhận thức con người, biển cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh.
- Nguồn gốc tâm lý
Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ốm
đau, bệnh tật, ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được bình yên
khi làm một việc lớn, con người cũng dễ tìm đến với tơn giáo. Thậm chí cả những tình
cảm tích cực như tình u, lịng biết ơn, lịng kính trọng đối với những người có công

với nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tơn giáo. Ví dụ: thờ các anh hùng
dân tộc, thờ thành hoàng làng,...


lOMoARcPSD|10162138

1.1.3 Tính chất của tơn giáo
- Tính lịch sử của tơn giáo
Tơn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa là nó có sự hình
thành, tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử nhất
định để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội. Khi các điều kiện kinh tế - xã
hội, lịch sử thay đổi, tơn giáo cũng có sự thay đổi theo. Trong q trình vận động của
các tơn giáo, chính các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn
giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau.
Đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số
quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì
tơn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức,
niềm tin của mỗi người.
Ví dụ ở Việt Nam, thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo du nhập vào nước ta và có tầm
ảnh hưởng rất rộng và lâu dài đến xã hội Việt Nam, nhưng sau năm 1945 thì những
quan niệm cũ kỹ của Nho giáo bị phê phán và khơng cịn là hệ tư tưởng chính thống.
- Tính quần chúng của tơn giáo
Tơn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân tộc, quốc gia, châu
lục. Tính quần chúng của tơn giáo khơng chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ rất đơng đảo
(gần 3/4 dân số thế giới); mà cịn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hoá,
tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
- Tính chính trị của tơn giáo
Trước hết, do tơn giáo là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản
ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc, nên tơn giáo mang tính chính trị. Mặt khác, khi các giai cấp bóc lột,

thống trị sử dụng tơn giáo để phục vụ cho lợi ích giai cấp mình, chống lại các giai cấp
lao động và tiến bộ xã hội, tơn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ.
Ví dụ ở thời kỳ Trung cổ, xã hội phương Tây nằm trong hai thế lực Thiên chúa
giáo và chế độ phong kiến người ta gọi là “Đêm trường trung cổ”, thần quyền lấn át cả
khoa học. Nhà thiên văn học Giordano Bruno bị giáo hội Vatican tuyên án tử hình, bị
thiêu sống vì tuyên truyền thuyết nhật tâm trái ngược lời dạy của nhà thờ về vũ trụ lấy
Trái đất làm tâm.


lOMoARcPSD|10162138

Vì vậy, cần nhận rõ ràng, đa số quần chúng tín đồ đến với tơn giáo nhằm thoả
mãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị xã hội lợi dụng thực hiện mục đích ngồi tơn giáo của họ.
1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tơn giáo vẫn cịn tồn tại, tuy đã có
sự biến đổi trên nhiều mặt. Khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần đảm bảo các nguyên tắc
sau:
- Tơn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân
dân
+ Tín ngưỡng tơn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao,
đẳng thiêng liêng nào đó mà họ tơn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó, tự do
tín ngưỡng và tự do khơng tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân.
Quyền này nói lên rằng việc theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là thuộc quyền tự
do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào, kể cả các chức sắc
tôn giáo, tổ chức giáo hội... được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này. Mọi hành vi
cấm đoán, ngăn cấm tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc người dân
phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ.
+ Tơn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tơn trọng quyền con người, thể
hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không
can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng,

quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân. Các tơn giáo và hoạt động
tơn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu
cầu tín ngưỡng của người dân được nhà nước tôn trọng và bảo hộ.
- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá
trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
+ Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải
quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không
chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ
ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã
hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc
sinh ra ảo tưởng ấy. Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện


lOMoARcPSD|10162138

thực khơng có áp bức, bất cơng, nghèo đói và thất học... cũng như những tệ nạn nảy
sinh trong xã hội. Đó là một q trình lâu dài và phải gắn liền việc cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới.
- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tơn giáo và lợi dụng tín
ngưỡng, tơn giáo trong q trình giải quyết vấn đề tơn giáo
+ Trong xã hội cơng xã ngun thuỷ, tín ngưỡng, tơn giáo chỉ biểu hiện thuần
túy về tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn giai cấp - chính trị ít
nhiều đều in rõ trong các tơn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiện
và có mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tơn giáo.
Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh
mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa
những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân
dân lao động. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa những
người có tín ngưỡng tơn giáo và những người khơng theo tơn giáo, cũng như những
người có tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn khơng mang tính đối

kháng.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tơn giáo thực
chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân
tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này, trong thực tế không đơn giản vì
vấn đề chính trị và tư tưởng trong tơn giáo thường đan xen vào nhau. Mặt khác, trong
xã hội có đối kháng giai cấp, tơn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất cầu sắc.
Nhận biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần t trong tơn giáo là cần thiết nhằm
tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan
đến tín ngưỡng, tơn giáo.
- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo
Tơn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, luôn luôn
vận động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội lịch sử cụ thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có q trình tồn tại và phát triển
nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trị, tác động của từng tơn giáo đối
với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ,
giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hội ln có sự khác biệt. Vì vậy, cần phải


lOMoARcPSD|10162138

có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có
liên quan đến tơn giáo và đối với từng tơn giáo cụ thể.

