Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận cao học quản lý nhà nước, chính sách thu hút ngồn vốn đầu tư FDI ở tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.73 KB, 30 trang )

LỜI NĨI ĐẦU

Ngồn vốn đầu tư FDI có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam nói
chung và một số tỉnh, thành trong nước nói riêng, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc; FDI
góp phần bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng ngân sách, tăng xuất khẩu,
giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực của địa phương, thúc đẩy cải cách
hành chính, tăng tính minh bạch môi trường đầu tư; thúc đẩy chuyển giao, phát
triển cơng nghệ; góp phần giúp hội nhập sâu rộng vào hoạt động kinh tế quốc tế và
tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước, các tập đoàn lớn và các tổ chức trên
thế giới; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế…tạo ra sự thay đổi đáng kể
về diện mạo và cơ cấu của nền kinh tế Vĩnh Phúc.
Vậy, làm thế nào để có thể thu hút được nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc. Vì
vậy, khi nghiên cứu

học Quản lý nhà nước về đầu tư, em lựa chọn nội

dung“Chính sách thu hút ngồn vốn đầu tư FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc” làm chủ đề
viết tiểu luận. Đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư nguồn vốn FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư FDI vào
tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
Do nguồn tài liệu nghiên cứu và khả năng của bản thân có hạn nên nội dung
tiểu luận không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Kính mong sự góp ý, tạo
điều kiện của các thầy giáo, cô giáo để em được nâng cao thêm sự hiểu biết của
môn học./.

Em xin chân thành cảm ơn!

1



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Một số khái niệm:
1.1. Khái niệm về đầu tư:
- Đầu tư là việc bỏ vốn trong hiện tại để mong thu được lợi ích lớn hơn trong
tương lai.
- Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, lao động và tài nguyên gồm nguyên vật
liệu, đất đai, vv cho mục đích sản xuất kinh doanh, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật,
phát triển kinh tế nói chung của một ngành, một lĩnh vực, một địa phương nhằm thu về
sản phẩm, lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế-xã hội khác.
1.2. Khái niệm đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn
trong hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất
mới và duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát
triển.
* Đặc điểm của đầu tư phát triển:
- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển
thường rất lớn.
- Thời kỳ đầu tư thường kéo dài.
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển thường phát huy tác dụng ở
ngay tại nơi nó được tạo dựng nên.
- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao.
1.2. Khái niệm chính sách đầu tư:

2



Chính sách đầu tư là hệ thống những biện pháp sử dụng các cơng cụ và địn
bẩy kinh tế tác động vào hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh tế, nhằm định
hướng chúng theo chiến lược định trước, góp phần bảo đảm các mục tiêu kinh tế vĩ
mơ như tốc độ tăng trưởng, giải quyết việc làm, cán cân thanh tốn quốc tế.
*Vai trị của chính sách đầu tư:
- Chính sách đầu tư có tác động trực tiếp làm tăng đầu tư, từ đó làm tăng tổng
cung của xã hội, nên nó quyết định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
- Chính sách đầu tư có tác động trực tiếp đến tổng cầu vì đầu tư là một yếu tố
cấu thành có tỷ trọng khá lớn của tổng cầu.
- Có vai trị quyết định đến q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc
gia, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu sở hữu.
*Cơng cụ khuyến khích đầu tư:
- Thuế (gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế giá trị
gia tăng; thuế nhập khẩu).
- Lãi suất.
- Giá
1.3. Khái niệm về vốn FDI:
- Vốn FDI là vốn do chủ đầu tư tư nhân nước ngoài trực tiếp đầu tư vào các
dự án kinh doanh, trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về rủi ro kinh doanh.
- Theo Luật Đầu tư năm 2005: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà
đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng các loại tài sản hữu hình hặc vơ
hình để tiến hành các hoạt động đầu tư và nhà đầu tư phải tham gia quản lý hoạt
động đầu tư.

3


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ
NGUỒN VỐN FDI Ở TỈNH VĨNH PHÚC


I. Chính sách thu hút đầu tư:
1. Khái qt chính sách thu hút đầu tư nước ngồi của Việt Nam:
- Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành đến nay, Việt
Nam đã thực hiện nhiều đổi mới, cải cách trong chính sách quản lý và thu thút đầu
tư. Năm 2005 đánh dấu cột mốc quan trọng trong tư duy chính sách đầu tư và kinh
doanh trên nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Việt Nam với
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bằng sự ra đời của Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp. Tuy nhiên, sau 9 năm thực hiện, cả hai Luật này đã bộc lộ nhiều nhược
điểm, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh. Năm 2014, Chính phủ đã
chủ trương sửa đổi một cách cơ bản nội dung của Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp năm 2005, đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thơng qua và có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015. Việc bổ sung, sửa đổi một số luật đã đáp ứng
được chuẩn mực quốc tế, hình thành hành lang pháp lý thơng thống, minh bạch,
nhất qn, tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh tốt hơn, hoạt động đầu tư và
kinh doanh. Nhà nước chỉ hướng dẫn, tạo mơi trường pháp lý thơng thống, có cơ
chế và thủ tục thuận lợi, giám sát, kiểm tra thực thi luật pháp, do đó thúc đẩy “làn
sóng” FDI mới tại Việt Nam.
- Cùng với việc mở rộng hợp tác quốc tế khi Việt Nam ký các cam kết tự do
hoá thương mại trong khuôn khổ các hiệp định (AFTA, Hiệp định thương mại Việt
- Mỹ, WTO, ký hiệp định khung với EU, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
với 62 Quốc gia/vùng lãnh thổ và hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản và
nhiều nước…) trên nhiều lĩnh vực; khuôn khổ pháp luật về thu hút Đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Trung ương ngày càng được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, ổn
định.

