Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH bảo HIỂM PHI NHÂN THỌ tại TỔNG CÔNG TY bảo HIỂM bảo VIỆT GIAI đoạn 2010 đến năm 2015 và tầm NHÌN đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 223 trang )

lOMoARcPSD|10162138

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
************

TRỊNH CÔNG TÂM

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BẢO
HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI TỔNG CÔNG TY
BẢO HIỂM BẢO VIỆT GIAI ĐOẠN
2010 ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hướng dẫn khoa học: TS.GVC NGUYỄN XUÂN XUYÊN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2010


lOMoARcPSD|10162138

CHUẨN Y CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Luận văn Thạc sĩ tựa đề: “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BẢO
HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT GIAI
ĐOẠN 2010 ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025” được TRỊNH
CÔNG TÂM thực hiện và nộp nhằm thoả một phần yêu cầu tốt nghiệp Thạc sĩ
ngành Quản Trị Kinh Doanh.
Hội đồng chấm luận văn
Chủ tịch



Thư ký

TS. Phan Đình Ngun
(Trưởng khoa Kế Tốn Kiểm Tốn
Trường ĐH QT Hồng Bàng)
Ngày…../…../…….
Phản biện 1

TS. Trần Thị Út
(Trưởng khoa ĐT QT & Sau đại học
Trường ĐH QT Hồng Bàng)
Ngày…../…../…….
Phản biện 2

TS. Thái Anh Hịa
(Trưởng Bộ mơn Kinh tế
Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM)
…../…….
Uỷ viên

PGS. TS. VS. Trần Minh Tâm
(Trưởng khoa Công nghệ sinh học
Trường Đại học Văn Lang) Ngày…../
Ngày…../…../…….
Giảng viên hướng dẫn

TS. Bùi Thị Thanh
(Trưởng bộ môn Quản trị Nguồn nhân lực)
hàng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM)

Ngày…../…../…….

TS. GVC Nguyễn Xuân Xuyên
(Trưởng khoa Tài chính Ngân
Trường ĐH QT Hồng Bàng)
Ngày…../…../…….

Ngày bảo vệ luận văn, Tp.HCM, Ngày 17 tháng 12 năm 2010
TRƯỞNG KHOA, KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ & SAU ĐẠI HỌC

TS. Trần Thị Út
ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
HIỆU TRƯỞNG

TS. Nguyễn Mạnh Hùng


lOMoARcPSD|10162138

LÝ LỊCH CÁ NHÂN
-

Tơi tên là TRỊNH CƠNG TÂM

-

Sinh ngày 14 tháng 06 năm 1982 tại Thị xã Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

-


Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, Tỉnh
Kiên Giang vào năm 2000

-

Tốt nghiệp Đại học ngành Cơng Nghệ Hóa Học hệ chính qui tại Đại học
Bách Khoa TP. HCM vào tháng 04 năm 2005

-

Tháng 10 năm 2008 theo học Cao học ngành Quản Trị Kinh Doanh tại
Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 49/28 Bùi Thế Mỹ, Phường 10, Q. Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại

: 0939.97.98.90

Email

:


lOMoARcPSD|10162138

CAM ĐOAN
Đề tài: “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN
THỌ TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN
NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”
Người thực hiện: TRỊNH CƠNG TÂM
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong

luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tp. HCM, ngày 31 tháng 12 năm 2010
Ký tên

TRỊNH CÔNG TÂM


lOMoARcPSD|10162138

CẢM TẠ
Để hồn thành được luận văn này, tơi xin gửi lời cám ơn đến Ban Lãnh đạo và các
anh chị công tác tại Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt, Công ty Bảo Việt Gia Định –
những người đã cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến cho Luận văn của tôi. Đặc biệt,
tôi xin chân thành cám ơn TS. GVC Nguyễn Xuân Xuyên đã tận tình hướng dẫn tơi
hồn thành tốt luận văn này.
Bên cạnh đó, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến gia đình tơi, đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học và nghiên cứu Luận văn này.


