Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP DU LỊCH XUYÊN VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 75 trang )

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................................ 2
1. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 3
1.1. Giới thiệu khái quát về chương trình thực tập .............................................................. 3
1.2. Mục đích, yêu cầu ..................................................................................................... 12
1.2.1. Mục đích chương trình thực tập .......................................................................... 12
1.2.2. Yêu cầu của chương trình thực tập ...................................................................... 13
2. NỘI DUNG THU HOẠCH .............................................................................................. 14
2.1. Về tuyến điểm ........................................................................................................... 14
2.1.1. NGÀY 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BN MA THUỘT ........................ 14
2.1.2. NGÀY 2: BUÔN MA THUỘT – KON TUM – PLEIKU .................................... 16
2.1.3. NGÀY 3: PLEIKU – QUY NHƠN – HỘI AN .................................................... 18
2.1.4. NGÀY 4: HỘI AN – QUẢNG BÌNH.................................................................. 20
2.1.5. NGÀY 5: QUẢNG BÌNH – NGHỆ AN .............................................................. 22
2.1.6. NGÀY 6: NGHỆ AN – THANH HĨA – NÌNH BÌNH ....................................... 24
2.1.7. NGÀY 7: NINH BÌNH – HẠ LONG .................................................................. 26
2.1.8. NGÀY 8: HẠ LONG – LẠNG SƠN................................................................... 29
2.1.9. NGÀY 9: LẠNG SƠN – SA PA ......................................................................... 31
2.1.10. NGÀY 10: THAM QUAN SA PA .................................................................... 33
2.1.11. NGÀY 11: SA PA – MAI CHÂU ..................................................................... 35
2.1.12. NGÀY 12: MAI CHÂU – HÀ NỘI................................................................... 37
2.1.13. NGÀY 13: THAM QUAN HÀ NỘI ................................................................. 39
2.1.14. NGÀY 14: HÀ NỘI – NINH BÌNH – HÀ TĨNH .............................................. 42
2.1.15. NGÀY 15: HÀ TĨNH – QUẢNG BÌNH – HUẾ................................................ 44
2.1.16. NGÀY 16: THAM QUAN THÀNH PHỐ HUẾ ................................................ 47
2.1.17. NGÀY 17: HUẾ - ĐÀ NẴNG .......................................................................... 50
2.1.18. NGÀY 18: ĐÀ NẴNG – QUY NHƠN ............................................................. 53
2.1.19. NGÀY 19: QUY NHƠN – NHA TRANG ........................................................ 55
2.1.20. NGÀY 20: NHA TRANG – ĐÀ LẠT ............................................................... 59
2.1.21. NGÀY 21: ĐÀ LẠT – TP. HỒ CHÍ MINH....................................................... 61
2.2. Về nghiệp vụ ............................................................................................................. 62


2.3. Nhận xét tổng hợp ..................................................................................................... 63
2.4. Cảm nhận và đề xuất ................................................................................................. 65
2.4.1. Dịch vụ vận chuyển: ........................................................................................... 65
2.4.2. Dịch vụ ăn uống ................................................................................................. 66
2.4.3. Dịch vụ lưu trú ................................................................................................... 66
2.4.4. Hướng dẫn viên .................................................................................................. 67
3. PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 68
3.1. Đối với đơn vị tổ chức ............................................................................................... 68
3.2. Đối với chương trình tour .......................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 69
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 70

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 1


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với đối với
các thầy cô của trường Đại học Văn Hiến, đặc biệt là quý thầy cô của khoa Du Lịch đã
tạo cơ hội thực tế cho sinh viên chúng em được tham gia thực hành Tour Hành trình
Xuyên Việt 21 ngày 20 đêm. Trong quãng thời gian học tại trường thì đây là một tour
thực tập dài nhất, được mong chờ nhất và cũng mang nhiều nỗi lo nhất. Chính vì vậy
mà việc hồn thành tour thực tập này được coi như một thành công lớn. Đây là một cơ
hội tốt để em có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức đồng thời cũng được thực hành các
kỹ năng đã học trên lớp và rút kết từ những trải nghiệm trực tiếp, điều đó giúp ích rất
lớn để em ngày càng hồn thiện bản thân mình hơn và chập chững tìm kiếm hành
trang cho riêng mình khi bắt đầu bước vào nghề, vào đời.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Vũ Thị Thu Hương đã đồng hành
cùng chúng em trong suốt thời gian tour, cô đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ chúng em

rất nhiều trong quá trình thực tập. Em xin cảm ơn anh Lương Thế Phương hướng dẫn
viên xe 03 và các anh hướng dẫn viên của các xe đã chỉ dạy cho chúng em nhiều kiến
thức bổ ích và kinh nghiệm thực tế về nghề. Các thầy, cô đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ
dạy chúng em rất nhiều trong quá trình chuẩn bị cũng như xuyên suốt chuyến thực tập.
Xin cảm ơn các bạn trưởng xe, các nhóm và những thành viên xe số 3 đã tích cực
chuẩn bị chu đáo, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong quãng thời gian trên tour và hồn thành
chuyến thực tập này một cách thành cơng
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến công ty du lịch Mekong Heritage đã đồng
hành tổ chức chương trình, thiết kế những tuyến điểm mang nhiều kiến thức, sự trải
nghiệm thực tế cho sinh viên, cảm ơn các thành viên của nhà xe đã góp phần cơng sức
khơng nhỏ giúp chuyến thực tập được thành công tốt đẹp. Trong q trình làm bài báo
cáo, khơng thể tránh khỏi những thơng tin thiếu sót, em mong nhận được sự nhận xét,
sửa chữa của quý thầy cô để bài làm được tốt hơn.
Trân trọng!

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu khái quát về chương trình thực tập
Theo chương trình học tập tại trường đại học Văn Hiến thì đây là chương trình
tham quan thực tập xuyên việt dành cho sinh viên khoa Du Lịch năm cuối trước khi ra
trường. Chương trình tour Hành trình Xuyên Việt và tour Tây Nguyên – Miền
Trung năm 2020 do cơng ty Mekong Heritage thiết kế đi trong vịng 21 ngày 20 đêm.
Bắt đầu từ ngày 28/12/2020 đến ngày 17/1/2021, cả đồn gồm cơ Vũ Thị Thu Hương
– trưởng đoàn, 3 giảng viên: Trương Thị Thanh Tuyền, Lư Nguyễn Xuân Thanh, Trần
Trọng Lễ và toàn bộ sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khóa k18 (
bao gồm 155 sinh viên ) chia thành 4 xe trong đó 1 xe đi Tây Nguyên – Miền Trung (

khởi hành ngày 7/1/2021 ), 3 xe đi xuyên việt ( khởi hành ngày 28/12/2020 ).
Trong chương trình xuyên việt 21 ngày 20 đêm sinh viên sẽ được đi qua lần lượt
từ các tỉnh của vùng Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và một
phần của vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phương tiện vận chuyển chính suốt tuyến: Ơtơ
45 chỗ ngồi, ngồi ra cịn một số phương tiện khác: Đi tàu ngắm cảnh vịnh Hạ Long,
Đi thuyền trên sông Hương, đi xe điện ở Fangxipang, xe trung chuyển tại Sapa,...
Đoàn sẽ lưu trú tại khách sạn theo tiêu chuẩn từ 2 đến 4 sao và lưu trú từ 1 đến 2 đêm
tại các tỉnh theo tiêu chí phịng ghép 2 đến 4 người/ phịng.
Đồn được đi qua các tỉnh, thành phố đến với các điểm tham quan du lịch nổi
tiếng, hấp dẫn. Nổi bật là các di sản thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận
như: Phố cổ Hội An, Đại nội Kinh thành Huế, Vịnh Hạ Long, Quần thể danh thắng
Tràng An,.. Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Cụm núi Ngũ Hành Sơn, Văn
Miếu Quốc tử giám, đền thờ các vua Hùng, chùa Linh Ứng,.. Những địa điểm ghi dấu
ấn lịch sử: Ngã ba Đồng Lộc, Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn,..
Hay các khu du lịch Làng sen quê Bác, thị trấn Sapa,.. Đặc biệt cùng với sự hướng dẫn
của những anh, những thầy hướng dẫn viên có nhiều kinh nghiệm.
Ngồi được biết đến nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng thì đồn cịn có cơ
hội thưởng thức các món ăn đặc sản, đặc trưng của từng tỉnh, từng vùng khác nhau:
Cao Lầu ( Hội An ), chè Hẻm ( Huế ), kẹo Cu đơ ( Hà Tĩnh), phở, bún chả ( Hà Nội ),
Bánh cáy, bánh đậu xanh ( Thái Bình),.. Trong hành trình đồn sẽ được ghé những cơ
sở sản xuất và bán các đặc sản của vùng: tinh dầu Tràm ở Huế, cơ sở chế tác đá ở Đà
Nẵng, trạm dừng chân bán các đặc sản, quà lưu niệm: Huế, Hà Nội, Đà Lạt, Phú Thọ,..
Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 3


Nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở
trung tâm khu vực Đơng Nam Á, ở phía Đơng bán đảo Đơng Dương, phía Bắc giáp
Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đơng Nam trơng ra biển Đơng và

Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, biên giới đất liền dài 4.510km.
Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650km.
Từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400km (Nam
bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ
Dương sang Thái Bình Dương. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi
nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sơng ngịi và có bờ biển dài.
Tây Nguyên là một lãnh thổ rộng lớn bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk
Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng là vùng rộng thứ hai trong bảy vùng du lịch của Việt
Nam nằm về phía Tây và Tây Nam
Về mặt sinh thái tự nhiên Tây Nguyên sở hữu các giá trị tự nhiên tổng hợp với
địa hình phân tầng rõ ràng, khí hậu mát mẻ quanh năm cùng với hệ thống sông, hồ,
thác, ghềnh, suối nước nóng đặc biệt là hệ sinh thái tự nhiên điển hình với độ đa dạng
sinh học cao đây là điều kiện lí tưởng để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng,
sinh thái, mạo hiểm.
Về mặt văn hóa – xã hội, Tây Nguyên là cái nôi của các bn, làng cùng với
những nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống đặc trưng, tiêu biểu cho nền văn hóa bản địa
cổ vùng lục địa Đông Nam Á.
Về mặt giao thông, giao lưu trao đổi của vùng Tây Nguyên gắn với các vùng
Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ thông qua các tuyến trục là các quốc lộ
14 cũ, 19, 20, 24, 25, 26, 27,.. gần các thành phố du lịch như thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Nha Trang,.. Tuy nhiên, là một trong hai vùng du lịch khơng giáp biển, lại
có phần hạn chế về giao thơng, nằm cách xa các trung tâm kinh tế phát triển của đất
nước nên cũng gây ra những khó khăn nhất định đối với sự phát triển du lịch.
Các điểm tham quan du lịch khi tới Tây Nguyên như: Thác Dray-Sap, Buôn Đôn,
Cầu Treo Konklor, Tà Nùng, Hồ Lắk, nhà Thờ Gỗ,..
Duyên hải Nam Trung Bộ là dải đất phía Nam của miền Trung bao gồm 8 tỉnh
và thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận Và Bình Thuận. Đây là vùng được đón bình minh
sớm nhất trong cả nước vì có điểm cực Đơng. Phía Bắc của vùng này ngăn cách với


Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 4


Bắc Trung Bộ bởi dãy núi Bạch Mã, phía Nam giáp với Đơng Nam Bộ. Phía Tây thì
một phần giáp với Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào ( phía Tây tỉnh Quảng Nam), còn
lại tiếp giáp với Tây Nguyên. Tồn bộ phía Đơng tiếp giáp với biển Đơng chiều dài
khoảng 1.290km và có bốn huyện đảo là Hồng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh
Hòa), Lý Sơn (Quãng Ngãi) và Phú Qúy (Bình Thuận). Đây là một lợi thế rất lớn của
vùng để phát triển du lịch biển đảo, hội nhập với du lịch khu vực và quốc tế.
Tài nguyên du lịch biển đảo là một lợi thế rất lớn của vùng với nhiều lồi đặc sản
có giá trị kinh tế cao ( tơm hùm, cá ngừ, mực, cá trích, cá nục,..). Vùng cịn có nhiều
bãi biển đẹp, bãi cát dài như Vịnh Nha Trang, Non Nước, Cửa Đại, Mỹ Khê, Ninh
Chữ,.. Đặc biệt, vùng cịn có những di tích lịch sử hay những di chỉ khảo cổ như văn
hóa Sa Huỳnh, di chỉ Gò Đá,.. vùng còn nổi tiếng với các di sản văn hóa thế giới được
UNESCO cơng nhận như: phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn hay những ngôi đền tháp
của người Chăm như: tháp Ponagar, tháp Poklong Garai, tháp Porome,.. Vùng có
tuyến giao thơng huyết mạch của quốc gia về đường bộ, đường sắt (quốc lộ 1A, đường
sắt thống nhất) và đường hàng không và tuyến hàng hải quốc tế, đây là điều kiện thuận
lợi để đón khách quốc tế và nội địa đến bằng mọi phương tiện giao thông.
Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị. Thừa Thiên – Huế. Lãnh thổ chạy dài trên nhiều vĩ độ và hẹp ngang với
phái Bắc giáp đồng bằng sơng Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía Nam giáp
Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với
1.294km đường biên giới, phía Đơng trơng ra biển Đơng với đường bờ biển dài
670km.
Vùng này nằm ở trung độ trên các trục giao thông, các tuyến du lịch Bắc Nam cả
về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ ra biển của Lào
qua hành lang Đông Tây và cho cả vùng Đông Bắc Thái Lan và Mianma thông qua

các cửa khẩu quốc tế như Na Mèo, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo
Tài nguyên du lịch nhân văn thì đây là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa,
chính trị gia nổi tiếng và là nơi sinh sống của 25 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, điển
hình là các dân tộc Thái, Mường, Chứt, Cơ-tu, Tà Ơi với bản sắc văn hóa hết sức đặc
trưng được thể hiện qua các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề thủ cơng, kiến
trúc nghệ thuật, ẩm thực,.. Ngồi ra vùng cịn có những di tích ghi dấu những sự kiện
lịch sử, chính trị quan trọng, những chiến công chống ngoại xâm như: cầu Hàm Rồng,

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 5


ngã ba Đồng Lộc, thành cổ Quảng Trị và một số di sản văn hóa được UNESCO cơng
nhận là dân ca Ví Dặm, nhã nhạc cung đình Huế, thành nhà Hồ, Quần thể Cố đô Huế.
Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Hà
Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam,
Ninh Bình, Nam Định và Quảng Ninh. Đồng bằng sông Hồng nằm ở trung tâm đồng
bằng Bắc Bộ. Phía Bắc và Tây giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía Nam
giáp Bắc Trung Bộ, phía Đơng được bao bọc bởi biển Đơng với chiều dài 600km, có
nhiều vũng, vịnh cửa sơng để xây dựng cảng biển, nhiều bãi tắm dài, phong cảnh đẹp,
với hệ thống đảo ven bờ lớn nhất Việt Nam, phía Bắc giáp Trung Quốc với chiều dài
133km thông qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
Đồng bằng sơng Hồng có thủ đơ Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch
của cả nước. Vùng này có cửa ngõ ra vịnh Bắc Bộ, tiếp giáp giữa Đông Nam Á và
Đông Bắc Á, thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Về tài nguyên du lịch nhân văn thì đây là vùng có lịch sử khai phá lâu đời, là cái
nôi sản sinh ra nền văn minh lúa nước nên tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ
hội, làng nghề truyền thống và nhiều di sản văn hóa thể giới được UNESCO cơng
nhận như: Hồng thành Thăng Long, Hội Gióng, Quan họ Bắc Ninh, Quần thể danh

thắng Tràng An.
Đông Bắc gồm các tỉnh: Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang. Phía Bắc Giáp Trung Quốc, Phía Đơng
tiếp giáp vịnh Bắc Bộ thuộc Quảng Ninh. Phía Tây giáp khu Việt Bắc với ranh giới là
sườn phía Tây dãy núi cánh cung Ngân Sơn và sườn Bắc của dãy Tam Đảo. Phía Nam
là vùng đồi thấp giáp đồng bằng sơng Hồng, chạy dọc phía Nam các dãy núi cánh cung
Đông Triều, Bắc Sơn, Tam Đảo nối với đồng bằng sông Hồng.
Các điểm đến nổi tiếng ở khu vực Đông Bắc như: Vịnh Hạ Long, Đền Hùng, Ải
Chi Lăng, Cửa Khẩu Hữu Nghị, Cột Cờ Lũng Cú, Động Tam Thanh, Chợ Kì Lừa….
Tây Bắc gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, n Bái, Lào
Cai.
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung
đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ
và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là
Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 6


Vùng đất Tây Bắc sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vĩ,
văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ,
riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái, Tây Bắc có sức hấp
dẫn du lịch đặc biệt. Tây Bắc có đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông
Dương, là niềm khát khao chinh phục của rất nhiều người.
Các điểm tham quan du lịch của vùng Tây Bắc như: Đỉnh Fansipan, Mai Châu,
Đèo Pha Đin, Điện Biên, Đèo Ơ Quy Hồ…
*Chương trình thực tập cụ thể:
CHƯƠNG TRÌNH KIẾN TẬP - THỰC TẬP


