Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải pháp nâng cao nhu cầu tìm kiếm việc làm cho sinh viên khối kinh tế tại tp hồ chí minh sau khi tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.56 KB, 6 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHU CẦU TÌM KIẾM VIỆC LÀM CHO
SINH VIÊN KHỐI KINH TẾ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH SAU KHI TỐT
NGHIỆP
Nguyễn Chiệu Vỉ, Nguyễn Thị Cẩm Thơ, Nguyễn Thị Thu Sâm, Vũ Thị Uyên Phương
và Ngô Thành Tài
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Cơng nghệ TP.HCM (HUTECH)
GVHD: TS. Văn Thiên Hào

TÓM TẮT
Ngày nay vấn đề việc làm đang là nhu cầu bức thiết của nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát
triển, nơi mà có nguồn nhân lực dồi dào trong khi nền kinh tế phát triển chưa cao do đó sẽ khơng có sự tương
xứng về cung - cẩu lao động trong phạm vi một nước. Vấn đề việc làm luôn được quan tâm cho mọi nguồn
nhân lực đặc biệt chủ trọng nhất là nguồn nhân lực có trình độ đại học-cao đẳng. Hiện nay hầu hết sinh viên
khi ra trường, nhất là các sinh viên học tại các thành phố lớn sau tốt nghiệp đều tất bật kiểm một công việc tạm
thời để làm kiểm tiền ở lại thành phố rồi xin việc ổn định sau. Vì cuộc sống hiện tại, họ chấp nhận làm những
việc mà không cần bằng cấp như bung bê tại các quán café, quán ăn hay làm nhân viên trực nghe điện thoại, đi
gia sư... Tình trạng ấy khơng chỉ xảy ra với các sinh viên có bằng loại khá, trung bình khá mà thậm chí cả
những sinh viên ra trường với tấm bằng loại giỏi vẫn loay hoay không biết phải đi đâu về đâu trong tình trạng
ở các cơng ty lúc nào cũng những hồ sơ xin việc. Trước tình hình đó, nhóm chúng tơi đã tìm hiểu và đưa ra
những ngun nhân ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Từ đó, bài viết sẽ đề xuất một số
giải pháp thiết thực giúp các bạn sinh viên có thể nhanh chóng tìm việc làm sau khi ra trường.
Từ khóa: việc làm, khó khăn, nhu cầu, sinh viên, khối kinh tế.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc làm nói chung, việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường nói riêng là một trong những nhu cầu
cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển tồn diện. Hiện nay sinh viên sau khi tốt nghiệp
khơng tìm được việc làm là một thực trạng đáng báo động, trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Vì vậy,
để tìm được việc làm đã khó mà có được việc làm đúng với ngành nghề đào tạo lại càng khó khăn hơn. Thất
nghiệp khơng chỉ gây thiệt hại cho sinh viên, gia đình và xã hội về kinh tế mà cịn gây lãng phí nguồn lực tri
thức của đất nước.
Đất nước càng phát triển bao nhiêu ngoài những công nghệ hiện đại phục vụ cho kinh doanh sản xuất thì một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước là lực lượng lao động, trong nền kinh tế thị trường



