Tải bản đầy đủ (.pdf) (255 trang)

Địa vị pháp lý của người việt nam định cư ở nước ngoài tại việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 255 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ
Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. NGUYỄN HỒNG BẮC
THƯ KÝ ĐỀ TÀI: GV NGÔ THỊ NGỌC ÁNH

HÀ NỘI - 2017


BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ
Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Mã số: LH - 2016 - 17/ĐHL - HN

HÀ NỘI - 2017


NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. NGUYỄN HỒNG BẮC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THƯ KÝ ĐỀ TÀI
GV. NGÔ THỊ NGỌC ÁNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TẬP THỂ TÁC GIẢ
1. PGS. TS. NGUYỄN THỊ THUẬN

Chuyên đề II

2. TS. NGUYỄN HỒNG BẮC

Chuyên đề V, VI

3. ThS. NGUYỄN THU THỦY

Chuyên đề IV

6. GV. NGÔ THỊ NGỌC ÁNH

Chuyên đề I, III


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BLDS


Bộ luật dân sự

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

HĐTTTP

Hiệp định tương trợ tư pháp

TPQT

Tư pháp quốc tế

LHN&GĐ

Luật hôn nhân và gia đình

TAND

Tòa án nhân dân


MỤC LỤC


PHẦN I ............................................................................................................ 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................... 1
I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu .......................................................... 1
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ......................... 4
III. Mục tiêu đề tài ....................................................................................... 7
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 8
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 8
VI. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện ............................................... 8
PHẦN II ......................................................................................................... 10
BÁO CÁO TỔNG HỢP................................................................................. 10
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC
NGOÀI ........................................................................................................ 10
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC
NGOÀI TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC ....................................................... 22
III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ
TẠI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ......................................................... 41
CÁC CHUYÊN ĐỀ THUỘC ĐỀ TÀI .......................................................... 51
CHUYÊN ĐỀ 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ
Ở NƯỚC NGOÀI ........................................................................................ 51
CHUYÊN ĐỀ 2: QUỐC TỊCH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở
NƯỚC NGOÀI ............................................................................................ 77
CHUYÊN ĐỀ 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH
CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH
CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM ........................................................................... 96


CHUYÊN ĐỀ 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH
CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM... 121
CHUYÊN ĐỀ 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH

CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU NHÀ VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT TẠI VIỆT NAM ............................................................................... 150
CHUYÊN ĐỀ 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH
CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
TẠI VIỆT NAM ........................................................................................ 192
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 231


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, Việt Nam hiện là một trong những quốc
gia có số lượng đông đảo người Việt Nam sống và làm việc ở nước ngoài. Từ
phương diện lịch sử, hiện tượng người Việt Nam di cư ra nước ngoài xuất hiện khá
sớm. Điểm đến khi đó là các quốc gia lân cận như Cămpuchia, Lào, Thái Lan,
Trung Quốc, Triều Tiên…Lý do rời bỏ tổ quốc thời kỳ này là đi lánh nạn, làm ăn,
đi lính, kết hôn, sau đó ở lại nước ngoài. Trước và sau 30/4/1975, rất nhiều người
Việt Nam đã ra nước ngoài bằng các con đường khác nhau như vượt biên trái phép,
di tản do Mỹ tổ chức, xuất cảnh hợp pháp…Trong thời kỳ 1978 - 1979 cũng có
hàng vạn người Việt gốc Hoa chạy về Trung Quốc. Thập niên 90 của thế kỷ XX,
rất nhiều lao động Việt Nam đã ở lại tại Liên Xô cũ và Đông Âu làm việc tự do ….
Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên
Hợp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm
2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy, tính trung bình
trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt Nam di cư ra nước
ngoài1. Trong ấn bản "Migration and remittances factbook 2016" về di cư và kiều
hối của các quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới cho biết, tính đến năm 2013,
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực
Đông Á - Thái Bình Dương2.


1

“Mỗi năm, gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài“. Truy cập ngày 4/3/2017.
2
“Mỗi năm, gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài“. Truy cập ngày 4/3/2017.