4


* Một số chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như:

(1) Thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng từ ngày 01/01/2014. (Căn cứ Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số
32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sẽ có hiệu lực từ 01/01/2014):

5


- Đối với các dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt
khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao: mức thuế suất thuế TNDN là 10% áp
dụng trong 15 năm, sau đó là 20% cho các năm tiếp theo; Dự án được miễn thuế
TNDN trong vòng 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 09
năm tiếp theo.
- Đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng
áp dụng thuế suất 20%.
- Đối với các dự án đầu tư mới, bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên
đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao,
ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ
cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định
của Luật công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ
cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt
quan trọng của Nhà nước theo quy định của pháp luật; sản xuất sản phẩm phần
mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm;
sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải;
phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường: mức thuế suất thuế TNDN là
10% áp dụng trong 15 năm, sau đó là 20% cho các năm tiếp theo;
- Đối với dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt
hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khống sản) đáp ứng
một trong hai tiêu chí sau: Dự án có quy mơ vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng,
thực hiện giải ngân khơng q ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu

tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt mười nghìn tỷ đồng/năm, chậm nhất sau ba
năm kể từ năm có doanh thu; Dự án có quy mơ vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ
đồng, thực hiện giải ngân khơng q ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đầu tư và sử dụng trên ba nghìn lao động: mức thuế suất thuế TNDN là 10% áp
dụng trong 15 năm, sau đó là 20% cho các năm tiếp theo;

6


- Đối với các dự án thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục –
đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hố, thể thao và mơi trường; đầu tư – kinh doanh nhà ở
xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53
của Luật nhà ở…: mức thuế suất thuế TNDN là 10%, Dự án được miễn thuế TNDN
trong vịng 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 09 năm tiếp
theo.
- Đối với dự án có quy mơ lớn, cơng nghệ cao hoặc cần đặc biệt thu hút đầu
tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng tổng thời gian
kéo dài thêm không quá 15 năm.
- Đối với dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;
dự án đầu tư mới, bao gồm: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm
năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức
ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống: mức thuế suất
thuế TNDN là 20% trong thời gian 10 năm, Dự án được miễn thuế TNDN trong
vòng 02 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo.
(Từ ngày 01/01/2016, được áp dụng thuế suất 17%)
- Đối với các dự án đầu tư mở rộng: Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển
dự án đầu tư đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của Luật này mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất,
đổi mới công nghệ sản xuất, nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định dưới đây thì

được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại
(nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư
mở rộng. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở
rộng quy định tại khoản này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối
với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

7


Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực,
địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Luật này mà không đáp ứng một trong ba
tiêu chí quy định trên đây thì áp dụng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho
thời gian cịn lại (nếu có).
- Đối với các dự án không thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư: mức thuế
suất thuế TNDN phổ thông là 22% áp dụng từ 01/01/2014 đến hết 31/12/2015 và
sau đó là 20% áp dụng từ 01/01/2016 cho đến hết thời hạn thực hiện dự án và
không được miễn, giảm thuế.
Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước: (theo Nghị định 142/2005/NĐ-CP
ngày 14/11/2005 của Chính phủ quy định về tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị
định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ
quy định về tiền thuê đất, thuê mặt nước), cụ thể như sau:
(2) Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong các trường hợp sau:
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa
bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu cơng
nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm cả giá bán hoặc giá
cho thuê nhà, trong cơ cấu giá bán hoặc giá cho th nhà khơng có chi phí về tiền
th đất; dự án sử dụng đất xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân sách
nhà nước, đơn vị được giao quản lý sử dụng cho sinh viên ở chỉ được tính thu phí

đủ trang trải chi phí phục vụ, điện nước, chi phí quản lý và chi phí khác có liên
quan, khơng được tính chi phí về tiền thuê đất và khấu hao giá trị nhà; dự án sử
dụng đất xây dựng cơng trình cơng cộng có mục đích kinh doanh (xã hội hố)
thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, khoa học – công nghệ.

8


- Trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
trường hợp dự án có nhiều hạng mục cơng trình hoặc giai đoạn xây dựng độc lập với
nhau thì miễn tiền thuê theo từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập đó;
trường hợp khơng thể tính riêng được từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập
thì thời gian xây dựng được tính theo hạng mục cơng trình có tỷ trọng vốn lớn nhất.
- Kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, cụ thể như sau:
+ Ba (3) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, tại
cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch,
di dời do ô nhiễm môi trường.
+ Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội
khó khăn
+ Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế –
xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến
khích đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại
địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
+ Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích
đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự
án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn
có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu
tư, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã
hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

- Dự án đang sử dụng đất được giao khi chuyển sang thuê đất, nếu dự án đó
thuộc đối tượng được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại khoản 1,
khoản 3, khoản 4 Điều 14 (NĐ 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005) thì được miễn
tiền thuê đất cho thời gian còn lại của thời hạn được miễn tiền thuê đất.
(3) Ưu đãi thuế nhập khẩu:

9


Doanh nghiệp được ưu đãi thuế đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục
được ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu (theo Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số
45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày
13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
(4) Các ưu đãi khác cho các doanh nghiệp:
- Nhà đầu tư có dự án đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực
hiện dự án theo quy định của pháp luật (Luật Đầu tư);
- Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu
đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đó được hưởng trước đó thì nhà
đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật,
chính sách mới đó có hiệu lực (Luật đầu tư);
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác
thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó (Luật đầu tư);
- Đối với dự án xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn
hóa, thể thao, mơi trường. Nhà nước có nhiệm vụ giao đất, cho th đất đã hồn
thành giải phóng mặt bằng cho Nhà đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất; có chính sách hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với
các dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa đã tự thực hiện cơng tác đền bù, giải
phóng mặt bằng (Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ).

2. Một số chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc:
Bám sát định hướng về thu hút đầu tư theo chủ trương của Nhà nước, tỉnh
Vĩnh Phúc sớm nhận thấy nguồn lực bên ngoài và khu vực FDI là động lực và là
nhân tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế cho tỉnh Vĩnh Phúc, coi đây là định
hướng quan trọng có tính chất kim chỉ nam, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính
sách, vận dụng sáng tạo các quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế
của tỉnh từng thời điểm để tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
10


Về thủ tục hành chính: được cơng khai về quy trình, thành phần hồ sơ, mẫu
biểu và được giám sát giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông qua phần mềm điện
tử và được giải quyết theo cơ chế “một cửa liên
thông”. Nhà đầu tư chỉ tiếp xúc với cơ quan đầu mối là Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu
tư (IPA Vinh Phuc) để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính về
đầu tư với thời gian giảm từ 1/3 đến một nửa so quy định chung của Việt Nam, cụ
thể:
+ Đối với thủ tục Thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư: giảm từ 25-30 ngày
xuống còn 15 ngày (nhà đầu tư nhận kết quả trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ
sơ).
+ Đối với thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đầu tư: giảm từ 15 ngày xuống còn 10
ngày (nhà đầu tư nhận kết quả trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ).
- Trên cơ sở Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; Quyết định
số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành
Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND ngày 14/9/2012 quy định về hỗ trợ cho các
doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ khi đầu tư vào
các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ dự án đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận

đầu tư từ ngân sách tỉnh; Mức hỗ trợ không quá 200 triệu VNĐ; hỗ trợ kinh phí bố
cáo thành lập doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm.
+ Hỗ trợ 100% số tiền doanh nghiệp đã nộp các khoản phí, lệ phí sau: phí
thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền
thẩm định của UBND cấp tỉnh; phí cấp quyền sử dụng đất; Lệ phí cấp, cấp lại, gia
hạn Giấy phép lao động cho người nước ngồi làm việc tại Việt Nam; lệ phí đăng
ký cấp mẫu dấu.

11


Ưu tiên cung ứng lao động và hỗ trợ tiền đào tạo nghề theo yêu cầu từng loại
lao động của dự án, phù hợp với quy định của tỉnh với mức hỗ trợ 400.000
VNĐ/người (theo quy định tại Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011
của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc
làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2015; Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND
ngày 30/7/2012 của UBND tỉnh; Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày
18/7/2012 của UBND tỉnh).
Đối với nhà đầu tư hạ tầng khi thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng, kinh
doanh, khai thác hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ 100% kinh phí: Lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường dự án đầu
tư hạ tầng cụm công nghiệp; lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 cụm cơng nghiệp; rà, phá
bom, mìn trong cụm công nghiệp.
- Hỗ trợ những hạng mục kỹ thuật trong hàng rào gồm: Hệ thống thu gom rác
thải, xử lý nước thải tập trung, đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, mức cụ thể theo
quy mơ diện tích cụm cơng nghiệp: Cụm cơng nghiệp có diện tích nhỏ hơn 10ha:
Hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng. Cụm công nghiệp có diện tích từ 10 đến 20ha: Hỗ trợ
khơng q 7 tỷ đồng. Cụm cơng nghiệp có diện tích trên 20ha đến 75ha: Hỗ trợ
không quá 10 tỷ đồng.
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh khi thực hiện hoạt động đầu tư sản

xuất, kinh doanh trong cụm cơng nghiệp, được hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo
nghề là 700.000đồng/người (đối với người chưa được hưởng hỗ trợ đào tạo nghề
theo nghị quyết của HĐND tỉnh).
Tỉnh có chính sách bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án mang tính ưu tiên
khuyến khích đầu tư gồm: Dự án Giáo dục- đào tạo, dạy nghề; Y tế; Thể thao; Xử
lý môi trường;