HÀNH TRÌNH XUYÊN VIỆT
Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Thời gian: 21 ngày 20 đêm

NGÀY 01: TP HCM – BUÔN MA THUỘT
(350 km)
04h00: Xe và hướng dẫn viên đón đồn tại Trường ĐH Văn Hiến. Khởi hành đi Buôn
Ma Thuột
Ăn sáng trên đường đi tại Bình Phước.
Ghé tham quan
 Thác Dray-sap – ngọn thác hùng vĩ của Tây Ngun
Chiều: Đồn nhận phịng, sau đi khởi hành đi tham quan
 Buôn Đôn – nơi chung sống của cộng đồng các sắc tộc Êđê, M’nông, Gia
Rai, Lào…
Tối: Nghỉ đêm tại Bn Ma Thuột
NGÀY 02: BN MA THUỘT – KONTUM - PLEIKU
(250 km)
Sáng: Dùng điểm tâm sáng, sau đó khởi hành đi tham quan:
 Bảo tàng Dak Lak, sau đó tiếp tục lộ trình đi Kontum
Chiều: Đồn tham quan đi Kontum, tham quan;
 Cầu treo Konklor – nối liền 2 bờ của dịng sơng Dakla.
 Nhà thờ gỗ – là cơng trình kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman và
kiểu nhà sàn của người Bana
Trở về lại Pleiku.
Tối: Nghỉ đêm tại Pleiku.
NGÀY 03: PLEIKU – QUY NHƠN – HỘI AN
(395 km)
Sáng: Dùng điểm tâm sáng, sau đó khởi hành đi Quy Nhơn, ghé tham quan
 Bảo tàng Quang Trung – nơi gìn giữ những hiện vật quan trọng trong

phong trào Tây Sơn

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 7


Chiều: Tiếp tục lộ trình đi Hội An, tham quan
 Phố cổ Hội An
 Nhà cổ Tấn Ký/nhà cổ Quảng Đơng
 Chùa Cầu,..
nhận phịng, nghỉ ngơi.
Tối: Nghỉ đêm tại Hội An
NGÀY 04: HỘI AN – QUẢNG BÌNH
(295 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, khởi hành đi Quảng Bình.
Ghé tham quan
 Thành cổ Quảng Trị - biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng và sự hy sinh trong cuộc chiến 81 ngày đêm khói lửa.
Chiều: Nghe hdv thuyết minh về
 Căn cứ quân sự DMZ - được lâp ra sau theo hiệp định Genève về Đông
Dương năm 1954.
 Cầu Hiền Lương, Sông Bến Hải - vĩ tuyến 17 ranh giới chia cắt đất hơn
nước 21 năm.
Tối: Nghỉ đêm tại Quảng Bình
NGÀY 05: QUẢNG BÌNH - NGHỆ AN
(201 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, khởi hành đi Nghệ An, ghé tham quan
 Ngã 3 Đồng Lộc - nơi bắt đầu của đường mòn Hồ Chí Minh - Nơi lưu dữ
tuổi thanh xuân vĩnh cửu của mười cơ gái thanh niên xung phong.

Chiều: Đồn tiếp tục tham quan
 Làng Sen – Làng Hoàng Trù (quê ngoại & quê nội của Bác) – tận mắt
thấy những kỷ vật gắn liền với tuổi thơ vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta.
Tối: Nghỉ đêm tại Nghệ An
NGÀY 06: NGHỆ AN – THANH HĨA - NINH BÌNH
(292 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, khởi hành đi Thanh Hóa, ghé tham quan
 Di tích Lam Kinh
Chiều: Tham quan Nhà thờ đá Phát Diệm - cảm nhận kiến trúc hài hoà của phương
đơng và phương tây. Sau đó khởi hành về Ninh Bình.
Tối: Nghỉ đêm tại Ninh Bình

NGÀY 07: NINH BÌNH – HẠ LONG
(200 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, Đoàn đi tham quan
 Chùa Phổ Minh - một trong những ngôi chùa cổ tại Việt Nam, được xây
dựng từ thời Lý, nơi có Tháp Phổ Minh 14 tầng cổ kính uy nghiêm.
 Đền Trần - nơi các Thái Thượng Hoàng nhà Trần xưa kia thường về an
dưỡng tuổi già.
Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 8


Chiều: Tham quan
 Vịnh Hạ Long – tham quan các thắng cảnh trên vịnh Hạ Long như: Động
Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ, Hịn Chó Đá, Hang Ba Hang, Hịn Đỉnh
Hương, Hòn Trống Mái
Tối: Nghỉ đêm tại Hạ Long.
NGÀY 08: HẠ LONG – LẠNG SƠN

(215 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, đi Lạng Sơn, đoàn ghé tham quan:
 Trúc Lâm Yên Tử
Chiều: Tiếp tục lộ trình, ghé tham quan
 Ải chi Lăng - cửa ải đã đi vào huyền thoại trong quá trình giữ nước chống
giặc ngoại xâm của dân tộc ta
 Chợ Kỳ Lừa - trung tâm mua bán đồ lớn nhất xứ Lạng.
Tối: Nghỉ đêm tại Lạng Sơn.
NGÀY 09: LẠNG SƠN – SAPA
Sáng: Dùng điểm tâm, khởi hành đi Sapa
 Động Tam Thanh
Chiều: Tiếp tục tham quan
 Chợ Cốc Lếu
Tối: Nghỉ đêm tại Sapa

(457 km)

NGÀY 10: THAM QUAN SAPA
Sáng: Dùng điểm tâm, đi tham quan
 Thác Bạc – với độ cao thác khoảng 200m là khung cảnh tuyệt đẹp.
 Đỉnh Fanxipang – chinh phục nóc nhà Đơng Dương bằng hệ thống cáp
treo hiện đại (giá tour chưa bao gồm cáp treo)
Chiều: Tiếp tục tham quan
 Bản Cát Cát – bản lâu đời của người dân tộc Mông.
Tự do khám phá Sapa
Tối: Nghỉ đêm tại Sapa
NGÀY 11: SAPA – MAI CHÂU
(390 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, Khởi hành đi về Phú Thọ, ghé thăm viếng
 Đền Hùng – thắp hương và tưởng niệm các vua Hùng dựng nước

Chiều: Tiếp tục lộ trình đi Mai Châu.
 Giao lưu văn hóa đồng bào dân tộc Thái tại bản Lác – Mai Châu
Tối: Nghỉ đêm tại nhà sàn Mai Châu
NGÀY 12: MAI CHÂU - HÀ NỘI
(148 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, sau đó khởi hành về Hà Nội
Chiều: Đoàn khởi hành tham quan
 Văn miếu Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam
Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 9


Tối:

 Đền Ngọc Sơn - viên ngọc của Hồ Hoàn Kiếm.
 Cầu Thê Húc - biểu tượng văn hoá của Hà Nội xưa.
 Hồ Hồn Kiếm - một đoạn xót lại của Sông Hồng. Nơi vua Lê Thái Tông
trả gương cho rùa vàng.
Nghỉ đêm tại Hà Nội

NGÀY 13: THAM QUAN HÀ NỘI
Sáng: Dùng điểm tâm, khởi hành đi tham quan
 Viếng thăm lăng Bác - nơi đặt thi hài của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
 Đền Quán Thánh - một trong “Thăng Long Tứ Trụ”
 Chùa Trấn Quốc - ngôi chùa cổ nhất Việt Nam
Chiều: Tự do khám phá Hà Nội. Tự túc ăn tối đặc sản Hà Nội.
Tối: Nghỉ đêm tại Hà Nội.
NGÀY 14: HÀ NỘI – NÌNH BÌNH – HÀ TĨNH
(351 km)

Sáng: Dùng điểm tâm, khởi hành đi tham quan
 KDL Tràng An – chiêm ngưỡng hang động với những thạch nhũ đẹp được
ví như Hạ Long trên cạn
 Cố đô Hoa Lư - kinh đô đầu tiên của nhà nước Phong Kiến trung ương tập
quyền của Việt Nam.
 Chùa Bái Đính – một trong những ngơi chùa nổi tiếng nhất của Ninh Bình.
Chiều: Tiếp tục hành trình về Hà Tĩnh
Tối: Nghỉ đêm tại Hà Tĩnh.
NGÀY 15: HÀ TĨNH – QUÀNG BÌNH - HUẾ
(363 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, Đồn đi Quảng Bình.
Đồn xi QL1A về qua cầu Gianh vào vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng,
xuống thuyền ngược sơng Son tham quan Động Phong Nha.
Chiều: Đồn theo đường Hồ Chí Minh về Đơng Hà, viếng Nghĩa trang trường Sơn
 Thánh địa La Vang - nơi hành hương quan trọng của người công giáo Việt
Nam.
Tiếp tục về đến Huế nhận phịng.
 Du thuyền trên sơng Hương - thưởng thức chương trình ca Huế.
Tối: Nghỉ đêm tại Huế

