Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận cao học quản lý nhà nước, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.38 KB, 30 trang )

Lời nói đầu
Trong q trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới chúng ta đã
đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt như kinh tế chính
trị, ngoại giao vv… Đặc biệt về mặt hợp tác kinh tế,nhờ vào quá trình hội
nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế,liên doanh liên kết giữa
các doanh nghiệp trong nước với các nước trong khu vực và trên thế
giới.Trong quá trình hội nhập kinh tế thì đầu tư trực tiếp nước ngồi là một
hình thức đầu tư phổ biến và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà
hoạch định cũng như của các doanh nghiệp.
Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài  FDI) ngày càng trở nên quan
trọng với chúng ta bởi FDI không chỉ là nguồn cung cấp vốn quan trọng mà
còn là con đường cung cấp cơng nghệ hiện đại,những bí quyết kĩ thuật đặc
biệt là những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hội tốt cho Việt Nam tham
gia hội nhập kinh tế thế giới.Vì thế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài(FDI) là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đồng
thời chúng ta phải có những giải pháp phù hợp nhằm thu hút và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn này.
Qua q trình tìm hiểu nghiên cứu em đã mạnh dạn chọn đề tài: Thu

hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam một số vấn đề lý
luận và thực tiễn.Do tầm nhìn hạn chế và kiến thức cịn hạn hẹp nên
khơng thể tránh khỏi những thiếu xót,sai lệch trong bài viết này. Em rất mong
được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo.
Em xin trân thành cảm ơn!

1


CHƯƠNG 1
Lý luận chung về Đầu tư trực tiếp nước ngồi
1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngồi và vai trị của đầu tư trực tiếp nước


ngoài
1.1.1 Vốn đầu tư trực tư trực tiếp nước ngoài FDI foreign direct
investment
Trước tiên để hiểu về vốn đầu tư ta phải xác định xem vốn đầu tư là gì?
Theo cách hiểu chung thì vốn đầu tư ở đây được coi là một phạm trù kinh tế
trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với q trình sản xuất kinh doanh hàng
hố và trong đầu tư xây dựng các cơng trình dự án và đây là yếu tố không thể
thiếu trong tất cả mọi hoạt động trên, nó có thể là bằng tiền như tiền mặt tiền
gửi ngân hàng hoặc có thể bằng hiện vật tài sản máy móc trang thiết bị, dây
truyền cơng nghệ, nhà xưởng, bến bãi .Nói chung ở đây là tất cả những gì
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và xây dựng có liên quan tới tài
chính.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi là nguồn vốn có nguồn gốc từ nước
ngồi được đưa vào nước sở tại có thể bằng tiền hay thiết bị dây truyền công
nghệ và bên nước ngoài này sẽ tự quản lý nguồn vốn trong thời gian hoạt
động của dự án
Dự án đầu tư là tập hợp những ý kiến, đề xuất về việc bỏ vốn đầu tư
vào một đối tượng nhất định và gỉai trình kết qủa thu được từ hoạt động đầu
tư. Việc các nhà đầu tư ở quốc gia này bỏ vốn vào các quốc gia khác theo một
chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian dài nhằm đáp
ứng các nhu cầu của thị trường và mang lại lợi ích hơn cho các chủ đầu tư và
cho xã hội được gọi là đầu tư quốc tế hay đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài là một trong hai loại hình đầu tư quốc tế cơ bản, hai loại hình
này có thể khơng giống nhau song trong một điều kiện nào đó có thể chuyển
hố cho nhau.
2


Dự án đầu tư nước ngoài là những dự án đầu tư có sự khác nhau về
quốc tịch của các nhà đầu tư với nước sở tại tiếp nhận đầu tư và các nhà đầu

tư hồn tồn có quyền trực tiếp quản lý dự án của mình trong thời gian dự án
hoạt động và khai thác.
Nói một cách khác thì dự án đầu tư trực tiếp là những dự án đầu tư do
các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước ngồi tự mình hoặc cùng với các tổ
chức hoặc cá nhân tiếp nhận đầu tư bỏ vốn đầu tư cùng kinh doanh và phân
chia lợi nhuận thu được.
1.1.2 Vai trị của vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
Như đã nêu ở trên vốn đầu tư có vai trị hết sức quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế xã hội đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đang trong tiến
trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và càng cần thiết hơn khi chúng ta
đang cần một lượng vốn lớn và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển
trên thế giới để phục vụ cho quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hố đất nước,
vươn lên cùng các nước trong khu vực cũng như thế giới.
Vốn đầu tư không chỉ quan trọng với chúng ta mà cịn hết sức quan
trọng với các nước có vốn đầu tư và các tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư.
Nó giúp các chủ đầu tư nước ngồi chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ do đặt dự án
đầu tư tại nơi đó và tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Cũng chính nhờ vào đầu tư nước ngồi mà các nhà đầu tư được tự điều
chỉnh công việc kinh doanh của mình cho phù hợp với điều kiện kinh tế
phong tục tập quán điạ phương để từ đó bằng kinh nghiệm và khả năng của
mình mà có cách tiếp cận tốt nhất, đồng thời giúp các chủ đầu tư có thể tiết
kiệm chi phí nhân cơng do th lao động với giá rẻ ngồi ra cịn giúp tránh
khỏi hàng rào thuế quan.
Đối với chúng ta nước tiếp nhận đầu tư thì các dự án đầu tư trực tiếp có
ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong
việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

3



1.1.3 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngồi giúp chúng ta giải quyết những khó khăn
về vốn cũng như cơng nghệ và trình độ quản lý, nhờ vào những yếu tố này sẽ
giúp cho nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng, giúp chúng ta khắc
phục được những điểm yếu của mình trong quá trình phát triển và hội nhập.
Đóng góp vào ngân sách
Thu hút lao động
Nâng cao thu nhập
Tăng khoản thu cho ngân sách
.........
Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của những nước đang phát triển
trên thế giới có thể rút rằng tất cả các nước đang tìm mọi cách để thu hút
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, một điều nữa là khối lượng vốn đầu tư nước
ngoài tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia đó.
Mặt khác FDI cũng tạo cơ hội cho các nước sở tại khai thác tốt nhất
những lợi thế của mình về tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý ....nó
góp phần làm tăng sự phong phú chủng loại sản phẩm trong nước cũng như
làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong nước với sản phẩm của các quốc
gia trên thế giới vì thế tăng khả năng xuất khẩu của nước ta
FDI còn làm tăng các khoản thu về ngoại tệ do xuất khẩu trực tiếp các
sản phẩm dịch vụ và nguyên liệu vật lịêu cho các dự án đầu tư trực tiếp, nói
chung FDI là nguồn vốn có ý nghĩa quan trong qúa trình hội nhập và phát
triển nền kinh tế
FDI còn giúp chúng ta tiến nhanh trên con đường cơng nghiệp hóa hiện
đại hố đất nước trong giai đoạn hiện nay, đây chính là một nguồn vốn lớn
trong đó có cả tiềm lực về mặt tài chính và tiềm lực về mặt khoa học cơng
nghệ cũng như những kinh nghiệm quản lý hết sức cần thiết cho chúng ta
trong giai đoạn hiện nay.

