Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 49 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
Ý THỨC, TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ SỨC KHỎE BẢN THÂN
VÀ CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH THPT
Thuộc lĩnh vực: Kỹ năng sống

Nhóm tác giả : 1. Lê Thị An

2. Phạm Thị Thanh Thái
3. Lê Thị Giang
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1

Đơn vị :
Năm thực hiện: 2021-2022

0


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................. 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. 2
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 3
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 4


3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 4
4. Phương pháp tiến hành .......................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 5
6. Giả thuyết khoa học............................................................................................... 5
7. Những đóng góp của đề tài ................................................................................... 5
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 6
1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 6
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................... 6
1.2. Vai trò của sức khỏe. .......................................................................................... 7
1.3. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên về cơng tác phịng chống bệnh, bảo vệ sức
khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học. .............................................. 8
2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 10
2.1. Thực trạng công tác giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản
thân và cộng đồng ở trường học trên địa bàn huyện Anh Sơn và các huyện thuộc
miền Tây Nghệ An . ................................................................................................ 10
2.2. Thực trạng ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng của học sinh
................................................................................................................................. 11
2.3. Thực trạng nhận thức của học sinh về công tác giáo dục ý thức, trách nhiệm
bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. .......................................................... 12
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức
khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh THPT. .............................................. 14
3.1. Phối hợp tổ chức khám sàng lọc, tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho học sinh. ... 14
3.2. Tuyên truyền, tư vấn cho học sinh tiêm phòng vắcxin về một số bệnh ........... 15
3.3. Giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh thông qua phát thanh, tuyên truyền.
................................................................................................................................. 16
3.4. Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe thông qua giờ sinh hoạt chủ
nhiệm lớp, chào cờ đầu tuần. .................................................................................. 19
3.5. Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học
sinh bằng cách lồng ghép vào giảng dạy các môn học. .......................................... 20
3.6. Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học

sinh thơng qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khố, các cuộc thi. ..................... 22
4. Khả năng ứng dụng và hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. ...................... 28
4.1. Đánh giá hiệu quả của SKKN thông qua phiếu khảo sát sau thực nghiệm ..... 28
4.2. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm. ...................... 31
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 33
1. Kết luận ............................................................................................................... 33
2. Kiến nghị, đề xuất ............................................................................................... 33
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 35
1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.

Thông tin đầy đủ

Chữ viết tắt

Giáo dục đào tạo

GDĐT

2.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

3.

Bộ Lao động và Thương binh xã hội


4.

Giáo dục sức khỏe

GDSK

5.

Giáo viên chủ nhiệm

GVCN

6.

Năng lực

7.

Vệ sinh môi trường

VSMT

8.

Sáng kiến kinh nghiệm

SKKN

9.


Giáo viên

GV

10.

Học sinh

HS

11.

Trung học phổ thông

VSATTP
LĐ-TB&XH

NL

THPT

2


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Sức khỏe là tài sản vô giá, quan trọng nhất, vốn quý báu nhất của con người.
Sự khỏe mạnh là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở để
mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình.

Hiện nay sức khỏe của con người đang chịu tác động tổng hợp của các
yếu tố thiên nhiên, sinh học và kinh tế, xã hội. Yếu tố đầu tiên phải kể đến là sự
bùng phát, lây lan nhanh của đại dịch Covid-19 gây hậu quả nghiêm trọng đến sức
khỏe của con người và kéo theo vô số tác động tới hệ thống an sinh xã hội, ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Mặc dù cho đến
nay, đại dịch covid-19 đã tạm thời được khống chế, song chúng ta không thể chủ
quan, lơ là trong cơng tác phịng chống dịch. Để giảm nguy cơ lây nhiễm COVID19 trong cộng đồng, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vaccine
phòng COVID-19, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm
bảo tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên; chuẩn bị tiêm cho lứa tuổi 5
đến 11 tuổi, đồng thời tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng
mới gây ra; thường xuyên chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng,
chống dịch; đặc biệt là công tác nâng cao ý thức, trách nhiệm cho mọi người phòng
chống dịch, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các
quy định về phòng, chống dịch.
Cùng với dịch bệnh Covid 19, uống rượu, bia, hút thuốc lá, lối sống thiếu
văn hóa, ơ nhiễm mơi trường ln là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, làm gia tăng các bệnh ung thư,
bệnh truyền nhiễm, ngộ độc thực phẩm… Đặc biệt những năm gần đây tình hình
mắc và tử vong do ung thư trên tồn thế giới có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam,
năm 2020 ước tính có 182 563 ca mắc mới. Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất
mắc ung thư mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100 000 người.
Mặt khác, một bộ phận người dân vì đồng tiền, đặt lợi nhuận lên hàng đầu
nên đã sản xuất nhiều mặt hàng kém chất lượng, khơng đảm bảo an tồn vệ sinh
thực phẩm gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm) gây chết người, gây bệnh hiểm
nghèo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.
Trường học trở thành nguy cơ để các dịch bệnh lây lan, thực phẩm khơng có
nguồn gốc xuất xứ, khơng đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, các chất kích thích
được sản xuất dưới hình thức bánh, kẹo, nước uống cũng tìm cách len lỏi, xâm
nhập vào nhà trường. Vì vậy, việc trang bị các kiến thức về phòng chống dịch

bệnh, bảo đảm vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường cho học sinh là cần thiết. Nhà
trường cần tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục nhằm thay đổi hành vi, nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh trong vấn đề bảo vệ sức khỏe cho bản
thân, gia đình, cộng đồng, tránh xa các chất kích thích gây nghiện. Đồng thời trang
3


bị cho các em những kiến thức, kỹ năng nhất định để các em trở thành những
“chiến sĩ” góp phần tuyền truyền vào mục tiêu chung“phịng chống dịch bệnh, nói
khơng với thực phẩm bẩn, chống ô nhiễm môi trường, tránh xa các tệ nạn xã hội,
bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng”.
Xuất phát từ những lí do trên và tình hình thực tế về cơng tác giáo dục kỹ
năng sống trong nhà trường đã khiến chúng tôi trăn trở, suy nghĩ và chọn đề tài
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức
khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh THPT” với mong muốn giúp các em
học sinh biết tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, xây dựng môi trường
sống lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả cao trong cơng tác giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho học sinh THPT trong vấn đề bảo vệ sức
khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Thời gian thực hiện đề tài: Từ năm học 2019 -2020 cho đến nay.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác giáo dục ý thức và trách
nhiệm cho học sinh trong công tác bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng
đồng.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức và trách
nhiệm cho học sinh về vấn đề bảo vệ sinh khỏe cho bản thân, gia đình và cộng
đồng thơng qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, dạy học tích hợp…
- Hình thành kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em biết cách phòng ngừa

các dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Đồng
thời các em chính là những nhà tuyên truyền viên cho người thân, gia đình, bạn bè,
cộng đồng thực hiện tốt vấn đề này.
4. Phương pháp tiến hành
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan
đến đề tài.
- Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn: Khảo sát thực trạng về cơng tác
giáo dục kỹ năng phịng tránh dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho
học sinh ở trường THPT.
- Phương pháp thống kê, thu thập xử lý số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm,
ngoại khoá nhằm giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh trong phòng tránh dịch
bệnh, an toàn thực phẩm.
4


