Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non Bé Ngoan – Năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục KNS là giáo dục nhân cách sống tích cực trong xã hội hiện đại,
xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực
nhằm rèn luyện nhân cách tốt.
Theo triết lý của Edgar Morlin - trong cuốn sách: "Bảy tri thức tất yếu cho
nền giáo dục tương lai" - mục tiêu giáo dục là cần tạo nên những cái đầu được
rèn luyện tốt để tự nó chiếm lĩnh và làm chủ thế giới dẫu biến động đến
đâu. Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế
giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhà
giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã
hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Đó là Kỹ năng sống (KNS).
Thạc sĩ Lê Thanh Nga - Vụ giáo dục Mầm non viết: “Đối với trẻ Mầm non
trong quá trình phát triển, nếu được uốn nắn, giáo dục tốt cho các em sẽ có một
nhân cách phát triển tồn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi
với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Trẻ em là
giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Do
đó, cần giáo dục KNS cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng có hành vi ứng xử phù
hợp ngay từ khi cịn nhỏ”.
Tình trạng trẻ em hiện nay thụ động, khả năng ứng phó với hồn cảnh nguy
cấp, tìm kiếm sự giúp đỡ khó khăn. Do đó, trong thực tế giáo viên mầm non
thường gặp khó khăn đối với những trẻ có vấn đề về hành vi và khả năng tập
trung trong những tháng đầu tiên trẻ đến trường,... Có nhiều nguyên nhân khác
nhau nhưng trong đó có việc thiếu KNS là nguyên nhân sâu xa nhất.
Do đó, việc dạy KNS cho trẻ là rất cần thiết, để giúp trẻ phát triển về các
mặt thể chất, tình cảm xã hội, ngơn ngữ, nhận thức. Giáo dục KNS cho trẻ giúp
trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay
đổi của điều kiện sống. Trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương,
đồng cảm với mọi người xung quanh. Giáo dục KNS còn giúp trẻ mạnh dạn, tự
tin, tơn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người. Trẻ ham hiểu


biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với mọi hoạt động học tập ở lớp 1
như: Sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hồn thành nhiệm vụ.
Để thực hiện tốt nội dung giáo dục KNS trong chương trình giáo dục mầm
non địi hỏi giáo viên phải có kiến thức về KNS: Nắm bắt được mục đích, nội
dung, phương pháp giáo dục KNS cho trẻ trong trường mầm non. Căn cứ vào
tình hình thực tế bản thân là Phó hiệu trưởng muốn tham mưu với chủ đầu tư và
Hiệu trưởng đưa các KNS phù hợp với trẻ vào trong các hoạt động hàng ngày và
hoạt động ngoại khóa.Vì vậy, nên tơi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo
1


giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non Bé Ngoan – Năm học
2017 - 2018” để giúp trẻ có được những kỹ năng cơ bản cho bản thân và có nề
nếp, thói quen tốt ngay từ những năm đầu đời.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giáo viên biết tạo cho trẻ sự mạnh dạn tự tin, biết tôn trọng người khác,
có khả năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hịa nhã và cởi mở với
mọi người. Sống gọn gàng ngăn nắp ở nhà cũng như ở trường và nơi công cộng.
- Thể hiện sự thân thiện hòa thuận với bạn: Chia sẻ giúp đỡ bạn khi cần
thiết, cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành cơng việc đến cùng. Giúp cho
giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc giáo dục KNS cho trẻ thông qua các
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày và hoạt động trải nghiệm ngồi mơi
trường lớp học.
- Phối hợp cùng Phụ huynh để giáo dục trẻ những kỹ năng cơ bản ở gia
đình nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên
làm và khơng nên làm. Từ đó, giúp cho trẻ được một số KNS cơ bản, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng cho trẻ trong trường mầm non, giúp trẻ
phát triển toàn diện về mọi mặt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
CBGV, phụ huynh, các bé ở các độ tuổi, cơ sở vật chất nhà trường.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp luyện tập, thực hành
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra thực trạng
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng
giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm sốt, thể hiện các cảm giác của
mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết cách giải quyết các vấn đề
cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân
cách và kết quả học tập của trẻ.
Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng hành vi lành mạnh
và thay đổi những hành vi, thói quen tích cực giúp trẻ có được những nhận thức,
kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.

