Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LĨNH vực học tập CỘNG ĐỒNG tại các TRUNG tâm văn hóa THỂ THAO – học tập CỘNG ĐỒNG và TRUNG tâm học tập CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.33 KB, 20 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: PHÒNG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
LĨNH VỰC HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC
TRUNG TÂM VĂN HÓA THỂ THAO – HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG VÀ
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

Người thực hiện: NGUYỄN KHÁNH HẬU
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2015-2016


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC


––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN KHÁNH HẬU
2. Ngày tháng năm sinh: 15/6/1969
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: Phòng Giáo dục thường xuyên – Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613 842467
6. Fax: /

(CQ) / (NR); ĐTDĐ: /

- Email:

7. Chức vụ: Phó Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên
8. Nhiệm vụ được giao: Tham mưu công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
giáo dục thường xuyên
9. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2016
- Chuyên ngành đào tạo: Quản lý Giáo dục
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý trường học
Số năm có kinh nghiệm: 10
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Năm học 2010-2011: Tập biên bản và các biểu mẫu phục vụ kỳ thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông – khối GDTX.
+ Năm học 2013-2014: Tập biên bản và các biểu mẫu phục vụ kỳ thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông.
+ Năm học 2014-2015: Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Trung

tâm Học tập cộng đồng.

2


BM03-TMSKKN

Tên SKKN:
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
LĨNH VỰC HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC
TRUNG TÂM VĂN HÓA THỂ THAO – HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG VÀ
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khác với nhà trường chính quy, Trung tâm Văn hóa thể thao – Học tập cộng
đồng và Trung tâm Học tập cộng đồng (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là cơ sở văn
hóa, thể thao và giáo dục không chính quy của xã, phường, thị trấn, do cộng đồng
thành lập và quản lý nhằm tổ chức các hoạt động sinh hoạt, học tập nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng đồng. Hoạt động của các
Trung tâm không bị ràng buộc chặt chẽ bởi thời gian và cho mọi người ở mọi lứa
tuổi. Chương trình và phương thức hoạt động linh hoạt, đáp ứng nhu cầu kịp thời
của cộng đồng. Có thể nói một cách ngắn gọn rằng: Trung tâm là thiết chế văn hóa,
thể thao và giáo dục của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng. Trong sáng
kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến thực trạng kết quả hoạt động của lĩnh vực
học tập cộng đồng tại các Trung tâm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất các
biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động của lĩnh vực học tập cộng
đồng của các Trung tâm trong giai đoạn tới, góp phần vào việc xây dựng xã hội
học tập ở xã, phường, thị trấn.
Trong các năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực phối hợp cùng Hội
khuyến học tỉnh và các ban, ngành tham mưu, đề xuất với các cấp Ủy Đảng, Ủy
ban nhân dân tỉnh đẩy mạnh việc thành lập các Trung tâm Học tập cộng đồng

(TTHTCĐ). Đến tháng 9/2005, toàn tỉnh đã có 171/171 xã, phường, thị trấn có
TTHTCĐ, đạt tỷ lệ 100% số xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ. Bằng những hoạt
động phong phú, thiết thực và hiệu quả, một số TTHTCĐ bước đầu đã thật sự trở
thành trường học của nhân dân lao động, góp phần nâng cao dân trí, ổn định tình
hình chính trị và góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội của
địa phương. Song bên cạnh đó, còn một số TTHTCĐ hoạt động mang tính hình
thức, hành chính hóa, bị động, lúng túng trong các khâu tổ chức quản lý điều hành,
cơ sở vật chất; kinh phí hoạt động...
Thực hiện Quyết định số 2875/QĐ-UBND ngày 04/11/2010 của UBND tỉnh
về việc ban hành Đề án sáp nhập Trung tâm Văn hoá – Thể thao cơ sở với
TTHTCĐ thành Trung tâm Văn hoá thể thao – Học tập cộng đồng (TTVHTTHTCĐ) và Quyết định số 67/2010/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của UBND tỉnh về
việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của TTVHTT-HTCĐ xã, phường,
thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, điều kiện hoạt động của lĩnh vực học tập cộng
đồng tại các Trung tâm đã có nhiều thuận lợi để tổ chức hoạt động. Tính đến tháng
4/2016, trên toàn tỉnh đã có 117/171 số xã, phường, thị trấn có TTVHTT-HTCĐ đi
vào hoạt động ổn định – Tỷ lệ 68,4%, số TTHTCĐ còn lại là 54. Tuy nhiên trong
thực tế, nhiều Trung tâm vẫn còn lúng túng trong quá trình tổ chức các hoạt động,
đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động học tập của người dân – Lĩnh vực học tập
cộng đồng, dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa đạt như mong muốn.
3


Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động của lĩnh vực học tập
cộng đồng tại các Trung tâm trên địa bàn tỉnh? Đây là vấn đề mang tính cấp thiết
cần được nghiên cứu, cần sự quan tâm đặc biệt của các cấp quản lý. Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ được phân công, bản thân đã có điều kiện tiếp cận và theo
dõi quá trình hoạt động của các Trung tâm. Qua đó, tôi đã có những đề xuất, tham
mưu với UBND tỉnh, Ban Giám đốc Sở các biện pháp cần thiết góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động của lĩnh vực học tập cộng đồng tại các Trung tâm. Nội dung
đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý được trình bày chi tiết qua

sáng kiến kinh nghiệm” “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lĩnh
vực học tập cộng đồng tại các Trung tâm Văn hóa thể thao – Học tập cộng
đồng và Trung tâm học tập cộng đồng”.

