Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

LUẬT CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ĐỀ CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.52 KB, 47 trang )

Câu 1: Khái niệm luật môi trường? Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường?
- Khái niệm luật môi trường
Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các
nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử
dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp
điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả.
- Các nguyên tắc chủ yếu của Luật môi trường
1. Nguyên tắc đảm bảo con người được sống trong môi trường trong lành
Tuyên bố của hội nghị Liên hợp quốc về môi trường con người họp tại Stockholm 1972 đã
khẳng định tại nguyên tắc 1: “Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và hưởng đầy đủ các
điều kiện sống, trong một môi trường cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có
trách nhiệm long trọng”.
Quyền được sống là một trong những quyền cơ bản của con người. Bảo đảm quyền được sống là
điều kiện để con người thực hiện các quyền cơ bản khác.
Nguyên tắc 1 của hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển tuyên bố “con người có
quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh hài hịa với thiên nhiên” .
Vì vậy địi hỏi các quốc gia xây dựng pháp luật, chính sách về môi trường phải lấy việc đảm bảo
điều kiện sống của con người, trong đó điều kiện mơi trường làm ưu tiên số một.
2. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về bảo vệ môi trường
Đất đai, nguồn nước, núi, rừng... đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Tình trạng mơi trường trở thành xấu đi ảnh hưởng tới lợi ích của tồn thể cộng đồng.
Việc xây dựng và thực hiện pháp luật pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất trong cả nước.
Các văn bản pháp luật, các chính sách về mơi trường phải được ban hành một cách toàn diện.
Phải xây dựng hệ thống cơ quan quản lý thống nhất.
Có sự phối kết hợp giữa hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và các cơ quan hữu
quan khác trong hoạt động quản lý Nhà nước.
3. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững
Các biện pháp bảo vệ trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong các chiến lược, chính
sách phát triển của đất nước, địa phương, vùng và của từng tổ chức.
Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lí có hiệu quả để tránh tham nhũng và lãng phí các nguồn lực,
các tài ngun thiên nhiên.


Hồn thiện q trình quyết định chính sách và tăng cường tính cơng khai của các q trình đó.
Coi đánh giá tác động mơi trường như là một bộ phận cấu thành của dự án đầu tư.
4. Nguyên tắc coi trọng tính phịng ngừa
Khi hậu quả xấu đã xảy ra thì hoặc là khơng thể khơi phục được hoặc là có thể khơi phục được
thì sẽ rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian.
Hướng tới việc ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường hơn là việc trừng phạt
khi các chủ thể đã thực hiện các hành vi xâm hại tới môi trường.
Pháp luật môi trường phải xác định rõ những hành vi mà các chủ thể không được thực hiện.
Đề cao chức năng giáo dục của pháp luật mơi trường.
Các chính sách và kế hoạch môi trường phải được xây dựng một cách khoa học và trên cơ sở bảo
đảm lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài.
5. Nguyên tắc trách nhiệm vật chất của tổ chức, cá nhân khi có hoạt động khai thác, sử
dụng hay tác động đến các thành phần mơi trường
Phải đảm bảo sự bình đẳng về lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng, tác động
đến các thành phần môi trường.
Phải đảm bảo tính khả thi của trách nhiệm vật chất, bảo đảm sự phát triển bền vững.


Câu 2: Trình bày những điểm mới trong Luật BVMT năm 2020 so với Luật BVMT năm 2014
1. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính thơng qua việc thu hẹp đối tượng phải thực hiện
ĐTM cắt giảm, tích hợp 4 thủ tục hành chính gồm: Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược; Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Cấp giấy phép xả nước thải vào cơng trình thủy lợi;
Tích hợp nhiều loại giấy phép về mơi trường (Xác nhận hồn thành cơng trình BVMT; giấy phép xử lý
chất thải nguy hại...) vào một loại giấy phép môi trường; Đồng bộ các công cụ QLMT theo từng giai
đoạn của dự án, bắt từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi
dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án; Thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình
thành đạo luật về BVMT có tính tổng thể, tồn diện và hài hịa với hệ thống pháp luật về KT-XH.
2. Lần đầu tiên, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác BVMT; tăng
cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời bảo đảm
quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động BVMT:

- Bổ sung “cộng đồng dân cư” vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Đ1, Đ2)
- Công khai thông tin được quy định xuyên suốt, thống nhất trong Luật theo các nội dung cụ thể
về BVMT:
+ Bổ sung nguyên tắc hoạt động BVMT phải được công khai, minh bạch (k4Đ4)
+ Quy định rõ trách nhiệm công khai thông tin liên quan đến chất lượng MT khơng khí (k3Đ14),
chất lượng MT đất (k1Đ17), chất thải nguy hại (k7Đ85), kết quả quan trắc chất thải (k4Đ113); quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của cơ quan thẩm định, báo cáo ĐTM sau khi được
phê duyệt kết quả thẩm định của chủ dự án, hồ sơ đề nghị cấp GPMT để lấy ý kiến của các bên liên
quan (k5Đ37, k2Đ38)
+ Quy định khoản riêng về trình tự, thủ tục, thời điểm, hình thức cung cấp, cơng khai thơng tin
về MT (k4Đ114)
- Luật hóa chính sách “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân
tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT” (k1Đ5)
- Bổ sung chính sách về “Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đóng góp cho
hoạt động BVMT” (k6Đ5)
- Lần đầu, trách nhiệm của chủ dự án trong việc tham vấn cộng đồng dân cư, được quy định
ngay từ khi lập báo cáo ĐTM; quy định rõ trách nhiệm thực hiện tham vấn, đối tượng tham vấn, nội
dung tham vấn chủ yếu, hình thức tham vấn trong quá trình thực hiện ĐTM (Đ33); quy định trách
nhiệm của các chủ thể trong việc tham vấn ý kiến các bên có liên quan trong quá trình lập hồ sơ đề
nghị cấp GPMT(k2Đ43).
+ Bổ sung quy định thiết lập hệ thống trực tuyến tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị,
tham vấn của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về BVMT (k5Đ15).
3. Thay đổi phương thức QLMT đối với dự án đầu tư theo các tiêu chí MT; kiểm sốt chặt
chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến MT mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có
cơng nghệ tiên tiến và thân thiện MT:
- Luật tiếp cận phương pháp QLMT xuyên suốt đối với dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí MT
theo 04 nhóm: có nguy cơ tác động xấu đến MT mức độ cao, có nguy cơ, ít có nguy cơ hoặc khơng có
nguy cơ tác động xấu đến MT (k3Đ28).
- Tương ứng với từng đối tượng dự án cụ thể, sẽ áp dụng các cơ chế quản lý phù hợp:



