Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo HIỂM xã hội ở VIỆT NAM một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.42 KB, 72 trang )

Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH & THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 25 (1999 - 2003)

BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên

Sinh viên thực hiện :
Lâm Ngọc Tuyền

Bộ môn Luật Hành chính

MSSV : 5992570
Lớp : Luật Thương mại

Cần Thơ, 7/2003

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 1



Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................... Trang 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội.................................... ................ ……. 4
1.2 Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội............................. 5
1.2.1

Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm

xã hội trên thế giới ....................................................................... 5
1.2.2

Sự hình thành và phát triển của

Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam........................................................ 7
1.3 Ý nghĩa và mục đích của Bảo hiểm xã hội ...................................... 12
1.4 Nguồn tài chính Bảo hiểm xã hội .................................................... 13
1.5 Phân biệt Bảo hiểm xã hội với Bảo hiểm thương mại
và các chế độ trợ cấp khác ................................................................ 15
Tổ chức
thực hiện
Bảo
hội ....................................
19 cứu
Trung tâm1.6Học
liệuquản
ĐHlýCần

Thơ
@hiểm
Tàixãliệu
học tập và nghiên
CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1 Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ............................................... 23
2.2 Các loại hình Bảo hiểm xã hội ........................................................ 25
2.3 Nguyên tắc thực hiện Bảo hiểm xã hội ............................................ 27
2.4 Quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia
Bảo hiểm xã hội ............................................................................. 28
2.5 Các chế độ Bảo hiểm xã hội ........................................................... 30
2.5.1 Chế độ ốm đau......................................................................... 31
2.5.2 Chế độ thai sản ....................................................................... 33
2.5.3 Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ........................... 35
2.5.4 Chế độ hưu trí .......................................................................... 37
2.5.5 Chế độ tử tuất .......................................................................... 40

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 2


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
2.5.6 Chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ................................. 42
2.5.7 Chế độ bảo hiểm y tế ............................................................... 43
2.6 Những điểm mới trong quy định về Bảo hiểm xã hội..................... 44
CHƯƠNG 3: BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM – THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG
HOÀN THIỆN
3.1 Việc thực hiện Bảo hiểm xã hội trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cần Thơ .......................................... 48

3.2 Những vướng mắc trong quá trình thực hiện
Bảo hiểm xã hội - kiến nghị và phương hướng hoàn thiện............... 56
KẾT LUẬN..................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 66

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 3


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong cuộc sống xã hội, lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người
không những nó duy trì cuộc sống mà còn tạo ra của cải vật chất cho mỗi người. Một
đất nước có phát triển hay không sẽ tùy thuộc vào khả năng và trình độ của đội ngũ
lao động của đất nước đó. Nhưng thực tế không phải lúc nào họ cũng lao động sinh
sống một cách thuận lợi bình yên vì người lao động thường hứng chịu những biến cố
của thiên nhiên và xã hội tác động. Những biến cố này có thể làm cho họ tạm thời
hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động dẫn đến những khó khăn trong cuộc sống. Vì
thế bên cạnh tiền lương, vấn đề bảo vệ sức khỏe, giúp người lao động khắc phục
những rủi ro trong quá trình lao động được họ đặc biệt quan tâm.
Đáp ứng nhu cầu đó, sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập, Bảo
hiểm xã hội cũng ra đời nhằm bảo vệ người lao động trước những rủi ro ngoài ý
muốn. Đồng thời, để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước Điều 56 Hiến pháp
1992 quy định: “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước
quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ Bảo hiểm

Trungxãtâm
Học
ĐH Nhà
Cầnnước
Thơ
@ Tài
liệulàm
học
tập
và nghiên
hội đối
với liệu
viên chức
và những
người
công
ăn lương,
khuyến cứu
khích
phát triển các hình thức Bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động”.
Gần đây nhất là tinh thần của Nghị quyết Đại hội IX của Đảng tiếp tục nhấn
mạnh “Cùng với đẩy mạnh kinh tế, Đảng chủ trương giải quyết tốt các vấn đề xã hội,
coi đây là một hướng chiến lược thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta và các chính
sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá đề cao trách nhiệm của chính
quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn
thể nhân dân, các tổ chức xã hội”, đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cần tập
trung giải quyết trong những năm tới là: giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, thực
hiện các chính sách ưu đãi xã hội và khẩn trương mở rộng hệ thống Bảo hiểm xã hội
và an sinh xã hội.
Thực hiện chủ trương trên việc cải cách sửa đổi bổ sung một số điều liên quan

đến Bảo hiểm xã hội trong Bộ Luật lao động và Điều lệ Bảo hiểm xã hội cũng được
cụ thể hoá và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2003.
Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện nay quyền lợi người lao động chưa
được người sử dụng lao động quan tâm đầy đủ, vấn đề này được thể hiện qua việc các

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 4


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh luôn tìm các thủ pháp lách luật, trốn nộp Bảo
hiểm xã hội như chủ sử dụng lao động khai báo số lựơng lao động ít hơn số lao động
thực tế để giảm mức đóng Bảo hiểm xã hội hoặc khai về mức trả lương cho người lao
động thấp hơn so với mức thực trả, bỏ lao động ra ngoài danh sách dưới các hình thức
hợp đồng ngắn hạn hoặc hợp đồng miệng…
Chính vì thế, nghiên cứu về một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Bảo hiểm xã
hội, để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và thực tiễn của
hoạt động Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để tiến tới xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội, góp
phần bảo vệ đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, là một trong những
nhiệm vụ cấp bách và đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Đây cũng chính là lý do để người viết chọn đề tài Bảo hiểm xã hội: một số vấn
đề lý luận và thực tiễn làm Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật của mình.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn:
Luận văn hướng tới mục đích làm sáng tỏa một số vấn đề lý luận và thực tiễn
hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trên cơ sở đó kiến nghị, hoàn thiện Bảo
hiểm xã hội góp phần giúp cho những đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trunghiểu
tâm
Cần

@ Tài
liệu
tậpcàng
và nhiều
nghiên
cứu
rõ Học
và đầyliệu
đủ vềĐH
vai trò
củaThơ
Bảo hiểm
xã hội,
thu học
hút ngày
các doanh
nghiệp tham gia bảo hiểm.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Nêu lên cơ sở lý luận về Bảo hiểm xã hội
- Trình bày các quy định của pháp luật hiện hành xoay quanh một số vấn đề về
Bảo hiểm xã hội
- Phân tích những vấn đề thực tiễn tham gia bảo hiểm của các doanh nghiệp và
đề xuất những phương hướng hoàn thiện.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Bảo hiểm xã hội là một lĩnh vực có nội dung rộng, phức tạp. Do đó, trong giới
hạn của một Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật người viết không thể trình bày hết mọi
khía cạnh của Bảo hiểm xã hội, mà chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về
cơ sở lý luận của Bảo hiểm xã hội và nghiên cứu những quy định Bảo hiểm xã hội