4



1.1.4 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chúng ta đang trong qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp công nghiệp dịch vụ sang công nghiệp nơng nghiệp dịch vụ, cơng việc
này địi hỏi rất nhiều vốn cũng như cần tới rất nhiều sự hỗ trợ về công nghệ.
Hơn nữa yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế khơng chỉ là địi hỏi của
bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà nó cịn là địi hỏi của xu hướng
quốc tế hố đời sống kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phần quan
trọng trong kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày
càng nhiều vào q trình phân cơng lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền
kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các
nước trên thế giới đòi hỏi từng quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong
nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế và sự vận động chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung
của thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngồi và chính đầu tư nước ngồi sẽ góp phần làm chuyển dịch dần cơ cấu
kinh tế.
1.2 Các phương thức và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi
1.2.1Các hình thức đầu tư trực tiếp
1.2.1.1 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức đầu tư được nhà nước ta cho phép theo đó bên nước
ngoài và bên Việt Nam cùng nhau thực hiện hợp đồng được ký kết giữa hai
bên Trong thời gian thực hiện hợp đồng các bên phải xác định rõ quyền lợi và
nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mỗi bên mà không tạo ra một pháp nhân
mới và mỗi bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức rất phổ biến và có
nhiều ưu thế đối với việc phối hợp sản xuất các sản phẩm có tính chất phức
tạp và yêu cầu kỹ thật cao đòi hỏi sự kết hợp thế mạnh của nhiều quốc gia .


5


Đối với nước ta có lợi thế về mặt lao động và ngun liệu đầu vào
chúng ta phải có chính sách hợp lý trong chiến lược phát triển của mình
nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
1.2.1.2Doanh nghiệp liên doanh
Trong luật đầu tư nước ngoài quy định rõ doanh nghiệp liên doanh là
doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên hợp tac ký kết với nhau trong đó có một
bên là nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh và hợp tác ký kết giữa
chính phủ của nước sở tại với bên nước ngoài hay doanh nghiệp của nước sở
tại với doanh nghiệp nước ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi là hình thức tổ chức kinh
doanh quốc tế của các bên tham gia không có cùng quốc tịch. Bằng cách thực
hiện ký kết các hợp đồng cùng tham gia góp vốn, cùng nhau quản lý và đều
có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ thực hiện phân chia lơi nhuận và phân bổ
rủi ro như nhau.
Theo hình thưc kinh doanh này hai hay nhiều bên tham gia góp vốn vì
thế quyền hạn của các bên là khác nhau tuỳ thuộc vào số vốn mà mình đã
tham gia vào hợp đồng liên doanh. Bên nào nhiều vồn bên đó có quyền lớn
hơn trong các vấn đề của doanh nghiệp cũng như được hưởng % ăn chia
trong các dự án.
Trong luật đầu tư nước ngoài quy đinh bên đối tác liên doanh phải đóng
số vốn khơng dưới 30%vơn pháp định của doanh nghiệp liên doanh hoặc có
thể nhiều hơn tuỳ theo các bên thoả thuận và bên Việt Nam có thể sử dụng
mặt bằng và tài nguyên thiên nhiên để tham gia gốp vốn.
Vốn pháp định có thể được góp trọng một lần khi thành lập doanh
nghiệp liên doanh hoặc từng phần trong thời gian hợp lý. Phương thức và
tiến độ góp vốn phải được quy định trong hợp đồng liên doanh và phải phù
hợp với giải trình kinh tế kỹ thuật. trường hợp các bên thực hiện khơng đúng

theo thời gian mà khơng trình bày được lý do chính đáng thì cơ quan cấp giấy

6


phép đầu tư có quyền thu hồi giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đó.Trong
q trình kinh doanh các bên khơng có quyền giảm vốn pháp định.
1.2.1.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định doanh nghiệp 100%vốn
nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức
nước ngoài và tổ chức thành lập theo quy định pháp luật nước ta cho phép
trên cơ sở tự quản lý.
Doanh nghiệp 100%vốn nước ngồi được thành lập theo hình thức
cơng ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước ta
đã ban hành.
Doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngồi được thành lập sau khi cơ
quan có thẩm quyền về hợp tác đầu tư nước sở tại cấp giấy phép và chứng
nhận doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh hợp pháp.
Người đại diện cho doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng
giám đốc doanh nghiệp. Nếu Giám đốc doanh nghiệp không thường trú tại
nước sở tại thì phải uỷ quyền cho người thường trú tại nươc sở tại đảm nhiệm
Trong thực tế các nhà đầu tư thường rất thích đầu tư theo hình thức này
nếu có điều kiện vì rất nhiều lý do khác nhau trong đó quan trọng nhất là
quyền tự quyết trong mọi vấn đề ,ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan
ngoại trừ việc tuân thủ các quy định do luật đầu tư của nước sở tại đưa ra.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI
Trong chiến lược đầu tư của mình các nhà đầu tư thường có xu hướng
tìm tới những nước có điều kiện tốt nhất đối với cơng việc kinh doanh của
mình như điều kiện kinh tế, chính trị và hệ thống pháp luật ra làm sao. Hàng
loạt câu hỏi đó đặt ra của các nhà đầu tư đòi hỏi các nước muốn tiếp nhận và

thu hút nguồn vốn này phải đưa ra những điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư,
cho họ thấy ra được những lợi ích khi quyết định tham gia đầu tư ở nước
mình. Ngồi ra mơi trường cũng có tác động không nhỏ tới công việc kinh
doanh của các nhà đầu tư vì cũng như hầu hết các hoạt động đầu tư khác nó
7


mang tính chất đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế nói chung, do vậy nó chịu
tác động của các quy luật kinh tế nói chung và những ảnh hưởng của mơi
trường kinh tế xã hội, các chính sách có liên quan, hệ thống cơ sở hạ tầng …

