Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 201 trang )

UBND TỈNH BẠC LIÊU
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
o0o
BÁO CÁO TỔNG HỢP NHIỆM VỤ:
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
BẠC LIÊU, 07/2012
UBND TỈNH BẠC LIÊU
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
o0o
BÁO CÁO TỔNG HỢP NHIỆM VỤ:
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ CƠ QUAN TƯ VẤN
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỈNH BẠC LIÊU
CHI NHÁNH KHU VỰC PHÍA NAM
TRUNG TÂM TV&CN MÔI TRƯỜNG
BẠC LIÊU, 07/2012
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU 10
DANH MỤC HÌNH 13
PHẦN MỞ ĐẦU 15
1. Tính cấp thiết của nhiệm vụ 16
2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ 18
3. Mục tiêu và yêu cầu 18
4. Phạm vi thực hiện 19
5. Nội dung thực hiện 19


6. Phương pháp ứng dụng 20
PHẦN A: 21
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO THẢI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 21
CHƯƠNG 4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH BẠC LIÊU 22
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 22
1.1.1. Vị trí địa lý 22
1.1.2. Địa chất, địa hình – địa mạo 23
1.1.3. Khí tượng thủy văn 24
Bảng 1.1. Dữ liệu khí tượng trung bình giai đoạn 2005-2011 tại Bạc Liêu 24
1.1.4. Đất đai – thổ nhưỡng 26
1.1.5. Đa dạng sinh học và sinh thái 27
1.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 28
1.2. HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 28
1.2.1. Đặc điểm kinh tế 28
1.2.2. Đặc điểm phát triển xã hội 34
Bảng 1.2 . Phân bố dân số tỉnh Bạc Liêu năm 2011 34
Bảng 1.3. Lao động làm việc phân theo các ngành kinh tế 2000-2011 35
1.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU 39
1.3.1. Hiện trạng môi trường 39
1.3.2. Các vấn đề môi trường phát sinh 41
CHƯƠNG 5. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẠC LIÊU 43
2.1. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ CÁC NGUỒN THẢI CHẤT THẢI RẮN 43
2.1.1. Đối tượng và các chỉ tiêu điều tra 43
2.1.2. Thống kê đối tượng điều tra 43
Bảng 2.4. Số lượng doanh nghiệp nằm ngoài KCN, CCN được điều tra 44
Bảng 2.5. Số lượng hộ dân được điều tra 45
Bảng 2.6. Số lượng trang trại được điều tra 46

Bảng 2.7. Số lượng các cơ sở dịch vụ được điều tra 47
Bảng 2.8 Số lượng các bệnh viện, cơ sở y tế được điều tra 47
2.1.3. Đánh giá thành phần, tính toán tải lượng và hệ số phát thải 48
Bảng 2.9. Thành phần CTRSH 48
Bảng 2.10. Tỷ lệ (%) các thành phần của CTRSH ở các khu dân cư đô thị ở các
nước thu nhập thấp, trung bình và cao 49
Bảng 2.11. Thành phần CTRĐT tại một số địa phương ở ĐBSCL 50
3
Bảng 2.12. Thành phần CTR của một số ngành công nghiệp 52
Bảng 2.13. Thành phần CTR từ hoạt động y tế của tỉnh Bạc Liêu năm 2011 53
Bảng 2.14. Nguồn gốc và thành phần CTRNH 54
Bảng 2.15. Thải lượng CTR của doanh nghiệp ngoài KCN được điều tra 56
Bảng 2.16. Hệ số phát sinh CTR, CTRCN của doanh nghiệp 59
Bảng 2.17. Hệ số phát sinh CTRSH, CTRNH của doanh nghiệp 59
Bảng 2.18. Tổng lượng CTR của doanh nghiệp ngoài KCN, CCN phân theo
ngành nghề 60
Bảng 2.19. Tổng lượng CTR của doanh nghiệp ngoài KCN, CCN phân theo địa
bàn 60
Bảng 2.20. Kết quả điều tra khối lượng CTRSH 62
Bảng 2.21. Hệ số phát thải CTRSH 62
Bảng 2.22. Thải lượng CTRSH phân theo địa bàn 63
Bảng 2.23. Tổng lượng CTR phát sinh tại các trang trại 64
Bảng 2.24. Tổng lượng CTRSH phát sinh tại các trang trại 64
Bảng 2.25. Hệ số phát sinh CTR tại các trang trại 65
Bảng 2.26. Hệ số phát sinh CTRSH tại các trang trại 66
Bảng 2.27. Thải lượng phát thải CTR từ các trang trại 67
Bảng 2.28. Tải lượng phát thải CTRSH từ các trang trại 67
Bảng 2.29. Tải lượng phát thải CTR của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ 68
Bảng 2.30. Hệ số phát thải CTR của các cơ sở kinh doanh, dich vụ 69
Bảng 2.31. Thải lượng CTR của các cơ sở kinh doanh, dich vụ toàn tỉnh 69

