VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
ĐỀ DỰ ĐỐN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2021
Môn thi: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Bộ đề chuẩn cấu trúc
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có cả
sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt là
A. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP.HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: 0C)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Hà Nội
16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
TP. Hồ Chí Minh
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê 2015)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP.Hồ Chí
Minh?
A. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội cao hơn TP.Hồ Chí Minh.
B. Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Hà Nội thấp hơn TP.Hồ Chí Minh.
C. Số tháng có nhiệt độ trên 20°C ở TP.Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà Nội.
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội nhỏ hơn TP.Hồ Chí Minh.
Câu 3: Ý nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất sự phát triển của ngành nội thương?
A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh.
B. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa người dân tăng cao.
C. Hàng hóa phong phú, đa dạng.
D. Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng về thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đất phù sa ngọt giàu dinh dưỡng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất.
B. Tài nguyên biên hết sức phong phú với nhiều bãi cá, tơm và diện tích ni trồng thủy sản lớn.
C. Tài nguyên sinh vật có giá trị cao như rừng ngập mặn, cá và chim.
D. Mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy.
Câu 5: Cho biểu đồ:
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 1
Youtube: VietJack TV Official
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2008 - 2016
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam gso.gov.vn)
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Giá trị xuất khẩu tăng chậm hơn giá trị nhập khẩu.
B. Giá trị xuất khẩu có sự biến động, giá trị nhập khẩu tăng liên tục.
C. Cán cân xuất nhập khẩu Nhật Bản có sự thay đổi từ xuất siêu liên tục sang nhập siêu trong giai đoạn
2008-2016.
D. Giá trị xuất siêu của Nhật Bản năm 2016 lớn nhất.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất
trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta năm 2007 là
A. thủy sản.
B. cơng nghiệp nặng và khống sản.
C. nơng, lâm sản.
D. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận định nào sau đây khơng chính xác
về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ?
A. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa vùng ven biển phía đơng và vùng núi biên giới phía tây.
B. Các đồng bằng sơng Mã, sơng Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.
C. Hai đơ thị có quy mơ dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh.
D. Phân bố dân cư không đều giữa các tỉnh trong vùng.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận xét nào không đúng về cơ cầu
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000-2007?.
A. Năm 2000 và 2007 du khách Trung Quốc luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất.
B. Ngành du lịch ngày càng thu hút được nhiều du khách quốc tế đến từ các quốc gia có thu nhập cao.
C. Tỉ trọng du khách từ Đông Nam Á tăng, Trung Quốc và Đài Loan giảm.
D. Tỉ trọng du khách từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hoa Kỳ, Ơxtrâylia tăng.
Câu 9: Ngun nhân chủ yếu góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở các huyện đảo là
A. thường xuyên có các tuyến vận tải hàng hóa, hành khách nối liền các đảo với đất liền.
B. phát triển các hoạt động dịch vụ, chú ý thích đáng đến sự phát triển ngành du lịch.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 2
Youtube: VietJack TV Official
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
C. đẩy mạnh các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trên các huyện đảo.
D. đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là phát triển mạng lưới điện tại mỗi huyện đảo.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến quốc lộ nào sau đây không kết
nối Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quốc lộ 19.
B. Quốc lộ 20.
C. Quốc lộ 24.
D. Quốc lộ 25
Câu 11: Nguyên nhân nào dưới đây là quan trọng nhất làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh từ
đầu thập kỉ 90 đến nay?
A. Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn được đưa vào khai thác.
B. Hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch ngày càng phát triển.
C. Chính sách Đổi mới của nhà nước.
D. Mơi trường hịa bình, người dân thân thiện, mến khách.
Câu 12: Đặc điểm chung trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung
Bộ là
A. nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.
B. đã hình thành được chuỗi các trung tâm công nghiệp ven biển.
C. ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác khoáng sản.
D. hạn chế về tài nguyên nhiên liệu và năng lượng.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về
GDP và cơ cấu GDP phân theo ngành của ba vùng kinh tế trọng điểm
A. Ngành nông, lâm, thủy sản ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tỉ trọng cao nhất trong 3 vùng.
B. Ngành công nghiệp, xây dựng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỉ trọng cao nhất trong 3 vùng.
C. Ngành dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỉ trọng cao nhất trong 3 vùng.
D. Quy mô GDP lớn nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Câu 14: Mục tiêu nào sau đây là mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được?