NGÀY 16: THAM QUAN TP HUẾ
Sáng: Dùng điểm tâm, đoàn tham quan Nội thị TP Huế
 Chùa Thiên Mụ - cổ tự Xứ Huế do chúa tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa đầu
tiên của Đàng Trong cho xây đựng.
 Đại Nội - nơi đóng đơ của vương triều nhà Nguyễn suốt 143 năm từ 1802
đến 1945 được UNESCO công nhận Di Sản Văn Hoá Thế Giới
Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 10



Chiều: Đoàn tiếp tục tham quan
 Lăng Khải Định – tìm hiểu kiến trúc lăng tẩm nhà Nguyễn.
 Lăng Minh Mạng - Nghiêm lăng nơi yên nghĩ của vị vua thứ 2 của vương
triều Nhà Nguyễn.
Tự túc ăn tối đặc sản xứ Huế
Tối; Nghỉ đêm tại Huế
NGÀY 17: HUẾ - ĐÀ NẴNG
(105 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, khởi hành đi Đà Nẵng
 Đường hầm Hải Vân – hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á
 Chùa Linh Ứng – với tượng Phật Bà cao 67m cao nhất Việt Nam, trên quần
thể Bán đảo Sơn Trà
Chiều: Tiếp tục tham quan
 Ngũ hành Sơn - gồm 5 ngọn núi trong ngũ hành Phương Đông.
Tối: Nghỉ đêm tại Đà Nẵng.
NGÀY 18: ĐÀ NẴNG – QUY NHƠN
(320 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, Đoàn khởi hành đi tham quan
 Ghềnh Ráng – tham quan bãi trứng
 Mộ thi sĩ Hàn Mạc Tử
 Di tích Mỹ Sơn - trung tâm tín ngưỡng của triều đại Chămpa. Cịn lưu giữ
hơn 70 cơng trình kiến trúc đền tháp của nền văn hố Chămpa.
Chiều: Tiếp tục lộ trình đi Quy Nhơn
Tối: Ngủ đêm tại Quy Nhơn
NGÀY 19: QUY NHƠN – NHA TRANG
(213 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, tham quan
 Gành đá đĩa
 Nhà thờ Mằng Lăng

Chiều: Tiếp tục lộ trình về Nha Trang
 Tháp bà Ponagar – một cơng trình kiến trúc độc đáo của người Chămpa
 Chùa Long Sơn – Ngôi chùa lớn & nổi tiếng của TP Nha Trang
 Viện Hải Dương Học
 Làng yến Mai Sinh
Tối: Nghỉ đêm tại Nha Trang
NGÀY 20: NHA TRANG – ĐÀ LẠT
(150 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, tham quan. Khởi hành đi Đà Lạt, ghé viếng thăm
 chùa Linh Phước (chùa ve chai)
Chiều: Đoàn tham quan
 Green Hill – biểu tượng cổng trời Bali
 Dinh Bảo Đại – nơi nghỉ mát của vị vua cuối cùng triều Nguyễn
Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 11


Dùng tiệc Gala Dinner – tổng kết chương trình kiến tập – thực tập Xuyên Việt.
Tối: Nghỉ đêm tại Đà lạt
NGÀY 21: ĐÀ LẠT – TP HCM
(300 km)
Sáng: Dùng điểm tâm, sau đó khởi hành về lại TP HCM, ghé tham quan:
 Nhà thờ Domaine de marie
 Thiền viện Trúc Lâm – Ngôi chùa nổi tiếng của Đà Lạt
Dùng cơm trưa.
Chiều: Tiếp tục lộ trình về TP HCM. Kết thúc chuyến tham quan thực tập Xuyên Việt.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích chương trình thực tập
Nhằm đáp ứng cho sinh viên được trải nghiệm với ngành nghề một cách sát với

thực tế, trường đại học Văn Hiến đã tạo điều kiện cho những sinh viên tham gia
chuyến kiến tập thực tập “Tour Hành trình xuyên việt 21 ngày 20 đêm” để sinh viên
được tiếp cận đến các điểm du lịch đặc trưng, nổi tiếng. Và lần này với các mục đích
như sau:
+ Cho đồn được tận mắt tham quan, trải nghiệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp giàu
tính nhân văn của các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các di sản nổi tiếng được
UNESCO công nhận của Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng.
+ Tiếp cận, cọ xát và làm quen với nghề một cách thực tế, gần gũi.
+ Thực tập các nghiệm vụ của một hướng dẫn viên du lịch: thuyết minh, nghiệp
vụ tại các điểm tham quan, nhà hàng, khách sạn,..
+ Thực hiện nghiệp vụ chào đoàn, chào tạm biệt đoàn.
+ Thực tập các nghiệp vụ check in, check out tại các khách sạn lưu trú
+ Quan sát các khơng gian, bài trí bàn ăn, cách lên món ăn của nhà hàng tại các
vùng, các tỉnh khác nhau
+ Thực tập nghiệp vụ phát nước, phát khăn, phát nón trên xe
+ Cách xử lý tình huống trên đường tour
+ Thưởng thức các loại đặc sản, món ăn đặc trưng, nét riêng biệt của từng tỉnh
khi đi qua của khu vực tây nguyên, miền Trung, Miền Bắc.
+ Quan sát lối sống sinh hoạt hàng ngày của những người dân tại các vùng, các
tỉnh đi qua, các công việc của các dân tộc thiểu số vùng cao như tày, thái, H’mơng,.. từ
đó hiểu hơn được văn hóa, con người của khu vực đó.

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 12


+ Đồng thời, chuyến đi cũng góp phần mở rộng vốn kiến thức thực tế cho mỗi
thành viên, cùng nhau đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập.
1.2.2. Yêu cầu của chương trình thực tập

Trải nghiệm và thực hành trên suốt quảng đường của chương trình kiến tập thực tập
Xuyên Việt:
+ Xây dựng các bài thuyết minh về các chuyên đề, các điểm tham quan trong
chương trình đã được giao trước
+ Thực hành các kĩ năng, thủ tục về dịch vụ lưu trú, ăn uống tại nhà hàng,
khách sạn, các điểm tham quan,..
+ Rèn luyện kĩ năng đứng trước đám đơng, kĩ năng thuyết minh, kĩ năng xử lý
tình huống trên đường tour
+ Cách tổ chức, phân công nhiệm vụ giữa các cá nhân và theo nhóm nhỏ để
thực hiện các nghiệp vụ theo từng ngày
+ Rèn luyện kĩ năng, thái độ của một hướng dẫn viên, làm việc đúng giờ giấc,
tinh thần học hỏi nghiêm túc
+ Hiểu được các giá trị của các di sản, lịch sử, đặc sản và khái quát các điểm
tham quan của các tỉnh thành trong chương trình từ đó có thể xây dựng cho mình sơ
lược về tuyến điểm Tây Nguyên, di sản miền Trung và miền Bắc.

