Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Quản lí dự án xây dựng nhà máy luyện phôi thếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.95 KB, 34 trang )

Danh sách thành viên nhóm 2 Lớp Quản lý dự án 5:
Lê Minh Đức (trưởng nhóm)
Lê Tuấn Anh
Nguyễn Huy Dũng
Dương Đức Hiếu
Đoàn Công Nam
Nguyễn Mạnh Tùng
1
Mục lục
Nội dung ............................................................................................................................................................ 4
I. Quản lý dự án: ................................................................................................................................................ 4
I.1. Khái niệm, mục tiêu của quản lý dự án: .................................................................................................. 4
a. Khái niệm: .................................................................................................................................................. 4
b. Mục tiêu: ............................................................................................................................................... 4
I.2. Nội dung của quản lý dự án: ................................................................................................................... 5
a. Quản lý vi mô với hoạt động dự án ....................................................................................................... 5
b. Lĩnh vực quản lý dự án: ......................................................................................................................... 5
I.3. Nội dung các lĩnh vực quản lý dự án: ...................................................................................................... 6
I.3.1. Lập kế hoạch tổng quan: nội dung kế hoạch tổng quan dự án như sau: ........................................ 6
I.3.2. Quản lý phạm vi: .............................................................................................................................. 7
I.3.3. Quản lý thời gian: ............................................................................................................................. 8
I.3.4. Quản lý chi phí: ............................................................................................................................... 11
I.3.5. Quản lý chất lượng: ........................................................................................................................ 11
I.3.6. Nhân lực ban quản lý dự án: .......................................................................................................... 13
I.3.7. Quản lý thông tin: .......................................................................................................................... 13
I.3.8. Quản lý rủi ro: ................................................................................................................................ 14
I.3.9. Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán (đấu thầu): .................................................................. 14
II. Quản lý dự án Xây dựng nhà máy luyện phôi thép công suất 300.000 tấn/năm: ...................................... 14
II.1. Lập kế hoạch tổng quan: ...................................................................................................................... 14
A. Giới thiệu tổng quan về dự án: ........................................................................................................... 14
B. Mục tiêu của dự án: .......................................................................................................................... 16


C. Thời gian: ............................................................................................................................................ 17
D.Công nghệ của dự án: ......................................................................................................................... 18
2
E. Kế hoạch phân phối nguồn nhân lực: ................................................................................................ 18
F. Ngân sách và dự toán kinh phí: ........................................................................................................... 19
H. Những khó khăn tiềm tàng (rủi ro): .................................................................................................... 21
II.2. Quản lý phạm vi: .................................................................................................................................. 21
II.3. Quản lý thời gian: ................................................................................................................................. 22
II.4. Quản lý chi phí: ..................................................................................................................................... 26
II.5. Quản lý chất lượng: .............................................................................................................................. 29
II.6. Quản lý thông tin: ................................................................................................................................. 31
II.7. Nhân sự ban quản lý dự án: ................................................................................................................. 31
II.8. Quản lý về đấu thầu: ............................................................................................................................ 33
II.9. Quản lý rủi ro: ...................................................................................................................................... 33
3
Nội dung
I. Quản lý dự án:
I.1. Khái niệm, mục tiêu của quản lý dự án:
a. Khái niệm:
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá
trình phát triển của dự án nhằm đảm bào dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách
được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng
những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý dự án gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực
cần thiết đề thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo
trình tự logic, có thể biểu hiện dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế
hoạch truyền thống.
Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao
động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi

tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết
thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.
Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo
cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng
với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm
tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án.
b. Mục tiêu:
Mục tiêu của quản lý dự án: Mục tiêu cơ bản của dự án nói chung là hoàn thành các công
việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo
tiến độ thời gian cho phép.
Tác dụng của quản lý dự án:
4
- Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án
với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham
gia dự án
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời
trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được, Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực
tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng.
- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn
I.2. Nội dung của quản lý dự án:
a. Quản lý vi mô với hoạt động dự án
Quản lý dự án ở tầm vi mô là quản lý các hoạt động cụ thể của dự án. Nó bao gồm nhiều
khâu công việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát… các hoạt động dự án. Quản lý dự án bao
gồm hàng loạt vấn đề như quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn đầu tư, rủi ro, quản lý hoạt động
mua bán… Quá trình quản lý dự án được thực hiện trong sốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư đến
giai đoạn vận hành các kết quả của dự án. Trong từng giai đoạn, tùy đối tượng quản lý cụ thể, có
khác nhau nhưng đều phải gắn với 3 mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dự án là: thời gian, chi
phí và kết quả hoàn thành

