Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

LUẬN VĂN: CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.31 KB, 17 trang )






LUẬN VĂN:

CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG ĐÀO TẠO
VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN







PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG ĐÀO TẠO
VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN

I. KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN
SỰ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP:
1. Khái niệm quản trị nhân sự:
Quản trị nhân sự hay còn gọi là quản trị tài nguyên nhân sự là một lĩnh vực cơ
bản của công tác quản trị nhân sự nói chung, đó là một quá trình hoạt động liên tục,
thường xuyên có ý thức của chủ thể quản trị tác động lên đối tượng quản trị là nguồn tài
nguyên nhân sự của một tổ chức nhằm duy trì, phát triển điều phối và sử dụng chúng
một cách hợp lý có hiệu quả nhất.
2. Tầm quan trọng của quản trị nhân sự:
Quản trị nhân sự giữ vai trò cực kỳ quan trọng, ngày càng được các nhà quản trị
nhân sự quan tâm, nghiên cứu và phân tích, xem đây là chức năng cốt lõi và quan trọng


nhất của tiến trình quản trị.
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước, tính cạnh tranh là vấn đề nổi bật. Vì vậy, các tổ chức quản trị nói chung và kinh
doanh nói riêng buộc phải cải thiện tổ chức, trong đó yếu tố con người là yếu tố quyết
định. Việc tìm đúng người để giao việc đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi hình
thức tổ chức hiện nay.
Sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật hiện đại cùng với sự phát triển của nền kinh
tế buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng. Do đó, việc tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo,
điều động nhân sự trong bộ máy tổ chức hết sức quan trọng.
Nghiên cứu quản trị nhân sự giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch
với người khác, biết đặt câu hỏi, biết lắng nghe, đánh giá nhân viên một cách tốt nhất,
tránh được các sai lầm trong việc tuyển chọn và sử dụng lao động, nâng cao hiệu quả
công việc, chất lượng công việc và nâng cao hiệu quả cho tổ chức.


3. Chức năng của quản trị nhân sự:
Quản trị nhân sự là một trong những nhân tố quyết định đến sự sống còn củadng,
nó bao gồm những chức năng cơ bản sau:
Đặt đúng người vào đúng việc.
Giúp đỡ nhân viên mới làm quen với công việc và tổ chức của xí nghiệp.
Đào tạo và phát triển nhân viên.
Phối hợp hoạt động và phát triển các mối quan hệ tốt trong công việc và trong
doanh nghiệp.
Giải thích các chính sách, thủ tục, nội quy của công ty cho nhân viên.
Kiểm tra việc trả lương cho nhân viên.
Phát triển khả năng tiềm tàng của các nhân viên.
Lưu trữ và bảo quản hồ sơ nhân sự. Đây là chức năng hành chính giúp cho tất cả
các bộ phận khác trong toàn công ty.
Bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động cho công nhân.
II. TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN:

1. Khái niệm:
Tuyển mộ là tập hợp các ứng viên lại, còn tuyển chọn là quyết định xem trong số
các ứng viên ấy ai là người hội đủ các tiêu chuẩn để làm việc cho công ty.
2. Công tác tuyển dụng nhân viên:
Dưới sự tác động của các phương thức sản xuất mới và môi trường kinh tế cạnh
tranh khốc liệt thì sự tồn tại của doanh nghiệp hết sức mỏng manh. Nhân tố quyết định
cho sự thành bại của các doanh nghiệp, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là toàn
bộ nhân sự của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chiến lược tuyển dụng lao động trở thành
chiến lược then chốt trong vận hành của doanh nghiệp. Trong đó, những người được
tuyển dụng vào phải là những người thoả mãn được đầy đủ các yêu cầu vận hành của
doanh nghiệp, bảo đảm mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đạt


được những yêu cầu đó, thì mỗi doanh nghiệp phải xác định mục tiêu của việc tuyển
chọn nhân viên.
2.1. Mục tiêu của việc tuyển chọn:
Mục tiêu chính của việc tuyển dụng nhân sự là phải tuyển lựa những nhân viên
có những trình độ học vấn, có khả năng phù hợp với yêu cầu của công việc, tích cực, có
khả năng đóng vai trò trong nhóm khi đảm nhận một công việc đã sắp xếp phù hợp với
viễn cảnh của doanh nghiệp vào một thời điểm và một nơi phù hợp với một chi phí có
thể chấp nhận.
Giúp doanh nghiệp tránh tình trạng thiếu hụt lao động, đảm bảo quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện hiệu quả các mục tiêu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, từng bước hoàn thiện đội ngũ lao động tạo nên những lợi thế cạnh tranh
lâu dài.
2.2. Xác định nhu cầu tuyển dụng:
Nhu cầu lao động chính là sự chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng các
nguồn tài nguyên nhân sự hiện có tại doanh nghiệp và không phải bao giờ sự thiếu hụt
lao động cũng dẫn đến tuyển chọn nhân viên, mà thường khi nhu cầu tuyển chọn thấp
hơn nhu cầu thiếu hụt.

