Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại một số trường mầm non quận Thủ Đức,Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 120 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2018
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

ii


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, tôi đã thực hiện xong
luận văn này.
Để có kết quả như ngày hơm nay, trước hết, tơi xin chân thành cám ơn Ban
Giám Hiệu, Phịng sau đại học, trưởng khoa GDH, giáo viên chủ nhiệm khoa GDH,
Viện Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn của mình đến với các quý thầy cô khoa GDH,
những người đã luôn trao cho các học viên chúng tôi sự yêu thương, quan tâm giúp đỡ
tận tình, truyền đạt những kiến thức, tri thức khoa học và kinh nghiệm quý báu trong
quá trình học tập tại đây.
Tôi cũng chân thành cám ơn gia đình, các anh/chị học viên lớp cao học GDH
khóa 16B đã quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi cũng cám ơn ban giám hiệu nhà trường, giáo viên
của các trường mầm non thuộc quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình
cộng tác, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi được khảo sát để hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS
Nguyễn Thị Thúy Dung, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, trao cho tôi
những kiến thức trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn


đã cho tơi những góp ý q báu để có thể hồn thiện luận văn này.
Vì trình độ lí luận và kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên luận văn khơng
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cơ
nhằm giúp luận văn hồn thiện hơn.

iii


GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
Ngày nay, trong cuộc sống, con người muốn thành cơng địi hỏi rất nhiều phẩm
chất. Một trong những phẩm chất quan trọng để thành công là sự tự tin, đặc biệt là đối
với trẻ mầm non đây là giai đoạn giúp trẻ dễ dàng hình thành sự tự tin, độc lập, thích
nghi với cuộc sống của trẻ.
Với nội dung giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngày lễ,
ngày hội trong các trường mầm non đề tài trình bày:
Thứ nhất, những lí luận về giáo dục sự tự tin, đưa ra được: tầm quan trọng về
giáo dục sự tự tin; biểu hiện; nội dung, hình thức và các yếu tố ảnh hưởng đến việc
giáo dục sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động ngày lễ, ngày hội.
Thứ hai, tìm hiểu về những thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ngày lễ, ngày hội trong các trường mầm non tại quận Thủ Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh qua các câu hỏi và phỏng vấn sâu với các hỏi với các nội dung: tầm
quan trọng; biểu hiện; nội dung; hình thức và các yếu tố ảnh hưởng cho các đối tượng:
CBQL, GV, PHHS, trẻ 5-6 tuổi.
Cuối cùng, thông qua việc nghiên cứu thực trạng đề ra các biện pháp giáo dục
sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngày lễ, ngày hội trong các trường mầm
non và khảo sát tính khả thi của các biện pháp.

iv



Introduction of thesis
Nowadays, if people want to be successful in their career, they must equip
many skills and competence as well as characteristics. In which, confidence is one of
key factor especially for children aged from 5 to 6 at the kindergarten, in this stage it
comes into being confidence, independence and adapting with their life.
Education confidence for children 5-6 year through festival, anniversary is the
subject of this thesis
Firstly, this thesis will be showed the important of self-confidence, expression,
contention and the factor with will be effected to self-confidence of the children
through festival and anniversary at the kindergarten.
Secondly, Finding out about real situation the education confidence for the
children in the kindergarten of Thu Duc District Ho Chi Minh City by question and
interview as the content: The important of self-confidence, the expression, content,
form and the factor effect to self-confidence .
Lastly, through research real situation thesis will propose the way how to
educate confidence for the children who aged from 5 to 6 and reality of this activities
through festival and anniversary at the kindergarten and realizable of this methods.

v


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 4

8. Kế hoạch nghiên cứu ........................................................................................... 5
9. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6
TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY LỄ, NGÀY HỘI TẠI
TRƯỜNG MẦM NON ............................................................................................. 7
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ........................................................ 7
1.1.1.

Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 7

1.1.2.

Các nghiên cứu trong nước .................................................................. 11

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ......................................................................... 13
1.2.1. Giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi. ....................................................... 13
1.2.2. Giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngày lễ ngày hội
trong trường mầm non ....................................................................................... 16
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6
TUỔI ..................................................................................................................... 17
1.3.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi............................................... 17
1.3.2. Vai trò của sự tự tin đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................................. 20
1.3.3. Những biểu hiện của sự tự tin của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................ 22
1.4. HOẠT ĐỘNG NGÀY LỄ, NGÀY HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
TRONG TRƯỜNG MẦM NON .......................................................................... 25
1.4.1. Vai trò của hoạt động ngày lễ, ngày hội trong giáo dục trẻ ở trường
mầm non ............................................................................................................ 25
vi



1.4.2. Các ngày lễ, ngày hội tổ chức cho trẻ trong trường mầm non ................ 25
1.5. GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG NGÀY LỄ, NGÀY HỘI CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
............................................................................................................................... 27
1.5.1. Tầm quan trọng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ngày lễ ngày hội trong trường mầm non ............................................................ 27
1.5.2. Nội dung giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngày lễ
ngày hội trong trường mầm non ........................................................................ 28
1.5.3. Hình thức giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngày lễ
ngày hội trong trường mầm non ........................................................................ 29
1.5.4. Đánh giá kết quả giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
ngày lễ ngày hội trong trường mầm non ............................................................ 30
1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY LỄ, NGÀY HỘI
CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON ........................................................ 30
1.6.1. Yếu tố chủ quan ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.6.2 Yếu tố khách quan .................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 33
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 34
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY HỘI, NGÀY LỄ TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON Ở QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH .............................................................................................................. 34
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC TRƯỜNG MẦM NON ĐƯỢC KHẢO SÁT
Ở QUẬN THỦ ĐỨC ............................................................................................ 34
2.1.1. Trường mầm non Sơn Ca......................................................................... 34
2.1.2. Trường mầm non Tam Bình .................................................................... 34
2.1.3. Trường mầm non Trường Thọ ................................................................. 35
2.1.4. Trường mầm non Tam Phú ...................................................................... 35