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 13


2. NỘI DUNG THU HOẠCH
2.1. Về tuyến điểm
2.1.1. NGÀY 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BN MA THUỘT
Cung Đường: Xe đón đồn tại Đại Học Văn Hiên – 613 Âu Cơ, Quận Tân Phú và
khởi hành về Buôn Ma Thuột.
 Từ TP. Hồ Chí Minh qua Bình Dương trên Quốc lộ 13
 Đến Ngã tư Sở Sao, rẽ vào Tỉnh lộ 741
 Qua Bình Phước, đến Ngã tư Đồng Xồi, rẽ vào Đường Hồ Chí Minh (Quốc
lộ 14 cũ), qua Thị trấn Gia Nghĩa (Đắk Nông)

 Đến Đắk Lắk, đến Ngã tư Cư Jút, rẽ vào Đường Hùng Vương (Tỉnh lộ 684)
tham quan Khu du lịch sinh thái Thác Dray Sáp
 Trở ngược ra Đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 cũ), rẽ vào Tỉnh lộ 681
hướng về Khu du lịch Buôn Đôn.
 Quay lại trung tâm TP. Buôn Ma Thuột nghỉ đêm.
Cung đường đoàn đi khá dài khoảng 350km và đồn đi ngang khu vực của tỉnh Bình
Dương, Bình Phước, Đak Nơng, Đăk Lăk
Bình Dương
Có các cửa ngõ lưu thông với các tỉnh Tây Nguyên, các con sông lớn chạy qua
địa phận của tỉnh như sông Đồng Nai, sơng Sài Gịn và sơng Bé. Giao thơng có quốc
lộ 13 là đường liên tỉnh nối liền TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước, đường 741 nối
liền với thị xã Thủ Dầu Một với thị xã Đồng Xồi. Bình dương có các khu du lịch hồ
Bình An, vườn trái cây Lái Thiêu,.. và các làng nghề truyền thống: làng sơn mài, làng
gốm,..
Khi đi ngang qua tỉnh sẽ có những chuyên đề: gốm sứ Minh Long, đặc sản trái
cây Bình Dương, căn cứ Tà Thiết,..
Bình Phước
Phần lớn là loại đất đỏ nên rất thích hợp với các loại cây cơng nghiệp như cao su,
cà phê, tiêu và điều. Địa hình của tỉnh đi qua hai con sơng Sài Gịn và sơng Bé. Khu
vực có gồm nhiều dân tộc đang sinh sống như Kinh, Khmer, Nùng, M’nông và đặc
biệt là dân tộc S’tiêng. Tỉnh có hai quốc lộ chính đi qua là quốc lộ 13 và quốc lộ 14 cũ
nối với các tỉnh Tây Ngun. Bình Phước có thắng cảnh đẹp như thác số 4, khu di tích
lịch sử Tà Thiết, núi Bà Rá,..
Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 14


Khi đi ngang qua tỉnh sẽ có những chuyên đề: Cuộc sống dân tộc S’tiêng, Cây
cao su, cây cà phê,..

Đăk Nông
Nơi đây quy tụ hơn 40 dân tộc anh em hình thành nền văn hóa phong phú, đậm
đà bản sắc dân tộc. Mạng lưới giao thông của tỉnh Đắk Nông chủ yếu là đường bộ với
3 tuyến quốc lộ có tổng chiều dài là 310 km. Mạng lưới đường bộ này nối Đắk Nông
với các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên thông qua quốc lộ 14, nối với Lâm Đồng thông
qua quốc lộ 28. Các điểm du lịch của tỉnh có rất nhiều thác như: thác Dray Nur, Trinh
Nữ, Diệu Thanh, Dray Sap, Dak G’Lun,.. Đặc biệt tại Đăk Nông có một điểm du lịch
nổi tiếng là khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng.
*Thác Dray sap: đây là một khu du lịch có một con thác với dịng chảy siết và
theo tiếng Êđê thác có tên là Thác Khói hay còn gọi là thác Chồng gắn liền với một
huyền thoại về chuyện tình của cặp vợ chồng. Tại khu du lịch thác Dray sap – Gia
Long thì đồn có thể dùng bữa trưa tại nhà hàng Dray Sap và có nhiều dịch vụ khác
như dịch vụ lưu trú nhà dài Êđê, dịch vụ cưỡi voi, xem thú, thuê thuyền chụp ảnh..
Đường vào thác sẽ hơi khó khăn do băng qua những chỏm đá vì thế chúng ta nên
mang trang bị những đôi giày nhẹ, tránh bị trơn trượt khi vào xem thác.
Đăk Lăk
Rừng Đắk Lăk có trữ lượng gỗ dồi dào và nhiều động vật quý hiếm, đặc biệt là
đàn voi hơn 300 con tập trung ở các huyện Buôn Đơn, Đak Mil. Tỉnh có nhiều đồn
điền cà phê, cao su, hồ tiêu, mía,. và có 3 hệ thống sơng chính: sơng Pa, sơng Sê Rê
Pok và sơng Đồng Nai. Tỉnh có trên 36 dân tộc khác nhau đang sinh sống chủ yếu là
dân tộc Kinh, Êđê, M’Nông, Nùng, Tày, Gia Rai. Tại Đak lak có những hồ nước thơ
mộng như hồ Lak, hồ Ea Kao, vườn quốc gia Yok Đôn, khu du lịch đồi Tâm Linh,..
Khi đi ngang tỉnh có thể thuyết minh các chuyên đề: Các truyền thuyết về dân tộc
Ê đê, lễ cúng voi của dân tộc M’nông, sinh hoạt đặc trưng của đồng bào Đak Lak,
thuần dưỡng và săn bắt voi rừng, rượu cần Tây Nguyên,..
*Buôn Đôn
Buôn Đôn xưa đã từng là cái nôi phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng
nổi tiếng khắp cả nước. Đây cũng là vùng đất chung sống của rất nhiều đồng bào dân
tộc khác nhau như Lào, Ê đê, Mnông, Giarai,.. Nơi đây cũng đang trở thành điểm du
lịch nổi tiếng của Tây nguyên nói chung và Đăk Lăk – Bn Đơn nói riêng. Đến đây


Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 15


đoàn sẽ được nghe thuyết minh tại điểm về tục bỏ mã của người dân tộc nơi đây, nhìn
được cách xây dựng ngôi mộ của hai vị vua săn voi và những người có chiến tích săn
voi vào lúc xưa.
Sau đó đồn sẽ đi thăm ngơi nhà sàn cổ được xây dựng cách đây trên 125 năm
với kiến trúc độc đáo của người Lào, ngơi nhà được làm hồn tồn bằng gỗ của ông
Amakong – vị vua săn voi. Tại đây cũng có bán những quà lưu niệm và thuốc gia
truyền Amakong. Tại đây đồn sẽ hiểu hơn về cơng việc săn bắt cũng như là cách mà
người dân thuần dưỡng voi rừng và đưa chúng vào làm phương tiện di chuyển hay làm
những công việc sản xuất hàng ngày vì thế mà tại đây đồn sẽ được chứng kiến những
chú voi được chủ cưỡi và di chuyển trong buôn làng.
Sau đó đồn sẽ được trải nghiệm cầu treo bắc qua sơng Sêrêpơk với cảm giác
đung đưa, ngồi ra bên trong hệ thống Cầu treo ngay giữa lịng sơng Sêrêpơk là Nhà
hàng Sàn Si chuyên phục vụ các món ăn đặc sản của người dân bản địa như: Cơm lam,
gà nướng, rượu cần,.. Đây là một điểm tham quan hấp dẫn trong chương trình.
2.1.2. NGÀY 2: BN MA THUỘT – KON TUM – PLEIKU
Cung đường: Đoàn khởi hành đi tham quan Bảo tàng Đăk Lăk , tiếp tục theo Đường
Hồ Chí Minh (Quốc Lộ 14 cũ) qua tỉnh Gia Lai, đến KonTum tham quan Cầu treo
Kon Klor và Nhà thờ gỗ KonTum. Quay ngược trở về lại TP. PleiKu (Gia Lai) nghỉ
đêm. Khoảng cách di chuyển trong ngày khoảng 250km
*Bảo tàng Đak Lăk
Đây là bảo tàng có sự hợp tác của Cộng hòa Pháp và bảo tàng dân tộc Việt Nam
được thiết kế theo mô phỏng kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Ê đê,
ở đây trưng bay nhiều hiện vật và hình ảnh được bố trí thành 3 khơng gian trưng bày
với 3 phần nội dung lớn gồm sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử. Khi vào đây đoàn sẽ

được nghe thuyết minh về các hệ sinh thái, thổ nhưỡng, động thực vật của Tây Nguyên
như: Hổ, báo, chồn, đất sét, đất bazan, cây cà phê, cây cao su,..
Tiếp đến đoàn sẽ được xem và nghe thuyết minh về các hiện vật, hình ảnh đời
sống sinh hoạt của người dân tộc tây nguyên, các dụng cụ trong nông nghiệp: thuyền
độc mộc, giỏ, lao để săn bắn, bếp lửa và những bộ trang phục già làng, thầy cúng, đồ
thổ cẩm, dệt chiếu, những cồng chiêng của người Êđê, người Jarai,.. Sau đó đồn sẽ
được di chuyển xem các mơ hình và bộ phim tư liệu về những cuộc chiến tranh tại Tây
Nguyên.