2


Sự tự tin là trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát
triển sự tự tin trong trẻ. Giúp trẻ cảm nhận được mình là ai và trong mối quan hệ
với người khác. Không ai sinh ra đã có sự tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể
có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm
giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Một trẻ tự tin duy trì
được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và ln sẵn sàng đón nhận
những thách thức mới, mong muốn được u q và đón nhận chính là khởi đầu
tuyệt vời để trẻ gần gũi với mọi người.
Kỹ năng hợp tác đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có
những việc chúng ta khơng thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì ta
có thể hồn thành việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm việc của

mình với người khác theo cùng một mục đích chung. Đó chính là sự hợp tác “Sự
hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ” của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là
tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi với bạn
bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn.
Kỹ năng giao tiếp một trong những kỹ năng cơ bản rất quan trọng đối với
trẻ nhỏ. Cô giáo cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt được ý tưởng của
mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí chính yếu khi so với tất
cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ
cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó sẽ trở nên dễ
học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết
thiết để trẻ sẵn sàng học được mọi thứ.
Kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống có vơ vàn tình huống xảy ra địi
hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các KNS một cách
linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống
hàng ngày.
Sự tò mò và khả năng sáng tạo có lẽ một trong những kỹ năng quan trọng
nhất cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám phá.
Giáo viên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tị mị tự nhiên
của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính
chất khác lạ, thường khơi ngợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán
trước được.
Kỹ năng giữ an toàn bản thân trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề
nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. Nhận biết và không tự ý sử dụng
những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa
được người thân cho phép, biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của
một số biển báo giao thông, biểm báo nơi nguy hiểm.
Những năm gần đây, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng,
những can thiệp dựa trên giáo dục KNS giúp cho việc thay đổi hành vi
đạt hiệu quả cao hơn so với các phương pháp tiếp cận chỉ cung cấp
3



thông tin, nâng cao nhận thức. Ở Việt Nam, những năm gần đây, việc
giáo dục KNS ngày càng được nhân rộng về nội dung chương trình và
bước đầu có kết quả đáng ghi nhận.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thuận lợi:
- Tập thể giáo viên và lãnh đạo nhà trường ln đồn kết và có hướng
phấn đấu vì mục đích chung là nâng cao chất lượng nhà trường nói chung và
nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho trẻ trong nhà trường nói riêng.
- Chủ đầu tư, BGH nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tinh
thần cho giáo viên n tâm cơng tác.
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn mong
muốn được giáo dục các KNS cho trẻ ngay trong hoạt động hàng ngày.
- Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu cho giáo viên về giáo dục trẻ các
KNS. Đầu năm nhà trường đầu tư thêm cho mỗi lớp 2.000.000đ mua thêm đồ
dùng tăng cường cho trẻ được hoạt động và những đồ dùng đó đảm bảo trẻ hứng
thú và an tồn.
- Học sinh tự tin, nhanh nhẹn, có nề nếp.
* Khó khăn:
- Nhà trường chưa vay được vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư cho giáo
dục. Chưa có các phịng đa chức năng.
- Có những cháu quá hiếu động nên trong quá trình tham gia các hoạt động và
rèn kỹ năng gây khó khăn, chưa chú ý vào sự hướng dẫn, KNS còn nhiều hạn chế.
- Một số trẻ nhút nhát, chưa tự tin khi tham gia các hoạt động. Nhận thức
của mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ đầu năm và cuối năm cũng có sự nhận thức khác.
Cùng một thời gian và biện pháp dạy trẻ các nội dung KNS nhưng kết quả trên
trẻ đạt chưa cao.
- Nhiều phụ huynh do tính chất cơng việc chưa thực sự chú trọng đến việc
giáo dục kỹ năng khi con ở nhà, để con chơi tự do và ít có thời gian trị chuyện

với con về việc tự bảo về mình và cách nhận biết những nguy hiểm xung quanh.
* Kết quả khảo sát thực trạng:
Đầu năm học để nắm bắt được những kỹ năng của trẻ tôi đã tiến hành
khảo sát thực tế các lớp để nghiên cứu và tìm ra những biện pháp phù hợp với
thực tế nhà trường.
Nội dung

Tổng số
trẻ

Kỹ năng trẻ thích nghi

360

Kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ

360

Kỹ năng giao tiếp

360

Tốt

Khá

110
(30%)
100
(27%)

90

180
(50%)
210
(58%)
190

Trung
bình
70
(20%)
50
(15%)
80
4


Kỹ năng tự giải quyết vấn đề
Kỹ năng hợp tác, và hoạt động
nhóm
Kỹ năng tự kiểm sốt cảm xúc
và tạo niềm vui

360
360
360

(25 %)
70

(19%)
80
(22%)
90
(25%)

(53%)
200
(55%)
190
(53%)
190
(53%)

(22 %)
90
(26%)
90
(25%)
80
(22%)

Nhìn vào kết quả khảo sát, trẻ có các KNS chưa cao. Do đó, tơi đã nghiên
cứu các biện pháp sau:
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề:
- Biện pháp 1: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về KNS.
- Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục KNS cho trẻ thông
qua các hoạt động trong ngày.
- Biện pháp 3: Giúp trẻ phát triển các KNS thông qua tổ chức cho trẻ tham
quan, trải nghiệm.