+ Chỉ đối tượng có nguy cơ tác động xấu đến MT mức độ cao (Nhóm I) mới phải đánh giá sơ bộ
tác động MT (k1Đ29)
+ Áp dụng đầy đủ các công cụ QLMT để quản lý, sàng lọc dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu
đến MT mức độ cao (đánh giá sơ bộ tác động MT, ĐTM, cấp GPMT nếu phát sinh chất thải)
+ Các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện MT được cấp GPMT ngay từ giai đoạn
nghiên cứu khả thi và tổ chức hậu kiểm khi dự án đi vào hoạt động hoặc chỉ phải đăng ký MT tại
UBND cấp xã
- Tích hợp tồn bộ các giấy phép, giấy xác nhận về MT, giấy phép xả nước thải vào chung 01
GPMT (Đ40).
4. Cải cách mạnh mẽ TTHC trong lĩnh vực BVMT; phân casp mạnh cho địa phương:
- Tích hợp các thủ tục về môi trường hiện nay vào trong 01 GPMT (Đ40)
- Bãi bỏ các thủ tục về cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, cấp phép xả nước thải vào cơng
trình thủy lợi (k1,k2 Đ169) và lồng ghép nội dung này trong GPMT
- Không giao các Bộ, ngành thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của dự án đầu tư do Bộ, ngành
quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ
TN&MT như Luật hiện hành thay vào đó, UBND cấp tỉnh sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trong
quá trình thẩm định báo cáo ĐTM và cấp GPMT các dự án này (k3Đ35).
5. Định chế nội dung sức khỏe MT; bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần MT, đặc
biệt là MT không khí, MT nước
- Nội dung sức khỏe mơi trường tuy khơng có quy định riêng nhưng đã được định chế trong tồn
bộ Luật, thơng qua việc bảo vệ các thành phần môi trường (Chương II)
- Bổ sung nội dung quản lý các chất ơ nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người (k3 Đ62).
- Quy định rõ trách nhiệm của Bộ TN&MT, Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh
trong theo dõi, kiểm sốt, phịng ngừa các chất ơ nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như
đánh giá mối quan hệ giữa sức khỏe MT với sức khỏe con người, đặc biệt là mối quan hệ giữa ô nhiễm
MT với các loại bệnh dịch mới (k4,5,6 Đ62);
- Bổ sung quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng MT nước mặt, MT khơng
khí (Đ8, Đ9); đánh giá, theo dõi, cảnh báo chất lượng MT khơng khí; tổ chức thực hiện biện pháp khẩn
cấp trong trường hợp chất lượng MT khơng khí bị ơ nhiễm nghiêm trọng (k3Đ14).

6. Thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, xử lý chất thải
- Quy định chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân làm 03 loại: (i)
CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế; (ii) Chất thải thực phẩm; (iii) CTRSH khác (k1Đ75);
- Quy định tính giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH từ hộ gia đình, cá nhân dựa
trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại (k1Đ79) thay cho việc tính bình qn theo hộ
gia đình hoặc đầu người như hiện nay;
- Quy định căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại
cụ thể CTRSH (k2Đ75) với thời hạn áp dụng chậm nhất là ngày 31/12/2024 (k7Đ79);
- Quy định trách nhiệm mở rộng của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì
có khả năng tái chế/khó có khả năng tái chế phải thu hồi với tỷ lệ và quy cách bắt buộc hoặc thông qua
hợp đồng dịch vụ hoặc cơ chế đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất,
nhập khẩu (Đ54).


7. Chế định cụ thể về kiểm tốn mơi trường nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý
môi trường của doanh nghiệp
Bổ sung quy định Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán trong lĩnh vực MT theo quy định của
Luật Kiểm toán nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan (k5Đ160). Mục đích nhằm tăng
cường năng lực QLMT của DN, giúp DN nhận biết lỗ hổng trong QLMT và có giải pháp điều chỉnh
hoạt động QLMT được hiệu quả hơn.
8. Cụ thể hóa các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển thị trường
cacbon trong nước
Bổ sung các quy định về thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ơzơn, lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch, thực hiện cam kết
quốc tế về BĐKH và bảo vệ tầng ô-zôn (các Đ90,91,92);
Chế định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon (Đ139) như là công cụ để thúc đẩy giảm
phát thải khí nhà kính trong nước, góp phần thực hiện đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do
Việt Nam cam kết khi tham gia Thỏa thuận Paris về BĐKH;
9. Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên phù hợp với pháp luật Quốc tế
về di sản thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế
Đưa ra các quy định về tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên dựa trên cơ sở các tiêu chí

của quốc tế và thực tiễn điều kiện Việt Nam hiện nay; trong đó đối với các đối tượng là di sản thiên
nhiên đã được quy định trong pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản, đa dạng sinh học và di sản văn hóa thì
vẫn thực hiện theo các quy định này để tránh xáo trộn, chồng chéo (Đ20).
Đồng thời, quy định về nội dung BVMT di sản thiên nhiên để bảo vệ, phát huy giá trị bền vững
di sản thiên nhiên ở nước ta (Đ21).
10. Tạo lập chính sách phát triển các mơ hình tăng trưởng kinh tế bề vững, thúc đẩy kinh
tế tuần hoàn, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên nhằm tạo động lực phát triển bền vững
và nâng cao chất lượng tăng trưởng và sự thịnh vượng quốc gia
Luật đã bổ sung một chương về các công cụ kinh tế và nguồn lực cho BVMT, trong đó: Bổ sung
các chính sách về phát triển ngành công nghiệp MT, dịch vụ MT, sản phẩm, dịch vụ thân thiện MT
(các Đ143,144,145); ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà
nước (Đ146); Bổ sung các quy định về kinh tế tuần hoàn (Đ142); khai thác, sử dụng và phát triển vốn
tự nhiên (Đ147); Bổ sung chính sách về tín dụng xanh (Đ149), trái phiếu xanh (Đ150) để huy động đa
dạng các nguồn lực xã hội cho BVMT.


Câu 3: Chứng minh biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ
môi trường khác?
Biện pháp pháp lý là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong bảo vệ mơi
trường. Nó đảm bảo cho các hành vi, các mối quan hệ trong xã hội phải tuân thủ pháp luật về môi
trường và bảo vệ môi trường và đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ của con người khi có quan hệ
pháp luật môi trường.
Biện pháp pháp lý
Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các
yếu tố của môi trường.
Pháp luật quy định các chế tài hình sự, dân sự, hành chính để buộc các nhân, tổ chức phải thực
hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật.
Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường.
Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường.
=> Như vậy, biện pháp pháp lý là biện pháp đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.



