Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGÔI SAO HÀ NỘI (HANOI STAR) GIAI ĐOẠN 2017- 2022 & TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 53 trang )

TRƯỜNG LIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - TIỂU HỌC
NGÔI SAO HÀ NỘI



CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGÔI SAO HÀ NỘI
(HANOI STAR) GIAI ĐOẠN 2017- 2022
& TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Hà Nội – 2017


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGÔI SAO HÀ NỘI…………….

1

1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………….

1

1.2.

Ý nghĩa Tên gọi & Biểu tượng……………………………………………...

1

1.3.



Các lĩnh vực chủ đạo…………………………………………………………...

2

1.4.

Mô hình hoạt động……………………………………………………………..

2

1.5.

Triết lý Giáo dục & Quản trị………………………………………………...

4

1.6.

Sứ mệnh Ngôi Sao Hà Nội……………………………………………………

5

1.7.

Tầm nhìn HanoiStar 2025…………………………………………………..

5

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ VĂN HOÁ STARWAY…………….


6

2.1.

Hệ thống giá trị cốt lõi………………………………………………………...

6

2.2.

Các truyền thống và Phong trào Văn hoá……………………………..

6

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG & ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG…………...

9

3.1.

Phân tích Môi trường………………………………………………………….

9

3.2.

Phân tích SWOT…………………………………………………………………

10


3.3.

Đánh giá thực trạng hoạt động……………………………………………

12

CHƯƠNG 4: NĂNG LỰC CỐT LÕI, NGUỒN LỰC, LỢI THẾ CHỦ ĐẠO……………. 14
4.1.

Hệ thống Năng lực Cốt lõi…………………………………………………… 14

4.2.

Các nguồn lực chủ đạo & Huy động……………………………………..

15

4.3.

Lợi thế & Phương thức Cạnh tranh……………………………………...

15

CHƯƠNG 5: CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN 2017-2022……………...

17

CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN & CHÍNH SÁCH………………..


18

6.1.

Chiến lược Tuyển sinh & CSKH……………………………………………

18

6.2.

Chiến lược Cạnh tranh………………………………………………………..

23

6.3.

Chiến lược Quản trị & Hợp tác…………………………………………….

26

6.4.

Chiến lược Phát triển Chương trình…………………………………….

26

6.5.

Chiến lược Đào tạo Kỹ năng Mềm………………………………………..


27

6.6.

Chiến lược Giáo dục Nghệ thuật & Thể thao…………………………

29

6.7.

Chiến lược Chăm sóc Sức khoẻ & Dinh dưỡng……………………...

33

6.8.

Chiến lược Thương hiệu, Truyền thông & Văn hoá………………. 46

6.9.

Chiến lược về Ứng dụng CNTT……………………………………………. 48

6.10. Chiến lược Phát triển Hạ Tầng & Tài chính…………………………..

50

CHƯƠNG 7: CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ĐẾN 2022…………..

51


CHƯƠNG 8: BAN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC &TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG…………...

51


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGÔI SAO HÀ NỘI
1.1. Các mốc lịch sử hình thành & phát triển:
 Ngày 19/8/2010: Thành lập Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội
 Năm 2012: Tổ chức “Kỳ thi học bổng Ngôi sao Hà Nội” đầu tiên và duy nhất tại
Hà Nội dành cho học sinh Tiểu học
 Năm 2013: Ngôi Sao Hà Nội có học sinh đầu tiên đạt giải Quốc gia
 Năm 2014: Ngôi Sao Hà Nội có tỉ lệ học sinh đỗ vào Trường Hà Nội Amsterdam
cao nhất Thành phố Hà Nội, với 12 học sinh.
 Tháng 3/2015: Ngôi Sao Hà Nội đưa chương trình TLIM vào nhà trường
 Tháng 7/2015: Ngôi Sao Hà Nội hoàn thiện mô hình liên cấp Tiểu học và THCS
 Tháng 9/2015: Ngôi Sao Hà Nội đạt mốc 1000 học sinh
 Tháng 11/2015: Ngôi Sao Hà Nội có 11 học sinh đạt giải Quốc tế - IMSO
 Năm 2016: Ngôi Sao Hà Nội mở rộng Hợp tác quốc tế - Giao lưu học sinh với
các nước
 Tháng 10/2017: Ngôi Sao Hà Nội hoàn thiện hệ thống Triết lý giáo dục và giá
trị cốt lõi; Xây dựng Văn hoá Ngôi sao Hà Nội; Định hướng Chiến lược Phát
triển Hệ thống Giáo dục Ngôi sao Hà Nội 2017-2022
1.2. Ý nghĩa Tên gọi & Biểu tượng
Ngôi Sao: Tên gọi, hình ảnh liên tưởng tới sự hội tụ và tỏa sáng trên bầu trời;
Biểu tượng Ngôi Sao mang ý nghĩa phát triển cân bằng và ổn định cấu trúc.
Hà Nội: Thủ đô ngàn năm Văn hiến, nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa và nhân
tài của đất nước Việt Nam.
Ở Ngôi sao Hà Nội, mỗi cá nhân đều có cơ hội, điều kiện để nhận ra tiềm năng
và phát huy thế mạnh của chính mình. Môi trường đó có sức hấp dẫn quy tụ

con người với khát khao “tự hoàn thiện” và mong muốn được “tỏa sáng”.
 Ý nghĩa của Logo:
 Hình tròn: Muốn phát triển một cách tròn đầy, toàn diện
 Hình trái đất: Đào tạo, giáo dục thế hệ học sinh hướng đến công dân toàn cầu.
 Mầm cây được mọc ra từ TÂM với mong muốn phát triển sự giáo dục từ TÂM
của của mỗi thầy cô giáo truyền tới TÂM của mỗi học sinh, ươm mầm sự sống
1


cho mỗi hạt mầm, vươn đến ánh sáng. Đó cũng là hình ảnh mỗi ngôi sao tự toả
sáng theo cách của riêng mình.
 Màu vàng cam thể hiện là đất, đất dưỡng – lá màu xanh thể hiện cho sự sống,
sự phát triển.
1.3. Các lĩnh vực chủ đạo:
 Giáo dục phổ thông liên cấp: Chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban
hành, bổ trợ bởi chương trình học Tiếng Anh, Thể thao, Nghệ thuật, các hoạt
động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, rèn luyện kỹ năng... giúp học sinh phát
triển toàn diện. Ngoài ra, nhà trường còn có chương trình học Toán – Tiếng
Việt nâng cao dành cho học sinh có năng khiếu được biên soạn bởi các giáo
viên giỏi, giàu kinh nghiệm của trường Ngôi Sao Hà Nội.
 Chương trình dạy học online: Là chương trình với hệ thống bài tập, bài giảng
trực tuyến đa dạng, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng học sinh trong và
ngoài nhà trường, được biên soạn bởi các giáo viên có kinh nghiệm, phần mềm
xây dựng dễ dàng cho mọi phụ huynh, học sinh sử dụng.
 Chương trình đào tạo Tiếng Anh và Kỹ năng Mềm: Chương trình giảng dạy cập
nhật các xu thế mới, thiết thực với người học, chương trình biên soạn bài bản,
đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình và tâm huyết. Chương trình ngoài
phục vụ cho đối tượng GV, HS trong nhà trường còn cung cấp dịch vụ đào tạo,
chương trình học cho GV, HS bên ngoài nhà trường có nhu cầu.
1.4. Mô hình hoạt động