2.2. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ........................ 36
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ..................................................................................... 36
2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 36
2.2.3.Đối tượng khảo sát .................................................................................... 36
vii


2.2.4. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 36
2.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ................................................................................. 38
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh các
trường mầm non được khảo sát về tầm quan trọng của giáo dục sự tự tin cho trẻ 56 tuổi qua hoạt động lễ hội................................................................................. 38
2.3.2. Thực trạng biểu hiện sự tự tin ở trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động lễ hội tại
các trường được khảo sát ................................................................................... 41
2.3.3. Thực trạng nội dung giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
lễ hội tại các trường được khảo sát .................................................................... 44
2.3.4. Thực trạng hình thức giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
lễ hội tại các trường được khảo sát .................................................................... 47
2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi qua
hoạt động lễ hội tại các trường được khảo sát ................................................... 50
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ................................................ 55
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 58
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY LỄ, NGÀY HỘI TẠI CÁC
TRƯỜNG MẦM NON QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .... 58
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ............................................ 58
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu .......................................................... 58
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính lí luận .............................................................. 58
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .......................................................... 58
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ............................................................. 59
3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ ........................................................... 59

3.2. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGÀY LỄ, NGÀY HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM
NON QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................... 59
3.2.1. Tăng cường bồi dưỡng nhận thức, phương pháp giáo dục cho cán bộ quản lí
và giáo viên về giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động lễ
hội ...................................................................................................................... 59
3.2.2. Tăng cường chuẩn bị cho trẻ về mặt kiến thức, kĩ năng tham gia hoạt động
lễ hội .................................................................................................................. 61
3.2.3. Tạo cơ hội cho tất cả trẻ được tham gia các hoạt động trong ngày
lễ hội .................................................................................................................. 63
viii


3.2.4. Tăng cường hướng dẫn, giúp trẻ nhận ra giá trị bản thân và thể hiện bản
thân trong các hoạt động lễ hội .......................................................................... 65
3.2.5. Tạo điều kiện giúp trẻ thể hiện sự tự do sáng tạo trong các hoạt động
lễ hội .................................................................................................................. 67
3.2.6. Tăng cường tổ chức các hình thức hoạt động đa dạng cho trẻ trong ngày
lễ, hội ................................................................................................................ 69
3.2.7. Tạo mơi trường hoạt động tích cực cho trẻ trong ngày lễ, hội ................ 73
3.2.8. Tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh về giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6
tuổi trong các hoạt động lễ hội .......................................................................... 75
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ................................................... 77
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP
ĐỀ XUẤT ............................................................................................................. 78
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 78
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ........................................................................... 78
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ...................................................................... 78
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 85
1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
1.1.

Về lí luận.................................................................................................. 85

1.2.

Về thực trạng ........................................................................................... 85

1.3.

Về các biện pháp...................................................................................... 85

2. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 86
2.1.

Với các trường mầm non Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh ...... 86

2.2.

Với giáo viên mầm non Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh ......... 86

2.3.

Với cha mẹ học sinh mầm non Quận Thủ Đức ....................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 88
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN ............................................................................................................. 91

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 92

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL: Cán bộ quản lí
ĐLC: Độ lệch chuẩn
ĐTB: Điểm trung bình
HT: Hiệu trưởng
GDH: Giáo dục học
GDSTT: Giáo dục sự tự tin
GV: Giáo viên
MN: mầm non
PHT: Phó hiệu trưởng
PH: Phụ huynh
XH: Xếp hạng.

x


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của GDSTT cho
trẻ 5-6 tuổi………………………………………………………………………….…38
Bảng 2.2: Thực trạng biểu hiện của sự tự tin ở trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non
quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát…………………….…...…..41
Bảng 2.3: Thực trạng nội dung của GDSTT cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non
quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát……………………….....….45

Bảng 2.4: Thực trạng hình thức của GDSTT cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non
quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát………………………..……47
Bảng 2.5: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến GDSTT cho trẻ 5-6 tuổi tại các
trường mầm non quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát…………...50
Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp GDSTT cho trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động ngày lễ, ngày hội tại các trường mầm non quận Thủ Đức
theo đánh giá của CBQL và GV được khảo sát………………………………………80