8


Chương 2
Thực trạng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt
Nam
2.1 Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển kinh tế
xã hội của Việt Nam
2.1.1 Kinh tế
Như chúng ta đã biết mục đích của các nhà đầu tư khơng phải gì khác
mà chính là tìm tới nơi mà họ tin tưởng là có thể bỏ đồng vốn của mình vào
kinh doanh sao cho đồng tiền của mình được an tồn là trước hết sau đó là có
thể sinh sơi lợi nhuận cao hơn những nơi khác, đồng thời làm cho nền kinh tế
của nước sở tại phát triển .
Nước ta hiện nay đang là nước có điều kiện ổn đinh cả về chính trị và
kinh tế đồng thời hội đủ cấc yều tố về mọi mặt giúp cho dự án có thể thực
hiện một cách dễ dàng như cơ sở hạ tầng trình độ phát triển kinh tế, trình độ
phát triển khoa học cơng nghệ, trình độ tay nghề của người lao động, có đủ
điều kiện để dự án có thể triển khai như kế hoạch của các nhà đầu tư, phát

huy tốt nhất những đóng góp của mình vào phát triển kinh tế xã hội của
chúng ta. Kết quả chúng ta đã đạt được số lượng dự án không ngừng tăng
lên. Năm 1996 là 325 dự án với tổng số vốn đăng ký là 8.497,3 triệu $. Đến
năm 1997 số lượng dự án đã tănglên là 345 dự án nhưng vốn đầu tư lạị giảm
so với năm 1996 và chỉ còn vào khoảng 57,8 % tương đương với 4.691,1
triệu $. Tình trạng này tiếp tục diễn ra vào những năm tiếp theo, đến năm
2000 thì số lượng dự án đạt vào khoảng 371 dự án và số vốn đầu tư chỉ còn
2.012,4 triệu $ đến năm 2002 gần đây nhất, số lượng dự án đã đật được mức
kỷ lục tới 697 dự án nhưng số vốn chỉ đạt 16,1% so với năm 1996 là 1.376
triệu $. Mặc dù lượng vốn không ngừng giảm xuống vào các năm gần đây
nhưng những đóng góp của hoạt động đầu tư trực tiếp lại không ngừng tăng

9


lên năm 1996 các dự án đầu tư trực tiếp đóng góp vào ngân sách 263 triệu$
và vào GDP là 1.750 triệu $, năm 1997 là 315 triệu $ và 2.250 triệu $ tới năm
2000 mức đóng góp này đã đạt được mức rất lớn, đóng góp vào ngân sách đã
đạt được 280 triệu$ và vào GDP là 4.105 triệu $ và sang năm2001 là 373
triệu$ và vào GDP là 4.199 triệu $

và đong góp vào ngân sách nhà nước

năm 2001 của các dự án đâu tư trực tiếp nước ngoài là 373 triệu $ đến năm
2002 hoạt động này đóng góp 25% tổng thu nhân sách nhà nước.
Mặc dù tổng vốn đầu tư đưa vào Việt Nam trong những năm gần đây có
xu hướng giảm song hiệu quả của các dự án thì khơng ngừng tăng lên thể
hiện ở đóng góp của hoạt động này vào tổng thu ngân sách nhà nước trong
những năm qua không ngừng tăng lên và lượng hàng xuất nhập khẩu thông
qua hoạt động này năm 1996 tổng giá trị xuất khẩu của hoạt động này là 920

triệu $ và nhập khẩu là 2.042 triệu $ thì tới năm 2002 giá trị xuất khẩu của
hoạt động này đã đạt mức 3.600 triệu $ và nhập khẩu là 4.700 triệu $.Khơng
những đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước mà đẩy mạnh các hoạt động
xuất nhập khẩu của cả nước đồng thời thu hút thêm người lao động vào làm
việc trong các cơng trình các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Cùng với những điều kiện đã đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư,
chúng ta cịn có những chính sách và điều kiện ưu đãi vì thế số lượng chất
lượng dự án đã tăng lên góp phần làm tăng trình độ phát triển nền kinh tế của
chúng ta.
Về trình độ phát triển kinh tế: mặc giù tốc độ phát triển kinh tế của
chúng ta ở mức cao trên 6% nhưng về trình độ chúng ta vẫn chỉ là một nước
còn kém so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới bởi chúng ta
đi lên từ điểm suất phát thấp và mới chỉ với gần 20 năm thực hiện chính sách
kinh tế mới và tham gia vao nền kinh tế khu vực và thế giới nên nhìn chung
nền tăng kinh tế còn thấp hơn các nước khác .Nhờ có hoạt động đầu tư trực
tiếp giúp cho chúng ta từng bước tiếp cận được với trình độ phát triển của các

10


nước phát triển trên thế giới thông qua tiếp nhận vốn để đầu tư phát triển và
tiếp thu công nghệ hiện đại cũng như học hỏi kinh nghiệm
2.1.2 Về mặt xã hội
Các dự án đầu tư trực tiếp còn giúp cho chúng ta thu hút được đội ngũ
người lao động tham gia đơng đảo vào làm việc góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động, tăng thu nhập. Nhìn chung chúng ta có một đội
ngũ lao động tương đối lớn về số lượng còn về chất lượng tuy chưa so kịp với
các nước có trình độ phát triển kinh tế cao nhưng trình độ cũng tương cao có
nhiều khẳ năng tiếp thu những kiến thức và tiếp cận với trình độ khoa học
hiên đại. Số lượng cơng nhân viên được thu hút vào làm việc tại các dự án có

vốn đầu tư nước ngồi ngày càng đơng năm 1996 thì số người tham gia lao
động tại các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi là 220.000 người thì
tới năm 2001 là 439.000 người . Đội ngũ lao động này được hoàn thiện từng
ngày và ngày một nâng cao do được tham gia lao động trong các doanh
nghiệp có dự đầu tư từ nước ngồi .
2.2 Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi trong giai
đoạn hiện nay
2.2.1 Số lượng và quy mơ dự án
Sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút
được trên 24.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi. Tính đến hết năm 2016,
có 17.493 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Khu vực doanh nghiệp có
vốn ĐTNN đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, số
thu ngân sách nhà nước từ khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN ln tăng
trưởng ổn định, năm 2016 chiếm 19% tổng thu của ngân sách nhà nước.
Trong năm 2016, doanh nghiệp có vốn ĐTNN đóng góp 18,59% trong GDP
của Việt Nam và giải quyết việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong một vài năm gần đây có
xu hướng gia tăng cả về số dự án cũng như về vốn đầu tư và các ngành đầu
tư cũng có những biến đổi. Qua đây ta thấy tình hình đầu tư tại Việt Nam có
11


