Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Khoá luận tốt nghiệp về hoạt động marketing điện tử Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
--------o0o--------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ THẬP
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THUỲ DƯƠNG
NGÀY SINH: 01/11/2001

MÃ SV: 19A47010019

LỚP: K28_TMĐT

KHÓA: 28

NGÀNH: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

HỆ: CHÍNH QUY

HÀ NỘI THÁNG 12 / 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................... vi
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1


2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3
5. Kết cấu của khoá luận ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ ................................. 4
1.1. Marketing và hệ thống hoạt động Marketing ............................................................. 4
1.1.1. Khái niệm và các quan điểm về Marketing ............................................................. 4
1.1.2. Hệ thống hoạt động Marketing ............................................................................... 5
1.2. Marketing điện tử ....................................................................................................... 5
1.2.1. Khái niệm Marketing điện tử .................................................................................. 5
1.2.2. Lợi ích / những khả năng của Marketing điện tử .................................................... 6
1.2.3. Hoạt động nghiên cứu thị trường và hành vi người dùng ....................................... 9
1.2.4. Các công cụ Marketing điện tử phổ biến .............................................................. 10
1.2.5. Các bước tiến hành / Qui trình Marketing điện tử................................................ 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO ............................................................. 21
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo .................................................... 21

ii


2.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp ......................................................................... 21
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo .......................... 24
2.1.3. Các nguồn lực cơ bản của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo ............................. 26
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty CPCN Sapo từ năm 2017 đến năm 2021 34
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing điện tử của Công ty CTCP Sapo ................. 37

2.2.1. Môi trường hoạt động Marketing điện tử của công ty hiện nay ........................... 37
2.2.2. Qui trình thực hiện marketing điện tử của công ty ............................................... 45
2.2.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường điện tử của công ty ........................ 47
2.2.4. Thực trạng ứng dụng các công cụ marketing tại Công ty CPCN Sapo ................ 50
2.2.5. Các nguồn lực để thực hiện Marketing điện tử của công ty ................................. 62
2.3. Đánh giá chung về hoạt động Marketing điện tử ................................................ 66
2.3.1. Những kết quả đã đạt được ................................................................................... 66
2.3.2. Những tồn tại chưa giải quyết ............................................................................... 67
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................................ 68
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MAKETING
ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO .................................. 70
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển ...................................................................... 70
3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty CPCN Sapo giai đoạn đến năm 2027 .......... 70
3.1.2. Mục tiêu đối với các hoạt động Marketing điện tử của công ty............................ 71
3.2. Một số giải pháp hồn thiện hoạt đơng Marketing điện tử của Cơng ty CPCN
Sapo ................................................................................................................................ 71
3.2.1. Giải pháp đối với qui trình Marketing điện tử ...................................................... 71
3.2.2. Giải pháp đối với các công cụ Marketing điện tử................................................. 72
3.2.3. Giải pháp tăng cường các nguồn lực cho Marketing điện tử ............................... 76
3.2.4. Giải pháp khác. ..................................................................................................... 76
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 79
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 81

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Giải nghĩa

FnB

Food and Beverage Service - Dịch vụ nhà hàng và quầy uống

GO

(Sapo Growth Online) - phần mềm quản lý bán hàng online

TMĐT

Thương mại điện tử

R&D

Research and Development – Nghiên cứu và phát triển

SEO

Search Engine Optimization (Tối ưu hố cơng cụ tìm kiếm)

SEM

Search Engine Marketing (Tiếp thị cơng cụ tìm kiếm)

VNĐ

Việt Nam đồng


IT

Information Technology - Công nghệ thông tin

NPT

Nợ phải trả

VCSH

Vốn chủ sở hữu

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

PTSP

Phát triển sản phẩm

CEO

Chief Executive Officer - Giám đốc điều hành

CCDV


Cung cấp dịch vụ

CTCP

Công ty cổ phần

PC

Personal Computer - Máy tính cá nhân

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Chương 1:
Bảng 1. 1: Các khả năng của Marketing điện tử .........................................................7
Bảng 1. 2: Bảng chỉ số quan trọng trong Email Marketing ......................................14
Chương 2:
Bảng 2. 1: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ .........................................................27
Bảng 2. 2: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi ..........................................................28
Bảng 2. 3: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính ........................................................29
Bảng 2. 4: Bảng cơ cấu nguồn vốn ...........................................................................31
Bảng 2. 5: Bảng cơ cấu tài sản ..................................................................................32
Bảng 2. 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghệ Sapo giai
đoạn 2017 – 2021 ......................................................................................................34
Bảng 2. 7: Chân dung khách hàng mục tiêu .............................................................38
Bảng 2. 8: Tỉ trọng sử dụng các công cụ Marketing điện tử từ 2017 đến 2021 .......51
Bảng 2. 9: Bảng phân tích các loại hình thức trả phí của cơng cụ PSA....................53
Bảng 2. 10: Phân tích các kênh truyền thơng xã hội của Sapo .................................55
Bảng 2. 11: Phân tích các hình thức Email Marketing mà Sapo sử dụng .................56

Bảng 2. 12: Số liệu hoạt động Email Marketing .......................................................57
Bảng 2. 13: Ngân sách cho các công cụ Marketing điện tử từ 2017 đến 2021 .........64
Bảng 2. 14: Bảng cân đối ngân sách hoạt động SEO từ khoá...................................73
Bảng 2. 15: Kết quả trả lời phỏng vấn ......................................................................83