xi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay trong cuộc sống, con người muốn thành cơng địi hỏi rất nhiều những
đức tính và phẩm chất. Một trong những phẩm chất quan trọng để thành công là sự tự
tin. Những doanh nhân, những người thành đạt trên các lĩnh vực trong cuộc sống,
ngoài tài năng, sự chăm chỉ, may mắn, linh hoạt… thì tất cả họ đều có sự tự tin, tự tin
vào cái mình có, tự tin vào khả năng bản thân sẽ làm tốt công việc; hay một nghệ sĩ
trình diễn trên sân khấu tự tin vào tài năng của mình; một người cơng nhân tự tin vào
cơng việc của họ đang làm và hoàn tất tốt các nhiệm vụ được giao; một đứa trẻ có khả
năng trả lời các câu hỏi vì đứa bé tự tin vào những điều mình biết và thể hiện chúng.
Tự tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể
tồn tại và phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp. Tự tin giúp cho con người có thể
giao tiếp một cách hiệu quả. Khi chúng ta tự tin, chúng ta sẽ tự do lựa chọn cuộc sống,
cách sống của bản thân vì chúng ta biết được khả năng của bản thân, từ đó mang đến
cho ta khả năng quyết đoán, bản lĩnh khi gặp phải những vấn đề cần sự giải quyết.
Quá trình phát triển lòng tự tin của con người bắt đầu từ những năm đầu đời và
tiếp tục diễn ra trong suốt cuộc sống của trẻ. Cha mẹ khởi đầu bằng việc yêu thương
trẻ, nhưng khi đứa trẻ bắt đầu lớn, sự khuyến khích lịng tự tin ở trẻ cũng trở nên khác
biệt hơn. Không phải ai cũng biết làm cho sự tự tin ấy lớn lên cùng cơ thể, vì thế có

thể trở thành con người thiếu tự tin. Giáo dục sự tự tin phải được thực hiện từ tuổi
mầm non, giúp cho trẻ biết được giá trị của sự tự tin, giá trị con người của bản thân.
Ngày nay ở Việt Nam, việc rèn luyện sự tự tin cho trẻ là một nhu cầu mang tính
thời đại, bởi xã hội hiện đại ln cần những con người có tính quyết đoán, dám nghĩ,
dám làm, biết hợp tác, biết khởi xướng trong mọi hoạt động, biết lập kế hoạch, mục
tiêu cho bản thân và có khả năng kiểm sốt được cuộc sống.
Trong chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo) yêu cầu nội dung giáo dục “phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài
hồ giữa ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối,
1


khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết
kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị,
em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết,
thích đi học” [4].
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là lứa tuổi mà các nhà tâm lí coi là một bước ngoặt quan
trọng của đời người, vì ở lứa tuổi này trẻ chuẩn bị bước vào trường phổ thông và thực
hiện những công việc như một học sinh thực thụ. Nếu được giáo dục đúng và thường
xuyên giúp trẻ thể hiện bản thân sẽ giúp trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn và phát triển
các chức năng tâm sinh lý, ngơn ngữ…nhằm giúp trẻ phát triển hồn thiện nhất.
Để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, có nhiều con đường, trong đó,
ngày lễ ngày hội là một con đường giáo dục rất hiệu quả, vì thơng qua ngày lễ ngày
hội được tổ chức trong trường mầm non, trẻ được phát triển nhiều mặt về nhận thức,
tình cảm, thể chất và thẩm mĩ.
Hiện nay, tại các trường mầm non ở Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, có
nhiều hoạt động được tổ chức nhằm giúp trẻ phát triển sự tự tin như hoạt động học,
hoạt động chơi…, nhưng giáo viên chưa chú trọng giáo dục sự tự tin cho trẻ ở các
hoạt động ngày lễ, ngày hội trong trường mầm non, chỉ xem đó như những hoạt động

giúp trẻ giải trí. Một năm học ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động lễ hội được tổ
chức, việc chuẩn bị và tiến hành lễ hội thường diễn ra trong thời gian dài. Vì thế, giáo
viên chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của hoạt động lễ hội nên đã bỏ lỡ cơ hội giúp trẻ
học tập, hình thành tính tự tin cho trẻ.
Đã có một số cơng trình nghiên cứu về giáo dục sự tự tin cho học sinh lứa tuổi
mầm non, tiểu học... thông qua hoạt động vui chơi, học tập… Tuy nhiên, chưa có
cơng trình nghiên cứu nào về vấn đề giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại các trường mầm non Quận Thủ
Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì những lí do trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Giáo dục sự tự tin cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại một số trường
mầm non Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại một số trường
mầm non ở Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất các biện pháp
giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động này tại trường mầm
non ở Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại
trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ,
ngày hội tại một số trường mầm non ở Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có biểu hiện sự tự tin nhưng ở mức độ chưa cao. Giáo
dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội
đã được quan tâm thực hiện tại một số trường mầm non ở Quận Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh, nhưng cịn một số hạn chế do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hố các vấn đề lí luận về giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại trường mầm non.

-

Khảo sát thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ
chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại một số trường mầm non ở Quận Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh.

3


-

Đề xuất các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ
chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại trường mầm non ở Quận Thủ Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh.

6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại trường mầm non: Ngày lễ hội trung

thu; Ngày lễ hội nhà giáo Việt Nam 20-11.
6.2. Về địa bàn khảo sát
Khảo sát thực hiện tại 4 trường mầm non ở Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh, đó là các trường: Trường mầm non Tam Bình; Trường mầm non Tam Phú;
Trường mầm non Trường Thọ, Trường mầm non Sơn Ca .
6.3. Về đối tượng khảo sát
Khảo sát 32 cán bộ quản lý và giáo viên lớp 5-6 tuổi, 8 trẻ 5-6 tuổi, 8 cha mẹ
học sinh có con 5-6 tuổi tại các trường mầm non nói trên.
6.4. Về thời gian khảo sát
Khảo sát thực trạng trong năm học 2017-2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống
hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến giáo dục tính tự
tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại trường
mầm non, để xây dựng khung lí luận về giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại trường mầm non.