Câu 4: So sánh Phí bảo vệ mơi trường và Thuế bảo vệ môi trường?
Khái niệm Thuế bảo vệ môi trường và Phí bảo vệ mơi trường
– Thuế bảo vệ môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước. Nhằm điều tiết các hoạt động
có ảnh hưởng tới mơi trường và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xem là
một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động khơng có lợi cho mơi trường.
– Phí bảo vệ mơi trường là khoản thu của Nhà nước. Nhằm bù đắp một phần chi phí thường
xun và khơng thường xun để xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Đồng thời tổ chức quản lý hành
chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế. Phí bảo vệ mơi trường được xem là khoản
thu bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ mơi
trường nào đó.
Giống nhau:
Đều là các cơng cụ kinh tế đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các
công cụ này chỉ áp dụng hiệu quả trong nền kinh tế thị trường
Khác nhau:
Tiêu chí

Thuế bảo vệ mơi trường
Quốc hội, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội.
Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà
nước lấy từ người gây ô nhiễm và
gây thiệt hại cho môi trường để bù
đắp cho các chi phí xã hội.

Phí bảo vệ mơi trường
Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ
Chủ thể ban hành

quan nhà nước khác theo thẩm quyền
– Làm thay đổi hành vi của người
gây ô nhiễm;
– Ngăn ngừa xả thải ra mơi trường
Mục tiêu
các chất ơ nhiễm có thể xử lý được
– Tăng nguồn thu nhập để chi trả cho
những hoạt động cải thiện mơi
trường.
-Khơng mang tính đối giá
-Mang tính đối giá
Tính chất
-Khơng mang tính hồn trả trực -Mang tính hồn trả trực tiếp
tiếp
Tầm quan trọng
Cao hơn
Thấp hơn
Khơng liên quan trực tiếp đến lợi Liên quan trực tiếp đến lợi ích của
Tính lợi ích
ích của người nộp
người nộp
Có tính ổn định cao, ít thay đổi
Tính ổn định thấp, có thể thay đổi
Tính ổn định
nhanh
Người tiêu dùng là người chịu Người chịu phí và người nộp phí
Chủ thể chịu trách
thuế nhưng người sản xuất là BVMT là người xả thải ra môi
nhiệm trả
người nộp thay

trường
Mức độ liên quan đến Mức độ liên quan đến quy mô đối Hầu như liên quan trực tiếp đến quy
quy mô đối tượng
tượng thấp
mô sử dụng dịch vụ
Chỉ có Nhà nước
Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân
Chủ thể có quyền thu
cung cấp dịch vụ hoặc được uỷ
quyền


Câu 5. Trình bày các biện pháp bảo vệ mơi trường? Biện pháp nào cần đẩy mạnh thực tiễn ở
Việt Nam hiện nay, tại sao? (22)
- Các biện pháp bảo vệ mơi trường
Biện pháp tổ chức- chính trị
Chính trị được coi là một trong những biện pháp quan trọng của bảo vệ môi trường.
Tại các quốc gia phát triển với chế độ đa đảng thì vấn đề mơi trường được các đảng phái chính
trị đưa ra để thu hút lá phiếu cử tri.
Nhiều đảng phái chính trị mang màu sắc môi trường đã xuất hiện như Đảng Xanh ở Đức, Đảng
Sinh thái.
Đảng Cộng sản Việt Nam đưa vấn đề môi trường vào cương lĩnh, chiến lược hành động của
mình trong Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ mơi trường trong thời kì đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết nhấn mạnh “Bảo vệ mơi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại;
là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc
phát triển kinh tế- xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
của nước ta”.
Biện pháp kinh tế
Là công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của

các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế
theo hướng có lợi cho mơi trường.
Các biện pháp kinh tế được thực hiện trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường;
Áp dụng các ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án có các giải pháp tốt về bảo
vệ môi trường;
Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất chúng có tác động xấu đến mơi
trường;
Gắn hạn chế hoặc khuyến khích thương mại với việc bảo vệ môi trường. Các hiệp định của
GATT trước đây và WTO hiện nay đã tích cực áp dụng biện pháp này.
Biện pháp khoa học- công nghệ
Áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ cao cho q trình sản xuất và tiêu dùng
với mục đích thải ra ít chất thải hơn tiết kiệm nguyên liệu.
Biện pháp giáo dục
Đưa các nội dung về bảo vệ mơi trường vào chương trình giáo dục, đào tạo ở các bậc học.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các triển lãm, các cuộc thi tìm
hiểu về mơi trường.
Tổ chức các hoạt động như ngày Môi trường thế giới, ngày Tết trồng cây.


Biện pháp pháp lý
Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các
yếu tố của môi trường.
Pháp luật quy định các chế tài hình sự, dân sự, hành chính để buộc các nhân, tổ chức phải thực
hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật.
Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường.
Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ mơi trường.
Vai trị của hệ thống pháp luật
Là phương tiện nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường của công dân.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Việc tác động, điều chỉnh các hành vi của con người sẽ là

biện pháp có hiệu quả nhất trong bảo vệ môi trường.
Pháp luật môi trường là phương tiện để đảm bảo phát triển bền vững.
- Biện pháp kinh tế cần đẩy mạnh thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lý vi mô và vĩ mơ đối
với nền kinh tế. Trong quản lí và bảo vệ môi trường, các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của
nó.
Sử dụng biện pháp kinh tế là sử dụng đến những địn bẩy lợi ích kinh tế. Thực chất của phương
pháp kinh tế trong bảo vệ mơi trường là việc dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực
hiện những hoạt động có lợi cho mơi trường, cho cộng đồng.
Các biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng. Về cơ bản, các biện pháp kinh tế thường mang
lại hiệu quả cao hơn trong bảo vệ môi trường so với các biện pháp khác.