b. Lĩnh vực quản lý dự án:
- Lập kế hoạch tổng quan. Lập kế hoạch tổng quan cho dự án là quá trình tổ chức dự án
theo một trình tự logic, là việc chi tiết hóa các mục tiêu của dụ án thành những công việc cụ thể và
hoạch định một chương trình thực hiện những công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý
khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ
- Quản lý phạm vi. Quản lý phạm vi dự án là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục
đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án và cấn phải thực hiện, công việc
nào nằm ngoài phạm vi của dự án.
5
- Quản lý thời gian. Quản lý thời gian là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ
thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án. Nó chỉ rõ mỗi công việc phải kéo dài bao lâu,
khi nào bắt đầu, khi nào kết thức và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoành thành.
- Quản lý chi phí. Quản lý chi phí của dự án là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực
hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là việc tổ chức, phân tích số liệu,
báo cáo những thông tin về chi phí.
- Quản lý chất lượng. Quản lý chất lượng dự án là quá trình triển khai giám sát những tiêu
chuẩn chất lượng cho việc thự hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong
muốn của chủ đầu tư.
- Quản lý nhân lực. Quản lý nhân lực là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi
thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án, Nó cho thấy việc sử dụng lực
lượng, lao động của dự án hiệu quả đến mức nào.
- Quản lý thông tin. Quản lý thông tin là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt
một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau.
Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời 3 câu hỏi: ai cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết và
các nhà quản lý dự án cần báo cáo cho họ bằng cách nào.
- Quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro là việc nhận diện vác nhân tố rủi ro của dự án, lượng hóa
mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro.
- Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán (đấu thầu). Quản lý hợp đồng và hoạt động
mua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cng vấp hàng hóa và dịch vụ, thương lượng, quản lý
các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ… cần thiết cho dự

án, Quá trình quản lý này nhằm giải quyết vấn đề bằng cách nào dự án nhận được hàng hóa và
dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài.
I.3. Nội dung các lĩnh vực quản lý dự án:
I.3.1. Lập kế hoạch tổng quan: nội dung kế hoạch tổng quan dự án như sau:
A. Giới thiệu tổng quan về dự án:
Giới thiệu chung:
6
Mục tiêu đầu tư của dự án:
Lý do ra đời của dự án:
B. Mục tiêu của dự án:
C. Thời gian:
D.Công nghệ của dự án:
E. Kế hoạch phân phối nguồn nhân lực:
F. Ngân sách và dự toán kinh phí:
G. Đấu thầu:
H. Những khó khăn tiềm tàng (rủi ro):
I.3.2. Quản lý phạm vi:
I.3.2.1. Khái niệm về quản lý phạm vi của dự án
Là việc xác định, giám sát thực hien mục đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào
thuộc về dự án cần phải thự hiện, công việc nào nằm ngoài phạm vi của dự án.
I.3.2.2. Nội dung của quản lý phạm vi của dự án
a. Xác định phạm vi dự án: là chia nhỏ các sản phẩm trung gian của dự án thành các phần
nhỏ hơn dễ quản lý hơn.
Nhà quản lý dự án và những người có vai trò chính phải tìm hiểu chi tiết về phạm vi dự án.
Một phương pháp xác định phạm vi dự án là để cho các thành phần liên quan và những người
tham gia vào dự án thực hiệc nhằm mô tả những gì nên và không nên đưa vào dự án.
b. Lập kế hoạch phạm vi: là phát triển những tài liệu nhằm cung cấp nền tảng cho các
quyết định về dự án trong tương lai. Lập kế hoạc cho pham vi bao gồm :
• Kiểm chứng về dự án
• Mô tả ngắn về sản phẩm dự án