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Chương 1:
Hình 1. 1: Hệ thống hoạt động marketing của doanh nghiệp .....................................5
Hình 1. 2: Kế hoạch triển khai Marketing điện tử thơng qua Email .........................14
Chương 2:
Hình 2. 1: Q trình hình thành, phát triển của cơng ty Cổ phần Cơng nghệ Sapo ..23
Hình 2. 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Cơng nghệ Sapo ...................25
Hình 2. 3: Biểu đồ Cơ cấu lao động theo trình độ ....................................................27
Hình 2. 4: Biểu đồ Cơ cấu lao động theo độ tuổi ......................................................29
Hình 2. 5: Biểu đồ Cơ cấu lao động theo giới tính ...................................................30
Hình 2. 6: Biểu đồ Cơ cấu nguồn vốn .......................................................................31
Hình 2. 7: Biểu đồ cơ cấu tài sản ..............................................................................33
Hình 2. 8: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh.....................................................35
Hình 2. 9: Cung cấp cho người dùng trải nghiệm sử dụng thử phần mềm ...............39
Hình 2. 10: So sánh bài viết sử dụng cơng nghệ Seeding .........................................40
Hình 2. 11: Banner quảng cáo của Sapo trên trang Vnpay .......................................41
Hình 2. 12: Cơng nghệ Chatbot.................................................................................42
Hình 2. 13: So sánh bảng giá của Sapo và Haravan .................................................43
Hình 2. 14: Bảng giá tham khảo dịch vụ của Kiotviet ..............................................44
Hình 2. 15: Quảng cáo ứng dụng của Sapo trên điện thoại ......................................58
Hình 2. 16: Trang Blog dùng cho hoạt động marketing của Sapo ............................60
Hình 2. 17: Tiếp thị nội dung thơng qua Ebook của Sapo ........................................60

Hình 2. 18: Bảng chính sách hoa hồng cho người giới thiệu ....................................61
Hình 2. 19: Cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing điện tử ............................................62

vi


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với quý
thầy, cô trong khoa kinh tế, trường Đại Học Mở Hà Nội suốt những năm qua đã ln
tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức giúp em có kết quả tốt trong quá trình học tập
tại trường, là cơ sở để viết khoá luận tốt nghiệp và là hành trang kiến thức vững trãi
phục vụ cho công việc sau này.
Trong q trình viết khố luận tốt nghiệp, em đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng
nhờ sự hướng dẫn và chỉ dạy nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn – Cơ Trần Thị Thập,
em đã hồn thành bài khố luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ
Trần Thị Thập đã ln tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
Trong đợt thực tập tốt nghiệp, rất may mắn cho em vì có cơ hội được thực tập
tại Sapo. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giám đốc và các anh chị nhân viên
của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo đã ln hỗ trỡ nhiệt tình, giải đáp khó khăn,
cung cấp các số liệu và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian em thực tập tại công
ty.
Dù đã nỗ lực tìm hiểu để có thể hồn thiện báo cáo một cách tốt nhất nhưng do
hạn chế về trình độ, thời gian thực tập ngắn hạn nên khi thu nhập các dữ liệu làm
khố luận khó tránh khỏi sự thiếu sót và chưa hồn hảo. Em kính mong nhận được sự
cảm thơng và đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2022
SVTH


Phạm Thuỳ Dương

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự xuất hiện của Marketing là từ trước những năm 1900, dưới hình thức Marketing
truyền miệng (word of mouth - WOM). Tuy nhiên, theo một số tài liệu liên quan là
vào đầu thế kỷ 20, thuật ngữ Marketing đã xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ, chính thức
được đưa vào Từ điển tiếng Anh năm 1944. Hoạt động Marketing đạt đến đỉnh cao
nhờ có sự xuất hiện của Internet, cùng với đó là sự bùng nổ của TMĐT trên toàn Thế
giới, tạo ra một sân chơi mới yêu cầu các doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt
thời cơ, thay đổi phương thức kinh doanh để có thể tồn tại và tạo lợi thế cạnh tranh
trên thị trường.
Bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải có hoạt động Marketing, đây là con đường
ngắn nhất giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận tới khách hàng mục tiêu, phân tích
thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nhờ có sự xuất hiện của Internet
vào những năm 1990, hoạt động Marketing đã có những chuyển biến vơ cùng lớn,
khái niệm Marketing điện tử ra đời giúp cho hoạt động tiếp thị được mở rộng phạm
vi trên toàn thế giới.
Đi cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, hàng loạt các sàn thương mại điện tử
xuất hiện, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân tăng như vũ bão. Để phục vụ
cho hoạt động quản lý bán hàng, trao đổi mua bán thông qua internet, hàng loạt các
công ty giải pháp bán hàng ra đời. Trong đó, phải kể đến Cơng ty cổ phần Công nghệ
Sapo – một trong những công ty hàng đầu trong việc xây dựng nền tảng công nghệ
hỗ trợ bán lẻ và thương mại điện tử. Trong hành trình 14 năm phát triển (từ năm 20082022), Sapo luôn là công ty tiên phong trong hoạt động nghiên cứu giải pháp mới về
nền tảng quản lý bán hàng đa kênh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cho đến
nay lượng khách hàng của Sapo đã lên tới hơn 150.000 người dùng.
Có thể thấy đây là một mảnh đất “màu mỡ” mà hầu hết các doanh nghiệp thuộc

lĩnh vực công nghệ đều nhắm tới. Các đối thủ cạnh tranh của Sapo ngày một càng
nhiều, ngày càng phát triển và cạnh tranh rất gay gắt. Qua quá trình thực tập và nghiên
cứu tại công ty, tôi nhận thấy hoạt động Marketing điện tử của cơng ty vẫn cịn nhiều
hạn chế và chưa đem lại hiệu quả rõ ràng. Vì thế tôi lựa chọn đề tài: “Hoạt động

1


Marketing điện tử tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo” để làm đề tài cho khoá
luận tốt nghiệp cùa mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung nhất của đề tài là đề xuất các giải pháp hồn thiện hoạt động
Marketing điện tử tại Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ Sapo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hố cơ sở lý luận về marketing điện tử

-

Tổng hợp và đánh giá thực trạng hoạt động marketing điện tử tại Cơng ty Cổ
phần Cơng nghệ Sapo.