A. Đồn kết, hợp tác vì một ASEAN hồ bình, ổn định và cùng phát triển.
B. Xây dựng ASEAN thành một khu vực hồ bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá phát triển.
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức
quốc tế khác.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng
so với diện tích tồn tỉnh đạt trên 40 đến 60% năm 2007?
A. Hà Giang, Quảng Trị, Bắc Giang, Gia Lai.
B. Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đăk Lăk.
C. Sơn La, n Bái, Bình Phước, Hịa Bình
D. Phú Thọ, Nghệ An, Khánh Hòa, Lào Cai.
Câu 16: Ý nào dưới đây nói lên tác động của hình dáng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang đến thiên nhiên
nước ta?
A. Thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta đồng nhất.
B. Nước ta nằm trên nhiều đổi khí hậu.
C. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao.
D. Tính biển xâm nhập sâu vào đất liền.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 3
Youtube: VietJack TV Official
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có cả khu kinh tế
cửa khẩu và khu kinh tế ven biển?
A. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kiên Giang. B. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kiên Giang.
C. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, An Giang, Kiên Giang.
D. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, An Giang.
Câu 18: Phương hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hồn thiện cơ cấu ngành cơng nghiệp nước
ta?
A. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ.
C. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
D. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng.
Câu 19: Ý nào dưới đây khơng phải là ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển cây nghiệp lâu năm
ở Tây Nguyên?
A. Khí hậu cận xích đạo thích hợp phát triển các cây cơng nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới.
B. Việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém.
C. Sự phân hóa mùa của khí hậu tạo điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
D. Mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
Câu 20: Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã được mở rộng và hiện đại nguyên
nhân chủ yếu nhất là do
A. nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn.
B. điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ.
C. huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.
D. dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.
Câu 21: Cây công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trong các cây cơng nghiệp ngắn ngày của vùng Đơng
Nam Bộ là?
A. thuốc lá và lạc.
B. mía và đậu tương.
C. cao su và hồ tiêu.
D. cao su và điều.
Câu 22: Trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng đồng bằng sông Hồng khơng
hình thành ngành cơng nghiệp trọng điểm nào dưới đây?
A. Cơng nghiệp năng lượng.
B. Cơng nghiệp cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử.
C. Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.
D. Công nghiệp dệt may và da giày.
Câu 23: Cho biểu đồ:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO MÙA VỤ NƯỚC TA
NĂM 2010 VÀ 2016
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 4
Youtube: VietJack TV Official
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo
mùa vụ nước ta năm 2010 và 2016?
A. Xu hướng giảm tỉ trọng diện tích vụ lúa đơng xn qua hai năm.
B. Diện tích lúa mùa năm 2016 tỉ trọng giảm 2,9% so với năm 2010.
C. Từ năm 2010 đến năm 2016 tỉ trọng diện tích lúa hè thu tăng lên 3,5%.
D. Năm 2016 tỉ trọng diện tích lúa đơng xuân lớn nhất chiếm 39,6%.
Câu 24: Hệ sinh thái trong đai nhiệt đới gió mùa gồm
A. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa.
B. rừng rậm xích đạo và rừng nhiệt đới gió mùa.
C. rừng cận xích đạo và rừng nhiệt đới âm lá rộng thường xanh.
D. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng cận nhiệt đới lá rộng.
Câu 25: Tính đến năm 2006, tỉnh nào dưới đây của nước ta có 2 huyện đảo?
A. Bình Thuận.
B. Bà Rịa - Vũng Tàu.
C. Khánh Hòa.
D. Kiên Giang.
Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết phần lớn các sơng ở Tây Ngun chảy
vào dịng chính sơng Mê Công qua hai sông nào sau đây?