4


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
TTHTCĐ chính thức trở thành cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định
tại Điều 46, Luật Giáo dục năm 2005.
Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ tại xã, phường, thị trấn ban
hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định: “TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự
quản lý, hỗ trợ của nhà nước; đồng thời phải phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng
góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm
theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm”. [1,1]
Hoạt động của TTHTCĐ nhằm “tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở
mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến
thức, sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xoá đói giảm
nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc
sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với mọi người dân”. [1,2]
Nhiệm vụ của TTHTCĐ bao gồm việc “tổ chức thực hiện có hiệu quả công
tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập
giáo dục; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu
biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong
cộng đồng; phối hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông,
khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương; tổ chức các hoạt động giao

lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, tư vấn, khuyến học, giáo
dục cho con em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội; điều tra nhu cầu
học tập của công đồng, xây dựng nội dung và hình thức học tập phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng; quản lí tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị
của trung tâm theo qui định của pháp luật”. [1,2]
Theo Quyết định số 67/2010/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của UBND tỉnh
về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của TTVHTT-HTCĐ xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi tắt là Quyết định 67),
điều kiện hoạt động của lĩnh vực học tập cộng đồng tại các trung tâm đã có nhiều
thuận lợi hơn. Hoạt động học tập cộng đồng của các Trung tâm nhằm mục đích tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học
tập suốt đời; được phổ biến kiến thức, sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc
sống góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm;
nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện
việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với mọi
người dân.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, các Trung tâm trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các
đơn vị chức năng để tổ chức các lớp học theo nhu cầu học tập của người dân và
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như phổ biến chủ trương, đường
lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; các lớp khuyến công, khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư; các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật; các hoạt
5


động về y tế, văn nghệ, thể dục thể thao, dân số, bảo vệ môi trường; các lớp dạy
văn hóa, dạy nghề; các câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn nghệ… Các Trung tâm đã
có nhiều giải pháp giúp người dân truy cập thông tin tại các Điểm truy cập thông
tin khoa học - công nghệ để tạo điều kiện cho người dân tìm và ứng dụng các công
nghệ mới về nuôi, trồng, chế biến và bảo quản sản phẩm… góp phần phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người dân. Một số kết quả đã đạt được như sau:
- Huy động người dân tham gia các hoạt động:

Năm

2005
2006
2007
2008
2009
2010-2011
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Cộng

Số lượt người dân tham gia học tập tại các Trung tâm
theo từng nhóm chuyên đề
Khuyến công,
Y tế, văn
Chủ trương,
nông, lâm,
nghệ, thể dục
Dạy văn
đường lối,
ngư; chuyển
thể thao, dân
hóa, dạy
chính sách,

giao khoa học
số, môi
nghề
pháp luật...
kỹ thuật...
trường...
266.955
220.916
160.246
9.334
194.221
146.162
203.369
45.243
401.076
196.445
266.086
51.610
411.992
257.024
339.849
63.186
414.481
234.344
490.079
67.139
422.226
213.450
400.401
80.517

468.772
288.801
564.662
104.359
452.064
308.519
608.701
128.244
466.626
347.234
645.521
110.962
3.498.413

2.212.895

3.678.914

Cộng

657.451
588.995
915.217
1.072.051
1.206.043
1.116.594
1.426.594
1.497.528
1.570.343


660.594 10.050.816

- Kinh phí hoạt động: (Đơn vị tính: nghìn đồng)
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010-2011
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Cộng

Huy động các nguồn lực hỗ trợ hoạt động của các Trung tâm
Thu từ
Ngân sách hỗ Ngân sách hỗ
Nguồn khác
Cộng
trợ ban đầu
trợ hằng năm
học viên
5.279.377
2.217.412
58.422
132.506
7.687.717
0
2.908.097

387.051
262.005
3.557.153
0
2.989.698
831.564
648.194
4.469.456
0
3.118.746
695.820
981.736
4.796.302
0
3.087.496
456.979
1.541.236
5.085.711
0
3.652.166
380.661
715.681
4.748.508
0
5.415.902
846.987
1.369.100
7.631.989
0
5.434.725

1.160.664
1.832.554
8.427.943
0
5.737.450
1.320.464
1 547.560
7.057.914
5.279.377
34.561.692
6.138.612
7.483.012 53.462.693

- Xếp loại hoạt động: Căn cứ tiêu chí đánh giá xếp loại hoạt động của các Trung
tâm do Sở Giáo dục và Đào tạo và Hội Khuyến học tỉnh quy định, các Trung tâm trên địa
bàn tỉnh được xếp loại trong năm học 2014-2015 như sau:

6


+ Xếp loại tốt: 84 Trung tâm - Tỷ lệ 49,1%
+ Xếp loại khá: 74 Trung tâm - Tỷ lệ 43,3%
+ Xếp loại trung bình: 11 Trung tâm - Tỷ lệ 6,4%
+ Xếp loại yếu, không xếp loại: 2 Trung tâm - Tỷ lệ 1,2%

3. Đánh giá một số hạn chế trong tổ chức hoạt động của các Trung tâm
a) Về công tác nhân sự quản lý các Trung tâm
Vị trí Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực học tập cộng đồng tại các Trung tâm
đa số được bố trí chưa đúng theo yêu cầu về năng lực công tác được quy định tại
Quyết định 67. Cụ thể như:

- Một số lãnh đạo địa phương, hiệu trưởng các trường học và người được
biệt phái chưa có nhận thức đúng về chủ trương sáp nhập các Trung tâm cũng việc
biệt phái người từ ngành giáo dục sang làm Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực học
tập cộng đồng nên việc chọn lựa người chưa đúng với yêu cầu của nhiệm vụ, có
tâm lý làm cho xong. Một số địa phương chưa bố trí được chức danh Phó giám đốc
phụ trách lĩnh vực học tập cộng đồng.
- Thành viên được biệt phái đa số đều phải phụ trách công tác xóa mù chữ,
phổ cập giáo dục (XMC-PCGD) của địa phương. Một số còn được trường giữ biên
chế phân công dạy lớp và phụ trách một số công tác khác. Việc tham gia công tác
tại Trung tâm không đảm bảo về thời gian cũng như nội dung công việc.
- Một số giáo viên được chọn không đảm bảo về năng lực tổ chức hoạt động
tại các Trung tâm, chưa am hiểu về chức năng nhiệm vụ của Trung tâm cũng như
vai trò của vị trí Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực học tập cộng đồng, người thường
trực của Trung tâm.
- Các thành viên được biệt phái chưa an tâm công tác tại Trung tâm là do
việc chỉ đạo thực hiện tại địa phương chưa thống nhất. Họ chưa được hướng dẫn,
tập huấn cụ thể về: nhiệm vụ, các chế độ chính sách, việc sinh hoạt Đảng, sinh hoạt
Công đoàn, thời gian biệt phái, việc bố trí sau thời gian biệt phái, việc tham gia học
tập nâng cao trình độ...
b) Về cơ sở vật chất của các Trung tâm
- Tại các địa phương vùng đô thị (Biên Hòa, Long Khánh, Nhơn Trạch...) việc
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo quy định của các Trung tâm đạt yêu cầu do khó
khăn về quy hoạch quỹ đất hoặc chưa ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng.
- Ban giám đốc các Trung tâm chưa linh động trong việc phối hợp sử dụng
các công trình, thiết chế văn hóa, thể thao, giáo dục trên địa bàn để tổ chức các hoạt
động. Thường có suy nghĩ phải được đầu tư xây dựng trụ sở mới có thể tổ chức
được các hoạt động.
c) Về công tác tài chính của các Trung tâm
- Mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách (65 triệu/TTVHTT-HTCĐ/năm; 35 triệu/
TTHTCĐ/năm) không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Định mức trên được

tính tương ứng với mức lương cơ bản là 850.000 đồng (năm 2010). Tại thời điểm
hiện tại, với mức lương cơ bản là 1.150.000 đồng (tăng thêm 35% so với năm
2010) thì các TTHTCĐ phải sử dụng đến 90% mức kinh phí hỗ trợ để chi cho phụ
7


cấp của các thành viên trong Ban Giám đốc. Mức sử dụng đối với các TTVHTTHTCĐ là 60%. Do đó nguồn kinh phí còn lại không hỗ trợ tốt cho việc tổ chức
hoạt động của các Trung tâm.
- Lãnh đạo địa phương và Ban Giám đốc các Trung tâm chưa có nhận thức
đúng và đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, về ý nghĩa của nguồn kinh
phí hỗ trợ từ ngân sách. Đa số đều trông chờ vào vào nguồn kinh phí hỗ trợ mà
không tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức, đoàn thể để tổ chức các
hoạt động có thu, các hoạt động mang tính xã hội hóa... qua đó tăng cường các
nguồn lực, kinh phí hoạt động cho các Trung tâm.
- Việc chi tiêu kinh phí tại các Trung tâm thường được phân bố theo định mức
35 triệu đồng/năm cho hoạt động học tập cộng đồng và 30 triệu đồng/năm cho hoạt
động văn hóa thể thao. Điều này dẫn đến việc máy móc trong việc tổ chức các hoạt
động, không phù hợp với yêu cầu trong việc thực hiện sáp nhập các Trung tâm.
- Việc mở tài khoản tại kho bạc cấp huyện của đa số các Trung tâm vẫn còn
mang tính hình thức. Nguyên nhân là do các Trung tâm chưa thực hiện được các
giao dịch về tài chính thông qua tài khoản đã mở. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cho
các Trung tâm chưa được UBND cấp huyện hoặc cấp xã chuyển vào tài khoản của
các Trung tâm để chủ động trong việc tổ chức hoạt động. Việc thanh quyết toán
kinh phí của các Trung tâm đều phải thực hiện qua UBND cấp xã.
- Việc lập dự toán hằng năm, quyết toán và báo cáo hằng năm đối với
TTVHTT – HTCĐ chưa được thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài chính tại văn
bản số 2825/HD-STC ngày 13/12/2010 về việc hướng dẫn công tác tài chính và
bàn giao tài của TTVHTT - HTCĐ trực thuộc UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai. TTVHTT – HTCĐ là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa - thể dục thể
thao; nơi để phổ biến, tuyên truyền chính sách của Đảng nhà nước, kiến thức văn

hóa – xã hội tại xã, định mức chi 65 triệu/ trung tâm chỉ để duy trì hoạt động, tồn
tại của trung tâm. Do đó, các hoạt động này khi diễn ra tại Trung tâm phải được hỗ
trợ từ ngân sách xã, và các tổ chức sử dụng cơ sở vật chất của Trung tâm. Việc
không lập dự toán đầu năm, nên các Trung tâm không xác định, chủ động được
trong các hoạt động của mình do bị động về mặt kinh phí; bên cạnh đó việc thu chi
các nguồn ngoài ngân sách cũng không rõ ràng, khó kiểm soát.
d) Về tổ chức hoạt động của các Trung tâm
- Nhiều Trung tâm không tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của người
dân hoặc tổ chức mang tính hình thức, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch hoạt động
chưa phù hợp, chưa hiệu quả. Chưa có nhiều hoạt động phối hợp với các cơ quan
chuyên môn, nhà khoa học, nghệ nhân... để tổ chức các lớp học với nội dung nhằm
đáp ứng nhu cầu của người dân, chuyển giao các kiến thực khoa học – kỹ thuật hoặc
phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho người dân, từ đó có thể giúp người dân phát triển
sản xuất, phát triển kinh tế.
- Năng lực tổ chức các hoạt động của Ban Giám đốc các Trung tâm còn hạn
chế. Các hoạt động học tập, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm thường được tổ chức
theo hình thức hội nghị tập trung tại UBND xã hoặc hội trường của Trung tâm dẫn
đến việc người dân ngại tham gia. Chưa có các hoạt động gắn với cơ sở, tổ chức
8