12


Phối hợp cùng doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh
trong quá trình hình thành dự án cũng như trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp; Tiếp nhận phản ánh kiến nghị, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn,
vướng mắc của doanh nghiệp bằng việc thiết lập, duy trì hoạt động Cổng thơng tin
đối

thoại

Doanh

nghiệp



Chính

quyền

tỉnh


Vĩnh

Phúc

(Kể từ khi nhận được câu hỏi, kiến
nghị phản ánh của doanh nghiệp các cơ quan của tỉnh có trách nhiệm trả lời doanh
nghiệp sau thời gian không quá 5 ngày làm việc)
Đối với dự án lớn, tùy theo từng dự án cụ thể, tỉnh có thể xem xét, quyết định
các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính:
Cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận dự án đầu tư, biết được các nhà
đầu tư muốn đầu tư vào những địa phương có mơi trường đầu tư thuận lợi nên tỉnh
đã chỉ đạo các sở ban ngành liên quan phải tinh giản các thủ tục hành chính khi
tiếp nhận các dự án đầu tư ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh. Giao cho IPA là
đầu mối duy nhất tiếp nhận dự án đầu tư trong và ngoài nước. Rút ngắn thời gian
thẩm định cấp phép hoặc chấp thuận dự án đầu tư, chỉ đạo các địa phương làm tốt
công tác giải phóng mặt bằng; Đơn giản thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh
nghiệp theo đúng qui định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý có liên
quan.
Giai đoạn từ 2016-2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác định “Phấn
đấu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch của
Vùng và cả nước, cơ bản hồn thành khung đơ thị tiến tới trở thành thành phố Vĩnh
Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI”. Để đạt mục tiêu trên chính sách của tỉnh tập
trung thu hút dự án đầu tư vào các khu cơng nghiệp hiện có; ưu tiên các dự án có quy
mơ lớn, cơng nghệ cao. Chủ động quỹ đất để xây dựng các khu công nghiệp mới theo
yêu cầu của thị trường, phù hợp quy hoạch được duyệt. Từng bước thành lập mới và
xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các KCN Thăng Long Vĩnh Phúc, Tam Dương I,
Sông Lô 1, Lập Thạch 1
13



Ngoài ra, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên
đề về thu hút đầu tu trực tiếp trên địa bàn tỉnh như: Nghị quyết số 04 -NQ/TU ngày
14/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015 về
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Nghị quyết số
02-NQ/TU ngày 1/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về khuyến khích đầu tư các
dự án dịch vụ chất lượng cao tại các vùng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn
2016-2021; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 01/9/2016 về một số giải pháp cơ bản
cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2016-2021;

Nghị quyết số 03/2002/NQ-HĐND ngày 28/01/2002, số

19/2004/NQ-HĐ ngày 28/7/2004, số 10/2005/NQ-HĐND ngày 22/7/2005

của

HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó tập trung ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào trong
KCN như hỗ trợ mặt bằng, thủ tục hành chính; Nghị quyết số 13/2004/NQ-HĐND
ngày 25/5/2004 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về hỗ trợ một số hạng mục hạ tầng các
KCN; Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ngày
22/7/2010 về Quy định về hỗ trợ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2015; Nghị quyết số 56/2012/NQ-HĐND ngày
19/7/2012 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành cơ chế hỗ trợ cho các dự án
thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2012-2015;

Nghị quyết HĐND số 57/2016/NQ-HĐND ngày


12/12/2016 về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc…..
II. Kết quả thu hút vốn đầu tư FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc:
1. Thuận lợi và khó khăn của Vĩnh Phúc trong cơng tác thu hút Đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
1.1. Thuận lợi:
Tỉnh Vĩnh Phúc được tài lập năm 1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú,
có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với 03 vùng sinh thái: miền núi,
trung du và đồng bằng; nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
14


bình trong năm là 23,5 – 25oC; có 04 con sơng chính chảy qua địa phận của tỉnh,
gồm: sơng Hồng, sơng Lơ, sơng Phó Đáy và sơng Cà Lồ; có cấu tạo địa chất tốt, ít
xảy ra lũ lụt, động đất. Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều nút giao thơng
quan trọng như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, cách Cảng hàng không quốc tế
Nội Bài 20 phút đường bộ, liền kề Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ đi lên vùng Tây Bắc
đầy tiềm năng; nằm trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam và trở thành một bộ
phận cấu thành của vành đai phát triển cơng nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam, là
tỉnh nằm trong 03 vùng quy hoạch phát triển của quốc gia, đó là: Vùng Thủ đơ,
Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng đồng bằng sông Hồng. Vĩnh Phúc có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút các dự án Đầu tư trực tiếp
nước ngồi, thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp và sở hữu những tiềm năng rất
lớn cho phát triển kinh tế.
Vĩnh Phúc có khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Tây Thiên (thuộc
huyện Tam Đảo) và di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bình Sơn (thuộc huyện Sơng
Lơ) được Chính phủ Việt Nam cơng nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Ngồi ra, địa
phương cịn có các khu du lịch nổi tiếng có cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Khu
nghỉ mát Tam Đảo được bao bọc bởi rừng nguyên sinh có rất nhiều động thực vật
quý hiếm; 03 sân Golf 18 lỗ ở Vĩnh Yên, Tam Đảo và 01 sân Golf 36 lỗ ở Đại Lải