Bảng 2.32. Tải lượng phát thải CTR tại các bệnh viện, trạm y tế điều tra 70
Bảng 2.33. Tải lượng phát thải CTR theo quy mô (tuyến bệnh viện) 71
Bảng 2.34. Hệ số phát thải CTR từ bệnh viện, trạm y tế điều tra 72
Bảng 2.35. Hệ số phát thải CTR từ bệnh viện, trạm y tế theo quy mô 72
Bảng 2.36. Phát thải CTR từ bệnh viện, trạm y tế trên địa bàn tỉnh 73
Bảng 2.37. Phát thải CTR từ cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo quy mô 73
Bảng 2.38. Tổng lượng CTR của tỉnh Bạc Liêu thời điểm năm 2011 74
Bảng 2.39. Tổng lượng CTRSH phát sinh theo địa bàn huyện, thị 74
2.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 76
2.2.1. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn 76
Bảng 2.40. Số lượng các xã, phường, thị trấn được thu gom CTR 79
Bảng 2.41. Tỷ lệ CTRSH phát sinh tại hộ dân được thu gom 80
2.2.2. Công tác quản lý về chất thải rắn của địa phương 85
Bảng 2.42. Trang thiết bị và nhân lực phục vụ công tác QLCTR 86
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI RẮN
87
2.3.1. Hiện trạng môi trường tại các bãi rác, khu vực lưu chứa CTR 87
2.3.2. Đánh giá chung 96
CHƯƠNG 6. DỰ BÁO THẢI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 97
3.1. DỰ BÁO THẢI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN 97
3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt 97
Bảng 3.43. Tính toán hệ số phát thải chung cho toàn tỉnh Bạc Liêu 98
Bảng 3.44. Bảng kết quả dự báo hệ số thải rác từ các hộ dân 99
Bảng 3.45. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2011 99
Bảng 3.46. Tỷ lệ tăng DS tự nhiên và dân số tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2011.99
4
Bảng 3.47. Dự báo tỷ lệ sinh đến năm 2025 101
Bảng 3.48. Dự báo tỷ lệ tử đến năm 2025 101
Bảng 3.49. Dự báo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và dân số đến năm 2025 102