nhiều khả quan về số lượng các nhà đầu tư tham gia song có một điều đáng
quan tâm là tuy số lượng dự án tăng lên nhưng về quy mô lại giảm rất lớn.
Chứng tỏ số lượng các nhà đầu tư tham gia tăng lên rõ rệt nhưng các dự án
tham gia lại rất nhỏ, các dự án có quy mơ lớn và trung bình lại chiếm tỷ trọng
rất nhỏ. Các nhà đầu tư, tập đoàn đầu tư lớn vẫn chưa coi Việt Nam là một
địa chỉ tin cậy để thực hiện các dự án của mình. Qua phân tích số liệu ta thấy
Việt Nam chưa đủ điều kiện để thu hút các nhà đầu tư lớn, đòi hỏi các nhà
xây dựng chiến lược đầu tư ở Việt Nam phải có một chiến lược hợp lý để thu

hút hơn nữa số dự án đầu tư mặt khác phải tạo được uy tín đối với các tập
đồn đầu tư lớn trên thế giới, một mặt thu hút được thêm số dự án mặt khác
có thể tăng lượng vốn đầu tư của dự án và tăng số lượng dự án lớn cũng như
tăng về tổng vốn đầu tư đưa vào Việt Nam.
2.2.2 Về lĩnh vực ngành đầu tư
Cơ cấu các ngành đầu tư vào Việt Nam có sự thay đổi khá lớn vào
những năm đầu thực hiện đầu tư chủ yếu tập chung vào những ngành khai
thác và chế biến là chủ yếu, những ngành sử dụng nhiều nguyên liệu vật liệu
và sử dụng số lượng lao động lớn. Vào những năm gần đây cơ cấu đầu tư có
sự thay đổi theo ngành, do sự điều chỉnh từ phía các bộ ngành và sự ưu đãi
của chính sách đầu tư nên các dự án chủ yếu đi vào đầu tư ở những lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng là chủ yếu.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay chúng ta đang cần hỗ trợ về vốn trong
phát triển cơ sở hạ tầng thì nhờ vào những dự án đầu tư trực tiếp này mà Việt
Nam có thể từng bước nâng cao về trình độ phát triển kinh tế xã hội của
chúng ta. Nhất là đối với các ngành công nghiệp như công nghiệp chế tạo,
cơng nghiệp cơ khí cơng nghiệp xây dựng ..... đây là những ngành có khả
năng tác động tới nền kinh tế trong nước dưới góc độ là tạo ra cơ sở nền tảng
cơ sở vật chất nhằm nâng cao trình độ phát triển kinh tế của tất cả các
nghành. Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, trong số 17.493 doanh nghiệp có

12


vốn ĐTNN, có khoảng 12.600 doanh nghiệp đã nộp báo cáo tài chính với đầy
đủ dữ liệu để có thể thực hiện phân tích.
Theo đó, theo vùng lãnh thổ, khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng
sông Hồng có tỷ trọng doanh nghiệp có vốn ĐTNN cao nhất, với tỷ trọng lần
lượt là 49% và 31%; Bắc Trung Bộ và Tây nguyên là hai khu vực có tỷ trọng
doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong tổng số doanh nghiệp có báo cáo thấp, với

tỷ trọng lần lượt là 1,6% và 0,8%. Doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở khu vực
Đơng Nam Bộ có tổng tài sản chiếm 27,2% và vốn đầu tư chủ sở hữu chiếm
23,9% cả nước; tương tự, ở khu vực Đông Nam Bộ chiếm 50,1% về tổng tài
sản và 51,8% về vốn đầu tư chủ sở hữu.
Do tập trung nhiều dự án ĐTNN công nghiệp quy mô lớn, khu vực Bắc Trung
Bộ mặc dù chỉ có số lượng doanh nghiệp FDI chiếm 1,6% cả nước nhưng
tổng tài sản của nhóm doanh nghiệp này chiếm 10,1% và vốn đầu tư chủ sở
hữu chiếm 12,4%.
Theo lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực "Dệt may, da giầy" có số lượng doanh
nghiệp có vốn ĐTNN có báo cáo lớn nhất với 1.704 doanh nghiệp, chiếm tỷ
trọng 13,5%; tiếp đến là các lĩnh vực "Sản xuất khác" có 1.259 doanh nghiệp
(chiếm tỷ trọng 10%), "Hóa chất, nhựa, hóa mỹ phẩm" có 1.040 doanh
nghiệp (chiếm tỷ trọng 8,3%).
“Dệt may, da giầy” cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất về vốn đầu tư
chủ sở hữu với 12,6%. Trong khi đó, lĩnh vực “Linh kiện điện tử, máy vi tính,
thiết bị ngoại vi” chiếm tỷ trọng lớn nhất về tổng tài sản đầu tư với 12,7%.
Sự chuyển dịch về cơ cấu các ngành đầu tư này là có lợi cho chúng ta đang
trong quá trình thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hóa hịên nay
bởi những dự án này tham gia đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam cần đầu
tư để phát triển khu vực nay, tạo nền tảng cho phát triển nền kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.

13


2.2.3Về vùng đầu tư
Số liệu tổng hợp báo cáo tài chính doanh nghiệp FDI từ năm
2012 đến năm 2016 của Cục Tài chính doanh nghiệp cho thấy
quy mơ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có
vốn ĐTNN ln duy trì tăng trưởng ở mức cao:


Chỉ tiêu
2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015
Tăng trưởng doanh thu 30%
26%
15%
21,2%
21,7%
Tăng trưởng tài sản
21%
21%
17%
20,9%
18,6%
Tăng trưởng vốn đầu
tư của chủ sở hữu
33%
22%
9%
17,2%
Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính

15,5%

Tổng doanh thu năm 2016 của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN có báo cáo
đạt 3.471.519 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm 2015 (riêng tỉnh Bình Dương
là 35,4%; Đồng Nai là 22,9%; Hà Nội là 15,9%; TP Hồ Chí Minh là 17,6%).
Tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng tài sản (18,6%) và tốc độ tăng của
vốn đầu tư của chủ sở hữu (15,5%) cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có vốn ĐTNN rất thuận lợi.

Doanh thu của doanh nghiệp FDI theo địa bàn đầu tư
Tính theo quy mơ doanh thu, TP Hồ Chí Minh là địa phương có doanh thu
của doanh nghiệp có vốn ĐTNN lớn nhất cả nước với doanh thu năm 2016 là
704.601 tỷ đồng, sau đó là Bắc Ninh với 700.350 tỷ đồng, tiếp đến là Đồng
Nai, Thái Nguyên, Bình Dương và Hà Nội. Đối với tỉnh Bắc Ninh, 02 dự án
Samsung Electronics và Samsung Display đã chiếm đến 68% doanh thu của
doanh nghiệp có vốn ĐTNN toàn tỉnh. Riêng Dự án Samsung Electronics
Thái Nguyên chiếm 92% doanh thu doanh nghiệp có vốn ĐTNN tồn tỉnh
Thái Nguyên.