- Biện pháp 4: Sử dụng các tình huống có vấn đề để hình thành KNS cần
thiết.
- Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
2.3.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về KNS:
Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là việc làm thường
xuyên, liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần của BGH nhà trường. Xác
định được việc muốn nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho học sinh thì trước
tiên giáo viên phải có nhận thức hơn ai hết về những nội dung dạy trẻ. Để giúp
giáo viên có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy KNS cho trẻ thì
việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là một việc làm khơng thể thiếu. Chính vì
vậy, tơi đã bồi dưỡng cho giáo viên như sau:
+ Cung cấp tài liệu cho giáo viên tham khảo về những hoạt động dạy trẻ
KNS trong trường mầm non.
+ Bồi dưỡng về lý thuyết: Qua khảo sát học sinh về các KNS. Tôi đã tập
chung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ cịn yếu để
giáo viên có kiến thức dạy trẻ. Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ thế nào là dạy
KNS. KNS là dạy cho trẻ những kỹ năng gì? Dạy KNS là dạy trẻ vào thời điểm
nào là hiệu quả nhất. Đặc biệt nhấn mạnh đến những kỹ năng: Lao động tự phục
vụ; Kỹ năng hợp tác, chia sẻ; Kỹ năng giao tiếp.
Trẻ ham muốn tìm tịi khám phá và học hỏi Kỹ năng mạnh dạn tự tin. Tơi đã
cụ thể hóa nội dung giáo dục KNS cho trẻ Mầm non, gồm có các nội dung sau
để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên:
5


+ KNS tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú
tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Ngày từ khi đến lớp giáo viên
nên khuyến khích động viên trẻ giới thiệu tên của mình với các bạn trong lớp.
Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối
quan hệ với những người khác. KNS này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi

tình huống ở mọi nơi, mọi lúc. Nếu trẻ khơng mạnh dạn tự tin thì sẽ rất khó khăn
trong việc giao tiếp sau này.
+ Kỹ năng lao đông tự phục vụ: Đối với trẻ Mầm non trước khi trẻ học
cách tự phục vụ thì trẻ đang cịn rất vụng về, khi cho trẻ ăn có thể bố, mẹ hoặc
cơ giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn để tránh rơi vãi. Hoặc là khi đến
lớp bố mẹ không để cho con cất giầy dép, cởi bớt áo khốc, cất ba lơ mà lại làm
giúp cho con. Vì thế giáo viên phải xác định rằng phải dạy cho trẻ có kỹ năng.
Đó là cách trẻ học làm người lớn, để cho trẻ tự cần thìa xúc cơm ăn, tự mặc
quần áo,… lúc đầu có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ thành thục
trong việc tự phục vụ cho mình trong ăn uống. Biết cách sử dụng những đồ
dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi
vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời
trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, biết cảm ơn trước khi ăn, biết tự dọn,
cất đúng chỗ bát, chén, thìa,...
+ Kỹ năng vệ sinh cá nhân: Giúp cho giáo viên dạy trẻ có thể tự súc
miệng, đánh răng và rửa mặt. Dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn và nhận biết
khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt. Đối với các bé gái, việc chải
chuốt làm điệu cũng rất quan trọng. Giáo viên phải biết để dạy trẻ thói quen tóc
tai ln gọn gàng và chọn trang phục phù hợp với từng hoàn cảnh, hoặc biết
giúp người lớn dọn dẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
+ KNS hợp tác: Giúp cho giáo viên hiểu kỹ năng hợp tác chia sẻ là một kỹ
năng không kém phần quan trọng. Khi day trẻ kỹ năng hợp tác giúp trẻ hiểu có
những cơng việc một mình sẽ khơng thể làm được.
VD: Cùng bê một chiếc bàn hay một khối gỗ to hoặc một bao tải,....
Chính vì vậy, phải có sự hợp tác của các thành viên trong nhóm. Cung cấp cho
giáo viên những đoạn clip về những kỹ năng hợp tác:
VD: Các chú chim cánh cụt đang ở trên biển bị cá mập hất xuống biển
nhưng nhờ có sự hợp tác của cả đoàn mà các chú chim cánh cụt khơng bị hất
xuống biển; Hoặc đoạn clip có nội dung một chú kiến bị con hà mã hút nhưng
các chú kiến khác trong đoàn cùng hợp tác lại tạo thành một khối kiến lớn. Vì

vậy, hà mã đã khơng hút được mà còn bị cả đàn kiến đốt.
Bồi dưỡng giáo viên dạy kỹ năng hợp tác chia sẻ thông qua các các trò
chơi, câu chuyện, bài thơ, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với
bạn, hợp tác với mọi người trong quá trình chơi. Đây là một công việc không
nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng
6