lOMoARcPSD|10162138

TÓM TẮT
Sau khi gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam phát triển
hơn bao giờ hết. Hiện nay có 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại
Việt Nam, trong đó có 17 doanh nghiệp trong nước và 10 doanh nghiệp có vốn đầu
tư của nước ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hiện đang dẫn đầu về
doanh thu tại thị trường Việt Nam là: Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng cơng
ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí (PVI), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh
(Bảo Minh) và Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico). Ngồi ra, các

cơng ty bảo hiểm nước ngồi như: Liberty, ACE Việt Nam, Samsung Vina đã dần đi
vào hoạt động ổn định và có những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Với tình hình cạnh tranh khốc liệt như vậy, để có khả năng cạnh tranh với các đối
thủ trên thị trường thì Bảo hiểm Bảo Việt phải có định hướng chiến lược phát triển
kinh doanh ngay từ ban đầu để đảm bảo rằng các mục tiêu đề ra đều có chiến lược
đúng đắn và hợp lý. Muốn vậy ta phải tập trung phân tích các yếu tố tác động đến
mơi trường kinh doanh, tập trung phân tích sâu tình hình cạnh tranh của các đối thủ
kể cả đối thủ tiềm ẩn, tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của Bảo
hiểm Bảo Việt. Từ đó xây dựng được các chiến lược kinh doanh tối ưu, đảm bảo
khả năng kinh doanh của công ty trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện
nay.
Trong nghiên cứu này, các nội dung chính bao gồm:
Tóm tắt nội dung nghiên
cứu Mục lục
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Tổng quan về tài liệu
Chương 3: Phương pháp và nội dung nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Phụ lục
Tài liệu tham khảo.


lOMoARcPSD|10162138

ABSTRACT
After becoming a member of WTO, the Vietnam non-life insurance market has been
being developed more strongly than ever. Currently there are 27 non-life insurance
enterprises operating in Vietnam, including 17 domestic enterprises and 10
enterprises with foreign investment. The non-life insurance enterprises which are

leading in revenue in Vietnmamese market are: BaoViet Insurance Corporation,
PetroVietnam Insurance Joint Stock Company (PVI), BaoMinh Insurance
Corporation (Bao Minh) and PJICO Insurance Corporation (Pjico). In addition,
foreign insurance companies like Liberty, ACE Vietnam, Samsung Vina have
gradually come into operation stably and had effective business strategies.
Under circumstance of fierce competition at present, to be able to compete with
rivals in the market, BaoViet Insurance must have a strategic direction for business
development from the beginning to ensure that its objectives are established in the
right and reasonable strategy. For this, it is necessary to focus on analyzing factors
affecting business environment, focusing on analyzing deeply competitive situation
of competitors, including potential competitors, to find out strong points and weak
points, opportunities and risks of BaoViet Insurance, thereby building the optimal
business strategies, ensuring business capability of the company in the fiercely
competitive environment today.
In this study, main contents are:
Abstract
Table of contents
Chapter 1: Preamble.
Chapter 2: Overview
Chapter 3: Content and Methodologies of the Study.
Chapter 4: Findings and Discussions.
Chapter 5: Conclusion and Recommendation.
Appendix
References.


lOMoARcPSD|10162138

MỤC LỤC
Trang tựa

Trang Chuẩn Y
Lý Lịch Cá Nhân
Lời Cam đoan
Cảm tạ
Tóm tắt
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh sách các hình
Danh sách các bảng

i
ii
iii
iv
v
vi
vii
viii
ix
x

Chương 1. Giới thiệu.......................................................................................Trang 1
1.1 Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu.............................................................................. 1
1.1.1 Tóm tắt về lịch sử phát triển ngành bảo hiểm tại Việt Nam.................................1
1.1.2 Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm gần đây...................................3
1.2 Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................. 4
1.3 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 5
1.3.1 Mục tiêu tổng quát............................................................................................... 5
1.3.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 5
1.4 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.................................................................. 6