Bảng 3.50. Dự báo thải lượng CTRSH trên địa bàn toàn tỉnh Bạc Liêu 102
3.1.2. Chất thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 103
Bảng 3.51. Bảng kết quả dự báo tốc độ phát sinh CTRCN từ KCN, CCN 103
Bảng 3.52. Dự báo thải lượng CTRCN trên địa bàn toàn tỉnh Bạc Liêu 104
Bảng 3.53. Dự báo thải lượng CTRCN ngoài KCN tỉnh Bạc Liêu 105
Bảng 3.54. Tổng thải lượng CTRCN phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 105
Bảng 3.55. Tổng thải lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 106
Bảng 3.56. Tổng thải lượng CTRNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 107
3.1.3. Chất thải rắn kinh doanh, dịch vụ 108
Bảng 3.57. Dự báo số lượng lao động nằm trong các ngành kinh doanh, dịch vụ
có phát sinh CTR ngoài CTRSH 108
Bảng 3.58. Dự báo lượng CTRDV phát sinh đến năm 2025 109
Bảng 3.59. Dự báo hệ số phát sinh CTRSH đến năm 2025 109
Bảng 3.60. Dự báo tổng lượng thải CTRSH từ hoạt động dịch vụ 109
Bảng 3.61. Dự báo tổng lượng thải CTR từ hoạt động dịch vụ, thương mại 110
3.1.4. Chất thải rắn từ hoạt động y tế 110
Bảng 3.62. Dự báo dân số và số lượng giường bệnh đến năm 2025 110
Bảng 3.63. Dự báo thải lượng CTR do hoạt động y tế đến năm 2025 111
3.1.5. Chất thải rắn trang trại 111
Bảng 3.64. Dự báo thải lượng CTR do hoạt động trang trại đến năm 2025 111
3.1.6. Chất thải rắn bến xe 112
3.1.7. Dự báo tổng tải lượng rác thải của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 112
Bảng 3.65. Dự báo thải lượng CTRSH (TSWsinhhoat) đến năm 2025 112
Bảng 3.66. Dự báo thải lượng CTR SX, DV (TSWsanxuat) đến năm 2025 113
Bảng 3.67. Dự báo thải lượng CTRNH, YT (TSWnguyhai) đến năm 2025 113
Bảng 3.68. Tổng hợp dự báo tổng thải lượng CTR (TSW) đến năm 2025 114
3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN HIỆN TẠI ĐỐI VỚI KẾT QUẢ DỰ BÁO 115
3.2.1. Đánh giá khả năng đáp ứng về thu gom, vận chuyển chất thải rắn 115
3.2.2. Đánh giá khả năng đáp ứng về đất đai và quản lý rác thải 115

Bảng 3.69. Nhu cầu chôn lấp CTRSH đến năm 2025 của tỉnh Bạc Liêu 116
3.2.3. Đánh giá khả năng đáp ứng về trang thiết bị, kỹ thuật và nhân lực. .117
3.3. CÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CHÍNH NHẰM NÂNG CẤP HỆ THỐNG
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 117
3.3.1. Đề xuất định hướng đầu tư 117
3.3.2. Đề xuất định hướng quản lý 117
3.3.3. Đề xuất định hướng bảo vệ môi trường 118
PHẦN B: 119
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG 119
NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 119
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 119
CHƯƠNG 7. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 120
4.1. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ 120
4.1.1. Giải pháp quy hoạch 120
Bảng 4.70. Ma trận tác động 120
5
Bảng 4.71. Bảng tra giá trị của tham số địa chất thuỷ văn (I1) 121
Bảng 4.72. Mức độ tác động của các tham số bãi chôn lấp CTR 121
Bảng 4.73. Tính toán Mi 122
Bảng 4.74. Bảng so sánh các phương án quy hoạch 124
Bảng 4.75. Bảng so sánh định lượng trên cơ sở đánh giá của các chuyên gia 125
4.1.2. Công cụ kinh tế - chính sách 125
4.1.3. Quản lý và nâng cao ý thức cộng đồng 131
4.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin 132
4.2. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 133
4.2.1. Hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn 133
4.2.2. Hệ thống xử lý chất thải rắn 139
Bảng 4.76. Ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý hiện nay 142
Bảng 4.77. Đánh giá khả năng áp dụng các phương pháp xử lý CTR đối với các
khu xử lý CTR tỉnh Bạc Liêu 143