Tiểu kết chương 1:
Từ nội dung đã tìm hiểu ở trên, có thể hiểu Tơn giáo là một hiện tượng xã hội
– văn hóa do con người sáng tạo ra, phản ánh hư ảo hiện thực khách quan. C.Mác
trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hê-ghen”, viết: “Sự nghèo
nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn của hiện thực, vừa là sự phản
kháng chống sự nghèo nàn của hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh
bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, là tinh thần của những trật tự
khơng có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”2. Tôn giáo là điểm tựa về

tinh thần, là niềm hy vọng của quần chúng nhân dân trước hiện thực khách quan. Tơn
giáo xoa dịu nỗi đau, tiếp thêm ý chí như chiếc phao cứu sinh – cho dù chỉ là “sự đền
bù hư ảo”. Phải tơn trọng tự do tín ngưỡng cùng với đó là phân biệt Tơn giáo và mê tín
dị đoan tránh những hành vi cực đoan trái với giá trị văn hóa, xã hội đạo đức.

2

C.Mác. Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG tr. 570

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Chương 2: Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong phòng, chống dịch
Covid-19 ở Việt Nam
2.1. Khái quát về Phật giáo
2.1.1. Khái quát về sự ra đời của Phật giáo
Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Sakyamuni (Thích
Ca Mâu Ni) sáng lập. Sakyamuni là một Thái tử, đã kết hơn và có con nhưng vì cảm
nghiệm thấy cuộc đời nhiều khổ đau nên đã quyết tìm con đường giải thốt. Sau 6 năm
gian khổ, trải qua nhiều phương pháp thực hành khác nhau, đến năm 36 tuổi Người đã
giác ngộ (thấy được chân lý của vũ trụ, nhân sinh và đạt tới hạnh phúc trọn vẹn). Sau
đó, Người dành cả cuộc đời còn lại (đến 80 tuổi) để truyền đạt tư tưởng và hướng dẫn
đường lối tu hành cho mọi người. Tất cả những lời giảng của Người được tập hợp lại
sau đó, được gọi là Kinh Phật.
Phật giáo vốn khơng phải là một tơn giáo, nó là một hệ thống tư tưởng triết học có
tính hiện sinh, dùng để áp dụng vào đời sống để tránh những lầm lạc và đạt tới mục
đích cao nhất là hạnh phúc (viên mãn) bằng con đường của trí tuệ sáng suốt dựa trên
nỗ lực và sự tự chủ của cá nhân mỗi người. Như thế, Phật là một người thầy giáo –

người có năng lực trí tuệ và lịng bi mẫn đã dành cả đời để giúp đỡ mọi người bằng
cách “khai dân trí” cho họ.
2.1.2. Nội dung tư tưởng cơ bản của Phật giáo
Phật giáo chuyên chở một tinh thần nhân bản sâu xa và tư tưởng tự do tiến bộ mà ở
đó con người được đề cao với địa vị chưa từng có. Và những người Phật giáo phải tự
tin và tự lực mà khai mở lấy cái trí tuệ vơ giá đang bị chôn lấp kia chứ không phải ném
cuộc đời mình cho Phật hay Bồ Tát nào cả.
Người đến với Phật giáo là để thành tựu lý tưởng tự do, trở nên sáng suốt hơn, dũng
khí hơn chứ khơng phải để sống kiếp ăn mày nơi cửa Phật. Tình trạng mê tín mịt mù
trong xã hội Việt Nam ngày nay cần phải được tẩy uế bằng cách rọi ánh sáng của
chánh pháp và tiếp nhận các thành tựu của khoa học nhân loại như Phân tâm học, vật
lý lượng tử... để mong cứu chuộc lấy nhân tâm.

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

2.1.2.1. Nhân quả
Phật giáo cho rằng các sự vật và hiện tượng trong vũ trụ (chử pháp) là vô thuỷ, vô
chung (vô cùng, vô tận). Tất cả thế giới đều ở q trình biến đổi liên tục (vơ thường)
khơng có một vị thần nào sáng tạo ra vạn vật cả. Tất cả các Pháp đều thuộc về một giới
(vạn vật đều nằm trong vũ trụ) gọi là Pháp giới. Mỗi một pháp ( mỗi một sự việc hiện
tượng, hay một lớp sự việc hiện tượng) đều ảnh hưởng đến toàn Pháp. Như vậy các sự
vật, hiện tượng hay các quá trình của thế giới là ln ln tồn tại trong mối liên hệ, tác
động qua lại và quy định lẫn nhau.
Tác phẩm “thanh dung thực luận” của kinh phật viết rằng: “ Có người cố chấp là có
Đại tự nhiên là bản thể chân thực báo khắp cả, lúc nào cũng thường định ra chu pháp
đạo Phật cho rằng toàn bộ thư pháp đều chi chi phối bởi luật nhân quả, biến hố vơ
thường, khơng có cái bản ngã cố định, khơng có cái thực thể, khơng có hình thức nào