Lâm Ngọc Tuyền


Trang 5


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
hiện hành ở nước ta áp dụng đối với những người làm công ăn lương theo hình thức
hợp đồng lao động.
Về mặt lý luận đề tài được xem xét dưới góc độ pháp lý của nước Việt Nam .
Về mặt thực tiễn, giới hạn phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Cần thơ năm 2002.
4.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu về Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, cũng như làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm công tác thực tiễn liên quan
đến Bảo hiểm xã hội hiện nay.
Những kết luận và kiến nghị được nêu ra trong luận văn có thể tham khảo vào
việc soạn thảo luật Bảo hiểm xã hội để tiến tới hoàn thiện cơ sở pháp lý về Bảo hiểm
xã hội Việt Nam .
5. Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm chỉ đạo của Đảng về đường lối
chính sách đổi mới đất nước thể hiện trong các Nghị quyết, văn kiện Đại hội Đảng.
luận
vănCần
còn sử
dụng@
cácTài
phương
thể như:
phân tích,cứu
tổng
Trung tâm Ngoài
Học ra,

liệu
ĐH
Thơ
liệupháp
họccụtập
và nghiên

hợp, so sánh, phương pháp hệ thống, kết hợp lý luận và thực tiễn… để giải quyết
những vấn đề đặt ra trong luận văn.
6. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm : Lời nói đầu, ba chương, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo.
Chương 1: Cơ sở lý luận về Bảo hiểm xã hội
Chương 2: Chế độ pháp lý về Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Chương 3: Bảo hiểm xã hội Việt Nam -Thực tiễn và hướng hoàn thiện.

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 6


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.
1.1

Khái niệm Bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm xã hội từ khi ra đời đến nay luôn phát huy tác dụng tích cực của nó.

Tuy nhiên, đến nay hầu như chưa có định nghĩa chính thức nào về Bảo hiểm xã hội
mặc dù đã được nhiều tác giả đề cập tới.
Thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội” lần đầu tiên chính thức được sử dụng cho một
văn bản pháp luật vào năm 1935 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ(1)). Thuật ngữ này xuất hiện trở lại trong một đạo luật được thông qua
tại Newzealand năm 1938. Năm 1941, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai,
thuật ngữ này được dùng trong Hiến chương Đại Tây Dương (theo Atlantic Charter of
1941).
Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization) nhanh
chóng chấp nhận thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội”, đây là móc quan trọng ghi nhận giá trị
của thuật ngữ này, một thuật ngữ đơn giản nhưng phản ánh được nguyện vọng sâu sắc
Trungnhất
tâmcủaHọc
ĐHđộng
Cần
họcxãtập
nhânliệu
dân lao
trênThơ
toàn @
thế Tài
giới. liệu
Bảo hiểm
hội và
chỉ nghiên
sự bảo vệcứu
bằng
nguồn tài chính đóng góp của cộng đồng xã hội với thành viên của mình trước những
thâm hụt về kinh tế và xã hội do bị mất đi hoặc giảm sút rõ rệt nguồn thu nhập trong
các trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tàn tật, già yếu hay chết. Sự bảo

vệ này còn bao gồm cả trong trường hợp bị mất việc làm (thất nghiệp) khi điều kiện
kinh tế xã hội cho phép.(2)
Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Trung tâm từ điển học phối hợp với nhà xuất
bản Đà Nẵng xuất bản năm 1996 thì: “Bảo hiểm xã hội là chế độ Bảo hiểm xã hội
những quyền lợi vật chất cho công nhân, viên chức khi không làm việc được vì ốm
đau, sinh con, già yếu, bị tai nạn lao động…”.
Trong từ điển Bách khoa tập I có nêu: “Bảo hiểm xã hội là sự thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập
từ nghề nghiệp, do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua
(1)

Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 của Hoa Kỳ (the sociaty security Act of 1935) chỉ bao gồm bốn chế độ bảo
hiểm là chế độ hưu trí, tử tuất, mất khả năng lao động và thất nghiệp.
(2)
Đặng Đức Sang - Tìm hiểu Luật Lao động Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - năm 1996 - trang
237

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 7


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
việc hình thành sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia Bảo
hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia
đình họ”
Dưới góc độ pháp lý hiện nay có thể hiểu rằng: “Bảo hiểm xã hội là một chế
độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao
động, người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, các nguồn
khác và tiền sinh lời từ quỹ nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia

đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của
pháp luật hoặc chết”.(3) Khái niệm này chứa đựng được những đặc trưng cơ bản nhất
của chế độ Bảo hiểm xã hội. Đó là chế độ thể hiện một nội dung lớn và quan trọng
bậc nhất trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta đã được thể chế
hoá và được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tài chính để thực hiện chi trả trợ
cấp Bảo hiểm xã hội và các chi phí quản lý khác từ sự đóng góp của người tham gia
Bảo hiểm xã hội bao gồm: người lao động, người sử dụng lao động, sự đóng góp hỗ
trợ của Nhà nước, các nguồn khác và tiền sinh lời từ quỹ. Bảo hiểm xã hội được Nhà
nước bảo hộ giá trị đồng tiền và bảo hộ cho hoạt động nghiệp vụ. Mục đích chính của
chếHọc
độ là liệu
trợ cấp
vật Cần
chất trong
hợp người
bảo nghiên
hiểm gặp cứu
rủi ro
Trungcác
tâm
ĐH
Thơcác@trường
Tài liệu
học được
tập và
ngẫu nhiên đã được lượng định trước trong quy định của pháp luật.
1.2

Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội:

1.2.1 Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội trên thế giới:

Bảo hiểm xã hội có lịch sử hình thành khá sớm, trong suốt quá trình phát triển
của nó đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau. Điều đó thể hiện tính phức tạp của
Bảo hiểm xã hội, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của nhận thức và tư duy lý
luận về Bảo hiểm xã hội trong lịch sử.
Bảo hiểm xã hội đã trải qua một quá trình nhận thức lâu dài gắn liền với cuộc
cách mạng công nghiệp.
Ở thời kỳ tiền công nghiệp, nhiều quỹ tương trợ được thành lập ở một số nước
Châu Âu, trong đó cứu tế xã hội được đặt lên hàng đầu để bảo đảm về mặt xã hội cho

(3)

Trần Quang Hùng - Mạc Văn Tiến - Đổi mới chính sách Bảo hiểm xã hội đối với người lao động - Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia - năm 1998 - trang 18