• tổng kết về tất cả các sản phẩm trung gian của dư án
• Nêu nên những yếu tố xác đinh thành công của dư án.
c. Quản lý thay đổi phạm vi: là điều khiển những thay đổi thuộc phạm vi của dự án
7
• Nếu là cấp quản lý : Dự án các nhóm A B C Nhóm A Thủ tướng chính
phủ quyết đinh, nhóm B và C do Bổ trượng có thể quyết định
• Nếu theo vùng lãnh thổ: dự án địa phương, dự án quy hoạch vùng lãnh
thổ...
• Nếu theo nguồn vốn: vốn trong nước, vốn nước ngoài.
• Nếu theo thời gian : có dự án ngắn hạn trung và dài hạn.
Tuỳ từng sự thay đổi pham vi của dự án mà nhà quản lý và chủ đầu tư có thể điều chỉnh
sao cho phù hợp với quy mô phát triển của dự án.
I.3.3. Quản lý thời gian:
Quản lí thời gian và dự án là quá trình quản lí bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác
định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lí tiến trình thực hiện các
công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu chất lượng đã định.
Mục đích của quản lí thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi
ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng.
Quản lí thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho công
việc dự án. Trong môi trường dự án ,chức năng quản lí thời gian và tiến độ quan trọng hơn trong
môi trường hoạt động kinh doanh thông thường vì nhu cầu kết hợp phức tạp và thường xuyên liên
tục giữa các công việc, đặc biệt trong trường hợp dự án phải đáp ứng một thời hạn củ thể của
khách hàng
I.3.3.1. Mạng công việc
a. Khái niệm và tác dụng.
Mạng công việc là kĩ thuật trình bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới dạng sơ đồ mối quan hệ
liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ tự trước sau. Mạng công việc
là sự nối kết các công việc và các sự kiện.
Tác dụng của mạng công việc :
- Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vu, các công việc của dự án.

8
- Xác định ngày bắt đầu ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành dự án. Trên cơ sở đó, xác định
các công việc găng và đường găng của dự án.
- Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ của các sự kiện, các công việc.
- Nó cho phép xác định những công việc nào phải được thực hiện kết hợp nhằm tiết kiệm
thời gian và nguồn lực, công việc nào có thể thực hiện đồng thời để đạt được mục tiêu về thời hạn
hoàn thành dự án.
- Là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự án.
Để xây dựng mạng công việc cần xác định mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các công
việc của dự án. Có một số loại quan hệ phụ thuộc chủ yếu giữa các công việc dự án:
- Phụ thuộc bắt buộc là mối quan hệ phụ thuộc, bản chất , tất yếu không thể khác được,
giữa các công việc dự án, ở đây có bao hàm cả ý giới hạn về nguồn lực vật chất
- Phụ thuộc tùy ý là mối quan hệ phụ thuộc được xác định bởi nhóm quản lí dự án. Mối
quan hệ này được xác định dựa trên cơ sở hiểu biết thực tiễn về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, kĩ
thuật liên quan đến dự án và trên cơ sở đánh giá đúng những rủi ro và có giải pháp điều chỉnh mối
quan hệ cho phù hợp.
- Phụ thuộc bên ngoài là mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc dự án với các công việc
không thuộc dự án, là sự phụ thuộc của các công việc dự án với các yếu tố bên ngoài.
b. Phương pháp biểu diễn mạng công việc.
Có hai phương pháp chính để biểu diễn mạng công việc. Đó là phương pháp “đặt công
việc trên mũi tên” và phương pháp “đặt công việc trong các nút”. Cả 2 phương pháp này đều có
nguyên tắc chung là : để có thể bắt đầu một công việc mới thì các công việc sắp xếp trước nó phải
được hoàn thành, các mũi tên được vẽ theo chiều từ trái qua phải, phản ánh quan hệ logic trước
sau giữa các công việc nhưng độ dài mũi tên lai không có ý nghĩa phản ánh độ dài thời gian
* Phương pháp AOA :
- Công việc là một nhiệm vụ hoặc nhóm nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện của dự án. Nó
đòi hỏi thời gian, nguồn lực và chi phí để hoàn thành.
9
- Sự kiện là điểm chuyển tiếp, đánh dấu một hay một nhóm công việc đã hoàn thành và
khởi đầu của một hay một nhóm công việc kế tiếp.