tồn tại vĩnh viễn cả. Tất cả đều theo luật nhân quả biến đổi khơng ngừng và chỉ có sự
biến hố ấy là thường cịn (vĩnh viễn). Cái nhân nhờ có cái duyên mới sinh ra được mà
thành quả. Quả lại nhờ có duyên mà thành nhân khác, nhân khác lại thành quả. Quả lại
nhờ có duyên mà thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà thành quả mới ...
Cứ thế nối nhau vô cùng vô tận mà thế giới, vạn vật, mn lồi, cứ sinh sinh, hố hoá
mãi.
Như vậy ngay từ đầu Phật giáo đã đặt ra mục đích giải quyết vấn đề cơ bản của
Triết học một cách biện chứng và duy vật. Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo thế giới
của các “đấng tối cao” của “Thượng đế” và cho rằng bản thể của thế giới tồn tại khách
quan và không do vị thần nào sáng tạo ra cả. Cái bản thể ấy chính là sự thường hằng
trong vận động của vũ trụ, là mn ngàn hình thức của vạn vật trong vận động, nó có
mặt trong vạn vật nhưng nó khơng dừng lại ở bất kỳ hình thức nào. Nó mn hình vạn
trạng nhưng lại tuân hành nghiêm ngặt theo luật nhân quả. Do quy luật nhân quả mà
vạn vật ở trong q trình biến đổi khơng ngừng, thành, trụ, hoại, diệt (sinh thành, biến
đổi, tồn tại, tan rã và diệt vong). Q trình đó phổ biến khắp vạn vật, trong vũ trụ, nó
là phương thức thay đổi chất lượng của sự vật và hiện tượng.

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Phật giáo trong q trình giải thích sự biến hố vô thường của vạn vật, đã xây dựng
nền thuyết “ nhân duyên”. trong thuyết “nhân duyên” có ba khái niệm chủ yếu là
Nhân, Quả và Duyên.
Nhân là cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả nào đó, cái gì tập lại
từ Nhân được gọi là Quả. Duyên là điều kiện, mối liên hệ, giúp Nhân tạo ra Quả.
Dun khơng phải là một cái gì đó cụ thể, xác định mà nó là sự tương hợp, điều kiện
để giúp cho sự biến chuyển của vạn Pháp. Ví dụ hạt lúa là cái quả của cây lúa đã
thành, mà lại là cái nhân của cây lúa sắp thành. Lúa muốn thành cây lúa có bơng lại

phải nhờ có điều kiện và những mối liên hệ thích hợp như đất, nước, khơng khí, ánh
sáng. Những yếu tố đó chính là Dun. Trong thế giới sinh vật, khi đã giải thích về
ngun nhân biến hố vơ thường của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện đại tới tương
lai.
Phật giáo đã trình bày thuyết “ Thập Nhị Nhân Duyên” (mười hai quan hệ nhân
duyên) được coi là cơ sở của mọi biến đổi trong thế giới hiện sinh, một cách tất yếu
của sự liên kết nghiệp quả.
Vô minh là cái không sáng suốt, mông muội, che lấp cái bản nhiên sáng tỏ.
Hành là suy nghĩ mà hành động, do hành động mà tạo nên kết quả, tạo ra cái
nghiệp, cái nếp. Do hành động mà có thức ấy là hành làm quả cho vô minh và là nhân
cho Thức.
Thức là ý thức là biết. Do thức mà có Danh sắc, ấy là Thức làm quả cho hành và
làm nhân cho Danh sắc.
Danh sắc là tên và hành ta đã biết tên ta là gì thì phải có hình và tên của ta. Do danh
sắc mà có Lục xứ, ấy danh sắc làm quả cho thức và làm nhân cho Lục xứ.
Lục xứ hay lục nhập là sáu chỗ, sáu cảm giác: Mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và tri thức.
Đã có hình hài có tên phải có Lục xứ để tiếp xúc với vạn vật do Lục nhập mà có xúc –
tiếp xúc. ấy là Lục xứ làm quả cho Danh sắc và làm nhân cho Xúc.
Xúc là tiếp xúc với ngoại cảnh qua sáu cơ quan xúc giác gây nên, mở rộng xúc,
cảm giác. Do xúc mà có thụ ấy là xúc làm quả cho Lục xứ và làm nhân cho Thụ.

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Thụ là tiếp thu, lĩnh nạp, những tác động bên ngồi tác động vào mình. Do thụ mà
có ái, ấy là thụ làm quả cho Xúc và làm nhân cho ái.
Ái là yêu, khát vọng, mong muốn, thích. Do ái mà có Thủ. Do ấy, ái làm quả cho
Thụ và làm nhân cho Thủ.