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 8


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
những người nghèo đói. Ở Anh (1793) có hội “Bằng hữu” giúp hội viên trong các
trường hợp bị ốm đau, thương tật.
Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp, những hình thức cứu tế, tương tế không
đáp ứng được nữa, các nhà lý luận đương thời đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng trong cơ chế cạnh tranh mọi người đều tự do sống và làm việc
nên phải chịu trách nhiệm về bản thân mình. Ngược lại, một số quan điểm khác cho
rằng, giai cấp công nhân là giai cấp đặc thù của nền đại công nghiệp, muốn sản xuất
công nghiệp phát triển phải có sự ràng buộc nhất định giữa chủ với thợ; người thợ

trong chừng mực nào đó phải được đảm bảo về cuộc sống. Người đại diện cho trường
phái này là Bismark (Thủ tướng Đức). Theo ông, công nhân là lớp người lao khổ,
đồng thời là người thợ công nghiệp phải lao động trong những điều kiện nặng nhọc,
vất vả dễ bị tai nạn lao động. Vì vậy, họ phải được hưởng những phúc lợi xã hội, phải
được hưởng những bảo đảm xã hội thỏa đáng. Do đó, vào năm 1850 nhiều bang ở
Đức đã giúp các địa phương thành lập quỹ Bảo hiểm xã hội ốm đau, do các công nhân
phải đóng tiền để được bảo hiểm. Nguyên tắc bảo hiểm bắt buộc bắt nguồn từ đây và
người được bảo hiểm phải đóng bảo hiểm.
Chế độ ốm đau được phổ cập trong toàn nước Đức vào năm1883 do các hội
Trungtương
tâmtếHọc
liệu
Cầnnhân
Thơ
@lý.Tài
liệu học
tập tiếp
và chế
nghiên
lúc bấy
giờĐH
của công
quản
Năm1884
xuất hiện
độ bảocứu
hiểm
các rủi ro nghề nghiệp (tức tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) do các hiệp hội chủ
doanh nghiệp quản lý. Năm 1889, chế độ bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật ra đời
dưới sự quản lý của chính quyền các tỉnh.

Thế là trong khoảng từ năm 1883 đến năm1889 một hệ thống Bảo hiểm xã hội
lớn đầu tiên đã ra đời với sự tham gia bắt buộc của những người làm công ăn lương
theo nguyên tắc người được bảo hiểm phải đóng phí Bảo hiểm xã hội và ba thành viên
xã hội người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều có vị trí trong việc
quản lý hệ thống.
Sự đóng góp của giới chủ nhân danh giới thợ, giới thợ và sự hỗ trợ của Nhà
nước đã tạo ra khả năng giải quyết các rủi ro, bất trắc lớn nhất mà người lao động gặp
phải trên cơ sở xác suất phát sinh rủi ro của cả tập hợp người lao động trong phạm vi
của quỹ bảo hiểm. Chính sự đóng góp được áp dụng đối với mọi lao động không phân
biệt tuổi tác, sức khỏe, giới tính, tình trạng gia đình đã thể hiện tính đoàn kết sâu rộng
của người làm công ăn lương, đem lại lợi ích thiết thực cho họ và đảm bảo hiệu quả
kinh doanh cho người sử dụng lao động.

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 9


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Trước tác dụng tích cực của Bảo hiểm xã hội trong quan hệ lao động, Bảo hiểm
xã hội đã lan rộng sang các nước Châu Âu.Trong những năm 30 của thế kỷ XX liên
tiếp các nước Mỹ La Tinh, Hoa Kỳ, Canada… cũng nhanh chóng áp dụng kinh
nghiệm của Đức và vận dụng linh hoạt vào đất nước mình. Từ sau chiến tranh thế giới
lần hai và sau khi giành được độc lập, nhiều nước Châu Phi, Châu Á và vùng Caribe
cũng lần lượt áp dụng cơ chế Bảo hiểm xã hội tương tự. Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng
các nước áp dụng cơ chế Bảo hiểm xã hội chủ yếu cho sự đóng góp phí Bảo hiểm xã
hội của những người được bảo hiểm. Còn về các chế độ trợ cấp cụ thể thì mỗi nước
tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội và truyền thống riêng của nước mình mà thay đổi cho
phù hợp chứ không sao chép những chế độ đã có ở nước này hay nước khác. Nội dung
cụ thể của từng chế độ cũng không đồng nhất trong các nước.

Trên cơ sở thực tiễn áp dụng các cơ chế đa dạng bảo vệ người lao động giảm
thiểu những rủi ro, khó khăn, Hội nghị toàn thể của tổ chức Lao động Quốc tế đã
thông qua Công ước số 102 (1952) an toàn xã hội (quy phạm tối thiểu), trong đó Bảo
hiểm xã hội là một cơ chế chủ yếu.
1.2.2

Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam :

Giai liệu
đoạn ĐH
trướcCần
cách mạng
8 / 1945:
Trung tâmvHọc
Thơtháng
@ Tài
liệu học tập và nghiên cứu
Trước cách mạng tháng 8, Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu, do đó
vấn đề Bảo hiểm xã hội chưa được đặt ra. Tuy nhiên, các hình thức giúp đỡ nhau một
cách tự phát vẫn luôn diễn ra trong nhân dân. Các làng xã đã chủ động dành ra các
phần ruộng công, đất công để lập ra những quả phụ điền, cô nhi điền, nghĩa điền…
dùng hoa lợi từ những mảnh đất này cấp thêm cho những người gặp cảnh goá bụa, mồ
côi túng thiếu, kêu gọi góp thóc giúp người nghèo đói… Ngoài ra, còn có những hội
từ thiện chuyên giúp đỡ những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Thời kỳ này, dưới sự cai trị của Thực dân Pháp, công nhân nước ta không được
dành một quyền lợi gì về Bảo hiểm xã hội và cũng không có một văn bản pháp luật
nào đảm bảo các quyền này. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
1929-1933 và nhất là dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ngày càng mạnh mẽ và quyết
liệt hơn. Nhiều cuộc đình công bãi công nổ ra liên tiếp, phối hợp ở nhiều ngành nghề

nhiều địa phương diễn ra cùng lúc… Đứng trước hoàn cảnh đó, nhằm đảm bảo nhu
cầu về nhân công và nhằm xoa dịu làn sóng đấu tranh ngày càng dâng cao này, từ năm
1883 đến năm 1945 chính quyền Pháp dã dành một số ít quyền lợi về Bảo hiểm xã hội

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 10


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
đối với công chức và quân dân Việt Nam hưởng lương phục vụ trong bộ máy hành
chính và lực lượng vũ trang của Pháp khi ốm đau,về hưu, chết. Đồng thời, Pháp đã
ban hành đến hơn 80 văn bản về thể lệ lao động. Mặc dù, những văn bản pháp luật tư
sản này thường chỉ mang tính hình thức ngay cả ở chính quốc nhưng trong số đó cũng
có thể kể đến một vài văn bản đáng chú ý sau:
+ Sắc lệnh ngày 02. 04.1932 quy định về giải quyết những xung đột tập thể
giữa công nhân và chủ. Công nhân có quyền cử ba đại biểu, kể cả phụ nữ thay mặt
cho mình.
+Sắc lệnh ngày 30.12.1936 gồm 127 điều có tính chất một bộ luật. Đó là một
văn bản toàn diện và tiến bộ nhất được ban hành cho tới bây giờ về chế độ lao động.
Sắc lệnh quy định thời gian làm việc 48 tiếng mỗi tuần, nghỉ hàng năm 15 ngày, nghỉ
thai sản 4 tuần có lương, bồi dưỡng tai nạn lao động…
Tuy mới chỉ là những thắng lợi bước đầu nhưng đây là mốc đánh dấu sự trưởng
thành từng bước vững chắc của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời đặt nền móng
cho việc thiết lập nên chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động lần đầu tiên ở Việt
Nam. Đây là những thành tựu rất đáng trân trọng của giai cấp công nhân nói riêng và
toànHọc
nhân liệu
dân lao
động