A. Xê Công, Sa Thầy.
B. Đăk Krông, Ea Sup.
C. Xê xan, Đak Krông.
D. Xê Xan, Xrê Pôk.
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 và 19, hãy cho biết nhận định nào sau đây không
đúng về sự phân bố các cây công nghiệp của nước ta?
A. Các vùng chuyên cây cơng nghiệp ở nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây cơng nghiệp hàng năm.
C. Mía và lạc là sản phẩm cây cơng nghiệp chun mơn hóa của Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước.
Câu 28: Diện tích gieo trồng lúa gạo của các nước Đơng Nam Á có xu hướng giảm xuống là do
A. do thời tiết trong khu vực diễn biến thất thường.
B. năng suất tăng lên nhanh chóng.
C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.
D. sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Câu 29: Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là
A. ơ nhiễm nguồn nước, nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 5
Youtube: VietJack TV Official
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
B. ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước.
C. chưa khai thác hết tiềm năng tài nguyên nước và ô nhiễm nguồn nước sông.
D. lượng nước phân bố không đồng đều giữa các mùa và vùng.
Câu 30: Sự khác nhau cơ bản về đặc điểm khí hậu giữa Tây Ngun và Đơng Trường Sơn là
A. có sự tương phản về thời gian giữa hai mùa mưa - khơ
B. có sự đồng nhất về thời gian giữa hai mùa mưa - khơ
C. có một mùa hạ nóng và một mùa đơng lạnh
D. có sự phân hóa theo độ cao rõ rệt
Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết theo quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam, lần lượt
đi qua các con sông
A. sông Hồng, sông Mã, sông Ba, sông Thu Bồn, sông Tiền, sông Hậu.
B. sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Hậu, sông Tiền.
C. sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu.
D. sông Hồng, sông Thu Bồn, sông Mã, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu.
Câu 32: Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng nào sau đây ít chịu khơ hạn và thiếu nước về mùa
khô?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 33: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thế mạnh nổi bật hơn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là
A. lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.
B. các ngành cơng nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa tồn quốc.
C. khai thác tơng hợp tài ngun biên, khoáng sản, rừng.
D. tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
Câu 34: Nguyên nhân làm hạ thấp đai cận nhiệt đới ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do
A. địa hình núi cao.
B. ảnh hưởng gió mùa Đơng Nam.
C. ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.
D. gió mùa Đơng Bắc hoạt động mạnh.
Câu 35: Ảnh hưởng lớn nhất của đơ thị hóa tới sự phát triển kinh tế là
A. tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chun mơn kĩ thuật.
B. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
D. tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Câu 36: Cho bảng số liệu:
GDP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010-2016
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 6
Youtube: VietJack TV Official
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Năm
2010
2012
2014
2016
GDP (nghìn tỉ USD)
6,1
8,5
10,5
11,2
Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
10,4
7,9
7,7
6,7
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam gso.gov.vn)
Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc, giai đoạn 20102016?
A. Biểu đồ cột ghép.
B. Biểu đồ kết hợp cột, đường.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ miền.
Câu 37: Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chun mơn kĩ thuật, thành phần
chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. trung cấp chuyên nghiệp.
B. có chứng chỉ sơ cấp.
C. chưa qua đào tạo.
D. cao đẳng, đại học, trên đại học.
Câu 38: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ đã tạo
ra động lực phát triển kinh tế cho vùng?
A. tạo cơ sở nguồn năng lượng cho việc khai thác và chế biến khoáng sản.
B. tạo việc làm, thay đổi tập quán sản xuất của người lao động.
C. cung cấp nguồn điện hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
D. điều tiết chế độ nước sông, tạo điều kiện nuôi trồng thủy sản.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các sơng có đặc điểm nhỏ, ngắn, chảy
theo hướng tây - đông ở nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 40: Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực,