4


7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: dành cho cán bộ quản lí trường mầm
non, giáo viên lớp 5-6 tuổi để tìm hiểu thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại một số trường mầm non ở
Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời khảo sát sự cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp đề xuất.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: sử dụng phương pháp này đối với một số cán
bộ quản lí trường mầm non, giáo viên lớp 5-6 tuổi, cha mẹ trẻ 5 - 6 tuổi, trẻ 5 - 6 tuổi
để làm rõ hơn kết quả thu nhận từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

- Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện sự tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi
trong các hoạt động vào ngày lễ hội để làm rõ hơn kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu các hồ sơ, văn bản
liên quan đến giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động
ngày lễ, ngày hội tại các trường mầm non được khảo sát.
7.3. Phương pháp xử lí thơng tin
Sử dụng phương pháp thống kê tốn học để xử lí các số liệu, kết quả nghiên cứu
thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
8. Kế hoạch nghiên cứu
Các giai đoạn thực hiện

Công việc thực hiện

Thời gian thực hiện

nghiên cứu
Chuẩn bị

-Xác định đề tài nghiên cứu

Từ tháng 10 đến tháng 1

- Tìm kiếm tài liệu
Triển khai nghiên cứu

-Xây dựng đề cương nghiên Từ tháng 1 đến tháng 6
cứu, cơ sở lý luận, dàn ý
chương 2,3.
-Báo cáo chuyên đề


Kiểm tra kết quả nghiên cứu -Điều tra thực trạng
5

Tháng 8
Từ tháng 9 đến tháng 12


Viết kết quả nghiên cứu

-Viết báo cáo quá trình Từ tháng 1 đến tháng 2
nghiên cứu.

Báo cáo tổng kết kết quả -Chuẩn bị nội dung, tài liệu Tháng 4 đến tháng 5
nghiên cứu

báo cáo.
- Báo cáo luận văn

9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại trường mầm non .
Chương 2: Thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại một số trường mầm non ở Quận Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ
chức hoạt động ngày lễ, ngày hội tại trường mầm non ở Quận Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh.


6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NGÀY LỄ, NGÀY HỘI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Sự tự tin là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân. Cảm
nhận bản thân được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự hào, có trách nhiệm, được chấp
nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà bạn tạo ra cho chính bản thân mình. Các
yếu tố này là những yếu tố cơ bản của lòng tự tin. Trẻ em và cả người lớn, ai cũng đều
có lịng tự tin, nhưng một số có lịng tự tin rất cao, trong khi một số khác lại cảm thấy
thiếu tự tin, khi ta có sự tự tin ta sẽ không ngại thể hiện bản thân mình với những gì
mình có. Do đó, tự tin là một trong những tài sản quan trọng nhất của người sở hữu,
nó quan trọng hơn cả những kỹ năng, kiến thức và những kinh nghiệm, vì khơng có nó
thì một người có đủ các yếu tố trên cũng khơng dám thể hiện.
Vì thế tự tin đã là chủ đề được quan tâm và nghiên cứu một cách nghiêm túc
trong thời gian qua để gúp con người tiến tới thành công trong cuộc sống. Tác giả
Bryan Robinson là giáo sư danh dự tại Đại học Carolina ở Charlotte, đồng thời là một
bác sĩ tâm lý, là tác giả của hơn hai mươi lăm cuốn sách về chủ đề khám phá bản thân
và các mối quan hệ, trong đó có cuốn sách: “Nghệ thuật sống tự tin” bao gồm 10 bí
quyết sống mạnh mẽ, tự tin giúp thay đổi bản thân. Nội dung của cuốn sách giúp
người đọc hiểu về bản thân và vượt qua các cảm xúc của bản thân lấy được sự tự tin,
từ đó dần tiến tới bản thân tự thay đổi, nhưng không phải là điều dễ thực hiện đối với
tất cả mọi người nếu chúng ta không cố gắng.[22]
Cuốn sách “Học, Nhớ, Tin tưởng: Tăng cường hiệu suất của con người” của
Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia do Daniel Druckman và Robert A. Bjork biên tập có