Việt Thơ
Nam nói
Trungcủa
tâm
ĐH
Cần
@chung.
Tài liệu học tập và nghiên cứu
v Giai đoạn sau cách mạng tháng 8 /1945:
Cách mạng tháng 8 thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời khẳng
định sự thành công của cách mạng Việt Nam của liên minh giai cấp công nông. Từ
đây một Nhà nước của dân, do dân và vì dân ra đời đã cổ vũ lòng nhiệt tình đấu tranh
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Chính Phủ đã ban
hành nhiều văn bản về Bảo hiểm xã hội để bảo vệ người lao động như:
+Sắc lệnh 54 ngày 01.11.1945 ấn định những điều kiện cho công chức nghỉ
hưu
+ Sắc lệnh 105 ngày 14.06.1946 ấn định về việc cấp lương bổng cho công
chức
Hai Sắc lệnh này quy định công chức phải đóng hưu liễm và trong quỹ hưu
bổng có phần đóng thêm của Nhà nước .
+ Sắc lệnh 76 ngày 20.05.1950 ấn định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí,
thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn và tiền tuất đối với công chức.

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 11


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Trong khu vực sản xuất lúc này chưa lập quỹ Bảo hiểm xã hội, nhưng Sắc lệnh

29 ngày 12.03.1947 và Sắc lệnh 77 ngày 22.05.1950 đã ấn định cụ thể các chế độ trợ
cấp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối với công nhân. Tuy nhiên
do hoàn cảnh chiến tranh và cuộc kháng chiến kéo dài hơn 9 năm mặc dù đã có nhu
cầu từ phía người lao động nhưng Nhà nước chưa thể nghiên cứu chi tiết và thực hiện
đầy đủ các quyền lợi về Bảo hiểm xã hội cho người lao động được.
Cho đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta mới thực sự bắt
tay vào vấn đề này. Trên cơ sở Hiến pháp 1959, Hội đồng Chính Phủ ban hành Điều
lệ tạm thời về các chế độ Bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức Nhà nước kèm
theo Nghị định 218/CP ngày 27.11.1961. Điều lệ quy định 6 chế độ trợ cấp: ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất.
Đáng chú ý là lúc này quỹ Bảo hiểm xã hội được thành lập là quỹ độc lập
thuộc ngân sách Nhà nước. Nguồn thu nhập lớn thuộc ngân sách Nhà nước, các cơ
quan, doanh nghiệp Nhà nước chỉ nộp bằng một tỷ lệ % so với tổng quỹ lương của
công nhân viên chức, còn công nhân viên chức không cần nộp phí Bảo hiểm xã hội.
Điều lệ tạm thời này đã thực hiện trong suốt thời gian 32 năm. Trong quá trình
có Học
một sốliệu
điểmĐH
sửa Cần
đổi bổThơ
sung nhưng
là vềhọc
tỷ lệtập
nộp và
của nghiên
cơ quan, doanh
Trungnày
tâm
@ Tàichỉliệu
cứu

nghiệp Nhà nước, điều kiện mức hưởng trợ cấp, cách tính thời gian công tác, tiền
lương làm căn cứ tính mức trợ cấp, cơ quan quản lý Bảo hiểm xã hội…
Một số văn bản điển hình trong số đó như:
+ Nghị định 236/HĐBT ngày 18.09.1985 của Hội đồng bộ trưởng về việc sửa
đổi bổ sung một số chế độ, chính sách về thương binh và xã hội
+ Quyết định 133/HĐBT ngày 01.01.1986 của Hội đồng bộ trưởng về việc
sửa đổi bổ sung một số vấn đề về chế độ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
đối với công nhân viên chức
+Quyết định 121/HĐBT ngày 19.04.1990 của Hội đồng bộ trưởng về chế độ
mất sức lao động đối với công nhân viên chức.
Cái mới ở giai đoạn này là đã thêm cơ chế Bảo hiểm xã hội đối với khu vực
ngoài quốc doanh. Trong khu vực tiểu thủ công nghiệp, liên hiệp xã Trung ương ban
hành Điều lệ tạm thời về các chế độ Bảo hiểm xã hội đối với xã viên hợp tác xã và các
tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp (theo Quyết định 292/BCH –LĐ ngày

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 12


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
15.02.1982). Về cơ bản, Điều lệ này phỏng theo mô hình các chế độ Bảo hiểm xã hội
trong khu vực Nhà nước tuy có tính đến một số đặc điểm của ngành tiểu thủ công
nghiệp. Điểm khác quan trọng là nguồn thu dựa trên cơ sở tiền đóng góp của người
lao động. Nhưng do sản xuất tiểu thủ công nghiệp không ổn định nên người lao động
đóng góp không thường xuyên, quỹ Bảo hiểm xã hội lại không được sự hỗ trợ của
Nhà nước. Vì vậy, Điều lệ chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn đến năm 1989 phải
chấm dứt.
Ở giai đoạn này, trong khu vực nông nghiệp, tuy chưa có Bảo hiểm xã hội
chính thống nhưng do nhu cầu cuộc sống, một số nơi đã tự phát lập ra chế độ bảo

hiểm tuổi già trong phạm vi xã thôn là chính. Quỹ bảo hiểm tuổi già được hình thành
chủ yếu bằng số thóc nộp của những người tham gia. Trợ cấp tuổi già cũng bằng thóc.
Cho nên, đây cũng là hình thức sơ khai có tính chất Bảo hiểm xã hội, tuy phạm vi và
tác dụng còn nhiều hạn chế.
v Giai đoạn hiện nay:
Kể từ khi Đại hội VI và VII của Đảng công cuộc đổi mới toàn diện của đất
nước ngày càng đi vào chiều sâu. Trong các chính sách xã hội cùng với sự hoà nhập
nềnHọc
kinh tế
thị ĐH
trường
của đất
nước
vấnliệu
đề tiền
lương,
đang cứu
trong
Trungvào
tâm
liệu
Cần
Thơ
@thìTài
học
tập tiền
và công
nghiên
quá trình cải cách và còn nhiều biến động phức tạp. Việc thiết kế một mô hình Bảo
hiểm xã hội trên cơ sở quản lý quỹ lương đòi hỏi một sự đầu tư khá nghiêm túc. Để

phù hợp với yêu cầu đổi mới, đáp ứng được nhu cầu về Bảo hiểm xã hội cho mọi đối
tượng, Nhà nước ta phải tiến hành cải cách Bảo hiểm xã hội. Đây là việc làm cần thiết
và cấp bách nên phải phát huy mạnh tiềm lực về trí tuệ của các cơ quan Nhà nước, các
tổ chức đoàn thể và đông đảo quần chúng lao động tham gia đổi mới chính sách Bảo
hiểm xã hội, xây dựng một mô hình Bảo hiểm xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong giai đoạn này có các văn bản phổ biến sau:
+ Nghị định 233/HĐBT ngày 22.06.1990 của Hội đồng bộ trưởng quy định về
quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có quy
định tỷ lệ trích nộp 10% tổng quỹ lương Bảo hiểm xã hội cùng với việc phân bổ quỹ
đó.
+ Ngày 15.08.1992 Chính phủ ban hành Nghị định 299/HĐBT ban hành kèm
theo “ Điều lệ bảo hiểm y tế ”, mở ra một loại hình mới trong đó có quy định việc
đóng phí bảo hiểm y tế. Trong loại hình bảo hiểm y tế bắt buộc có phần đóng góp bắt