-

Đề xuất giải pháp hồn thiện hoạt động Marketing tại Công ty Cổ phần Công
nghệ Sapo.

3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Các dữ liệu thứ cấp cần thu thập bao gồm:
-

Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết / nghiên cứu tại bàn để thu thập
dữ liệu liên quan đến hoạt động Marketing điện tử từ tài liệu, sách báo, tạp
chí, báo cáo, website và các trang mạng xã hội… trong nước và quốc tế.

-

Sử dụng phương pháp quan sát không tham dự dựa trên điều kiện bản thân
sinh viên được thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo để thu thập
thông tin hoạt động marketing điện tử của công ty

-

Sử dụng các công cụ Marketing như Seoquake, thống kê Facebook,.. để thu
thập thông tin về hành vi người dùng trên website và mạng xã hội (lượt truy
cập, lượt tương tác, phản hồi, đánh giá của người dùng…)

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interviews): Gặp
trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn, cụ thể là nhân viên các phịng ban
trong Cơng ty Cổ phần Công nghệ Sapo theo một bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Nội
dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề liên quan tới hoạt động Marketing của Công
ty Cổ phần Công nghệ Sapo. Kịch bản phỏng vấn xin tham khảo phụ lục.

2



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Marketing điện tử của Công ty Cổ phần
Công nghệ Sapo.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung tổng hợp, phân tích, đánh giá chủ đề nghiên cứu trong phạm vi sau:
-

Về địa điểm: Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ Sapo trụ sở chính 266 Đội Cấn,
Ba Đình, Hà Nội.

-

Về thời gian: Dữ liệu thứ cập được phân tích trong giai đoạn 2017 đến 2021,
dữ liệu sơ cấp bằng quan sát của sinh viên thực tập trong giai đoạn từ ngày
15/09/2022 đến ngày 08/11/2022. Các đề xuất cho giai đoạn từ nay đến
2027.

5. Kết cấu của khố luận
Ngồi phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, phụ lục,..
khóa luận gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing điện tử của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing điện tử tại Công ty Cổ phần Cơng nghệ
Sapo
Chương 3: Giải pháp hồn thiện hoạt động Marketing điện tử tại Công ty Cổ phần
Công nghệ Sapo.


3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Marketing và hệ thống hoạt động Marketing
1.1.1. Khái niệm và các quan điểm về Marketing
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing. Mỗi định nghĩa nêu
lên được một số nét bản chất của Marketing và phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của Marketing. Một số các định nghĩa tiêu biểu của Marketing.
Theo Philip Kotler (Marketing căn bản 2006): “Marketing căn bản là sự hình
thành và quá trình sản xuất, giao dịch, vận chuyển và trao đổi hàng hóa nhằm làm
thỏa mãn khách hàng, đối tác và rộng hơn là cả xã hội. Hiểu cách toàn diện hơn,
marketing căn bản là một quá trình xã hội được thực hiện bởi các cá nhân và tổ chức
nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ thông qua các hoạt động sản xuất và trao đổi sản
phẩm.
Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định
nghĩa sau: “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các
tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm
quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ
chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông.
Theo Trần Minh Đạo (Giáo trình Marketing căn bản 2011): “Marketing là quá
trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thoả mãn những
nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng có thể hiểu. Marketing là một dạng hoạt
động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn
thơng qua trao đổi.”
Mặc dù có nhiều phát biểu khác nhau về Marketing, nhưng nhận xét chung về
những định nghĩa khác nhau đó là: Marketing là một dạng hoạt động của con người
nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi về một loại
sản phẩm –dịch vụ nào đó trên thị trường.

Như vậy, các định nghĩa về Marketing đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trao
đổi lợi ích để qua đó thoả mãn các mục tiêu của cả người bán lẫn người mua. Việc
nghiên cứu nhu cầu là hoạt động cốt lõi của Marketing

4


1.1.2. Hệ thống hoạt động Marketing
Hoạt động marketing của doanh nghiệp được vận hành trong hệ thống các yếu
tố tác động, các yếu tố này sẽ tạo ảnh hưởng đến các quyết định marketing trong
doanh nghiệp.
Trung tâm của hệ thống hoạt động marketing là khách hàng mục tiêu, mọi nỗ lực
marketing cần hướng vào để thỏa mãn nhu cầu của họ. Những nỗ lực marketing suy
cho cùng được thực hiện qua 4 yếu tố marketing mix (4P): Sản phẩm, giá cả, phân
phối và xúc tiến hỗn hợp. Các biến số marketing mix là sản phẩm tất yếu của hệ thống
thu thập thông tin marketing, lập kế hoạch marketing, tổ chức thực hiện marketing và
kiểm tra marketing.
Các quá trình này gắn bố chặt chẽ với nhau: thông tin marketing cần thiết cho
việc lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, việc triển khai chiến lược phải
thông qua kế hoạch và chương trình marketing. Đến lượt mình, kế hoạch và chương
trình marketing muốn thành hiện thực phải thông qua khâu tổ chức thực hiện, và kiểm
tra marketing chính là đảm bảo cho việc thực hiện khớp với kế hoạch đã đặt ra. Tồn
bộ q trình này đều chịu sự tác động của mơi trường marketing.