1


Cùng với quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa, hiện tượng người Việt Nam
ra nước ngoài làm ăn, sinh sống, học tập đã và đang có sự thay đổi sâu sắc về số
lượng, thành phần, tính chất cũng như địa bàn sinh sống. Bên cạnh số người Việt
Nam xuất cảnh theo các hình thức định cư, đoàn tụ gia đình, thì số lượng người đi
học, kết hôn, được nhận làm con nuôi, làm ăn, kinh doanh, lao động xuất khẩu ở
các nước cũng tăng đáng kể, trong đó chiếm phần đông là số người đi lao động, đi
du học và kết hôn với người nước ngoài.
Hiện nay, có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và
học tập tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới3. Đại bộ phận người Việt
(98%) tập trung ở 21 nước thuộc năm khu vực địa lý: Bắc Mỹ, Tây Bắc Âu, Nga và
Đông Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Úc. Khoảng 80% người Việt đang
làm ăn, sinh sống ở các nước công nghiệp phát triển, cụ thể: Ở Mỹ có khoảng
2.200.000 người; ở Pháp và Úc mỗi nước khoảng 300.000 người; Canada có
250.000 người; Đức có 125.000 người. Ngoài ra, một số nước và vùng lãnh thổ có
đông người Việt Nam định cư là Đài Loan hơn 220.000 người, Campuchia
156.000 người, Hàn

Quốc 123.000 người, Thái Lan, Malaysia mỗi nước trên

100.000 người; Nga, Séc, Anh mỗi nước trên 60.000 người; Nhật Bản 53.500
người, Angola 40.000 người; Lào, Ba Lan, Trung Quốc mỗi nước khoảng 30.000

người; Na Uy và Hà Lan mỗi nước khoảng 20.000 người; Thuỵ Điển, Đan Mạch
mỗi nước khoảng 15.000 người; Bỉ, Thuỵ Sỹ, Ucraina mỗi nước khoảng 10.000
người. Tại các khu vực khác như Nam Á và Tây Bắc Á, Trung Đông, Châu Phi,
Nam Mỹ, tuy có người Việt làm ăn sinh sống, song số lượng là không nhiều4.

3

Truy cập ngày
20/06/2016
4
Theo số liệu của UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ ngoại giao

2


Cùng với sự phát triển hội nhập của đất nước, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài về Việt Nam tham gia vào các lĩnh vực như đầu tư, hôn nhân và gia
đình, dân sự… tại Việt Nam ngày càng nhiều. Trong lĩnh vực đầu tư, theo thống kê
của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có 51/63 tỉnh, thành
phố trong nước có các dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài, với hơn
3.600 doanh nghiệp và tổng số vốn đầu tư lên tới 8,6 tỉ USD. Con số 8,6 tỉ USD số
vốn đăng ký đầu tư kinh doanh tại Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài
không hề nhỏ gần bằng một nửa nguồn vốn doanh nghiệp FDI đăng ký đầu tư kinh
doanh vào Việt Nam năm 20145. Hay trong lĩnh vực sở hữu nhà, theo thống kê của
Bộ Xây dựng (Cục Quản lý nhà ở và Thị trường bất động sản) cho biết: Tính đến
ngày 28/6/2016 có 884 trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hoàn
tất thủ tục mua nhà tại Việt Nam6.
Để điều chỉnh quan hệ mà ngưởi Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tại
Việt Nam, trong năm 2014 - 2016, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật, trong đó có quy định mới điều chỉnh địa vị pháp lý của người Việt Nam định

cư ở nước ngoài: Luật hôn nhân và gia đình (LHN&GĐ) năm 2014, Luật Đất đai
năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Bộ Luật dân sự (BLDS) năm 2015, Bộ Luật tố
tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, Luật Quốc tịch năm 2014…Đồng thời, Nhà
nước ta đã ký kết, tham gia nhiều điều ước quốc tế điều chỉnh địa vị của người Việt
Nam định cư ở nước ngoài như hiệp định tương trợ tư pháp, một số Công ước trong
khuôn khổ Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế…
Các văn bản pháp luật Việt Nam ban hành và điều ước quốc tế Việt Nam là
thành viên đã tạo cơ sở pháp lý, điều chỉnh theo hướng thông thoáng, đơn giản,
5
“3.600 doanh nghiệp Việt kiều với 8,6 tỉ USD đang đầu tư tại Việt Nam”
6
Truy cập 05/07/2016