2296


ngày nay lực lượng lao động là những sinh viên được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng…, là lực
lượng trẻ của đất nước rất năng động và có năng lực trong cơng việc. Chính vì vậy, sinh viên là nguồn nhân
lực rất quan trọng chúng ta cần biết cách sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Nhưng vấn đề việc làm
của sinh viên sau khi ra trường hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Trên cơ sở đó, bài viết này mong muốn góp phần làm rõ những khó khăn mà sinh viên gặp phải sau khi ra
trường. Qua đó, đề xuất một số giải pháp thiết thực giúp các bạn sinh viên có thể nhanh chóng tìm việc làm sau
khi ra trường. Đó cũng là lý do mà nhóm chúng tơi thực hiện bài viết “Thực trạng việc làm của sinh sau khi ra
trường” này.
2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP
Nếu cánh cổng mở ra cho tân sinh viên một bầu trời với những ước mơ, hoài bão về một tương lai xán lạn thì
tấm bằng tốt nghiệp và những bước chân đầu tiên bước đi lập nghiệp đưa bạn đến những câu hỏi: Làm gì và ở
đâu? Bên cạnh đó, nghề nghiệp mà các bạn theo đuổi dường như đã “hết chỗ” trong khi có vơ vàn những nghề
tay trái đón chào, các bạn lại khơng đủ kỹ năng, trình độ để đảm nhận. Cơ cấu việc làm cho giới trẻ khá chênh
lệch điều đó dẫn đến tình trạng, hơn nửa sinh viên ra trường rơi vào tình trạng thất nghiệp, số ít cịn lại tuy có
việc làm xong lại phải tìm việc trái với ngành nghề theo học.
Nguyên nhân khiến sinh viên thất nghiệp khi ra trường
Thiếu định hướng trong thời gian học tập
Mục đích cuối cùng của việc học tập, lấy bằng cấp là để sau này có nghề nghiệp ổn định thế nhưng trên thực
tế có ít sinh viên khi đi học nghĩ được điều đó. Dường như các bạn chẳng bao giờ nghĩ tới mối tương quan giữa
việc học và đi làm trong tương lai hay vấn đề kỹ năng kiến thức với nghề nghiệp. Chính vì thế q trình hướng
nghiệp của các bạn diễn ra như một hình thức qua loa vậy. Bạn đã hướng nghiệp không phù hợp để rồi dẫn đến
việc lựa chọn sai ngành học. Tại thị trường Việt Nam, thường có tới 40% việc định hưởng nghề nghiệp phụ
thuộc vào phụ huynh. Các bậc cha mẹ vẫn thường thiên về những ngành nghề an toàn hoặc "ăn sẵn" cho con.
Khi định hướng, họ hướng con cải theo nghề họ thích mà khơng biết khả năng, sở thích của con nằm ở đâu.
Học tập một cách thụ động
Có lẽ xuất phát từ việc định hướng nghề nghiệp sai lầm cho nên nhiều bạn sinh viên sẽ rơi vào tình trạng học

tập thụ động. Có nghĩa là các bạn chỉ chờ đợi kiến thức từ giáo viên cung cấp, không bao giờ có ý thức chủ
động chuẩn bị kiến thức, cộng với việc lười khám phá và áp dụng các lý thuyết học được vào thực tiễn cuộc
sống.
Với cách học thụ động như vậy, sinh viên không những trở nên mơng lung trong mở kiến thức cơ bản mà cịn
khiến bản thân ngày càng trở nên lười biếng hơn, không chủ động trong bất cứ hoạt động nào khác trong công
2297