Câu 6. Phân tích những quy định mới cho nhóm tội phạm mơi trường được thể Bộ luật Hình
sự năm 2017? Theo anh chị, những chế tài mới này có giải quyết được những bất cập trong thực
thi pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam?
Những quy định mới cho nhóm tội phạm mơi trường trong Bộ ḷt Hình sự năm 2017
1. Mở rộng chủ thể của tội phạm
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định trách nhiệm hình sự của
pháp nhân thương mại. Tạo cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với những chủ thể này khi có những
hoạt động có dấu hiệu tội phạm trong việc gây ô nhiễm môi trường.
Những vụ việc gây ô nhiễm môi trường điển hình như: Nhà máy Mi Won xả nước thải chưa qua
xử lý ra sông Hồng; Công ty sửa chữa tàu biển Huyndai – Vinashin xả chất thải rắn độc hại khơng qua
xử lý… và cịn rất nhiều hành vi có dấu hiệu tội phạm khác của pháp nhân thương mại. Hay, môi
trường biển một khu vực miền Trung bị hủy hoại nghiêm trọng bởi hoạt động xả thải trực tiếp của
Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã mở ra một hướng giải quyết rất lớn trong
cơng cuộc đấu tranh, phịng và chống tội phạm về môi trường. Theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Bộ
luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự
đối với 9 tội danh trong tổng số 12 tội danh, bao gồm: Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); Tội vi

phạm phịng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237); Tội vi phạm quy định về bảo vệ
an tồn cơng trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông
(Điều 238); Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239); Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
(Điều 242); Tội hủy hoại rừng (Điều 243); Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm (Điều 244); Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245); Tội
nhập khẩu, phát tán các loại ngoại lai xâm hại (Điều 246).
2. Cụ thể hóa các dạng hành vi phạm tội gây ô nhiễm môi trường
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định chi tiết các hành vi phạm tội
cụ thể. Ví dụ: Đối với Tội gây ơ nhiễm mơi trường Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009) quy định: “Người nào thải vào khơng khí, nguồn nước, đất các chất gây ơ nhiễm mơi
trường…”, thì Điều Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã liệt kê một cách chi tiết
các dạng hành vi gây ô nhiễm môi trường gồm: Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại
hoặc chất hữu cơ khó phân hủy, xả thải, xả nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn,…
phát tán ra mơi trường bức xạ, phóng xạ…
3. Định lượng hóa đối với hành vi phạm tội của các tội phạm môi
trường một cách cụ thể
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng đã định lượng hóa như lưu lượng
xả thải, khối lượng chất thải rắn thải ra, số lần vượt quy chuẩn môi trường,… để làm căn cứ truy cứu
trách nhiệm hình sự.


Ví dụ: Đối với Tội gây ơ nhiễm mơi trường, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đã quy định mức định lượng cụ thể đối với hành vi chôn, lấp, đồ, thải ra môi trường chất thải
nguy hại từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam (điểm a, khoản 1); hoặc “Xả thải ra môi trường từ
500 mét khối (m³) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m³) trên ngày nước thải có thơng số mơi trường
nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 5 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 mét
khối (m³) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m³) trên ngày nước thải có thơng số mơi trường nguy hại
vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên” (điểm c, khoản 1, Điều 235).
4. Mở rộng phạm vi áp dụng và nâng mức phạt tiền đối với nhóm tội
phạm về mơi trường

Hành vi phạm tội của các chủ thể đối với môi trường sống chủ yếu xuất phát từ mục đích thu
được nhiều lợi nhuận, vì vậy chế tài cần phải tăng lên để đảm bảo tính răn đe, trừng trị. Bộ luật Hình
sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã đưa ra chế tài lựa chọn giữa hình phạt tù và hình phạt
tiền. Ngồi ra, cũng đã bổ sung một tội danh mới: “Tội vi phạm quy định về bảo vệ an tồn cơng trình
thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bài sông” (Điều 238).
Với những sửa đổi, bổ sung về nhóm tội phạm mơi trường, Bộ luật Hình sự mới đã mở ra sự hy
vọng rất lớn đối với việc ngăn chặn, xử lý một cách nghiêm minh và đẩy lùi những hoạt động gây ô
nhiễm môi trường có dấu hiệu tội phạm của các chủ thể. Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung này cũng
đã đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về bảo vệ mơi trường.
Những chế tài mới này có giải quyết được những bất cập trong thực thi pháp luật bảo vệ
môi trường ở Việt Nam?
Theo quy định về việc phân loại tội phạm tại Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2017), căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy
định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
Tội phạm ít nghiêm trọng;
Tội phạm nghiêm trọng;
Tội phạm rất nghiêm trọng;
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng...
Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với
các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Căn cứ vào các quy định BLHS 2015 cho thấy, tội phạm về mơi trường theo BLHS năm 2015
khơng có tội phạm nào được phân loại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (vì khơng có tội danh nào có
khung hình phạt cao đến 20 năm, chung thân, tử hình) trong khi hậu quả của tội phạm này gây ra cho mơi
trường trong thực tế là rất lớn.
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi có chỉnh sửa về Tội gây ô nhiễm môi trường và quy định, chuyển
tội này sang cấu thành hình thức tức là chỉ cần có hành vi nguy hiểm cho xã hội là đã bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Mặc dù vậy, tội này vẫn chỉ áp dụng với hành vi thải khí và bụi, mà chưa quy định đối
với hành vi vi phạm pháp luật môi trường về độ rung, tiếng ồn, mùi. Hơn nữa, theo quy định thì hành
vi xả thải phải đạt một tải lượng nhất định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quy định này gây

khó ở chỗ việc xác định tải lượng này với môi trường không khí là khơng hề dễ dàng.


Vẫn còn rất nhiều kẽ hở và mức xử phạt không tương xứng với hành vi của tội phạm môi trường.


Câu 7. Trình bày khái niệm chung về pháp luật? Các thuộc tính của pháp luật? (28)
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực
hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước.
Câu 28: Nêu và phân tích các thuộc tính của Pháp luật?
Thuộc tính của pháp luật là những đặc trưng, đặc điểm vốn có, khơng thể tách rời của pháp
luật. Pháp luật mang trong mình bốn thuộc tính cơ bản:
Pháp luật có tính quyền lực nhà nước: Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép các chủ thể
được làm gì, khơng được làm gì, nên làm gì, khơng nên làm gì, và có thể bắt buộc họ phải làm gì, làm
như thế nào … Mặt khác, với thuộc tính quyền lực nhà nước của mình, pháp luật có thể có các biện
pháp cưỡng chế từ nhà nước, để bắt buộc người dân phải thực hiện theo những quy định được nêu ra
của pháp luật, nếu không họ sẽ bị trừng phạt, để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh
trong cuộc sống.
Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Phạm vi tác động của pháp luật rất rộng lớn, nó là khn
mẫu ứng xử cho mọi người, cho cá nhân, tổ chức trong phạm vi của một quốc gia, và được sử dụng
trong cuộc sống hàng ngày; hay thể hiện trên mọi lĩnh vực của các mối quan hệ xã hội. Cũng chính vì
vậy, nên pháp luật mới mang thuộc tính phổ biến.
Pháp luật có tính hệ thống: Mặc dù có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, và pháp luật cũng
cần có sự điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đó, nhưng những quy định đó lại khơng tồn tại một cách
biệt lập, tách rời mà giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó và thống nhất với nhau, tạo nên một
chỉnh thể hồn chỉnh.
Pháp luật có tính xác định về hình thức: Pháp luật là một hệ thống các quy tắc được quy định
rõ ràng và cụ thể, và được thể hiện trong những hình thức xác định. Đó có thể là tập quán pháp, tiền lệ
pháp, hay văn bản quy phạm pháp luật. Khi ở dạng thành văn, các quy định, hay các nguyên tắc của
pháp luật được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng, đảm bảo cho mọi người có thể

đọc được, hiểu được các nội dung mà văn bản đã đề cập đến.