Hình 1. 1: Hệ thống hoạt động marketing của doanh nghiệp
(Nguồn: Ngơ Xn Bình, 2014)
1.2. Marketing điện tử
1.2.1. Khái niệm Marketing điện tử
5



Theo Philip Kotler (Marketing căn bản 2006): “E-marketing (hay marketing
điện tử) là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với
sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân - dựa trên
các phương tiện điện tử và Internet”.
Theo Juss Strauss (Marketing trực tuyến 2010): “E-marketing là việc sử dụng
công nghệ thông tin trong quá trình tạo ra, giao tiếp và cung cấp giá trị cho khách
hàng và để quản lý mối quan hệ khách hàng theo cách có lợi cho tổ chức và các bên
liên quan”.
Bản chất của E-marketing là việc tiến hành các hoạt động marketing trên môi
trường điện tử. Tất cả những nguyên lý trong marketing truyền thống đều có thể vận
dụng trong marekting điện tử, đó là nhằm mục đích tạo ra và cung ứng sản phẩm
dịch vụ thoả mãn khách hàng nhằm đem lại lợi nhuận cho tổ chức.
1.2.2. Lợi ích / những khả năng của Marketing điện tử
a/ Lợi ích của Marketing điện tử
• Đối với doanh nghiệp
-

Thứ nhất, Marketing điện tử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
đúng đối tượng khách hàng. Thay vì quảng cáo tràn lan, nhờ những
cơng cụ Marketing điện tử, doanh nghiệp có thể lựa chọn đúng nhóm
đối tượng khách hàng tiềm năng dựa vào sở thích, thói quen tiêu dùng,
độ tuổi, giới tính hoặc theo khu vực của khách hàng.

-

Thứ hai, giúp doanh nghiệp tiết kiệm lượng lớn chi phí, rất nhiều kênh
truyền thông mạng xã hội cho phép người dùng quảng bá, đăng bán sản
phẩm miễn phí. Ngồi ra, chi phí cho hoạt động marketing điện tử thấp
hơn chi phí marketing truyền thống rất nhiều.


-

Thứ ba, giúp cho doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, thu
thập các phản hồi của khách hàng từ đó thay đổi các chiến lược
marketing, chiến lược về sản phẩm sao cho hiệu quả nhất.

-

Thứ tư, Marketing điện tử giúp loại bỏ các vấn đề liên quan tới không
gian và thời gian. Cho phép doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm
trên khắp các quốc gia mà khơng bị giới hạn về thời gian, tồn bộ hoạt
động marketing đều được tự động hoá và liên tục mọi thời điểm.

• Đối với người tiêu dùng:
6


-

Thứ nhất, giúp cho người tiêu dùng lập tức tìm thấy quảng cáo về sản
phẩm mà họ đang cần, từ đó người tiêu dùng có thể so sánh giá và cân
nhắc uy tín giữa các nhà bán hàng để đưa ra lựa chọn mua hợp lý nhất.

-

Thứ hai, giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian và chi phí
nhất là chi phí đi lại. Tại các bài quảng cáo sản phẩm hầu hết người bán
sẽ đăng đầy đủ thơng tin, hình ảnh giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn
mà không cần phải trực tiếp tới các cửa hàng offline, giúp hạn chế chi

phí xăng xe, rủi ro an tồn. Tiết kiệm thời gian lựa chọn vì hầu hết
khách hàng lướt xem quảng cáo sản phẩm vào thời điểm rảnh rỗi.

-

Thứ ba, tạo cảm giác thoải mái cho người tiêu dùng khi mua hàng.
Nhiều khách hàng cảm thấy ngại ngùng khi đối diện nhân viên và hỏi
quá nhiều thông tin tại các cửa hàng offline. Tuy nhiên nhờ các cơng
cụ chatbox, khách hàng có thể tuỳ ý hỏi các thơng tin về nhiều loại sản
phẩm khác nhau.

• Đối với xã hội:
- Thứ nhất, giúp giảm thiểu ô nhiễm, tiêu thụ nguyên liệu bởi các hoạt
động mua sắm của một bộ phận người tiêu dùng đã chuyển sang trực tuyến.
- Thứ hai, giúp hoạt động chuyển đổi số ngày càng phát triển, dân trí
ngày một cải thiện, nâng cao đời sống của con người.
b/ Khả năng của Marketing điện tử
Marketing điện tử đem lại cho người làm marketing rất nhiều cả khả năng khác
nhau, điển hình được thống kê dưới bảng sau:
Bảng 1. 1: Các khả năng của Marketing điện tử
Khả năng

Mơ tả

Ví dụ

Tiếp cận tồn Khả năng tiếp cận mọi
cầu

Các nhà làm phim độc lập sử dụng


đối tượng có kết nối

Internet để tìm kiếm khán giả và bán

Internet, dù họ ở bất kỳ

các bộ phim của mình

đâu trên thế giới

7


Khả năng

Tạo ra sản phẩm đáp

Website của Adidas cho phép khách

marketing

ứng yêu cầu cụ thể của

hàng kết hợp các thành phần để tạo ra

theo u cầu

khách hàng


những đơi giày hồn chỉnh, phù hợp
với sở thích của riêng họ

Marketing

Hoạt động truyền thông

Dell đã khởi xưởng trang

tương tác

giữa người mua và

IdeaStorm.com, đề nghị các khách

người bán thơng qua

hàng nói với cơng ty cần làm những

Internet và các giao diện

gì. Dell đã áp dụng lời khuyên của

tương tác khác

các khách hàng, bán các máy tính
Linux và giảm các tính năng khuyến
mại quảng cáo khiến chậm tốc độ
máy tính.


Marketing

Khả năng cung cấp sản

Các nhà bán lẻ trực tuyến cho phép

đúng thời

phẩm đúng thời điểm

khách hàng đặt mua và nhận hàng hoá

điểm

ở bất cứ đâu, lúc nào theo yêu cầu

Marketing

Phối hợp tất cả hoạt động Sony với khẩu hiệu “Làm và Tin” trên

tích hợp

xúc tiến để tạo ra một

các hoạt động truyền thông và ngoại

thông điệp thống nhất và

tuyến


định hướng khách hàng
Khả năng đo

Nhờ có các cơng cụ, tiện

Google cung cấp khả năng đo lường

lường

ích đo lường, đội ngũ

chính xác lượt truy cập trang web,

marketing có thể nắm

thời gian ở trên trang, tỉ lệ click vào

được đâu là sản phẩm mà quảng cáo,… cho bất kì doanh nghiệp
khách hàng quan tâm

nào cần.