14


Tính theo quy mơ tổng tài sản, tổng tài sản của doanh nghiệp có vốn ĐTNN
TP Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước và bỏ xa các địa phương còn lại với giá trị
tổng tài sản năm 2016 của các doanh nghiệp có báo cáo là 1.088.577 tỷ đồng.
Doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp FDI theo lĩnh vực kinh doanh
Về cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh theo doanh thu năm 2016, 05/29
lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã chiếm đến trên 50%
tổng doanh thu của cả khu vực ĐTNN, cụ thể: "Linh kiện điện tử, máy vi tính
và thiết bị ngoại vi" chiếm 28,1%, "Dệt may, da giầy" chiếm 10,4%, "Chế
biến bảo quản nông, lâm, thuỷ sản" chiếm 7,2%, "Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe
máy và xe có động cơ khác" chiếm 5,4%, "Đồ điện tử, điện gia dụng" chiếm
5,2%. Các lĩnh vực trên cũng có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao trong năm
2016.
Các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao khác phải kể đến "Viễn
thông, phần mềm" là 80,2%; "Sản xuất sản phẩm hoá dược, dược liệu và thiết
bị y tế" là 40,6%; "Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản" là 37,6%.
Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều có sự tăng trưởng về doanh thu hoạt
động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên 03 lĩnh vực lại chứng kiến sự suy giảm

về doanh thu, đó là "Dầu khí, xăng dầu, nhiên liệu khí và sản phẩm hố dầu"
giảm 3,8%; "Khai thác, chế biến khống sản (khơng bao gồm khai thác dầu
khí)" giảm 0,59%; "Hoạt động kinh doanh Bất động sản" giảm 0,63%. Lĩnh
vực "Dầu khí, xăng dầu, nhiên liệu khí và sản phẩm hố dầu" giảm doanh thu
trong năm thứ 3 liên tiếp là do tác động của việc giá dầu thô trên thị trường
thế giới liên tục giảm từ năm 2014.
Lợi nhuận trước thuế năm 2016 của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt
311.071 tỷ đồng, tăng 39,7% so với năm 2015. Một số ngành có sự gia tăng
lợi nhuận trước thuế cả về số tuyệt đối và số tương đối, bao gồm: "Hoạt động
kinh doanh bất động sản" tăng 189% (mặc dù doanh thu giảm 0,63%); "Khai
thác, chế biến khoáng sản" tăng 167,7%; "Đồ điện tử, điện gia dụng" tăng
43,8%; "Dệt may, da giầy" tăng 53%; "Linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết
15


bị điện tử" tăng 42,8%. Hai lĩnh vực bị lỗ trước thuế đó là "Sản xuất sắt, thép,
kim loại" (lỗ 891 tỷ đồng), "Y tế, giáo dục, khoa học công nghệ" (lỗ 111 tỷ
đồng).
Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách nhà nước
Theo thống kê của Cục Tài chính doanh nghiệp, số tiền nộp vào NSNN của
khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng nhanh qua các năm.
Tính riêng năm 2016, số thu về các sắc thuế nội địa (khơng kể dầu thơ) của
khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 161.608 tỷ đồng, tăng 14% so với
năm 2015.
Doanh nghiệp FDI vùng Đông Nam Bộ (với 6 tỉnh là Bình Phước, Tây Ninh,
Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh)
chiếm đến 49,1% tổng số lượng doanh nghiệp FDI đang hoạt động và đóng
góp 48,1% tổng số tiền của khu vực FDI cho NSNN của cả nước. Trong đó,
số thu về các sắc thuế nội địa của doanh nghiệp có vốn ĐTNN thành phố Hồ
Chí Minh đạt 48.917 tỷ đồng, chiếm đến 30% số thu NSNN của doanh

nghiệp có vốn ĐTNN cả nước.
2.3 Đánh giá tình hình đầu tư ở Việt Nam
2.3.1 Thành tựu
2.3.1.1 Quy mô và số lượng dự án đầu tư
Trong hơn 30 năm thực hiện công tác tiếp nhận đâu tư từ các nước trên
khắp thế giới Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống luật đầu tư bổ sung
những thiếu sót trong hệ thống luật nói chung cũng như học hỏi được những
kinh nghiệm từ phía các nhà đầu tư mang lại, do đó số lượng các dự án không
ngừng tăng lên cùng cũng như tăng lên về vốn. khu vực đầu tư nước ngoài đã
trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Lũy kế đến ngày
20/8/2018, cả nước có 26.500 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký
334 tỷ USD và tổng vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD. Tỷ trọng vốn FDI
thực hiện trong tổng vốn đầu tư phát triển tồn xã hội đạt mức trung bình đạt.

16


Tỷ trọng thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ khu vực FDI tăng đáng kể, từ
1,8 tỷ USD trong giai đoạn 1994 - 2000 lên 23,7 tỷ USD trong giai đoạn 2011
- 2015, chiếm gần 14% tổng thu NSNN. Riêng năm 2017, khu vực FDI đã
đóng góp hơn 8 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng thu NSNN.
Cùng với số vốn giảm xuống mà số lượng dự án lại tăng lên điều này
cho thấy quy mô các dự án ngày càng giảm các dự án lớn có xu hướng ít dần
số lượng các dự án có quy mơ nhỏ và vừa đã tăng lên .
Qua những phân tích trên ta thấy Việt Nam cần phải thực hiện công tác
xúc tiến đầu tư đặc biệt cần quan tâm những dự án lớn có quy mô vốn lớn và
tập trung vào những ngành công nghiệp, công nghiệp chế tạo công nghiệp
xây dựng. Những ngành này đòi hỏi số lượng vốn lớn cũng như về kỹ thuật
công nghệ cao, tạo nền tảng cho cơ sở vật chất cho chúng ta thực hiên công
cuộc công nghiệp hố hiện đại hố đất nước đưa trình đọ phát triển kinh tế