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề giáo dục ý thức, trách
nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng cho học sinh THPT.
- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và nhu cầu, sự cần thiết phải
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với đối
tượng học sinh và tình hình của nhà trường.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh THPT sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe
cho bản thân và cộng đồng.
7. Những đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác giáo dục ý thức, trách
nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

- Đề xuất các giải pháp tổ chức giáo dục ý thức và trách nhiệm cho học sinh
trong vấn đề bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng thơng qua các hoạt động
trải nghiệm, ngoại khố, tích hợp vào môn học ở trường THPT đã mang lại hiệu
quả giáo dục thiết thực, đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong nhà
trường, giáo viên, học sinh.
- Đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà
trường, phát triển kỹ năng sống, nhân cách cho học sinh trở thành con người mới,
biết u thương, chia sẻ, đồn kết và khơng ngừng phấn đấu, cống hiến sức trẻ của
mình cho quê hương, đất nước.
Ngồi ra, đề tài cịn góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực”, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo, thực hiện tốt chương trình hành động của Bộ GD & ĐT
vừa tổ chức dạy học, vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, an toàn cho giáo viên
và học sinh.

5


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
a. Khái niệm về sức khỏe
Có rất nhiều quan niệm về sức khỏe, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở
khái niệm của Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể
chất, tinh thần và xã hội, chứ khơng chỉ là khơng có bệnh hay thương tật” và được
khẳng định tại Điểm 1, Bản Tuyên ngôn Alma-Ata năm 1978. Như vậy, sức khỏe
gồm ba thành tố: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội. Chỉ có thể
hiểu khái niệm sức khỏe, khi và chỉ khi lĩnh hội được đầy đủ các thành tố trên.
Sức khỏe thể chất: Sức khoẻ thể chất được thể hiện một cách tổng qt, đó là
sự sảng khối và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ

là người khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất thể hiện ở: Sức
lực (khả năng hoạt động cơ bắp mạnh); sự nhanh nhẹn (khả năng phản ứng nhanh);
sự dẻo dai (làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà không
cảm thấy mệt mỏi); khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh; khả năng chịu
đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như chịu nóng, lạnh, hay
sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Sức khoẻ tinh thần: Sức khoẻ tinh thần là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã
hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khối, ở cảm giác dễ chịu,
cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan
niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi
quan và lối sống không lành mạnh. Có thể nói, sức khoẻ tinh thần là nguồn lực để
sống khoẻ mạnh, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng
phó một cách tự tin và hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức
khoẻ tinh thần chính là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức.
Cơ sở của sức khoẻ tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thần
giữa lý trí và tình cảm.
Sức khoẻ xã hội: Sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức
khoẻ xã hội. Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng
chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi cơng
cộng, cơ quan... Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng bằng, là việc giải quyết hài
hòa giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội,
của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
b. Khái niệm về giáo dục sức khỏe
Giáo dục sức khỏe (GDSK) là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức,
thái độ và thực hành của con người. GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho
đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có
thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng
6



đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh
tật sức khỏe.
c. Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh an tồn thực phẩm là một mơn khoa học dùng để mô tả việc xử lý,
chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa,
phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an tồn thực phẩm cũng bao
gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh
các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
d. Ý thức trách nhiệm
Ý thức trách nhiệm là quá trình tự nhận thức của cá thể đối với khách thể
được phát triển thơng qua một q trình bậc thang với nhiều mức độ khác nhau đi
từ tri giác, trực giác đến khái quát tổng hợp nhằm nhận chân giá trị về thế giới tự
nhiên, thế giới xã hội và chính bản thân mình. Từ đó nhận rõ điều phải làm, phải
gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình trong mối tương quan với tự nhiên và xã hội.
1.2. Vai trò của sức khỏe.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) nêu rõ: Sức khỏe là vốn quý nhất của
mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Sức khỏe có vai trị quan trọng nhất với cuộc sống của mỗi người. Ai sinh
ra trên đời cũng có những mục đích sống khác nhau, cho dù mục đích lý tưởng như
thế nào thì cũng cần có sức khỏe mới thực hiện được. Sự khỏe mạnh là nền tảng cơ
bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực
hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình. Bởi nếu bệnh tật, ốm đau,
chúng ta thường sẽ khơng cịn đủ sức khỏe, tâm trí nào mà lo lắng, suy nghĩ đến
những việc khác. Bệnh tật, ốm đau khơng chỉ khơng thực hiện được mục đích lý
tưởng của bản thân, không làm ra của cải tiền bạc mà còn phải tiêu hao tiền bạc,
ảnh hưởng đến người thân trong gia đình, xã hội. Vì vậy sức khỏe là chìa khóa
quan trọng nhất để hướng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mỗi con người.
Sức khỏe không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi con người mà cịn có vai trị
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo quan điểm
chung, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng

nguồn nhân lực. Một quốc gia khơng thể phát triển nếu người dân khơng có sức
khỏe, không được học hành với những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Sức khỏe
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia và là một trong
những quyền lợi cơ bản nhất của con người.
Khi nói về vai trị của sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Sức khoẻ của mỗi người dân là một bộ phận
hợp thành sức khoẻ của xã hội, cho nên muốn phát triển sức khoẻ cho một xã hội
nói chung thì phải bắt đầu từ việc chăm sóc sức khoẻ cho từng người dân”. Sức
khỏe là một “vốn quý nhất” có ý nghĩa quyết định đến sự cường thịnh của đất nước
7