việc sau này. Chính vì thế mà sau khi ra trường họ cũng mang theo tâm lý chờ việc, không biết cách chủ động
tìm kiếm những cơ hội thực sự cho bản thân. Bởi vậy, các bạn tự đánh mất cơ hội cho bản thân mình khiến cho
quá trình tìm việc trở nên khó khăn hơn và làm việc khơng đúng sở trường.
Khơng có vốn ngoại ngữ
Cơ hợi tìm kiếm việc làm sau khi ra trường gặp nhiều khó khăn một phần xuất phát từ khả năng về ngoại ngữ,
nhất là khả năng tiếng Anh. Trong thời buổi hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, dường như tiếng Anh
chính là một tấm vé hạng sang để chúng ta hội nhập, đồng thời có cơ hội bước vào một vị trí nào đó trong tất
cả các ngành nghề của xã hội. Đây có thể coi là một trong những tiêu chỉ đánh giá "cần phải có" của nhà tuyển
dụng với ứng viên khi nộp đơn xin việc hay làm CV online ứng tuyển vào cơng ty. Các chương trình giáo dục
đã phổ cập việc đào tạo tiếng Anh rộng khắp đến tất cả các trường học, cấp học, thậm chí cịn đầu tư từ khi con
người cịn rất nhỏ. Thế nhưng chính từ thái độ học tập thụ động, lại lười khám phá và không chịu áp dụng thực
tế thì dù có được tiếp thu chương trình trong rất nhiều năm, các bạn trẻ vẫn không thể đáp ứng được vốn tiếng
Anh cơ bản. Để rồi, đến khi ra trường, kiến thức và kỹ năng về ngoại ngữ của các bạn chỉ dừng lại ở một con
số 0. Nói chung, học tiếng Anh cần phải có một q trình, khơng muốn lãng phí thời gian và có được một tấm
vé thơng hành đó bước vào tương lai sự nghiệp tươi sáng, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, các bạn cần
phải cố gắng hết minh vào việc học nói chung và rèn luyện kỹ năng nói riêng, siêng áp dụng việc học tập đó
vào thực tế thì mới có kết quả khả thi.
Khơng chú trọng nâng cao kỹ năng mềm
Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là hai yếu tố mà nhà tuyển dụng luôn hết sức chú trọng trong khâu tuyển dụng.
Đặc biệt, kỹ năng mềm chính là yếu tố mà họ quan tâm hàng đầu. Bởi kỹ năng mềm giống như là phần chuôi
dao vậy, chuỗi dao có bền chắc thi mới sử dụng được dao một cách hiệu quả. Kỹ năng mềm lại có thể được rèn
luyện từ rất nhiều hoạt động trong học tập và trong cuộc sống, chỉ cần mỗi người ý thức hơn một chút, coi trọng

việc học hỏi rèn luyện kỹ năng mềm hơn thi đến khi ra trưởng, bạn đã có được một hành trang vơ cùng vững
chắc để bước từng bước cẩn thận vào xã hội. Và môi trường làm việc đầy tính cạnh tranh và địi hỏi năng động
cao thì những điều đó sẽ là bí quyết mang đến sự thành cơng cho các bạn. Trong khi đó, có rất nhiều bạn sinh
viên chỉ “làm trịn” trách nhiệm đi học của mình là lên lớp, ngồi yên nghe thầy cô giảng bài. Chỉ cần như vậy,
họ đã cho rằng mình "làm trịn" trách nhiệm học của minh. Thời gian còn lại, các bạn thường dành nhiều cho
việc gặp gỡ bạn bè, chơi game, tán gẫu với bạn bè trên facebook,... Bởi vậy mà thời điểm ra trường cũng là
thời điểm các bạn khơng biết gì về xã hội. Đồng thời còn phải gánh theo cảm giác vỡ mộng về những điều
mình đã nghĩ trước đó.
Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến về việc làm sau khi ra trường của sinh viên
hiện nay, thì nhóm tác giả tiến hành cuộc khảo sát 325 sinh viên khối kinh tế tại TP.HCM đã tốt nghiệp

2298


Mức độ (%)
Nội dung đánh giá

Khơng Bình

Đồng ý

đồng ý

thường

Thiếu định hướng trong thời gian học tập

11

19


70

Học tập một cách thụ động

26

39

35

Khơng có vốn ngoại ngữ

28

24

48

Khơng chú trọng nâng cao kỹ năng mềm

30

33

37

Nguồn: Nhóm khảo sát, thống kê và tổng hợp kết quả nghiên cứu 2022
Nhìn trên bảng thống kê, ta có thể thấy, ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh viên có việc làm sau khi ra trường là
thiếu định hướng trong thời gian học tập chiếm 70%. Chứng tỏ, hiện nay nhiều bạn sinh viên khi học đại học