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 13


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
buộc của người sử dụng lao động dành cho người lao động. Bảo hiểm y tế với nội
dung khám và chữa bệnh khi ốm đau, bị tai nạn rủi ro, thực chất là một phần cấu
thành của chế độ Bảo hiểm xã hội về ốm đau.
+ Nghị định 43/CP ngày 22.06.1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ
Bảo hiểm xã hội mới. Theo đó, cơ cấu nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội gồm: 20% tổng
quỹ lương của đơn vị ( 15% của người sử dụng lao động đóng, 5% do người lao động
đóng). Trong đó, 15% dành để chi trả chế độ tuất, hưu trí, còn 5% dùng để chi trả 3
chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đối tượng tham gia
Bảo hiểm xã hội đã được mở rộng không chỉ áp dụng đối với lao động ở khu vực Nhà
nước mà còn mở rộng áp dụng đối với người lao động làm việc ở các thành phần kinh

tế khác, mở ra loại hình tự nguyện và bắt buộc. Quy định lại 5 chế độ trợ cấp, xoá bỏ
chế độ mất sức lao động vốn đã bộc lộ nhiều biểu hiện tiêu cực và bất hợp lý. Đó còn
là việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính về Bảo hiểm xã hội thông qua việc tách quỹ
Bảo hiểm xã hội ra khỏi ngân sách Nhà nước. Nguồn quỹ được xác định từ ba nguồn
nhưng phần lớn là từ người lao động và người sử dụng lao động, tiến tới cân bằng thu
chi trên cơ sở tự chủ về tài chính.
Cao hơn hết là sự ra đời của Bộ Luật lao động được Quốc Hội khóa 9 kỳ hợp
Trungthứ
tâm
Họcqua
liệu
ĐH
Cần Thơ
Tài
liệu
học
vàbức
nghiên
5 thông
ngày
23.06.1994
đã áp@
dụng
được
phần
nàotập
đòi hỏi
xúc củacứu
thực
tiễn với các điều kiện cần thiết, trong đó Bảo hiểm xã hội được quy định thành một

chương riêng và được cụ thể hoá trong điều lệ Bảo hiểm xã hội mới ban hành kèm
theo Nghị định
12 /CP ngày 26.01.1995 cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.
Một điểm mới đáng chú ý là sự ra đời của các văn bản sửa đổi bổ sung một số
điều của Bộ Luật lao động 1994 và Điều lệ Bảo hiểm xã hội. Từ đây, đối tượng tham
gia Bảo hiểm xã hội được mở rộng, quyền lợi của người lao động được quan tâm
thích đáng hơn thông qua việc quy định doanh nghiệp có sử dụng lao động là phải
tham gia Bảo hiểm xã hội không quy định số lượng lao động như trước và thêm hai
chế độ Bảo hiểm xã hội và nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội được mở rộng thêm tiến tới
mục đích cân bằng thu chi.
Tóm lại, những văn bản sửa đổi bổ sung với mục đích ngày càng hoàn thiện
các quy định về Bảo hiểm xã hội cho phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa và tiến tới mục đích cuối cùng là xây dựng hoàn chỉnh Luật Bảo hiểm xã hội.

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 14


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
1.3 Ý nghĩa và mục đích của Bảo hiểm xã hội:
Do điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ mà chế độ Bảo hiểm xã hội cũng
có sự khác biệt. Tuy nhiên, dù ở thời kỳ nào Bảo hiểm xã hội cũng luôn có tác dụng
tích cực đối với xã hội nói chung và người lao động được bảo hiểm nói riêng được thể
hiện qua ý nghĩa và mục đích của Bảo hiểm xã hội.
Κ Ý nghĩa của Bảo hiểm xã hội:
Trong đời sống của người lao động, các chế độ Bảo hiểm xã hội có ý nghĩa rất
quan trọng. Trước hết, về mặt xã hội mục tiêu của Bảo hiểm xã hội là thực hiện một
phần nguyên tắc đoàn kết sâu rộng của những người tham gia, thể hiện tinh thần

tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong những trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn
bị mất sức lao động. Về mặt kinh tế, Bảo hiểm xã hội được coi là quá trình tổ chức và
sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được dồn tích từ sự đóng góp của người sử dụng lao
động, người lao động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, dù dưới góc độ nào thì
hai mặt xã hội và kinh tế của Bảo hiểm xã hội luôn gắn chặt với nhau nhằm hỗ trợ
việc giải quyết nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động và gia đình họ trong
những trường hợp luật định.

Trung tâmNgoài
Họcra,liệu
Tài liệu
học
vàphát
nghiên
cứu
Bảo ĐH
hiểm Cần
xã hộiThơ
cón có@
ý nghĩa
rất lớn
đối tập
với sự
triển kinh
tế,
thực hiện tốt bảo hiểm xã hội nếu gặp phải những rủi ro, thì đời sống người lao động
vẫn được đảm bảo, do đó họ yên tâm làm việc tăng nâng suất lao động, đem lại hiệu
quả kinh tế cao góp phần thúc đẩy nền kinh tế, đồng thời với quy chế quyền và nghĩa
vụ trong hoạt động Bảo hiểm xã hội, thị trường lao động sẽ được tự do hóa hơn, tạo ra
sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Vì vậy,

phần đóng góp cho quỹ Bảo hiểm xã hội ngày càng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong
GDP của quốc gia.
Κ Mục đích của Bảo hiểm xã hội:
Mục đích của Bảo hiểm xã hội là nhằm mở rộng khả năng khống chế và khắc
phục hậu quả đối với rủi ro, giúp người lao động giữ thăng bằng phần thu nhập bị
giảm hay bị mất do gặp khó khăn hay rủi ro; đảm bảo cho sự phát triển bình thường
và ổn định của sản xuất xã hội; nó ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các bên tham
gia quan hệ lao động, góp phần thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của đất nước.