của Việt Nam lên một nấc mới .
2.3.1.2 Về cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư tại Việt Nam
Trong quá trình thực hiên dự án đầu tư các nhà đầu tư dưới nhiều hình
thức khác nhau chẳng hạn như hình thức doanh nghiệp liên doanh doanh
nghiệp hợp tác liên doanh hoặc doanh nghiệp hợp tác 100% vốn nước ngoài.
Tuỳ theo từng ngành từng vùng mà các nhà đàu tư có thể thực hiện dự án của
mình bằng hình thức này hay hình thức khác trong năm 2001 việt nam tiếp
nhận số dự án theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là khoảng 402 dự
án với tổn số vốn chiếm 32,8% cịn lại là các hình thức khác. Qua đây ta thấy
số lượng các dự án theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngồi chiếm quá
nửa số dự án đầu tư, điều này cũng rất tốt bởi bên phía Việt Nam khơng phải
bỏ thêm vốn vào các dự án này nhưng đổi lại chúng ta lại bị thệt thòi trong
cách ăn chia về lợi nhuận do các dự án mang lại vì thế phía Việt Nam phải
tăng cường khuyến khích các nhà đầu tư đầy tư vào những hình thức liên
doanh liên kết để tạo điều kiện phát triển các đối tác sở tại giúp chúng ta tiếp
cận được công nghệ hiện đại cũng như học hỏi những kinh nghiệm trong
17


quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời thắt chặt hạn chế hình thức
đầu tư 100% vốn nước ngồi .
2.3.2. Tồn tại
Trước tiên là về quy mơ và tốc độ thu hút FDI ở Việt Nam trong những
năm gần đây tuy giảm, nhưng cũng không phải quá bi quan như nhiều ngươi
nhận xét. Nếu tính thu hút FDI bình quân theo đầu người chúng ta đang ở
mức thấp hơn so với một số nước song so với các nước trong khu vực vẫn là
trung bình .
Về cơ cấu đầu tư theo vùng và hình thức đầu tư tuy có sự mất cân đối
và khơng theo mong muốn, nhưng có lẽ đó là quy luật trong sự vận động của
FDI. Chúng ta không thể đưa ra những biện pháp hành chính hoặc những biện

pháp ngắn hạn nhằm thu hút FDI vào những vùng có điều kiện kinh tế xá hội
khó khăn ,mà cần sử dụng các nguồn vốn ODA để đầu tư cải thiện môi
trường đầu tư một cách tồn diện, đồng bộ, và có tính chiến lược.
Về đối tác đầu tư : Đây là vấn đề nan giải mà phía Việt Nam phải nhìn nhận
lại.Thời gian qua chúng ta đã quá coi trọng vào số lượng hơn là chất lượng
FDI. Để nâng cao chất lượng thu hút FDI , cần có những biện pháp nhằm xúc
tiến đầu tư nước ngoài ở những quốc gia thuộc Châu Âu và Châu Mỹ, đặc
biệt là Hoa Kỳ, khi Hiệp định thương mại Việt -Mỹ được ký kết, đây là đối
tác có tiềm lực cơng nghệ cao cơng nghệ nguồn vốn, có trình độ quản lý ... có
thể đáp ứng những u cầu cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước, do các
nước có chiến lược và biện pháp thích hợp để thu hút FDI từ những cường
quốc lớn nên tất thành công trong việc chuyển giao công nghệ tiên tiến trên
thế giới .
Về phát triển nguồn nhân lực vấn đề thu hút nguồn nhân lực ở Việt
Nam chỉ được quan tâm trong thời gian gần đây và những lĩnh vực rất nhỏ.
Một thực tế mâu thuẫn ở Việt Nam là tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động,
thừa nhiều lao động giản đơn chưa qua đào tạo có chất lượng, nên không đáp
ứng được các yêu cầu về tuyển dụng lao động cho các dự án FDI ở Việt Nam.
18


Cũng giống như các nước phát triển khác nguồn FDI ở Việt Nam đóng
một vai trị rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội đất nước như đóng
góp đối với sự tăng trưởng kinh tế chuyển đổi cơ cấu kinh tế thu ngân sách
giải quyết việc làm ..Tuy nhiên để huy động các nguồn vốn FDI đáp ứng
được mục tiêu phát triển ngành vùng sao cho có hiệu quả nhằm chuyển
hướng mục tiêu càng tập trung vào chất lượng của nguồn FDI ở Việt Nam
trong thời gian tới.
2.3.3 Ngun nhân
2.3.3.1Mơi trường

Các nhà đầu tư ln tìm tới những nước có điều kiện kinh tế phát triển
là chủ yếu vì tại những nước này có trình độ phát triển kinh tế hơn hẳn những
vùng khác ,giúp cho các dự án đầu tư có khả năng được triển khai và tiến
hành và thu lợi nhuận. Các dự án muốn thực hiện được thì cấn phải có rất
nhiều yếu tố liên quan, được đặt trong điều kiện của nền kinh tế có khẳ năng
đấp ứng những yêu cầu của dự án đặt ra như các yếu tố đầu ra đầu vào ,khoa
học công nghệ ,kết cấu hạ tầng …..
Nước ta đi lên từ nền kinh tế kém và bị kìm hãm do chính sách khơng
hợp lý, nên cho tới giơ trình độ phát triển kinh tế của chúng ta vẫn ở mức
thấp so với mặt bằng chunh của thế giới. Chính vì thế mà tốc độ thu hút các
dự án đầu tư từ nước ngoài là rất hạn chế, một phần do chúng ta chưa có
chính sách hợp lý trong chiến lược thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và một
phần chúng ta không thể phủ nhận được là nền kinh tế của chúng ta còn ở
mức thấp so với các nước trên thế giới, các nhà đầu tư lớn ln coi đó là điều
kiện cịn q thiếu thốn để có thể triển khai dự án của mình và vẫn ngần ngại
và nghi ngờ vào khả năng phát triển và tiềm lực của chúng ta .
Hệ thống luật pháp cũng là vấn đề đáng bàn đến mặc giù là khơng có
nhiều sai lầm song hệ thống luật của chúng ta vẫn biểu hiện những thiếu sót
và khe hở để cho nhiều kể lợi dụng , gây ra sự thiếu tin tưởng từ phía các nhà
đầu tư nước ngồi
19


2.3.3.2 Chính sách thu hút FDI
Do khơng có sự điều tiết của các cơ quan hữu quan nên các nhà đầu tư
thực hiện cơng việc đầu tư của mình một cách tự do, do đó những vùng cần
nhiều dự ấn thì chỉ thu hút được rất ít số dự án ,gây ra sự mất cân bằng giữa
các vùng đầu tư. Các dự chỉ tập chung vào những vùng có điều kiện thuận lợi
như các thành phố và thiên về các tỉnh phía nam là nhiều hơn trong khi đó các
tỉnh miền trung và Tây Nguyên rất cần các nhà đầu tư tham gia .