ngay tại các thôn, xóm ấp, thiếu các mô hình học tập trực tiếp. Hiệu quả các hoạt
động học tập tại các Trung tâm chưa cao.
- Nhu cầu tham gia các hoạt động học tập tại các Trung tâm của người dân
chưa cao, chưa xây dựng được ý thức học tập của người lớn, học tập ngoài nhà
trường. Nguyên nhân chính là do: công tác tuyên truyền về chủ trương xây dựng xã
hội học tập, về hoạt động của các Trung tâm chưa hiệu quả. Người dân trong độ tuổi
lao động chủ yếu tập trung vào việc lao động, xản xuất để mưu sinh, không có điều
kiện để tực giác tham gia các hoạt động học tập. Việc huy động các tổ chức, đoàn
thể tham gia các họat động học tập chưa hiệu quả, chưa xây dựng được phong trào

học tập của người lớn tại địa phương.
- Việc quan tâm chỉ đạo hoạt động của Trung tâm tại một số địa phương (cấp
xã) chưa được thực hiện tốt. Vai trò là đầu mối trong việc tổ chức các chương trình,
dự án tại địa phương của Trung tâm chưa được chỉ đạo thực hiện theo đúng tinh thần
của Chỉ thị số 30/CT-CT.UBT ngày 20/11/2003 của UBND tỉnh về việc xây dựng
và phát triển TTHTCĐ tại các xã, phường và thị trấn trong tỉnh Đồng Nai.
4. Đề xuất giải pháp
Từ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, với trách nhiệm là người
tham mưu các biện pháp quản lý hoạt động của các Trung tâm, bản thân đã đề xuất
một số biện pháp sau đây nhằm mục đích góp phần khắc phục những hạn chế, nâng
cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm:
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự ủng
hộ của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức hội và nhân dân địa phương đối với hoạt
động của các Trung tâm.
- Giải pháp coi trọng vai trò tham mưu và tổ chức thực hiện của Hội Khuyến
học các cấp.
- Giải pháp xây dựng năng lực, bồi dưỡng kỹ năng cho Ban giám đốc và các
thành viên ban quản lý các Trung tâm.
- Giải pháp huy động và quản lý nguồn lực.
- Giải pháp về tài chính và các chế độ chính sách đối với cán bộ kiêm nhiệm.

9


III. MÔ TẢ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước,
sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức hội và nhân dân địa phương
đối với hoạt động của các Trung tâm
Sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng tình ủng hộ của chính quyền, các ban ngành,
đoàn thể và nhân dân địa phương là yếu tố quyết định đảm bảo cho việc xây dựng,

phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm. Thực tiễn các năm
đã cho thấy, khi cấp ủy và chính quyền, các ban ngành, đoàn thể… nhận thức tầm
quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập, hiểu được vị trí, vai trò, ý nghĩa, chức
năng to lớn của các Trung tâm là nơi tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, mỗi tập thể có
cơ hội học tập, học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời và tham gia xây dựng
xã hội học tập để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất
nước, thực sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, biết đưa các nghị quyết của Đảng và
chính sách của Nhà nước vào cuộc sống thì những nơi đó có phong trào khuyến học,
khuyến tài và mô hình “xã hội học tập”, “dòng họ hiếu học”…đã phát triển mạnh
mẽ. Đặc biệt là việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các
Trung tâm mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống, góp phần đắc lực cho việc
phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương.
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả giải pháp nêu trên, chúng ta cần chú ý các
nội dung sau:
- Đảng lãnh đạo công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt
động của các Trung tâm thông qua các nghị quyết. Cho nên, nghị quyết của Đảng
phải được tất cả các tổ chức cơ sở đảng, cán bộ đảng viên, chính quyền, các ban
ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội quán triệt, chấp hành, tổ chức thực hiện
một cách nghiêm túc đầy đủ, nhận thức sâu sắc đúng đắn về việc xây dựng, phát
triển và công tác thực hiện đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung
tâm, là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân để nâng cao dân trí, cải thiện
cuộc sống, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các
Trung tâm được xem là một chỉ tiêu trong những tiêu chí phấn đấu xây dựng chi
Đảng bộ trong sạch, vững mạnh ở các tổ chức cơ sở Đảng.
- Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua các nội dung như: xem xét
cho ý kiến về nhân sự làm công tác quản lý của các Trung tâm; định hướng, cho ý
kiến về việc xây dựng kế hoạch hoạt động của các Trung tâm; thường xuyên lãnh
đạo và kiểm tra, việc quản lý của chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành đoàn
thể, các tổ chức xã hội đối với các Trung tâm.