3


thuận lợi hơn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào các quan hệ
dân sự, thương mại, đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng, các quan hệ mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham
gia ngày càng đa dạng, văn bản pháp luật Việt Nam ban hành có nhiều quy định
mới. Do đó, việc nghiên cứu “Địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài tại Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn” là sự cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đã có một số tác
giả nghiên cứu dưới dạng các sách tham khảo, bài viết hội thảo, tạp chí …Có thể
liệt kê một số công trình liên quan đến vấn đề này như:
Bài viết tạp chí
- Trần Trọng Đăng Đàn, “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đầu thế
kỷ XXI: Số liệu và Bình luận”, Tạp chí Quê Hương7;

- “Nâng cao hiệu quả công tác đối với Việt Nam ở nước ngoài trong tình
hình mới” của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh - Tạp
chí Quê Hương8;
- Nguyễn Hồng Bắc (2002), “Một số vấn đề pháp lý về người Việt Nam định
cư ở nước ngoài”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 2/2002.
- Doãn Hồng Nhung (2005), “Hành lang pháp lý mới cho người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất ở tại Việt Nam”,
Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 1/2005.
7
Truy cập ngày 12/7/2016
8
quehuongonline.vn/ky-niem-55-nam-cong-tac-ve-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai/nang-cao-hieu-qua-cong-tacdoi-voi-nvnonn-trong-tinh-hinh-moi-43503.htm .Truy cập ngày 12/7/2016

4


- Tưởng Duy Lượng (2008), “Hướng xử lý việc người Việt Nam định cư ở
nước ngoài mua nhà, đất nhưng nhờ người khác đứng tên hộ”, Tạp chí Tòa án
nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, số 6/2008.
- Duy Kiên (2010), “Có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia
trong giao dịch dân sự về nhà ở, trường hợp nào thì áp dụng Nghị quyết số
1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/07/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
trường hợp nào thì không áp dụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối
cao, số 3/2010.
- Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Thùy Trang (2011), “Xác định quyền sử dụng
đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tranh chấp đất đai từ quy định
của Luật đất đai năm 2003”, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 6/2011.
Sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu, khóa luận, luận văn
- Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam (2011) “Báo cáo tổng quan về tình
hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài” của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao

Việt Nam, Hà Nội, tháng 12/2011;
- Doãn Hồng Nhung (2010), “Pháp luật về nhà ở cho người Việt Nam định
cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam”, Sách chuyên khảo, NXB Xây
dựng;
- Nguyễn Hồng Bắc (2011), “Quy định của pháp luật Việt Nam về người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Sách tham khảo, NXB Tư
pháp, Hà Nội;
- Đinh Nữ Thủy Chinh (2004), “Chính sách và pháp luật đất đai đối với
người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học
Luật Hà Nội.

5


- Phạm Thị Tuyến (2005), “Pháp luật về việc cho phép người Việt Nam định
cư ở nước ngoài được quyền mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt
Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Đặng Thị Hằng (2010), “Những vấn đề pháp lý về sử dụng đất của người
Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
- Nguyễn Thị Tâm (2011), “Vấn đề pháp lý về mua và sở hữu nhà ở của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Đặng Anh Tuấn (2012), “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc
cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam”, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Phạm Thu Hương (2014), “Thực trạng và hướng hoàn thiện một số quy
định pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước
ngoài”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Phan Tuyết Trinh (2014), “Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định

cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội…
Như vậy, các công trình kể trên đã nghiên cứu một số vấn đề pháp lý và thực
tiễn liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên,
các công trình, bài viết, nghiên cứu hầu như mới chỉ đề cập đến một số vấn đề về
hoạt động người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa công trình nào nghiên
cứu một cách hệ thống về các quan hệ dân sự, thương mại, đầu tư…có người Việt
Nam định cư ở nước ngoài tham gia tại Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay

6


pháp luật Việt Nam có nhiều điểm mới điều chỉnh về địa vị pháp lý của người Việt
Nam định cư ở nước ngoài,
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở
nước ngoài tại Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn " là vấn đề mới, chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện từ trước đến nay, nhất
là sau khi Việt Nam ban hành văn bản pháp luật trong năm 2014 - 2016 và văn bản
đó cơ bản có hiệu lực năm 2015 - 2017.
III. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ:
- Những vấn đề chung về địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở
nước ngoài;
- Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về địa vị pháp lý của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong một số lĩnh vực cụ thể.
- Đánh giá thực trạng về địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở
nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thực hiện thành công mục đích trên, đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
- Làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về người Việt