và cần phải đặc biệt quan tâm chăm lo chu đáo; chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là
trách nhiệm của Đảng, của Chính phủ và của cả xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
ra cách thức tốt nhất và hiệu quả nhất của việc chăm sóc sức khỏe là “phòng bệnh
hơn trị bệnh”, cho nên mọi người từ già trẻ, trai gái đã là người dân yêu nước đều
phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ; giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức
khỏe là trách nhiệm của mọi người, không phân biệt người giàu, người nghèo, bất
luận là giàu hay nghèo đều phải thực hiện thật tốt”.
Vì vậy, mỗi con người chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản
thân, gia đình, cộng đồng là góp phần phát triển nguồn nhân lực đất nước, góp
phần quan trọng vào sự phát triển khinh tế - xã hội.
1.3. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên về cơng tác phịng chống bệnh,
bảo vệ sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của mỗi con
người, giai đoạn này có nhiều biến đổi và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì
vậy cần được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục để phát triển toàn diện .
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Quyết định
số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến

lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 –
2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Chỉ thị số 24/CTTTg ngày 03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các
nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an tồn, bảo đảm chương trình và mục tiêu
chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19. Ngày 02/10/2021,
Chính phủ đã ban hành quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức
khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 nhằm bảo đảm chăm sóc tồn diện về thể
chất, tinh thần cho trẻ em, học sinh thơng qua việc duy trì, đẩy mạnh hoạt động
giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở
giáo dục mầm non, phổ thông và các trường chuyên biệt.
Ngày 31 tháng 12 năm 2021, Bộ Y tế ban hành thông tư số 33/2021/ TTBYT quy định về công tác y tế trường học trong các cơ sở giáo dục gồm các nội
dung như chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên, truyền thông, giáo dục sức khỏe,
bảo đảm vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm, yêu cầu về cơ sở vật chất, trang
thiết bị và nhân viên y tế trường học. Công văn 463/BGDĐT-GDTX của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại
các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Chỉ
thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện
nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi
mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo; Thực hiện Thông báo số
8


324-TB/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình
thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021, định hướng nhiệm vụ năm học 2021 2022
Đặc biệt Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, quy định vệ sinh trường
học, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho học sinh gồm những nội dung cơ bản sau
đây:
- Đảm bảo các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ
chơi trong trường

- Đảm bảo các điều kiện về cấp thốt nước và vệ sinh mơi trường trong
trường học
- Đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm
- Đảm bảo mơi trường thực thi chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã
hội trong trường học, liên kết cộng đồng
- Đảm bảo các điều kiện y tế học đường
- Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học
sinh: Thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh định kỳ, có theo dõi thường xun và
thơng báo đến gia đình; thực hiện sơ cứu, cấp cứu theo quy định.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe: Tổ chức truyền
thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ; cho học sinh thực hành vệ sinh
cá nhân, vệ sinh môi trường…
- Thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học: Thực hiện báo
cáo định kỳ, đột xuất và đánh giá công tác y tế trường học.
Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/ QH12 được Quốc hội nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định
về quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm;
điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập
khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực
phẩm; phân tích nguy cơ đối với an tồn thực phẩm; phịng ngừa, ngăn chặn và
khắc phục sự cố về an tồn thực phẩm; thơng tin, giáo dục, truyền thơng về an tồn
thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Đặc biệt kế hoạch
số 211 của UBND tỉnh Nghệ An về “Tháng hành động vì an tồn thực phẩm” năm
2022 tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người sản xuất, kinh doanh, người tiêu
dùng nhận thức được về vấn đề bảo đảm an tồn thực phẩm, nói khơng với thực
phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
Ngoài ra, muốn đảm bảo sức khỏe cho mọi người thì vấn đề mơi trường
sống cũng rất quan trọng. Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ơ nhiễm
nghiêm trọng. Trong đó, rác thải là mối đe dọa lớn đến đời sống con người. Nếu
rác thải không được phân loại, thu gom và xử lý một cách triệt để, đúng quy định

9


thì sẽ là mối nguy hại rất lớn đến đời sống con người. Luật Bảo vệ mơi trường năm
2020 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 đã có nhiều điểm mới quy
định rõ và cụ thể hơn về trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong
nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng công tác giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe
của bản thân và cộng đồng ở trường học trên địa bàn huyện Anh Sơn và các
huyện thuộc miền Tây Nghệ An .
Sức khỏe có vai trị quan trọng đối với mỗi con người và đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức
khỏe của bản thân và cộng đồng cho học sinh trong trường học là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Để có cơ sở cho việc đề xuất một số kinh nghiệm
nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng
đồng cho học sinh THPT đã được áp dụng có hiệu quả tại trường THPT Anh Sơn
1, chúng tơi đã tiến hành tìm hiểu thực tế và lấy ý kiến tham khảo 100 giáo viên về
cách thức tổ chức hoạt động giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản
thân và cộng đồng cho học sinh ở một số trường học trên bàn huyện Anh Sơn và
các huyện lân cận.
Phiếu khảo sát về công tác giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức
khỏe của bản thân và cộng đồng cho học sinh
(Tổng số giáo viên: 100 người)
TT
1

2

3


4

5

Nội dung trao đổi

Kết quả
SL
TL %
Thực trạng về giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng
đồng cho học sinh trong các trường THPT
a. Chưa hiệu quả
80
80%
b. Hiệu quả
16
30%
c. Rất hiệu quả
4
4%
Sự cần thiết của việc giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và
cộng đồng cho học sinh trong trường THPT hiện nay
a. Không cần thiết
10
10%
b. Cần thiết
40
40%
c. Rất cần thiết

50
50 %
Công tác giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng cho
học sinh có được tiến hành khơng?
a. Có tổ chức
33
66%
b. Tổ chức khơng thường xun
24
24%
c. Thường xuyên
10
10%
Hình thức giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng
cho học sinh trong trường THPT hiện nay
a. Chủ yếu qua phát thanh tuyên truyền
76
76%
b. Qua môn học, giờ chủ nhiệm lớp
16
16%
c. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm
8
8%
Nguyên nhân có thể dẫn đến mắc bệnh truyền nhiễm, ngộ độc thực phẩm, giảm sút
10


về sức khỏe của một bộ phận học sinh
a. Gia đình, bản thân khơng quan tâm, chăm sóc sức khỏe

b. Chất lượng giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe
của bản thân và cộng đồng cho học sinh trong nhà trường
hiệu quả mang lại chưa cao.
c. Sử dụng thực phẩm kém chất lượng