chỉ học để lấy bằng mà khơng có các định hướng cho cơng việc của mình việc này có thể dẫn đến các bạn sinh
viên khí ra trường khả năng cao sẽ bị thất nghiệp. Mặt khác, các yếu còn lại như học tập một cách thụ động,
khơng có vốn ngoại ngữ, không chú trọng nâng cao kỹ năng mềm tuy phần trăm khơng q 50% nhưng từ số
liệu đó ta thấy nó cũng ảnh hưởng một phần đến sinh viên có việc làm sau khi ra trường. Vì vậy, chúng ta cần
phải cố gắn nổ lực và hoàn thiên bản thân mình trước khi ra trường.
3. GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN NHANH CHĨNG TÌM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Về phía nhà trường
Một là, cùng với việc kiên định mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc triển khai thực hiện đồng bộ
các giải pháp (Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giảng viên, đầu tư
cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tiến công tác quản lý...), trong định hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới,
Trường cần mở thêm các ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và nhu
cầu xã hội.
Hai là, gắn kết chặt chẽ giữa Nhà trường với các cơ quan, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong các hoạt
động tìm hiểu nhu cầu lao động, bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp, phối hợp
trong công tác thực tập và hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Với sự nỗ lực của
Nhà trường và bản thân các sinh viên, chắc chắn sẽ tạo được niềm tin của nhà tuyển dụng và ngày càng có
nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm như mong muốn.
Về phía sinh viên
2299


Một là, sinh viên cần tích cực học tập rèn luyện tiếp thu kiến thức chun mơn nghiệp vụ. Ngồi những kiến
thức được học tại trường, sinh viên nên bổ sung cho mình những kỹ năng mềm để hịa đồng và thích nghi ngay
với mơi trường làm việc mới. Vì vậy, ngay trong quá trình học tập tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, sinh
viên phải thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, để nâng cao các kỹ năng cơ bản như: kỹ
năng giao tiếp, thuyết trình cùng với một số kỹ năng mềm khác cần có đó là: kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng
quản lý, lãnh đạo, giao tiếp tự tin, làm việc theo nhóm, các kỹ năng về tin học, ngoại ngữ phục vụ cho công
việc sau này. Đồng thời, nên có cơng việc làm thêm để có sự trải nghiệm. Như vậy, sau khi ra trường được
tuyển dụng vào các cơ quan doanh nghiệp, các bạn sẽ tự tin hơn với tấm bằng đại học và kinh nghiệm làm việc
ở một mơi trường hồn tồn mới.

Hai là, thái độ tôn trọng thầy, cô giáo, nghiêm túc trong học tập, trung thực trong thi cử, năng động trong việc
tham gia các hoạt động của Nhà trường, ham thích tìm tịi, nghiên cứu khoa học, có phương pháp học tập khoa
học, hiệu quả..., đó là những yếu tố ban đầu hết sức quan trọng để các bạn trở thành người lao động giỏi, người
cán bộ tốt, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, trung thực, năng động, sáng tạo, tôn trọng luật pháp, có
trách nhiệm đối với xã hội sau này.
Ba là, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thời đại của hội nhập quốc tế, kiến thức, kỹ năng sử dụng
CNTT, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) là hết sức cần thiết. Đây là một công cụ quan
trọng, thiết yếu để sinh viên tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mở rộng tầm nhìn ra thế giới.
4. KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này đã nói khái quát nhất về thực trạng sau khi ra trường của sinh viên hiện nay. Sinh viên
là nguồn lực chủ chốt, là tương lai của đất nước, đất nước có phát triển vững mạnh về cả mặt kính trị - kinh tế
hay khơng là phụ thuộc hoàn toàn vào thế hệ trẻ ngày nay. Chính vì vậy lực lượng trẻ phải được sự quan tâm
rất lớn từ phía chính phủ. Vậy mà một thực trạng đau lòng hiện nay là tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên quả cao.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã phần nào nêu ra được những nguyên do của thực trạng và một số biện
pháp khắc phục để trong tương lai, nhóm tác giả hy vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hay khơng cịn nữa, như vậy
cũng đồng nghĩa với việc nguồn lực lao động của nước ta dồi dào, chuyên môn cao đầy năng lực và sự năng
động trong công việc để phục vụ cho đất nước ngày cảng phồn vinh.

2300


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />
2301



×