Khả năng

Giúp doanh nghiệp có

Shopee có cơng cụ tính tốn cho nhà

theo dõi


thể theo dõi mọi hành vi

bán hàng sản phẩm mà khách hàng đã

của khách hàng trên các

thêm vào giỏ, các sản phẩm khách

nền tảng truyền thơng

hàng u thích, tìm kiếm,..

của doanh nghiệp
(Nguồn: Trần Thị Thập và Nguyễn Văn Tuấn, 2021)

8


1.2.3. Hoạt động nghiên cứu thị trường và hành vi người dùng trong Marketing
điện tử
1.2.3.1.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu về thị trường – khách hàng mục tiêu: Để có thể nghiên cứu thị trường
trong Marketing điện tử, doanh nghiệp có thể thơng qua các nền tảng sau:
-

Mạng xã hội (Ví dụ: Facebook, Zalo, Tiktok,…)


-

Cơng cụ tìm kiếm (Google Search, Google Trend,..)

-

Các công cụ Marketing chuyên sâu (KeywordTool; Google Keyword,..)

-

Các báo cáo thống kê chuyên ngành đến từ các công ty chuyên nghiên cứu
thị trường như eMarketer hoặc báo cáo từ Meta và Google.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:
Đối với việc sử dụng Internet trong nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, cơ bản nhất
là sử dụng cơng cụ tìm kiếm. Tìm theo công cụ được sử dụng (Vd: tên mạng xã hội /
sàn giao dịch + tên công ty / tên cá nhân), cách tìm này cho phép biết được hoạt động
của đối thủ cạnh tranh trên các mạng xã hội hay trên các sàn giao dịch.
Một cách khác là khi đã biết tên cơng ty của đối thủ thì tìm kiếm chính xác theo
tên cơng ty, kết quả sẽ cho phép có cái nhìn tổng thể về sự hiện diện của đối thủ cạnh
tranh trên tất cả các công cụ. Quảng cáo là những điều cơng ty tự nói về mình, quan
trọng hơn nữa là những gì khách hàng nói về đối thủ, hay giới báo chí, cơ quan nhà
nước đăng tin gì về đối thủ.
Về cơng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, có thể triển khai các chương trình nghiên cứu
thu thập thông tin sơ cấp, sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM: ompetitive
profile matrix) để có cái nhìn trực quan hơn.
1.2.3.2. Nghiên cứu hành vi người dùng trong Marketing điện tử
Khái quát đặc điểm của người tiêu dùng trong mơi trường điện tử có những thay
đổi vừa nhanh chóng vừa khó lường là một vấn đề nan giải để phân tích. Tuy nhiên,
một cách tiêu biểu nhất thì đặc điểm hành vi người tiêu dùng trong mơi trường điện

tử (hay cịn được gọi là người tiêu dùng trực tuyến) mà các doanh nghiệp cần quan
tâm khi xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình bao gồm các yếu tố như sau:

9


1) Người tiêu dùng đang ngày một thành thạo công nghệ: Điều này địi hỏi các
thơng điệp của từ các doanh nghiệp TMĐT cần truyền tải đúng những gì mà
người tiêu dùng muốn.
2) Người tiêu dùng muốn mọi thứ đồng thời: Người tiêu dùng ngày càng có xu
hướng “đọc lướt” nhiều thông tin cùng lúc, yêu cầu doanh nghiệp cần lên ý
tưởng nội dung ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn phải đầy đủ thông tin cho người
tiêu dùng
3) Người tiêu dùng nắm thế chủ động: Người dùng ngày nay có thể chủ động
trong việc quyết định họ muốn xem quảng cáo gì, hay muốn nhận email giới
thiệu về những sản phẩm loại gì. Vì lý do đó, các hoạt động truyền thông tương
tác với khách hàng cần theo nguyên tắc lấy khách hàng làm trung tâm, đồng
thời mang lại những giá trị thực tế với họ.
4) Người tiêu dùng không trung thành: Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và so
sánh giữa các thương hiệu. Vì thế, cần làm nổi bật doanh nghiệp của bạn so
với đối thủ cạnh tranh.
5) Người tiêu dùng lên tiếng: Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng chia sẻ trải
nghiệm với các người dùng khác. Đây là con dao hai lưỡi vừa giúp doanh
nghiệp có thể nổi tiếng hoặc lụi bại.
1.2.4. Các cơng cụ Marketing điện tử phổ biến
1.2.4.1. Marketing qua cơng cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing)
Tiếp thị cơng cụ tìm kiếm (viết tắt là SEM) là một hình thức marketing liên quan
đến việc quảng bá các trang web, landing page bằng cách tăng khả năng hiển thị của
chúng trên các trang kết quả của cơng cụ tìm kiếm (SERPs). Cần phân biệt hai loại
tìm kiếm chính là tìm kiếm tự nhiên hay cịn được gọi là tìm kiểm hữu cơ (Organic

search) và tìm kiếm trả phí (Paid search).
Search Engine Optimization - Tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm (SEO) là q trình
tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị của
website hoặc webpage cho người dùng trên các máy truy tìm dữ liệu như Google,
Bing, Yahoo,... Tìm kiếm tự nhiên để chỉ việc sử dụng cơng cụ tìm kiếm tìm thấy
những nội dung phù hợp nhất liên quan đến từ khóa của một người khi họ cần tìm
kiếm. Kết quả tìm kiếm tự nhiên trả về được hình dung như là thư viện câu trả lời cho
câu hỏi của người tìm kiếm, nó được định hướng hoàn toàn bởi sự phù hợp nhất với
10


từ khóa của người tìm kiếm, và những người làm marketing khơng cần trả phí cho
các cơng cụ tìm kiếm. Tìm kiếm hữu cơ cũng được gọi là Tối ưu hóa cơng cụ tìm
kiếm - SEO (Search Engine Optimization)
Quy trình SEO gồm có 4 bước cơ bản:
Bước 1. Nghiên cứu thị trưởng và lựa chọn từ khóa
- Xác định mục tiêu kinh doanh
- Tìm hiểu thị trưởng: xu hướng và cơ hội
- Nghiên cứu đối thủ
- Nghiên cứu từ khóa.
Bước 2: Tối ưu trên website
- Tối ưu tiêu đề trang
- Tối ưu cấu trúc bài viết
- Tối ưu hình ảnh
- Kiểm sốt mật độ từ khóa trong bài viết,
Bước 3: Tối ưu bên ngoài website
- Xây dựng liên kết
- Điều hướng lưu lượng.
Bước 4: Đánh giá
- Đo lường hiệu quả kinh doanh