Bảng 4.78. Bảng tỷ lệ áp dụng biện pháp chôn lấp CTR của một số quốc gia 144
Bảng 4.79. Khả năng tái chế của các ngành công nghiệp, định hướng đến năm
2020 150
Bảng 4.80. Công nghệ tái sinh tái chế CTR - CTNH điển hình 152
CHƯƠNG 8. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÀ DỰ ÁN 154
ƯU TIÊN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 154
5.1. CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 154
5.1.1. Chương trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý 154
5.1.2. Chương trình Hoàn thiện tổ chức QLCTR 155
5.1.3. Chương trình nâng cấp trang thiết bị, máy móc 158
5.1.4. Chương trình đầu tư nhân lực QLCTR 159
5.1.5. Chương trình phân loại rác tại nguồn 160
5.1.6. Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng 161
5.1.7. Chương trình giám sát môi trường, thanh tra, kiểm tra trong lœnh vực
quản lý CTR trên địa bàn tỉnh 163
5.1.8. Chương trình xã hội hóa về QL CTR 164
5.2. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
167
5.2.1. Nhóm dự án ưu tiên về tổ chức bộ máy nhà nước về QLCTR 167
5.2.2. Nhóm dự án ưu tiên về tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng167
5.2.3. Nhóm dự án ưu tiên về đầu tư trong linh vực CTR 168
CHƯƠNG 9. XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU (BL-MSWASTE) 171
6.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG PHẦN MỀM 171
6.1.1. Sự cần thiết 171
6.1.2. Ứng dụng phần mềm trong QLCTR trên thế giới và tại Việt Nam 171
6.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHÍNH 173
6.2.1. Cơ sở xây dựng 173
6.2.2. Chức năng của phần mềm 173
6.3. CẤU TRÚC, GIAO DIỆN VÀ CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH 174

6.3.1. Module bản đồ 174
6.3.2. Module quản lý dữ liệu môi trường 175
6.3.3. Module thống kê, báo cáo, nhập xuất dữ liệu 176
6.3.4. Module tính toán, đánh giá 176
6
6.3.5. Giao diện của phần mềm 177
CHƯƠNG 10. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 184
7.1. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CSDL 184
7.1.1. Công đoạn thiết kế và xây dựng CSDL 184
184
7.1.2. Chi tiết về các bảng dữ liệu 185
Bảng 7.81. Thông tin chi tiết bãi chôn lấp CTR 185
Bảng 7.82. Thông tin chi tiết trạm trung chuyển 185
Bảng 7.83. Thông tin chi tiết thông tin bô rác 186
Bảng 7.84. Thông tin chi tiết phương tiện thu gom 186
Bảng 7.85. Thông tin chi tiết đơn vị thu gom 187
Bảng 7.86. Thông tin chi tiết nhân viên 187
Bảng 7.87. Thông tin chi tiết lộ trình thu gom CTR 187
Bảng 7.88. Thông tin chi tiết khối lượng CTR thu gom 187
Bảng 7.89. Thông tin chi tiết về khu công nghiệp 188
Bảng 7.90. Thông tin chi tiết cơ sở sản xuất, nhà máy nằm trong KCN 188
7.2. ỨNG DỤNG VÀ CẬP NHẬT 189
7.2.1. Xử lý dữ liệu 189
7.2.2. Xây dựng dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính 191
7.2.3. Xử lý thống, truy vấn, cập nhật thông tin và xuất bản thống kê 191
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 193
1. Kết luận 194
2. Kiến nghị 195
TÀI LIỆU THAM KHẢO 196

PHỤ LỤC 198
PHỤ LỤC 1 199
PHỤ LỤC 2 200
7
CHƯƠNG 1. KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEQM - Quản lý môi trường trên diện rộng
BCL - Bãi chôn lấp
BL-MSWASTE - Phần mềm quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường
BOD
5
- Nhu cầu ôxy sinh hoá đo ở 20
o
C
BVMT - Bảo vệ môi trường
CBCNV - Cán bộ công nhân viên
CCN - Cụm công nghiệp
CNH - Công nghiệp hoá
COD - Nhu cầu ôxy hoá học.
CSDL - Cơ sở dữ liệu
CTNH - Chất thải nguy hại
CTR - Chất thải rắn
CTRCN - Chất thải rắn công nghiệp
CTRDV - Chất thải rắn dịch vụ
CTRĐT - Chất thải rắn đô thị
CTRNH - Chất thải rắn nguy hại
CTRSH - Chất thải rắn sinh hoạt
CTRSX - Chất thải rắn sản xuất
CTRYT - Chất thải rắn y tế
DN - Doanh nghiệp