Thủ là lấy, chiếm đoạt cho minh. Do thủ mà có Hữu. Do vậy mà Thủ làm quả cho
ái và làm nhân cho Hữu.
Hữu là tồn tại, hiện hữu, ham, muốn, nên có dục gây thành cái nghiệp. Do Hữu mà
có sinh, do đó Hữu là quả của Thủ và làm nhân của Sinh.
Sinh hiện hữu ta sinh ra ở thế gian làm thần thánh, làm người, làm súc sinh. Do
sinh mà có Tử, ấy là sinh làm quả cho Hữu và làm nhân cho Tử.
Lão tử là già và chết, đã sinh ra là phải già yếu mà đã già là phải chết. Nhưng chết
– sống là hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau. Thể xác tan đi là hết nhưng linh
hồn vẫn ở trong vịng vơ minh. Cho nên lại mang cái nghiệp rơi vào vòng luân hồi.
Thập nhị nhân duyên như nước chảy kế tiếp nhau không bao giờ cạn, không bao giờ
ngừng, nên đạo Phật là Duyên Hà. Mối quan hệ Nhân - Duyên là mối quan hệ biện
chứng trong không gian và thời gian giữa vạn vật. Mối quan hệ đó bao trùm lên tồn
bộ thế giới khơng tính đến cái lớn nhỏ, khơng tính đến sự giản đơn hay phức tạp. Một
hạt cát nhỏ được tạo thành trong mối quan hệ nhân quả của toàn vũ trụ. Cả vũ trụ hịa
hợp tạo nên nó. Cũng như nó hồ hợp tạo nên cả vũ trụ bao la. Trong một có tất cả
trong tất cả có một. Do nhân Duyên mà vạn vật sinh hay diệt. Duyên hợp thì sinh,
Duyên tận thì diệt.
Vạn vật sinh hố vơ cùng là do ở các duyên tan hợp, hợp tan nối nhau mà ra. Nên
vạn vật chỉ tồn tại ở dạng tương đối, trong dịng biến hố vơ tận vơ thường vơ thực thể,
vơ bản ngã, chỉ là hư ảo. Chỉ có sự biến đổi vô thường của vạn vật, vạn sự theo nhân
duyên là thường cịn khơng thay đổi.
Do vậy tồn bộ thế giới đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ cũng chỉ là dịng
biến hố hư ảo vơ cùng, khơng có gì là thường định, là thực, là khơng thực có sinh, có
diệt, có người, có mình, có cảnh, có vật, có khơng gian, có thời gian. Đó chính là cái
chân lý cho ta thấy được cái chân thế tuyệt đối của vũ trụ. Thấy được điều đó gọi là “

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138


chân như” là đạt tới cõi hạnh phúc, cực lạc, không sinh, không diệt, niết bàn. Thế giới
của chúng sinh (loài người) cũng do nhân duyên kết hợp mà thành.
2.1.2.2. Luân hồi
Nghiệp chữ phạn và Karma là cái do những hoạt động của ta, do hậu quả việc làm
của ta, do hành động của thân thể ta được gọi là “Thân nghiệp”, cịn hậu quả của
những lời nói của ta, phát ngơn của ta thì được gọi là “Khẩu nghiệp”. Hay những cái
do ý nghĩ của ta, do tâm trí của ta gây nên được gọi là ”Ý nghiệp”. Tất cả những Thân
nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp là do ta tham dục mà thành, do ta muốn thỏa mãn tham
vọng của mình gây nên. Sở dĩ ta tham dục vì ta chưa hiểu được chân bản vốn có của ta
cũng như vạn vật là ln ln biến đổi khơng có gì là thường định và vĩnh viễn cả.
Cuộc đời con người là sự gánh chịu hậu quả của nghiệp đương thời và các kiếp sống
trước rồi nó tiếp tục chi phối cả đời sau. Nghiệp báo trong một đời là sự tổng hợp của
các nghiệp gây ra trong hiện tại cộng với các nghiệp gây ra trong quá khứ, nó quyết
định đời sau xấu hay tốt, thiện hay ác.
Luân hồi chữ phạn là Samsara. Có nghĩa là bánh xe quay tròn. Đạo phật cho rằng,
sau khi một thể xác sinh vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và đầu thai
vào một sinh vật khác nhập vào một thể xác khác (có thể là con người, lồi vật thậm
chí cỏ cây). Cứ thế mãi do kết quả, quả báo hành động của những kiếp trước gây ra.
Đó cũng là cách lý giải căn nguyên nỗi khổ ở đời con người. Sau khi lý giải được nỗi
khổ ở cuộc đời con người là do “thập nhị nhân duyên” làm cho con người rơi vào bể
trầm luân. Đạo Phật đã chủ trương tìm con đường diệt khổ. Con đường giải thốt đó
khơng những địi hỏi ta nhận thức được nó mà cao hơn ta phải hành động, phải thấm
nhuần tứ diệu đế.
2.1.2.3. Tứ diệu đế
Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về khổ và diệt khổ. Đạo Phật ra đời cũng
từ việc đức Phật nhìn thấy sự khổ của thế gian này và mong muốn tìm sự giải thốt
khỏi nỗi khổ đó cho chúng sinh . Nói đến Phật giáo trước hết là nói đến tư tưởng vị
tha, vị nhân sinh . Phật cho rằng đời là khổ và đã tìm lấy sự giải thốt khỏi cái khổ.
Bởi vậy Phật xướng lên thuyết Tứ thánh đế hay Tứ diệu kế. Đó là Khổ đế, Nhân đế,

Diệt đế và Đạo đế. Ấy là những điều rất trọng yếu trong đạo Phật.