28

28%

32

32%

40

40%

Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, công tác giáo dục ý thức,
trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng cho học sinh là rất quan
trọng. Các trường học đã triển khai giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe
của bản thân và cộng đồng cho học sinh, song chưa được tổ chức thường xuyên,
hình thức tổ chức chưa đa dạng, chủ yếu mang tính lý thuyết, giáo huấn.
Nguyên nhân có thể dẫn đến mắc bệnh truyền nhiễm, ngộ độc thực phẩm,
giảm sút về sức khỏe của một bộ phận học sinh là do gia đình chưa quan tâm,
chăm sóc chưa chu đáo, sử dụng thực phẩm kém chất lượng, công tác giáo dục ý
thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng cho học sinh trong
nhà trường mang lại hiệu quả chưa cao.
2.2. Thực trạng ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng
của học sinh
Tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng có vai trị rất quan

trọng. Chúng tơi đã tiến hành một cuộc khảo sát trong học sinh để kiểm tra vấn đề
tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Số lượng học sinh điều tra là 200
em và thu được kết quả như sau:

Nội dung trao đổi

TT
1

2

3

Kết quả
SL

TL %

Em có thường rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa tay tại
trường không?
a. Không bao giờ

111

55,5%

b. Thỉnh thoảng

77


38,5%

c. Thường xuyên

12

6%

a. Chưa bao giờ

185

92,5%

b. Thỉnh thoảng

15

7,5%

c. Thường xuyên

0

0

Em đã từng hút thuốc, uống rượu bia chưa?

Em đã từng sử dụng thức ăn nhanh, chế biến sẵn chưa?
11



4

a. Chưa sử dụng

4

2%

b. Thỉnh thoảng

84

42%

c. Sử dụng thường xuyên

112

56%

Khi sử dụng thực phẩm em có quan tâm đến hạn sử dụng và nguồn gốc
xuất xứ của thực phẩm không?
a.Không quan tâm

109

54,5%


b. Chỉ quan tâm đến hạn sử dụng

67

33,5%

c. Luôn quan tâm đến hạn sử dụng và nguồn gốc
24
thực phẩm
5

6

12%

Em có thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe
khơng?
a.Khơng bao giờ

93

46,5%

b.Thỉnh thoảng

86

43%

c.Thường xun


21

10,5%

Em có thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường (vệ
sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải) không?
a.Chưa tham gia

35

17,5%

b. Thỉnh thoảng

134

67%

c. Thường xuyên tham gia

31

15,5%

Qua kết quả điều tra, chúng ta thấy rằng đa số học sinh đã có ý thức bảo vệ
sức khỏe bản thân, song một bộ phận học sinh còn ăn chơi đua đòi như uống rượu,
hút thuốc lá, nhiều em thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến
sẵn, thực phẩm khơng rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí khi sử dụng không quan tâm
đến hạn sử dụng của sản phẩm. Điều đó dẫn đến đau bụng, ngộ độc thực phẩm, ảnh

hưởng đến sức khỏe của bản thân. Một số học sinh chưa có ý thức tham gia vệ sinh
mơi trường, thu gom, xử lý rác thải làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2.3. Thực trạng nhận thức của học sinh về công tác giáo dục ý thức,
trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát trong học sinh để kiểm tra nhận
thức của các em về vấn đề bảo vệ sức khỏe của bản thân và việc giáo dục ý thức,
trách nhiệm cho học sinh trong nhà trường hiện nay.
Sau khi phát phiếu thăm dò 200 học sinh tôi nhận được kết quả như sau:
12


Nội dung

Kết quả
SL

Theo em giáo dục ý thức, trách nhiệm
bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng
đồng trong trường học cho học sinh
có quan trọng khơng?
Hiệu quả của việc tổ chức các hoạt
động giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo
vệ sức khỏe của bản thân và cộng
đồng cho học sinh.

TL

Quan trọng

20


27

20%

Có hiệu quả
trong việc
nâng cao
nhận thức
35%

Thơng qua
mơn học, giờ
sinh hoạt lớp
12

Em có thích tun truyền giáo dục ý
thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe
của bản thân và cộng đồng bằng hình
thức ngoại khóa, trải nghiệm, cuộc thi
khơng?

12%

Rất thích
74

Em có muốn được sắm vai vào nhân
vật để tuyên truyền giáo dục các vấn
đề liên qua đến bảo vệ sức khỏe

không?

74%

Rất thích

77

77%

Em có thích nhà trường tổ chức nhiều
hoạt động giáo dục bảo vệ sức khỏe
của bản thân và cộng đồng khơng?

Rất thích

Nhận định của em về việc đổi mới, đa
dạng hóa hình thức giáo dục ý thức,
trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản
thân và cộng đồng cho học sinh trong
nhà trường?

Tốt

72

82

13


TL

Rất quan
trọng

35
Ở trường em có hình thức tổ chức giáo
dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức
khỏe của bản thân và cộng đồng nào?

SL

72%

27%

Giúp em
thay đổi 1
ít về nhận
thức.
41

41%

TL

Khơng
quan trọng
53


53%

Khơng
ảnh hưởng
đến em
24

24%

Phát thanh
tun
truyền

Tất cả các
hình thức

38

50

38%

Thích
23

23%

Thích

21


21%

Thích
28

28%
TB

82%

SL

18

18%

50%

Khơng
thích
3

3%

Khơng
thích
2

2%


Khơng
thích
0

0

Chưa đạt
0

0


Thông qua phiếu khảo sát trên chúng ta thấy rằng, nhiều học sinh chưa nhận
thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe
của bản thân và cộng đồng trong nhà trường.T ừ nhận thức đó mà dẫn đến một số
em cịn có lối sống bng thả, khơng biết tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản
thân, thường xuyên bị ốm, bị bệnh, ngộ độc thực phẩm. Thậm chí một số em chưa
có ý thực vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi trường, xả rác bừa bãi khắp nơi…
Bên cạnh đó, hình thức tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ
sức khỏe của bản thân và cộng đồng cũng là điều đáng quan tâm. Đa số các trường
học chú trọng giáo dục thơng qua hình thức phát thanh, qua giờ sinh hoạt lớp...Vì
vậy hiệu quả giáo dục chưa cao, nhận thức của học sinh còn thấp. Ban giám hiệu
nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cũng chưa quan tâm, chỉ đạo và triển khai các văn
bản của cấp trên chưa đầy đủ, chưa có hình thức giáo dục phù hợp, hiệu quả.
Đa số học sinh cho rằng thích được tham gia các hoạt động trải nghiệm,
ngoại khoá, các cuộc thi liên quan đến bảo vệ sức khỏe và mong muốn được nhà
trường tổ chức thường xuyên. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp phù hợp để giáo
dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng cho học sinh là
vấn đề cấp bách có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách

của học sinh.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo
vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho học sinh THPT.
sinh.