DO - Ôxy hoà tan.
ĐBSCL - Đồng bằng sông Cửu Long
EPA - Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ
GDP - Tổng sản phẩm quốc nội
GIS - Hệ thống thông tin địa lý
HCS - Hệ thống container di động
HĐH - Hiện đại hoá
HTX - Hợp tác xã
KCN - Khu công nghiệp
KT-XH - Kinh tế - Xã hội
KTTĐPN - Kinh tế trọng điểm phía Nam
LHXLCTR - Liên hợp xử lý chất thải rắn
MIS - Hệ thống thông tin quản lý
MPN - Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh).
Pt – Co - Đơn vị đo độ màu
QCVN - Quy chuẩn Việt Nam
QLCTR - Quản lý chất thải rắn
QLNN - Quản lý nhà nước
SCS - Hệ thống container cố định
TSS - Tổng chất rắn lơ lửng.
TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam.
TSW - Tổng lượng chất thải rắn
THCS - Trung học cơ sở
THPT - Trung học phổ thông
8
Tp.HCM - Thành phố Hồ Chí Minh
UBND - Uỷ ban Nhân dân
UNEP - Chương trình môi trường liên hiệp quốc
XDCB - Xây dựng cơ bản
9

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Dữ liệu khí tượng trung bình giai đoạn 2005-2011 tại Bạc Liêu 24
Bảng 1.2 . Phân bố dân số tỉnh Bạc Liêu năm 2011 34
Bảng 1.3. Lao động làm việc phân theo các ngành kinh tế 2000-2011 35
Bảng 2.4. Số lượng doanh nghiệp nằm ngoài KCN, CCN được điều tra 44
Bảng 2.5. Số lượng hộ dân được điều tra 45
Bảng 2.6. Số lượng trang trại được điều tra 46
Bảng 2.7. Số lượng các cơ sở dịch vụ được điều tra 47
Bảng 2.8 Số lượng các bệnh viện, cơ sở y tế được điều tra 47
Bảng 2.9. Thành phần CTRSH 48
Bảng 2.10. Tỷ lệ (%) các thành phần của CTRSH ở các khu dân cư đô thị ở các
nước thu nhập thấp, trung bình và cao 49
Bảng 2.11. Thành phần CTRĐT tại một số địa phương ở ĐBSCL 50
Bảng 2.12. Thành phần CTR của một số ngành công nghiệp 52
Bảng 2.13. Thành phần CTR từ hoạt động y tế của tỉnh Bạc Liêu năm 2011 53
Bảng 2.14. Nguồn gốc và thành phần CTRNH 54
Bảng 2.15. Thải lượng CTR của doanh nghiệp ngoài KCN được điều tra 56
Bảng 2.16. Hệ số phát sinh CTR, CTRCN của doanh nghiệp 59
Bảng 2.17. Hệ số phát sinh CTRSH, CTRNH của doanh nghiệp 59
Bảng 2.18. Tổng lượng CTR của doanh nghiệp ngoài KCN, CCN phân theo
ngành nghề 60
Bảng 2.19. Tổng lượng CTR của doanh nghiệp ngoài KCN, CCN phân theo địa
bàn 60
Bảng 2.20. Kết quả điều tra khối lượng CTRSH 62
Bảng 2.21. Hệ số phát thải CTRSH 62
Bảng 2.22. Thải lượng CTRSH phân theo địa bàn 63
Bảng 2.23. Tổng lượng CTR phát sinh tại các trang trại 64
Bảng 2.24. Tổng lượng CTRSH phát sinh tại các trang trại 64
Bảng 2.25. Hệ số phát sinh CTR tại các trang trại 65
Bảng 2.26. Hệ số phát sinh CTRSH tại các trang trại 66