Nhu cầu tuyển chọn là nhu cầu thực tế, được thể hiện bằng con số cụ thể về số
lượng, chất lượng, chủng loại nhân viên, được xác định nhu cầu:
Gọi Q
TH
: là nhu cầu thiếu hụt nhân viên
Q
ĐC
: là tổng khả năng cân đối, điều chỉnh
Q
TC
: là nhu cầu tuyển chọn
Khi đó, ta có: Q
TC
= Q
TH
+ Q
ĐC

Trong thực tế, không chỉ tuyển chọn về mặt số lượng mà nó bao hàm cả chủng
loại, cách xác định số lượng từng chủng loại như sau:
Gọi Q
Hj
: là nhu cầu thiếu hụt nhân viên loại j.
Q
Đj
: là tổng khả năng cân đối, điều chỉnh nhân viên loại j.


Q
Tj

: là nhu cầu tuyển chọn nhân viên loại j.
Khi đó, ta có: Q
Tj
= Q
Tj
+ Q
Đj

2.3. Tiến trình tuyển chọn nhân viên:
Một công ty thành công hay không chung quy lại cũng là nhờ giai đoạn tuyển
chọn người đúng khả năng vào làm việc. Đây là khâu quan trọng nhất, chọn lựa nhằm
đảm bảo có được người phù hợp và người được tuyển chọn sẽ thành công trong công
việc. Muốn tuyển chọn tốt phải tiến hành phân tích công việc, sự phân tích công việc sẽ
giúp nhà quản trị lựa chọn đúng người vào làm việc. Người tuyển chọn cần phải có kiến
thức, kỹ năng cần thiết và phải được giao trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng.
Quá trình tuyển chọn sẽ cho phép doanh nghiệp chọn trong số ứng viên, ai là
người phù hợp nhất đối với yêu cầu công việc. Tiến trình tuyển chọn nhân viên thường
được trải qua các bước sau:
Phỏng vấn sơ bộ:
Sau khi các hồ sơ đã được tuyển chọn sơ bộ, Công ty sẽ thông báo cho các ứng
viên được chọn đến tham dự các giai đoạn tuyển chọn tiếp theo. Đây lần đầu tiên ứng
viên được tiếp súc với Công ty một cách chính thức, do đó các tiếp viên phải tế nhị,
tránh cho ứng viên e dè, không thoải mái hoặc có cảm tưởng xấu về công ty. Từ những
quan điểm chu đáo này đã làm cho nhiều Công ty có cơ hội thu hút được những ứng
viên có khả năng.
Mục đích của buổi tiếp xúc đầu tiên là yêu cầu ứng viên bổ sung những điều còn
thiếu trong hồ sơ, đồng thời trả lời những câu hỏi về tiểu sử, thân thế của ứng viên như
tình trạng gia đình, học vấn, kinh nghiệm, ngoại ngữ
Điều cần lưu ý, các ứng viên mới đến Công ty lần đầu tiên nên có cảm giác hay
lo sợ, bồn chồn, thắc mắc được tụ lại khi mong đợi một vấn đề, một sự kiện nào đó

khi ý muốn không đạt được. Vì vậy, nhằm giảm bớt sự căng thẳng, hồi hộp người phỏng
vấn viên phải cởi mở, thiện chí điều chỉnh mình hợp lý với yêu cầu của ứng viên.
Nghiên cứu hồ sơ xin việc:


Sau khi thông báo tuyển chọn, và nêu rõ các tiêu chuẩn cụ thể, bộ phận nhân sự
phải tiếp nhận hồ sơ bao gồm đơn xin việc, lý lịch có dán ảnh, các văn bằng và các giấy
chứng nhận cần thiết của người có nguyện vọng.
Nghiên cứu phân loại hồ sơ: hội đồng sẽ xem xét các văn bẳng, chứng chỉ có
đúng yêu cầu không, lý lịch rõ ràng trung thực không, nét mặt qua ảnh có ánh tượng
không. Nếu đơn xin việc phải viết tay theo quy định thì việc xem xét này còn kiểm tra
văn phong, chữ viết, cách trình bày, đơn tự, chữ ký của các ứng cử viên và phân theo
nhóm:
Bị loại ngay.
Có một số điều nghi ngờ.
Có thể chấp nhận được, phải tiếp các thủ tục khác trong tuyển chọn.
Trắc nghiệm trong tuyển chọn:
Là phương pháp áp dụng các kỹ thuật tâm lý khác nhau để xét đoán, đo lường,
đánh giá về năng khiếu, sự hiểu biết, sự khéo léo, cá tính của mỗi người.
Trắc nghiệm trí thông minh: Dùng để đo khả năng tâm lực, trắc nghiệm trí nhớ,
nhanh trívà sự nhận định các tương quan. Khả năng trí tuệ của con người được đánh giá
thông qua chỉ số IQ. Bài trắc nghiệm tìm chỉ số IQ bao gồm nhiều câu hỏi thuộc các
lĩnh vực khác nhau và những người phải tham gia trả lời chúng trong một thời gian nhất
định. Căn cứ vào số câu trả lời đúng của mỗi người mà tìm được trí tuệ niên kỹ và xác
định được chỉ số IQ của người đó.
Trắc nghiệm về kiến thức tổng quát: Mục đích của loại trắc nghiệm này là tìm
xem trình độ hiểu biết tổng quát của mỗi cá nhân hay của một ứng cử viên có thể đạt
được một trình độ nào đó. Đa số bài trắc nghiệm về kiến thức tổng quát đều căn cứ vào
bài thi viết, qua đó vừa kiểm tra sự hiểu biết chung, khả năng suy luận, phân tích tổng
hợp của người đó.