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Khổ đế là sự thật, chân lý về bản chất của nỗi khổ, là trạng thái buồn phiền phổ biến
ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thỏa mãn. Nhân
đế là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ, là do ái dục và vô minh, kém sáng suốt,
không thấy được ánh sáng của sự thật nên tạo tác sai lầm. Diệt đế chính là chân lý về
cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra khổ bị loại trừ.
Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn (nirvana, nghĩa đen là “ không ham muốn, dập
tắt”), là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát. Đạo đế chỉ ra con đường diệt khổ, con
đường diệt khổ, giải thốt và giác ngộ địi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng
(định) và khai sáng trí tuệ (tuệ).
2.1.2.4. Bát chính đạo
Thực hiện Đạo đế là một quá trình lâu dài, kiên trì, giữ nguyên giới luật tập trung
thiền định cao độ Phật giáo đã trình bày 8 con đường hay 8 nguyên tắc (Bát chính
Đạo) buộc ta phải tuân thủ, bát chính đạo bao gồm: Chính kiến: phải nhận thức đúng,
phân biệt được phải trái, không để cho những cái sai che lấp sự sáng suốt. Chính tư
duy: suy nghĩ phải, phải chính, phải đúng đắn. Chính nghiệp: hành động phải chân
chính, phải đúng đắn. Chính ngữ: nói phải đúng, khơng gian dối, khơng vu oan cho
người khác. Chính mệnh: sống trung thực, khơng tham lam, vụ lợi, gian tà, khơng
được bỏ điều nhân nghĩa. Chính tịnh tiến: phải nỗ lực, siêng năng học tập, có ý thức
vươn lên để đạt tới chân lý. Chính niệm: phải ln ln hướng về đạo lý chân chính,
khơng nghĩ đến những điều bạo ngược gian ác. Chính định: kiên định tập trung tư
tưởng vào con đường chính, khơng bị thối chí, lay chuyển trước mọi cám dỗ.
Muốn thực hiện được “Bát chính đạo” thì phải có phương pháp để thực hiện nhằm
ngăn ngừa những điều gian ác gây thiệt hại cho mình và những người làm điều thiện

có lợi ích cho mình và cho người. Nội dung của các phương pháp đó là thực hiện “Ngũ
giới” (năm điều răn ) và “Lục độ” (sáu phép tu ).
“Ngũ giới” gồm: Bất sát: Không sát sinh; Bất đạo: Không làm điều phi nghĩa; Bất
dâm: Không dâm dục; Bất vọng ngữ: Không bịa đặt, khơng vu oan giáo họa cho kẻ
khác, khơng nói dối.
“Lục độ” gồm: Bố thí: Đêm cơng sức, tài trí, của cải để giúp người một cách thành
thực chứ không để cầu lợi hoặc ban ơn; Trí giới: Trung thành với điều răn, kiên trì tu

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

luyện; Nhẫn nhục: Phải biết kiên nhẫn, nhường nhịn, chịu đựng để làm chủ được
mình; Tịnh tiến: Cố gắng nỗ lực vươn lên; Thiền định: Tư tưởng phải tập trung vào
điều ngay, chính khơng để cho cái xấu cho lấp; Bát nhã: Trí tuệ thấy rõ hết, hiểu thấu
hết mọi chuyện trên thế gian.
Như thế, Phật giáo cho rằng chỉ có bằng sự kiên định để thực hiện “Bát hành đạo”,
“Ngũ giới”, “Lục độ” thì chúng sinh mới có thể giải thốt mình ra khỏi nỗi khổ. Phật
giáo khơng chủ trương giải phóng bằng cách mạng xã hội. Mặc dù Phật giáo lên án rất
gay gắt chế độ người bóc lột người, chống lại chủ nghĩa duy tâm của Bàlamôn giáo.
Đó là một trong những nhược điểm đồng thời cũng là ưu điểm nửa vời của Đạo phật.
Đứng trước bể khổ của chúng sinh Phật giáo chủ trương cải tạo tâm linh chứ không
phải cải tạo thế giới hiện thực. Như vậy Phật giáo ngun thuỷ có tư tưởng vơ thần,
phủ nhận đấng sáng tạo ( vô ngã, vô tạo giả) và có tư tưởng biện chứng ( vơ thường, lý
thuyết Duyên khởi ). Tuy nhiên, tư tưởng Phật giáo cũng thể hiện tính duy tâm chủ
quan khi coi thế giới hiện thực là ảo giả và do cái tâm vô minh của con người tạo ra.
2.1.3. Đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Việt Nam
Đây là đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp trong những đặc trưng nổi bật của Phật
giáo Việt Nam. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng

truyền thống của dân tộc, và do vậy đã được tổng hợp chặt chẽ. Hệ thống chùa Tứ
pháp thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây, Mưa,
Sấm, Chớp và thờ đá. Lối kiến trúc phổ biến của chùa Việt Nam là “tiền Phật, hậu
Thần” với việc đưa các thần, thánh, các thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào
thờ trong chùa. Có những chùa cịn có cả bàn thờ cụ Hồ Chí Minh ở Hậu tổ. Hầu như
khơng chùa nào là không để bia hậu, bát nhang cho các linh hồn, vong hồn đã khuất.
Phật giáo Việt Nam là tổng hợp các tông phái lại với nhau. Ở Việt Nam, khơng có
tơng phái Phật giáo nào thuần khiết. Tuy chủ trương của Thiền tông là bất lập ngôn,
song ở Việt Nam chính các thiền sư đã để lại nhiều trước tác có giá trị. Dịng Thiền
Tì-ni-đa-lưu-chi thì pha trộn với Mẫu giáo, nhiều thiền sư phái này, nhất là những vị
sóng vào thời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Khơng, đều nổi tiếng là
giỏi pháp thuật, có tài biến hóa thần thơng. Phật giáo Việt Nam cũng tổng hợp các con
đường giải thoát bằng tự lực và tha lực, phối hợp Thiên tông với Tỉnh Đô tông.