làm việc với các bạn. Giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng khi làm việc có sự chia
sẻ và ủng hộ của người khác,… Đối với trẻ mầm non có thể hợp tác để có thể
làm được những cơng việc đơn giản như tự xếp gọn đồ chơi của mình thật ngăn
nắp. Mục đích của việc này chính là dạy trẻ cách trân trọng những gì mình đang
có cũng như ý thức trách nhiệm với những thứ là của mình và của bạn.
+ Kỹ năng thích tị mị, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một
trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát
khao được học, được tìm hiểu, thích khám phá, tìm tịi, trẻ thích được trải
nghiệm để có thể phát hiện ra nhiều điều mới lạ ở xung quanh trẻ. Giáo viên cần
sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tị mò tự nhiên của
trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư
liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có
thể đốn trước được.
+ Kỹ năng giao tiếp: Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với
trẻ. Kỹ năng này có vị trí chính yếu so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết,
làm toán và nghiên cứu khoa học. Giáo viên cần phải dạy trẻ biết thể hiện bản
thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được
vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái
khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ
sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ
sẵn sàng học mọi thứ.
+ Dạy trẻ biết nói lời Cảm ơn, xin lỗi: Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu

được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ rất
có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Cho nên là giáo viên cần
phải biết dạy cho trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hồn cảnh cụ thể. Ví dụ
khi có người lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “Cảm ơn”,
hoặc khi khơng may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “Xin lỗi” đối với bạn.
2.3.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục KNS cho trẻ thông
qua các hoạt động trong ngày
Thơng qua giờ đón và trả trẻ: Giúp cho giáo viên nhận thấy rằng việc dạy
kỹ năng chủ yếu ở hoạt động này là kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng giáo dục lễ
giáo: Cất giầy dép, ba lơ, chào cơ, chào bố mẹ. Ngồi ra giáo viên trò chuyện
hoặc kể cho trẻ nghe các câu chuyện thơng q đó giáo dục và khắc sâu các
KNS cho trẻ:
Ví dụ: Cơ hỏi trẻ: Kĩ năng ứng xử: Hơm qua nghỉ ở nhà con làm gì? Ở
nhà chơi như thế nào là an toàn nhất? Khi đi thăm người ốm cùng bố mẹ con
phải như thế nào?…

7


Thông qua hoạt động học: Hướng dẫn giáo viện lựa chọn những bài thơ câu
chuyện có mang tính giáo dục KNS như: Tích Chu, ba cơ gái, bác gấu đen và 2
chú Thỏ, Nhổ củ cải,…
VD: Giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác thông qua câu chuyện “Nhổ củ cải”
Một mình ơng lão thì khơng thể nhổ được củ cải khổng lồ mà phải cần sự hợp
tác của các thành viên trong gia đình thì mới nhổ được. Dạy trẻ các kỹ năng làm
bánh, rán trứng, rửa xe máy,…

Thông qua hoạt động ngoài trời:
Ở trường mầm non, hoạt động ngoài trời là cơ hội để trẻ được trải nghiệm,
trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Qua các giờ hoạt động ngồi trời giáo

viên có thể lồng ghép tích hợp nhiều KNS cần thiết. VD: “Nhìn ngắm hoa đẹp”
trẻ thực hiện cảm xúc vui vẻ, thoải mái. Từ đó, trẻ yêu thích cái đẹp, làm đẹp
cho thiên nhiên. Hoặc giáo viên sử dụng tình huống để trẻ giải quyết “Đang đi
dạo chơi cùng trẻ thì giáo viên bị ngã”, lúc này giáo viên sẽ dựa vào các giải
quyết của trẻ mà rèn cho trẻ phải biết đỡ bạn khi bị ngã, không những vậy mà
khi đi bất cứ đâu nếu có gặp người lớn tuổi, em nhỏ, người tàn tật thì giúp đỡ,
cảm thơng với hồn cảnh của họ.
Hay trong chủ đề: “Các hiện tượng tự nhiên” giáo viên cho trẻ dạo chơi sân
trường, tận dụng tình huống cho “Cơn gió làm lá rơi xuống sân”, sân trường
khơng cịn sạch đẹp nữa, vậy làm thế nào để sân trường luôn sạch sẽ? (Nhặt lá
cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác,...). Hình thành được kỹ năng ứng xử văn
minh cho trẻ, không những ở trường mà trẻ thực hiện vệ sinh ở nhà, ở lớp, ở nơi
công cộng, trên xe buýt,...
Kỹ năng tự phục vụ bằng cách tập cho trẻ những việc vừa sức như: Sắp bàn
ăn, xếp ghế, lau bàn, tự thay quần áo, gấp quần áo,.,. Biết tự rửa tay sạch sẽ
8


trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng
trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ
nhẹ không gây tiếng ồn, biết tự dọn, cất đúng chỗ, biết giúp người lớn dọn dẹp,
ngồi ngay ngắn. Không làm ảnh hưởng đến người xung quanh, biết giúp cô
những công việc vừa sức.…