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 16


Đây là một điểm đến có thể khai thác trong tour với số lượng thuyết minh viên
đông và khuôn viên sảnh có sức chứa rộng rãi có thể đón số lượng đồn khách đơng.
Nơi đây thối mái trong việc chụp ảnh tập thể và việc đỗ xe cũng khá dễ dàng trong
khn viên bảo tàng.
Kon Tum
Là tỉnh có sự phát triển du lịch còn nhiều hạn chế của vùng Tây Nguyên, nơi đây
có một số điểm tham quan như: Ngã Ba Đơng Dương, nhà thờ gỗ, cầu treo Kon Klor,
tịa giám mục, nhà rông Kon Klor, thác Pa Sỹ và một số loại món ăn như cá gỏi kiến
vàng, heo măng đen quay,..
*Nhà Rông và Cầu treo Kon Klor
Nhà Rông Kon Klor là kiểu nhà sàn đặc trưng của dân tộc Ba Na hay Gia Rai ở
khu vực tây Nguyên, đây là nhà rông to và sừng sững bởi lối kiến trúc mái to sừng
sững, vững chãi và đây được xem là linh hồn của người dân Tây Nguyên
Cầu treo Kon Klor là chiếc cầu treo bằng sắt to đẹp của vùng Tây Nguyên với
chiều dài 292m. Cầu được xây dựng thuận tiện cho việc đi lại cũng như hoạt dộng sản
xuất của người dân Kon Tum. Trên cầu thì đồn có thể ngắm những dịng nước chảy

xiết. Và khi đến đây đồn đã đi vào giờ trưa vì thế mà thời tiết rất nắng sẽ ảnh hưởng
đến tâm lí của khách cũng như không thể cảm nhân được hết những vẻ đẹp về kiến
trúc, giá trị của ngôi nhà rông hay cầu treo Kon Klor
*Nhà thờ gỗ
Nhà thờ gỗ Kom Tum là một cơng trình khép kín, gồm có giáo đường, nhà
khách, nhà rơng, nhà trưng bày văn hóa dân tộc và tơn giáo. Trong khu hoa viên có
bức tượng Đức Mẹ nâng bế Chúa Hài Đồng được làm từ một thân gỗ, nguyên liệu xây
dựng nhà thờ chủ yếu là gỗ cà chít, khơng làm cầu kỳ và khơng sử dụng đinh hay thứ
kết dính nào khác mà khi cưa đẽo thường được gắn kết bằng mộng từ đó tạo cho nơi
này một cảm giác gần gũi.
Và khn viên nhà thờ rất rộng, thoáng đảng, sẽ thiết kế là điểm tham quan và ở
nhà thờ các sơ còn ni những đứa trẻ mồ cơi vì thế khi đến đây chúng ta cũng sẽ nói
khách về việc này để khách có thể quyên góp một chút để giúp các sơ trong nhà thờ.
Gia Lai
Tỉnh có trục quốc lộ 14 cũ đi ngang nối Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên.
Trục quốc lộ 19 nối với các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quy Nhơn đến Pleiku. Thị

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 17


xã Pleiku nằm trên ngã ba giao lộ của quốc lộ 19, 14 cũ, 25 cách Quy nhơn 180 km
đường bộ. Gia Lai là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về miền trung và
Campuchia như sông Pa, sông Sê San và các con suối khác, tỉnh có những cánh rừng,
thác nước và các con suối như: Rừng Kon Ka King và Kon Cha Rang, thác Yaly, thác
Xung Khoeng, suối Đá Trắng,.. Tỉnh Gia Lai có cộng đồng nhiều dân tộc sinh sống
dân tộc Kinh, Gia Rai, K’ho, Thái và Ba Na. Tỉnh có các lễ hội đặc sắc như lễ bỏ mã,
đâm trâu, múa xoang, các loại nhạc cụ đàn đá, cồng chiêng,..
Khi đi qua tỉnh cũng có thể thuyết minh những chuyên đề như: Anh hùng Núp,

dân tộc Ba Na, Bầu đức và CLB Hoàng Anh Gia Lai, căn cứ địa của vua Quang Trung,
tôn giáo của các dân tộc,..
2.1.3. NGÀY 3: PLEIKU – QUY NHƠN – HỘI AN
Cung đường: Khởi hành theo Quốc lộ 19 hướng về Bình Định, đến Thị trấn Phú
Phong, rẽ vào Quốc Lộ 19B qua Cầu Phú Phong, đến Đường Ngọc Hân rẽ trái vào
tham quan Bảo tàng Quang Trung. Tiếp tục theo Quốc Lộ 19B, qua Thị xã Gò Găng,
rẽ vào Quốc Lộ 1A hướng về Thành phố Hội An, đến Ngã ba Cao tốc Đà Nẵng –
Quảng Ngãi rẽ vào cao tốc tiếp tục hành trình. Rẽ theo hướng Quốc Lộ 14E, nhập vào
Quốc Lộ 1A, rẽ vào Đường 129, qua Cầu Cửa Đại vào Thành Phố Hội An.
Khi đi đồn qua các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và đồn di chuyển với
khoảng cách khá dài khoảng 395km
Bình Định
Đây là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, là quê hương của các loại hình nghệ
thuật như tuồng, bài chịi,.. Tỉnh có nhiều bờ biển dài, nhiều vũng vịnh với những bãi
tắm đẹp. Có nhiều lễ hội truyền thống, lễ hội chợ Gị, lễ hội đơ thị nước mặn, lễ hội cư
dân miền biển,.. và các làng nghề như rượu Bầu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh tráng
mè,..
Khi đi ngang qua tỉnh có thể thuyết minh các chuyên đề như: Vua Quang Trung,
các danh tướng nhà Tây Sơn, nhạc võ Tây Sơn,..
*Bảo tàng vua Quang Trung
Nhà bảo tàng Quang Trung và tượng đài người anh hùng được dựng trên khu đất
nơi sinh ra Nguyễn Huệ ở làng Kiên Mỹ, xã Bình Thạnh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình
Định. Tại đây, đoàn sẽ được thuyết minh viên giới thiệu về các hiện vật được trưng
bày về cuộc đời và những chiến tích của vua Quang Trung. Tại khn viên của bảo

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 18



tàng rộng, thoải mái cho việc chụp ảnh tập thể, dâng hương, tại đây cũng có cây me và
giếng nước hàng trăm năm vẫn còn giữ. Sau khi nghe thuyết minh, đồn cịn được
thưởng thức điệu múa trống nhạc võ Tây Sơn.
Đây là điểm tham quan rất thích hợp cho đồn tìm hiểu về những giá trị lịch sử
cũng như cuộc đời của vua Quang Trung nói riêng và nhà Tây Sơn nói chung. Trong
khn viên cũng có 2 chỗ bán quà lưu niệm và sách về bảo tàng Quang Trung nói
riêng và thời Tây Sơn nói chung.
Quảng Ngãi
Cịn được biết đến với tên gọi “Xứ mía đường”. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề
dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và nói đến Văn hóa Chăm Pa khơng thể khơng kể
đến hệ thống thành lũy Chàm. Nói đến Quảng Ngãi người ta thường nghĩ ngay đến
"núi Ấn sông Trà", đây còn là quê hương của nhiều nhà lãnh đạo, các tướng và các nhà
trí thức, nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ, nhạc sỹ: thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nguyễn
Chánh, Trần Văn Trà,.. Tỉnh cũng có một số khu du lịch như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, khu
du lịch văn hóa Thiên Ấn, Thác Trắng,.. Đặc biệt là khu du lịch đảo Lý Sơn với đặc
sản là tỏi Lý Sơn hay gọi là tỏi cơ đơn. Ngồi ra Quảng Ngãi còn nổi tiếng với một số
đặc sản: muối Sa Huỳnh, quế Trà Bồng, mạch nha, đường phổi, kẹo gương...
Khi đi ngang qua tỉnh cũng có thể thuyết minh những chuyên đề: Đảo lý Sơn, các
danh nhân Quảng Ngãi, đặc sản Quảng Ngãi,..
Quảng Nam
Trong tiến trình lịch sử thì vùng đất Quảng Nam được tạo lập trên con đường
phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt, đây cịn là vùng đất cổ phát triển
thịnh vượng của người Chăm Pa. Quảng Nam cũng có hai di sản văn hóa được
UNESCO công nhận là phố cổ Hội An và khu đền Tháp Mỹ Sơn vì thế mang lại rất
nhiều nguồn thu cho kinh tế cho du lịch của tỉnh. Đây cũng là nơi có sự giao thoa văn
hóa sớm thơng qua Cảng Hội An vì thế mà cũng có nhiều món đặc sản như: Cao Lầu,
Mì Quảng, cơm gà Tam kì, bê thui cầu Mống, bánh phu thê đặc biệt là loại trái cây
bịong boong.
Khi đi qua tỉnh có thể thuyết minh những chuyên đề: chuyên đề về người Chăm
Pa, đặc sản xứ Quảng Nam, mở mang bờ cõi về phía Nam, Cảng Hội An, Cù Lao

Chàm,..