Nam định cư ở nước ngoài;
- Làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hội nhập quốc
tế;
- Nâng cao nhận thức về vai trò của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài;
- Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu để phổ biến,
phục vụ cho việc giảng dạy ở Trường Đại học Luật Hà Nội, cũng như cho các
7


cơ sở đào tạo pháp luật, Viện nghiên cứu cũng như cho các đối tượng khác có
quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
- Kết quả của đề tài nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho người Việt Nam
định cư ở nước ngoài tìm hiểu về pháp luật Việt Nam.
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận của đề tài: Sử dụng cách tiếp cận mới kết hợp với truyền thống
trong mỗi chuyên đề thuộc đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích, thống kê, khái quát hóa… Đây
là phương pháp truyền thống, đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Đặc biệt đề tài
sử dụng phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh được sử dụng trong các
chuyên đề của đề tài nhằm làm rõ những điểm mới của pháp luật Việt Nam hiện
hành điều chỉnh địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt
Nam.
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài là vấn đề tương đối
rộng, do vậy, đề tài không có tham vọng nghiên cứu tất cả các vấn đề về địa vị
pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, mà chỉ nghiên cứu về:
- Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam;
- Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong một số

lĩnh vực phổ biến và chủ yếu theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể:
Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong lĩnh vực xuất
nhập cảnh, sở hữu nhà - sử dụng đất, đầu tư và hôn nhân gia đình. Riêng trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình, đề tài tập trung nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của người
8


Việt Nam định cư ở nước ngoài khi tham gia vào quan hệ kết hôn, ly hôn và nhận
trẻ em Việt Nam trong nước làm con nuôi.
- Quyền và nghĩa của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam, do
vậy, quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật
các nước sẽ không được đề cập trong đề tài;
- Quyền dân sự của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam, do vậy,
quyền chính trị của họ tại Việt Nam sẽ không được đề cập trong đề tài.
VI. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện
- Đề tài nghiên cứu những vấn đề chung về người Việt Nam định cư ở
nước ngoài;
- Nghiên cứu lĩnh vực phổ biến mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài
tham gia tại Việt Nam;
- Nghiên cứu, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành với
pháp luật Việt Nam thời kỳ trước để thấy được điểm mới, sự hội nhập của pháp
luật Việt Nam điều chỉnh địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài tại Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
Việt Nam điều chỉnh địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
tại Việt Nam.

9



PHẦN II
BÁO CÁO TỔNG HỢP

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC
NGOÀI
1.1. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận dân cư không nhỏ
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đã được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật và càng ngày càng được hoàn
thiện hơn.
Trước đây, thuật ngữ “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” đã được nhiều
văn bản pháp luật quy định nhưng chưa có sự thống nhất. Từ năm 1982 trở về
trước, trong các văn bản pháp luật, thường sử dụng thuật ngữ “Việt Kiều”, “người
Việt Nam ở nước ngoài”, “người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài”. Thuật ngữ
“người Việt Nam định cư ở nước ngoài” được sử dụng trong Quyết định số 84 HĐBT ngày 28/07/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Ban Việt kiều trung ương. Từ đó, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến
trong các văn bản pháp luật ở nước ta.
Hiện nay, theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: “Người
Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư
trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Với quy định này, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài có thể thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Thứ nhất, người chỉ có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Thứ hai, người vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài
định cư ở nước ngoài;
10