đã từng được Hội Golf Việt Nam tổ chức thi đấu nhiều giải Golf quốc gia và quốc
tế; Du lịch sinh thái ở các khu vực hồ, đầm lớn như Vân Trục, Xạ Hương, Đại Lải,
Đầm Vạc; Trung tâm văn hóa Lễ hội Tây Thiên; Các làng nghề truyền thống: Làng
gốm Hương Canh, làng rèn Lý Nhân, làng mộc Bích Chu, làng thương mại Thổ
Tang, thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch tâm linh.
Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích đất tự nhiên là 1.235,13 km2, quy mô dân số
hiện tại khoảng 1,05 triệu người, mật độ dân số khoảng 854 người/km2, trong đó
dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% tổng dân số của tỉnh với lực lượng
lao động trẻ, chăm chỉ, ham học hỏi khoa học kỹ thuật. Hàng năm có khoảng
30.000 học sinh tốt nghiệp THPT, có hàng nghìn kỹ sư, tu nghiệp sinh từ nước
ngoài về nước. Do thuận lợi về vị trí địa lý và giao thơng, Vĩnh Phúc có thể thu hút

15


nhiều lao động thuộc các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà
Giang, Lào Cai,…
Hiện trạng hệ thống mạng lưới giao thông của tỉnh khá phát triển với 3 loại
hình: đường bộ, đường sắt, đường sơng và phân bố khá hợp lý giữa các khu vực
phát triển kinh tế và các địa phương trong tỉnh. Về giao thơng đường bộ có nhiều
tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế – xã hội như: Quốc lộ
(Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, QL2, QL2B, QL2C, QL23); đường tỉnh; đường chính
các khu cơng nghiệp và vành đai; đường huyện và xã. Các tuyến xe bus công cộng
phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tới tất cả các huyện, thành, thị và các khu
cơng nghiệp trong tỉnh.
1.2. Khó khăn:
Ngồi những thuận lợi nêu trên, trong quá trình thu hút Đầu tư trực tiếp
nước ngồi, Vĩnh Phúc gặp khơng ít khó khăn. Khi mới tái lập, là tỉnh thuần nơng
có điểm xuất phát về kinh tế rất thấp (GDP đầu người bằng 47,8% so với mức
trung bình của cả nước khoảng 140USD/người). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm

trên 52%, công nghiệp chỉ chiếm 12,2%, thu ngân sách trên địa bàn chưa đầy 100
tỷ đồng);
Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh, mặc dù đã được quan tâm đầu tư trong
những năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư;
Hệ thống đường giao thông ở khu vực gần các KCN của tỉnh cần được tiếp tục nâng
cấp mở rộng để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư;
Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân
kỹ thuật và kỹ sư ngày càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự án FDI
đặc biệt là các dự án lớn đi vào hoạt động; Tranh chấp lao động trong khu vực có
vốn Đầu tư trực tiếp nước ngồi vẫn còn xảy ra, mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao
động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình cơng, bãi công ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường đầu tư. Việc thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, chuyển
giao cơng nghệ cịn chậm chưa tạo ra sản phẩm có giá trị cao;

16


Cơng tác giải phóng mặt bằng cịn nhiều hạn chế, chậm được khắc phục.
Nhiều KCN gặp khó khăn trong việc triển khai cơng tác bồi thường GPMB, chưa
bố trí đủ đất cho Nhà đầu tư hạ tầng triển khai dự án và giao đất cho các dự án quy
mô lớn như đã cam kết.
2. Kết quả thu hút đầu tư FDI ở Vĩnh Phúc:
Giai đoạn từ năm 1997-2000 là thời kỳ mới tái lập tỉnh, nên điều kiện kinh
tế-xã hội cịn khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ thấp kém, kinh nghiệm về xúc tiến
đầu tư còn hạn chế. Thời gian này, theo Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg ngày
01/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân cấp, ủy quyền cấp giấy
phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài, UBND tỉnh đã giao cho Sở Kế
hoạch và Đầu tư thẩm định và trình UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư cho các dự án
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 8 dự
án và 04 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư 245,06 triệu USD trong đó có một số

dự án lớn như Honda, Toyota, Nissin... đây là những dự án có vai trị đầu tàu thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội và hình thành nên ngành cơng nghiệp ơ tơ xe máy của
tỉnh trong giai đoạn sau này.
Giai đoạn 2001-2005, Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được
ban hành và sửa đổi, bổ sung cùng với các Nghị định chi tiết thi hành có những ưu
đãi khuyến khích các dự án đầu tư vào KCN; cùng với môi trường đầu tư hấp dẫn,
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật từng bước được
cải thiện, cải cách hành chính được đẩy mạnh, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh
được vận dụng linh hoạt với những ưu đãi và hỗ trợ đầu tư hấp dẫn... Là nhân tố quan
trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại tỉnh. Vì vậy, giai đoạn này,
số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh tăng dần qua các
năm, tổng số dự án thu hút giai đoạn này là 75 dự án với số vốn đầu tư 469 triệu
USD, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề cơ khí, may, giày da, cơng
nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô xe máy...
Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu hơn
với kinh tế thế giới, thị trường được mở rộng, các chính sách kinh tế theo hướng
17


minh bạch và thơng thống hơn cho các Nhà đầu tư phát triển; Luật đầu tư và Luật
doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực thi hành cùng với các Nghị định quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư đã tạo khung pháp lý thơng
thống, minh bạch cho hoạt động đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, trong đó phân
cấp mạnh cho Ban quản lý Khu công nghiệp, cấp Giấy Chứng nhận đầu tư
(GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình
Thủ tướng Chính phủ. Đây là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong
quản lý kinh tế, đã tạo điều kiện thuận lợi để Ban quản lý các Khu công nghiệp
thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn. Vì vậy, đây
cũng là giai đoạn có tốc độ thu hút các dự án FDI nhanh nhất so với các giai đoạn
trước. Toàn tỉnh đã thu hút được 104 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký

2,03 tỷ USD. Các dự án thu hút trong gian đoạn này chủ yếu tập trung ở các nước
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhiều dự án đi vào hoạt động và mở rộng sản
xuất, đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm, đặc
biệt là các sản phẩm ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, sản phẩm công nghệ cao như:
cảm biến hình ảnh cho điện thoại di động và màn hình tinh thể lỏng,…
Giai đoạn 2011 – 2015 là giai đoạn tình hình kinh tế xã hội tồn cầu và Việt
Nam có nhiều biến động lớn, ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình hoạt động của
các doanh nghiệp cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Nhiều tập
đoàn lớn đã đầu tư vào tỉnh như Hồng Hải, Compal phải dừng triển khai các dự án
tại tỉnh ảnh hưởng đến việc thu hút và triển khai các doanh nghiệp vệ tinh của hai
tập đoàn này như dự kiến trước đó. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo và vào cuộc quyết
liệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút FDI giai đoạn
này của tỉnh vẫn đạt kết quả khá với 112 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,43 tỷ
USD, chủ yếu là lĩnh vực cơ khí, linh kiện điện tử, giày da, may mặc, vật liệu xây
dựng...
Giai đoạn 2016 đến nay là giai đoạn nhiều chính sách, pháp luật mới có hiệu
lực, tạo khung pháp lý thơng thống, minh bạch hơn cho hoạt động đầu tư, kinh
doanh theo hướng phát huy quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp (Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp năm 2014). Vì vậy thu hút đầu tư
18


tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, hạ tầng các khu cơng nghiệp
trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh đầu tư xây dựng. Một số khu công nghiệp đã chủ
động được quỹ đất sạch với mức giá cho thuê hạ tầng hợp lý thu hút được sự quan
tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả đã thu hút được 27 dự án mới với tổng
vốn đầu tư 548 triệu USD, chủ yếu thuộc lĩnh vực cơ khí, linh kiện điện tử, giày
da, may mặc...
Tính đến hết tháng 6 năm2017, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 245 dự án
FDI cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3,67 tỷ USD, vốn thực hiện là 2,293 triệu

USD, đạt 62,49 % tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án còn hiệu lực. Trong tổng
số 245 dự án FDI cịn hiệu lực có 200 dự án FDI đang hoạt động sản xuất kinh
doanh, chiếm 81,63% tổng số dự án. Còn lại dự án đang triển khai xây dựng, san
nền, bồi thường, GPMB, một số dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu
tư/Quyết định chủ trương đầu tư đang triển khai các thủ tục đầu tư, xây dựng và
đất đai và tạm ngừng giãn tiến độ.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh,
đứng đầu là Hàn Quốc với 115 dự án, vốn đầu tư 1.141,46 triệu USD, chiếm
31,61% tổng VĐT; Đài Loan đứng thứ hai với 33 dự án có tổng vốn đầu tư là
802,49 triệu USD, chiếm 22,22% tổng VĐT; tiếp đến Nhật Bản với 28 dự án, vốn
đầu tư 793,60 triệu USD, chiếm 21,98% tổng VĐT; còn lại lần lượt là các dự án từ
các nhà đầu tư Singapore, Thái Lan, Italia, Trung Quốc, Hà Lan, Ấn Độ, Samoa,
Seychelles, Malaysia, Pháp, Đức và Indonesia. Như vậy, kết quả thu hút các dự án
chủ yếu là các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á và Asean. Ngoài ra các dự án đến
từ các châu lục khác còn khá khiêm tốn, nhất là việc thu hút các dự án đến từ các
quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Hiện mới thu hút được 02 dự án của Italia:
90,0 triệu USD; 01 dự án Pháp: 14,0 triệu USD (dự án BigC Vĩnh Phúc đã chuyển
cho nhà đầu tư Thái Lan). Số lượng dự án thuộc ngành cơng nghiệp trọng điểm,
cơng nghệ cao, mang tính bền vững và có giá trị gia tăng lớn, có thể tham gia vào
chuỗi cung ứng toàn cầu chưa nhiều.

19


Đối với lĩnh vực công nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cơng nghiệp. Tính đến 30/6/2017 lĩnh vực này có
213 dự án cịn hiệu lực với tổng số vốn 3.292,34 triệu USD, chiếm 87% về số
lượng dự án, 89,71% về số vốn đăng ký. Các ngành nghề thu hút như: sản xuất các
sản phẩm linh kiện điện tử, ô tơ, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khi chính xác, sản xuất
hàng dệt may, giày da, gạch ốp lát... đã tạo giá trị gia tăng cao đóng góp tăng