- Cấp ủy Đảng lãnh đạo việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát huy mạnh
mẽ vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tuyên truyền
sâu rộng, thường xuyên về mục đích, vai trò ý nghĩa, chức năng, nhiệm vụ của các
Trung tâm để mọi người dân, mọi cơ quan, mọi tổ chức nhận thức rõ, đồng tình ủng
hộ và có trách nhiệm tích cực tham gia xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng
hoạt động của các Trung tâm.
2. Giải pháp coi trọng vai trò tham mưu và tổ chức thực hiện của Hội
Khuyến học các cấp
10


Khuyến học là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc, thể hiện đạo lý “học
để làm người” của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, công cuộc “trồng người” vì lợi ích trăm năm, để nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là sự nghiệp của toàn xã hội.
Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, Hội Khuyến học
Việt Nam nói chung và các cấp Hội Khuyến học trên địa bàn tỉnh nói riêng đã phát
triển và trở thành một tổ chức xã hội lớn mạnh, tích cực tham gia xã hội hóa giáo
dục, góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà, xây dựng cả nước trở thành một
xã hội học tập.
Hội Khuyến học các cấp có nhiệm vụ:
- Khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập thường xuyên trong nhân dân
nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của mọi người trong xã
hội, góp sức phấn đấu cho sự công bằng xã hội về giáo dục, hình thành xã hội học
tập, đặc biệt chú ý những người nghèo, người khuyết tật không có điều kiện học tâp,
những người có năng khiếu.
- Liên kết mọi gia đình và tổ chức xã hội cùng các cơ sở giáo dục thực hiện sự
kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, học kết hợp với hành, xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tư vấn, phản biện về giáo dục trên cơ sở tập hợp ý kiến của đông đảo các

nhà giáo dục, nhà khoa học và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; kiến
nghị với Đảng, chính quyền, ngành GD cùng cấp về các chủ trương, chính sách,
biện pháp phát triển giáo dục, hình thành xã hội học tập.
Muốn thực hiện tốt, có hiệu quả giải pháp nêu trên thì Hội Khuyến học các
cấp trên địa bàn cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Xây dựng tổ chức hội cơ sở vững mạnh, nhân rộng và phát huy tính hiệu
quả của các mô hình: “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ khuyến học”... gắn với các nội
dung, tiêu chí xác định, cụ thể thiết thực.
- Tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của hội cấp trên và của ban
chấp hành cấp mình. Tư vấn, kiến nghị với cấp ủy và UBND cấp xã về chủ trương,
biện pháp xã hội hóa giáo dục. Phối hợp với các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc
tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về chủ trương, giải pháp và cơ chế chính
sách phù hợp với điều kiện của địa phương để duy trì hoạt động có hiệu quả và phát
triển bền vững các Trung tâm trên địa bàn.
- Chỉ đạo các tổ chức hội phối hợp với các cơ sở giáo dục, các cá nhân, tổ
chức đoàn thể xã hội trong việc vận động người học, hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất,
trang thiết bị học tập cho các Trung tâm. Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, thành
lập và quản lý các mạng lưới liên kết, phối hợp với các cơ sở dịch vụ, sản xuất, kinh
doanh, công ty, trạm trại, các ngành, các cấp như: Trung tâm Khuyến nông, Chi cục
Bảo vệ thực vật, Trạm Bảo vệ thực vật, Trung tâm dạy nghề… để chia sẻ nguồn lực
của các đơn vị, giúp các Trung tâm duy trì và phát triển các hoạt động của mình.
- Tuyên truyền sâu rộng, vận động nhân dân tham gia hoạt động Khuyến học,
tham gia xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập ở cơ sở, từ cá nhân, hộ gia
11


đình, dòng họ... Đây là nguồn lực quan trọng để giúp các Trung tâm duy trì và phát
triển các hoạt động.
3. Giải pháp xây dựng năng lực, bồi dưỡng kỹ năng cho Ban giám đốc và
các thành viên ban quản lý các Trung tâm

Các thành viên tham gia tham gia quản lý tại các Trung tâm như: Ban giám
đốc, các giáo viên, hướng dẫn viên... là những người tình nguyện, nhiệt tình, năng
động tuy nhiên họ chưa được đào tạo các kỹ năng cần thiết cho việc tổ chức hoạt
động, quản lý, giám sát, đánh giá… hoạt động của Trung tâm. Vì thế, nhiều khi
công sức họ bỏ ra nhiều nhưng kết quả thấp, thậm chí thất bại. Do đó việc bồi dưỡng
và xây dựng năng lực cho cán bộ của các Trung tâm là một việc làm quan trọng cần
được tiến hành kịp thời, thường xuyên nhằm giúp họ hành động có hiệu quả, đây là
một yếu tố quan trọng góp phần vào việc duy trì bền vững và nâng cao chất lượng
hoạt động của các Trung tâm.
Làm thế nào để chúng ta đảm bảo được rằng họ đã làm tốt công việc theo khả
năng? Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra cho họ lòng tin để làm tốt công việc?
Chúng ta có thể thực hiện những điều đó bằng cách xây dựng năng lực cho họ để họ
có thể làm được những gì cần thiết nhằm thực hiện những mục tiêu của Trung tâm
và nâng cao phúc lợi cho cộng đồng. Xây dựng năng lực, điều đó có nghĩa là chúng
ta trang bị cho nhân dân những kiến thức, kỹ năng mà họ thiếu để họ có thể thực
hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả. Xây dựng năng lực không phải chỉ
đào tạo mọi người, bằng cách tạo cho họ có thể điều khiển được cuộc sống và các
hoạt động của mình. Đó là cách đào tạo tổng hợp để nâng cao nhận thức, thái độ và
kỹ năng thông qua hoạt động khác nhau, đòi hòi có sự tham gia của mọi người.
Một số kỹ năng cần chú trọng bồi dưỡng đối với các thành viên trong Ban
Giám đốc các Trung tâm như:
- Lập và thực hiện kế hoạch;
- Huy động cộng đồng;
- Đánh giá nhu cầu;
- Kỹ năng giám sát và đánh giá;
- Tạo và quản lý nguồn lực;
- Xây dựng mạng lưới và liên kết;
- Thu thập và quản lý tư liệu;
- Xác định nhu cầu của cộng đồng.
- Kỹ năng chủ tọa các cuộc họp.