7


viết về sự tự tin và hiệu xuất, trong phần IV cung cấp một cái nhìn tổng quan về khái
niệm hiệu quả của sự tự tin và mối quan hệ của nó với các q trình động lực nhận
thức khác dựa trên ảnh hưởng đến việc học và hiệu quả. "Sự tự tin” là niềm tin rằng
người ta có thể thực hiện thành cơng một hoạt động cụ thể, có nghĩa là tin vào khả
năng họ có thể làm được chứ khơng phải là có tất các kĩ năng phải có để thực hiện
hoạt động như một người chuyên gia. Để giúp người học tự tin, hướng dẫn người học
thông qua các phong trào, họ đã thực hành trên một thiết bị huấn luyện mô phỏng,
hoặc thiết kế một loạt các hoạt động tiến tới thử thách kỹ năng nâng cao của họ.
Những thành công này phải dựa trên cung tiến có liên quan và thực tế: tiến độ phải gia
tăng nhỏ đủ để đảm bảo thành công trung gian có thể dẫn đến làm chủ cơng mục tiêu
cuối cùng. Khi một người hay đội, họ có tự tin thơng quá đó hiệu xuất cũng cao hơn
trong các hoạt động. [28]
Theo Sally Bao: "Một cách để tài trợ cho lòng tự tin là giúp trẻ em để chiếm
thời gian rảnh của mình theo những cách có hiệu quả, và để khuyến khích trẻ khơng
chỉ chơi với bạn bè, nhưng để làm một cái gì đó mà tạo ra một niềm đam mê cho trẻ
và một ý nghĩa trong cuộc sống." Nhấn mạnh sự vui vẻ với những công cụ hoặc thiết
bị thể thao chứ không phải là xuất sắc trong lĩnh vực này. Quá trình này là quan trọng
hơn so với các sản phẩm cuối cùng. Mục đích là cho con bạn để trải nghiệm niềm vui
và cảm thấy có thẩm quyền chứ không phải để trở thành một thần đồng. Bao
nói:"Giúp con để yêu thương và chấp nhận tất cả các bộ phận của chúng, do đó trẻ có
thể đạt được sự trọn vẹn, tình yêu và một kết nối lâu dài cho bản thân và thế giới". Kết
nối với thế giới và tự chấp nhận đi kèm với nó là rất quan trọng để khỏe mạnh lịng tự
tin, và khuyến khích lịng tự tin của một người trước tuổi đi học là một trong những
món quà có giá trị nhất mà bạn có thể cung cấp cho trẻ.[29]
Tác giả cuốn sách “Tin vào chính mình – sức mạnh của sự tự khẳng định”
Louise L. Hay, cho rằng: vốn dĩ ngay từ khi mới sinh ra đời chúng ta đã có tự tin, khi
cịn là đứa bé, chúng ta là một người hoàn hảo và cư xử như thể chúng ta nhận thức

được điều ấy. Chúng ta biết mình là trung tâm của vũ trụ, và khơng ngại địi hỏi những
điều mình muốn, tự do bày tỏ cảm xúc. Vì lúc đó chúng ta sống trong bầu khơng khí
đầy yêu thương và sự tự tin. Nhưng dần dần, chúng ta bị mất đi sự tự tin bởi những
8


suy nghĩ, lo lắng, thiếu thốn, sợ hãi của chính chúng ta và mọi người, môi trường xung
quanh tác động. Vì thế con người cần phải tìm lại tự tin mà mình đánh mất từ đó dẫn
đến chìa khóa của sống tươi đẹp. [7]
Alice Muir là bác sĩ tâm lý, tác giả cuốn “ Nâng cao năng lực tự tin”, để một
người có thể tăng cường sự tự tin hiệu quả nhất bằng các cách đó là : Đừng bao giờ
quên những ưu điểm và đừng khắc khe với chính mình; quan tâm đến sức khỏe, giữ
mình bình tĩnh và tránh bị stress; biết được những quyền hạn của bản thân; hành xử
một cách quyết đoán; lập kế hoạch, chọn ưu tiên và tổ chức, viết các nội dung ra; ngơn
ngữ và điệu bộ tự tin; hãy tưởng tượng tình huống mình sẽ xử lý và đương đầu trong
cơng việc và trong cuộc sống; luôn xem xét diễn tiến của sự việc để thực hiện, thay
đổi hay tiếp tục đi tới.[14]
Tác giả Yong Zhao khi nói về mối tương quan giữa “sự tự tin” và “tinh thần
kinh doanh” trong cuốn “World Learmers”, cho rằng: “khơng có một thuộc tính quan
trọng nào của doanh nghiệp hơn là sự tự tin, niềm tin vào chính mình và những ý
tưởng của riêng mình. Các doanh nhân là những tác nhân thay đổi và sự thay đổi
thường bị chống lại. Các doanh nhân sẽ liên tục phải đối mặt với những rào cản và sự
phản đối từ những cá nhân không ủng hộ hoặc tin vào những ý tưởng của họ.... Để đối
đầu và vượt qua được sự phản đối họ sẽ gặp phải, các nhà doanh nghiệp có thái độ tự
tin là điều bắt buộc [33]
Dale Carnegie trong cuốn sách “ Nghệ thuật nói trước cơng chúng” đưa ra các
ý tưởng giúp chúng ta phát triển sự tự tin của chính bản thân mình để thành cơng trong
việc nói, phát biểu trước đám đông bằng cách: Hãy bắt đầu bằng việc khát khao mạnh
mẽ và bền bỉ: bắt đầu bằng cảm xúc thôi thúc ta thực hiện; hiểu biết cặn kẽ về những
việc sắp làm: sự chuẩn bị những kĩ năng, kiến thức, tài liệu cần có; hành động một

cách tự tin: ln tự tin rằng mình sẽ thực hiện được; hãy luyện tập và luyện tập: luyện
tập thường xuyên trước khi thể hiện trước mọi người [2]. Bằng các dẫn chứng cụ thể
trong quá trình tiếp xúc và giảng dạy, Dale Carnegie đã chứng minh là nó có hiệu quả
giúp chúng ta ngày trở nên tự tin hơn ở bản thân qua những cách thực hiện trên. Qua
sự tự tin của mỗi người, ông đưa ra các hướng dẫn giúp chúng ta phát triển khả năng
nói, diễn thuyết trước đám đơng tốt hơn, bằng các cách gợi ý cụ thể.
9