Câu 8. Trình bày các vấn đề mơi trường Việt Nam hiện tại? Ví dụ minh họa ?
Với quy mơ dân số gần 100 triệu dân, đặt ra những vấn đề gay gắt về dân sinh, cải thiện đời
sống, tăng thu nhập và vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện nay, hiểm họa môi trường sinh thái ở nước ta
dưới tác động của q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, biến đổi khí hậu, nhất là mâu thuẫn giữa
phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm thói quen của người sản xuất
nhỏ tiểu nơng chưa hồn thiện. Có thể thấy một số vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay như sau:
Ơ nhiễm nước mặt các lưu vực sơng, đặc biệt là sông Nhuệ - Đáy, Bắc Hưng Hải, Cầu, Vu Gia Thu Bồn, Đồng Nai - Sài Gòn diễn ra nghiêm trọng và tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu.
Lượng nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn, hầu hết không qua xử lý, xả trực tiếp ra môi
trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý nước thải
chưa đáp ứng yêu cầu.
Nhiều nguồn nước mặt đã hết khả năng tiếp nhận chất thải, trong khi hàng ngày đang phải tiếp
nhận một lượng lớn nước thải. Nhiều dịng sơng khơng cịn khả năng tự làm sạch và bị biến thành nơi
dẫn, tiêu thoát và chứa nước thải.
Ơ nhiễm khơng khí, đặc biệt là ơ nhiễm bụi (PM 10, PM2.5) đang trở thành vấn đề báo động ở
Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây tâm lý bất an và lo lắng cho nhân dân.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí trong thời gian qua tại một số địa phương có xu hướng
gia tăng do gia tăng các chất ô nhiễm từ hoạt động kinh tế; chất lượng khơng khí ở các đơ thị, khu vực
đông dân cư (nhất là tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) đã suy giảm nghiêm trọng. Tại một số thời
điểm trong ngày và một số ngày trong năm, khi gia tăng các nguồn phát thải vào khơng khí kết hợp với
các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù đã làm cho tình trạng ơ nhiễm khơng khí
trở nên trầm trọng hơn.
Chất thải rắn đang là vấn đề nóng, mang tính cấp bách cần được ưu tiên đầu tư giải quyết ở
Việt Nam hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, CTR cơng nghiệp, hàng trăm nghìn tấn
chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm.
Hầu hết CTR chưa được phân loại tại nguồn, năng lực thu gom còn nhiều hạn chế, phần lớn CTR
được xử lý theo hình thức chơn lấp, nhiều bãi chơn lấp khơng hợp vệ sinh gây phát tán mùi ra các khu
dân cư, gây bức xúc trong nhân dân.

Ô nhiễm trên biển Đơng diễn biến phức tạp và chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả, trong đó có
vấn đề rác thải nhựa, nạo vét nhận chìm vật liệu nạo vét. Các sự cố mơi trường biển có xu hướng gia
tăng, nổi lên là ô nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thơng vận tải biển; sự cố
tràn dầu trên biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến các vùng ven biển ở nước ta. Các chất có nguồn gốc từ
đất liền thải ra đã và đang gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển.



Câu 9. Trình bày khái niệm về Chính sách? Đặc điểm của Chính sách? (30)
Khái niệm chính sách
Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thức tiễn nhằm đạt
được mục tiêu nhất định. Ở một khía cạnh khác, Chính sách là hệ thống quan điểm, nhận thức, lý luận
có tính chính thống, nền tảng cho việc hình thành quá trình tác động điều chỉnh tới một đối tượng hoặc
một lĩnh vực cụ thể.
Đặc điểm của chính sách
Chính sách được làm ra bởi chủ thể cầm quyền: Nhà nước là chủ thể có thẩm quyền quyết định
ban hành chính sách cơng, với những nguồn lực cơng để đảm bảo chính sách được làm ra theo cách tốt
nhất có thể, và thực thi sao cho hiệu lực, hiệu quả.
Chính sách có định hướng giải quyết vấn đề: Cơ quan nhà nước nói chung có thẩm quyền quyết
định lựa chọn chính sách thích hợp (nhưng rất nhiều trường hợp chưa hẳn là tối ưu) để giải quyết một
vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Chính sách được làm ra thơng qua một q trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể theo
những quy tắc, trình tự, thủ tục, cấu trúc quyền lực phức tạp: Các chủ thể tham gia vào q trình làm
chính sách đến từ khu vực công và cả khu vực tư; là nhà chính trị, người nghiên cứu chính sách, đội
ngũ cơng chức, các nhóm lợi ích hoặc bất kỳ ai (về mặt lý thuyết).


Chính sách của Nhà nước về Bảo vệ mơi trường
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham
gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng
cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ mơi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ mơi trường.
3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển
hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thối, chú trọng bảo
vệ mơi trường khu dân cư.
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ mơi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi
trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu,
nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt
động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân
thiện môi trường.
7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải;
ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường,
kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng
góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi
trường.
10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về mơi trường; áp dụng cơng cụ quản lý môi
trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
11. Lồng ghép, thúc đẩy các mơ hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.