trưởng kinh tế, xuất khẩu của tỉnh đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho
hàng vạn động trực tiếp trên địa bàn.
Đối với lĩnh vực dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là các dự án
đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN; kinh doanh siêu thị, nhà hàng; phân phối hàng
hóa; dịch vụ xây lắp cơng trình dân dụng, cơng nghiệp... Hiện có 27 dự án còn hiệu
lực, với tổng số vốn 301,59 triệu USD, chiếm 11% về số lượng dự án, 8,22% tổng
vốn đầu tư đăng ký tại địa bàn.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng
thấp nhất so với hai lĩnh vực trên và chưa được như mong muốn. Tính đến nay,
mới có 05 dự án, với số vốn đăng ký 76,07 triệu USD, chiếm 2% về số lượng dự
án, chiếm 2,07% về tổng vốn đăng ký.
III. Ưu điểm, hạn chế nguồn vốn đầu tư FDI đối với tỉnh Vĩnh Phúc:
1. Ưu điểm:
Là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh:
+ Tính đến nay, tổng vốn đầu tư thực hiện lũy kế của các dự án FDI còn hiệu
lực đạt khoảng 2,25 tỷ USD bằng 61,41% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thời kỳ 19972000 vốn đầu tư thực hiện đạt 985,7 tỷ đồng chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội. Thời kỳ 2001-2005 vốn thực hiện đạt 3.560 tỷ đồng chiếm 20,2% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội. Thời kỳ 2006-2010 giải ngân của dòng vốn FDI trên địa bàn đạt
13.400 tỷ đồng, chiếm 25,56% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tổng vốn đầu tư thực
hiện từ 2011-2015 đạt 14.873 tỷ đồng chiếm 17,12% tổng vốn đầu tư xã hội, năm
2016 đạt 4.490 tỷ đồng chiếm 19,82% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

20


+ Đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế (GRDP) của tỉnh tăng dần qua các
năm: Năm 1997, đóng góp vào GRDP của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh chỉ đạt
158,95 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 8%, năm 2000 đã tăng lên 1.040,85 tỷ đồng, chiếm
27%, đến năm 2015 đã đạt 24.180,8 tỷ đồng và 2016 đạt 25.916,6 tỷ đồng, chiếm

34%.
+ Là nhân tố quan trọng nhất trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng và thu
ngân sách của tỉnh. Năm 1997, thu ngân sách của Vĩnh Phúc mới đạt 114 tỷ đồng
và phụ thuộc và ngân sách Trung ương, đến năm 2002 đã vượt mốc 1.000 tỷ đồng;
đặc biệt, từ năm 2004, Vĩnh Phúc đã tự cân đối được thu chi ngân sách và bắt đầu
có đóng góp, điều tiết cho ngân sách Trung ương; năm 2009, thu ngân sách tỉnh
vượt mốc 10 nghìn tỷ và đến năm 2015 đạt trên 25.000 tỷ đồng; năm 2016 thu
ngân sách vượt mốc 30.000 tỷ đồng (tăng gần 285 lần so với năm 1997), là một
trong 13 địa phương có điều tiết về ngân sách Trung ương.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng Cơng nghiệp hóa –
Hiện đại hóa
+ Khu vực cơng nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi phát huy vai trị
tích cực trong thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh. Hiện nay, 89,7% vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp. Đã có một số nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài đầu tư sản xuất các sản phẩm tạo ra giá trị tăng lớn như ô
tô, xe máy. Tỷ trọng cơng nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tăng nhanh, từ
19% (năm 1997) lên 63% (năm 2016).
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương tạo nên nhiều ngành nghề,
nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng năng lực ngành công nghiệp của tỉnh. Các
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm gần 100% về sản xuất, lắp ráp ô
tô, điện tử (linh kiện điện tử, camera, cáp điện, tai nghe), 90% may mặc, 80% giầy
dép, gạch ốp lát chiếm khoảng 50%...
Góp phần rất tích cực trong tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực địa phương: Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo việc làm ổn định
21


cho trên hàng vạn lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp và hàng ngàn lao động
gián tiếp khác tại địa phương. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày
càng tăng qua từng năm. Năm 1997 các doanh nghiệp FDI giải quyết việc làm cho

khoảng 1.300 lao động, đến năm 2010 là 33.080 lao động và đến năm 2016 là
75.000 lao động (trong đó lao động là người Vĩnh Phúc chiếm khoảng 73%, cịn lại
là lao động ngồi tỉnh).
Góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ và kinh nghiệm quản lý của các tổ
chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại của
địa phương
2. Hạn chế:
Nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đến sự tăng
trưởng thiếu bền vững. Các dự án FDI lĩnh vực công nghiệp có giá trị sản xuất (giá
cố định) chiếm 63% tổng GTSX cơng nghiệp tồn tỉnh và chiếm 34% tổng giá trị
sản xuất toàn tỉnh; thu ngân sách cua rkhu vực FDI (bao gồm cả thuế XNK và giá
trị gia tăng hàng nhập khẩu) chiếm 84% tổng thu ngân sách trên địa bàn; đóng góp
vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của các dự án FDI không đồng đều và có sự
chênh lệch lớn: số doanh nghiệp FDI Nhật Bản chỉ chiếm 11,33% số dự án,
21,63% tổng vốn đầu tư nhưng đóng góp đến 70% giá trị sản xuất cơng nghiệp và
trên 70% nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn, 33,9% số lao động của khối FDI.
Riêng 02 doanh nghiệp Toyota và Honda chiếm đến trên 80% tổng giá trị sản xuất
công nghiệp và thu ngân sách của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi. Chính sự
phụ thuộc quá mức vào khu vực đầu đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà cụ thể là 02
dự án Toyota và Honda dẫn đến sự tăng trưởng thiếu bền vững.
Cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của khối đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa
bàn tỉnh cịn chưa thực sự hợp lý, chưa thúc đẩy mạnh mẽ tính hiện đại của nền
kinh tế. Cụ thể: Tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu FDI rất lớn, chiếm 80%
về vốn đầu tư, trong khi ngành dịch vụ chỉ chiếm 16,7%, nông nghiệp chiếm 3,3%.
Các dự án FDI sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Phúc chỉ nằm ở khâu cuối cùng
chuỗi giá trị tồn cầu: Đó là lắp ráp sản xuất nên hạn chế trong việc thúc đẩy sản
22