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Các chùa phía Bắc là cả một Phật điện vơ cùng phong phú với hàng máy chục pho
tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Ở phía Nam, Đại thừa và Tiểu
thừa kết hợp mật thiết với nhau: nhiều chùa mang hình thức tiểu thừa (thờ Phật Thích
Ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa, bên cạnh Phật Thích Ca lớn vẫn
có nhiều tượng nhỏ, bên cạnh áo vàng vẫn có đồ nâu lam
Phật giáo Việt Nam tông hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho, với Đạo,
tạo thành quan niệm Tam giáo đồng nguyên (3 tôn giáo cùng phát nguyên từ một gốc)
và Tam giáo đồng quy (3 tơn giáo cùng quy về một đích).
Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ với việc đạo và việc đời. Vốn là một tôn giáo
xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên rất nhập thế: Các cao tăng được nhà
nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. Sự gắn bó đạo - đời

khơng chỉ thể hiện ở việc các nhà sư tham gia chính sự, mà ngược lại cịn có khá nhiều
vua quan q tộc đi tu. Trong 6 thế hệ đệ tử của phái Thảo Đường thì đã có tới 9 người
là vua quan đương nhiệm. Không phải ngẫu nhiên mà ở sân chùa Phổ Minh, quê
hương nhà Trần, lại có chiếc vạc đồng, lớn (1 trong “An Nam tứ đại khí”) tượng trưng
cho quyên lực.
Vẫn với truyền thống gắn bó với đời, đầu thế kỷ XX, Phật tử Việt Nam hăng hái tham
gia vào các hoạt động xã hội (như cuộc vận động đòi ân xá Phan Bội Châu và đám
tang Phan Châu Trinh). Thời Diệm - Thiệu, Phật tử miền Nam đã tham gia tích cực
vào phong trào đấu tranh địi hịa bình và độc lập dân tộc, nổi bật là sự kiện Phật tử
xuống đường đấu tranh phản đối nền độc tài của gia đình họ Ngơ, đỉnh cao là sự kiện
hịa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè 1963
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ơng, sang Việt Nam biến thành Phật Ơng Phật Bà. Bồ tát Quán Thế Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với nghìn mắt
nghìn tay - vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đơng Nam Á (nên cịn
gọi là Quan Âm Nam Hải). Ở một số vùng, ngay cả Phật tổ Thích Ca cũng được coi là
phụ nữ (người Tày Nùng gọi là “Mẹ Pựt Xích Ca”). Người Việt Nam cịn tạo ra những
“Phật bà” riêng của mình: Đứa con gái nàng Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4
được xem là Phật Tổ Việt Nam, bản thân bả Man trở thành Phật Mẫu. Rồi còn những

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

vị Phật bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính, Phật bà chùa Hương. Lại còn rất nhiều
các bà bồ tát như Bà Trắng chùa Dâu, các thánh mẫu,…
Việt Nam có khá nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu. chùa
Bà Tướng, chùa Bà Dàn, chùa Bà Đá, chùa Bà Đanh,… Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại
gia là các bà: Trẻ vui nhà, già vui chùa là nói cảnh các bà.
Chùa hịa nhập với thiên nhiên, bao giờ cũng là nơi phong cảnh hữu tình; bởi vậy mới
có cách nói ví “vui như trảy hội chùa”. Cảnh chùa hữu tình, hội chùa vui, cửa chùa

rộng mở, cho nên cũng là nơi chở che cho trai gái tình tự: “Hội chùa Thầy có hang Cắc
Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”.
Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng mình: nàng
Man, cơ gái làng Dâu Băc Ninh, một trong những đệ tử đâu tiên của Phật giáo, trở
thành Phật tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8-4.
Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sóng phúc đức, trung thực
hơn là đi chùa: Thứ nhát là tu tại gia, Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa; Dù xây chín bậc
phù đồ, Khơng bằng làm phúc cứu cho một người; coi trọng truyền thống thờ cha mẹ,
ông bà hơn là thờ Phật: Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là chân tu; đồng
nhất cha mẹ, ông bà với Phật: Phật trong nhà khơng thờ đi thờ Thích ca ngồi đường
(Tục ngữ).
Vào Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống
có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi mọi tai họa: Nghiêng vai ngửa vái Phật,
Trời, Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân; làm nên mây mưa sắm chớp đề mùa
màng tốt tươi (hệ thống chùa Tứ pháp); ban cho người hiếm muộn có con (tục đi chùa
cầu tự: Tay bưng quả nếp vô chùa, Thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo); ban lộc cho
người bình dân để quanh năm làm ăn phát đạt (tục đi chùa lễ phật và hái lộc lúc giao
thừa); cứu độ cho người chết và giúp họ siêu thoát (tục mời nhà sư tới cầu kinh và làm
lễ tiễn đưa người chết).
2.2 Khái quát về đại dịch Covid 19 ở Việt Nam
2.2.1 Đại dịch covid-19 là gì?