3.1. Phối hợp tổ chức khám sàng lọc, tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho học

Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh là một trong những nhiệm
vụ được nhà trường đặc biệt quan tâm. Khám sức khỏe định kỳ nhằm rà sốt, sàng
lọc và nắm được tình hình sức khỏe của học sinh, từ đó có giải pháp chăm sóc sức
khỏe tồn diện cho học sinh. Thơng qua khám sức khỏe ban đầu các em sẽ được
tuyên truyền, tư vấn nhằm giúp các em biết được tình hình sức khỏe của bản thân
giảm thiểu nguy cơ các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, bệnh răng
miệng, dinh dưỡng chưa hợp lý…qua đó các em sẽ có ý thức hơn trong vấn đề tự
chăm sóc sức khỏe bản thân.
Hàng năm, trường THPT Anh Sơn 1 đã phối hợp với Trung tâm y tế huyện
Anh Sơn, phòng khám đa khoa Tây An tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các em
học sinh khối lớp 10, 11, 12. Các em sẽ được kiểm tra cân nặng, chiều cao, huyết
áp, khám nội, ngoại, da liễu, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt cho các em học sinh.
Trong quá trình khám sàng lọc sẽ phát hiện một số học sinh có bệnh bẩm sinh,
bệnh nền. Từ đó lập hồ sơ bệnh đầy đủ thông tin để tư vấn, phối hợp gia đình để
chăm sóc, chữa trị kịp thời. Trong thời gian học tại trường luôn được nhà trường
theo dõi thường xuyên và hỗ trợ các em chăm sóc sức khỏe, nếu các em phát bệnh
trong thời gian ở trường sẽ được nhà trường đưa các em đến cơ sở y tế kịp thời.
14


Năm học 2019 – 2020, em Lê Khắc Thái, học sinh lớp 11T1 là một học sinh
có học lực tốt, bản thân em là học sinh khuyết tật lồng ngực nên sức khoẻ của em
khơng bình thường, thường xun đi viện tỉnh và viện trung ương. Hồn cảnh gia

đình em đặc biệt khó khăn, gia đình thuộc hộ nghèo, bố bị bệnh tâm thần khơng có
người chăm sóc phải thường xuyên ở bệnh viện tâm thần. Bản thân em bị bệnh
trầm cảm, rối loại thần kinh. Vì vậy, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và học sinh
lớp 11T1 luôn quan tâm giúp đỡ em Thái. Do sức khỏe yếu, bệnh tái phát, đến
trường em Thái quấy phá, ra vào lớp tự do. Trước tình hình đó nhà trường phải gặp
gỡ trao đổi với phụ huynh để đưa em đi điều trị, đồng thời trao đổi với giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và học sinh quan tâm nhiều hơn đến em Thái, tuyệt
đối khơng được trêu chọc, kích động tinh thần làm bệnh gia tăng. Gia đình khó
khăn, khơng có tiền để đưa em đi chữa trị, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đã kêu
gọi toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh quyên góp được 16 triệu đồng hỗ trợ em
Lê Khắc Thái lớp 11T1 đi chữa bệnh. Sau khi xuất viện, sức khỏe tốt hơn, em đến
trường tiếp tục học tập và tham gia các hoạt động tích cực.
Thơng qua việc khám sức khỏe định kỳ, học sinh được tuyên truyền, tư vấn
chăm sóc sức khỏe một cách tích cực và kỹ càng. Đồng thời tạo mỗi liên hệ chặt
chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cơ sở y tế trong việc theo dõi, giám sát, chăm
sóc sức khỏe của học sinh.
bệnh

3.2. Tuyên truyền, tư vấn cho học sinh tiêm phòng vắcxin về một số

Tiêm vắcxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm. Tiêm vắc xin sẽ làm con người khỏe
mạnh giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và cơng sức của gia đình, tăng
khả năng học tập và lao động sản xuất.
Tiêm phịng khơng chỉ giành cho trẻ em mà lứa tuổi học sinh THPT (thường
ở độ tuổi 15 đến 18) cũng cần được tư vấn tiêm một số loại vắc xin phòng cúm,
phòng viêm màng não do não mơ cầu, phịng ung thư gan, ung thư cổ tử cung,
covid-19...Tuyên truyền, tư vấn về tiêm phòng bệnh phù hợp với lứa tuổi rất cần
thiết. Nhờ hiểu được vai trò của việc tiêm vắcxin phòng bệnh nên gia đình các em
đã chủ động tham gia đăng kí tiêm phịng, tạo sự miễn dịch, tăng khả năng kháng

bệnh, giúp phát triển thể chất và trí não bình thường, góp phần quan trọng cho phát
triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
Trong năm học 2021 – 2022 dịch Covid-19 bùng phát, nhà trường, giáo viên
chủ nhiệm cũng đã tun truyền về lợi ích của tiêm phịng để phụ huynh, học sinh
đăng ký tiêm phịng. Kết quả có 1483/1484 học sinh được tiêm mũi 1, 1480/1484
học sinh được tiêm mũi 2. Số học sinh không đồng ý tiêm là do bị bệnh bẩm sinh.
Đến nay nhà trường có 516 em nhiễm Covid -19 nhưng khơng có học sinh chuyển
biến nặng. Số học sinh phải nhập viện điều trị Covid – 19 tuyến huyện chỉ có 01
em.
15


Như vậy, tiêm vắc xin đã góp phần phịng bệnh, đồng thời nếu bị bệnh thì tỉ
lệ chuyển biến nặng giảm đáng kể.
3.3. Giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh thông qua phát thanh,
tuyên truyền.
Công tác phát thanh, tun truyền trong trường học có vai trị quan trọng.
Một trong những giải pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc
nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khỏe, bản thân, gia đình, cộng đồng, phịng chống
dịch bệnh, an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường sống là phát huy vai trò của hệ
thống phát thanh tuyên truyền.
Công tác phát thanh tuyên truyền được tiến hành thường xuyên. Để phát huy
hiệu quả trong trường học nên thành lập đội phát thanh hoặc câu lạc bộ phát thanh
tuyên truyền. Thành viên câu lạc bộ là những học sinh có giọng đọc tốt, có khả
năng biên tập nội dung, u thích cơng việc tun truyền....Nhà trường giao cho
Đồn thanh niên và phân công giáo viên trực tiếp triển khai nhiệm vụ. Hình thức
tuyên truyền đa dạng, phong phú như tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, nhóm
zalo, face book, băng rơn khẩu hiệu, pano, áp phích… Để nâng cao hiệu quả công
tác phát thanh tuyên truyền, hàng năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch tuyên
truyền giáo dục. Tùy vào đặc điểm tình hình từng năm học, các văn bản hướng dẫn

của cấp trên để nhà trường xây dựng nội dung tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ,
sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Trong năm học 2020 – 2021, 2021 –
2022 tập trung tuyên truyền một số nội dung sau:
Chủ đề
Phòng chống
đại dịch covid19