1.5 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 6
1.5.1 Đối tượng.............................................................................................................6
1.5.2 Phạm vi................................................................................................................ 6
Chương 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................... 7
2.1 Tổng quan tài liệu về chiến lược kinh doanh.......................................................... 7
2.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược................................7
2.1.2 Vai trò của hoạch định chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp.........14
2.1.3 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh........................................................ 14
2.1.4 Các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược...................................21


lOMoARcPSD|10162138

2.1.5 Công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược.................................................... 22
2.2 Tổng quan tài liệu về bảo hiểm phi nhân thọ........................................................ 24
2.2.1 Nguồn gốc ra đời của bảo hiểm phi nhân thọ..................................................... 24
2.2.2 Khái niệm về bảo hiểm phi nhân thọ.................................................................. 27
2.2.3 Vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ...................................................................... 28
2.2.4 Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.................................................................. 29
2.2.5 Các nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm phi nhân thọ.......................................... 30
2.2.6 Bản chất của bảo hiểm phi nhân thọ................................................................... 32
2.2.7 Sự cần thiết của bảo hiểm phi nhân thọ đối với đời sống kinh tế – xã hội.........33
2.2.8 Các văn bản pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi
nhân thọ...................................................................................................................... 35
2.2.9 Một số chiến lược cạnh tranh trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ.....................36
Chương 3. Phương pháp và Nội dung nghiên cứu.................................................37
3.1. Sơ đồ và phương pháp nghiên cứu....................................................................... 37
3.1.1 Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................... 37
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 38
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..........................................................41

4.1 Phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh bảo hiểm phi
nhân thọ của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt..........................................................41
4.1.1 Phân tích đánh giá các yếu tố bên trong............................................................. 41
4.1.2 Phân tích đánh giá các yếu tố bên ngồi............................................................. 59
4.2 Chiến lược kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo
Việt đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025...........................................................81
4.2.1 Định hướng kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Tổng công ty Bảo hiểm
Bảo Việt...................................................................................................................... 81
4.2.2 Xây dựng các chiến lược.................................................................................... 84
4.3 Kết quả lựa chọn các chiến lược khả thi................................................................ 91
4.4 Các giải pháp để thực hiện chiến lược.................................................................. 91
4.4.1 Nhóm giải pháp về Makerting............................................................................ 91


lOMoARcPSD|10162138

4.4.2 Giải pháp công nghệ thông tin........................................................................... 94
4.4.3 Nguồn nhân lực.................................................................................................. 98
4.4.4 Yêu cầu đào tạo..................................................................................................98
4.4.5 Kế hoạch nguồn nhân lực th ngồi................................................................. 98
4.4.6 Kế hoạch học tập có tổ chức.............................................................................. 99
4.4.7 Nghiên cứu phát triển....................................................................................... 100
4.5 Lộ trình thực hiện các giải pháp.......................................................................... 105
Chương 5. Tóm tắt – Kết luận và đề nghị.............................................................107
5.1 Kết luận............................................................................................................... 107
5.2 Một số đề nghị.................................................................................................... 108
5.2.1 Đối với nhà nước............................................................................................. 108
5.2.2 Đối với Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam............................................................ 108
5.2.2 Đối với Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam............................................................108
5.2.3 Đối với Bảo Hiểm Bảo Việt............................................................................. 109

Phụ lục
Tài liệu tham khảo


lOMoARcPSD|10162138

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
AAA: Công ty Bảo hiểm AAA
ABIC: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
ACE: Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ACE
ADB: Ngân hang phát triển Châu á
AIG: Công ty TNHH AIG Việt Nam
BH: Bảo hiểm
Bảo Minh: Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh
Bảo Việt: Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt
BHPNT: Bảo hiểm Phi nhân thọ
BIC: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
BVVN: Bảo Việt Việt Nam
Chartis: Công ty TNHH Chartis Việt Nam
DN: Doanh nghiệp
DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Fubon: Cơng ty TNHH Bảo hiểm Fubon Việt Nam
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
Groupama: Công ty TNHH Bảo hiểm Tổng hợp Groupama Việt Nam
HHBHVN: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
IAI: Công ty Bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam
IT: Công nghệ thông tin
Liberty: Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty
MIC: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội

MSIG: Công ty TNHH Bảo hiểm Phi Nhân thọ MSIG Việt Nam
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
Pjico: Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex


lOMoARcPSD|10162138

PTI: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
PVI: Tổng cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
QBE: Công ty TNHH Bảo hiểm QBE
QĐ-BTC: Quyết định – Bộ tài chính
Samsung Vina: Cơng ty Liên doanh TNHH Bảo hiểm Samsung Vina
SVIC: Công ty Cổ phần Bảo hiểm SHB-VINACOMIN
TNDS: Trách nhiệm dân sự
UIC: Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp
VIA: Công ty Liên doanh Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam
VNI: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không Việt Nam
VASS: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông
WTO: Tổ chức thương mại thế giới


lOMoARcPSD|10162138

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

BẢNG


TRANG

Bảng 2.1: Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngồi................................................21
Bảng 2.2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh.......................................................................22
Bảng 2.3: Ma trận SWOT...........................................................................................23
Bảng 2.4 Những thảm họa lớn trên thế giới và bồi thường của bảo hiểm (triệu USD)34
Bảng 4.1: Tỷ trọng doanh thu các nghiệp vụ của Bảo Việt từ 2004-2009...................51
Bảng 4.2: Phân loại số lượng lao động theo trình độ và hợp đồng lao động...............52
Bảng 4.3: Phân loại số lượng lao động theo trình độ và hợp đồng lao động...............52
Bảng 4.4: Báo cáo tài chính của Bảo Hiểm Bảo Việt từ năm 2007-2009....................54
Bảng 4.5: Ma trận các yếu tố bên trong IFE của Bảo Hiểm Bảo Việt.........................58
Bảng 4.6: Danh sách các công ty bảo hiểm phi nhân thọ kèm theo vốn pháp định
năm 2009.................................................................................................................... 64
Bảng 4.7: Thị phần các nghiệp vụ chính của Bảo Việt và các Công ty đối thủ...........68
Bảng 4.8: Tốc độ tăng trưởng nghiệp vụ chính của Bảo Việt và các đối thủ của năm
2009/2008................................................................................................................... 68
Bảng 4.9: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Bảo hiểm Bảo Việt..................................74
Bảng 4.10: Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của một số cơng ty nước
ngoài năm 2009/2008..................................................................................................77
Bảng 4.11: Ma trận yếu tố bên ngoài EFE của Bảo hiểm Bảo Việt.............................80
Bảng 4.12: Dự kiến tăng trưởng và bồi thường các nghiệp vụ trung bình giai đoạn
2010-2015................................................................................................................... 84
Bảng 4.13: Phân tích ma trận SWOT của Bảo Hiểm Bảo Việt....................................84
Bảng 4.14: Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược S-O...................................................87
Bảng 4.15: Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược S-T...................................................88
Bảng 4.16: Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược W-O..................................................89


lOMoARcPSD|10162138


Bảng 4.17: Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược W-T..................................................90
Bảng 4.18: Kế hoạch nguồn nhân lực của Bảo hiểm Bảo Việt từ 2010-2015..............98
Bảng 4.19: Lộ trình thực hiện các giải pháp.............................................................106

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Mơ hình của Garry D.Smith........................................................................11
Hình 2.2: Mơ hình của Fred R.David..........................................................................12
Hình 2.3: Mơ hình Quản trị chiến lược tồn diện........................................................15
Hình 2.4: Hình 2.4: Hình thành chiến lược.................................................................17
Hình 2.5: Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh trong ngành của MICHAEL E. PORTER......18
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu........................................................................................37
Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng Cơng ty Bảo Hiểm Bảo Việt......................43
Hình 4.2: Doanh thu thị phần nghiệp vụ của Bảo Việt và các công ty đối thủ 2008. . .69
Hình 4.3: Doanh thu thị phần nghiệp vụ của Bảo Việt và các công ty đối thủ 2009. . .69
Hình 4.4: Tốc độ tăng trưởng nghiệp vụ chính của Bảo Việt và các đối thủ của năm
2009/2008...................................................................................................................70
Hình 4.5: Tỷ lệ tổn thất của Bảo Việt và các đối thủ năm 2008..................................71
Hình 4.6: Tỷ lệ tổn thất của Bảo Việt và các đối thủ năm 2009..................................72
Hình 4.7: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của các cơng ty bảo hiểm nước ngồi năm
2008 và 2009............................................................................................................... 77

Hình 4.8: Lo go mới của Bảo Hiểm Bảo Việt từ 19/01/2010.....................................93
Hình 4.9. Sơ đồ giám định bồi thường khi có tai nạn xảy ra.....................................102
Hình 4.10. Sơ đồ giám định, bồi thường của bảo hiểm con người............................105