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn
này. Giáo viên cần hiểu rõ tâm lý của trẻ cũng như sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau để hình thành nơi trẻ KNS. Chỉ đạo giáo viên rèn cho trẻ khả năng tự phục
vụ, nhất là tự phục vụ trong ăn uống bằng cách: Tập cho trẻ cùng cô sắp bàn ăn,
sắp khăn lau tay, khăn lau miệng. Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn và nhỡ tập cho cháu tự
lấy đồ ăn theo khả năng và sở thích của mình, với sự chỉ dẫn của cơ. Đồng thời

tập cho trẻ cách sử dụng khăn lau miệng khi ăn như thế nào cho đẹp, đúng. Ăn
xong cất bát thìa ở vị trí nào, để như thế nào cho đúng, gọn gàng và tiện lợi nhất.
Song song với việc tập cho trẻ khả năng tự phục vụ trong bữa ăn là tập cho trẻ tự
vệ sinh cá nhân như rửa tay đúng quy trình, lau mặt đúng kỹ năng, biết thay quần
áo, gấp quần áo,… biết sử dụng đồ dùng ăn uống cách đúng mức.
Hoạt động chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp
nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục KNS nên giáo viên lồng ghép
giáo dục các KNS thông qua nội dung từng trò chơi đặc biệt là các trò chơi phân
vai .Với hoạt động vui chơi hướng dẫn giáoviên lựa chọn chủ đề chơi, các KNS
được lồng ghép thơng qua hoạt động vui chơi.
VD: Trị chơi bác sĩ: qua trị chơi này cơ giáo dạy trẻ biết cảm thơng chia sẻ
với người ốm, với người thiệt thịi,…
Thơng qua hoạt động chiều gồm có: Kỹ năng lao động - vệ sinh: Giáo
dục trẻ đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ và khi đi xong biết dội nước, các đồ dùng
9


vệ sinh được dùng để ngăn nắp,… Điều này giúp trẻ tự khẳng định mình, nhận
thức được khả năng của mình, góp phần tham gia vào lao động thực sự của
người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ môi trường và trường mầm non
sạch, đẹp,… Kỹ năng lao động chăm sóc vật ni, cây trồng: Đây chính là
những việc làm tốt cho mơi trường, ngồi ra cịn hình thành lịng tự hào ở trẻ khi
được góp cơng sức của mình vào việc làm cho mơi trường Xanh - Sạch - Đẹp
thông qua các hoạt động này. Giáo viên giáo dục trẻ các kĩ năng tự phục vụ bản
thân,… kỹ năng biết bảo vệ bản thân khi có nguy hiểm.
Ví dụ:
- Tên hoạt động kỹ năng: Đi, gập tất đúng cách
- Kỹ năng trẻ cần đạt: Trẻ tự đi được tất,đi đúng chiều tất
- Nội dung dạy cơ bản: Đi tất: Ngón cái và ngón trỏ của 2 bàn tay giữ 2
bên miệng tất, dồn tất lại và đi vào bàn chân,kéo nhẹ theo chiều dài chân.

+ Gấp tất: Đặt 2 chiếc tất chồng lên nhau, phần mũi của 2 chiếc tất hướng
xuống phía dưới. Đặt tất sao cho phần mũi của chiếc tất phía trên ngắn hơn chiếc
tất phía dưới. Tiến hành cuộn tất từ phía dưới lên trên, hết chiều dài tất dùng 2
bàn tay giữ và bẻ phần cổ tất bao kín phần tất vừa cuộn sau đó để vào nơi quy
định. Kỹ năng này giáo viên thực hành từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Để thống nhất
cách dạy trẻ.
Hoạt động vệ sinh: Dọn đồ chơi, dọn dẹp chỗ chơi, lau bụi bẩn, rửa đồ
chơi, dội nước sau khi đi vệ sinh khi đi vệ sinh, vứt rác vào đúng nơi quy định,
khơng hị hét, nói to, không nhổ nước bọt ở những nơi đông người, biết chăm
sóc bảo vệ cây cối, các con vật quanh nơi mình ở,… Thực hiện đúng lịch vệ
sinh. Trẻ biết phân loại rác, sống tiết kiệm: Giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, tiết kiệm
điện, nước trong sinh hoạt ở lớp và ở nhà dùng chậu, cốc lấy nước không để vòi
nước chảy liên tục khi đánh răng, rửa mặt,. . . Biết cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi
từ các nguyên vật liệu phế thải, biết giữ gìn quần áo, tay chân sạch sẽ, trẻ tham
gia quét dọn sân trường.
Cách quét rác trên sàn; Cách lau chùi nước; Chuẩn bị đồ ăn nhẹ; Cách
mời trà và rửa cốc; Cách cắt dưa chuột, Vắt khăn ướt,… Trước hết muốn cho
giáo viên dạy được trẻ các KNS thì địi hỏi các thao tác của giáo viên phải chuẩn
mực và có sự thống nhất các lớp nhà trường, các kỹ năng này phải được các cơ
giáo hướng dẫn giống nhau khơng có sự lệch lạc mỗi lớp hướng dẫn một kiểu thì
sẽ rất khó cho việc kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Phát đĩa dạy trẻ các kỹ năng
tự phục vụ. Cho giáo viên tập thực hành các thao tác để dạy trẻ. Các giáo viên tự
quan sát lẫn nhau và cùng sửa chữa cho nhau để toàn bộ giáo viên phải theo tác
thật chính xác.