Hệ thống Giáo dục Ngôi sao Hà Nội hoạt động theo mô hình trường tư thục, phổ
thông liên cấp, theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo:
 Khu vực Khách hàng: (1) Các bậc phụ huynh: Ủng hộ, quan tâm đến việc học
tập của con; có thu nhập kinh tế ở mức khá, tổng thu của cả gia đình > 40 triệu
đồng/ tháng; Khu vực: Các quận, huyện trong thành phố Hà Nội; các tỉnh lân
cận; (2) Học sinh: Các đối tượng học sinh có năng lực học tập từ khá, giỏi, xuất
sắc; các HS có năng khiếu các môn Nghệ thuật – Thể thao; (3) Cách tiếp cận:
Nhà trường giao tiếp với phụ huynh và học sinh thông qua các hình thức sau:
Website, Facebook, Youtube; Hội thảo dành cho PHHS; Sự kiện do nhà trường
và HS tổ chức; Tư vấn trực tiếp tại VP nhà trường; (4) Kênh Dịch vụ: Xe đưa
2


đón học sinh (tại nhà, tại điểm đón); Từ CBGV- nhân viên công tác tại nhà
trường; Chăm sóc bán trú (ăn sáng, trưa); Các câu lạc bộ ngoài giờ học; Email
của GV với PHHS; Sổ liên lạc điện tử của nhà trường.
 Khu vực Chào bán: (1) Chất lượng giáo dục toàn diện; Chú trọng đào tạo mũi
nhọn; (2) Học sinh được hỗ trợ tối đa để phát huy thế mạnh bản thân; (3)
Chương trình giáo dục Kỹ năng Mềm được đưa vào dạy chính khóa, phối kết
hợp với thực hành thông qua trải nghiệm thực tế; (4) Dịch vụ chăm sóc an
toàn, tin cậy.
 Khu vực Hạ tầng: (1) Các hoạt động chính: Dạy và học chính khóa; Giáo dục
đạo đức; Bổ trợ học tập; Trải nghiệm sáng tạo, thể thao, nghệ thuật, kỹ năng
mềm…; (2) Nguồn lực chủ đạo: Đội ngũ giáo viên, chuyên gia và cán bộ quản lý;
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học; Nguồn lực tài chính từ Nhà đầu tư và vốn
tích luỹ; (3) Mạng lưới đối tác: Các nhà cung cấp thực phẩm, đồng phục; Đối tác
về xe đưa đón HS; Các nhà cung cấp CSVC, trang thiết bị; Đối tác nội dung và
chương trình học tập; Các nhà cung cấp dịch vụ xã hội; Các trường liên kết
trong nước và Quốc tế…
 Khu vực Tài chính. (1)Các nguồn thu: Học phí (chương trình chung của Bộ

Giáo dục & Đào tạo; Chương trình riêng của nhà trường); Các khoản thu từ cho
thuê CSVC; Phí sinh hoạt câu lạc bộ ngoài giờ; Phí dịch vụ bán trú; (2) Cơ cấu
chi phí: Lương, Thưởng cho đội ngũ CBGV- NV; Đào tạo đội ngũ nhân viên, cán
bộ quản lý; Tái đầu tư bổ sung CSVC; Phát triển chương trình, mua bản quyền
các chương trình mới; Chi phí đối ngoại; Chi phí tổ chức các chương trình, sự
kiện, trải nghiệm; Chi phí điện nước, gas…; (3) Mô hình lợi nhuận: Cơ sở chính:
trường tư thục, liên cấp, không chia lợi nhuận, một nhà đầu tư. Cơ sở liên kết,
mở rộng: mô hình cổ phần, nhiều nhà đầu tư, có phân chia lợi nhuận.

3


Sơ đồ tổ chức Trường Liên cấp THCS - Tiểu học Ngôi sao Hà Nội

1.5. Triết lý Giáo dục & Quản trị
Hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng giáo dục phổ thông, nhằm
hoàn thiện các năng lực và phẩm chất cho học sinh. Nhà trường chú trọng đến
việc phát triển 5 phẩm chất: Trung thực, Chuyên cần, Trách nhiệm, Nhân ái và
Bản lĩnh. Nhà trường cũng mang đến điều kiện, môi trường, phương pháp học
tập tốt nhất để học sinh phát huy được 10 năng lực của bản thân như: Tự chủ Tự học; Giao tiếp - Hợp tác; Tư duy – Sáng tạo; Ngôn ngữ - Diễn đạt; Tính toán –
Logic; Tự nhiên - Xã hội; Kỹ thuật – Công nghệ; Tin học – Truyền thông; Thẩm mĩ
– Nghệ thuật; Thể chất – Tinh thần.
(1) Triết lý học tập: Ngôi Sao Hà Nội vận dụng Hệ thống triết lý học tập của
UNESCO như sau: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung
sống; Học để thay đổi bản thân”.
(2) Triết lý giảng dạy: Nền tảng giáo dục truyền thống kết hợp phương pháp tiên
tiến trên thế giới, giúp học sinh có hứng thú, có kỷ luật và nhanh chóng thích
nghi với các môi trường học tập khác nhau. Mỗi giáo viên đều hiểu rõ và thực
hiện việc giảng dạy theo các nguyên tắc: Ươm mầm; Khích lệ; Làm gương; Học
để dạy; Trải nghiệm; Củng cố; Bao dung; Công bằng.

(3) Triết lý quản trị giáo dục: Hệ thống Giáo dục Ngôi sao Hà Nội được quản trị
dựa trên 10 nguyên lý sau đây: Chia sẻ tầm nhìn; Niềm tin vững bền; Định hướng
4


đúng đắn; Hành động gương mẫu; Khơi truyền cảm hứng; Quy trình hợp lý; Trao
quyền tự chủ; Đào tạo phát triển; Môi trường gắn kết; Kiểm soát đánh giá.
1.6. Sứ mệnh của Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội
Ngôi Sao Hà Nội đào tạo học sinh trở thành công dân có tri thức và trách nhiệm
để cống hiến, có phẩm chất và năng lực để thành công, có ý chí và nghị lực để
vượt trội, biết thay đổi và thích nghi để hội nhập, biết chung sống và hoà hợp
để hạnh phúc:
 Ươm mầm Tài năng: NSHN luôn làm hết sức mình để phát hiện tiềm năng
trong mỗi HANSER, kích hoạt và gọt giũa để các tài năng phát triển.
 Khơi truyền Cảm hứng: NSHN tạo môi trường giàu cảm xúc, thúc đẩy óc tưởng
tượng sáng tạo để các HANSER làm việc tích cực phát huy hiệu quả tối đa.
 Trang bị Kiến thức và Kỹ năng. Học tập luôn gắn kết với thực hành
 Rèn luyện Thái độ tích cực, Khả năng thích nghi với môi trường và sự thay đổi
 Phát triển tối đa theo Thiên hướng trí tuệ và Năng khiếu cá nhân.
 Tạo môi trường Năng động và cơ hội Trải nghiệm để mỗi HANSER phát
triển theo cách riêng của mình: Phát triển năng lực cá nhân là xu thế tất yếu
của sự phát trển. Chúng tôi luôn lấy sự phát triển của cá thể mỗi HANSER là
thước đo, là đặc trưng cho sự phát triển của nhà trường.
1.7. Tầm nhìn Ngôi sao Hà Nội đến năm 2025
“Xây dựng Hệ thống giáo dục Ngôi Sao Hà Nội đạt tiêu chuẩn Quốc tế mang bản
sắc Việt, nơi đào tạo học sinh trở thành công dân toàn cầu mang trí tuệ Việt,
đóng góp cho sự phát triển của đất nước”