Câu 10. Trình bày các vấn đề mơi trường trên thế giới hiện nay? Ví dụ minh họa?
Những vấn đề môi trường trên thế giới và khu vực:
Nguồn nước đang bị khan hiếm
Hiện nay trên trái đất, diện tích nước chiếm tới khoảng 70% bề mặt, tuy nhiên chỉ có khoảng 2%

là nước phù hợp cho tiêu dùng, được coi là nước tinh khiết. Nước được xem là một dạng tài nguyên
được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Vấn đề nhắc tới là lượng nước sạch đến với mọi người trên thế
giới là không đều.
Nhiều khu vực vẫn phụ thuộc vào lượng nước mưa dự trữ, tuy nhiên nếu khí hậu biến đổi thì
nguồn nước cung cấp từ thiên nhiên là vô cùng khan hiếm, dẫn đến khan hiếm nước cho sinh hoạt. Tuy
nhiên có nơi lại lũ lụt thiên tai, lũ quét làm phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo trong khu vực.
Ngoài ra, một trong những mối quan tâm lớn về y tế liên quan trực tiếp với vấn đề môi trường này là
việc tiếp cận với nước sạch. Rất ít người trên tồn thế giới có thể truy cập nguồn nước uống. Điều này
gây ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người dân sống ở khu vực đó.
Nạn phá rừng
Ngày nay thiên tai lũ lụt, hạn hán ngày càng nặng nề, đáng cảnh bảo, nguyên nhân sâu xa là do
phần rừng bị khai thác một cách vô tội vạ. Nạn phá rừng hầu như xảy ra trên toàn thế giới, các tổ chức
cây xanh trên thế giới đã cảnh báo rất nhiều về việc tàn phá hệ sinh thái cây xanh sẽ ảnh hưởng đến khí
hậu tồn cầu.
Cuộc sống phát triển, nhu cầu tiêu thụ nhu yếu phẩm, thực phẩm tăng lên, dẫn đến con người
phải phá bỏ nhiều diện tích rừng cho việc trồng trọt. Xã hội phát triển, các đô thị, thành phố lớn mọc ra
khiến các cánh rừng bị thay thế bới các tòa cao ốc. Khai thác khoáng sản, dầu và các tài nguyên khác
cũng dẫn đến nạn phá rừng
Với nạn phá rừng làm cho nhiều lồi động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Xói lở đất, biến đổi khí
hậu đáng kể và trong một số trường hợp thiên tai như sạt lở đất và lũ quét có thể là do, trực tiếp hoặc
gián tiếp phá rừng .
Sự biến đổi khí hậu tồn cầu
Sự tăng nhiệt độ trái đất đáng kể trong những năm vừa qua đang làm cho thế giới khơng an tâm.
Biến đổi khí hậu trên thế giới dẫn đến thiên tai, động đất, sóng thần, lũ lụt ngày càng xuất hiện với mật
độ nhiều và nặng hơn.
Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và khối lượng đất
đóng băng cũng giảm. Tồn bộ thế giới bị ảnh hưởng bởi sâu rộng trong tự nhiên. Ảnh hưởng của nó
khơng chỉ gây tử vong cho con người mà cịn cho các lồi khác sống ở hành tinh này.
Quản lý chất thải nguy hại
Quản lý chất thải nguy hại liên kết chặc chẽ với phát triển dân số nhanh chóng trên tồn thế giới

và tỷ lệ tiêu thụ, chất thải, và quản lý của nó đã trở thành một vấn đề lớn trên thế giới. Việc xử lý chất


thải được tạo ra trong nhiều hình thức, mà có thể được phân loại rộng rãi trong hai hình thức. Một số
chất thải phân hủy sinh học và một số khơng như vậy.
Các giải pháp sửa chữa nhanh chóng của các bãi chôn lấp và các trung tâm tái chế không được
chứng minh. Trong thực tế, tràn đầy các bãi chôn lấp, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển trên thế
giới, đang gây ra ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Đa dạng sinh học và sử dụng đất
Đa dạng sinh học có nghĩa là sự đa dạng của cuộc sống tồn tại trong bất kỳ khu vực nhất định.
Hôm nay với dân số ngày càng tăng và nhu cầu ngày càng tăng cho các nhu cầu cơ bản, đa dạng sinh
học đang bị đe dọa ở nhiều khu vực trên thế giới.
Đất canh tác cho nông nghiệp hiện nay đang ít dần, cộng với nhiều vùng miền đang thiếu nước
canh tác, hoặc nước nhiểm mặn không thế canh tác. Nhiều đất canh tác có thể dẫn đến các vấn đề về
tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn đất. Điều này cũng dẫn đến các vấn đề khác như khai thác quá
nhiều.
Hóa chất, chất thải độc hại và kim loại nặng
Nhiều chất thải được tạo ra bởi con người có chứa một lượng cao các hóa chất và các chất độc,
chúng có tác động xấu đến mơi trường. Các vấn đề của mưa axít là một ví dụ. Một số hóa chất và kim
loại nặng có một hiệu ứng có thể gây tử vong trên con người cũng như đời sống động vật. Cần định
mức phát thải nghiêm ngặt kiểm soát và các quy định cần phải được thực hiện để bảo vệ hệ sinh thái
cũng như sức khỏe của con người. Tái tạo nguồn năng lượng không tái tạo năng lượng, nhu cầu và tiêu
thụ của họ là một nguyên nhân của vấn đề môi trường.
Khoa học Di truyền
Là một vấn đề rất nhạy cảm và rất gây tranh cãi. Khoa học đã giúp con người rất nhiều và đã đạt
được nhiều bước đột phá về y học, công nghệ, y tế, thông tin liên lạc,... Trong thực tế, tất cả các khía
cạnh của đời sống con người được cải thiện rất nhiều với sự giúp đỡ của khoa học. Sửa đổi di truyền
của thực vật, động vật và có lẽ ngay cả con người trong tương lai gần có thể gây ra thiệt hại nhiều hơn
lợi.
Khi đề cập đến những vấn đề mơi trường tồn cầu, cần chú ý đến 3 đặc điểm sau:

- Là những vấn đề lớn về mặt không gian thời gian và tác động của chúng có thể kéo dài qua các
thế hệ.
- Những vấn đề này không phải tách biệt và độc lập mà có quan hệ với nhau rất phức tạp.
- Những vấn đề MT toàn cầu phần lớn do chính con người là thủ phạm gây ra và cũng chính họ
là những nạn nhân của các ảnh hưởng và tác hại của chúng
Ví dụ: Sản xuất cơng nghiệp nhiều , khí thải nhiều khiến trái đất nóng dần lên ảnh hưởng đến
con người và các sinh vật.