Trắc nghiệm về tâm lý: Là loại trắc nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc
tuyển chọn, sắp xếp cũng như thuyên chuyển nhân viên. Nó giúp được nhà quản trị hiểu
được động thái và thái độ ứng xử của nhân viên. Để có hiệu quả cao người ta thường
cho ứng viên tham gia bài thi trắc nghiệm cá nhân. Căn cứ vào kết quả xếp loại, các cá


nhân nào có đặc điểm tương tự vào một nhóm và cho nhóm đó qua kỳ thi trắc nghiệm
lần hai gọi là trắc nghiệm nhóm. Một bài thi trắc nghiệm tâm lý được coi là đáng tin cậy
nếu số điểm của ứng viên trong kỳ thi trắc nghiệm nhóm được xem như cố định hoặc ít
có sự sai lệch với kết quả nhận được từ bài thi trắc nghiệm cá nhân.
Trắc nghiệm cá tính: Là tìm hiểu cá tính, khí chất của từng ứng cử viên. Để tìm
xem họ có tính nết, bản chất như người bốc đồng, người trầm tính, kẻ ba hoa, người tỉ
mỉ, kẻ đại khái
Phỏng vấn:
Là phương pháp tuyển dụng hữu hiệu và khá lâu đời, phỏng vấn là cách gọi
những cuộc tiếp xúc giữa hai bên thông qua câu hỏi để đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau. Sau
khi ứng cử viên muốn phối kiểm lại tất cả những dữ kiện mà ứng cử viên đã cung cấp
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong suốt giai đoạn tuyển chọn. Ngoài ra còn kiểm tra
xưm ứng viên có đủ trình độ đối với công việc của đương sự sau này, đánh giá sắc diện
bên ngoài , khả năng giao tiếp, vóc dáng, thái độ ứng xử và mức độ thích nghi với hoàn
cảnh
Phỏng vấn trực tiếp: được tiến hành theo trình tự như sau:
Tiếp đón và chào hỏi người dự tuyển
Mời họ ngồi
Giải thích mục đích của cuộc phỏng vấn này.
Hỏi người dự tuyển tại sao họ tham gia dự tuyển.
Hỏi xem họ có muốn đề cập đến những điểm nổi bật nào khác không.
Trình bày chổ làm việc rõ ràng của công việc.
Đặt một số câu hỏi trên lý lịch mà người phỏng vấn quan tâm.
Tóm tắt những điều mà người dự tuyển đã nói.

Định thời hạn để trả lời quyết định tuyển chọn họ.
Chào tạm biệt họ.