Donna M. Genett, tác giả cuốn“Con sẽ làm được”, qua câu chuyện của hai gia
đình chị em song sinh về những chia sẻ cách dạy con, đưa ra những phương giúp con
“học được sự tự tin vào chính bản thân và biết cách phát huy hết tiềm năng; hiểu và
chấp nhận những giới hạn cũng như những quy định mà chúng phải tôn theo.” Giúp
con đạt được thành công bằng cách chuẩn bị, sắp xếp các công việc theo thời gian đặt
ra và kiểm tra tiến độ làm việc của mình. Khi chúng có sự chuẩn bị và biết được khả
năng của mình, con trẻ sẽ chấp nhận những gì mình đang có, tự tin và có sự làm chủ
bản thân về thời gian cũng như công việc.[6]
Rob Yeung là nhà tâm lý học và tư vấn trị liệu, tác giả cuốn sách “Tự tin –
Nghệ thuật giúp bạn đạt được mọi ước muốn”, đưa ra các minh chứng và các phương
pháp, để giải thích và giúp người khác có được sự tự tin qua các bài tập, các câu hỏi
trách nghiệm được thực hiện nhiều lần để kiểm tra sự tiến bộ của bản thân, ông cho
rằng sự tự tin khơng phải là đức tính bẩm sinh. Nó cũng khơng phải là nét tính cách
suốt đời khơng đổi, chính vì thế con người cần khơi dậy, ni dưỡng và phát triển khả
năng trở thành người tự tin ở mọi thời điểm trong cuộc sống bằng cách: xây dựng
niềm tin tích cực trong bản thân mỗi người, thiết lập những mục tiêu tự tin, hành sử
như người những người tự tin thực sự, và điều quan trọng là dám chấp nhận đối mặt
với sự thất bại nhưng dám đứng lên thay đổi hướng đến sự hồn thiện để thành
cơng[25]
Tác giả Trình Ưng Huân – Lâm Cách, trong cuốn “ Giúp trẻ hướng tới thành
công”, một trong những tố chất thành cơng trong tương lai cần phải có mỗi đứa trẻ đó

là sự tự tin “tự tin có thể khắc phục được mọi khó khăn. Tự tin là trọng tâm của nhân
cách. Nếu trong lòng còn ngờ vực, tất sẽ dẫn đến thất bại. Tin tưởng thắng lợi, tất sẽ
thành công.” Họ cho rằng đứa trẻ muốn tạo giá trị tự tin bên trong trước hết phải tạo
sự tự tin từ bên ngoài bằng những hành động khi ở trường như: ngồi (đứng) những
hàng đầu, học cách nhìn thẳng vào người khác, học cách thể hiện mình với người lạ,
rèn tài ăn nói của trẻ đây là những cách giúp trẻ giao tiếp tốt trong tương lai.”[24]
Như vậy, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu sự tự tin và cho rằng sự thành cơng
trong việc hình thành và phát triển phẩm chất này phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ
của giáo dục và do chính bản thân mỗi người có kiên trì tập luyện hay khơng. Họ
10


cũng khẳng định rằng muốn giáo dục sự tự tin chúng ta phải cho bản thân cơ hội và
tự tạo các cơ hội rèn giũa, không sợ thất bại, thấy được những bài học từ sự thất bại
ấy và phải thể hiện bản thân cũng như hiểu bản thân. Việc giúp trẻ tự tin cũng như
vậy , người lớn phải tạo cơ hội cho trẻ, xây dựng cho trẻ biết thể hiện bản thân mình,
biết được những ưu điểm và nhược điểm từ đó phát huy những thế mạnh giúp trẻ tự
tin hơn khi thể hiện.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
“Tự tin để thành công” của Nhã Nam tuyển chọn bao gồm các câu nói, câu
chuyện dẫn dắt giúp người đọc tự tin hơn trong cuộc sống bằng những gợi ý như: tin
vào chính mình, tìm ra những điểm mạnh điểm yếu trong con người, tạo sự khác biệt,
chấp nhận thất bại và chiến thắng thất bại đi đến thành công, sống tốt.[15]
Cuốn sách “55 cách để tự tin” của nhà xuất bản Đại học Sư Phạm dành cho học
sinh có viết: “Tự tin khơng phải là tố chất bẩm sinh, mà nó là kết quả mỗi cá nhân tự
đúc rút ra được trong quá trình sống, trải nghiệm của mình. Một người tự tin sẽ ln
tin tưởng vào khả năng, sức mạnh và năng lực của bản thân. Họ khơng bị áp lực bởi
những hồi nghi và mặc cảm tự ti, cũng như áp đặt ý tưởng và niềm tin cho người
khác.” Đây là cuốn sách giúp cho các em học sinh, hình thành sự tự tin qua những
chia sẻ ngắn gọn, dễ hiểu với 55 nội dung giúp bản thân hoàn thiện hơn.[10]

Cuốn sách “25 phương pháp để tự tin” là những câu chuyện đầy ý nghĩa giúp
học sinh rèn luyện chính bản thân mình, đồng thời có các bài trắc nghiệm giúp học
sinh định hướng tốt trong cuộc sống. Bằng cách làm chủ thời gian, nắm bắt phương
hướng của thành công, đừng để cơ hội tuột khỏi tay và ln tin vào bản thân đó là
những cách giúp các em tự tin bước vào đời.[27]
Theo Nguyễn Vinh Sơn, sự tự tin ở mỗi người “không phải là tự kiêu, tự phụ,
tự mãn coi mình hơn người và nhìn anh em bạn bè bằng nửa con mắt. Bộ ba này
nghịch với đức chân thành, khiêm tốn, không những làm cho ta khơng có chữ tín mà
cịn gây sự thất tín vơ cùng tai hại trong quan hệ nhân văn và cả trong công việc.” Với
những nhận định về sự tự tin của con người, ông đưa ra các mẫu người tự tin, thiếu tự