Câu 11. Trình bày mối quan hệ giữa Chính sách và Pháp luật? (26) (31)
Vai trị của chính sách đối với pháp luật
Thứ nhất, chính sách bao giờ cũng đi trước pháp luật, mang tính định hướng và là nền tảng để
xây dựng pháp luật: chính sách phản ánh một cách trung thực, khách quan điều kiện kinh tế – xã hội
tại thời điểm cụ thể và dự báo xu thế, khả năng phát triển trong tương lai
Thứ hai, chính sách có tính ổn định tương đối để pháp luật có điều kiện đi vào thực tế cuộc sống
vì pháp luật luôn hướng tới mục tiêu chung, thống nhất nên trong mỗi giai đoạn nhất định, pháp luật có
tính đồng bộ và ổn định
Thứ ba, chính sách là một trong các nguồn tạo ra những thể chế pháp luật mới
Vai trị của pháp luật đối với chính sách
Thứ nhất, pháp luật là căn cứ xây dựng chính sách, là cơng cụ để cụ thể hố và thực thi chính sách
Thứ hai, pháp luật phản ánh các chính sách ở điểm cân bằng
Thứ ba, pháp luật được ban hành và đi vào cuộc sống sẽ giúp các quan hệ xã hội diễn ra có trật
tự theo định hướng thống nhất với các chính sách hiện hành
Tác động qua lại của chính sách và pháp luật
Chính sách được coi là linh hồn, là nội dung của pháp luật, còn pháp luật là hình thức, là phương
tiện thể hiện của chính sách
Thứ nhất, pháp luật đôi khi cản trở việc hoạch định và thực thi chính sách mới
Thứ hai, hoạch định chính sách mới cũng thách thức sự nhất quán, không mâu thuẫn của hệ
thống pháp luật quốc gia, nhất là khi hệ thống chính sách thiếu nhất quán, mâu thuẫn, hạn chế lẫn nhau
giữa các chính sách chung của quốc gia hoặc giữa các chính sách của quốc gia với các chính sách cụ

thể của từng địa phương
Thứ ba, nếu pháp luật tốt thì mục tiêu chính sách có thể được đề cao hơn so với hệ thống biện
pháp, hoặc chỉ cần hoạch định những biện pháp mềm dẻo nhưng chính sách vẫn có tính khả thi và hiệu
quả cao.


Câu 12. Trình bày các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay? Cơ quan ban hành?
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và cơ quan ban hành:
(1) Hiến pháp của Quốc hội;
(2) Bộ luật của Quốc hội;
(3) Luật của Quốc hội;
(4) Nghị quyết của Quốc hội;
(5) Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
(6) Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
(7) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
(8) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đồn Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
(9) Lệnh của Chủ tịch nước;
(10) Quyết định của Chủ tịch nước;
(11) Nghị định của Chính phủ;
(12) Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam;
(13) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
(14) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(15) Thơng tư của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao;
(16) Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
(17) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
(18) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

Không ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(19) Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
(20) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
(21) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
(22) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
(23) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện;
(24) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(25) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;
(26) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.


Câu 14. Trình bày ngun tắc xây dựng luật mơi trường ở Việt Nam?
Các nguyên tắc nêu dưới đây chi phối một cách toàn diện các quan hệ phát sinh việc bảo vệ môi
trường. Những nguyên tắc hoặc những quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với từng nhóm quan hệ luật
môi trường cần phải được ban hành nhằm thực hiện các nguyên tắc cơ bản này.
1. Nguyên tắc đảm bảo con người được sống trong môi trường trong lành
Tuyên bố của hội nghị Liên hợp quốc về môi trường con người họp tại Stockholm 1972 đã khẳng
định tại nguyên tắc 1: “Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và hưởng đầy đủ các điều
kiện sống, trong một mơi trường cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách
nhiệm long trọng”. Quyền được sống là một trong những quyền cơ bản của con người. Bảo đảm
quyền được sống là điều kiện để con người thực hiện các quyền cơ bản khác.
Nguyên tắc 1 của hội nghị Liên hợp quốc về mơi trường và phát triển tun bố “con người có
quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh hài hịa với thiên nhiên”. Vì vậy địi hỏi các
quốc gia xây dựng pháp luật, chính sách về mơi trường phải lấy việc đảm bảo điều kiện sống của con
người, trong đó điều kiện mơi trường làm ưu tiên số một.
2. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về bảo vệ môi trường
Đất đai, nguồn nước, núi, rừng... đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Tình trạng mơi trường trở thành xấu đi ảnh hưởng tới lợi ích của tồn thể cộng đồng.
Việc xây dựng và thực hiện pháp luật pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất trong cả nước.
Các văn bản pháp luật, các chính sách về mơi trường phải được ban hành một cách toàn diện.

Phải xây dựng hệ thống cơ quan quản lý thống nhất.
Có sự phối kết hợp giữa hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và các cơ quan hữu
quan khác trong hoạt động quản lý Nhà nước.
3. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững
Các biện pháp bảo vệ trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong các chiến lược, chính
sách phát triển của đất nước, địa phương, vùng và của từng tổ chức.
Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lí có hiệu quả để tránh tham nhũng và lãng phí các nguồn lực,
các tài nguyên thiên nhiên.
Hồn thiện q trình quyết định chính sách và tăng cường tính cơng khai của các q trình đó.
Coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành của dự án đầu tư.
4. Nguyên tắc coi trọng tính phịng ngừa
Khi hậu quả xấu đã xảy ra thì hoặc là khơng thể khơi phục được hoặc là có thể khơi phục được
thì sẽ rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian.
Hướng tới việc ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường hơn là việc trừng phạt
khi các chủ thể đã thực hiện các hành vi xâm hại tới môi trường.
Pháp luật môi trường phải xác định rõ những hành vi mà các chủ thể không được thực hiện.
Đề cao chức năng giáo dục của pháp luật mơi trường.
Các chính sách và kế hoạch môi trường phải được xây dựng một cách khoa học và trên cơ sở bảo
đảm lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài.
5. Ngun tắc người gây ơ nhiễm phải trả tiền
Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩa rộng bao gồm:
người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi xả thải vào MT; người có những
hành vi khác gây tác động xấu tới MT theo quy định của pháp luật
Nguyên tắc định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào MT theo hướng khuyến khính
những hành vi tác động có lợi cho MT thơng qua việc tác động vào chính lợi ích kinh tế của họ. Bảo
đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT và tạo nguồn kinh phí cho họat động BVMT.
6. Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất
Sự thống nhất của MT được thể hiện ở 2 khía cạnh:
Sự thống nhất về không gian: MT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT: Giữa các yếu tố cấu thành MT ln có quan

hệ tương tác với nhau, yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác.