xuất trong nước, giá trị gia tăng theo sản phẩm cịn thấp. Khu vực đầu tư trực tiếp

nước ngồi đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhưng cũng nhập
khẩu rất nhiều, bình quân giá trị nhập khẩu gấp 2 lần giá trị xuất khẩu, chứng tỏ sự
yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ và sức lan toả thúc đẩy sản xuất đến các
doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi
cịn thấp.
Lợi dụng chính sách ưu đãi để thực hiện chuyển giá, đưa vào những dự án
có công nghệ lạc hậu gây tác hại đến môi trường sinh thái, có thể đẩy các nhà sản
xuất trong nước vào cuộc cạnh tranh không cân sức; ô nhiễm môi trường sinh thái,
chiếm dụng đất. Một số chủ doanh nghiệp thiếu tôn trọng người lao động, kéo dài
thời gian thử việc và thời gian làm việc vượt quá quy định của Bộ Luật Lao động,
trả lương thấp, điều kiện sinh hoạt của người lao động không được quan tâm.
Một số doanh nghiệp chưa tự giác trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn về môi
trường Việt Nam, đã gây ảnh hưởng đến môi trường do những tác tại của nước
thải, chất thải, ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí tại một số địa bàn xung quanh. Có
những dự án FDI sử dụng công nghệ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm
môi trường.
4. Đánh giá chung về sự tác động của chính sách
Tại từng thời điểm tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo và linh hoạt cơ chế
chính sách thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung ương, pháp luật của Nhà
nước từ đó hồn thiện và cụ thể hóa để ban hành các văn bản thực hiện cơ chế
chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo
môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Việc vận dụng sáng tạo và linh
hoạt chủ trương của Đảng, Pháp luật của nhà nước về thu hút đầu tư nước ngoài
phù hợp với thực tiễn của địa phương là nhân tố quyết định quá trình tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh Vĩnh Phúc.
Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh được sửa đổi nhiều lần
song vẫn cịn có một số điểm chưa đồng bộ giữa quy định của Luật Đầu tư với các
23



văn bản pháp luật về chuyên ngành về đất đai, môi trường, công nghệ… Công tác
xây dựng thể chế, ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát
triển có giai đoạn cịn chậm. Hầu hết các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp
vẫn đang chịu ảnh hưởng của sự thay đổi các chính sách vĩ mơ về thuế, phí đã tác
động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do hệ thống văn bản pháp luật
về đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan đang từng bước được hồn
thiện, nên việc bảo đảm hài hồ giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và của
người dân đơi lúc đơi khi cịn chưa thỏa đáng, vẫn còn những “rào cản” nhất định
về điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Chính sách ưu đãi đầu tư thiếu ổn định, nhất quán giữa các giai đoạn phát
triển. Danh mục lĩnh vực ưu đãi, địa bàn ưu đãi đầu tư khơng thống nhất cịn nằm
rải rác ở các văn bản khác nhau (ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất
nhập khẩu, tiền thuê đất...) gây khó khăn cho cơ quan đăng ký đầu tư khi xác định
ưu đãi cho các dự án.
Tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã ban hành một số chính sách hỗ trợ
nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh, tuy nhiên hiệu quả của các chính
sách chưa cao, chưa tạo sức hấp dẫn đối với Nhà đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó
việc giải quyết nhanh chóng, triệt để các khó khăn vướng mắc cho Nhà đầu tư có
thời điểm, giai đoạn cịn hạn chế gây ảnh hưởng đến tâm lý e ngại của Nhà đầu tư
và mơi trường đầu tư chung của tỉnh. Từ đó đã làm hạn chế dòng chảy FDI vào
tỉnh Vĩnh Phúc.

24


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT ĐẦU TƯ FDI
VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI


Một là, xây dựng định hướng, chiến lược dài hạn trong thu hút và sử dụng
vốn FDI trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, định hướng thu hút và sử dụng FDI phải gắn
với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế-xã hội của tỉnh. Nâng cao chất lượng
công tác lập quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy
hoạch đô thị, quy hoạch ngành, sản phẩm.
Hai là, nghiên cứu, xây dựng chính sách cụ thể về ưu đãi cho các dự án FDI
theo hướng vận dụng tối đa chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Ba là, đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư phải gắn liền với phát triển nguồn
nhân lực nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng nguồn
nhân lực cho sự phát triển ngày càng cao của các doanh nghiệp; Thực hiện tốt công
tác quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao,
đáp ứng mục tiêu thu hút đầu tư các dự án có cơng nghệ tiên tiến, hàm lượng tri
thức cao.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Tiếp tục thực hiện tốt việc cải
cách hành chính thơng qua “cơ chế một cửa” và “một cửa liên thơng” thơng qua
trung tâm hành chính cơng nhằm giảm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp, tạo
mơi trường đầu tư thơng thống, minh bạch, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh
25


×