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 15


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
1.4

Nguồn tài chính của Bảo hiểm xã hội:

Lợi ích của người tham gia Bảo hiểm xã hội dù theo loại hình Bảo hiểm xã hội
bắt buộc hay tự nguyện, là trong trường hợp gặp rủi ro ngẫu nhiên xác định thì được
cơ quan Bảo hiểm xã hội trợ cấp kịp thời, nhằm bù đắp một phần thu nhập bị suy
giảm hoặc mất đi. Nhiệm vụ của cơ quan Bảo hiểm xã hội là phải có nguồn tài chính
để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó của mọi người được bảo hiểm. Nguồn tài chính này
còn phải đủ trang trải các chi phí quản lý của bộ máy từ trung ương đến địa phương.
Do đó, nguồn thu phải vững chắc và đều đặn, càng tăng trưởng càng tốt, phải luôn
đảm bảo có một lượng dự trữ để có thể ứng phó với những tình huống đột xuất như
:dịch bệnh lan tràn, số người thôi việc có yêu cầu lãnh trợ cấp một lần hoặc số người
về hưu lớn trong năm… Trong trường hợp có lạm phát, nguồn thu lại phải được điều
chỉnh thích hợp để bù lại sự giảm sút sức mua của đồng tiền. Với những lẽ này, nguồn

thu Bảo hiểm xã hội dựa trên nguyêt tắc cân bằng thu chi là chủ yếu và được tính theo
tỷ lệ nhất định so với tổng quỹ tiền lương là tiện lợi, bảo đảm sức sống về tài chính
của cơ chế Bảo hiểm xã hội nhằm tạo sự tính nhiệm của người lao động đối với cơ
quan Bảo hiểm xã hội và tạo được một quỹ chi trả kịp thời, đúng quy định.
Ở Việt Nam, quá trình hình thành nguồn tài chính Bảo hiểm xã hội được

Trungthể
tâm
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hiệnHọc
như sau:

Ban đầu đã có lệ phí đóng Bảo hiểm xã hội của người được bảo hiểm; Nhà
nước hỗ trợ tài chính với tư cách là người sử dụng lao động của công chức, đồng thời
với tư cách là người quản lý xã hội.
Theo Sắc lệnh 105 ngày 14.06.1946 về việc cấp hưu bổng quy định từ ngày
01.01.1946 như sau:
+ Công chức phải đóng hưu liễm (tức phí bảo hiểm hưu trí) bằng 6 – 10% tiền
lương (và từ năm1947 thì bằng 10%),
+ Công quỹ phụ nộp (tức Nhà nước hỗ trợ thêm) bằng 7 –10% so với công
quỹ lương công chức.
Nhưng đến năm 1961, Điều lệ tạm thời về các chế độ Bảo hiểm xã hội đối với
công nhân viên chức Nhà nước quy định lại là:
+ Chỉ cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường nộp Bảo
hiểm xã hội bằng một tỷ lệ so với tổng quỹ lương công nhân viên chức.

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 16



Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
+ Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp phần nộp này do ngân sách Nhà
nước cấp, đối với vác xí nghiệp, công nông lâm trường thì phần này tính vào giá
thành.
Tình hình ngân sách Nhà nước đài thọ Bảo hiểm xã hội rất lớn đòi hỏi phải
chuyển đổi cơ chế cho phù hợp với chế độ Bảo hiểm xã hội hiện tại. Ý thức này xuất
phát từ sau Đại hội VI của Đảng và bước đầu được thực hiện trong quy chế lao động
đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị
định 233/HĐBT ngày 22.06.1990. Quy chế này ghi rõ người lao động và xí nghiệp
cùng có nghĩa vụ đóng Bảo hiểm xã hội với mức ngang nhau:
+ Người lao động đóng bằng 10% tiền lương
+ Xí nghiệp đóng bằng 10% tổng quỹ lương.
Sau Đại hội VII của Đảng đi đôi với cải cách một bước chế độ tiền lương, đồng
thời Nhà nước cải cách một bước chế độ Bảo hiểm xã hội. Nghị định 43/CP ngày
22.06.1993 quy định tạm thời chế độ Bảo hiểm xã hội xác định rõ quỹ Bảo hiểm xã
hội được hình thành từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, sự
hỗ trợ của Nhà nước. Đối với loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì quy định như
Trungsau:
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
+ Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương
+ Người lao động đóng bằng 5% tiền lương
+ Ngân sách Nhà nước bảo đảm thực hiện các chế độ Bảo hiểm xã hội đã
được hưởng của những người đang hưởng Bảo hiểm xã hội trước ngày ban hành Nghị
định 43/CP và hỗ trợ để chi cho công nhân, viên chức nghỉ hưu sau ngày ban hành
Nghị định này.
Bộ Luật lao động 1994 chính thức ghi nhận cơ chế đóng góp bảo hiểm của các
bên và mức đóng góp như quy định trong Nghị định 43/CP ngày 22.06.1993.
Qua quá trình sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động 1994 và Điều
lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26.01.1995 thì nguồn

quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành trên cơ sở Điều 149 Bộ Luật lao động và Điều
36 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đã sửa đổi bổ sung như sau:

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 17


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
+ Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của
những người tham gia Bảo hiểm xã hội trong đơn vị; trong đó 10% để chi các chế độ
hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
+ Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí, tử
tuất.
+ Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ Bảo hiểm
xã hội đối với người lao động.
+ Các nguồn khác.
+ Tiền sinh lời từ quỹ.
Quy định này là sự đổi mới cơ bản của chính sách Bảo hiểm xã hội của nước
ta, chuyển từ cơ chế thụ động phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước sang cơ chế chủ
động, huy động được nhiều tiền đóng góp, từng bước cân bằng thu-chi và có khả năng
chủ động đầu tư sinh lợi.
Hay nói cách khác, Quỹ Bảo hiểm xã hội đã tách khỏi ngân sách Nhà nước, trở
Trungthành
tâmmột
Học
ĐHtự Cần
Thơ
liệuBảo

học
tập
nghiên
quỹliệu
độc lập
trang trải
các @
chi Tài
phí, Quỹ
hiểm
xã và
hội là
một đơncứu
vị có
“ tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, có sự bảo hộ của Nhà nước, có con dấu và
tài khoản riêng”(4)
1.5
Phân biệt Bảo hiểm xã hội với Bảo hiểm thương mại và các chế độ trợ cấp
khác:
Bảo hiểm xã hội cũng rất dễ nhầm lẫn với các loại hình khác tương tự. Để làm
sáng tỏa vấn đề này ta có thể xem xét và so sánh Bảo hiểm xã hội với các hình thức
khác gấn gũi với nó chẳng hạn như: trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc mà điển hình
là giữa Bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại.
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động thuộc quyền quản lý khi người lao động thôi việc theo các trường hợp được
pháp luật quy định như hết hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng một cách hợp
pháp… Như vậy, nguồn tài chính được dùng cho loại trợ cấp này là của người sử
dụng lao động.
(4)


Điều 2 Nghị định 19/CP ngày 16.02.1995 của Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 18