10


Thơng qua các hình thức bồi dưỡng này giáo viên đã nhận thức đúng đắn
về: Yêu cầu – Nội dung – Hình thức cũng như thống nhất phương pháp giáo dục

trẻ kĩ năng để áp dụng vào dạy trẻ KNS hàng ngày đạt hiệu quả cao.
2.3.3 Biện pháp 3: Giúp trẻ phát triển các KNS thông qua tổ chức cho trẻ tham
quan, trải nghiệm.
Trong cuộc sống không những trẻ học ở trên lớp, qua tivi mà trẻ cần được trải
nghiệm trực tiếp để biết được những KNS cần thiết sau này của trẻ, ngoài ra từ những
chuyến tham quan trẻ sẽ tìm tịi và khám phá được thế giới của xung quanh đang diễn
ra như thế nào?
VD: Trong chủ đề: “Nghề nghiệp” trẻ hiểu về các nghề qua tranh ảnh, qua lời
cô dạy trẻ chỉ hiểu ở một phạm vi nhỏ hẹp mà thôi, chúng ta cần cho trẻ đi thực tế để
biết được từ đâu mà các con có những bát cơm ngon hàng ngày để ăn và trẻ hiểu
được nỗi vất vả của các bác nông dân. Từ đó, trẻ biết chuyến đi tham quan trẻ được
khám phá qua chuyến đi thực tế tại cánh đồng lúa,... Qua việc trải nghiệm trực
tiếp, sờ, ngửi cùng tham gia gặt và khn lúa cùng các bác,... nói lên hiểu biết
của trẻ về sự vất vả của các bác nông dân như thế nào. Qua đó, hình thành cho
trẻ những kỹ năng tị mị thích khám phá.

Cũng trong chủ đề: “Nghề nghiệp” nghề bán hàng cũng rất cần thiết cho trẻ
vì nó hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp với mọi người thơng qua cách nói giữa
người bán và người mua: Đấy là ở các góc chơi ngồi ra cần cho trẻ đi thực tế trải
nghiệm để cho trẻ hiểu thêm về cách giao tiếp giữa người bán và người mua.

Từ những kỹ năng trẻ đã học của được để áp dụng vào cuộc sống hiện tại
trẻ cảm thấy tự tin trong giao tiếp và hiểu vấn đề một cách rõ ràng hơn, KNS tự

11


tin, phát triển tình cảm, nhận thức. Qua các hoạt động giúp trẻ hình thành thói
quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
2.3.4 Biện pháp 4: Sử dụng các tình huống có vấn đề để hình thành KNS cần

thiết:
Một trong những kỹ năng cần hình thành, thì kỹ năng an tồn, tự bảo vệ là
một trong những số đó, giúp trẻ óc khả năng biết từ chối, xử lý các tình huống
khi thấy khơng an tồn. Giáo viên tự đặt ra một số tình huống để trẻ tự giải
quyết vấn đề, và những tình huống khác, có liên quan cũng được áp dụng trong
suốt q trình chăm sóc trẻ.
Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: Bạn Nga được mẹ hứa sẽ về sớm,
nhưng mẹ bận họp đột xuất chờ mãi mà không thấy mẹ. Nga đi ra cổng để đón
mẹ, bỗng có một người phụ nữ cho Nga kẹo và nói và nói: “Hơm nay mẹ bận
khơng đón con được, mẹ nhờ cơ đón con về, con ngoan ăn kẹo đi rồi lên xe cô
chở con về”. Giáo viên dừng lại và hỏi trẻ: Bạn Nga có về với người phụ nữ đó
khơng ? Nếu con là bạn Nga con nên xử lý thế nào? Cho trẻ suy luận và đưa ra
câu trả lời. Sau đó cơ kể tiếp: bạn Nga khơng chịu lên xe, nói là đợi mẹ đến, bạn
Nga đi về lớp và người phụ nữ nắm lấy áo bạn Nga, bạn Nga đã kêu lên thật to
cứu con với, có người định bắt cóc con, chú bảo vệ chạy tới,... Qua câu chuyện
này giáo viên nên rèn cho trẻ biết không đi theo người lạ dù người lạ có cho bất
cứ gì. Giáo viên có thể cho trẻ đóng vai trị các nhân vật trơng câu chuyện cơ
vừa kể khắc sâu hơn kỹ năng.
Ngồi ra giáo viên có thể đặt ra nhiều tình huống khác và tổ chức lồng
ghép mọi lúc mọi nơi để trẻ có cơ hội giải quyết và xử lý tình huống như: Khi ở
nhà một mình (Khơng được mở của cho người lạ vào), đi lạc đường (tìm người
lớn giúp đỡ) khi bị cơn trùng cắn thì (nói ngay với người lớn),....