Bảng 2.27. Thải lượng phát thải CTR từ các trang trại 67
Bảng 2.28. Tải lượng phát thải CTRSH từ các trang trại 67
Bảng 2.29. Tải lượng phát thải CTR của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ 68
Bảng 2.30. Hệ số phát thải CTR của các cơ sở kinh doanh, dich vụ 69
Bảng 2.31. Thải lượng CTR của các cơ sở kinh doanh, dich vụ toàn tỉnh 69
Bảng 2.32. Tải lượng phát thải CTR tại các bệnh viện, trạm y tế điều tra 70
Bảng 2.33. Tải lượng phát thải CTR theo quy mô (tuyến bệnh viện) 71
Bảng 2.34. Hệ số phát thải CTR từ bệnh viện, trạm y tế điều tra 72
Bảng 2.35. Hệ số phát thải CTR từ bệnh viện, trạm y tế theo quy mô 72
Bảng 2.36. Phát thải CTR từ bệnh viện, trạm y tế trên địa bàn tỉnh 73
Bảng 2.37. Phát thải CTR từ cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo quy mô 73
Bảng 2.38. Tổng lượng CTR của tỉnh Bạc Liêu thời điểm năm 2011 74
Bảng 2.39. Tổng lượng CTRSH phát sinh theo địa bàn huyện, thị 74
Bảng 2.40. Số lượng các xã, phường, thị trấn được thu gom CTR 79
Bảng 2.41. Tỷ lệ CTRSH phát sinh tại hộ dân được thu gom 80
Bảng 2.42. Trang thiết bị và nhân lực phục vụ công tác QLCTR 86
Bảng 3.43. Tính toán hệ số phát thải chung cho toàn tỉnh Bạc Liêu 98
10
Bảng 3.44. Bảng kết quả dự báo hệ số thải rác từ các hộ dân 99
Bảng 3.45. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2011 99
Bảng 3.46. Tỷ lệ tăng DS tự nhiên và dân số tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2011 99
Bảng 3.47. Dự báo tỷ lệ sinh đến năm 2025 101
Bảng 3.48. Dự báo tỷ lệ tử đến năm 2025 101
Bảng 3.49. Dự báo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và dân số đến năm 2025 102
Bảng 3.50. Dự báo thải lượng CTRSH trên địa bàn toàn tỉnh Bạc Liêu 102
Bảng 3.51. Bảng kết quả dự báo tốc độ phát sinh CTRCN từ KCN, CCN 103
Bảng 3.52. Dự báo thải lượng CTRCN trên địa bàn toàn tỉnh Bạc Liêu 104
Bảng 3.53. Dự báo thải lượng CTRCN ngoài KCN tỉnh Bạc Liêu 105
Bảng 3.54. Tổng thải lượng CTRCN phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 105
Bảng 3.55. Tổng thải lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 106