Nội dung tuyên truyền
-Tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam, trong
tỉnh, trên địa bàn huyện.
- Thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử
khuẩn - Khoảng cách -Không tập trung - Khai báo y tế" để
giữ an tồn cho mình và mọi người trước đại dịch covid 19.
- Các biện pháp phòng bệnh covid-19:
+ Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng
+ Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn
vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán
dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ nơi công cộng.
Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa
sạch tay.
+Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm
bệnh; rửa tay thường xuyên bằng xà phịng và nước sạch
theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế, đặc biệt tại một số thời
điểm: sau khi ho, hắt hơi; trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh;
16


sau khi tham gia các hoạt động thê chất; khi thấy tay bẩn;
+ Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm
bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.

+ Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã
Vệ sinh cá
nhân, vệ sinh
môi trường
sống

- Các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe cá nhân, vệ sinh cá
nhân hàng ngày, phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm
-Vệ sinh mơi trường
+ Tăng cường thơng khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra
vào và cửa sổ.
+Thường xuyên lau nền nhà, nắm tay cửa, đồ chơi, dụng
cụ học tập và các đồ vật trong phòng học bằng các chất tẩy
rửa thơng thường như xà phịng hoặc các sản phẩm khử
khuẩn thông thường khác.
+ Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước sạch và xà
phịng rửa tay
+ Vệ sinh lớp học đầu và cuối mỗi buổi học, đổ rác đúng
quy định
+ Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh, không
để nước đọng, diệt muỗi, côn trùng gây bệnh
+ tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường ở lớp học,
trường học, địa phương, vệ sinh các cơng trình cơng cộng

Bảo đảm vệ
sinh an tồn
thực phẩm

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện,
biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản,

phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm
cho thực phẩm sạch sẽ, an tồn, khơng gây hại cho sức
khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
- Các tác nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm
- Những nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm
- Tác hại ngộ độc thực phẩm
- Biện pháp vệ sinh chủ yếu đề phòng nhiễm bẩn thực
phẩm:
+ Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguyên
liệu và nguồn nước sạch, vệ sinh dụng cụ chế biến, dụng
cụ ăn uống
+ Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm
bẩn, tuân thủ chế độ xử lý nhiệt về thời gian và nhiệt độ).
+ Khám sức khỏe định kỳ nhằm loại rừ các bệnh lân lan
17


(ghẻ, lở, mụn) và các bệnh truyền nhiễm (lao, tả, thương
hàn, lỵ...).
+ Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử
lý thực phẩm, nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ
thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên
liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực phẩm.
- Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm:
+ Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải
đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ tồn bộ thức ăn đó lại
(kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay
cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa
người bị ngộ độc đi bệnh viện.
+ Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nơn, phân, nước tiểu

của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách
ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
+ Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng,
gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch
bệnh
- Ðể đề phòng các hậu quả xấu của việc ngộ độc thực
phẩm, mỗi học sinh chúng ta cần thực hiện các yêu cầu
sau đây về vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Dùng nước sạch, an toàn để làm đồ uống, chế biến thức
ăn và rửa dụng cụ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
+Thực hiện ăn chín uống sơi, khơng ăn những thức ăn bị
ơi thiu và hết hạn, không ăn những thức ăn không rõ
nguồn gốc sản xuất
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay kỹ bằng xà phòng và
nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt ngắn
móng tay, khơng dùng tay để bốc và chia thức ăn.
+ Giữ gìn về sinh mơi trường, vệ sinh lớp học…
+ Có chế độ ăn uống, học tập, nghĩ ngơi hợp lý.
Rác thải, ô
nhiễm môi
trường sống

- Hiểu biết về rác thải, các loại rác thải, tác hại của rác
thải đến sức khỏe con người và môi trường
- Biện pháp thu gom, xử lý rác thải, giảm ô nhiễm môi
trường, bảo vệ sức khỏe con người, tận dụng rác hữu cơ ủ
thành phân bón cho cây trồng.

18



Nhờ thực hiện công tác tuyên truyền thường xuyên, qua nhiều hình thức
khác nhau đã làm thay đổi nhận thức, hành vi của học sinh, các em có ý thức và
trách nhiệm trong cơng tác phịng chống dịch bệnh, tự giác thực hiện tốt quy định
5K, tự phòng bệnh cho mình, cho gia đình, người thân và cho xã hội. Mặt khác,
sau khi các em nắm vững kiến thức và kỹ năng bảo vệ sức khỏe cho bản thân, các
em sẽ truyền đạt những thông tin cần thiết, kịp thời giải đáp những thắc mắc, trăn
trở, những điều chưa hiểu về bệnh tật, về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh mơi
trường, bảo vệ sức khỏe cho mọi người, góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện
chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
3.4. Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe thông qua giờ sinh
hoạt chủ nhiệm lớp, chào cờ đầu tuần.
Ở các trường học, giờ chào cờ được tiến hành thường xuyên vào ngày thứ
2. Nhiệm vụ của giờ chào cờ là đánh giá tổng kết tuần, triển khai kế hoạch cho
tuần kế tiếp. Thông qua lễ chào cờ đầu tuần cịn góp phần giáo dục truyền thống,
giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và
công đồng cho học sinh. Mỗi tháng, nhà trường nên giành 10 – 15 phút chào cờ
đầu tuần để tuyên truyền giáo dục học sinh. Trong bối cảnh đại dịch Covid – 19
không tổ chức chào cờ tập trung, nhà trường chỉ đạo, chuẩn bị nội dung để giáo
viên chủ nhiệm tuyên truyền đến học sinh (có thể trực tiếp hoặc trực tuyến).
Để mạng lại hiệu quả thiết thực công trong tác giáo dục, nhà trường xây
dựng các chuyên đề triển khai cho từng tháng. Cụ thể:
Tháng

Tổ chức hoạt động

9

Tổ chức cho học sinh học tập tài liệu “ Sổ tay đảm bảo an tồn
phịng, chống dịch covid -19 trong trường học” của Bộ Giáo dục &

Đào tạo.