5



CHƯƠNG 2:
HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI & VĂN HÓA STARWAY
2.1. Hệ thống Giá trị cốt lõi
 Giá trị cốt lõi #1: Trung thực, liêm chính. Chúng tôi tin rằng để thành công,
mỗi thành viên Ngôi Sao Hà Nội cần trung thực và liêm chính cả trong công việc
và cuộc sống, với chính mình và với mọi người;
 Giá trị cốt lõi #2: Hướng đến sự xuất sắc. Có kiến thức sâu rộng, kỹ năng tốt
và thái độ tích cực; Nỗ lực nhằm đạt được thành tích vượt trội trong mọi lĩnh
vực hoạt động, dù có sự tham gia của cá nhân hay cả tập thể;
 Giá trị cốt lõi #3: Niềm tin vững bền. Chúng tôi tin rằng, niềm tin vững bền sẽ
tạo nên sức mạnh, gắn kết mọi thành viên với tổ chức, kết nối những hoạt
động ngắn hạn với định hướng dài hạn;
 Giá trị cốt lõi #4: Liên tục phát triển. Chúng tôi tin rằng, để phát triển, mỗi cá
nhân và tập thể cần liên tục tìm tòi, học hỏi, đổi mới và sáng tạo để tạo ra các
giá trị mới, lợi ích mới;
 Giá trị cốt lõi #5: Hợp lực thành công. Chúng tôi tin rằng hợp lực sẽ giúp mỗi
Hanser thành thông hơn. Hanser cùng nhau làm việc, học tập trên tinh thần hợp
tác, tôn trọng, công bằng, đồng cảm, trung thực trong hành động và lời nói;
 Giá trị cốt lõi #6: Đồng cảm, sẻ chia. Có lòng nhân ái và đồng cảm, quan tâm
thực lòng đến gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Luôn hành động để
tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống bản thân và cộng đồng.
 Các giá trị cốt lõi của NSHN được thể hiện rõ trong: (1) Đặc trưng của Đội ngũ
cán bộ, giáo viên và Học sinh Ngôi sao Hà Nội (Hansers: Trung thực – Ham học
– Sáng tạo – Đam mê – Nhân ái – Lạc Quan); (2) Đặc điểm Cuộc sống (StarLife);
(3) Bộ Quy tắc Hành xử, Văn hoá ứng xử; (4) Truyền thống và Phong trào Văn
hoá NSHN.
2.2. Các Truyền thống & Phong trào Văn hoá Ngôi Sao Hà Nội
 Truyền thống #1. HIẾU HỌC – HAM ĐỌC: Hiếu học là truyền thống tốt đẹp,
quý báu của dân tộc Việt Nam và cũng là truyền thống nổi bật hơn trong

trường NSHN. Biểu hiện của truyền thống hiếu học tại là thói quen tìm tòi, đọc
sách, coi trọng việc học và tìm thấy niềm vui trong học tập. Hansers đề cao việc
6


tự học - học kiến thức trong sách vở và học khôn từ thực tiễn cuộc sống, với
nguyên tắc: học đi đôi với hành.
 Truyền thống #2. TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO: Kế thừa truyền thống “Tôn sư trọng
đạo” từ bao đời nay trong văn hóa dạy và học của người Việt, Ngôi Sao Hà Nội
luôn thấm nhuần, gìn giữ, củng cố và phát triển với nhiều hoạt động hết sức
thiết thực. “Tôn sư” là tôn trọng, kính trọng thầy dạy, tôn vinh người thầy,
nghề dạy học. “Trọng đạo” trước hết là đạo đức, đạo làm con, đạo làm trò, nói
rộng hơn là trọng đạo lí làm người. Nghề dạy học là nghề cao quý- nghề “trồng
người “để phục vụ lợi ích lâu dài của dân tộc, của đất nước. Vai trò của người
thầy vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao
quý nhất trong những nghề cao quý.
 Truyền thống #3. CẦN CÙ SÁNG TẠO: Cần cù, sáng tạo là một trong những
giá trị đạo đức nổi bật, những đức tính cần có như một lẽ tự nhiên. Trong xu
thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sự cần cù, sáng tạo của mỗi con người là
điều kiện tiên quyết cho sự phát triển cá nhân và tập thể. Mỗi HANSER sẽ được
rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ qua các phong trào Lớp sạch, lớp đẹp; Em làm từ
điển. Tất cả các sản phẩm này sẽ được trưng bày tại Góc lọ mọ; Ngôi Sao Hà
Nội có quan điểm đánh giá về sáng tạo là “tìm ra một điểm mới theo hướng
tích cực dù nhỏ nhất mang lại lợi ích cho công việc”. Mỗi HANSER sẽ bắt đầu từ
những sáng tạo nhỏ nhất để trở thành những công dân toàn cầu. Chúng tôi
luôn đánh giá và ghi nhận những cố gắng, nỗ lực để sáng tạo, kích thích óc sáng
tạo của mỗi HANSER bằng những việc cho các con trải nghiệm thực tế, chạy
chiến dịch Ý TƯỞNG SÁNG TẠO CỦA EM cho 100% các lớp. Cuối mỗi năm học,
tất cả các ý tưởng, các sản phẩm sáng tạo được trưng bày, được đánh giá trong
ngày HANSER’S HOUSE. Sản phẩm có tính ứng dụng cao chúng tôi sẽ tạo điều

kiện hỗ trợ để có thể hoàn thiện và áp dụng vào thực tế.
 Truyền thống #4. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN: "Uống nước nhớ nguồn"là đạo
lý của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay. Nhà trường luôn hiểu và đề
cao việc tuyên truyền, giáo dục các thế hệ học sinh kế thừa và phát huy truyền
thống quý báu này bằng những phong trào cụ thể. Các con học sinh được tham
gia nhiều hoạt động trong phong trào Đền ơn đáp nghĩa như: Thăm hỏi, giúp
7


đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng; Tri ân các cựu chiến binh trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ; Lễ Vu lan báo hiếu mẹ cha. Thường xuyên tổ
chức các phong trào Tìm về nguồn cội để giáo dục truyền thống Uống nước
nhớ nguồn.
 Truyền thống #5. TƯƠNG THÂN TƯƠNG ÁI: Là một truyền thống văn hoá
quý báu của dân tộc Việt Nam, trong cuộc sống nếu được yêu thương, chia sẻ
và tương trợ lẫn nhau thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua. Mỗi Hanser hãy
xây dựng tình tương thân tương ái ngay trong từng hành động nhỏ để xây
dựng những giá trị lớn. Phong trào “Cặp lá yêu thương” & “Đôi bạn song
hành, cùng nhau toả sáng”...
 Truyền thống #6. YÊU NGHỆ THUẬT – THỂ THAO: Chương trình giáo dục
thể chất “Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và năng động” là một trong những bước
quan trọng nhất để tăng cường sức khỏe… Chương trình “Hansers khỏe đẹp” giáo dục thể chất toàn diện đáp ứng hầu hết các nhu cầu về thể chất của học
sinh, giáo viên và cán bộ nhà trường. Về Nghệ thuật, Ngôi Sao Hà Nội dạy cho
học sinh cách cảm thụ âm nhạc khác nhau. Trường học có phòng âm nhạc,
piano, nghệ thuật ....giúp các em tăng cường tối đa cơ hội thưởng thức và trải
nghiệm nghệ thuật. Qua đó, học sinh tự nhận thức được bản thân, hiểu được
những cảm xúc của mình và từ đó hiểu được những cảm xúc của xã hội.
 Truyền thống #7. YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC: Là tình cảm gắn bó, yêu
mến, vun đắp, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây
quê hương, đất nước. Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc và cũng là

một trong những truyền thống mà Ngôi Sao Hà Nội luôn quan tâm và nuôi
dưỡng. Giáo dục lòng yêu nước, lòng biết ơn, lòng tự hào về dân tộc, về nguồn
gốc của mình. Dạy HANSERS biết yêu thương gia đình, yêu quê hương đất
nước là nền tảng để hình thành nhân cách trong tương lai. Các phong trào văn
hoá “Ngôi Sao Hà Nội hướng về cội nguồn”; “Ngôi Sao Hà Nội với biển đảo
quê hương”;“ Chúng em với An toàn giao thông”…