Phỏng vấn theo mẫu: Là hình thức phỏng vấn dựa vào những câu hỏi đã được
soạn sẵn và áp dụng cho mọi ứng viên. Phương pháp này rất hữu dụng khi ta muốn
tuyển nhiều ứng viên vào cùng một công việc mà khi không có thời gian để phỏng vấn
trực tiếp.
Phỏng vấn không hướng dẫn trước hoặc phỏng vấn không theo bài soạn sẵn:
Phỏng vấn viên có thể hỏi trực tiếp một số câu hỏi soạn sẵn theo khuôn mẫu. Nhưng khi
muốn tìm hiểu sâu về một vấn đề nào đó hoặc đối với vài chi tiết mà phỏng vấn viên hỏi
trực tiếp thì ứng viên có thể không trả lời một cách miễn cưỡng vì lý do bí mật hoặc tự
ái hoặc lý do an ninh Trong trường hợp này phải sử dụng phương pháp hỏi gián tiếp,
nghĩa là phỏng vấnviên lái câu chuyện xung quanh những điểm mà ông ta muốn biết.
Trong trường hợp này, ứng viên vô tình cung cấp những tin tức hoặc dữ kiện cần thiết,
để từ đó phối hợp những câu trả lời để biết rõ về ứng cử viên đối với một số lĩnh vực
nào đó.
Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn cá nhân là chỉ có một mình
ứng viên và người phỏng vấn. Còn phỏng vấn nhóm được tạm coi như hội nghị bàn tròn
gồm nhiều ứng viên có trình độ ngang nhau và các ứng viên được ngồi xung quanh một
bàn tròn giống như họp báo.
Nghiên cứu và điều tra lý lịch:
Sau khi đã trắc nghiệm và phỏng vấn các ứng viên, nhà quản trị cần kiểm tra lại
tất cả những điều ứng viên vừa trình bày có đúng sự thật hay không. Ngoài ra, nhà quản
trị còn tìm hiểu thêm một đôi nét về ứng viên qua đệ tam nhân nghĩa là một người nào
đó nói về ứng viên còn được coi là sưu tra lý lịch hay điều tra lý lịch. Sưu tra lý lịch
hoàn toàn không có nghĩa là đến công an xác minh lý lịch, nhưng để kiểm tra một số chi
tiết liên quan đến trình độ chuyên môn, tư cách tác phong của ứng viên và thẩm tra lại
một số điểm nghi ngờ.
Khám sức khoẻ:

Một ứng viên hội đủ những điều kiện về trình độ học vấn, kiến thức, kinh
nghiệm và các tiêu chuẩn khác, nhưng nếu không đủ sức khoẻ, hoặc sức khoẻ không


phù hợp với công việc thì tiến hành trở thành vô nghĩa. Công việc này cũng khá tốn
kém, vì thế một số xí nghiệp nhỏ yêu cầu ứng viên nộp giấy khám sức khoẻ tổng quát.
Chính thức tuyển dụng:
Trưởng phòng nhân sự đề nghị, Giám đốc ra quyết định tuyển dụng hoặc ký hợp
đồng. Trong quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động cần ghi rõ chức vụ, lương
bổng, thời gian thử việc
Các thành viên được làm quen với xí nghiệp, về lịch sử hình thành và phát triển,
cơ sở hoạt động, các chính sách về nội dung chung, các yếu tố, điều kiện làm việc, thời
gian ngày nghỉ, các chế độ khen thưởng, kỹ luật, an toàn lao động.
Nhân viên mới được giới thiệu với người phụ trách, ban lãnh đạo cơ sở, các đồng
nghiệp khác và có thể giới thiệu với Ban giám đốc công ty xí nghiệp.
III. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC:
1. Khái niệm:
Đào tạo và nâng cao năng lực quản trị và mọi sự cố gắng để nâng cao khả năng
quản trị bằng cách truyền đạt các kiến thức, làm thay đổi quan điểm hay nâng cao kỹ
năng thực hành.
Đào tạo và nâng cao năng lực quản trị bao gồm các chương trình hay khoá học
đào tạo các kiến thức chuyên môn, các khoá thực tập kiểu kèm cặp tạo nơi làm việc,
luân phiên thay đổi công việc, các cuộc hội thảo chuyên đề.
2. Vai trò và chính sách của đào tạo và phát triển nhân lực:
Làm cho nhân viên mới làm quen với công việc và môi trường doanh nghiệp.
Nhiệm vụ đầu tiên của bộ phận huấn luyện đối với nhân viên mới là giới thiệu
cho họ biết về công việc và môi trường hoạt động của nhà máy. Họ phải biết các chính
sách của Công ty, về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến công việc và quyền lợi của họ
cũng như những thắc mắc mà họ đặt ra cần phải được trả lời đầy đủ và chính xác. Việc
giới thiệu như vậy không thể tiến hành một cách tuỳ tiện mà phải là một chương trình

có tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng. Thành công trong công việc của họ sau này sẽ phụ