Đối với giáo viên và hướng dẫn viên. Những năng lực, kỹ năng cần được bồi
dưỡng là:
- Đánh giá nhu cầu đào tạo;
- Kỹ năng thiết kế nhu cầu đào tạo;
- Kỹ năng hướng dẫn học tập;
- Phương pháp dạy học người lớn;
12


- Kỹ năng sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học;
- Kỹ năng vận động quần chúng;
- Kỹ năng giao tiếp, tư vấn.
Theo tôi, những kỹ năng được bồi dưỡng nêu trên chẳng những giúp mọi
người thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ được phân công mà còn góp phần
quan trọng trong việc duy trì, củng cố bền vững và nâng cao chất lượng hoạt động
của các Trung tâm.
Việc bồi dưỡng năng lực, chúng ta có thể thực hiện với nhiều hình thức bồi
dưỡng khác nhau để nâng cao năng lực cho cán bộ của các Trung tâm như: Hội nghị
tập huấn; họp cộng đồng; thăm thực địa và du khảo; tư vấn; phân phát các tài liệu
thông tin và giáo dục; công nghệ thông tin và liên lạc; thông qua các hoạt động tôn
giáo, tín ngưỡng…
4. Giải pháp huy động và quản lý nguồn lực
Nguồn lực ở cộng đồng là tất cả các thứ tìm thấy ở cộng đồng mà chúng ta có
thể sử dụng để hỗ trợ cho việc duy trì và phát triển bền vững các hoạt động của các
Trung tâm. Nguồn lực của cộng đồng góp phần thực hiện các mục tiêu của Trung
tâm. Để thực hiện tốt giải pháp tổ chức huy động và quản lý nguồn lực chúng ta cần
thực hiện các nội dung sau:
a) Xác định nguồn lực
Nguồn lực ở đây bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực.
- Nhân lực: bao gồm các vị lãnh đạo Đảng, chính quyền, các cán bộ, các ban

ngành, đoàn thể, các tổ chức hội, các cơ sở kinh tế xã hội của địa phương, những
người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề đã nghỉ hưu, các bậc lão thành
cách mạng, các cựu chiến binh, nghệ nhân, người lao động giỏi ở các cơ sở sản xuất,
giáo viên, hướng dẫn viên của các trường học và các cơ sở giáo dục… và các đoàn
thể nhân dân địa phương.
- Vật lực: bao gồm nhà cửa, trang thiết bị, phương tiện vận tải…
- Tài lực: bao gồm tiền bạc và tín phiếu.
- Tin lực: bao gồm các thông tin khai thác trên internet.
Ngoài ra còn các thứ mà ta không thể nhìn thấy hoặc cầm trên tay được như
các giá trị tín ngưỡng, phong tục tập quán, năng lực lãnh đạo, sự hợp tác, tác động,
ảnh hưởng… cũng được coi là nguồn lực.
b) Xây dựng kế hoạch, tổ chức huy động, chia sẻ các nguồn lực
Nguồn lực có thể tìm kiếm ở nhiều nơi: ở quanh ta, trong và ngoài cộng đồng.
- Nguồn lực trong cộng đồng: Chúng ta có thể bắt đầu việc huy động nguồn
lực từ chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, trường học, các tổ chức tôn giáo, cửa
hàng, công ty, trạm trại, xí nghiệp… ở ngay địa phương.
Học viên cũng có thể tham gia đóng góp vì hơn ai hết, họ hiểu những nhu cầu
về nguồn lực của các hoạt động mà họ trực tiếp tham gia và hưởng thụ kết quả của
những hoạt động đó. Ví dụ như việc xã hội hóa về kinh phí trong việc tổ chức đi học
13


tập, tham quan các mô hình kinh tế cho cán bộ quản lý các Trung tâm và bà con
nông dân... Sự tham gia đóng góp là dịp để họ nâng cao ý thức làm chủ đối với mọi
hoạt động của Trung tâm. Ngoài ra, chúng ta có thể tổ chức gây quỹ bằng cách kêu
gọi, vận động các cá nhân, các mạnh thường quân, các tổ chức liên quan… ủng hộ
các nguồn lực cho các hoạt động của Trung tâm.
Ở đây, chúng ta nên nhớ rằng các nguồn kinh phí nói chung hay kinh phí có
được từ việc vận động là tài sản của Trung tâm nên phải được ghi vào sổ sách rõ
ràng, cụ thể, minh bạch, quản lý chặt chẽ, chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và được công