Trong chế độ ưu đãi đối vơi các nhà đầu tư khơng có sự phân biệt giữa
các vùng các loại dự án một cách rõ ràng không tạo ra được động lực thúc
đẩy các nhà đầu tư tới nơi mong muôn, hơn nữa vẫn chưa đủ để có thể khiến
các nhà đầu tư quan tâm hơn nữa tới Việt Nam .
2.3.3.3 Kết cấu hạ tầng
Mặc dù số lượng dự án tăng lên rất lớn song về chất lượng các dự án
lại khơng mấy khả quan vì số vốn giảm rất nhiều so vơí những năm trước
Chúng ta phải chấp nhận điều này bởi vì chúng ta chưa có khả năng để có thể
thu hút được các tập đồn các cơng ty lớn trên thế giới tới đầu tư. Cơ sở hạ
tầng chúng ta chưa đủ để có thể đấp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư đưa ra
như về hệ thống giao thông công cộng, kho tàng bến bãi, cầu cống cảng
biển… tóm lại về kết cấu hạ tầng còn rất hạn chế so với các nước trong khu
vực cũng như thế giới, cần phải tân dụng nguồn vốn hỗ trợ và huy động trong
dân cư để có thể đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở .
2.3.3.4 Những vấn đề có liên quan tới nền hành chính
Mặc dù đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây song những gì liên
quan tới thủ tục hành chính của chúng ta vẫn là một vấn đề đáng bàn, bởi có
những bất cập như trong q trình thực hiện nó q rườm rà thậm chí có thể
chồng chéo lên nhau, trong khi thực hiện thì các nhà quản lý không làm đúng
yêu cầu đặt ra gây mất rất nhiều thời gian .

20


Chương 3
Những giải psháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay
3. 1 Các chính sách kinh tế xã hội
 Bảo đảm ổn định về chính trị kinh tế

Một số nước có nhiều tiềm năng phát triển nhưng lại luôn xẩy ra xung
đột vũ trang nội bộ đất nước khơng ổn định thì sẽ khơng có nước nào dám
đầu tư vào. Đây chính là nhân tố hàng đầu là cơ sở để có nhiều vốn đầu tư
nước ngồi chảy vào .Tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong sự nghiệp đổi
mới coi đây là nhân tố cốt lõi trong việc thống nhất chỉ đạo .Từ khi Việt Nam
thực hiện sự nghiệp đổi mới thì ổn định chính trị kinh tế xã hội được giữ
vững .Tuy nhiên tình hình xã hội cịn nhiều tiêu cực như tham nhũng bn lậu
trốn thuế thất nghiệp gia tăng phân hố giầu nghèo cịn khoảng cách.Cần
thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế,hành chính và pháp luật để
đẩy lùi những tiêu cực về mặt xã hội góp phần làm tăng hiệu quả quản lý xã
hội trong giai đoạn hiện nay.
 Chính sách phát triển kinh tế
Định hướng phát triển kinh tế xã hội của chúng ta trong thời gian tới là
phải đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước đưa nền kinh
tế phát triển theo hướng công nghiệp là chủ yếu . Điều này rất phù hợp với
việc nâng cao khả năng thu hút FDI vì thế chúng ta phải quan tâm phát triển
các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế tạo và những ngành như
cơng nghiệp điện tử, những ngành có hàm lượng cơng nghệ cao , ưu tiên phát
triển những ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ cho chiến lược phát triển
nền kinh tế , nâng cao trình độ phát triển kinh tế nước nhà .
Phối hợp phát triển cân đối giữa các ngành vùng :

21


Các nhà đầu tư ln tìm tới các tỉnh Đơng nam bộ là chủ yếu bởi nơi
đây hội đủ các yếu tố phục vụ cho các cơng trình dự án của họ có thể được
triển khai và hoạt động có kết quả . Các vùng khác cũng có nhưng rất ít bởi vì
chỉ đáp ứng được phần nào những yều cầu đặt ra , chính vì vậy cần đưa ra
chiến lược phát triển kinh tế cân đối giưa các vùng trong cả nước một mặt

giúp chúng ta phát triển cân đối nền kinh tế một mặt nâng cao trình độ phát
triển kinh tế của các tỉnh các vùng có nền kinh tế cịn thấp kém giúp họ có
điều kiện tiếp cận và tth u hút các nhà đầu tư nước ngồi .
Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách ưu tiên phát triển kinh tế
các khu vực này , quan tâm chú trọng hơn nữa tới phát triển hệ thông giao
thông, lưới điện , thông tin liên lạc ….Ưu đãi đối với những dự án đầu tư vào
những khu vực này nhằm khuến khích họ tham gia đầu tư giúp phát triển
kinh tế của các vùng này thay cho chúng ta .
 Về cán bộ công nhân viên
Công tác đào tạo cán bộ hiên nay không chỉ đào tạo cán bộ kỹ thuật và
công nhân lành nghề , mà cần đào tạo cán bộ có đủ kiến thức kinh nghiệm
quản lý để từng bước ta có thể cạnh tranh bình đẳng với các nhà đầu tư nước
ngồi , bản lĩnh kinh doanh hiểu biết pháp luật trong nước và quốc tế, có khả
năng thích nghi với cạnh tranh và giỏi ngoại ngữ là những tiêu chuẩn không
thể thiếu đối với cán vộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trong lĩnh vực
đầu tư nước ngóài
Bảo đảm ổn định chính trị kinh tế xã hội
Chúng ta cần phải khuyến khích những người có trình độ tham gia cơng
tác ở trong nước tránh tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay đang diễn
ra ở nước ta , một phần vì chúng ta khơng đủ điều kiện cho họ phát huy khả
năng một phần do chúng ta trước đầy không coi trọng nguần tài nguyên
này.Đây là những người rất cần thiết cho xã hội chúng ta sẽ góp phần khơng
nhỏ vào q trình phát triển kinh tế xã hội của chúng ta cũng như giúp chúng

22


ta tiếp cận với các nhà đầu tư quốc tế cũng như công tác thu hút sự quan tâm
chú ý của các tập đồn lớn trên thế giới .
3.2 Chính sách luật pháp