10

11

Giáo dục về vệ sinh cá nhân: giáo dục cho học sinh biết thực hành
các thao tác, hành vi vệ sinh cá nhân có lợi cho sức khỏe. Khắc phục,
loại bỏ các thói quen mất vệ sinh có hại cho sức khỏe. Vệ sinh cá nhân
bao gồm: vệ sinh thân thể, vệ sinh trang phục…Giáo dục sức khỏe
sinh sản vị thành niên.
Giáo dục về vấn đề vệ sinh môi trường sống: giáo dục cho học sinh
hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ gây bệnh có khi ảnh hưởng đến tính
mạng con người như khơng khí, nước bị ô nhiễm; phân, rác không
được xử lý; các côn trùng trung gian truyền bệnh phát triển…Vệ sinh
môi trường bao gồm vệ sinh gia đình, vệ sinh trường học, vệ sinh
trong học tập, lao động; luyện tập thể dục thể thao phù hợp với lứa
tuổi, giới tính để để phịng bệnh tật, tai nạn thương tích thường gặp và
nâng cao sức khỏe cho mỗi cá nhân.

12

Giáo dục cho học sinh về vấn đề bảo vệ môi trường sống, biết thu
19


gom, phân loại, xử lý rác thải đúng quy định, hạn chế các tác nhân
gây ô nhiễm môi trường…Tác hại của chất kích thích nhất là rượ,
bia, thuốc lá…
2


Giáo dục cho học sinh biết phòng chống dịch bệnh và các vấn đề xã
hội: có những hiểu biết, kiến thức về các bệnh lây lan thành dịch. Đặc
biệt hiện nay, dịch bệnh Covid 19 đang xảy ra và lây lan ở các nước
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các trường học cần
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để phịng chống dịch
bệnh có hiệu quả

3

Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống: cần cải tiến bữa ăn, dinh
dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng tránh ngộ
độc thức ăn và các dịch bệnh do rối loạn dinh dưỡng (suy dinh dưỡng,
béo phì, bướu cổ, thiếu máu), đảm bảo vệ sinh ăn uống…Nói khơng
với thực phẩm bẩn, thực phẩm khơng có nguồn gốc xuất xứ.

4

Giáo dục lợi ích của việc luyện tập thể thao rèn luyện sức khỏe.
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với năng lực, sở
trường, với sức khỏe bản thân.

Thông qua giờ sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm với những chủ đề
khác nhau, hình thức tổ chức đa dạng như tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
thuyết trình, các tiểu phẩm…để giáo dục các em.
Qua mỗi chủ đề, nhận thức của học sinh sẽ được nâng lên, các em sẽ có ý
thức hơn trong việc phịng chống dịch bệnh, khơng sử dụng thực phẩm bẩn, biết
tự giác tham gia vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi trường, biết chăm sóc bảo vệ sức
khỏe cho bản thân, cho cộng đồng, bảo vệ môi trường sống.
3.5. Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng

đồng cho học sinh bằng cách lồng ghép vào giảng dạy các môn học.
Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cho
học sinh bằng cách lồng ghép vào giảng dạy ở một số môn học như Sinh học, môn
Công nghệ 10…
Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, nhà trường đã xây dựng kế hoạch,
triển khai cho giáo viên lồng ghép một số nội dung tích hợp trong các mơn học như
phịng chống dịch bệnh, an tồn thực phẩm, phân loại rác thải bảo vệ mơi trường,
bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn…
TT
1

Nội dung lồng ghép

Chủ đề mơn
học

Phịng chống dịch do virut gây ra như Virut và bệnh
dịch covid 19, HIV, bệnh truyền
truyền nhiễm
20

Thuộc môn
Sinh học 10


nhiễm
2

Phịng chống bệnh liên quan đường
tiêu hóa


Tiêu hóa

Sinh học 11

3

Phịng chống bệnh ung thư ở người

Di truyền y học

Sinh học 12

4

Bảo vệ môi trường sống

Hệ sinh thái,
sinh quyển và
bảo vệ mơi
trường sống

Sinh học 12

5

Giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm

Bảo quản và chế Cơng nghệ 10
biến lương thực,

thực phẩm

Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Virut và bệnh truyền nhiễm” môn Sinh học 10, giáo
viên tổ chức cho học sinh nghiên cứu về các loại virut gây bệnh cho người, các
bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh các bệnh đó. Để bài dạy hấp dẫn, cũng như
có thời gian tìm hiểu, giáo viên hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ (mỗi nhóm 8-10 HS), phân cơng nhiệm vụ
cho các nhóm:
Nhóm 1 và 2: Thống kê các bệnh truyền nhiễm ở địa phương em: Tên bệnh,
vi sinh vật gây bệnh, phương thức lây truyền, triệu chứng và tác hại, cách phòng
tránh bệnh.
Tên bệnh

Tên vi sinh Triệu chứng Phương thức Cách phòng
vật gây bệnh và tác hại
lây nhiễm
tránh

Từ đó tìm hiểu và khái quát các nội dung: Khái niệm bệnh truyền nhiễm,
phương thức lây truyền, các loại bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut, phịng
tránh bệnh truyền nhiễm.
Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng Virut
corona.
HS tìm hiểu qua thơng tin Internet, báo chí tên bệnh, nguyên nhân gây
bệnh, phương thức lây truyền, triệu chứng và tác hại, cách phịng tránh bệnh. Từ
đó tun truyền cho mọi người phòng tránh dịch bệnh này (bài viết, vẽ tranh cổ
động, video, phát thanh…).
Sau 1 tuần chuẩn bị ở nhà, đến tiết học tiếp theo các nhóm cử đại diện báo
cáo, trình bày sản phẩm đã chuẩn bị.
- Sản phẩm của các nhóm:


21


Nhóm 1

Nhóm 2

Sản phẩm nhóm 3 và 4: Tìm hiểu về dịch bệnh do Covid- 19 và báo cáo
bằng PPT
Ví dụ 2:
Khi dạy chủ đề “Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường sống” môn
Sinh học 12 sẽ lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
Giáo viên tổ chức học sinh tìm hiểu về môi trường, ô nhiễm môi trường và
các giải pháp bảo vệ môi trường
Sản phẩm của học sinh: Bài tuyên truyền về bảo vệ môi trường sống
/>3.6. Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng
đồng cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá, các cuộc
thi.
Trong nhà trường, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm được tổ chức
thường xuyên nhằm giáo dục kỹ năng sống cho các em. Nội dung giáo dục phong
phú, đa dạng nhằm trang bị kiến thức toàn diện cho các em. Đối với nội dung giáo
dục ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng nhà trường
đã tổ chức các hoạt động cụ thể như sau:
3.6.1. Giáo dục ý thức tự giác vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường
sạch sẽ.
22