khai rõ ràng.
- Nguồn lực ngoài cộng đồng: không phải lúc nào những nguồn lực cần thiết
cho sự phát triển của các Trung tâm cũng luôn có sẵn tại địa phương. Do đó, sự hợp
tác với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính
phủ, các nhà tài trợ ở huyện, tỉnh, trung ương là hết sức cần thiết. Nguồn lực ngoài
cộng đồng có thể được huy động từ các chương trình, dự án, đề án trong và ngoài
nước được triển khai thực hiện tại địa phương.
c) Quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
Để có thể quản lý tốt những nguồn lực đã huy động được, chúng ta cần chú ý
thực hiện các công việc sau:
- Xây dựng mối liên kết, hợp tác chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể… để có
thể dụng các nguồn lực của nhau nhằm giảm bớt khó khăn đồng thời thực hiện tốt
các mục tiêu của tổ chức mình. Ví dụ như mô hình liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa
Trung tâm với Trạm khuyến nông và Hội Nông dân, giữa Trung tâm với Ban tư
pháp cấp xã... trong thời gian qua rất hiệu quả.
- Các Trung tâm phải xây dựng một hệ thống các nguyên tắc, các qui định để đảm
bảo rằng các nguồn lực được sử dụng đúng mục đích trên tinh thần tiết kiệm, cộng đồng
được tham gia vào việc ra quyết định, giám sát việc khai thác và sử dụng nguồn lực.
- Về tài lực, là lĩnh vực rất nhạy cảm cho nên các Trung tâm phải đảm bảo
tính công khai, cụ thể, minh bạch, rõ ràng. Mọi khoản thu chi cho các hoạt động của
Trung tâm cần được ghi chép và lưu giữ đầy đủ theo các qui định hiện hành về tài
chính, tránh những nghi ngờ, thắc mắc của nhân dân địa phương. Hàng quí, các
Trung tâm cần có một bản báo cáo tài chính ngắn gọn, công khai được niêm yết tại
Trung tâm để mọi người được biết.
Đây là một trong nhiều cách giúp các Trung tâm có thể quản lý các nguồn lực
sẵn có một cách có hiệu quả, tùy thuộc vào từng loại công việc, vào điều kiện cụ thể
và nhu cầu của cộng đồng mà các Trung tâm có thể chọn ra cách làm thích hợp.
Điều quan trọng là Ban Giám đốc Trung tâm phải năng động, linh hoạt trong cách
quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả.
- Khi khai thác nguồn lực, chúng ta cần biết những mặt mạnh và hạn chế của

các tình nguyện viên để có kế hoạch vận động, khai thác, tranh thủ sự tham gia của
họ vào các hoạt động. Cần xem xét hoàn cảnh của từng người để giao nhiệm vụ cụ
thể cho thích hợp. Vì thế, có người có thể giúp Trung tâm xây dựng kế hoạch, có
người có thể giúp Trung tâm chỉ đạo một công việc nào đó trong một thời gian ngắn,
có người có thể đến với Trung tâm định kỳ một số ngày nhất định trong tuần để
14


nhận làm công việc cụ thể nào đó, ví dụ như: trông coi thư viện và cho mượn sách;
tư vấn về pháp luật; tư vấn giới thiệu việc làm; lấy nhu cầu của cộng đồng… Đặc
biệt, Ban Giám đốc phải xây dựng được qui chế làm việc và nội quy của Trung tâm.
Đây là việc làm hết sức cần thiết.
- Cần chú ý việc động viên, khích lệ kịp thời để duy trì và nuôi dưỡng sự
đóng góp lâu dài nguồn lực trong và ngoài cộng đồng. Đừng nghĩ ngay đến việc trả
công, khen thưởng vật chất nhất là trong điều kiện Trung tâm còn nhiều thiếu thốn
như hiện nay. Nhưng đôi khi sự tuyên dương, đánh giá công khai với đóng góp của
mỗi người lại trở nên rất quan trọng, Việc giám sát, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng
kết hoạt động của Trung tâm là công tác hết sức cần thiết để các cấp lãnh đạo biểu
dương, khen thưởng các đơn vị cá nhân có thành tích đóng góp cho việc nâng cao
chất lượng hoạt động Trung tâm; kịp thời phát huy, nhân rộng các mô hình, các đơn
vị làm tốt, hoạt động có hiệu quả.
5. Giải pháp về Tài chính và các chế độ chính sách đối với
cán bộ kiêm nhiệm
Theo quy định tại Quyết định số 67/2010/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của
UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của TTVHTTHTCĐ xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các Trung tâm đều được
cấp kinh phí từ nguồn ngân sách theo quy định để tổ chức hoạt động. Theo đó, các
trung tâm VHTT-HTCĐ được cấp 65 triệu đồng/năm, các trung tâm HTCĐ được
cấp 35 triệu đồng/năm. Tuy nhiên không định mức trên không còn phù hợp trong
điều kiện hiện nay. Định mức trên được tính tương ứng với mức lương cơ bản là
850.000 đồng (năm 2010). Tại thời điểm hiện tại, với mức lương cơ bản là

1.150.000 đồng (tăng thêm 35% so với năm 2010) thì các TTHTCĐ phải sử dụng
đến 90% mức kinh phí hỗ trợ để chi cho phụ cấp của các thành viên trong Ban
Giám đốc. Mức sử dụng đối với các TTVHTT-HTCĐ là 60%. Do đó nguồn kinh
phí còn lại không hỗ trợ tốt cho việc tổ chức hoạt động của các Trung tâm.
Trong giai đoạn trước mắt, để thực hiện tốt giải pháp về tài chính và các chế
độ chính sách đối với cán bộ kiệm nhiệm thì cần thực hiện một số nội dung sau:
- Khuyến khích các Trung tâm huy động nguồn xã hội hóa để đầu tư một số
công trình vui chơi, sinh hoạt TDTT… qua đó tăng nguồn kinh phí hoạt động đồng
thời đa đạng hóa các hoạt động của Trung tâm.
- Ủy ban nhân dân cấp xã cần bố trí thêm nguồn kinh phí sự nghiệp văn hóa,
thông tin và thể thao cũng như các nguồn khác từ ngân sách xã để hỗ trợ thêm kinh
phí hoạt động cho các Trung tâm.
- Lãnh đạo địa phương và Ban Giám đốc các Trung tâm cần tích cực, chủ
động phối hợp với các đơn vị, tổ chức, đoàn thể để tổ chức các hoạt động có thu,
các hoạt động mang tính xã hội hóa... qua đó tăng cường các nguồn lực, kinh phí
hoạt động cho các Trung tâm.