thực phẩm ở nước ta là
A. cơ sở hạ tầng và khả năng cung cấp điện nước.
B. nguồn vốn đầu tư.
C. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
D. chính sách phát triển và tập quán của người lao động.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 7
Youtube: VietJack TV Official
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Đáp án
1-B
2-D
3-A
4-A
5-D
6-D
7-C
8-A
9-A
10-B
11-C
12-D
13-C
14-A
15-B
16-D
17-A
18-D
19-C
20-C
21-B
22-A
23-B
24-A
25-D
26-D
27-B
28-C
29-B
30-A
31-C
32-B
33-D
34-D
35-B
36-B
37-C
38-A
39-C
40-C
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có cả sản phẩm
nhiệt đới, cận nhiệt là vùng Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
- ĐBSH: có một mùa đơng lạnh có thể phát triển vụ đơng với các lồi rau quả ôn đới
- Tây Nguyên: có thể trồng chè (cây cận nhiệt) trên các cao nguyên trên 1000m (Lâm Đồng)
- Trung du miền núi Bắc Bộ: có mùa đơng lạnh, khí hậu phân hóa đai cao (Tây Bắc) có thể trồng cây
công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu cận nhiệt, ôn đới.
Câu 2: Đáp án D
Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội lớn hơn TP.Hồ Chí Minh (12,50C so với 3,20C) =>Ý D sai.
Câu 3: Đáp án A
Nội dung thể hiện đầy đủ nhất sự phát triển của ngành nội thương là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh.
Câu 4: Đáp án A
Các thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long là:
- Đất phù sa ngọt giàu dinh dưỡng chiếm tỉ lệ lớn thứ hai (30% diện tích đất) trong các loại đất. Đất
phèn chiếm diện tích lớn nhất (41%) => Ý A sai.
- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá, tơm và diện tích ni trồng thủy sản lớn.
- Mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho giao thơng đường thủy.
- Tài ngun sinh vật có giá trị cao như rừng ngập mặn, cá và chim.
Câu 5: Đáp án D
Qua biểu đồ, rút ra một số nhận xét sau:
- Nhìn chung, giá trị xuất nhập khẩu có xu hướng tăng lên (Giá trị xuất khẩu có sự biến động, giá trị nhập
khẩu tăng liên tục) => Ý B đúng.
- Giá trị xuất khẩu tăng chậm hơn giá trị nhập khẩu (xuất khẩu tăng 221,5 tỉ USD; nhập khẩu tăng 444,4 tỉ
USD) => Ý A đúng.
- Cán cân xuất nhập khẩu Nhật Bản có sự thay đổi từ xuất siêu liên tục (giai đoạn 2008-2016) sang nhập
siêu trong năm 2016 (-142,9 tỉ USD) => Ý C đúng, ý D sai.
Câu 6: Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ta thấy hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu
hàng xuất khẩu của nước ta năm 2007 là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (42,6%), tiếp đến là
công nghiệp nặng và khống sản (34,3%), Nơng – lâm sản (15,4%) và thủy sản (7,7%).
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 8
Youtube: VietJack TV Official
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Câu 7: Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, ta thấy hai đơ thị có quy mơ dân số lớn nhất vùng Bắc Trung
Bộ là Vinh và Huế (từ 200 001 – 500 000 người) => Ý C sai.
Câu 8: Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 20002007 là:
- Năm 2000 du khách Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đến năm 2007 khách du lịch Đông Nam
Á chiếm tỉ trọng lớn nhất (16,5% so với 13,6%) => Ý A sai.
- Ngành du lịch ngày càng thu hút được nhiều du khách quốc tế đến từ các quốc gia có thu nhập cao.
- Tỉ trọng du khách từ Đông Nam Á tăng, Trung Quốc và Đài Loan giảm => Ý B đúng.
- Tỉ trọng du khách từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia tăng.
Câu 9: Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở các huyện đảo là thường
xuyên có các tuyến vận tải hàng hóa, hành khách nối liền các đảo với đất liền.(SGK/194 Địa lí 12).
Câu 10: Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các tuyến quốc lộ kết nối Tây Nguyên với Duyên hải Nam
Trung Bộ là quốc lộ 19, 24, 25, 26, 27, 28. Cịn quốc lộ 20 nối Đơng Nam Bộ với Tây Nguyên.
Câu 11: Đáp án C
Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay là
chính sách Đổi mới của nhà nước (SGK/142, địa lí 12 cơ bản).