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Đại dịch Covid-19 còn được gọi là dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus
corona hay dịch virus corona Vũ Hán, là một đại dịch truyền nhiễm gây ra bởi virus
SARS-CoV-2. Dịch bắt đầu bùng phát từ tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc

tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc sau đó lây lan ra nhiều quốc gia và vùng lãnh
thổ. Ngày 11/02/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại virus đã đặt tên chính thức cho
chủng virus corona mới này là SARS CoV-2. Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) chính thức tuyên bố dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Tại Việt Nam ngày
01/4/2020 Thủ tướng chính phủ cơng bố dịch COVID-19 bệnh truyền nhiễm nhóm A
trên phạm vi cả nước. Thời gian xảy ra dịch bệnh từ ngày 23/01/2020, khi có ca mắc
đầu tiên tại Việt Nam. Sau đó tiếp tục ghi nhận thêm 15 trường hợp. Tất cả 16 trường
hợp này đều được chữa khỏi hồn tồn. Sau 22 ngày khơng ghi nhận trường hợp mắc
mới, ngày 06/3/2020, Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên từ châu Âu, cuộc
chiến phòng, chống dịch bắt đầu bước sang một giai đoạn mới (dịch thâm nhập từ
nhiều hướng và đã tiềm ẩn trong cộng đồng).
2.2.2 Đại dịch covid-19 xuất hiện khi nào
Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trong gần 2 năm qua đã gây ra bao nhiêu tổn
thất cho đất nước, cho xã hội. Kinh tế bị thiệt hại nặng nề, thu ngân sách giảm, nạn
thất nghiệp tăng; các dịch vụ, kinh doanh khác mất thu nhập,…dịch bệnh đã ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tính mạng của Nhân dân và an ninh, trật tự xã hội...
Trong thời gian qua, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, các ban, ngành, địa phương, sự
đồng lòng của Nhân dân đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp
phòng, chống dịch Covid-19 theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo các cấp. Kể từ đầu dịch
đến nay Việt Nam có trên một triệu người nhiễm, trên 22.700 người tử vong. Trước
tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, các
ngành, các cấp trong thời gian qua đã được tập trung thực hiện, bảo đảm thực hiện
mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Nghị
Quyết đại hội đảng các cấp đã đề ra.
2.2.3 Ảnh hưởng của đại dịch covid-19 đến Việt Nam
Ảnh hưởng của đại dịch covid-19 đến đời sống, kinh tế chính trị, văn hóa xã
hội của Việt Nam:

Downloaded by Quang Tran ()



lOMoARcPSD|10162138

Ngay từ khi phát hiện dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã tiến hành các giải
pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, nhưng dịch bệnh rất khốc liệt, nó đã cướp
đi sinh mạng của biết bao người, đây là một tổn thất nặng nề làm cho nhiều gia đình
con mất cha mẹ, vợ mất chồng, chồng mất vợ, anh mất em,… nỗi đau này khơng gì có
thể bù đắp được.
Đặc biệt hơn, kinh tế bị suy giảm, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, tình trạng
thất nghiệp kéo dài, một số doanh nghiệp dừng hoạt động, cắt giảm lực lượng lao
động, sức khỏe của người dân bị đe dọa nghiêm trọng…Đảng, Nhà nước xác định
phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, huy động sự
tham gia tích cực, quyết liệt của các ngành, địa phương và tồn thể Nhân dân. Do đó,
việc phịng, chống dịch bệnh là trách nhiệm chung của cả cộng đồng và cũng được quy
định rõ trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
2.3 Vai trò của Phật giáo trong phòng, chống dịch Covid 19 ở Việt Nam
Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam,
trong khó khăn hoạn nạn, tinh thần này được khơi dậy mạnh mẽ. Các tôn giáo, đặc biệt
là Phật giáo đã thể hiện tinh thần nhập thế bằng cách tham gia vào những hoạt động
nhằm góp phần “cứu nhân độ thế”. Với phương châm “chống dịch như chống giặc”,
cộng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân trong đó có
đồng bào của các tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đã đóng góp nguồn lực to
lớn cùng với chính quyền và Nhân dân cả nước quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Thực hiện
câu châm ngôn sống “ Tốt đời đẹp đạo” cùng với đó là tinh thần trách nhiệm cao cả
với đất nước, với nhân dân, Phật giáo đã, đang và sẽ tích cực tham gia phịng, chống
dịch Covid-19 với nhiều mơ hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, góp
phần quan trọng cùng tồn Đảng, toàn quân và toàn dân ngăn chặn, từng bước đẩy lùi
dịch bệnh Covid-19.
2.3.1. Những biểu hiện tích cực của Phật giáo trong phịng, chống dịch Covid 19
Một số mặt tích cực của Phật giáo đã mang lại trong công cuộc phịng, chống

dịch Covid 19 có thể kể đến như: qun góp; mở những bếp ăn từ thiện; khuyến khích,
động viên, tuyên truyền đến người dân về cách phòng chống dịch,…