12


Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục KNS cho trẻ:
Để việc giáo dục KNS gây hứng thú và đạt hiệu quả hơn cho trẻ tơi đã tìm
và sử dụng các hình ảnh trong quá trình giáo dục cho trẻ quan sát (VD: Hình ảnh
một bạn cõng bạn bị khuyết tật đi học,… để trẻ biết giúp đỡ người khác), sử

dụng những bài học có hình ảnh ngộ nghĩnh về các hành vi, các kỹ năng cơ bản
cần dạy trẻ, các câu truyện, đoạn phim có nội dung giáo dục các KNS cho trẻ
xem và trò chuyện với trẻ về nội dung các câu truyện đó.
2.3.5 Biện pháp 5: Tun truyền, phối hợp với phụ huynh
Mơi trường gia đình thường mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm và ảnh
hưởng lớn đến quá trình hình thành KNS ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho
rằng con mình cịn q bé để hiểu làm được những điều đó cũng như tin rằng có
thể bảo vệ con mọi lúc mọi nơi.
Để xóa đi suy nghĩ chủ quan này của phụ huynh, đầu năm triển khai họp
phụ tới các lớp. Khi họp chung, tơi đã nỗ lực làm tốt cơng tác về tình hình sức
khỏe của trẻ, nhằm giúp họ nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục KNS. Đây
là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạt động, việc
giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ giúp giáo viên dễ
dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hồn cảnh sống của trẻ. Từ
đó, đề ra các biện pháp cũng như cách tác động, phối hợp phụ huyng trong việc
rèn luyện trẻ đúng phương pháp. Thống nhất hiểu đây là một quá trình lâu dài và
đồi hỏi việc giáo dục rèn luyện và phải được thực hiện ở cả nhà trường và gia
đình thì mới có hiệu quả cao. Chính vì vậy, tơi mạnh dạn đề nghị với phụ huynh
thường xuyên trao đổi với cô, đọc bản tin phụ huynh và gần gũi với trẻ để tìm
hiểu các nội dung giáo dục KNS trên lớp của con mình. Đồng thời, phối hợp
giáo dục rèn luyện cho trẻ ở nhà và phản ánh kết quả qua lại kể cả hai phía đều
biết được tình cảm của trẻ.
Ví dụ: Trong các dịp lễ tết cha mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ tham gia dọn dẹp
trang hoàng nhà cửa, phụ ơng bà lau lá để gói bán chưng, trang trí cây đào, cây
quất, đi chợ mua sắm cùng mẹ,... Ngồi ra, bố mẹ cũng lựa chọn những chương
trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi xem
khuyến khích các bé, nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà bé
vừa vừa được xem.
Những dịp nhà trường tổ chức cho các con, tôi đã vận động phụ huynh
nên tham gia cùng con làm bạn cùng con hãy đặt mình là những đứa trẻ để hiểu

hơn về KNS cần thiết không những chỉ dạy hay bắt trẻ làm theo mà cần cho trẻ
học bằng những gì đang diễn ra xung quanh trẻ một cách nhẹ nhàng hơn.

13


Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ
trong điều kiện và tình huống tự nhiên hằng ngày như: Quan sát xem trẻ có tự tin
và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay khơng: Trẻ có thích tham gia dã ngoại
hay tham gia các nhóm sinh hoạt khơng? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi với đồ
chơi khơng? Trẻ có lễ phép trong cách nói năng với mọi người hay khơng?
Giáo viên, cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống,
biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống đúng chức năng một cách chính xác và
thuần thực. Việc này được thực hiện trong giờ học, giờ sinh hoạt hàng ngày của
trẻ tại lớp và trong bữa cơm gia đình,... Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp cho trẻ
có thói quen tốt để hình thành kỹ năng tự phục vụ và ý nghĩa lớn hơn là kỹ năng
tự lập sau này.
Kết quả: Những chuyển biến tích cực trong nhận thức và sự phối hợp chặt
chẽ của phụ huynh đã nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho trẻ. Bằng những
biện pháp thiết thực trên, việc giáo dục KNS trong năm học đạt kết quả cao.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân và nhà trường
- Đối với giáo viên: Có kế hoạch cho việc giáo dục KNS. Đồng thời có kỹ
năng chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo được mơi trường an tồn, xây dựng được
những tình huống cụ thể cho trẻ trải nghiệm. Việc lựa chọn các tình huống dạy
trẻ gần gũi, thiết thực với cuộc sống của trẻ, phù hợp với khả năng của trẻ, tạo
điều kiện cho trẻ vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
trong cuộc sống hàng ngày.
- Đối với phụ huynh: Nhận thức rõ tầm quan trọng của KNS đối với trẻ nhỏ,
đã hiểu, phấn khởi và biết rất rõ trách nhiệm trong việc phối hợp cùng với giáo viên