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Còn trợ cấp mất việc thì nguồn chi trợ cấp do nguồn tài chính của từng doanh
nghiệp đài thọ, không có phần đóng góp trực tiếp của người lao động, không có sự
tham gia đóng góp, bảo hộ của Nhà nước. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc do từng
doanh nghiệp trích trong lợi nhuận ròng lập ra và quản lý sau khi đã làm đủ nghĩa vụ
đối với Nhà nước. Nhà nước chỉ hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành
có nhiều người mất việc làm do thay đổi cơ cấu và công nghệ. Thông thường trợ cấp
mất việc làm cũng cao hơn mức trợ cấp thôi việc, vì ngoài ý nghĩa người lao động
phải thôi việc phải có phần trợ cấp để người lao động tìm kiếm việc làm mới.
Điểm nổi bậc cần phân biệt trong giai đoạn hiện nay là giữa Bảo hiểm xã
hội và Bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thương mại đều là chế
độ bảo hiểm nên có những điểm chung như sau:
Bảo hiểm xã hội là một phần của bảo trợ xã hội bắt buộc thực hiện theo luật
pháp của Nhà nước nhằm mục đích đảm bảo cho đời sống cơ bản của mọi người trong
xã hội, giữ vững ổn định trong xã hội, người được bảo hiểm có quyền lợi được đảm
bảo trợ cấp nhằm ổn định cuộc sống khi họ gặp những rủi ro hiểm nghèo trong quá
trình lao động hoặc khi già yếu không còn khả năng lao động. Bảo hiểm xã hội gồm
hình thức bắt buộc và tự nguyện.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm tự nguyện tham gia tự do quyết
định mua bảo hiểm, trường hợp bảo hiểm bắt buộc không đáng kể. Hình thức bảo

hiểm này gồm các quan hệ kinh tế - dân sự hình thành trong lĩnh vực huy động sự
đóng góp của các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu bảo hiểm vào một quỹ tiền tệ tập
trung để sử dụng vào việc bồi thường, bù đắp những tổn thất hoặc những thiệt hại do
thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra bình
thường và đời sống của các thành viên trong xã hội được an toàn và ổn định.
Tuy nhiên, Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thương mại đều là chế độ bảo hiểm
nên có những điểm chung sau:
+ Quỹ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thương mại đều là loại quỹ dự trữ tiền tệ,
được hình thành trên cơ sở luật số đông, do tất cả cá nhân hoặc tổ chức đóng góp theo
nguyên tắc “ứng trước”.
+ Việc phân phối các quỹ dự trữ này theo chế độ đã quy định trước và tiến
hành công khai (người được nhận biết trước).

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 19


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
+ Đối tượng bảo hiểm là tính mạng sức khỏe hoặc quyền lợi của con người
cần được bảo vệ. Người được nhận tiền từ quỹ này khi và chỉ khi gặp sự cố rủi ro, tai
nạn bất ngờ hoặc bệnh tật ốm đau…
Ngoài ra, giữa Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thương mại có những điểm khác
đặc trưng sau:
- Về đối tượng: Người được bảo hiểm trong Bảo hiểm thương mại không chỉ là
người lao động như Bảo hiểm xã hội mà là tất cả những ai muốn tham gia bảo hiểm
trên cơ sở ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm và cơ quan bảo hiểm,
đồng thời Bảo hiểm thương mại còn có chức năng bảo hiểm tài sản và trách nhiệm
dân sự.
- Phạm vi bảo hiểm:

+ Bảo hiểm xã hội quy định các chế độ Bảo hiểm xã hội trong khuôn khổ:
chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất,
nghỉ dưỡng sức và chế độ bảo hiểm y tế.(5)
+ Đối với Bảo hiểm thương mại thì: sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách
các bên
thuận
hoặc
do pháp
luật quy
màtập
khi sự
đó xảy cứu
ra thì
Trungquan,
tâmdoHọc
liệuthỏa
ĐH
Cần
Thơ
@ Tài
liệuđịnh
học
vàkiện
nghiên
(6)
bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm.
- Về mức đóng phí bảo hiểm:
+ Điều lệ Bảo hiểm xã hội quy định:
♦ Người sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ lương
♦ Người lao động đóng 5% tiền lương tháng

♦ Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ Bảo
hiểm xã hội đối với người lao động
+ Phí bảo hiểm thương mại là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng
cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm.(7)

(5)

Điều 2 Điều lệ Bảo hiểm xã hội
Điều 575 Bộ Luật dân sự
(7)
Khoản 11 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm và điều 576 Bộ Luật dân sự
(6)

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 20


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Như vậy, phí Bảo hiểm xã hội là một khoản hay tỷ lệ được ấn định theo pháp
luật, trong khi đó phí Bảo hiểm thương mại đa phần do các doanh nghiệp định ra căn
cứ vào khả năng có thể xảy ra rủi ro đối với đối tượng được bảo hiểm và phí bảo hiểm
có thể thương lượng.
- Về thời gian phát sinh quan hệ bảo hiểm và hiệu lực bảo hiểm:
Ở chế độ Bảo hiểm xã hội do pháp luật quy định còn Bảo hiểm thương
mại thời hạn và hiệu lực bảo hiểm có hạn; có thể là một năm (thông thường) hoặc một
chu kỳ hoạt động hay theo thỏa thuận trong hợp đồng… Cơ quan bảo hiểm chỉ chịu
trách nhiệm trả tiền bù đắp khi rủi ro xảy ra trong thời hạn. Số tiền bù đắp, bồi thường
này chỉ được trả một lần hoặc một số lần đều kỳ. Thanh toán xong là chấm dứt hiệu

lực bảo hiểm. Còn nếu trong suốt thời hạn phát sinh quan hệ pháp luật bảo hiểm mà
không có rủi ro xảy ra thì đến hết hạn vẫn chấm dứt hiệu lực bảo hiểm mà cơ quan
bảo hiểm không phải hoàn trả lại tiền cho người đã mua bảo hiểm. Nhưng đối với Bảo
hiểm xã hội thì tất cả những người đã tham gia bảo hiểm (người lao động) đều được
hưởng Bảo hiểm xã hội không sớm thì muộn.
- Đối tượng trợ cấp:

Trung tâm Học
liệuvớiĐH
@đốiTài
liệuđược
họchưởng
tập trợ
và cấp
nghiên
cứu
+ Đối
BảoCần
hiểmThơ
xã hội,
tượng
là người
lao
động hoặc thành viên (thân nhân) của gia đình họ
+ Đối tượng trợ cấp của Bảo hiểm thương mại là tất cả mọi cá nhân, tổ
chức thuộc mọi tầng lớp, thành phần, lứa tuổi có nhu cầu mua Bảo hiểm thương mại.
- Nguồn trợ cấp:
+ Lấy từ quỹ Bảo hiểm xã hội. Quỹ Bảo hiểm xã hội do sự đóng góp của
người lao động, người sử dụng lao động, sự hỗ trợ của Nhà nước, các nguồn khác và
tiền sinh lời từ quỹ.