Câu 12: Đáp án D
Đặc điểm chung trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là hạn
chế về tài nguyên nhiên liệu và năng lượng. Cả hai vùng đang giải quyết vấn đề năng lượng (điện) theo
hướng dựa vào mạng lưới điện quốc gia và xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mơ trung bình.
(SGK/159 và trang 165 Địa lí 12)
Câu 13: Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy ngành dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tỉ
trọng cao nhất (43,5%), tiếp đến là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (41,4%) và vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung (40,2%) => Ý C sai.
Câu 14: Đáp án A
Mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được là đồn kết, hợp tác vì một ASEAN hồ bình, ổn
định và cùng phát triển (SGK/106, địa lí 11 cơ bản).
Câu 15: Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích tồn tỉnh đạt
trên 40 đến 60% năm 2007 là Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk (kí hiệu bằng mảng màu xanh lá
cây).
Câu 16: Đáp án D
Hình dáng lãnh thổ nước ta kéo dài và hẹp ngang là nguyên nhân khiến cho biển có ảnh hưởng rất lớn
(tính biển xâm nhập sâu vào trong đất liền) đến thiên nhiên nước ta.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 9
Youtube: VietJack TV Official
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Câu 17: Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển là
Quảng Ninh (Móng Cái, Vân Đồn), Hà Tĩnh (Cầu Treo, Vũng Ánh), Quảng Bình (Cha Lo, Hịn La), Kiên
Giang (Hà Tiên, Phú Quốc).
Câu 18: Đáp án D
Phương hướng đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là: Đẩy mạnh các ngành
công nghiệp trọng điểm, đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ và xây dựng cơ cấu
ngành tương đối linh hoạt (SGK/114, địa lí 12 cơ bản).
=> loại đáp án A, B, C
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng không phải là phương hướng được đặt ra để tiếp tục hồn
thiện cơ cấu ngành cơng nghiệp nước ta.
Câu 19: Đáp án C
- Khí hậu Tây Nguyên mang tính chất cận xích đạo thích hợp phát triển các cây cơng nghiệp có nguồn
gốc nhiệt đới. => loại A
- Khí hậu Tây Ngun có sự phân mùa mưa – khô sâu sắc với một mùa khô kéo dài, điều này tạo điều
kiện cho việc phơi sấy bảo quản sản phẩm nhưng lại khó khăn cho việc làm thủy lợi, tưới tiêu cây trồng
=> loại B, D
- Sự đa dạng hóa cơ cấu cây trồng ở Tây Nguyên là nhờ vào sự phân hóa khí hậu theo đai cao (có thể
trồng cây cận nhiệt ở các cao nguyên trên 1000m, ví dụ: cây chè) => sự phân mùa khí hậu khơng có vai
trị đối với việc đa dạng cơ cấu cây trồng ở vùng.
Câu 20: Đáp án C
Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã được mở rộng và hiện đại nguyên nhân chủ
yếu nhất là do huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư phát triển các hạ mục đường bộ.
Câu 21: Đáp án B
Cây cơng nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày của vùng Đơng Nam Bộ là
mía và đậu tương.
Câu 22: Đáp án A
Trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng đồng bằng sơng Hồng là hình thành
ngành cơng nghiệp trọng điểm: cơng nghiệp cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử, công nghiệp chế biến lương
thực - thực phẩm và công nghiệp dệt may, da giày. => loại B, C, D
Câu 23: Đáp án B
Qua biểu đồ, rút ra một số nhận xét về cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ nước ta năm 2010 và
2016 như sau:
- Tỉ trọng cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ nước ta có nhiều thay đổi.
- Giảm tỉ trọng diện tích vụ lúa đông xuân (giảm 1,6%), lúa mùa (giảm 1,9%) và tăng tỉ trọng diện tích
vụ lúa hè thu (tăng 3,5%) => Ý A, C đúng và ý B sai.
- Tỉ trọng diện tích lúa đơng xn chiếm cao nhất (39,6%), tiếp đến là lúa hè thu (36%) và lúa mùa
(24,4%) => Ý D đúng.