- Thứ ba, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài9.
Căn cứ vào yếu tố quốc tịch, chỉ những người thuộc nhóm thứ nhất và thứ
hai mới là công dân Việt Nam10. Mặc dù đều là công dân Việt Nam, nhưng giữa hai

nhóm này cũng có những khác biệt nhất định, đó là:
+ Đối với người chỉ có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài: Xuất phát
từ mối quan hệ pháp lý ổn định và bền vững - đó là quốc tịch nên dù sống ở bất cứ
quốc gia nào, đương sự cũng vẫn chỉ là công dân Việt Nam trong quan hệ với nhà
nước Việt Nam và là người nước ngoài trong quan hệ với quốc gia sở tại.
+ Đối với người vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước khác định
cư ở nước ngoài: Về nguyên tắc, họ được coi là công dân của các quốc gia mà họ
mang quốc tịch. Trong quan hệ với quốc gia sở tại, phụ thuộc vào việc người đó có
quốc tịch của nước sở tại hay không mà họ sẽ có địa vị pháp lý của công dân nước
sở tại hoặc địa vị pháp lý của người nước ngoài nếu họ mang quốc tịch của Việt
Nam và quốc tịch của các nước khác.
Như vậy, theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, bao gồm hai loại là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và
người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về người
Việt Nam định cư ở nước ngoài

9
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch VIệt Nam mà khi sinh ra
quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở
nước ngoài (khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008)
10
Theo Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013 “công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” .
Theo Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014):
- Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có
hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật
Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

11



Thực hiện chính sách luôn luôn coi “cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”11, Nhà nước
Việt Nam có chính sách mở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, luôn tạo
điều kiện để công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ
công dân; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ mối quan hệ gắn bó với
quê hương, đất nước.
1.2.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ quyền
lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài. Quan điểm này được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội
Đảng và gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016. Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ XII cũng đã khẳng định lại quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: “Nhà nước hoàn
thiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định
cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân
ta với nhân dân các nước; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích
chính đáng; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
có cơ chế, chính sách thu hút đồng bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và
bảo vệ đất nước“12.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5
năm 2016 - 2020 với mục tiêu cơ bản đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Trong bối cảnh đó, mục tiêu của công tác đối với người Việt
Nam ở nước ngoài đến năm 2020 là xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài tiếp tục phát triển ổn định, đoàn kết, có địa vị pháp lý rõ ràng, có ảnh hưởng về
11
12

Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, trang 165

12


chính trị, phồn thịnh về kinh tế, phát triển về tri thức, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gắn bó chặt chẽ với quê hương, là nguồn lực
hiệu quả đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, phát huy
hiệu quả vai trò cầu nối thúc đẩy quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Đặc biệt, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ quyền lợi chính
đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thể hiện cụ thể trong Nghị
quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với
người Việt Nam ở nước ngoài (Nghị quyết 36-NQ/TW). Nghị quyết 36-NQ/TW
khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, trong đó nêu rõ:
“Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của
cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ
hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”, đồng thời chỉ rõ “công tác đối với
người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của
toàn dân”. Nghị quyết số 36-NQ/TƯ là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, đã mở ra
"một trang mới", có giá trị cơ bản, to lớn, toàn diện và lâu dài, thể hiện sâu sắc tư
duy đổi mới của Đảng ta về chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài.
Nhằm tạo thêm động lực và những bước đột phá mới trong công tác đối với
người Việt Nam ở nước ngoài, Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương khác đã đề ra
Chương trình hành động của mình để triển khai, khẩn trương đưa Nghị quyết vào
cuộc sống và tạo nên xung lực quan trọng trong việc gắn kết hoạt động của các cơ
quan chức năng với công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài như:
- Ngày 6/6/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 19/2008/CTTTg về việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW và Chương trình
hành động của Chính phủ trong tình hình mới. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã
13



chỉ rõ một loạt các nhiệm vụ quan trọng của công tác đối với người Việt Nam ở nước
ngoài trong thời gian tới. Nhằm phát huy vai trò tích cực của cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Để quản lý nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài,
thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 18/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 102/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Quyết định
102/2008/QĐ-TTg khẳng định Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là
cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước
ngoài.
- Ngày 19 tháng 5 năm 2015, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW. Chỉ thị cũng nhấn mạnh
những chủ trương, quan điểm của Nghị quyết số 36-NQ/TW. Trên cơ sở đó, đề ra
phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu cho các cấp ủy, tổ chức Đảng, các ngành, các cấp
thực hiện trong thời gian tới nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và thực hiện
tốt hơn nữa công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
- Ngày 05 tháng 04 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP
về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết
số 36-NQ/TW. Chương trình hành động này với mục tiêu cụ thể hóa các phương
hướng, nhiệm vụ do Bộ Chính trị đề ra, giao đầu mối chủ trì và các cơ quan phối
hợp theo chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương nhằm tiếp tục tổ
chức thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết số 36-NQ/TW và Chỉ thị số
45-CT/TW của Bộ Chính trị giai đoạn 2016 - 2020.