+ Từ quỹ bảo hiểm thương mại do người có nhu cầu tham gia bảo hiểm
đóng bằng cách mua phí bảo hiểm hoặc ký kết hợp đồng bảo hiểm.
- Mức hưởng bảo hiểm:
+ Mức trợ cấp, thời gian hưởng trợ cấp căn cứ vào thời gian đóng góp vào
quỹ Bảo hiểm xã hội dài hay ngắn, mức tiền lương cao hay thấp, việc mất sức lao
động nhiều hay ít…

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 21


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
+ Mức hưởng bảo hiểm thương mại do bên bảo hiểm quy định trên cơ sở
mức đóng và giá trị của đối tượng bảo hiểm.
Cả hai loại bảo hiểm này do Chính Phủ thống nhất quản lý.(8) Bộ Tài chính
chịu trách nhiệm trước Chính Phủ thực hiện quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo
hiểm và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thực hiện
quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội.
Một điểm khác hết sức căn bản giữa Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thương mại
là trong quan hệ Bảo hiểm xã hội có mối quan hệ trực tiếp giữa người sử dụng lao
động và cơ quan Bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động chỉ có quyền và nghĩa vụ
nhưng không phải là người được hưởng quyền lợi trong Bảo hiểm xã hội. Còn trong
bảo hiểm thương mại cho dù việc thu xếp hợp đồng bảo hiểm có thể thông qua bên
thứ ba là trung gian môi giới hay đại lý thì người tham gia bảo hiểm vẫn là người trực
tiếp đóng phí bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm và người hưởng quyền phải là người
tham gia bảo hiểm hay người được bảo hiểm theo quy định của hợp đồng.
Qua trình bày trên ta thấy bảo hiểm thương mại có phần nào liên quan khá chặt
chẽ với Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên do Bảo hiểm xã hội mang tính chất là sự bảo đảm
xã hội

phục
vụ ĐH
an sinh
xã hội,
coi@
trọng
nănghọc
cân bằng
thu chi
không cứu
nhằm
Trungcủa
tâm
Học
liệu
Cần
Thơ
Tàikhảliệu
tập và
nghiên
mục đích kinh doanh. Còn bảo hiểm thương mại mang tính chất kinh doanh, đảm bảo
hiệu quả cuối cùng là có doanh lợi được thể hiện rõ trong phương thức kinh doanh của
nó là tính lãi suất cho cơ quan bảo hiểm vào cơ cấu phí toàn cầu cho mọi nghiệp vụ cụ
thể. Trong khi đó Bảo hiểm xã hội không được tính lãi trong cơ cấu phí toàn cầu đối
với những người tham gia mà chỉ được sử dụng quỹ nhàn rỗi vào hoạt động đầu tư
một cách hạn chế dựa trên phương hướng của Chính phủ quy định. Tạo thành nguồn
quỹ bổ sung nhằm tăng thêm nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội. Trong quan hệ Bảo hiểm xã
hội là quan hệ lâu dài, tưong đối ổn định và chủ yếu dựa trên quan hệ lao động và
quan hệ phân phối. Quỹ Bảo hiểm xã hội được tồn tích sử dụng lâu dài và có sự bảo
trợ của Nhà nước.

1.6 Tổ chức quản lý thực hiện Bảo hiểm xã hội:
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội, Nhà nước tăng
cường vai trò quản lý của mình trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội thông qua việc tăng
cường chức năng hành pháp, lập pháp và tư pháp về Bảo hiểm xã hội.
(8)

Điều 41 Điều lệ Bảo hiểm xã hội và điều 121 Luật kinh doanh bảo hiểm

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 22


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Cơ quan để giúp Chính phủ thống nhất quản lý về Bảo hiểm xã hội là Bảo
hiểm xã hội Việt Nam. Đây là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực
hiện chính sách, chế độ bảo hiểm và quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật, là một tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và được Nhà nước
bảo hộ, có con dấu riêng, có tài khoản, có trụ sở tại Hà Nội và quỹ Bảo hiểm xã hội
được thống nhất quản lý theo chế độ tài chính của Nhà nước.
Κ Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm:(9)
+ Ban chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội;
+ Ban kế hoạch - tài chính;
+ Ban thu Bảo hiểm xã hội;
+ Ban chi Bảo hiểm xã hội;
+ Ban Bảo hiểm xã hội tự nguyện;
+ Ban giám định y tế;
+ Ban Tuyên truyền Bảo hiểm xã hội;

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

+ Ban Hợp tác quốc tế;
+ Ban Tổ chức cán bộ;
+ Ban kiểm tra;
+ Văn phòng;
+ Trung tâm nghiên cứu khoa học Bảo hiểm xã hội;
+ Trung tâm Công nghệ thông tin;
+ Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội;
+ Trung tâm lưu trữ;
+ Báo Bảo hiểm xã hội;
+ Tạp chí Bảo hiểm xã hội.

(9)

Điều 10 Nghị định 100/2002/NĐ – CP ngày 06.12.2002

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 23


Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Bảo hiểm xã hội được quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung
ương đến địa phương, gồm có :
+ Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam
+ Bảo hiểm xã hội Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Κ Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định sau:(10)
- Xây dựng, trình Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt:
+ Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và kế hoạch dài
hạn, năm năm về thực hiện chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội;

+ Đề án bảo tồn giá trị và tăng trưởng Quỹ Bảo hiểm xã hội;
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội; thu các
khoản đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện; chi các khoản trợ cấp về Bảo
hiểm xã hội cho đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn
theo quy định của pháp luật;

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Cấp các loại sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội;

- Quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo chế
độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ;
- Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có
liên quan về việc sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ về Bảo hiểm xã hội; cơ chế quản
lý Quỹ, cơ chế quản lý tài chính (kể cả chi phí quản lý bộ máy của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam) và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc giải quyết các chế độ Bảo
hiểm xã hội và nghiệp vụ thu, chi Bảo hiểm xã hội theo thẩm quyền; quản lý nội bộ
ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Tổ chức hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ người
có sổ, thẻ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

(10)

Điều 2 Nghị định 100/2002/NĐ - CP ngày 06.12.2002

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 24



Bảo hiểm xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- Kiểm tra việc ký hợp đồng và việc thu , chi Bảo hiểm xã hội đối với cơ quan
đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh; kiến nghị với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động, cơ sở
khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội;
- Từ chối việc chi các chế độ Bảo hiểm xã hội khi đối tượng tham gia bảo hiểm
không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc khi có căn cứ
pháp lý về các hành vi giả mạo, khai man hồ sơ để hưởng bảo hiểm;
- Bồi thường mọi khoản thu, chi sai quy định của pháp luật về chế độ Bảo hiểm
xã hội cho đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội;
- Giải quyết khiếu nại tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chính sách,
chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội theo
quy định của pháp luật;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý , điều hành hoạt động Bảo hiểm xã hội;

Trung tâm -Học
liệu
Cần
Thơ chuyên
@ Tàimôn
liệu
họcvụtập
nghiên
Tổ chức
đàoĐH
tạo và
bồi dưỡng
nghiệp

Bảovà
hiểm
xã hội; cứu
- Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ Bảo
hiểm xã hội;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ
chức xã hội ở Trung ương và địa phương, với các bên tham gia Bảo hiểm xã hội để
giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chính sách, chế độ Bảo hiểm xã
hội theo quy định của pháp luật;
- Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tài chính và tài sản
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ báo cáo với chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Lâm Ngọc Tuyền

Trang 25


×