11


tin và cách rèn luyện tự tin bằng những câu chuyện, dẫn chứng từ đó đưa ra các lời
khuyên giúp chúng ta tự tin hơn trong cuộc sống.[18, tr. 337]
Với nội dung giáo dục thường thức “hình thành lịng tự tin cho trẻ”, dưới sự
biên soạn của Hà Sơn, cuốn sách giúp các bậc cha mẹ, người nuôi dưỡng định hướng
và xây dựng lịng tự tin cho trẻ, hình thành tự tin cho trẻ thơng qua lời nói, sự động
viên khích lệ của người lớn .Việc giáo dục thường thức cần phải bắt đầu từ khi còn
nhỏ và đưa ra các yếu tố cần thiết trong giáo dục thường thức là: Chuẩn (sự chính xác
khi khen ngợi), chân thực, nhanh nhạy (khi thấy trẻ tiến bộ thì cần khen tại thời điểm
ấy và có tính chân thực), cụ thể, cần (lời khen cần cụ thể, thường xuyên làm không
phải là tùy hứng) nhằm giúp trẻ phát huy những tố chất tiềm năng của trẻ, vì khơng trẻ
nào giống trẻ nào mỗi trẻ sẽ có những tiềm năng riêng và có những trẻ nó được bộc lộ
ra ngồi có những trẻ vẫn ln tiềm ẩn chính vì thế cần có những tác động để giúp trẻ
thể hiện, mà muốn trẻ phát huy được thì trước hết trẻ phải có tự tin và ni dưỡng sự
tự tin cho trẻ bằng hình thức khích lệ.[17]
Tác giả Lại Thế Luyện trong cuốn “Kĩ năng xây dựng lòng tự tin” cho rằng tự
tin bằng sự thấu hiểu chính bản thân mỗi người, mỗi người chúng ta khơng nên q

đánh giá thấp bản thân mình, ln ni dưỡng những suy nghĩ tích cực, và dám chấp
nhận thất bại nhưng phải biết đứng lên “ chỉ khi nào chúng ta dám đi sâu phân tích nội
tâm mình, để hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ những lý do khiến mình thiếu tự tin, thì
chúng ta mới có thể vượt lên bản thân, để rèn luyện và hình thành lòng tự tin” và “
Lòng tự tin là một trong những nguồn sức mạnh nội tâm vô cùng to lớn mà có thể bấy
lâu nay bạn chưa bao giờ khám phá và phát huy hết sức mạnh của nó”. Cùng với tư
tưởng của tác giả Rob Yeung, ông đưa ra các định nghĩa về sự tự tin để người đọc
nhận định lại sự tự tin của bản thân, các phương pháp giúp người đọc hình thành sự tự
tin thơng qua những cái nhìn, ni dưỡng những suy nghĩ tích cực về bản thân, tìm ra
những ưu khuyết điểm, học hỏi những người tự tin trong cuộc sống, tự tin trong cách
lựa chọn công việc, dám chấp nhận thất bại và đứng lên, ln thực hành lịng tự tin
mỗi ngày.[13, tr. 6,26]
Như vậy, ở Việt Nam có nhiều nhà tâm lý giáo dục đã nghiên cứu về sự tự tin.
Họ khẳng định vai trò quan trọng của sự tự tin đối với con người trong cuộc sống,
12


nhằm giúp con người hình thành và phát triển nhân cách, do đó giáo dục sự tự tin là
một việc rất quan trọng cho trẻ mầm non vì lứa tuổi này đang trong giai đoạn hình
thành và phát triển con người tồn diện, vì thế cần có những biện pháp phù hợp nhằm
giúp trẻ phát huy sự tự tin.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi.
1.2.1.1. Sự tự tin
Sự tự tin: là có niềm tin vào chính bản thân mình.
Theo Nguyễn Vinh Sơn, sự tự tin là một thái độ sống diễn tả phán đốn tích
cực về sự thật của chính bản thân mình, về những giá trị con người mình. Con người
có những khả năng tìm ẩn, cần phải thực hiện hịa hợp, tự tin là điều căn bản có để
phát triển các khả năng tiềm ẩn qua đó xây dựng nhân cách của mình và đi vào cuộc
sống với tinh thần an vui. [18,tr. 337]

Sự tự tin là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân bạn. Cảm
nhận bản thân bạn được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự tin, có trách nhiệm, được chấp
nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà bạn tạo ra cho chính bản thân bạn, các yếu
tố này là những yếu tố cơ bản của lòng tự tin. Trẻ em và cả người lớn, ai cũng đều có
lịng tự tin, nhưng một số có lịng tự tin rất cao, trong khi một số khác lại cảm thấy
thiếu tự tin.[31]
Cuốn sách “Tự tin để thành công” của Nhã Nam tuyển chọn, cho rằng: tự tin là
cảm giác đặc biệt khi chúng ta đạt được mục tiêu, và trong thâm tâm bạn hiểu được
mình xứng đáng với điều đó- nghĩa là, đã nhận ra được tiềm năng thật sự của chính
mình. Để thật sự tự tin, bạn cần có những mong đợi thực tế trong đời, Đặt mục tiêu
cao nhưng chắc chắn rằng bạn giữ thăng bằng, nếu không sẽ dễ thất vọng. [15, tr.9].
Tự tin là tin vào khả năng của chính bản thân mình, mạnh dạn để trình bày ý
kiến cá nhân, mạnh dạn đứng trước cơ hội và thách thức, mạnh dạn để thay đổi. Thiếu
tự tin cũng khiến con người không thể phát huy được những khả năng tiềm ẩn. Mất tự
tin làm chúng ta nhụt chí, khơng dám nỗ lực, ngại thử thách, tự ti với bản thân và sống
khép mình với xã hội. Trái lại, sự tự tin sẽ giúp chúng ta dám nỗ lực, không ngại thử
13