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Tóm tắt về lịch sử phát triển ngành bảo hiểm tại Việt Nam
Lịnh sử ra đời và phát triển của bảo hiểm ở Việt Nam có thể khái quát qua 3 giai
đoạn chính:
- Giai đoạn trước 1975;
- Giai đoạn từ sau 30/04/1975 đến trước 18/12/1993;
- Giai đoạn từ 18/12/1993 đến nay.
* Giai đoạn trước 1975:
Ngành bảo hiểm bắt đầu có ở Việt Nam từ năm 1880, khởi đầu là công ty của Anh
rồi đến Pháp, Mỹ.
Ngành bảo hiểm ở miền Nam trước 30/04/1975 khá phát triển, có thể thấy qua các
mặt sau:
- Số lượng cơng ty: có tất cả 52 cơng ty trong và ngồi nước, trong đó các cơng ty
trong nước được thành lập dưới hình thức hội vơ danh và hội tương hỗ, các cơng ty
nước ngồi thành lập ở miền Nam Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, hầu hết có
trụ sở chính tại Sài Gịn. Mạng lưới trung gian bảo hiểm được sử dụng phổ biến để
bán bảo hiểm trên phạm vi toàn miền nam.
- Các công ty đã thực hiện các dịch vụ đa dạng như: Bảo hiểm hỏa tai, bảo hiểm
chuyên chở, bảo hiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động,
bảo hiểm khác… chủ yếu phục vụ cho người nước ngồi và các tầng lớp giàu có.

- Về tổ chức nghề nghiệp: các công ty bảo hiểm có hiệp hội nghề nghiệp của mình
nhằm thực hiện các chức năng vốn có như thơng tin, tư vấn, đào tạo, tạo môi trường
hợp tác,…

1
Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

- Kiểm tra nhà nước do Bộ tài chánh quản lý các hoạt động bảo hiểm, kiểm tra việc
tuân thủ các văn bản pháp luật (Luật bảo hiểm 1965). Ngoài ra còn phải kể đến sự
tồn tại của Hội đồng tư vấn quốc gia bảo hiểm.
Ngành bảo hiểm miền Bắc trước 30/04/1975: chỉ có một cơng ty bảo hiểm duy nhất
là Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) được thành lập theo quyết định số 179/CP
ngày 17/12/1964. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 15 tháng 1 năm 1965.
Ngày đầu hoạt động, Bảo Việt chỉ có Trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh tại
Hải Phịng. Hoạt động kinh doanh của cơng ty chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm hàng
hóa xuất - nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển. Doanh thu của công ty tại thời điểm này
chỉ đạt 800 nghìn đồng Việt Nam với tổng tài sản là 900 triệu đồng. Trong giai đoạn
từ năm 1964 tới năm 1975, Bảo Việt chỉ phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng là các
đơn vị kinh tế nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tàu biển thuộc
miền Bắc.
* Giai đoạn từ sau 30/04/1975 đến 18/12/1993:
Khi đất nước thống nhất, việc quốc hữu hóa các cơng ty bảo hiểm cũ ở miền Nam
đã dẫn đến việc thành lập Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam (BAVINA),
tiếp tục thực hiện trách nhiệm của các công ty cũ với người được bảo hiểm muốn
tiếp tục hợp đồng bảo hiểm. Đối với công ty bảo hiểm nước ngồi, BAVINA có
trách nhiệm thanh tốn và địi nợ theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng.
Năm 1976, BAVINA được chuyển thành chi nhánh công ty bảo hiểm Việt Nam tại

Tp.HCM, gọi tắt là Bảo Việt. Trong giai đoạn này, Bảo Việt trực thuộc Bộ Tài
Chính, có chức năng giúp Bộ Tài Chính thống nhất quản lý cơng tác bảo hiểm nhà
nước và trực tiếp tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm. Đến năm 1993, Bảo Việt đã có
mạng lưới ở hầu khắp các tỉnh thành. Ngồi nhiệm vụ chính là tiến hành hoạt động
kinh doanh bảo hiểm trong nước và nước ngồi, Bảo Việt cịn là đại lý giám định
bồi thường cho nhiều công ty bảo hiểm trên thế giới.
* Giai đoạn từ 18/12/1993 đến nay:

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Ngày 18/12/1993, trước nhu cầu cần thiết phải đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định
100-CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Với quy định này, các tổ chức theo
nhiều hình thức pháp lý khác nhau thuộc nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia
vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. Lúc này, một loạt các doanh nghiệp bảo hiểm,
tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm được thành lập như Vinare, Bảo Minh, Bảo Long,
PJICO, cùng với sự thành lập của các liên doanh và văn phịng đại diện của các
cơng ty nước ngoài tại Việt Nam như: Aon-Inchibrok, VIA, UIC,…
1.1.2 Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm gần đây
1.1.2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cuối năm 2008 có đến 18 trên 26 doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ bị lỗ hoặc khơng có lãi nghiệp vụ bảo hiểm. Đầu năm 2009
nền kinh tế xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng suy thối
kinh tế tồn cầu nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động giảm sút hoặc cầm
chừng, công nhân thiếu việc làm giảm sút thu nhập dẫn đến khơng có đủ khả năng
tài chính tham gia bảo hiểm. Khơng ít khách hàng truyền thống của doanh nghiệp
bảo hiểm khơng có tiền đóng phí bảo hiểm mặc dù nhu cầu bảo hiểm không hề

giảm thậm chí tăng lên như ngành vận tải biển, vận tải hàng khơng, than khống
sản…. Khách hàng tiềm năng của bảo hiểm nhân thọ bị thu hẹp vì khó khăn tài
chính thậm chí khơng ít khách hàng khơng có khả năng đóng phí bảo hiểm để duy
trì hợp đồng bảo hiểm. Trong năm 2009 nhiều thiên tai giông tố lũ lụt xảy ra nhất là
cơn bão số 9 & 11 liên tiếp gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung. Thị
trường chứng khốn đã có thời điểm xuống chỉ còn 235 điểm (ngày 24/2/2010), thị
trường bất động sản, ngoại tệ mất ổn định ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đầu tư của
doanh nghiệp bảo hiểm.
Trước tình hình trên các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã tìm cách tháo gỡ khó
khăn vươn lên bằng nội lực củng cố xếp sắp lại quản lý kinh doanh, cải tiến sản
phẩm bảo hiểm hiện hành, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mở rộng và nâng

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

cao chất lượng kênh phân phối, chung tay với khách hàng giải quyết khó khăn và tài
chính như giãn thời hạn nộp phí, cho vay để đóng phí bảo hiểm…
1.1.2.2 Tình hình chung
Các DNBH đã rà sốt để sửa đổi bổ sung quy tắc điều khoản biểu phí bảo hiểm của
các sản phẩm bảo hiểm hiện hành, phát triển sản phẩm mới mang tính đặc thù của
doanh nghiệp, hồn thiện quy trình quản lý nghiệp vụ, quy trình thủ tục giải quyết
bồi thường vừa mang tính cải cách thủ tục hành chính vừa hướng tới phục vụ khách
hàng khẩn trương và tốt nhất, vừa quản lý chặt chẽ từ khâu khai thác đến giải quyết
bồi thường.
1.2 Lý do lựa chọn đề tài
- Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt với kinh nghiệm 45 năm hoạt động trong lĩnh
vực bảo hiểm phi nhân thọ, từ 100% thị phần (do cơ chế độc quyền) đến nay chỉ còn
chiếm hơn 30% thị phần (do chính phủ xóa bỏ cơ chế độc quyền từ năm 1994). Đây

là nổi trăn trở của tất cả các thành viên của Tổng công ty và đặc biệt là của các nhà
lãnh đạo Tổng công ty.
- Việt Nam đã được kết nạp vào APEC (tháng 11 năm 1998). Là thành viên thứ 150
của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) từ ngày 07/11/2006,… những yếu tố
này được xem là cơ hội để các công ty trong nước giao thương, phát triển. Tuy
nhiên, vấn đề cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt do sự đầu tư của các công ty nước
ngồi và vấn đề bảo hộ của chính phủ đối với các doanh nghiệp trong nước khơng
cịn nữa. Trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ, sự xuất hiện của các cơng ty bảo hiểm
nước ngồi như Liberty (Mỹ), AIG (Mỹ), AIA (Mỹ), … đã tạo nên sự cạnh tranh hết
sức khốc liệt đối với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, đặc biệt là đối
với Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt, một doanh nghiệp đang chiếm vị trí dẫn đầu.
- Khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu có tác động rõ rệt đến tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam. Thị trường bảo hiểm quốc tế cũng chịu tác động từ
cuộc khủng hoảng đã có những thay đổi trong chính sách nhận tái bảo hiểm, có ảnh
hưởng đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nước.