thuộc rất nhiều vào cách thức họ giới thiệu về việc làm của họ và về công ty. Có ba cách
thông thường để đạt được điều này.
Họp chung tất cả các nhân viên mới dưới sự điều khiển của đại diện bộ phận
quản lý nguồn nhân lực. Cuộc họp có thể nghe ý kiến phát biểu của bộ phận khác như y
tế, an toàn lao động và những ý kiến đó đều nhằm làm cho các nhân viên mới bắt đầu
công việc một cách đúng đắn.
Tổ chức cuộc họp riêng với người phụ trách trực tiếp bởi vì đối với công nhân
mới, nơi tốt nhất để giải đáp những câu hỏi của họ là tại một cuộc họp riêng. Cuộc họp
này dựa trên cơ sở trao đổi tay nghề nên chắc chắn đối với người công nhân sẽ là cơ hội
tốt nhất để họ lĩnh hội đầy đủ và thấu đáo mọi vấn đề.
Sử dụng những tài liệu hướng dẫn, để giúp nhân viên mới có thể tự tin tìm hiểu
mọi vấn đề. Thường đó là những cuốn sổ tay hay tập tài liệu rời được chuẩn bị sẵn trong
đó trình bày tất cả những quy định, những nội quy, quy chế mà các chính sách mà nhân
viên mới cần quan tâm.
Làm cho nhân viên có đủ kiến thức để đảm nhiệm được công việc: Trong trường
hợp này, yêu cầu của công tác đào tạo huấn luyện cho nhân viên hoàn toàn với chính
sách đào tạo mà đã được nêu ở trên. Các Công ty qua kinh nghiệm hoạt động đã xây
dựng được “Bảng mô tả công việc” và “Bảng mô t ả chi tiết tiêu chuẩn công việc” thực
hiện công việc tại Công ty. Từ đó, Công ty dựa vào các tài liệu này, các Công ty tiến
hành rà xét chất lượng các nhân viên đã làm việc tại Công ty và những nhân viên mới
được tuyển chọn và biết được những ai còn hạn chế về trình độ, khả năng làm việc, kiến
thức còn thiếu của họ để từ đó lập danh sách đào tạo nhằm khắc phục những tình trạng
hạn chế và khiếm khuyết đó, làm cho họ thích hợp hơn với công việc.
Làm cho nhân viên thích ứng với sự thay đổi của môi trường
Hiện nay chúng ta sống trong thời đại mà khoa học công nghệ phát triển, sự bùng
nổ của công nghệ thông tin, làm cho việc xử lý thông tin một cách nhanh chóng, điều
này dẫn đến trình độ giáo dục, trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật và kiến thức

tổng hợp của con người ngày càng cao rõ rệt, nên đòi hỏi trình độ của người công nhân
cũng tăng lên tương ứng. Do sự thay đổi của môi trường công nghệ và môi trường xã


hội như vậy, nên nhiều nhân viên không đáp ứng kịp với những thay đổi tương ứng và
buộc phải đào thải khỏi guồng máy kinh doanh, điều này ảnh hưởng lớn đến giá trị và
thái độ của họ đối với công việc, đồng thời ảnh hưởng đến quyền hạn và sự tham gia
cống hiến của họ cho Công ty cũng hạn chế, cũng như sự thoả mãn về công việc và về
Công ty cũng hạn chế. Mặt khác, do chất lượng cuộc sống của con người ngày càng
nâng cao, người lao động không chỉ xem việc làm trong các doanh nghiệp là phương
thức để thoả mãn nhu cầu vật chất hiện tại mà họ còn có xu hướng xem công việc là nhu
cầu thoả mãn mục đích cuộc sống, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu xã hội, thoả mãn nhu cầu
phát triển quan hệ và hoàn thiện bản thân mình.
Để khắc phục tình trạng này, các cấp lãnh đạo cần có trách nhiệm trang bị cho
nhân viên những kiến thức và những kỹ năng mới để theo kịp với những thay đổi đó,
đồng thời thoả mãn những nhu cầu, những đòi hỏi về kiến thức ngày càng cao của bản
thân người nhân viên.
Đáp ứng yêu cầu phong phú hoá công việc của nhân viên:
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đồng thời với sự chuyên môn hoá cao độ, đã
dẫn đến căng thẳng về nghề nghiệp và sự nhàm chán trong công việc, hậu quả làm cho
năng suất lao động giảm, công nhân hay nghỉ việc (vắng mặt), mâu thuẫn có xu hướng
phát sinh.
Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay trên thời gian đang có xu hướng bố trí
công việc thay đổi (luân chuyển công việc) nghĩa là bố trí và tái bố trí công việc để xây
dựng yếu tố thay đổi công việc nhằm tránh sự nhàm chán cho công nhân. Điều này, chỉ
có thể thực hiện được trên cơ sở một chương trình đào tạo huấn luyện nhân viên theo
hướng chuyên môn hoá công việc, làm cho nhân viên có thể đáp ứng được yêu cầu khi
có luân chuyển hoá công việc tại công ty.
Làm cho nhân viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới của doanh nghiệp:
Do tác động của nhân tố môi trường thay đổi, sự thay đổi của cơ cấu tổ chức

nhân sự là điều tất yếu xảy ra. Tổ chức nào thay đổi để thích ứng một cách năng động
với những thay đổi đó, tổ chức đó có nhiều cơ may thành công. Sự đổi mới hay thay đổi
nhân sự trong một tổ chức không phải bao giờ cũng diễn ra một cách êm ái và suôn sẽ.