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Tính đến ngày 16/8/2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ủng hộ vào Quỹ
vaccine phòng, chống Covid-19 và nguồn lực cho cơng tác phịng, chống dịch hơn 380
tỷ đồng, trong đó có hơn 100.000 khẩu trang N95, 25 máy thở đa năng cao cấp, 400
máy tạo oxy, 10 xe cứu thương, 500.000 phần quà và gần 1.000 tấn gạo, 5 triệu suất
ăn… Ngoài ra, sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát động phong trào “Cởi áo cà
sa khốc áo blouse trắng tham gia tuyến đầu phịng, chống dịch”, đã có khoảng 1.250
tăng ni, phật tử tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân ở
các khu cách ly; 8 chùa, cơ sở tu viện được sử dụng làm điểm cách ly, chăm sóc bệnh
nhân Covid-19.
Không chỉ dừng lại ở việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi quyên góp mà
đã có những cá nhân cũng muốn góp phần mình vào cơng cuộc phịng, chống dịch của
đất nước. Điển hình như trường hợp của Đại đức Thích Minh Đạo – trụ trì chùa Nam
Thiên Nhất Trụ đã đứng ra tổ chức mở những bếp ăn yêu thương mùa dịch. Đại đức
Thích Minh Đạo cho biết bếp ăn được mở từ đầu tháng 7, hiện cung cấp mỗi ngày hai
suất ăn sáng và chiều cho các địa điểm. Lực lượng nấu ăn của bếp chủ yếu đến từ các
tình nguyện viên, đồn viên thanh niên, học sinh, sinh viên, dân quân tự vệ. Các đầu
bếp là các giáo viên lâu nay nấu cơm cho trường tiểu học Lương Thế Vinh (phường
Bình Thọ, TP.Thủ Đức). Chùa Nam Thiên Nhất Trụ cũng đang mở thêm một bếp ăn
nữa ở Bình Dương.
Trong bối cảnh đại dịch, nhiều hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam cũng bị ảnh hưởng khơng nhỏ, nhiều chương trình, kế hoạch Phật sự của các
Ban, Viện Trung ương, Ban trị sự các tỉnh, thành phố đã phải tạm dừng, tạm hỗn.

Nhưng Phật giáo đã cho thấy được sự thích nghi trong mọi hoàn cảnh bằng việc đưa ra
những giải pháp, hoạt động để thích ứng với thời đại dịch. Có thể kể đến như vào mùa
an cư năm 2021, phần lớn các tỉnh, thành đều tổ chức cho tăng ni an cư tại chỗ (tâm
niệm an cư). Ngoài ra các công tác Hoằng pháp, Hướng dẫn Phật tử vốn hoạt động
bằng hình thức sinh hoạt từ các pháp hội, khóa tu, trại hè tập trung đơng người thì nay
đã chuyển sang hình thức thuyết giảng, tụng kinh, chia sẻ Phật pháp trực tuyến online
qua các phương tiện truyền thông, hệ sinh thái số.

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Bên cạnh đó Phật giáo đã góp phần vào việc tun truyền, khuyến khích các
Phật tử, tín đồ của mình không tập trung đông người, thực hiện các hoạt động thờ cúng
tại nhà mà không cần đến các địa điểm thờ cúng như chùa hay các cơ sở tu viện. Điều
này cũng góp một phần cơng nhỏ vào cơng cuộc tuyên truyền, khuyến khích người dân
thực hiện tốt các quy định của Nhà nước và chính phủ ban hành về phòng chống dịch
bệnh.
2.3.2. Những biểu hiện tiêu cực của Phật giáo trong phòng, chống dịch Covid 19
Bên cạnh những mặt tích cực mà Phật giáo đem lại trong q trình phịng,
chống dịch Covid-19 thì cũng có những mặt tiêu cực tồn tại.
Thứ nhất là, một số Phật tử nghĩ rằng những người mắc bệnh là do số phận,
luật nhân quả, nghiệp chướng mà người mắc bệnh gây ra, khiến con người hình thành
tính cách bị động, ít chịu vươn lên, hạn chế năng lực đấu tranh xã hội của những con
người hiện thực, thậm chí thờ ơ, do dự đối với cái tiêu cực, cái ác đang gây bất bình
trong xã hội; không tin tưởng vào hoạt động đấu tranh tích cực cải tạo, chống tiêu cực
trong xã hội, mà chờ đợi, tin vào nhân quả tự đến. Điều đó mang lại tâm lý lo sợ cho
bản thân họ và sự kỳ thị, phân biệt đối xử dành cho người bệnh.
Thứ hai là, ý thức phòng chống dịch Covid 19 của các Phật tử còn chưa cao

khi còn tập trung đông người để cúng kiến, thờ tự. Tuy phần lớn đã chấp hành các quy
định của Nhà nước về phòng, chống dịch nhưng đâu đó vẫn tồn tại một số ít cá nhân,
tập thể không tuân thủ quy định, lợi dụng các hoạt động tôn giáo để tụ tập đông người
gây mất an tồn và có nguy cơ làm bùng phát dịch.
Thứ ba là, để bày tỏ sự tôn sùng thần linh, một số người lạm dụng lễ nghi
trong thực hành tôn giáo như dâng sao giải hạn, đốt giấy tiền, vàng mã,… Thực ra,
nghi lễ thờ cúng ban đầu chưa được Phật giáo đặt ra, chỉ xuất hiện sau khi Đức Phật
qua đời. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, nghi lễ thờ cúng là yếu tố quan trọng, thể hiện
tính sống động của sinh hoạt Phật giáo nói chung, hay mỗi hệ phái Phật giáo nói riêng.
Đây khơng chỉ là hành động mê tín dị đoan, thiếu hiểu biết, trái với giáo lý đạo Phật,
mà cịn vơ tình tạo môi trường nảy sinh nhiều biến tướng tiêu cực. Đồng thời, những
hoạt động này gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của
đông.

Downloaded by Quang Tran ()


×