Cha ơng ta có câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, mỗi khi vào lớp

thấy nhà sạch sẽ, bàn ghế sắp xếp gọn gàng sẽ tạo được không khí thoải mái, vui
vẻ, học tập sẽ mang lại hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ được sức khỏe con người.
Hiện nay ở hầu hết các trường học, học sinh thường ít phải lao động, chủ
yếu chỉ phải quét dọn phịng học, sân trường. Tuy nhiên, số học sinh đơng, khuôn
viên nhà trường hẹp, đa số các em đều không phải làm việc nhà vì vậy các em sẽ
khơng tự giác vệ sinh, khơng có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Học sinh khi khơng
có ý thức về giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng, thì những việc làm như xả rác bừa bãi,
đi vệ sinh không đúng nơi quy định, phá hoại cảnh quan thiên nhiên… là điều dễ
xảy ra. Từ việc làm nhỏ, dần sẽ hình thành tính cách thiếu trách nhiệm trong mỗi
học sinh.
Nhiệm vụ của nhà trường, giáo viên là giáo dục ý thức tự giác của học sinh
để các em có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng, giúp các em bảo vệ môi trường,
làm xanh, sạch đẹp cảnh quan môi trường sống.
Nhận thức được tầm quan trong của việc giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ
sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống và học tập, giúp các em hình thành những
đức tính tốt đẹp như biết ơn, biết tơn trọng, sẻ chia, đồn kết…Đầu năm học nhà
trường phân công cho các lớp khu vực vệ sinh công cộng, chăm sóc bồn hoa cây
cảnh, giáo viên chủ nhiệm sẽ phân công cụ thể học sinh thực hiện nhiệm vụ vệ sinh
lớp học, khu vực vệ sinh công cộng từng tuần phù hợp, đảm bảo công bằng.
Để các em có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường, nhà
trường đã xây dựng nội quy đối với học sinh trong đó có các quy định về vệ sinh,
cảnh quan mơi trường.
Đối với các phịng học chung, phòng học thực hành, nhà trường cũng xây
dựng các nội quy cụ thể trong đó có nội dung yêu cầu về công tác vệ sinh lớp học.
Đồng thời nhà trường cũng xây dựng các tiêu chí để đánh giá xếp loại các
lớp về vệ sinh. Cuối tuần có đánh giá xếp loại công khai ở bảng tin và làm căn cứ
đánh giá xếp loại các lớp trong các đợt thi đua.
Bảng tiêu chí đánh giá xếp loại các lớp về vệ sinh môi trường:
Nội dung


Chỉ số đánh giá
Đúng thời gian (Nếu chậm từ 5 phút trở lên trừ 1
Vệ sinh lớp điểm )
Vệ sinh sạch sẽ, hốt và đổ rác đúng qui định (Mỗi
học
nội dung chưa đạt yêu cầu trừ 1,5 điểm).
Đúng thời gian (sau buổi học).
Nền nhà, trường nhà, hành lang sạch sẽ. Đổ rác đúng
Vệ sinh khu qui định.
vực chung Bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Dày dép và các dụng cụ
VS gọn gàng, ngăn nắp.
Bảng sạch, có dẻ lau, có nước rửa tay sạch, có nước
23

Điểm
2
3

Tổng
5điểm

1
1
1
1

5điểm


uống, có cốc, giá đựng nước.

Đóng cửa, tắt điện sau buổi học
1
10
TỔNG
 Xếp loại theo tuần:
- Loại tốt: Từ 9.0 điểm trở lên, tất cả các chỉ số đạt từ 70% trở lên
- Loại khá: Từ 8.0 điểm đến dưới 9.0 điểm, tất cả các chỉ số đạt từ 65% trở
lên.
- Loại TB: Từ 6.0 điểm đến dưới 8.0 điểm, tất cả các chỉ số đạt từ 40% điểm
trở lên.
- Loại yếu: còn lại
 Xếp loại theo đợt thi đua:
- Loại tốt: Điểm TB từ 9.0 điểm trở lên, không có tuần nào xếp loại TB, và
phải có 2/3 số tuần đạt loại tốt.
- Loại khá: Điểm TB từ 8.0 điểm đến dưới 9.0 điểm, khơng có tuần nào xếp loại
yếu. và phải có 1/2 số tuần đạt loại tốt.
- Loại TB: Điểm TB từ 6.0 điểm đến dưới 8.0 điểm.
- Loại yếu: còn lại.
Lưu ý riêng lớp trực tuần:
- Nếu trong tuần 1 buổi không làm sẽ xếp loại vào nhiệm vụ vệ sinh của lớp
tuần đó.(Tương đương một buổi không làm vệ sinh).
- Nếu 2 buổi trở lên không làm sẽ bị hạ một loại vệ sinh trong đợt thi đua đó
và yêu cầu làm bù vào tuần sau.
Việc xây dựng nội quy đánh giá xếp loại các lớp trong thời gian đầu là bắt
buộc nhưng dần dần sẽ giúp các em có ý thực tự giác, biết dọn dẹp nơi mình sống
và làm việc. Có trách nhiệm với việc làm của mình, bảo vệ mơi trường sống xung
quanh, xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp.
Cùng với việc vệ sinh hàng ngày, nhà trường còn tổ chức cho học sinh các
lớp làm vệ sinh định kỳ như quét dọn và lau chùi lớp học, bảng, bàn ghế; làm sạch
hành lang, cầu thang, cửa ra vào, cửa sổ, khu vườn cây, dọn rác sau các dãy nhà,

nhặt cỏ bồn cây, thu gom rác ở các thùng chứa, tưới và chăm sóc cây xanh…Hàng
tháng tổ chức 1 lần “Ngày chủ nhật xanh” để các em tổng vệ sinh toàn trường,
cuốc cỏ, dọn rác thải ở các kênh mương, sân bóng, vườn hoa cây cảnh…Phát động
học sinh trồng và chăm sóc bồn cây, bồn hoa của lớp mình.
Thơng qua hoạt động vệ sinh mơi trường sống và học tập có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với học sinh: Dọn vệ sinh trường lớp đã khuyến khích học sinh chú
ý đến môi trường xung quanh ngay từ khi mới đến trường, giúp các em hình thành
ý thức tơn trọng và giữ gìn vệ sinh mơi trường. Khơng vứt rác bừa bãi, quan tâm
đến chăm sóc cây cảnh.
Việc giáo dục ý thức tự giác cho học sinh vệ sinh môi trường không chỉ làm
cho lớp học sạch, đẹp, gọn gàng, cảnh quan mơi trường trong lành mà cịn góp
phần bảo vệ sức khỏe của con người, phòng tránh được bệnh viêm đường hô hấp,
bệnh truyền nhiễm…
24


×