Câu 39: Trình bày một số văn bản pháp quy trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường hiện nay?
[Trình bày các nguyên tắc chi phối quá trình xây dựng Luật Mơi
trường? đang được áp dụng?
Câu 38: Trình bày các ngun tắc chi phối q trình xây dựng Luật Mơi trường?] (Câu 14)
Các văn bản pháp quy ở Việt Nam hiện nay thuộc lĩnh vực môi trường
1. Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội, có hiệu lực ngày
01/01/2022;
2. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
3. Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường;
4. Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30/3/2021 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp
tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
5. Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ Quy định phí bảo vệ mơi trường
đối với nước thải;
6. Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài ngun nước và khống sản;
8. Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ Quy định về phí bảo vệ mơi
trường đối với khai thác khống sản;
9. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
10. Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định lập, quản lý hành
lang bảo vệ nguồn nước;
11. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ Về quản lý chất thải và phế liệu;
13. Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định điều kiện của tổ

chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
14. Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
15. Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy
định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi;


Câu 15. Hoạch định chính sách mơi trường là gì? Căn cứ để hoạch định
chính sách mơi trường?
Câu 45: Hoạch định chính sách mơi trường là gì? Ý nghĩa của hoạch định
chính sách mơi trường?
Câu 47: Trình bày những căn cứ để hoạch định chính sách mơi trường?
Hoạch định chính sách mơi trường là một q trình nghiên cứu, đề xuất các mục tiêu, giải
pháp bảo vệ môi trường được cơ quan thẩm quyền thơng qua và ban hành chính sách dưới hình thức
một văn bản quy phạm pháp luật.
Những căn cứ để hoạch định chính sách mơi trường
Căn cứ Chính trị: Việc hoạch định chính sách trong từng thời kỳ ngồi việc căn cứ vào đường
lối chính trị cịn phải dựa vào quan điểm phát triển của đảng cầm quyền trong thời kỳ đó.
Căn cứ Cơ sở Pháp lý: Chính sách và pháp luật đều là những cơng cụ quan trọng để nhà nước
quản lý xã hội. Các chủ thể chính sách cần dựa vào tình trạng pháp luật trong một thời kỳ nhất định để
hoạch định chính sách, nhất là lựa chọn biện pháp chính sách cho phù hợp, hiệu quả.
Căn cứ Kinh tế - Xã hội: Mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế trong quá trình phát triển, giải
quyết chất lượng mơi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên, đánh giá tác động của một số chính sách
phát triển kinh tế - xã hội đến TN&MT. Trên cơ sở đó, đề xuất được tổ hợp các chính sách và giải pháp
cụ thể để quản lý môi trường bền vững.
Căn cứ Khoa học – Công nghệ: Các đề tài Khoa học – Công nghệ đã phát hiện vấn đề môi
trường đặc trưng và bức xúc hiện nay theo các vùng sinh thái, loại làng nghề và dự báo xu thế phát
triển trong giai đoạn tới.
Ý nghĩa của hoạch định chính sách mơi trường
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, mỗi chính sách khi ban hành đều có tác động,

ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và của người dân. Do đó, hồn thiện quá
trình hoạch định nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách là một yêu cầu quan trọng đòi hỏi
mỗi cấp, mỗi ngành phải nỗ lực để tạo ra những chính sách tốt cho mơi trường, cho xã hội.


Câu 13. Trình bày các biện pháp bảo vệ mơi trường hiện nay? Phân tích vai trị của bảo vệ
pháp luật trong bảo vệ môi trường? (33)(34)(35)(36)(37)
* Các biện pháp bảo vệ mơi trường
Biện pháp tổ chức - chính trị (Câu 33: Trình bày biện pháp tổ chức chính trị trong Bảo vệ mơi trường?)
Chính trị được coi là một trong những biện pháp quan trọng của bảo vệ môi trường.
Tại các quốc gia phát triển với chế độ đa đảng thì vấn đề mơi trường được các đảng phái chính
trị đưa ra để thu hút lá phiếu cử tri; Nhiều đảng phái chính trị mang màu sắc mơi trường đã xuất hiện
như Đảng Xanh ở Đức, Đảng Sinh thái.
Đảng Cộng sản Việt Nam đưa vấn đề môi trường vào cương lĩnh, chiến lược hành động của
mình trong Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nhấn mạnh “Bảo vệ môi trường là một trong
những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của
nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc
phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”.
Biện pháp kinh tế (Câu 34: Trình bày biện pháp Kinh tế trong Bảo vệ mơi trường?)
Là cơng cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các
cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo
hướng có lợi cho mơi trường.
Các biện pháp kinh tế được thực hiện trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
- Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường;
- Áp dụng các ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án có các giải pháp tốt về
bảo vệ mơi trường;
- Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất chúng có tác động xấu đến
mơi trường;
- Gắn hạn chế hoặc khuyến khích thương mại với việc bảo vệ môi trường. Các hiệp định của

GATT trước đây và WTO hiện nay đã tích cực áp dụng biện pháp này.
Biện pháp khoa học - công nghệ (Câu 35: Trình bày biện pháp Khoa học
– cơng nghệ trong Bảo vệ môi trường?)
Áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ cao cho q trình sản xuất và tiêu dùng
với mục đích thải ra ít chất thải hơn tiết kiệm nguyên liệu. Ví dụ đơn giản là việc xử lí chất thải. Nếu
như các cộng đồng chỉ xử lí chất thải bằng các phương pháp thủ cơng như đốt rác, chơn rác thì việc
tránh ơ nhiễm này sẽ dẫn tới sự ô nhiễm khác. Khi số lượng dân cư ngày càng đơng hơn thì cơng nghệ
xừ lí chất thải địi hỏi phải có những biện pháp khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến.


Biện pháp giáo dục (Câu 36: Trình bày biện pháp Giáo dục trong bảo vệ môi trường?)
- Đưa giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường vào chương trình giáo dục, đào tạo ở các bậc học (Chỉ
thị 36 - CT7TW của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam);
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các triển lãm, các cuộc thi tìm
hiểu về mơi trường để giáo dục cộng đồng;
- Tổ chức các hoạt động cụ thể như: Ngày môi trường thế giới, Tuần lễ xanh, Phong trào thành
phố xanh - sạch - đẹp...;
- Tồ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội.
Biện pháp pháp lý (Câu 37: Trình bày biện pháp Pháp lý trong bảo vệ môi trường?)
- Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các
yếu tố của môi trường.
- Pháp luật quy định các chế tài hình sự, dân sự, hành chính để buộc các nhân, tổ chức phải thực
hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật.
- Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường.
- Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường.
* Vai trị của bảo vệ pháp ḷt trong bảo vệ mơi trường
Vai trị của pháp luật trong bảo vệ mơi trường có vị trí đặc biệt quan trọng. Mơi trường bị hủy
hoại chủ yếu do các hoạt động của con người trong q trình phát triển của chính mình. Do vậy,
hơn bất kỳ biện pháp nào khác, việc tác động, điều chỉnh các hành vi của con người sẽ là biện
pháp có hiệu quả nhất trong bảo vệ mơi trường.



×