8


CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG & ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
3.1. Phân tích Môi trường
 Môi trường chính trị - pháp lý: Theo Mục 4, Chương III, Luật Giáo dục số
38/2005/QH11 - Nhà trường thuộc hệ thống chính sách đối với trường dân
lập. Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập trong việc
thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy
định có liên quan đến tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, công
nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ. Nhà trường chịu sự quản lý của cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Chính Phủ (chịu sự chỉ
đạo trực tiếp từ Phòng Giáo dục quận Thanh Xuân, gián tiếp từ Sở Giáo dục
Thành phố Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan quản lý nhà nước
về các lĩnh vực liên quan). Nhà trường tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế
hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát
triển đội ngũ, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục
tiêu giáo dục. Đây chính là lợi thế cho trường Ngôi Sao Hà Nội tự quy hoạch,
lập chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường.
 Môi trường kinh tế - kinh doanh: Với đà tăng trưởng ổn định GDP và thu
nhập giai đoạn 2017-2022, ngày càng có nhiều gia đình quan tâm, chú trọng
tới việc đầu tư cho giáo dục phổ thông chất lượng cao, chương trình theo tiêu

chuẩn quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi và mở ra nhiều cơ hội cho Ngôi sao
Hà Nội tiếp tục đầu tư - phát triển hệ thống. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh ngày
càng lớn, đặc biệt là cạnh tranh đội ngũ giáo viên có trình độ cao và bề dày
kinh nghiệm.
 Môi trường văn hoá - xã hội: Nhà trường với địa thế tuyệt vời nằm giữa
trung tâm quận Thanh Xuân, nơi sinh sống hầu hết của các nhà tri thức trẻ hầu như đều đi lên bằng con đường học hành, do đó họ rất chú ý việc đầu tư
học hành chất lượng cho con cái. Mặt khác, Hà Nội đang là thời điểm vàng để
mở các trường học, vì tỉ lệ tăng dân số một cách quá nhanh, trung bình mỗi
năm gần đây tăng 200.000 người/năm. Hiện nay Hà Nội với 7.242.200 người
9


(chưa tính người làm ăn vãng lai theo mùa vụ, không nhập cư. Nếu tính cả số
2

không nhập cư khoảng 10 triệu người, số liệu 2017), với diện tích 3.329 km ,
2

mật độ trên 2175 người/ km . Tốc độ tăng dân số minh họa điển hình qua ảnh
ùn tắc giao thông.
 Môi trường khoa học - công nghệ: Sự thay đổi công nghệ toàn cầu từ 1.0 (sự
ra đời của máy hơi nước ở Anh ở cuối thế kỉ XVIII nhằm đáp ứng nhu cầu dệt
may), đến 2.0 (dầu mỏ và động cơ đốt trong ở cuối thế kỉ XIX), 3.0 (bắt đầu từ
1969 với nhiều cơ sở hạ tầng, số hóa và máy tính được phát triển mạnh), đặc
biệt hiện nay với cuộc cách mạng 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực chính công nghệ
sinh học, kỹ thuật số và vật lý, với yếu tố cốt lõi là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật
kết nối-Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Xu hướng 4.0 đòi hỏi
nhà trường luôn luôn phải thay đổi công nghệ, phương pháp giảng dạy sao cho
đào tạo được những con người bắt kịp được thời đại, hội nhập toàn cầu và
hướng tới sẽ đào tạo được những con người sáng tạo, đón đầu sự phát triển

của thế giới (đó là thách thức lớn mà các Hanser cần vươn tới).
3.2. Phân tích SWOT
Hiện nay, có rất nhiều Hệ thống giáo dục được thành lập và đang phát triển
mạnh, thu hút được rất nhiều học sinh trên địa bàn thành phố. Các hệ thống
giáo dục hiện nay đang cạnh tranh mạnh hoặc đang có những điểm nổi bật mà
Trường liên cấp THCS và Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội cần lưu tâm là: Hệ thống
giáo dục Ban Mai, Hệ thống giáo dục Vinschool, Trường chuyên Amsterdam,
Trường THCS Thanh Xuân…Các trường này đang thu hút một lượng lớn học
sinh có điều kiện kinh tế khá giả, HS giỏi cùng đối tượng phụ huynh học sinh
với Trường Ngôi Sao Hà Nội.
 Hệ thống giáo dục Vinschool: Điểm mạnh: Thuộc tập đoàn lớn, có tiềm lực
kinh tế mạnh; Cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng được mọi yêu cầu phụ huynh;
Luôn cập nhật các phương pháp giáo dục hiện đại; Có chiến lược Marcom
chuyên nghiệp, quảng bá hình ảnh tốt. Điểm yếu: Trường phát triển về số
lượng lớp, học sinh quá nhanh nên chưa kiểm soát hết được chất lượng học
sinh; Đội ngũ giáo viên chưa ổn định, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
của trường lớp, chưa có chiến lược phát triển đội ngũ trong thời gian dài.
10


 Hệ thống Giáo dục Ban Mai: Điểm mạnh: Dịch vụ tư vấn, chăm sóc học sinh
tốt; Chú trọng đến việc phát triển Kỹ năng cho học sinh – một vấn đề phụ
huynh đang mong muốn và đã làm khá tốt việc dạy Kỹ năng với chương trình
The Leader in Me bản quyền từ Mỹ (chương trình Ngôi Sao Hà Nội đang làm);
Môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp; Các sự kiện và hoạt động ngoại khóa tổ
chức chuyên nghiệp và hiệu quả; Có chiến lược đào tạo GV khá tốt; Học phí
hợp lý. Điểm yếu: Cơ sở vật chất chưa được đầu tư nhiều; Các sân bãi thể thao,
phòng đa năng chưa đáp ứng hết nhu cầu giáo dục toàn diện của học sinh; Hệ
Thống ở xa trung tâm Hà Nội, điều kiện kinh tế phụ huynh gần khu vực trường
không cao; Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình nhưng chưa nhiều giáo viên có

kinh nghiệm.
 Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam: Điểm mạnh: Là
trường THPT chuyên thuộc Sở Giáo dục Thành phố Hà Nội, được cấp kinh phí
của nhà nước; Trường đã có thương hiệu vững chắc với bề dày về thành tích
học tập với những thành thích học tập xuất sắc và sự đổi mới thường xuyên
trong cách giáo dục của trường. Nhiều học sinh trong trường đã giành được
rất nhiều giải thưởng trong nước và ngoài nước; Đội ngũ CB-GV nhà trường là
những người chuyên môn cao; Đã được khẳng định về uy tín; Cơ sở vật chất
khang trang, hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu học tập, thực hành, TT-VH; Các
hoạt động ngoại khóa của nhà trường phong phú, hấp dẫn; Có nhiều hoạt động
giao lưu hợp tác quốc tế. Điểm yếu: Cơ chế tuyển sinh (THCS) bị ràng buộc bởi
các quy đinh của Sở Giáo dục Thành phố Hà Nội nên việc tuyển sinh chưa thật
sự lựa chọn đối tượng mong muốn. Vẫn có trường hợp tiêu cực khi xét tuyển;
Là trường công lập nổi tiếng nên dịch vụ chăm sóc học sinh, sự tận tâm của
giáo viên với học sinh chưa được như các trường tư thục; Học sinh vẫn còn
phải đi học thêm nhiều nếu muốn có kết quả học tập thật sự mong muốn.
 Trường THCS Thanh Xuân. Điểm mạnh: Là trường được đầu tư kinh phí,
nguồn lực của Quận; Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu
học tập, thực hành, TT-VH; Có chú trọng đến đầu tư mũi nhọn, GVG, HS giỏi; Vị
trí ở trung tâm, khu dân cư đông đúc, có mức sống người dân cao, quan tâm
đến đầu tư học tập của HS. Điểm yếu: Trường mới thành lập nên chưa tạo được
11


thương hiệu, chưa có thành tích nổi bật trong các hoạt động; Chưa có chương
trình bồi dưỡng nâng cao HS một cách bài bản, chưa hể hiện rõ định hướng
hoạt động.
3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động
Bảng thống kê về số lượng HS, GV, CSVC của nhà trường tại thời điểm hiện tại:
 Học sinh:

Khối

Số lớp

Số
học sinh

Bình quân
học sinh
/lớp

Số HS nam

Số HS nữ

Đội
viên

Phổ
cập

Dân
tộc

1

8

273


34

150

123

-

1

-

2

8

252

32

131

121

-

-

-


3

8

275

34

139

136

-

1

2

4

8

268

34

154

114


158

2

-

5

8

263

33

152

111

263

1

-

6

6

216


36

127

89

216

2

-

7

6

201

34

110

91

201

1

-


8

4

139

34

81

58

139

-

-

Tổng

56

1887

34

1044

843


977

8

2

 Đội ngũ Cán bộ - Giáo viên:
Trình độ
chuyên môn
Vị trí

TS


ĐH

Trên
ĐH

Trình độ
Tiếng
Anh

Độ tuổi
Dưới
40 tuổi

1

Trên

40
tuổi
4

Tin học

Giám hiệu

5

0

3

2

GV cấp Tiểu học

79

13

59

7

17

2


7

72

GV cấp THCS

68

0

53

15

10

2

9

59

Bán trú

50

21

29


0

0

50

Nhân viên Hành chính

21

1

16

3

Nhân viên thư viện TBDH

1

1

1

1

Nhân viên IT

1


1

1

1

Tổng phụ trách

2

2

Bảo vệ

10

10

Lao công

6

6

Y tế

1

1


Nhân viên bếp

19

1

263

37

Tổng

1

21

2

1
164

12

27

27

7

3


16

39

224


 Cơ sở vật chất:
- Số lớp: 56. Số phòng học: 60
- Số phòng chức năng và các điều kiện dạy học:
Hiệu
trưởng

P.Hiệu
trưởng

1

1

1

1

1

Tin học

Th.trực


Kho

Bếp

Nhà ăn

2

1

2

1

1

1

1

GD
Nghệ
thuật
5

Đa

Sân


Bãi

năng

chơi

tập

1

4

Văn phòng P. nghỉ
Truyền Thư
(HĐSP) giáo viên thống đội viện

Đồ
dùng

Phòng
học bộ
môn
1
Y tế

N.Ngữ
3
Khu vệ

1


sinh
5

 Cơ hội nhà trường đang có hiện nay:
 Chất lượng giáo dục của nhà trường đã được khẳng định. Nhà trường tuyển
chọn được học sinh có học lực và tố chất tốt;
 Nhu cầu giáo dục học sinh toàn diện và phát triển theo năng lực, nhu cầu học
các môn năng khiếu của học sinh hiện nay cao;
 Yêu cầu cao của PHHS về trình độ Tiếng Anh của học sinh;
 Địa bàn nhà trường giữa khu dân cư đông đúc, thuận tiện, có mức sống cao, có
nhiều PHHS quan tâm đến đầu tư học tập cho con cái.
 Điểm mạnh của nhà trường:
 Có triết lý giáo dục, chiến lược rõ ràng, có nền tảng văn hoá, hệ thống giá trị cốt lõi;
 Học phí hợp lý hơn so với các hệ thống giáo dục chất lượng cao khác;
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại;
 Có chương trình chuyên sâu, phù hợp với sự phát triển của từng học sinh;
 Người đứng đầu có tầm nhìn, đọc lập về kinh tế, tự quyết định được mọi việc;
 Đội ngũ GV giỏi, tốt nghiệp trường ĐHSP Hà Nội, yên tâm công tác.
 Những thách thức về cạnh tranh mà nhà trường đã và sẽ gặp phải:
 Nhiều hệ thống giáo dục mới ra đời với chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp;
 Để ổn định, thu hút nguồn cán bộ, giáo viên có chất lượng là một trong những
vấn đề khó khăn mà các trường tư thục gặp phải do nhu cầu GV có chất lượng
tại Hà Nội ngày càng nhiều, việc thu hút GV của các hệ thống trường tư thục
diễn ra rất mạnh mẽ.
 Nhu cầu về giáo dục toàn diện hiện nay rất cao. Trong khi đó, nhiều hệ thống giáo
dục cũng đang tập trung đầu tư CSVC, chương trình học theo định hướng này.
13



CHƯƠNG 4:
NĂNG LỰC CỐT LÕI, NGUỒN LỰC & LỢI THẾ CHỦ ĐẠO
4.1. Hệ thống Năng lực Cốt lõi
Năng lực cốt lõi được hiểu là khả năng của tổ chức có thể làm tốt nhất, đồng
thời thoả mãn ba điều kiện: (1) mang lại lợi ích cho khách hàng; (2) đối thủ
cạnh tranh khó bắt chước; (3) có thể vận dụng để mở rộng cho nhiều sản phẩm
và thị trường khác. Trường Liên cấp THCS và Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội luôn
lấy tuyên ngôn Triết lý - Sứ mệnh – Tầm nhìn làm kim chỉ nan cho mọi hoạt
động của nhà trường. Bước sang năm thứ 8, nhà trường đã khẳng định đẳng
cấp và vị thế trong hệ thống các trường tư thục nói riêng và hệ thống giáo dục
nói chung, đó chính là thành tựu của các năng lực cốt lõi:
 Năng lực tài chính & huy động vốn: Chủ đầu tư có tiềm lực tài chính tốt và ổn
định, có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn;
 Năng lực phát triển chương trình: (1) Nhà trường luôn chú trọng phát triển
chương trình tạo sự đa dạng và khác biệt từ đó phát triển nội dung giảng dạy,
phát triển khả năng học tập của từng học sinh. Bên cạnh việc thực hiên nghiêm
túc các chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường chú trọng đến
việc tìm kiếm, lựa chọn chương trình, tài liệu, đối tác để đưa vào nội dung
giảng dạy. (2) Đào tạo và phát triển đội ngũ: thường xuyên được tập huấn,
được đào tạo theo các chuyên đề, các chiến dịch. (3) Hợp tác quốc tế: Nhà
trường luôn chú trọng đến việc tìm kiếm cơ hội giao lưu hợp tác quốc tế, trao
đổi giáo viên, học sinh với các nước có nền giáo dục phát triển. Hỗ trợ sự phát
triển năng lực cá nhân.
 Năng lực đầu tư và đào tạo mũi nhọn: (1) Đầu tư toàn diện – bền vững: Nhà
trường luôn tập trung tối đa việc đầu tư về mọi mặt để phát triển tối đa năng
lực của Hansers, tạo nền móng cho sự phát bền vững cho nhà trường. (2) Đầu
tư dài hạn – tập trung: Đầu tư chương trình: Luôn xây dựng và phát triển phù
hợp với mọi đối tượng học sinh, phù hợp với mỗi giai đoạn giáo dục để nhằm
phát triển được thế mạnh ở mọi môi trường học tập và đạt thành tích cao tại
các cuộc thi trong nước và quốc tế. (3) Đầu tư đội ngũ – phát triển: Đội ngũ