- Lượng truy cập
- Thứ hạng từ khóa trên Google
- Xếp hạng (Alexa)
- Số lượng liên kết
- Xu hướng từ khóa
- Các quyết định điều chỉnh.

11


Tìm kiếm trả phi (Paid search) là quảng cáo trên các cơng cụ tìm kiếm u cầu
người sử dụng phải trả phí cho nhà cung cấp quảng cáo.
Có rất nhiều hình thức quảng cáo trả phí đó là: PPC (Pay per click) – trả tiền
cho mỗi click của khách hàng vào liên kết; hoặc PPM (Pay per mille) – trả tiền cho
mỗi 1.000 lần quảng cáo được hiển thị cho khách hàng); hoặc PPA (Pay per action)
là loại quảng cáo có u cầu cao nhất, chi phí cao nhất khi chi phí này được trả nếu
việc click của khách hàng dẫn đến hành động nào đó theo yêu cầu
Đối với hình thức quảng cáo phổ biến nhất là PPC (Pay per click), dùng để chỉ
những quảng cáo trả tiền (quảng cáo trả phí) thường xuất hiện bên cạnh, trên hoặc
dưới danh sách kết quả tìm kiếm tự nhiên trên SERP hoặc trên một website đối tác
của doanh nghiệp. Hoặc các doanh nghiệp muốn quảng cáo thì có thể đấu thầu để
giành vị trí trên trang tìm kiếm kết quả của Google bằng cách sử dụng Google
Adwords — một chương trình quảng cáo tính phí trên mỗi lần nhấp chuột. Chi phí
phải trả dựa trên số lần mà mọi người nhấp chuột vào quảng cáo và ghé thăm website
của doanh nghiệp – chứ không phải số lần quảng cáo hiển thị / xuất hiện.
Đối với PPC, chiến lược từ khóa là yếu tố quan trọng hàng đầu mang lại thành
công cho mỗi chiến dịch quảng cáo. Và cho đến nay đã có hàng loạt cơng cụ hỗ trợ
người làm quảng cáo chọn từ khóa phù hợp.
Đối với cả tìm kiếm hữu cơ và tìm kiếm trả phí, người làm marketing đều phải
thực hiện một số cơng việc chính bao gồm:

- Chọn phân khúc thị trường mục tiêu: Cần tập trung vào các từ khóa mà người
tìm kiếm dùng để tìm thấy website của doanh nghiệp hoặc liên quan đến sản phẩm
của doanh nghiệp.
- Liệt kê danh sách nội dung: Sẽ có vấn đề nếu website không xuất hiện trong
các kết quả tìm kiếm. Đối với tìm kiếm hữu cơ, phải đảm bảo rằng nội dung tốt và
được phát hiện bởi các cơng cụ tìm kiếm. Đối với tìm kiếm trả tiền, phải làm việc với
mỗi cơng cụ tìm kiếm riêng để quảng cáo của doanh nghiệp được liệt kê cho các từ
khóa đã xác định.

12


- Tối ưu hóa nội dung: Để xếp hạng tốt cho các từ khóa phổ biến, cần đảm bảo
trang web của doanh nghiệp và đối tác đều đúng nơi thích hợp, mang lại lợi ích đối
với người tiêu dùng để tối ưu được các chi phí cho mỗi lần nhấp chuột.
1.2.4.2. Marketing qua phương tiện truyền thông xã hội (Social Media Marketing)
Truyền thơng xã hội hay cịn được gọi là Social Media Marketing (viết tắt Social
Media) là quá trình tiếp thị thông qua các trang mạng xã hội và kênh truyền thông
như website của doanh nghiệp. Truyền thông xã hội bao gồm các hoạt động sáng tạo
nội dung thu hút sự quan tâm và khuyến khích độc giả chia sẻ tới các độc giả khác
trong cùng trang mạng xã hội từ đó tạo lên hiệu quả truyền thơng.
Truyền thơng xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ việc các công ty làm marekting
thông qua việc tham gia vào các website cung cấp các hoạt động khác nhau, với các
tính năng như bình luận, thích, chia sẻ... Hay nói cách khác, truyền thơng xã hội có
đặc điểm tương tác đa chiều giúp cho người dùng chủ động tham gia vào các hoạt
động marketing cùng với doanh nghiệp trên môi trường mạng xã hội.
1.2.4.3. Marketing qua thư điện tử (Email Marketing)
Theo Rob Stokes tác giả của cuốn “Marketing – The essential guide for
marketing” được xuất bản vào năm 2009 có viết: "Email marketing là một hình thức
marketing trực tiếp sử dụng cơng cụ là các thiết bị điện tử để truyền tải thông điệp

đến khách hàng. Đây là công cụ để thiết lập mối quan hệ giữa công ty với những
khách hàng hiện tại và khách thông tin về sản phẩm, hàng tiềm năng.”
Hiểu đơn giản thì Email marketing (Tiếp thị qua thư điện tử) là việc một e-mail
được gửi đến danh sách khách hàng, thưởng kèm với lời chào hàng và kêu gọi một
hành động nào đó (đồng ý theo dõi bản tin của doanh nghiệp, để lại thông tin nếu có
quan tâm...)
Cụ thể hơn, e-mail marketing là hình thức marketing trực tiếp trong đó sử dụng thư
điện tử như một phương tiện giao tiếp với khách hàng.
Các bước cơ bản để triển khai Email Marketing:
-