- Đường là sự kết nối liên tục các công việc theo hướng đi của mũi tên, tính từ sự kiện đầu
đến sự kiện cuối.
Nguyên tắc xây dựng mạng công việc theo phương pháp AOA :
- Sử dụng một mũi tên có hướng để trình bày một công việc. Mỗi công việc được biểu hiện
bằng một mũi tên nối hai sự kiện.
- Đảm bảo tính logic của AOA trên cơ sở xác định rõ trình tự thực hiện và mối quan hệ
giữa các công việc. Mạng công việc là sự kết nối liên tục của các sự kiện và công việc. Ưu điểm là
xác định rõ ràng các sự kiện và công việc. Nhược điểm là thường khó vẽ, dẫn đến một số trường
hợp mất khá nhiều thời gian để vẽ sơ đồ mạng công việc của dự án.
* Phương pháp AON :
Nguyên tắc xây dựng mạng công việc theo phương pháp AON :
- Các công việc được trình bày trong một nút. Những thông tin trong hình chữ nhật gồm
tên công việc, ngày bắt đầu , ngày kết thúc và độ dài thời gian thực hiện công việc.
- Các mũi tên chỉ thuần túy xác định thứ tự trước sau của các công việc.
- Tất cả các điểm nút trừ điểm nút cuối cùng đều có ít nhất một điểm nút đứng sau. Tất cả
các điểm trừ điểm nút đầu tiên đều có ít nhất một điểm nút đứng trước.
- Trong sơ đồ mạng chỉ có một điểm nút đầu tiên và một điểm nút cuối cùng.
I.3.3.2. Kĩ thuật tổng quan đánh giá dự án:
Phương pháp thực hiện :
- Xác định các công việc cần thực hiện của dự án.
- Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc.
10
- Vẽ sơ đồ mạng công việc.
- Tính toán thời gian và chi phí cho từng công việc dự án.
- Xác định thời gian dự trữ của các công việc sự kiện.
- Xác định đường găng
I.3.4. Quản lý chi phí:
* Phân tích dòng chi phí dự án
Phân tích dòng chi phí dự án giúp các nhà quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu có kế hoạch chủ
động tìm kiếm đủ vốn và cung cấp theo đúng tiến độ đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn.

Phương pháp phân tích dòng chi phí dự án trên cơ sở chi phí thực hiện theo từng công việc
và số ngày hoàn thành công việc đó.
* Kiểm soát chi phí dự án
Kiểm soát chi phí là việc kiểm tra theo dõi tiến độ chi phí, xác định những thay đổi so với
kế hoạch, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả chi phí dự án. Kiểm soát chi phí
bao gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Kiểm soát việc thực hiện chi phí để xác định mức chênh lệch so với kế hoạch
+ Ngăn cản những thay đổi không được phép, không đúng so với đường chi phí cơ sở
+ Thông tin cho cấp thẩm quyền về những thay đổi được phép
I.3.5. Quản lý chất lượng:
a. Khái niệm:
Quản lý chất lượng dự án là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho
việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của chủ đầu
tư.
b.Nội dung:
* Lập kế hoạch chất lượng dự án:
+ Lập kế hoạch chất lượng dự án là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho dự án và
xác định phương thức để đạt các tiêu chuẩn đó. Lập kế hoạch chất lượng dự án là một bộ
phận quan trọng của quá trình lập kế hoạch, sẽ được thực hiện thường xuyên và song hành với
11
nhiều kế hoạch khác. Lập kế hoạch chất lượng cho phép định hướng phát triển chất lượng
chung trong doanh nghiệp, khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm chi phí liên quan...
Đầu vào cho việc lập kế hoạch chất lượng dự án:
• Chính sách chất lượng của doanh nghiệp( Ban quản lý dự án có trách nhiệm
thực hiện chính sách chất lượng của chủ đầu tư).
• Phạm vi dự án.
• Các tiêu chuẩn và quy định trong lĩnh vực chuyên môn có ảnh hưởng đến chất
lượng dự án.
+ Nội dung cơ bản của công tác lập kế hoạch chất lượng dự án bao gồm:
• Xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách và kế hoạch hoá chất lượng.