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 19


*Phố cổ Hội An
Đây là một đô thị cổ nằm bên bờ sông Thu Bồn với lịch sử từ thế kỷ 16, 17 khi
các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc đến đây giao thương hàng hóa. Hội An là một
điểm hấp dẫn khách về nhiều phương diện về giá trị lịch sử - văn hóa nơi đây. Tại phố
vẫn cịn giữ tương đối nguyên vẹn các phố xá, bến cảng, các kiến trúc dân dụng và tơn
giáo, tín ngưỡng dân gian như cặp mắt cửa. Đi dọc trong phố cổ đoàn sẽ đi qua điểm
nổi tiếng là chùa Cầu là ngơi chùa cổ được xây dựng trên cầu và có mái che và trong
chùa có thờ phượng Bắc Đế cưỡi con câu long, chùa cầu là một lối kiến trúc tiêu biểu
ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và khi đến đây đoàn sẽ được nghe
thuyết minh về lịch sử, ý nghĩa tượng thờ cũng như kiến trúc chùa Cầu.
Khi đi thẳng vào bên trong tầm 50m, bên tay phải đồn sẽ đến ngơi nhà cổ Tấn
Ký, tại đây đoàn cũng sẽ được nghe thuyết minh về giá trị, kiến trúc của ngôi nhà cổ.
Khi đi thẳng vào trong phố, đồn sẽ đến cơng viên kazik – người có thể nói là có cơng
rất lớn của phố cổ Hội An. Song song bên phố là con đường phố bày bán rất nhiều
lồng đèn, các món đặc sản của Hội An như tàu phớ, cao lầu,..
Đây là một điểm đến hấp dẫn bởi trong phố có những lồng đèn sáng và những
chiếc thuyền để khách có nhu cầu xuống thuyền đi dạo và thả hoa đăng từ đó tạo nên
một khơng gian cổ kính, hấp dẫn. Nhưng nếu đi Phố vào buổi tối thì các ngơi nhà
trong phố đều đóng cửa, khơng gian tối vì thế chưa thể tả hết phong cảnh và không
gian của phố. Nên tổ chức đồn đi vào buổi chiều sẽ hợp lí hơn.
2.1.4. NGÀY 4: HỘI AN – QUẢNG BÌNH
Cung đường: Khởi hành trên Đường Hai Bà Trưng, rẽ vào Đường Lạc Long Quân –
Trường Sa nối dài đến Thành phố Đà Nẵng, chạy dọc theo Biển Mỹ Khê, nhập vào

Quốc Lộ 1A, qua Hầm Hải Vân, qua Thừa Thiên – Huế
 Đến Quảng Trị, tham quan Thành cổ Quảng Trị
 Tiếp tục theo Quốc Lộ 1A, đến xã Gio Phong, đi hướng Cầu Cao xã, hướng
về Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải
Tiếp tục hành trình, đến Thị Trấn Hồ Xá, nhập vào Quốc Lộ 1A, hướng về
Thành Phố Đồng Hới, qua Cầu Quán Hàu, dọc Sông Nhật Lệ vào trung tâm TP
Đoàn di chuyển qua khu vực của các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa thiên
Huế, Quảng Bình

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 20


Quảng Trị
Tỉnh có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh chạy qua.
Đặc biệt có đường 9 nối với đường liên Á qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào. Dự
án sân bay Quảng Trị ở Gio Linh, cách Đông Hà 7 km về phía Bắc. Cảng biển Mỹ
Thủy, Đại lộ Đơng Tây bảy làn xe nối từ cảng Mỹ Thủy qua cửa khẩu Lao Bảo, có
tổng vốn đầu tư khoảng 150 triệu USD. Trong những năm Chiến tranh Việt Nam,
Quảng Trị là một trong những nơi bị thả bom nhiều nhất.
Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử: Cầu treo Đakrơng,
Đường mịn Hồ Chí Minh, Thành cổ Quảng Trị (là một nơi gắn liền với chiến dịch
mùa hè 1972), Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Địa đạo Vịnh Mốc, Căn cứ Khe Sanh,
Căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu, Hàng rào điện tử McNamara, Bãi tắm Cửa Tùng (được
các sĩ quan Hải quân Pháp mệnh danh là "Nữ hồng của các bãi tắm" ở Đơng Dương.),
biển Mỹ Thủy.
*Thành cổ Quảng Trị
Thành được xây dựng Ban đầu đắp bằng đất, tới năm 1827 vua Minh Mạng cho
xây lại bằng gạch về sau năm 1929 Pháp xây thêm nhà lao và biến nơi này thành nơi

giam cầm của những người có quan điểm chính trị đối lập. Thành cổ Quảng Trị còn
nổi tiếng là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm giữa lực lượng của Quân Giải phóng
miền Nam Việt Nam với Quân lực Việt Nam Cộng hòa có sự yểm trợ tối đa của hỏa
lực của quân đội Mỹ. Đây là một trận đánh hao tổn về sức người và của cho cả hai
bên. Hiện nay tại bảo tàng Thành cổ Quảng Trị vẫn cịn có nhưng di vật, và những bức
thư bộ đội gửi vĩnh biệt gia đình trong thời gian xảy ra trận đánh này.
Khi đến đây đoàn sẽ được xem những tư liệu về sự hi sinh, kiên cường của quân
đội việt nam trong cuộc chiến năm 1972 sau đó đồn sẽ đi dâng hoa và hương cho
ngôi mộ chung tại một khuôn viên rộng lớn, đoàn sẽ được nghe thuyết minh về những
anh hùng dân tộc trong cuộc chiến 81 ngày đêm, nghe kể về bức thư người lính gửi
cho mẹ, cho vợ ở nhà từ đó khi đến đây đồn vơ cùng xúc động cũng như cảm xúc
nghẹn ngào vì sự hy sinh của các anh hùng khi nằm lại với ngôi mộ chung nơi đây.
Nên đưa điểm này vào chương trình vì đây là một trong những điểm thiêng liêng để
tưởng nhớ, dâng hương hoa cho các anh hùng dân tộc.

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 21


Sau đó đồn sẽ đi về tỉnh Quảng Bình, đồn đi ngang qua khu vực của cầu Hiền
Lương sông Bến Hải, đoàn sẽ được nghe thuyết minh về lịch sử, ý nghĩa và sự kiện
tạm thời chia cắt đất nước thành hai miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954.
2.1.5. NGÀY 5: QUẢNG BÌNH – NGHỆ AN
Cung đường:
Khởi hành trên Quốc Lộ 1A hướng về Hà Tĩnh
 Đến Ngã Ba Giang, rẽ trái vào Đường 2 (DT2), hướng vào Khu di tích Ngã Ba
Đồng Lộc tham quan
 Quay ngược trở lại Quốc Lộ 1A, tiếp tục hướng về Nghệ An, qua Cầu Bến Thuỷ
2, tiếp tục rẽ trái vào Quốc Lộ 46A hướng về Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,

tham quan Làng Sen – Làng Hoàng Trù – quê ngoại và quê nội của Bác
Đoàn di chuyển đi ngang khu vực của tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An
Hà tĩnh
Có dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển và có những bãi cát ven biển cùng với
nhiều vũng, vịnh, tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm.
Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung thiên nhiên không mấy ưu đãi,
nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhân kiệt". Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn
chương, khoa bảng và anh hùng. Hà Tĩnh cịn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong
vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xn Liên, hát ví phường vải Trương
Lưu, hị ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nề nếp, phong lưu có nhiều lễ hội,
hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu
Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh,
ven dịng sơng Lam, sơng La, sơng Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đã để lại nhiều thơ văn
và trước tác. Đặc sản của Hà Tĩnh là kẹo Cu đơ.
Khi đi ngang qua Tỉnh có thể thuyết minh các chuyên đề: đèo Ngang, đại thi hào
Nguyễn Du, núi Hồng Lĩnh – chùa Hương Tích, đặc sản kẹo Cu đơ,..
*Ngã ba Đồng Lộc
Là giao điểm của hai đường tỉnh số 5 và 15 của vùng đồi Hà Tĩnh. Trong những
năm kháng chiến chống Mỹ, ngã ba đồng lộc là cửa ngõ giao thơng từ miền Bắc và
đường mịn Hồ Chí Minh, trên đoạn đường chưa đầy 20km đã hứng chịu 2.057 trận
bom. Đặc biệt tại di tích này cịn có một sự kiện đau lòng 24/7/1968 một trận bom làm
cho 10 cô gái độ tuổi từ 17 đến 22 phải hy sinh khi trên tay vẫn còn cầm cuốc, xẻng,..