và nhà trường rèn KNS cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong gia đình trẻ. Tận dụng tối
đa các tình huống thơng qua các hình thức nghệ thuật để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp
cận và lĩnh hội các kỹ năng cơ bản một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
- Đối với trẻ: Số lượng trẻ hình thành KNS tăng rõ rệt. Hầu hết trẻ đã biết
nhận ra và tránh xa các mối nguy hiểm, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn
14


để giúp bản thân an toàn. Kết quả phân loại kỹ năng trẻ đạt được như sau:
Tổng số
Trung
Nội dung
Tốt
Khá
trẻ
bình
140
170
50
Kỹ năng trẻ thích nghi
360
(40%)
(47% ) (13%)
150
180
30
Kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ
360
( 41%)
(50%)

(9%)
120
180
60
Kỹ năng giao tiếp
360
(33%)
(50%)
(17%)
100
190
70
Kỹ năng tự giải quyết vấn đề
360
(27%)
(52%)
(12%)
110
190
60
Kỹ năng hợp tác, và hoạt động nhóm
360
(30%)
(53%)
(17%)
Kỹ năng tự kiểm soát cảm xúc và tạo
110
190
60
360

niềm vui
(30%)
(53%)
(17%)
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ lấy trẻ làm trung tâm, khuyến
khích sự tích cực ở trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ, trên cơ sở đó cùng trẻ đúc kết
những kinh nghiệm xử lý tình huống tối ưu nhất trong từng trường hợp.
Bản thân là quản lý – phó hiệu trưởng nhà trường ln lấy cơng tác chăm
lo sức khỏe cho trẻ làm trọng tâm, lấy sự an tồn của trẻ làm cuộc sống của
mình. Ln trau dồi học tập, nghiên cứu tìm ra giải pháp tốt nhất trong cơng tác
chăm sóc sức khỏe.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
KNS là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con
người. Giáo dục KNS cho trẻ sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt
sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các con có một cơ thể khỏe mạnh
về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ
bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình
cũng như cộng đồng.
Sau một năm thực hiện đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục KNS
cho trẻ trong trường mầm non Bé Ngoan”, tôi thấy khả năng ứng phó trước các
nguy cơ khơng an tồn của trẻ nâng cao rõ rệt. Đã khơng cịn tình trạng trẻ bị
ngã do chạy nhảy, va đập,… Bên cạnh đó ý thức tránh xa các đồ vật, địa điểm
khơng an tồn của trẻ cũng được hình thành. Bản thân tơi cũng có thêm những
KNS và làm việc vơ cùng quý giá, điều này giúp tôi thực hiện tốt hơn việc chỉ
đạo giáo dục KNS.
Giáo viên đã nắm vững được nội dung, biện pháp cho trẻ trong suốt thời
gian thực hiện đề tài. Tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích: Giáo viên phải u
nghề, mến trẻ, có kiến thức, kỹ năng ln tìm tịi tạo ra mơi trường thật tốt
quanh trẻ. Trong lớp khơng có các đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm. Từ những đồ

dùng, đồ chơi đến bữa ăn, giấc ngủ ln an tồn với trẻ. Tạo được niềm tin nơi
15


phụ huynh rằng họ đang có người đồng hành trên con đường xây đắp hạnh phúc
và tương lai phồn thịnh cho thế hệ măng non chủ nhân của đất nước, tránh được
những điều đáng tiếc xảy ra.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với nhà trường: Đầu tư xây dựng những môi trường học tập thân
thiết với trẻ, tạo cho trẻ những không gian vui chơi an toàn ngay tại trường như
đầu tư thêm đồ chơi một số góc bằng chất liệu gỗ.
- Đối với phòng giáo dục: Mở lớp dạy thực hành KNS cần thiết cho trẻ
theo từng độ tuổi và cách lồng ghép vào tiết học cho tất cả các cán bộ giáo viên
tồn ngành được tham gia học tập
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Bỉm Sơn, ngày 2 tháng 4 năm 201
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Hiệu trưởng:

Người viết:

Anh
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG SKKN CẤP TRÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

16



×