14



1.2.2. Những chính sách, ưu đãi của Nhà nước Việt Nam dành cho người
Việt Nam định cư ở nước ngoài
a. Chính sách một giá
Nhằm bảo đảm cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài bình đẳng với
công dân Việt Nam ở trong nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
thể hiện nội dung này như:
- Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có quy
định bổ sung đối tượng người gốc Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có công
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được hưởng giá các loại
dịch vụ, giá vé đi lại trên các loại phương tiện giao thông vận tải như áp dụng đối
với người Việt Nam ở trong nước.
- Quyết định 114/2001/QĐ-TTg ngày 31/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg, cho phép áp dụng chính
sách một giá đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân: “Tất cả
người Việt Nam ở nước ngoài cùng thân nhân của họ khi về nước đều được hưởng
giá các loại dịch vụ, giá vé đi lại trên các phương tiện giao thông vận tải như công
dân trong nước…”
Việc quy định thống nhất một giá các loại dịch vụ, giá vé đi lại trên các loại
phương tiện giao thông vận tải như công dân trong nước cho thấy Đảng và Nhà
nước ta luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, việc
quy định chính sách một giá là sự cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng và tạo điều
kiện thuận lợi để kiều bào về thăm quê hương, đầu tư, kinh doanh…góp phần xây
dựng đất nước.
b. Chính sách kiều hối
15


Kiều hối đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia đang phát triển cần rất nhiều vốn như Việt Nam. Với những chính sách thông

thoáng của Nhà nước như cho phép thân nhân trong nước được nhận tiền gửi của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài ở nước ngoài bằng ngoại tệ thay vì chỉ nhận
được bằng tiền đồng Việt Nam….đã tạo sự hấp dẫn khuyến khích sự gia tăng kiều
hối chuyển về Việt Nam. Năm 2014 đạt trên 12 tỷ USD, năm 2015 con số này đã
tăng lên mức 13- 14 tỷ USD, đưa Việt Nam đứng thứ ba tại châu Á, và đứng thứ 11
trên thế giới về thu hút kiều hối13. Số liệu này chưa bao gồm lượng tiền do người
Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp mang theo trong những chuyến về thăm
quê. Ngoài ra, người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn tham gia đầu tư thông
qua người thân ở trong nước với tổng số vốn ước tính hàng tỷ USD 14.
c. Chính sách xuất, nhập cảnh
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở
về quê hương, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2015/NĐ-CP ngày 24/9/2015
quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người
nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của
công dân Việt Nam. Nghị định số 82/2015/NĐ-CP thay thế Quyết định
135/2007/QĐ-TTg trước đây của Thủ tướng Chính phủ. Theo Nghị định số
82/2015/NĐ-CP thì đối tượng được miễn thị thực là người có quốc tịch Việt Nam
hoặc có gốc Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài còn giá trị và người nước ngoài
là vợ, chồng, con của họ.
Ngoài ra, Nhà nước ta còn có chính sách để khuyến khích người Việt Nam
định cư ở nước ngoài đầu tư về Việt Nam.

13
14


ngày truy cập 01/07/2016.

16



Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về
người Việt Nam ở nước ngoài. Các chủ chương, chính sách trên đã thu hút và tạo
điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở về nước sinh sống và hoạt
động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và từng bước tháo gỡ, xóa bỏ phân biệt giữa
công dân Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
1.3. Quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, vấn đề quốc tịch có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Để điều chỉnh vấn đề này, qua các thời kỳ, Nhà nước ta đã ban
hành văn bản pháp luật như: Luật Quốc tịch năm 1988, Luật Quốc tịch năm 1998
và hiện nay là Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Về quốc tịch
của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Luật Quốc tịch năm 2008 đã đề cập vấn
đề cơ bản sau:
1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch
nước ngoài
Luật Quốc tịch năm 2008 ngoài việc kế thừa các quy định trước đó về
quan hệ giữa Nhà nước với công dân, bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước
ngoài, chính sách đối với người gốc Việt Nam ở nước ngoài, còn bổ sung quy
định mới về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch
nước ngoài đang định cư ở nước ngoài. Theo đó, “quyền và nghĩa vụ của công
dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài
được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan”.
Quy định này xuất pháp từ thực tế, ngoại trừ số người Việt Nam định cư ở
nước ngoài đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước sở tại thì hiện
nay, còn nhiều người vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch nước ngoài.
Việc họ vẫn còn quốc tịch Việt Nam khi đã được nhập quốc tịch nước ngoài là do
17