• Xác định những yêu cầu chất lượng phải đạt tới trong từng thời kỳ, từng giai
đoạn của quá trình thực hiện dự án.
• Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án, chỉ ra
phương hướng kế hoạch cụ thể, xây dựng các biện pháp để thực hiện thành
công kế hoạch chất lượng.
* Đảm bảo chất lượng dự án:
Đảm bảo chất lượng dự án là việc đánh giá thường xuyên tình hình hoàn thiện để đảm bảo
dự án sẽ thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng đã định. Đảm bảo chất lượng dự án đòi hỏi dự án
phải được xây dựng theo những hướng dẫn quy định, tiến hành theo các quy trình được duyệt, trên
cơ sở những tính toán khoa học, theo lịch trình, tiến độ kế hoạch...
* Kiểm soát chất lượng dự án:
+ Kiểm soát chất lượng là việc giám sát các kết quả cụ thể của dự án để xác định xem
chúng đã tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng hay không và tìm các biện pháp để loại bỏ những
nguyên nhân không hoàn thiện. Đối với nhà thầu, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sẽ giúp
tránh được rủi ro kiện tụng, khiếu nại về sơ suất chuyên môn, trên cơ sở đó khẳng định mình làm
đúng yêu cầu.
+ Kiểm soát chất lượng được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án. Một trong
những nét đặc biệt của công tác kiểm soát chất lượng là sử dụng rất nhiều kiến thức hệ thống. Do
12
vậy, nhóm kiểm soát chất lượng phải có kiến thức về quản lý chất lượng bằng phương pháp thống
kê, đặc biệt phương pháp lấy mẫu và xác suất để giúp họ dễ dàng đánh giá kết quả giám sát chất
lượng.
+ Quản lý chất lượng dự án có thể được xem xét theo quá trình đầu tư, từ giai đoạn chuẩn
bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Mỗi giai đoạn có yêu cầu quản lý chất
lượng khác nhau.
I.3.6. Nhân lực ban quản lý dự án:
Cho biết về cách thức tổ chức quản lý dự án, đối với dự án hình thành ban quản lý dự án
thì cho biết thành phần ban quản lý dự án.
I.3.7. Quản lý thông tin:
Quản lý thông tin là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất

và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau. Thông qua quản lý thông
tin có thể trả lời 3 câu hỏi: ai cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý dự án cần
báo cáo cho họ bằng cách nào
I.3.7.1. Khái niệm về quản lý thông tin
Là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa
các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau. Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời
ba câu hỏi: ai cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý dư án cần báo cáo cho họ
bằng cách nào?
I.3.7.2. Nội dung của quản lý thông tin dự án
a. Lập kế hoạch quản lý thông tin
Xác định yêu cầu thông tin cần thu thâp, kế hoạch cập nhật thông tin,tần suất cập nhật
thông tin, các thời điểm báo cáo, chia sẻ thông tin, các kế hoạch trao đổi thông tin với các bên liên
quan.
b. Xây dựng kênh và phân phối thông tin
Quyết đinh ai sẽ tham gia vào hoạt động quản lý thông tin dự án. Một hoặc một vài nhân
viên phụ trách quản lý thông tin dự án còn gọi là cán bộ truyền thông. Tuy nhiên các cán bộ truyền
13
thông càn được chọn lựa kỹ lưỡng, một trong ba yếu tố cần thiết phải có là: Hiểu biết về phương
pháp thu thập dữ liệu, thông tạo các kỹ năng máy tính, và có kỹ năng truyền thông trao đổi thông
tin với các bên liên quan một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Do đó, cán bộ truyên thông đào
tạo về yêu cầu quản lý thông tin, xử lý thông tin, chia xẻ thông tin
c. Báo cáo tiến độ
Là báo cáo hoạt động quản lý thông tin dự án và báo cáo thực hiện dự án dựa trên kết quả
của thông tin quản lý. Báo cáo quản lý thông tin dự án bao gồm: Cập nhập thông tin, thu thập
thông tin mới, tình hình báo thông tin của các cán bộ dự án, của cán bộ điều phối, chất lượng
thông tin, mức độ bao quát của thông tin đối với toàn bộ dư an thiếu thông tin gì lĩnh vực gì, kế
hoạch tiếp theo.
I.3.8. Quản lý rủi ro:
Quản lý rủi ro là việc nhận diện các nhân tố rủi ro của dự án, lượng hóa mức độ rủi ro và
có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro.

I.3.9. Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán (đấu thầu):
Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cung cấp
hàng hóa và dịch vụ, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật
liệu, trang thiết bị, dịch vụ… cần thiết cho dự án, Quá trình quản lý này nhằm giải quyết vấn đề
bằng cách nào dự án nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài.
II. Quản lý dự án Xây dựng nhà máy luyện phôi thép công suất
300.000 tấn/năm:
II.1. Lập kế hoạch tổng quan:
A. Giới thiệu tổng quan về dự án:
 Giới thiệu chung:
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Vạn Lợi.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 044919 ngày 8/7/1993 do Sở kế hoạch và đầu
tư thành phố Hà Nội cấp.
14

×