Lập danh sách người nhận Email

-

Thiết kế nội dung và hình thức Email

-

Gửi email đi, đo lường và đánh giá kết quả
13


Dưới đây là sơ đồ kế hoạch triển khai Marketing điện tử thông qua Email mà hầu hết
các doanh nghiệp đang ứng dụng:
Xác định mục

Quyết định đối

Tạo danh


Phát triển

tiêu của chiến

tượng nhận

sách địa chỉ

chiến lược nội

dịch Email

email

email

dung

Marketing

Thiết lập lộ

Soạn thảo

trình gửi email

Email

Gửi email đi


Đánh giá kết
quả

Hình 1. 2: Kế hoạch triển khai Marketing điện tử thông qua Email
(Nguồn: Trần Thị Thập và Nguyễn Văn Tuấn, 2021)
Lợi ích của Email Marketing:
-

Chi phí cho hoạt động Email Marketing khá thấp, giúp cho doanh
nghiệp tiết kiệm được các chi phí thay cho hoạt động marketing truyền
thống như phát tờ rơi, treo phiến, thiết kế banner, biển quảng cáo...

-

Email Marketing có tốc độ phủ sóng nhanh chóng, dễ dàng lan toả
thơng điệp về sản phẩm, dịch vụ đến hàng nghìn khách hàng chỉ với vài
cú nhấp chuột,..

-

Xây dựng thương hiệu trực tuyến, quan hệ khách hàng, giúp doanh
nghiệp tăng sự tương tác, tăng độ nhận diện đối với khách hàng cũ cũng
như khách hàng mục tiêu.

-

Tự động hoá các chiến lược email marketing theo tuần, theo tháng và
gửi cho khách hàng dựa trên lịch có sẵn.


-

Thúc đẩy doanh thu bán hàng

-

Dễ dàng đo lường phân tích và đánh giá

-

Hầu hết khách hàng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ khi nhận được
email sẽ dễ dàng chuyển đổi thành doanh số

Dưới đây là bảng 6 chỉ số quan trọng trong Email Marketing mà hầu hết những
người làm Marting đều cần phải biết:
Bảng 1. 2: Bảng chỉ số quan trọng trong Email Marketing
14


Chỉ số

Định nghĩa

Tỷ lệ click

Phần trăm người nhận

(Tổng số click

email đã click vào


hoặc click duy nhất ÷ 10.000 email được

một hoặc nhiều liên

÷ Số lượng email

gửi * 100 = 5% tỷ lệ

kết có trong một

đã gửi) * 100

click

Cách tính tốn

Ví dụ
Tổng số 500 lần click

email nhất định.
Tỷ lệ

Tỷ lệ người nhận

(Số người đã hoàn

400 người đã hoàn

chuyển


email đã click vào

thành hành động

thành hành động

đổi

liên kết trong email

mong muốn ÷ Số

mong muốn ÷ 10.000

và hồn tất các hành

lượng tổng số

tổng số email được

động mà bạn mong

email đã gửi) * 100 gửi * 100 = 4% tỷ lệ

muốn, chẳng hạn như

chuyển đổi

điền vào biểu mẫu

hoặc mua sản phẩm.
Tỷ lệ

Tỷ lệ phần trăm tổng

(Tổng số email bị

75 email bị trả về ÷

thốt

số email bạn gửi

trả về ÷ Số lượng

10.000 tổng số email

khơng thành công tới

email đã gửi) * 100 đã gửi * 100 = 0,75%

hộp thư của người

tỷ lệ thoát

nhận.
Tốc độ

Tốc độ mà danh sách


([(Số người follow (500 người follow

tăng

email của bạn đang

mới) - (Số lần hủy

mới - 100 yêu cầu

trưởng

phát triển.

follow + khiếu nại

hủy follow và khiếu

qua email / spam)]

nại qua email / spam)

÷ Tổng số địa chỉ

÷ 10.000 địa chỉ email

email trong danh

trong danh sách * 100


sách của bạn]) *

= 4% tỷ lệ tăng

100

trưởng danh sách

15


Tỷ lệ

Phần trăm người

(Số lần nhấp vào

100 lần nhấp vào nút

chuyển

nhận email đã nhấp

nút chia sẻ và /

chia sẻ / chuyển tiếp ÷

tiếp

vào nút “chia sẻ mục


hoặc chuyển tiếp ÷

10.000 tổng số email

này” để đăng nội

Số lượng tổng số

đã gửi * 100 = 1% tỷ

dung email lên mạng

email đã gửi) * 100 lệ chia sẻ / chuyển

xã hội và / hoặc người

tiếp email

đã nhấp vào nút
“chuyển tiếp đến bạn
bè”.
ROI tổng

Lợi tức đầu tư tổng

thể

thể cho các chiến dịch hàng bổ sung đã
email của bạn. Nói


[($ doanh số bán
trừ $ đầu tư vào

cách khác, tổng doanh chiến dịch) ÷ $ đầu

(1.000 đô la doanh
thu bổ sung - 100 đô
la đầu tư vào chiến
dịch / 100 đô la được

thu chia cho tổng chi

tư vào chiến dịch]

đầu tư vào chiến dịch)

tiêu.