nước mà họ định cư công nhận hai quốc tịch hoặc chấp nhận hai quốc tịch trên thực

tế. Phần đông cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài mong muốn Nhà
nước Việt Nam công nhận quy chế hai hay nhiều quốc tịch, nghĩa là vừa có quốc
tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch nước ngoài. Ngoại trừ thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba
mặc nhiên có quốc tịch nước ngoài do sinh ra, còn lại họ mong muốn được nhập
quốc tịch nước ngoài vì những vấn đề liên quan trực tiếp tới lợi ích của bản thân họ
như để được hưởng quy chế cư trú dài hạn, có hộ chiếu nước ngoài, được hưởng
các quyền lợi như công dân nước sở tại về việc làm, bảo hiểm, trợ cấp xã hội, việc
học hành của con cái…Nhưng đồng thời họ cũng không muốn từ bỏ quốc tịch Việt
Nam vì họ muốn giữ mối liên hệ chặt chẽ với đất nước Việt Nam. Việc còn hay
không còn giữ quốc tịch Việt Nam cũng ảnh hưởng trực tiếp tới một số quyền lợi
của họ như vấn đề xuất nhập cảnh, cư trú, hồi hương…15.
Ngoài việc quy định quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có
quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài, Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa
đổi, bổ sung) năm 2014, khẳng định rõ vấn đề quốc tịch của người Việt Nam định
cư ở nước ngoài tại Điều 13: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất
quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có
hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Như vậy, vấn đề đăng ký gữi quốc tịch không ảnh hưởng đến quốc tịch của người
Việt Nam định cư ở nước ngoài. Quy định này phù hợp với nguyện vọng của đông
đảo người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tạo tâm lý phấn khởi, yên tâm và ngày
15
“Thực trạng quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài”

18


càng hướng về đất nước Việt Nam với tình cảm đặc biệt của những người con đang

ở xa Tổ quốc.
1.3.2. Các trường hợp thay đổi quốc tịch của người Việt Nam định cư ở
nước ngoài
Trên cơ sở quy định trong Luật quốc tịch năm 2008 và nguyện vọng của các
cá nhân, quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể thay đổi theo
các trường hợp:
- Xin thôi quốc tịch Việt Nam: Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xin thôi
quốc tịch Việt Nam được quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 của Luật Quốc tịch
năm 2008. Hiện nay, hiện tượng công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam
đang có xu hướng gia tăng. Những người xin thôi quốc tịch Việt Nam thường là
phụ nữ Việt Nam khi kết hôn với chồng là người nước ngoài hoặc để ra nước ngoài
sinh sống….
- Xin vào quốc tịch Việt Nam hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam
Trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nhóm người gốc
Việt Nam hiện chiếm một số lượng khá lớn16. Người gốc Việt Nam phụ thuộc vào
từng trường hợp, họ có thể xin vào quốc tịch Việt Nam hoặc xin trở lại quốc tịch
Việt Nam. Với quy định của Luật Quốc tịch năm 2008, những người bị mất quốc
tịch Việt Nam theo Điều 26, khoản 2 Điều 18 và Điều 35 nếu có nguyện vọng và
đáp ứng các yêu cầu, điều kiện…có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã tiếp
nhận và giải quyết một số trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Cụ thể, số liệu
16
Xem thêm Thông tư số 2461/2001/TT-BNG ngày 5/10/2001 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Điều 1,
Quyết định 114/2001/QĐ-TTg ngày 31/7/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định
210/1999/QĐ-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở
nước ngoài

19



×