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 22


Vì thế đây là một điểm đến mang nhiều giá trị lịch sử, đến đây đoàn sẽ được xem
những tư liệu về cuộc đấu tranh chống đế quốc mỹ, di tích vẫn cịn lưu giữ những

chiếc máy bay, vỏ đạn, xe tăng và đặc biệt là những dấu tích của bom đạn năm xưa.
Sau đó đồn sẽ đi dâng hoa và thắp hương cho mộ của 10 cô gái phải hy sinh vì đất
nước, khn viên của di tích rộng rãi, đường đi dễ dàng có thể chứa những đồn khách
với số lượng lớn, đây cũng là một điểm ý nghĩa trong chương trình nên thiết kế đưa
các tour du lịch hành hương về nguồn.
Nghệ An
Có thành phố Vinh là trung tâm tỉnh lỵ, kinh tế văn hóa, chính trị lớn của cả vùng
phía bắc Miền Trung, nơi đây có vị trí chiến lược, nơi có đường bộ, đường sắt xuyên
việt, đường thông qua Lào, hải cảng, sân bay. Nghệ An là mảnh đất sản sinh nhiều
danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà văn hóa nổi tiếng như: Mai Hắc Đế, Hồ Xuân
Hương. Phan Bội Châu. Đặc biệt, đây còn là quê hương của Bác Hồ một danh nhân
văn hóa thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc. Nghệ An là xứ sở của những lễ hội
cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền... Lễ hội
làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi,
đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Miền núi
có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ uống rượu cần.
Nghệ An cịn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh, cơm
lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đồi,..
Tỉnh có một số điểm du lịch: vườn quốc gia Pù Mát, bãi biển Cửa Lò, nhà lưu
niệm cụ Phan Bội Châu, làng Sen, làng Hoàng Trù, quảng trường Hồ Chí Minh,..Khi
đi ngang qua tỉnh có thể thuyết minh các chuyên đề: sông Lam, danh nhân Nghệ An,
gia đình và cuộc đời Bác Hồ,..
*Làng Hồng Trù
Là quê ngoại của Bác Hồ cũng là nơi người được sinh ra, tại di tích vẫn cịn giữ
ngun những nếp nhà tranh giản dị, những kỉ vật vô giá của dân tộc có ý nghĩa đối
với quốc gia. Lối đi vào khu di tích qua những ngơi nhà tranh tái hiện được khung
cảnh của ngôi làng, nhữn khu vườn, ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hồng Xn, ngơi nhà
cụ Hồng Đường, ngơi nhà nơi chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Đến đây đoàn được nghe
thuyết minh về cuộc đời của thân Sinh Bác Hồ và những năm tháng Bác được sinh tại
đây


Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 23


*Làng Sen
Là quê nội của Bác Hồ và từ làng Chùa - quê ngoại sang làng Sen - quê nội
khoảng 1km qua hồ sen thơm ngát và giếng Cốc trong vắt. Ngôi nhà tranh mà Bác đã
sống thời niên thiếu này do nhân dân trong vùng góp cơng sức dựng nên để mừng cụ
Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh ra Bác - đỗ Phó bảng vào năm 1901. Đây là cụm di tích
lớn vẫn cịn giữ ngun vẹn ngơi nhà và khu vườn, những cây bưởi hay cây dừa sau
nhà, tương đối khá giống với 95% hình ảnh 500.000 ngàn đồng. Tại đây đoàn sẽ được
nghe thuyết minh về cuộc đời của Bác và những anh chị em trong gia đình Bác. Sau đó
đồn di chuyển đi thắp nhang và chụp ảnh tại khn viên của di tích.
Q ngoại và quê nội của Bác là những điểm hấp dẫn thích hợp để thiết kế đưa
vào chương trình tour bởi khi đến đây đồn sẽ tận mắt nhìn thấy về hình ảnh nhà của
chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.1.6. NGÀY 6: NGHỆ AN – THANH HĨA – NÌNH BÌNH
Cung đường: Khởi hành trên Quốc Lộ 1A, hướng về Thanh Hoá
 Đến nút giao Đại Lộ Hùng Vương, rẽ trái vào Vành đai Tây, tiếp tục rẽ trái vào
Quốc Lộ 47, rẽ phải vào Quốc Lộ 15, rẽ phải vào Đường 506 (DT506), qua Cầu
Mục Sơn vào tham quan Khu di tích lịch sử Lam Kinh
 Quay ngược ra Quốc Lộ 47, hướng về Đại Lộ Lê Lợi nhập vào Quốc Lộ 1A,
qua Cầu Nguyệt Viên, tiếp tục di chuyển và rẽ vào Quốc Lộ 10 hướng về Ninh
Bình, tham quan Nhà thờ đá Phát Diệm của Huyện Kim Sơn.
Đoàn di chuyển đi ngang qua khu vực của tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình với cung đường
khoảng hơn 290km
Thanh Hóa
Có hệ thống giao thơng thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí

Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sơng
ngịi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Tỉnh có
một số nơi ở Đơng Sơn, Thiệu Hóa, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hậu Lộc đã
có những vết tích của các thời kỳ đồ đá cũ sơ khai, đồ đá giữa, đồ đá mới, đồng thau
sơ khai và những vết tích thuộc nền văn hóa Đơng Sơn cuối thời đại đồ đồng. Quốc lộ
1 và liên tỉnh lộ 1 là những đường giao thông quan trọng nối Thanh Hóa với các tỉnh
lân cận. Tỉnh có nhiều ngơi đền thờ các vị thần: đền Đồng Cổ, Bà Triệu, di tích Lam

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 24


kinh, bãi biển Sầm Sơn và di sản văn hóa vật thể thành nhà Hồ,.. Tỉnh cịn có một số
đặc sản như: bánh gai tứ trụ, bánh lá rang bừa, nem thính thọ xuân, bưởi luận văn,..
Khi đi ngang tỉnh có thể thuyết minh về chuyên đề về Lê Lợi, danh nhân Thanh
Hóa, những câu chuyện về Hồ Qúi Ly,..
*Di tích Lam Kinh
Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433 và bị cháy, sau đó được Vua Lê Nhân
Tơng xuống chiếu cho thái quý Lê Khả Và Cục Bách xây dựng lại vào năm 1448 đến
tháng 1449 hoàn thành. Nơi đây có lăng Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng mơ tả ngắn gọn,
cơ đọng tồn bộ sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn, Hựu lăng Lăng vua Lê Thái Tông, Lăng Khôn Nguyên - Lăng Hồng Thái Hậu Ngơ Thị Ngọc
Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông), Chiêu Lăng - Lăng vua Lê Thánh Tông, Dụ Lăng Lăng vua Lê Hiến Tơng, Kính Lăng - Lăng vua Lê Túc Tông, Đền Lê Lai. Đến đây
sau khi mua vé với giá 5.000/ người, đoàn sẽ được nghe thuyết minh về cuộc đời Lê
Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, những câu chuyện xung quanh Lê Lợi, kiến trúc
Ngọ môn, cây Đa – Thị, các lễ hội Lam Kinh và Hội thề Lũng Nhai.
Đây là điểm tham quan hấp dẫn cho những khách thích tìm hiểu về giá trị văn
hóa lịch sử nói chung và về Vua Lê Lợi nói riêng, khi đến Lăng các bạn được thắp một
nén hương cho Vua Lê Thái Tổ.Trong di tích cịn có mộ vua Lê Thái Tổ, cây ổi biết
cười, bia Vĩnh Lăng, kiến trúc của Nghi Môn, Chánh Điện,…tất cả tạo một không gian

vẫn thể hiện được sự uy nghiêm về nơi ở của vị vua đầu của nhà Hậu Lê. Nơi đây có
khơng gian thống mát nhiều cây xanh, khng viên rộng rãi và có bãi đậu xe, đoạn
đường vào Lăng cũng khá xa nhưng rất dễ đi.
*Nhà thờ đá Phát Diệm
Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp
nhất Việt Nam. Đây là một cơng trình lớn, là nhà thờ chính tịa trung tâm của giáo
phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng tồn bằng đá
và gỗ. Nét độc đáo của cơng trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Cơng giáo nhưng được
mơ phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam.
Đây là một điểm đến thú vị cho đồn bởi với khơng gian rộng lớn, kiến trúc đẹp
bởi sự kết hợp theo phong cách công giáo và chùa, tại đây có các khu vực chính như
phương đình, nhà thờ lớn, nhà thờ đá, hang đá nhân tạo,.. tất cả tạo nên một điểm tham
quan hấp dẫn cho đoàn.

Báo cáo thực tập Tour Xuyên Việt

Trang 25


×