* 100

* 100 = lợi tức đầu tư
900% cho chiến dịch
(Nguồn: />
1.2.4.3. Marketing qua thiết bị di động (Mobile Marketing)
Mobile marketing hiểu một cách đơn giản là việc sử dụng các thiết bị không dây
để truyền tải nội dung và nhận phản hồi trực tiếp trong các chương trình truyền thơng
marketing tích hợp. Nói một cách khác, là việc sử dụng các kênh thông tin di động
làm phương tiện phục vụ cho các hoạt động marketing. Dưới đây là một số hình thức
Mobile Marketing phổ biến:

• SMS marketing:
- SMS: là một giao thức viễn thông cho phép gửi các thông điệp dạng
chữ (text) ngắn. Hiểu đơn giản thì đây là hình thức cho phép doanh nghiệp
marketing bằng tin nhắn với văn bản thông thường gửi tới thiết bị di dộng có
gắn SIM. Dịch vụ tin nhắn quảng cáo SMS marketing giúp doanh nghiệp
quảng bá các sản phẩm dịch vụ của mình tới hàng chục triệu thuê bao di động
với chi phi thấp hơn các kênh marketing truyền thống.

16


- MMS: tin nhắn đa phương tiện, MMS khá giống với SMS nhưng bổ
sung thêm được cả hình ảnh, clip, âm thanh. Đồng nghĩa với việc chúng sẽ
tốn kém hơn rất nhiều và khơng phải điện thoại nào cũng có chức năng MMS.
• Mobile Internet
- Mobile Website: Sử dụng website thân thiện với giao diện và trải
nghiệm người dùng trên điện thoại. Mobile Search: Quảng cáo dựa trên các
kết quả tìm kiếm trên điện thoại. Đây là hình thức mà các ông lớn về thương
mại điện tử đang sử dụng như Tiki, Shopee,…
- Mobile Social: Quảng cáo trên các ứng dụng người dùng cài đặt trên
điện thoại thông minh. Mobile Email: Đây là hình thức rất tiết kiệm chi phí và
đa số điện thoại thơng minh đều có một tài khoản email. Bạn thiết kế các email
tương thích với giao diện của điện thoại di động.
• WAP (giao thức ứng dụng không dây): Đây là một phiên bản đơn giản hơn
trên thiết bị di động của trang web, WAP giúp bạn đưa thông tin đến khách
hàng một cách chi tiết. Đặc biệt là khả năng cho phép bạn có thể đăng tải tồn
bộ thơng tin và hình ảnh lên web này.
• App-based marketing (Marketing trong ứng dụng): Là phương thức Mobile
Marketing được nhiều khách hàng tin tưởng, doanh nghiệp có thể hợp tác với
các đơn vị phát triển ứng dụng, phần mềm để phát những clip quảng cáo trực

tiếp khi khách hàng truy cập. Điều này giúp người dùng ghi nhớ sản phẩm của
bạn tốt hơn và nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
• In game mobile marketing (Quảng cáo trong trò chơi mobile): Chiến lược
quảng cáo trong trò chơi mobile vô cùng hiệu quả bởi việc lồng ghép các clip
vào game sẽ kích thích người dùng xem quảng cáo của doanh nghiệp bạn nhiều
hơn. Tùy vào người thiết kế mà có nhiều cách quảng cáo khác nhau như hiện
popups, tặng q, quảng cáo khi vào trị chơi,...
• Sử dụng mã QR codes: Là cách tiếp cận thông tin và trang web của doanh
nghiệp một cách nhanh chóng. Hơn nữa việc sử dụng mã QR là rất phổ biến
đặc biệt là với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ để quảng bá sản
phẩm.
• Location- based marketing (Marketing dựa trên vị trí): Định vị trên điện thoại
di động với công nghệ GPS ngày càng phát triển kéo theo sự thịnh hành của
17


phương thức truyền thông này. Phương pháp này giúp xác định được vị trí
chính xác và phạm vi khách hàng mong muốn cho doanh nghiệp.
• Mobile Search Ads (Quảng cáo tìm kiếm): Google hiện đang là trang web tìm
kiếm phổ biến nhất hiện nay mà các doanh nghiệp có thể ứng dụng. Quảng cáo
tìm kiếm sẽ được điều hướng theo những hành động mà các doanh nghiệp
mong muốn
1.2.4.4. Tiếp thị nội dung (Content Marketing)
Chiến lược nội dung liên quan đến việc hoạch định, xây dựng, phát triển nội
dung cho sản phẩm và thương hiệu. Nói cách khác đây là cách mà doanh nghiệp sử
dụng các nội dung để thu hút công chúng, khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp.
Một chiến lược nội dung tốt sẽ giúp xây dựng được khung sườn vững chắc cho cấu
trúc website, tập trung vào những từ khoá tạo nên sự khác biệt (về SEO), xác định
được những loại nội dung mà website sẽ bao quát, người viết, văn phong cũng như
quy trình đăng bài, phân phối bài, và trên hết là đảm bảo phù hợp với nhu cầu, mong

muốn của khách hàng mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển của thương hiệu.
Các định dạng của nội dung các doanh nghiệp thường sử dụng đó là: Tin tức và
blog; Các tính năng, hướng dẫn và các cuộc phỏng vấn; Các báo cáo chuyên sâu;
Sách điện tử; Đồ họa thơng minh; Video; Ảnh.
Khơng có qui tắc cố định nào về lượng nội dung mà doanh nghiệp có thể tạo ra,
điều này phụ thuộc vào mục tiêu, ngành kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp.
Người làm marketing có thể đo lường hiệu quả của hoạt động Email Marketing thông
qua các chỉ số như: Tổng số email gửi đi; lượng email gửi đi thành công; lượng email
gửi đi thất bại;lượng email đã được mở ra; tỉ lệ mở (%); link click,…
1.2.4.5. Marketing liên kết / Marketing theo hiệu quả quảng cáo (Performance
marketing)
Marketing theo hiệu quả quảng cáo (trước đây được gọi với tên gọi Marketing
liên kết) là một loại hình marketing dựa trên hiệu quả quảng cáo, trong đó một doanh
nghiệp trả tiền cho một hoặc nhiều đối tác của mình khi họ thực hiện một hình thứ
quảng cáo hoặc khuyến mãi nào đó liên quan đến các sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp, khiến khách hàng có hành động nhất định. Hành động này được doanh nghiệp

18


×