giáo viên của trường 100% trên chuẩn về bằng cấp, trong đó Tiểu học có 9 GV
14


có bằng thạc sĩ chiếm 11,4%, 64 GV có bằng Đại học chiếm 81,1%; THCS 100%
giáo viên có bằng Đại học, trong đó có 18 GV có bằng thạc sĩ chiếm 41,9%. GV
các chương trình bồi dưỡng đội tuyển nhà trường giao cho các giáo viên có
kinh nghiệm kết hợp với các giáo viên chuyên bồi dưỡng để hỗ trợ tối đa cho
học sinh. (4) Đầu tư tuyển sinh – chọn lọc: Chú trọng đến hình thức, phương
pháp, chất lượng để tuyển sinh được những học sinh có trình độ, năng lực và
sức khoẻ phù hợp với mục tiêu của nhà trường. (5) Đầu tư tài chính – hiệu quả:
Tận dụng và phát huy các nguồn lực tài chính, lưu chuyển hợp lý và cân đối
dòng tiền, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tài chính cho các hoạt động.
4.2. Các nguồn lực chủ đạo & Huy động
 Lĩnh vực chủ đạo: Giáo dục phổ thông: Đào tạo Tiểu học, Trung học Cơ sở,
Trung học Phổ thông; Các dịch vụ hỗ trợ hỗ trợ cho giáo dục: Đào tạo Kỹ năng
mềm: Đào tạo cho HS trong và ngoài nhà trường, hỗ trợ GV phát triển; Ngoại
khoá Tiếng Anh; Cung cấp các phương thức giáo dục online.
 Cơ sở vật chất: Cơ sở 1: Toà nhà 6 tầng đủ các phòng học và các phòng chức
năng; Nhà trường sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng Cơ sở 2 trong giai đoạn 2018-2022.
 Con người: (1) Đội ngũ Lãnh đạo nhà trường năng động, sáng tạo, quyết liệt;
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn sẵn sàng học hỏi để đổi mới;
(2) Đội ngũ giáo viên tâm huyết, tận tâm với nghề, gắn bó với nhà trường,
mong muốn nhà trường phát triển; (3) Đội ngũ nhân viên lành nghề, giàu kinh
nghiệm, yêu nghề mến trẻ.
4.3. Lợi thế & Phương thức Cạnh tranh
 Lợi thế : Với phương châm đào tạo con người, hỗ trợ phát triển tối đa năng lực cá
nhân, trường Liên cấp THCS và Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội đã phát huy tối đa năng
lực cốt lõi của mình tạo thành lợi thế cạnh tranh với các trường trong hệ thống
trên địa bàn. Trường đặt tại khu đất trung tâm thuận lợi cho việc tuyển sinh.

 Đội ngũ: Đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, luôn xác định được vị trí, vai
trò của mình trong sự phát triển nhà trường, thường xuyên xây dựng kế hoạch
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có tính khả thi, sát thực tế, chất lượng chuyên
môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nhà trường và
của ngành. Đội ngũ công nhân viên nhận thức được vai trò, trách nhiệm trong
15


nhà trường, có ý thức tự nguyện, tự giác trong nhà trường và luôn cố gắng khai
thác tối đa tiềm năng của bản thân.
 Thương hiệu: Bước sang năm thứ 8, mặc dù chưa hoàn thiện Hệ thống trường
phổ thông liên cấp nhưng nhà trường đã có 03 học sinh thi đạt học bổng du
học tại Anh quốc (học bổng 100%), có nhiều học sinh đạt huy chương vàng,
huy chương bạc tại các cuộc thi danh tiếng của khu vực như IMSO; World
Scholar’s Cup, đặc biệt có 02 học sinh của trường đã xuất sắc lập kỉ lục của Việt
Nam tại cuộc thi IMSO về bộ môn Khoa học, Toán bằng Tiếng Anh. Số lượng
học sinh đạt thành tích cao thu hút được nhiều giáo viên giỏi, tuyển nhiều học
sinh giỏi. Chất lượng học sinh tăng cao, đặc biệt chất lượng mũi nhọn qua các
kỳ thi trong nước và quốc tế giúp nhà trường khẳng định vị thế của mình, từ
đó nhà trường nhận được sự nhìn nhận, ủng hộ từ phía học sinh, phụ huynh và
các cơ quan chức năng và đặc biệt nhà trường cũng tạo được mạng lưới liên
kết với các trường trên quốc tế.
 Các phương thức cạnh tranh:
 Phương thức cạnh tranh thu hút học sinh, tuyển chọn học sinh có học lực
tốt: (1) Cân đối được học phí, chi phí đối với PHHS ở mức hợp lý nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng giáo dục tốt theo đúng cam kết của nhà trường; (2) Tạo ra
sự khác biệt về chương trình: có chuyên sâu về đào tạo mũi nhọn (hệ thống
lớp .0); liên tục cập nhật các xu thế mới trong giáo dục thông qua việc học hỏi,
giao lưu, liên kết với các chương trình giáo dục tiên tiến, các trường có chất
lượng trong và ngoài nước; tạo ra chương trình đào tạo Kỹ năng sát với đối

tượng học sinh, có hiệu quả thực sự; (3) Đào tạo đội ngũ giáo viên, nhân viên
chuyên nghiệp, sáng tạo, tâm huyết với học sinh, giúp học sinh yêu thích và
gắn bó với trường lớp.
 Phương thức thu hút giáo viên, giúp giáo viên gắn bó lâu dài với nhà
trường: (1) Có chế độ lương, thưởng tốt giúp cán bộ giáo viên yên tâm công
tác; (2) Tạo được môi trường làm việc ổn định, giúp mỗi người có thể phát huy
tốt nhất năng lực cá nhân; (3) Ban lãnh đạo, Tổ chức công đoàn tạo được môi
trường thân thiện, gắn kết trong cán bộ, giáo viên , luôn chia sẻ và đồng cảm
với mọi tâm tư, nguyện vọng của giáo viên.
16


CHƯƠNG 5:
CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2017-2022
 Mục tiêu quy mô: 2980 học sinh - 90 lớp (TH - THCS - THPT)
Bộ phận
Giáo viên

Tiểu học

THCS

THPT

140

75

12


Cán bộ nhân viên

145

Số lượng GV gia tăng so với năm học 2017 - 2018

50

35

Số lượng CBNV gia tăng so với năm học 2017- 2018

Năm học

12

45

Khối Tiểu học

Khối THCS

THPT

Tổng số

2017-2018

1336 | 40 lớp


556 | 16 lớp

1892

2018-2019

1360 | 40 lớp

770 | 22 lớp

2130

2019-2020

1360 | 40 lớp

840 | 24 lớp

2200

2020-2021

1360 | 40 lớp

840 | 24 lớp

2200

480 | 16 lớp


180 | 6 lớp

660

Cơ sở 1

Cơ sở 2
2020-2021
Cơ sở 2
2020-2021

120 | 4 lớp

120

 Mục tiêu Tốc độ: Mỗi năm tăng 20% về số lượng học sinh
 Mục tiêu Chất lượng: Trường chuẩn Quốc gia cấp độ 1; Trường chất lượng
cao; Tham gia vào hệ thống đánh giá PISA hoặc một tổ chức kiểm định chất
lượng Quốc tế (một hoặc toàn phần chương trình).
 Mục tiêu Vị thế: Top 5 trường Phổ thông Liên cấp tại Hà Nội; Top 10 về
chất lượng học sinh đỗ vào chuyên THPT
 Mục tiêu Bền vững: Phát triển hệ sinh thái văn hoá trường học; Trách
nhiệm xã hội: hỗ trợ chính quyền, gắn kết cộng đồng; Xây dựng các hoạt
động gắn kết với việc phát triển xã hội.
17


CHƯƠNG 6:
HỆ THỐNG CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN & CHÍNH SÁCH
6.1. Chiến lược Tuyển sinh & Chăm sóc Khách hàng