Do đó, khi yếu tố môi trường tác động đến mức bắt buộc, doanh nghiệp phải có sự đổi
mới thích hợp. Các nhà quản trị phải nhận thức được điều đó, đồng thời phải đưa ra
những chương trình và các phương pháp đào tạo thích ứng để đáp ứng với sự thay đổi
đó nhằm khắc phục trở ngại do lực đối kháng của những người sợ thay đổi.
3. Các phương pháp đào tạo:
Phương pháp đào tạo mà Công ty xác định và áp dụng được coi là hiệu quả là
phải có sự tính toán và tất nhiên hiệu quả đó chỉ nằm ở mức tương đối vì không có cái
gì được gọi là nhất quán cả. Chính vì vậy, khâu xác định phương pháp đào tạo là hết sức
quan trọng.
Phương pháp đào tạo công nhân
Đào tạo tại nơi làm việc
Là hình thức đào tạo học viên bằng cách thực hiện công việc ngay trong quá
trình làm việc của họ. Cách thức đào tạo này có ưu điểm là đơn giản nhất là công nhân
làm việc chung với công nhân khác có kinh nghiệm hơn. Thông qua quá trình làm việc
chung đó, mà các công nhân mới vừa làm vừa theo dõi, quan sát, nghe những lời chỉ
dẫn và làm theo những người có kinh nghiệm hơn, nhờ vậy mà họ nắm bắt được những
kinh nghiệm những kỹ năng thực hiện công việc.
Phương pháp này chỉ thực hiện có hiệu quả khi có đủ ba tiêu chuẩn tối thiểu:
Cả người chịu trách nhiệm kèm cặp và người được kèm cặp đều phải có sự cố
gắng của bản thân.
Người kèm cặp phải tạo ra được một bầu không khí thoải mái cho người học và
tạo ra được sự tin cậy, tin tưởng cần thiết và sự thông cảm lẫn nhau.
Người kèm cặp phải là người biết lắng nghe, đừng tỏ ra là người hiểu biết hơn
người và người biết kiềm chế.
Đào tạo học nghề

Đây là phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành ngay tại nơi làm việc
của công nhân. Cách thcs tổ chức thực hiện đào tạo theo phương pháp này, các học viên
cần được bố trí những khoảng thời gian nhất định, để tập trung nghe giảng lý thuyết


theo chương trình đã được soạn sẵn thường là do các giáo viên chuyên trách giảng dạy,
sau đó học viên được xuống xưởng để thực hành ngay những điều mà mình vừa mới
được học tại lớp, dưới sự theo dõi, kèm cặp của những người hướng dẫn. Những người
hướng dẫn là những thợ có kinh nghiệm kể cả những người đã về hưu mà có kinh
nghiệm được Công ty uỷ nhiệm. Quá trình đào tạo thường được kéo dài từ một đến sáu
năm theo nguyên tắc luận phiên giữa lý thuyết và thực hành.
Phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng :
Các công cụ mô phỏng là các dụng cụ thuộc đủ mọi loại hình được chế tạo mô
phỏng giống hệt như trong thực tế. Dụng cụ cơ bản và đơn giản nhất là mô hình giấy và
những dụng cụ hiện đại nhất là được Computer hoá. Các chuyên viên đào tạo và huấn
luyện thường chuẩn bị các quầy bán hàng đối với lĩnh vực marketing, các xe hơi và máy
bay mô phỏng để học viên thực tập tại chỗ. Phương pháp này tuy không có ưu điểm
hơn phương pháp đào tạo tại chổ nhưng trong một vài trường hợp nó có ưu điểm hơn vì
nó giảm được sự tốn kém và cũng giảm được sự nguy hiểm. Người ta thường sử dụng
phương pháp này để đào tạo phi công hoặc lái xe, lái tàu nhằm tránh được những sự
cố gây tai nạn, làm thiệt hại đến người và tài sản.
Đào tạo xa nơi làm việc.
Phương pháp này gần giống với phương pháp mô hình mô phỏng, nhưng khác ở
chổ thay vì sử dụng các dụng cụ mang tính chất mô hình thì trong phương pháp này,
người ta sử dụng các máy móc thiết bị giống hệt như những máy móc đang sử dụng.
Những máy móc thiết bị này thường được đặt xa nơilàm việc. Phương pháp này sovới
phương pháp đào tạo tại chỗ là công nhân học việc không bị gián đoạn hay trì trệ dây
chuyền sản xuất, đồng thời không gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác hoặc
phá huỷ cơ sở vật chất của đơn vị khi có sự cố do công nhân học nghề gây ra. Trong
phương pháp đào tạo này, các người trực tiếp thường là các công nhân dày dạn kinh

nghiệm, đặc biệt là những công nhân có tay nghề bậc thợ cao.
Phương pháp đào tạo và phát triển cấp quản trị.