Hoàn thiện về hệ thống luật đầu tư trực tiếp nước ngồi
Tính hấp dẫn của mỗi quốc gia về lĩnh vực đầu tư trước hết phải kể tới
là những điều được thể hiện ở luật, cùng với luật các văn bản dưới luật cũng
không kém phần quan trọng như việc góp vốn, thuê đất, tuyển dụng lao động,
xuất nhập khẩu hàng hoá ... do vậy các văn bản hướng dẫn cụ thể cần phải chi
tiết, dễ hiểu.
Để cải thiện mơi trường đầu tư chính phủ cần kiên quyết loại bỏ những
quy định do các ngành, địa phương ban hành trái với chủ trương chính sách
của chính phủ, tránh tình trạng đầu một nơi đi một lẻo, nhằm tạo ra một hệ
thống pháp luật đầy đủ đồng bộ xuyên suốt từ trung ương đến địa phương
trong tiến trình đua đến xây dựng một luật chung cho đầu tư trong nước cũng
như nước ngoài, trước mắt để bảo đảm một mơi trường đầu tư có sức hấp dẫn
và tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực, cần sửa đổi bổ sung
một số điều của luật đầu tư nước ngoài hiện nay và các văn bản pháp luật liên
quan, với các yêu cầu :
Bảo đảm một khuôn khổ pháp luật hấp dẫn, thơng thống, rõ ràng, ổn
định một hệ thống ưu đãi và khuyến khích mang tính cạnh tranh cao so với
các nước trong khu vực. Luật hoá nâng lên mức các quy định của các chính
sách, quyết định của chính phủ đã được kiêm nghiệm qua thực tế.
Phù hợp và đồng bộ với tiến trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp
luật chung của nước ta, trước hết là luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu
tư trong nước ... nhằm tạo mặt bằng ưu đãi bình dẳng giữa các nhà đầu tư
trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài.
Bảo đảm sự ổn định của pháp luật doanh và chính sách đối với đầu tư
nước ngồi thực hiện ngun tắc khơng hồi tố để giữ vững lịng tin của cộng
đồng nhà đầu tư nước ngoài. Sửa đổi một số điều khoản trong các văn bản
23


pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài nhằn tháo gỡ khó khăn trong hoạt

động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
3. 3. Cải cách thủ tục hành chính
Nhằm tháo gỡ những vấn đề cịn vướng mắc trong chiến lược thu hút
vốn đầu tư nước ngoài:
Phải kiện toàn bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ theo quết định số
233/1998 của thủ tướng chính phủ ,cho phép tất cả các UBND tỉnh thành phố
trực thuộc trung ương có quyền trực tiếp cấp giấy phép cho các dự án .điều
đó đã thể hiện được việc bãi bỏ thủ tục hành chính cồng kềnh,quá tập
trung .Tuy nhiên ,các nhà đằu nước ngồi vẫn cịn phàn nàn nhiều về thủ tục
hành chính của ta về các mặt như thủ tục đầu tư vẫn còn phàn nàn nhiề u về
thủ tục hành chính của ta về các mặt như :. thủ tục đầu tư vẫn còn là vấn đề
trở ngại lớn, thời gian chuẩn bị cho mặt dự án còn kéo dài ,tình trạng thủ tục
quá rườm rà. Việc chuẩn bị dự án của bên Việt Nam còn quá chặt chẽ gây
mất rất nhiều thời gian vơ ích
Do vậy trong thời gian tới Việt Nam cần phải cải thiên thủ tục đầu tư
theo hướng đơn giản hoá và thực hiện triệt để Công tác thẩm định xết duyệt
dự án trong thời gian qua là quá thời gian quy định đối với một số dự án ,
nguyên nhân do chất lượng dự án chưa tốt, thậm trí có những sai sót nghiêm
trọng phải sửa đổi bổ sung gây lãng phí nhiều thời gian nhưng chất lượng
thẩm định dự án thấp ,nhiều dự án đã thông qua thẩm định nhưng vẫn nhập
thiết bị cũ lạc hậu đa số các dự án gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Do
vậy, việc nâng cao chất lượng thẩm định là điều thật sự cần thiết, muốn vậy
phải kiện tồn đội ngũ cán bộ, đào tạo có chun mơn cao ,có trách nhiệm
phải trang bị cho họ những công cụ kiểm định,quy định lại những thủ tục cho
phù hợp với yều cầu đặt ra
Về thủ tục cấp đất đây là yếu tố các nhà đầu tư coi là điểm khó nhất
trong q trình thực hiện .Thực tế phải có những dự án mất nhiều thời gian do
các quy định phân cấp quản lý đất hiên nay .Các chủ đầu tư và chủ sử dụng
24



đất khơng thống nhất đựơc giá đền bù giải phóng mặt bằng ,thiết nghĩ trong
thời gian tới nhà nước quy định việc phân cấp quản lý đất cho phù hợp ,phải
có những giải pháp tích cực giải quết nhanh chóng thủ tục cấp đất ,giao đất
với giá cả đền bù giải phóng mặt bằng hợp lý
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với đầư nước ngoài
Sau khi tạo mơi trường pháp lý và cơ chế chính sách thơng thống hấp
dẫn vấn đề then chốt có tính chất quyết định là việc chỉ đạo điều hành tập
trung thống nhất và kiện quyết của chính phủ việc nghiêm túc thực hiện của
các bộ ngành và địa phương
3.4. Đổi mới đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư
Công tác vận động xúc tiến đầu tư cần được đổi mơí về nội dung và
phương thức thực hiên theo một kế hoạch và chương trình chủ động có hiệu
quả. Trước hết cần xác định xúc tiến đầu tư cũng như xúc tiến thương mại là
nhiệm vụ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước của các bộ ngành các tỉnh,
ban quản lý khu công nghiệp. Cần thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại tổng
công ty cac cơ quan đại diện nước ta tại một số địa bàn trọng điểm ở nước
ngồi để chủ đơng vận động thu hút đầu tư nước ngoài .Ngân sách nhà nước
cần dành một khoản chi phí thoả đáng cho cơng tác vận động xúc tiến đầu tư
Thực hiện chủ trương đa phương hoá các đối tác đầu tư nước ngoài để
tạo thế chủ động trong mọi tình huống
Trên cơ sở quy hoạch ngành sản phẩm lãnh thổ và danh mục dự án kêu
gọi đầu tư được phê duyệt các ngành các địa phương cần chủ động tíến hành
vận đơng xúc tiến đầu một cách cụ thể trực tiếp đối với từng dự án trực tiếp
với những tập đồn cơng ty nhà đầu tư có tiềm năng
Xây dựng một hệ thống chính sách để cải thiện mơi trưịng kinh doanh:
tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đâu tư sửa đổi một số chính cách để
tạo thuân lợi hơn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài chẳng hạn những vấn đề
liên quan tới việc sử dụng đất đai vấn đề vận dụng đất cần soát lại giá cho
thuê giải quyết dứt điểm vấn đề về đền bù

25


×