 Thực trạng & qui mô mục tiêu 5 năm tới:
STT

1

2

3

4

5

Năm
học

2017
2018
2018
2019
2019
2020
2020
2021
2021
2022

TH

THCS


Tổng

Tuyển sinh mới

Tuyển sinh bổ sung

Số
lớp

Số
HS

Số
lớp

Số
HS

Số
lớp

Số HS

TH

THCS

Tổng


TH

THCS

Tổng

40

1341

16

555

56

1896

272

216

488

198

39

237


40

1360

22

770

62

2130

204

216

420

94

50

144

40

1360

24


864

64

2224

204

216

420

95

50

145

40

1360

24

864

64

2224


204

216

420

95

50

145

40

1360

24

864

64

2224

204

216

420


95

50

145

* Giải pháp #1: Phát huy thế mạnh
 Xuất phát từ thế mạnh giáo dục tiểu học chất lượng tốt => mở rộng liên cấp
 Truyền thông về chương trình đào tạo hiệu quả, ưu việt, phù hợp mong muốn
của PHHS có con học lực tốt, quan tâm đến việc học của con, kết quả đào tạo ổn
định đạt chất lượng cao nên luôn được PHHS ủng hộ;
 Truyền thông về đội ngũ giáo viên giỏi, uy tín.
 Truyền thông về vị trí, địa điểm của trường thuận lợi, trung tâm, tiện đưa đón….
* Giải pháp #2: Khắc phục điểm yếu
 Hiện nay chưa rõ cơ chế tuyển sinh các trường THCS cho năm học tới đặc biệt
nếu có cơ chế cho thi sẽ khó có lượng học sinh có chất lượng đầu vào giỏi nhất,
do HS di chuyển sang AM, Cầu giấy.
 Nhà nước cho mở thêm các trường THCS khối trường chuyên cấp 3.
 Thêm nhiều trường THCS dân lập mở tại nhiều vị trí, các trường đang có sẵn
tăng qui mô tuyển sinh.
18


 Các trường liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nên mức chênh
lệch giữa Ngôi sao Hà Nội và các trường khác không đáng kể.
 Học phí trường Ngôi sao Hà Nội hàng tháng cao hơn 1 số trường dân lập: NTT,
LTV, ĐTĐ
 Mục tiêu đào tạo và chương trình học yêu cầu phải chọn lọc kỹ học sinh và phụ
huynh hơn.
 Chiến lược maketing các trường dân lập khác tốt hơn.

 Các trường công trong địa bàn và các vùng lân cận có cơ sở vật chất đẹp và
mức độ đầu tư ngày càng hoàn thiện
* Giải pháp #3: Tận dụng Cơ hội. Tiểu học sang năm thứ tám, THCS bước sang
năm thứ tư và đã dần khẳng định được chất lượng, có vị trí cao trong các
trường liên cấp Tiểu học & THCS top đầu. Phát triển theo hướng mô hình
trường học tiến tiến: phù hợp mong muốn của Phụ huynh cần môi trường giáo
dục theo kịp và có ứng dụng nhiều nhất với các trường tiến tiến trên thế giới.
Chương trình học hiệu quả, kiểm soát và có biện pháp kịp thời. Thành tích HS
qua các cuộc thi làm tăng thương hiệu.
* Giải pháp #4: Vượt qua Thách thức. GV THCS đòi hỏi trình độ giỏi, tâm
huyết chăm chỉ, có sức khỏe và rất ít người đáp ứng được. GV mới ra trường
chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy. hạn chế ứng dụng CNTT; Phân khúc HS
và PHHS khó; Cần đầu tư hơn CSVC: Phòng thí nghiệm, đa năng, Tiếng Anh,
Thiết bị dạy và học, Sách tham khảo; Đội ngũ lãnh đạo THCS mỏng; PHHS đòi
hỏi ngày càng khắt khe hơn.
 Chiến lược Tuyển sinh Giai đoạn 2017-2020
 Quan điểm chung: Duy trì sĩ số; Kênh truyền thông tuyển sinh chính là PHHS,
GV tư vấn, truyền miệng; Nâng cao chất lượng đạo tạo, nâng cao dịch vụ chăm
sóc bán trú chất lượng bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng; Định hướng học sinh
luyện tập phát triển tăng cường thể chất và kỹ thuật chuyên sâu; Nâng cao chất
lượng công tác tuyển sinh: Đổi mới hình thức tuyển sinh phù hợp thực trang,
nâng cao chất lượng bài kiểm tra đánh giá phân loại được HS; Đảm bảo chất
lượng như đã có và ngày càng xây dựng chương trình tốt, hiệu quả hơn. Ưu
tiên làm tốt thương hiệu để giữ vững vị trí top đầu.
19


 Chiến lược tuyển sinh mới: Tuyển theo hướng chất lượng, không tham số
lượng. Tuyển đủ chỉ tiêu; Thu hút học sinh có chất lượng cao; Giữ được học
sinh khá giỏi của Ngôi Sao (đặc biệt A0, B0) và tuyển được học sinh khá, giỏi

của các trường khác.
 Chiến lược tuyển sinh bổ sung: Tuyển chọn học sinh có năng lực và tố chất
tốt, tuyển tinh hơn.
 Các kênh tuyển sinh: (1) Tư vấn thông qua các phụ huynh, giáo viên: phụ
huynh, giáo viên tự tư vấn cho người quen giới thiệu về trường và mời học
cùng; (2) Tuyển sinh trực tiếp ban tuyển sinh: Tư vấn chia sẻ các thông tin phụ
huynh quan tâm tận tình đầy đủ, chu đáo; (3) Hội thảo tuyển sinh: Họp phụ
huynh, chia sẻ, hội thảo; (4) Tư vấn điện thoại online: Mục đích trả lời những
câu hỏi thắc mắc của học sinh, phụ huynh và cung cấp thông tin cần thiết, yêu
cầu người trả lời nắm rõ và hiểu đúng chương trình của nhà trường; (5) Tư
vấn gián tiếp tờ rơi, profile và các kênh phù hợp khác.
 Phương thức tuyển sinh: Có 2 hình thức tuyển sinh là Tuyển thẳng và Xét
tuyển. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh chi tiết; Lập hội đồng tuyển sinh; Tiêu chí
tuyển sinh rõ ràng minh bạch; Phương pháp tuyển sinh hiệu quả.
 CHIẾN LƯỢC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
 Khách hàng: Khách hàng là HS và PHHS - HS có độ tuổi từ 6 đến 14, có năng
lực học tập và thái độ tốt, PHHS quan tâm đến việc học tập của con với mong
muốn con tiếp cận phương pháp giáo dục mới và có thu nhập đủ để trang trải
học phí cho con. Dự kiến có 15-20% học sinh độ tuổi đi học thỏa mãn điều kiện
này. Đây là phân khúc khó nhưng sẽ giúp nhà trường không phải kiếm lợi
nhuận hàng tháng mà sẽ tăng giá trị tài sản vô hình – đó là thương hiệu.
 Nhu cầu của khách hàng: (1) Nhu cầu phụ huynh, HS và mong muốn thực sự
của khách hàng: Môi trường giáo dục toàn diện, phát huy hết khả năng của con,
gia đình thật sự tin tưởng, con đến trường được sáng tạo, vui vẻ hạnh phúc.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của PH, HS: (1) Trường uy tín, có
đầu ra được khẳng định, có nhiều thành tích, nhiều hoạt động; (2) Đội ngũ giáo
viên tốt, có uy tín; (3) Ban lãnh đạo có đủ Tâm - Tầm - Tài; (4) Mục tiêu phát
triển nhà trường phù hợp mục tiêu của gia đình; (5) Được nhiều người quen
20