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Năm 2009, Bảo hiểm Bảo Việt đã có chiến lược kinh doanh từ năm 2010-2014
nhưng chiến lược này nhìn chung chưa phù hợp tình hình thực tế với các lý do sau:
đối với các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, các chuyên gia của Bảo
hiểm Bảo Việt không tham khảo ý kiến của Lãnh đạo, cán bộ các cơng ty thành viên
bởi vì họ là những người trực tiếp kinh doanh bảo hiểm; việc đề ra chiến lược khơng
có tầm nhìn xa; ngồi ra việc khảo sát ý kiến của khách hàng để biết được những
tồn tại ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Bảo hiểm Bảo Việt cũng không thực
thực hiện.
- Từ các yếu tố trên, để có thể phát triển bền vững trong thị trường tồn cầu hóa

hiện nay và để ln sẳn sàng với những thay đổi của Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung, Tổng cơng ty Bảo Hiểm Bảo Việt cần phải xây dựng chiến lược kinh
doanh dài hạn và phù hợp với tình hình phát triển của thị trường. Là thành viên của
Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt, với những băn khoăn, trăn trở trước những khó
khăn thách thức cho sự phát triển Tổng Công ty, cùng với mong muốn được vận
dụng kiến thức học tập tại trường, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “XÂY
DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI
TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NĂM 2015
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng được chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt từ năm
2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2025.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể:
Với đề tài này, tác giả mong muốn đạt được các mục tiêu sau:
- Thứ nhất: định hướng, đưa ra được các chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty
Bảo hiểm Bảo Việt đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trên cơ sở nghiên cứu

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

phân tích mơi trường vĩ mơ, vi mơ và phân tích mơi trường nội bộ của Bảo hiểm
Bảo Việt.
- Thứ hai: lựa chọn ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp để công ty ngày
càng phát triển và bền vững trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay.
- Thứ ba: đề xuất một số giải pháp cơ bản để thực hiện tốt các chiến lược đã lựa
chọn.

1.4 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Việc đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho Bảo hiểm Bảo Việt:
- Có cơ sở để đề ra các quyết định kinh doanh đúng.
- Hỗ trợ việc xây dựng, phát triển Bảo hiểm Bảo Việt trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng: Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
1.5.2 Phạm vi:
- Về không gian: trong lãnh thổ Việt Nam
- Về thời gian: chiến lược của Bảo hiểm Bảo Việt được hoạch định và ứng dụng từ
nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025.

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan tài liệu về chiến lược kinh doanh
2.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược
2.1.1.1 Khái niệm Chiến luợc:
- Chiến lược: là quyết định quan trọng của doanh nghiệp, là chương trình hành
động để hướng đến mục tiêu trên cơ sở khai thác tối đa các năng lực và nguồn lực
của doanh nghiệp, tận dụng được nhiều cơ hội, vượt qua những thách thức từ môi
trường kinh doanh. Chiến lược của doanh nghiệp cần phải được hoạch định xuất
phát từ những điểm mạnh cơ bản và ưu thế chủ yếu của doanh nghiệp để tận dụng
được những cơ hội và dự liệu đến các đe dọa - thách thức của môi trường kinh
doanh.
Chiến lược đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và là một cơng
cụ hữu hiệu trong cơng tác quản trị. Có nhiều khái niệm về chiến lược:

Theo Alfred Chandler, đại học Harvard thì “Chiến lược là tiến trình xác định các
mục tiêu cơ bản dài hạn của công ty, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành
động và phân bổ tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.”
Theo Jame B. Quinn (1980): “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối
hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng
thể thống nhất”.
Theo Rudolf Gruenig (2005): “Chiến lược thường là dài hạn, là các định hướng
quản lý nhằm đảm bảo hồn thành lâu dài các mục tiêu, mục đích chủ yếu của công
ty”.
Theo Johnson và Scholes (1994): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ
chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thơng qua việc định dạng
các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và
thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”.