Phương pháp kèm cặp
Đây là phương pháp đào tạo tại chỗ để đào tạo và phát triển cấp quản trị trên cơ
sở một người đang làm tại Công ty kèm cho những nhân viên mới được tuyển vào. Cá
nhân được gọi là học viên vừa là người học vừa là người theo sát cấp trên của mình.
Ngoài cơ hội quan sát cách thức và phương pháp giải quyết công việc của cấp trên,
người học viên còn được chỉ định thực hiện một số công việc đòi hỏi những kỹ năng ra
quyết định. Để đạt được kết quả cao như mong muốn, các cấp quản trị dạy kèm phải có
những kiến thức toàn diện về những công việc có mối liên hệ trực tiếp tới các mục tiêu
của cơ quan. Họ phải là người mong muốn chia sẽ thông tin với cấp dưới và sẵn lòng
mất thời gian giúp đỡ cấp dưới hoàn thành chương trình đào tạo này.
Các trò chơi kinh doanh.
Các trò chơi kinh doanh hay còn là các trò chơi quản trị, đó là việc mô phỏng các
tình huống kinh doanh hiện hành, bằng cách lựa chọn và giữ lại yếu tố cơ bản nhất cấu
thành nên tình huống đặc biệt. Sau đó, trò chơi được tiến hành, những người tham dự
trò chơi này được chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau trên một thị
trường sản phẩm giống nhau nào đó. Các người tham gia, sẽ giữ các chức vụ khác nhau
từ Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính, Giám đốc nhân sự sau đó luân phiên nhau đổi
lại những chức vụ đó, họ đưa ra những quyết định ảnh hưởng về giá cả, khối lượng sản
phẩm bán ra trên thị trường hoặc các quyết định tăng lượng dự trữ tồn kho. Các quyết
định sẽ được một chương trình máy tính xử lý và cho ra kết quả đánh giá về tính đúng
đắn đối với các quyết định đó. Các người tham gia sẽ thấy ngay mức độ ảnh hưởng, các
quyết định của họ đối với những nhóm khác như thế nào, ai có quyết định hiệu quả hơn.
Điển cứu quản trị.
Điển cứu quản trị hay còn gọi là nghiên cứu tình huống là một phương pháp đào
tạo sử dụng các vấn đề kinh doanh nan giải đã được mô phỏng theo thực tế để cho các
học viên nghiên cứu, giải quyết. Từng cá nhân sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các thông tin đã

được cung cấp, đưa ra các quyết định giải quyết các quyết định nan giải đó, kết quả
quyết định của họ sẽ được so sánh với thực tế đã diễn ra để mỗi người tự đánh giá được
tính đúng đắn trong quyết định của mình. Phương pháp này được tiến hành trong lớp
học có sự điều khiển chung của một giảng viên giàu kinh nghiệm.


Phương pháp hội nghị.
Phương pháp hội nghị này còn được gọi là phương pháp thảo luận một phương
pháp huấn luyện mà trong đó những học viên được yêu cầu cùng nhau thảo luận nhằm
mục đích giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó, được giao cho cả nhóm giải quyết
dưới sự điều khiển của một nhà quản trị. Người này giữ vai trò là người tổ chức và duy
trì cuộc thảo luận sao cho nó được tiến hành trôi chảy và không có những ý kiến quá đi
xa vấn đề cần thảo luận dẫn đến lạc vấn đề. Khi thảo luận, nhà quản trị này lắng nghe và
cho phép tất cả các thành viên tự do đưa ra các ý kiến của mình, về biện pháp cần áp
dụng để giải quyết vấn đề. Nếu nhóm thảo luận không nêu bật lên được vấn đề, thì ông
ta cần đưa ra ý kiến hướng dẫn, cho phép nhóm tiếp tục thảo luận để đi đến kết quả cuối
cùng.
Ưu điểm của phương pháp này, là các thành viên tham gia không thấy mình đang
được huấn luyện mà họ có cảm giác đang giải quyết các vấn đề khó khăn trong công
việc hàng ngày của họ.
Đào tạo theo mô hình ứng xử.
Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng một băng video được soạn
thảo để minh hoạ cho các học viên thấy các nhà quản trị giỏi đã xử sự như thế nào trong
các tình huống khác nhau, đồng thời qua đó mà tạo điều kiện cho các học viên rèn luyện
các kỹ năng giao tiếp của mình. Các học viên học tập bằng cách quan sát và rút ra kết
luận để vận dụng trong công tác của mình.
Đào tạo thông qua kỹ thuật nghe - nhìn.
Các nhà quản trị sử dụng các kỹ thuật nghe nhìn như băng video, băng ghi âm ,
máy chiếu phim để đào tạo huấn luyện cho nhân viên. Người ta cho xây dựng các
cuốn băng ghi âm hoặc ghi hình, trong đó có nhiều tình huống thực tế trong kinh doanh.