15


IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để việc triển khai thực hiện các giải pháp đã nêu đạt hiệu quả, qua đó góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm trên địa bàn, bản thân đề xuất,
khuyến nghị một số nội dung sau:
1. UBND cấp huyện rà soát lại các nội dung liên quan đến việc triển khai thực
hiện Đề án sáp nhập và Quyết định 67 tại địa phương. Có biện pháp kiểm tra, giám
sát hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, giáo viên được biệt phái sang phụ trách
chức danh Phó Giám đốc lĩnh vực học tập cộng đồng. Thực hiện phân công nhiệm
vụ cho thành viên này đúng theo quy định. Sau khi biệt phái, thành viên này phải
đảm bảo công tác tại Trung tâm, các trường học giữ biên chế khi phân công thêm

nhiệm vụ cho thành viên này phải có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc
Trung tâm. Kịp thời thay thế những thành viên không đáp ứng yêu cầu của công
việc. Người được biệt phái cần phải tâm huyết, năng động, có năng lực về tổ chức
các hoạt động của Trung tâm.
2. UBND tỉnh cần có văn bản chỉ đạo thêm về các chính sách, chế độ liên
quan đến các thành viên trong Ban Giám đốc các Trung tâm, cụ thể như: việc sinh
hoạt Đảng, sinh hoạt đoàn thể; chế độ thi đua, khen thưởng; chế độ đi học nâng cao
trình độ chuyên môn; việc phân công nhiệm vụ sau thời gian biệt phái; việc tập huấn
về công tác quản lý Trung tâm; việc đề bạc, bổ nhiệm vào các chức danh ở trường, ở
địa phương…
3. Ngành Văn hóa – Thể thao cần phối hợp với UBND cấp huyện đẩy nhanh
tiến độ xây dựng trụ sở các TTVHTT tại các xã, phường, thị trấn còn lại nhằm đảm
bảo việc sáp nhập 100% TTVHTT với TTHTCĐ thành TTVHTT-HTCĐ. Tăng
cường việc tu sửa, chống xuống cấp đối với các công trình đã xây dựng trước đây.
Có kế hoạch trang bị thêm các trang thiết bị thiết yếu hỗ trợ các hoạt động học tập,
sinh hoạt tại các Trung tâm.
4. Đề nghị UBND cho phép điều chỉnh mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cho
các Trung tâm tăng theo tỷ lệ tăng của mức lương tối thiểu theo quy định, đồng thời
bổ sung thêm kinh phí chi trả cho công tác bảo vệ tại các Trung tâm có trụ sở riêng
nhằm bảo quản các trang thiết bị, cơ sở vật chất đã được đầu tư.
5. Đối với các địa phương hiện chỉ có TTHTCĐ, chưa có TTVHTT, đề nghị
UBND tỉnh cho phép UBND cấp xã xây dựng kế hoạch, cam kết phát triển các
TTHTCĐ thành TTVHTT-HTCĐ trong khoảng thời gian đến cuối năm 2018 trên
cơ sở tận dụng cơ sở vật chất của các nhà văn hóa ấp, khu phố, các trường học và
các thiết chế khác hiện có trên địa bàn. Trong thời gian đó, cho phép các TTHTCĐ
được tăng kinh phí bằng với mức cấp cho các TTVHTT-HTCĐ, bổ sung nhân sự
làm Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực VHTT.

16



V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm
học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn, được ban hành tại Quyết định số
09 QĐ/BGD&ĐT ngày 24/3/2008, Hà Nội.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010), xây dựng và phát triển TTHTCĐ tại các
xã, phường và thị trấn trong tỉnh Đồng Nai, được ban hành tại Chỉ thị số
30/CT-CT.UBT ngày 20/11/2003, Đồng Nai.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010), Quy định về tổ chức và hoạt động của
TTVHTT-HTCĐ xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, được ban
hành tại Quyết định số 67/2010/QĐ-UBND ngày 08/11/2010, Đồng Nai.
4. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai (2005-2014), Báo cáo tổng kết hoạt động của
các Trung tâm Học tập cộng đồng (các năm).
6. Sở Tài chính Đồng Nai (2010), Hướng dẫn công tác tài chính và bàn giao tài
của TTVHTT - HTCĐ trực thuộc UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,
được ban hành tại văn bản số 2825/HD-STC ngày 13/12/2010, Đồng Nai.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Khánh Hậu

17


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị .....................................
–––––––––––


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
................................, ngày
tháng
năm 2016

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––

Tên SKKN: Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lĩnh vực học tập
cộng đồng tại các Trung tâm Văn hóa thể thao – Học tập cộng
đồng và Trung tâm học tập cộng đồng
Họ và tên tác giả: Nguyễn Khánh Hậu - Chức vụ: Phó Trưởng phòng
Đơn vị: Phòng Giáo dục Thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.

3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và
Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng
kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2.

GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

18


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị .....................................
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
................................, ngày
tháng
năm


PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
–––––––––––––––––

Tên SKKN: Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lĩnh vực học tập
cộng đồng tại các Trung tâm Văn hóa thể thao – Học tập cộng
đồng và Trung tâm học tập cộng đồng
Họ và tên tác giả: Nguyễn Khánh Hậu - Chức vụ: Phó Trưởng phòng
Đơn vị: Phòng Giáo dục Thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................

...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo;
ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền
trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị.

GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

19


BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
PHÒNG GDTX

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hòa, ngày 30 tháng 5 năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
Tên SKKN: Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lĩnh vực học tập
cộng đồng tại các Trung tâm Văn hóa thể thao – Học tập cộng
đồng và Trung tâm học tập cộng đồng
Họ và tên tác giả: Nguyễn Khánh Hậu - Chức vụ: Phó Trưởng phòng
Đơn vị: Phòng Giáo dục Thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
Lĩnh vực:

- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác:

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:

Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép
tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh
nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường
xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội
dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
NGƯỜI VIẾT SKKN

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

20



×