Bảng 3.56. Tổng thải lượng CTRNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 107
Bảng 3.57. Dự báo số lượng lao động nằm trong các ngành kinh doanh, dịch vụ có
phát sinh CTR ngoài CTRSH 108
Bảng 3.58. Dự báo lượng CTRDV phát sinh đến năm 2025 109
Bảng 3.59. Dự báo hệ số phát sinh CTRSH đến năm 2025 109
Bảng 3.60. Dự báo tổng lượng thải CTRSH từ hoạt động dịch vụ 109
Bảng 3.61. Dự báo tổng lượng thải CTR từ hoạt động dịch vụ, thương mại 110
Bảng 3.62. Dự báo dân số và số lượng giường bệnh đến năm 2025 110
Bảng 3.63. Dự báo thải lượng CTR do hoạt động y tế đến năm 2025 111
Bảng 3.64. Dự báo thải lượng CTR do hoạt động trang trại đến năm 2025 111
Bảng 3.65. Dự báo thải lượng CTRSH (TSWsinhhoat) đến năm 2025 112
Bảng 3.66. Dự báo thải lượng CTR SX, DV (TSWsanxuat) đến năm 2025 113
Bảng 3.67. Dự báo thải lượng CTRNH, YT (TSWnguyhai) đến năm 2025 113
Bảng 3.68. Tổng hợp dự báo tổng thải lượng CTR (TSW) đến năm 2025 114
Bảng 3.69. Nhu cầu chôn lấp CTRSH đến năm 2025 của tỉnh Bạc Liêu 116
Bảng 4.70. Ma trận tác động 120
Bảng 4.71. Bảng tra giá trị của tham số địa chất thuỷ văn (I1) 121
Bảng 4.72. Mức độ tác động của các tham số bãi chôn lấp CTR 121
Bảng 4.73. Tính toán Mi 122
Bảng 4.74. Bảng so sánh các phương án quy hoạch 124
Bảng 4.75. Bảng so sánh định lượng trên cơ sở đánh giá của các chuyên gia 125
Bảng 4.76. Ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý hiện nay 142
Bảng 4.77. Đánh giá khả năng áp dụng các phương pháp xử lý CTR đối với các
khu xử lý CTR tỉnh Bạc Liêu 143
Bảng 4.78. Bảng tỷ lệ áp dụng biện pháp chôn lấp CTR của một số quốc gia 144
Bảng 4.79. Khả năng tái chế của các ngành công nghiệp, định hướng đến năm
2020 150
Bảng 4.80. Công nghệ tái sinh tái chế CTR - CTNH điển hình 152
Bảng 7.81. Thông tin chi tiết bãi chôn lấp CTR 185
Bảng 7.82. Thông tin chi tiết trạm trung chuyển 185

Bảng 7.83. Thông tin chi tiết thông tin bô rác 186
Bảng 7.84. Thông tin chi tiết phương tiện thu gom 186
Bảng 7.85. Thông tin chi tiết đơn vị thu gom 187
Bảng 7.86. Thông tin chi tiết nhân viên 187
Bảng 7.87. Thông tin chi tiết lộ trình thu gom CTR 187
Bảng 7.88. Thông tin chi tiết khối lượng CTR thu gom 187
11
Bảng 7.89. Thông tin chi tiết về khu công nghiệp 188
Bảng 7.90. Thông tin chi tiết cơ sở sản xuất, nhà máy nằm trong KCN 188
CHƯƠNG 2.
12
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Phân loại đất theo đặc tính 27
Hình 2.2. Phân bố doanh nghiệp điều tra theo nhóm ngành và huyện, thị 44
Hình 2.3. Phân bố trang trại điều tra theo loại hình và địa bàn huyện, thị 46
Hình 2.4. Tổng thải lượng CTR và tỷ lệ phát sinh theo nhóm ngành 57
Hình 2.5. Thải lượng CTRCN và tỷ lệ phát sinh theo nhóm ngành 57
Hình 2.6. So sánh mức thải giữa các nhóm chất thải (CTR, CTRSH, CTRCN và
CTRNH) 57
Hình 2.7. Tổng lượng CTR theo nhóm ngành và theo địa bàn 61
Hình 2.8. Thải lượng các loại CTR phát sinh của doanh nghiệp ngoài KCN, CCN
61
Hình 2.9. So sánh lượng CTRSH giữa các huyện, thị tỉnh Bạc Liêu 63
Hình 2.10. So sánh phát sinh CTR, CTRSH của các nhóm trang trại 65
Hình 2.11. Tổng lượng CTR, CTRSH phát sinh theo nhóm trang trại 68
Hình 2.12. Tổng lượng CTR bệnh viện phát sinh theo địa bàn và quy mô 71
Hình 2.13. So sánh thải lượng và tỷ lệ CTR phát thải theo nhóm ngành 75
Hình 2.14. Sơ đồ thu gom CTRSH hiện hành ở Bạc Liêu 77
Hình 2.15. Tỷ lệ thu gom CTRSH (%) theo địa bàn huyện, thị 80
Hình 2.16. Tỷ lệ thu gom và nguyên nhân không thu gom, xử lý CTRSH giữa