có uy tín, kinh nghiệm, hiểu biết quan tâm và giới thiệu; (6) Học phí hợp lý phù
hợp thu nhập gia đình; (7) Gần nhà, gần cơ quan, gần nhà ông bà, người quen,
tiện đưa đón; (8) Anh chị, người quen họ hàng đã có con học để tiện đưa đón;
(9) Cơ sở vật chất ổn định - không phải đi thuê.
 Công cụ đánh giá sự hài lòng của khách hàng các bên: (1) Công cụ đánh giá:
Phiếu khảo sát (mẫu dưới); (2) Đo mức độ hài lòng: theo THANG ĐIỂM HÀI
LÒNG TỪ 1-5; (3) Đối tượng khảo sát: đánh giá phụ huynh đang học, phụ
huynh đến xin học, thành viên vào thăm trên trang Website, Facebook của nhà
trường; (4) Thời gian khảo sát: trước mùa tuyển sinh và theo định kỳ.
 Quan điểm chăm sóc khách hàng: Luôn đặt mình vào vị trí khách hàng,
thành công của nhà trường phụ thuộc vào khả năng làm cho khách hàng hài
lòng, luôn hướng đến mục tiêu mang đến khách hàng những điều tốt hơn, biết
khách hàng muốn gì và làm nhiều hơn những gì họ mong đợi.
 Giải pháp chăm sóc khách hàng: Sau khi tuyển sinh (1) Quản lý hồ sơ sau
tuyển sinh, cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết mỗi học sinh từng lớp để thầy cô
chủ nhiệm và giáo viên bộ môn biết, hiểu học sinh, từ đó đồng cảm, tiếp cận,
chăm sóc và có phương pháp giảng dạy học sinh tốt hơn; (2) Thông tin HS
được cập nhật hàng năm để chuyển cho giáo viên chủ nhiệm mới; (3) Liên hệ
thường xuyên tình hình học tập của HS cho PHHS, có giải pháp và thường
xuyên đánh giá hiệu quả giải pháp, đánh giá chính xác mức độ tiến bộ của học
sinh; (4) Thiết lập kênh lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của từng đối tượng
học sinh và phụ huynh: đường dây nóng, email, facebook, tin nhắn, sổ liên lạc
điện tử; (5) Có hệ thống phiếu khảo sát thường xuyên để đánh giá mức độ hài
lòng của HS, PHHS theo từng mặt: Mục tiêu, dịch vụ, GV; (6) Có bộ phận tư vấn
giải đáp thắc mắc và có biện pháp kịp thời xác đáng giải đáp thắc mắc; (7) Tổ
chức các buổi hội thảo, chia sẻ, truyền thông các chủ trương quan điểm, mục
tiêu, định hướng của nhà trường: HPH, Hội thảo, Giáo dục theo chủ đề…giúp
PH, HS hiểu, tin tưởng và tiến bộ; (8) Nâng cao chất lượng các dịch vụ: thu tiền,
hồ sơ, ăn, ngủ; (9) Thông tin kịp thời, minh bạch; (10) Đào tạo tại chỗ nâng cao

trình độ cán bộ , GV, nhân viên; (11) Ứng dụng CNTT và công nghệ 4.0 trong
công tác chăm sóc khách hàng.
21


CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT- THĂM DÒ KHÁCH HÀNG
 Chương trình:
 1. Trường cam kết thực hiện đúng chất lượng đào tạo đã đề ra
 2. Trường thực hiện đúng cam kết lộ trình học phí cho PHHS
 3. Trường cam kết tổ chức các buổi dã ngoại, giao lưu theo kế hoạch.
 4. Trườngthực hiện đúng kế hoạch giảng dạy đã đề ra
 Sự phản hồi:
 5. Nhân viên trường luôn sẵn sàng giải quyết các khó khăn của HS, PHHS
 6. Nhân viên trường luôn giải quyết nhanh chóng các yêu cầu của PHHS
 7. GV sẽ thông báo những hoạt động sẽ và đang diễn ra trong năm học.
 8. Khi có sự thay đổi (thời gian, địa điểm…) trường sẽ thông báo kịp thời.
 9. Giáo viên luôn sẵn sàng giúp đỡ con trong quá trình học tập
 10. Giáo viên luôn tận tụy để các con có thể tiếp thu ở mức cao nhất
 11. Các đề nghị của PHHS luôn được giáo viên hồi đáp nhanh chóng
 Sự đảm bảo:
 12. Nhân viên nhà trường lịch sự khi giao tiếp với PHHS
 13. Nhân viên nhà trường luôn với thái độ vui vẻ khi giao tiếp với PHHS
 14. Cư xử của nhân viên nhà trường tạo sự tin tưởng với PHHS
 15. Nhân viên nhà trường trả lời tốt những câu hỏi của PHHS
 16. Khả năng truyền đạt kiến thức của giáo viên tốt.
 17. Giáo viên có kiến thức chuyên môn vững chắc.
 18. Giáo viên có phương pháp và Kỹ năng giảng dạy tốt
 19. Nhà trường quan tâm đến tình hình học tập của học sinh.
 Các yếu tố hữu hình:
 20. Phòng học rộng rãi thoáng mát

 21. Phòng học có đầy đủ trang thiết bị
 22. Cơ sở vật chất hiện đại.
 23. Đồng phục của CBNV gọn gàng, đẹp.
 24. Tác phong của giáo viên rất chuẩn mực.
 25. Vị trí của trường thuận tiện cho việc đưa con đi học của PHHS
 26. PHHS có thể tìm kiếm thông tin của trường trên website dễ dàng, đầy đủ.
22


 Học phí:
 27. Chất lượng đào tạo tương ứng với mức giá
 28. Học phí của trường phù hợp với kỳ vọng của PHHS
 Sự hài lòng
 29. PHHS hài lòng với hoạt động giảng dạy của trường
 30. PHHS hài lòng với môi trường giảng dạy của trường
 31. PHHS cho rằng quyết định cho con theo học tại trường là đúng đắn.
6.2. Chiến lược Cạnh tranh của Ngôi sao Hà Nội
 Quan điểm và định hướng: Nhà trường xác định tạo sự cạnh tranh lành
mạnh và hướng tới sự bền vững, tập trung vào:
 Cạnh tranh chi phí: Chi phí học tập của học sinh ở mức độ hợp lý nhất so với
các trường cùng phân khúc thị trường, có sản phẩm dịch vụ tương tương.
 Cạnh tranh về chất lượng: Không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và
dịch vụ chăm sóc học sinh trong nhà trường.
 Tạo ra sự khác biệt: trong chương trình, sản phẩm dịch vụ để thu hút phụ
huynh và học sinh.
 Mục tiêu của chiến lược cạnh tranh (đến năm 2020)
 Về phía nhà trường: Phá t triẻ n thị trường giá o dụ c củ a nhà trường, thu hú t
được nhiều họ c sinh có chá t lượng và o trường họ c, từ đó tăng doanh thu,
củng cố thương hiệu nhà trường.
 Về phía khách hàng (PHHS và HS): Với mức chi phí của phụ huynh, nhà

trường sẽ cung cấp dịch vụ giáo dục ngày càng tốt hơn, đảm bảo:
 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, giúp HS có năng lực tự họ c,
sá ng tạ o trong mọ i hoạt đọ ng mọ i lĩnh vực.
 Tỉ lẹ đỗ vào cá c trường chuyên và các trường trung họ c phỏ thông chá t
lượng cao chié m 95%.
 Học sinh có cơ hội hội nhập quốc tế thông qua các hoạt động liên kết, giao
lưu với các trường quốc tế và có cơ hội du học ngay từ phổ thông.
 Về phía cán bộ - giáo viên – nhân viên trong nhà trường:
 Có một môi trường làm việc ổn định, thân thiện, có thể phát huy tốt nhất
năng lực cá nhân.
23


×