Các học viên sẽ nghiên cứu các vấn đề trong băng và nhanh chóng đưa ra những ý kiến
cá biệt phản ánh đúng với tình huống cụ thể đang diễn ra. Phương pháp này có nhiều ưu
điểm, đó là nó có hình ảnh thực tế minh họa, đồng thời có thể chiếu đi chiếu lại, có thể
dừng lại để giải thích thêm cho các nhân viên hiểu thêm.
Thực tập sinh.


Đây thực chất là chương trình học thực hành của các sinh viên, vừa đi học vừa đi
đến tại các cơ quan xí nghiệp nào đó để học hỏi thêm tính thực tế tại thương trường.
Qua quá trình này, họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế, bố sung cho những lý
luận được trang bị ở trường, đồng thời qua làm việc tại thực tế họ có điều kiện áp dụng
những kiến thức đã học được vào thực tếđể kiểm tra tính đúng đắn của các lý luận đó.
Phương pháp đào tạo tại bàn giấy.
Thực chất đây cũng chỉ là một phương pháp mô phỏng, trong đó các học viên
được các cấp trên giao cho một số lượng lớn các hồ sơ, giấy tờ kinh doanh đủ loại bao
gồm các giấy tờ mà nhà quản trị sẽ gặp phải trong quá trình làm việc, các loại giấy tờ
này thường để lẫn lộn với nhau không theo một thứ tự nào. Các học viên sẽ được yêu
cầu các tài liệu, giấy tờ đó, sau đó tiến hành phân loại sắp xếp các tài liệu đó theo một
trật tự hợp lý.
Phương pháp đóng kịch.
Đây là kỹ thuật mà nhà quản trị tiến hành đào tạo huấn luyện học viên bằng cách
sử dụng các tình huống hoặc các vấn đề có thực hay hư cấu. Sau đó phân vai một cách
tự nhiên cho các học viên nhập vai để giải quyết các vấn đề đó. Các học viên tiến hành
đưa ra các quyết định hợp lý như là họ đang giải quyết công việc đó một cách thực sự.
Những hành động của các nhân vật trong vai sẽ được cả nhóm thảo luận, bình phẩm và
đưa ra nhận xét về tính hợp lý về những hành động đó. Tiếp đến, các nhân vật tự đổi vai
và đưa ra những giải quyết mới, nhằm cung cấp cho các nhân viên những cảnh khác
nhau về cách giải quyết vấn đề.
Phương pháp luân phiên công tác.
Đây là phương pháp luân chuyển nhân viên hoặc cấp quản trị từ công tác này

sang công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho nhân viên những kiến thức và kinh
nghiệm rộng hơn. Những kiến thức thu được trong quá trình luân chuyển công việc rất
cần thiết cho họ sau này, để đảm bảo các công việc khác ở vị trí cao hơn. Đồng thời,
nhờ phương pháp này giúp cho nhân viên tránh tình trạng nhàm chán trong công việc,
tạo nên sự hứng thú trong công việc.


Giảng dạy theo chương trình .
Là phương pháp đào tạo bằng cách sử dụng các tài liệu đã được biên soạn sẵn
một cách kỹ lưỡng, dưới hình thức một cuốn sách giáo khoa hoặc một cuốn băng.
Phương pháp này dựa vào sự nghiên cứu của học viên mà không cần sự can thiệp của
giáo viên. Học viên tự đọc một đoạn sách hoặc một cuốn băng, sau đó hỏi phải trả lời
ngay các câu hỏi đã được soạn sẵn. Khi trả lời xong thì học viên đã có thể biết được tính
chính xác các câu trả lời của mình bằng việc kiểm tra đối chiếu với đáp án có sẵn. Nếu
câu trả lời đúng thì học viên sẽ tiếp tục đi vào nghiên cứu phần tiếp theo, nếu trả lời sai
thì phải quay lại để nghiên cứu lại phần vừa học.
Giảng dạy nhờ máy tính hổ trợ.
Các học viên sẽ được học ngay trên máy vi tính và được trả lời ngay những thắc
mắc của mình nhờ các chương trình máy tính đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Phương pháp
này, đồng thời còn cho phép kiểm tra kiến thức của các học viên, cho các học viên biết
họ còn thiếu các kiến thức và kỹ năng nào.
Bài giảng tại lớp.
Là phương pháp đào tạo chính quy, học viên được học theo trường lớp với một
chương trình đào tạo được xây dựng công phu. Học viên theo học dưới sự giảng dạy của
các giảng viên chuyên trách và chịu sự giám sát chặt chẽ thông qua các kỳ sát hạch của
nhà trường.
Các phương pháp khác.
Ngoài các phương pháp được kể trên, các Công ty còn có thể khuyến khích nhân
viên và các cấp quản trị theo học các chương trình hàm thụ, các khoá đào tạo đặc biệt
được mở tại các trường đại học dưới các hình thức học tại chức, học ngoài giờ


×