Câu 24: Đáp án A
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 10
Youtube: VietJack TV Official
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Hệ sinh thái trong đai nhiệt đới gió mùa gồm rừng nhiệt đới âm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió
mùa (SGK/51, địa lí 12 cơ bản).
Câu 25: Đáp án D
Tính đến năm 2006, tỉnh Kiên Giang của nước ta có 2 huyện đảo, đó là huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo
Phú Quốc. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng cũng là tỉnh có 2 huyện đảo (SGK/192, địa lí 12 cơ
bản).
Câu 26: Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, ta thấy phần lớn các sông ở Tây Ngun chảy vào dịng chính
sơng Mê Cơng qua hai sơng Xê Xan và Xrê Pôk.
Câu 27: Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 và 19, ta thấy Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ chuyên
canh cây công nghiệp hàng năm như lạc, đậu tượng,… mà cịn trồng nhiều cây cơng nghiệp lâu năm như
dừa (Trà Vinh, Bến Tre…)
Câu 28: Đáp án C
Diện tích gieo trồng lúa gạo của các nước Đơng Nam Á có xu hướng giảm xuống là do chuyển đổi mục
đích sử dụng đất thành đất thổ cư, xây dựng,… và thay đổi cơ cấu cây trồng sang các cây trồng lâu năm
như cà phê, cao su, các loại cây ăn quả nhiệt đới,…
Câu 29: Đáp án B
Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là ngập lụt vào mùa mưa,
thiếu nước vào mùa khơ và ơ nhiễm mơi trường nước (SGK/61, địa lí 12 cơ bản).
Câu 30: Đáp án A
Sự khác nhau cơ bản về đặc điểm khí hậu giữa Tây Nguyên và Đơng Trường Son là có sự tương phản về
thời gian giữa hai mùa mưa-khơ (SGK/54, địa lí 12 cơ bản)
Câu 31: Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam, lần lượt đi qua các con
sơng, đó là sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Tiền và sông Hậu.
Câu 32: Đáp án B
Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng ít chịu khơ hạn và thiếu nước
về mùa khô do mùa khô ở Đồng bằng sông Hồng vẫn có mưa phùn (SGK/107-108, địa lí 12 cơ bản).
Câu 33: Đáp án D
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thế mạnh nổi bật hơn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là tập trung
tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước (SGK/200, địa lí 12 cơ bản).
Câu 34: Đáp án D
Nguyên nhân làm hạ thấp đai cận nhiệt đới ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do miền này chịu ảnh
hưởng mạnh nhất của gió mùa Đơng Bắc làm nền nhiệt hạ thấp vào mùa đông, miền có mùa đơng lạnh và
kéo dài nhất cả nước.
Câu 35: Đáp án B
Ảnh hưởng lớn nhất của đơ thị hóa tới sự phát triển kinh tế là tác động tới q trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế (SGK/79, địa lí 12 cơ bản).
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 11
Youtube: VietJack TV Official
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Câu 36: Đáp án B
Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ kết hợp (cụ thể là cột và đường) là biểu đồ thích
hợp nhất để thể hiện GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc, giai đoạn 2010-2016.
Câu 37: Đáp án C
Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chun mơn kĩ thuật, thành phần chiếm tỉ
trọng cao nhất là chưa qua đào tạo (75% - 2005) – SGK/73, địa lí 12 cơ bản.
Câu 38: Đáp án A
Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ đã tạo ra động lực phát triển kinh tế
cho vùng là tạo cơ sở nguồn năng lượng cho việc khai thác và chế biến khoáng sản.
Câu 39: Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, các sơng có đặc điểm nhỏ, ngắn, chảy theo hướng tây - đông ở
nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực Duyên hải miền Trung (do lãnh thổ khu vực này hẹp ngang). Một số
con sông tiêu biểu như sông Thu Bồn, sông Cái, sông Ba,…
Câu 40: Đáp án C
Nhân tố tác động mạnh mẽ nhất tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta là thị
trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. Ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm phát triển
mạnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long do những vùng này có
nguồn ngun liệu dồi dào từ nơng – lâm – thủy sản và nguồn lao động rất đông.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Trang 12
Youtube: VietJack TV Official