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Tóm lại, dù tiếp cận theo cách nào thì chiến lược kinh doanh cũng bao hàm các nội
dung sau:
- Xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của tổ chức.
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai và phân bổ các nguồn tài nguyên để
thực hiện mục tiêu đó.
2.1.1.2 Các chiến lược đặc thù:
Theo quan điểm của Fred R. David (2006) thì có 14 loại chiến lược đặc thù được
chia làm 4 nhóm chiến lược sau:
- Nhóm chiến lược kết hợp theo chiều dọc:
+ Chiến lược kết hợp về phía trước: tăng quyền sở hữu hoặc kiểm sốt đối với các

nhà phân phối và bán lẻ.
+ Chiến lược kết hợp về phía sau: tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát đối
với các nhà cung cấp của cơng ty.
+ Chiến lược kết hợp theo chiều ngang: tìm ra quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối
với các đối thủ cạnh tranh.
- Nhóm chiến lược chuyên sâu:
+ Chiến lược thâm nhập thị trường: tìm kiếm thị phần tăng lên cho các sản phẩm
hiện tại và các dịch vụ trong các thị trường hiện có qua những nỗ lực tiếp thị nhiều
hơn.
+ Chiến lược phát triển thị trường: đưa các sản phẩm và dịch vụ hiện có vào các khu
vực mới.
+ Chiến lược phát triển sản phẩm: tăng doanh số bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi các
sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có.
- Nhóm chiến lược mở rộng hoạt động:

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

+ Chiến lược đa dạng hoá hoạt động đồng tâm: thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ
mới nhưng có liên hệ với nhau.
+ Chiến lược đa dạng hoá hoạt động kiểu hỗn hợp: thêm vào những sản phẩm hoặc
dịch vụ mới khơng có sự liên hệ.
+ Chiến lược đa dạng hoá hoạt động theo chiều ngang: thêm vào những sản phẩm
hoặc dịch vụ liên hệ theo khách hàng hiện có.
- Nhóm chiến lược khác:
+ Chiến lược liên doanh: hai hay nhiều hơn các cơng ty đỡ đầu hình thành một cơng
ty độc lập vì những mục đích hợp tác.
+ Chiến lược thu hẹp hoạt động: củng cố lại thông qua cắt giảm chi phí và tài sản có

để cứu vãn doanh thu và lợi nhuận đang sụt giảm.
+ Chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động: bán đi một chi nhánh hoặc một phần công ty.
+ Chiến lược thanh lý: bán đi tất cả các tài sản của công ty từng phần một với giá trị
thực của chúng.
+ Chiến lược tổng hợp: theo đuổi hai hay nhiều chiến lược cùng lúc.
2.1.1.3 Khái niệm về quản trị chiến lược
Cũng có khá nhiều định nghĩa khác nhau về “Quản trị chiến lược”, dưới đây là một
số định nghĩa phổ biến:
Theo Garry D.Smith và cộng sự, Bùi Văn Đông dịch (1995): “Quản trị chiến lược
là q trình nghiên cứu các mơi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các
mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định
nhằm đạt được mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”
Theo Fred R.David, Trương Công Minh dịch (2006): “Quản trị chiến lược là một
nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến
nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra. Quản trị
chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt
được thành công của tổ chức”
Có thể nói Quản trị chiến lược giúp các tổ chức xác lập các mục tiêu cần đạt được;
nghiên cứu, phân tích mơi trường bên ngồi và bên trong tổ chức; hiện tại cũng như
tương lai; hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra chiến lược nhằm sử dụng hiệu
quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
2.1.1.4 Mơ hình – các giai đoạn phát triển chiến lược
a) Mơ hình quản trị chiến lược:

Q trình quản trị chiến lược có thể được nghiên cứu và ứng dụng ở dạng mơ hình.
Tùy theo quan điểm của từng tác giả mà có những mơ hình quản trị chiến lược khác
nhau. Trong phạm vi của đề tài, mơ hình của Fred R.David và Garry D.Smith sẽ
được tìm hiểu.
Mơ hình của Garry D.Smith
Đặc điểm của mơ hình này là việc phân tích mơi trường được tiến hành trước khi
lựa chọn mục tiêu. Mối quan hệ giữa các thành phần của quá trình quản trị chiến
lược được minh họa ở hình 2.1

Downloaded by Quang Tran ()


×