thách; tự tin cũng giúp chúng ta được mọi người yêu mến, ngưỡng mộ, từ đó, vui vẻ
và hạnh phúc trong cuộc sống hơn.[32]
Theo Lại Thế Luyện, “tự tin có nghĩa là hiểu rõ về bản thân mình, hiểu những
sở trường, thế mạnh, cũng như cả sở đoản, khiếm khuyết của chình mình. Tự tin là tin
vào khả năng của bản thân mình. Tự tin là biết rõ bản thân mình là ai, mình muốn làm
gì và tại sao mình làm công việc này mà chọn công việc khác?”[13, tr. 41]
Theo tác giả Rob Yeung, tự tin là khả năng hành xử thích hợp và hiệu quả dù
gặp bất kì tình huống khó khăn và trở ngại nào. Tự tin là làm những việc cần thiết
trước mắt (ngay cả bạn cảm thấy không thoải mái) để đạt mục tiêu lâu dài”[25, tr. 22]
Sự tự tin là:
– Có những cảm nhận tích cực về chính bản thân và biết rằng mình là ai.

– Tin tưởng vào khả năng của bản thân và nghĩ rằng mình có thể làm tốt một
điều gì đó và sẵn sàng chuẩn bị để thử một điều gì.
– Hiểu được vấn đề của chính mình và biết được nơi thích hợp với mình, mình
có vị trí thế nào trong gia đình hay xã hội.
– Kết quả là những cảm nhận thực sự giá trị, có mong muốn và cần sự tơn
trọng.[34]
Như vậy, trên cơ sở phân tích quan điểm các tác giả nêu trên, có thể khái quát
sự tự tin là: sự tin tưởng vào khả năng, biết được những giá trị của mình, những thế
mạnh cũng như khiếm khuyết của bản thân, biết mình là ai và có thể làm gì trong cuộc
sống bằng sự nỗ lực của bản thân.
1.2.1.2. Giáo dục
Theo Diane Tillman, “Từ Giáo dục (education), gốc La tinh (e-ducere) có
nghĩa là khơi dậy những gì có sẵn ở mỗi người. Theo đó, chúng ta cần hiểu mình đang
hướng dẫn về giá trị, giúp khơi dậy những giá trị cốt lõi đã có của trẻ chứ không phải
là chỉ dạy, bảo ban.”[19, tr. 100]
Theo Trần Thị Hương, “Giáo dục là hoạt động truyền thụ và lĩnh hội kinh
nghiệm xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau tham gia
lao động sản xuất và đời sống xã hội. Là một hoạt động có ý thức, có mục đích của

14


con người, là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có ở con người và là nhu cầu khơng
thể thiếu cho sự tồn tại, phát triển của con người”[11, tr. 5]
Theo Nguyễn Ánh Tuyết, giáo dục đó là quá trình mà thế hệ cha anh truyền lại
kinh nghiệm lịch sử - xã hội cho các thế hệ mới nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc
sống và lao động để bảo đảm sự phát triển hơn nữa của xã hội và của cá nhân.
Theo nghĩa rộng, nói đến giáo dục là nói đến sự tác động tới con người của
toàn xã hội và của thực tiễn xung quanh.[20, tr. 67]
Như vậy, có thể định nghĩa: Giáo dục nghĩa rộng là q trình tồn vẹn nhằm

hình thành phát triển nhân cách con người, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch
thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục
nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội mà lồi người đã tích lũy được
trong lịch sử. Đó là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch có tổ chức, có
phương pháp mà nhà giáo dục trong các cơ quan giáo dục chuyên biệt, về mặt này,
khái niệm giáo dục (nghĩa rộng) tương đương với quá trình sư phạm, đó là q trình
giáo dục diễn ra trong phạm vi nhà trường.
Giáo dục (nghĩa hẹp) là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình
cảm, thái độ, những tính cách của cá nhân, những hành vi và thói quen ứng xử đúng
đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng – chính trị, đạo đức, lao động, thẩm mỹ
và thể chất cho học sinh. [9, tr. 19]
Như vậy, giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống, phương
pháp đến sự phát triển về thể chất, tâm lí của người được giáo dục, làm cho người
được giáo dục đạt được những yêu cầu về nội dung giáo dục đề ra.
1.2.1.3. Giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi
Từ các khái niệm về giáo dục và sự tự tin, có thể đưa ra khái niệm:
Giáo dục sự sự tin cho trẻ 5-6 tuổi là quá trình khơi gợi, truyền đạt những giá
trị, kiến thức, kĩ năng về sự tự tin nhằm hình thành và phát triển sự tự tin cho trẻ 5-6
tuổi bằng con đường giáo dục.

15


×