thành thị và nông thôn 81
Hình 2.17. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại dụng cụ để thu gom, lưu trữ CTRSH
tại thành thị và nông thôn 82
Hình 2.18. Tỷ lệ (%) hình thức xử lý CTRSH tại các hộ gia đình không ký kết
hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý 84
Hình 2.19. Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí tại các bãi chôn lấp 87
Hình 2.20. Nồng độ SO2 trong không khí tại các bãi chôn lấp 87
Hình 2.21. pH trong nước mặt gần khu vực các bãi rá 88
Hình 2.22. Tổng chất rắn lơ lửng gần khu vực các bãi rác 88
Hình 2.23. Nồng độ DO gần khu vực các bãi rác 89
Hình 2.24. Nồng độ BOD5 trong nước mặt gần khu vực các bãi rác 89
Hình 2.25. Nồng độ COD trong nước mặt gần khu vực các bãi rác 90
Hình 2.26. Nồng độ nitrit trong nước mặt gần khu vực các bãi rác 90
Hình 2.27. Tổng coliform trong nước mặt gần khu vực các bãi rác 91
Hình 2.28. Nồng độ TSS trong nước rỉ rác 91
Hình 2.29. Nồng độ BOD5 trong nước rỉ rác 92
Hình 2.30. Nồng độ COD trong nước rỉ rác 92
Hình 2.31. Tổng phốt pho trong nước rỉ rác 93
Hình 2.32. Tổng sắt trong nước rỉ rác 93
Hình 2.33. Nồng độ amoni trong nước ngầm 94
Hình 2.34. Nồng độ nitrit trong nước ngầm 94
Hình 2.35. Tổng coliform trong nước ngầm 95
Hình 2.36. Hàm lượng chì trong đất bãi rác 96
Hình 3.37. Tổng lượng CTRCN phát sinh giai đoạn 2011-2025 106
Hình 3.38. Tổng lượng CTRSH phát sinh giai đoạn 2011-2025 107
Hình 3.39. Tổng lượng CTRNH phát sinh giai đoạn 2011-2025 108
Hình 3.40. Biểu đồ gia tăng lượng CTR phát thải đến năm 2025 114
Hình 4.41. Các công nghệ xử lý chất tải rắn tại khu xử lý tập trung 139
13
Hình 4.42. Qui trình chế biến rác thải thành phân hữu cơ 140

Hình 4.43. Sơ đồ nguyên lý của quá trình đốt rác và xử lý khí thải 140
Hình 4.44. Tổng quan các giải pháp xử lý tái chế 148
Hình 6.45. Sơ đồ cấu trúc hệ thống của phần mềm 174
Hình 6.46. Sơ đồ mô tả cấu trúc CSDL trong BL-WASTE 175
Hình 6.47. Sơ đồ chức năng truy vấn trong BL-WASTE 176
Hình 6.48. Giao diện chính của phần mềm 177
Hình 6.49. Các chức năng của menu Tập tin 177
Hình 6.50. Các chức năng của menu Bản đồ 178
Hình 6.51. Các chức năng của menu Danh mục 178
Hình 6.52. Các chức năng của menu thông tin về chỉ tiêu môi trường 178
Hình 6.53. Các chức năng của menu thông tin về vị trí quan trắc 179
Hình 6.54. Các chức năng của menu thông tin về kết quả quan trắc 179
Hình 6.55. Các chức năng của menu Giúp đỡ 179
Hình 6.56. Thanh công cụ điều khiển bản đồ 179
Hình 6.57. Thanh công cụ điều khiển bản đồ 180
Hình 6.58. Thanh công cụ điều khiển bản đồ 180
Hình 6.59. Màn hình quản lý thông tin hành chính cấp huyện – thành phố 181
Hình 6.60. Màn hình quản lý thông tin hành chính cấp xã – phường 181
Hình 6.61. Màn hình quản lý thông tin nhân viên 182
Hình 6.62. Màn hình quản lý phương tiện thu gom 182
Hình 6.63. Màn hình quản lý thùng rác công cộng 183
Hình 6.64. Màn hình vẽ biểu đồ, thống kê 183
Hình 7.65. Sơ đồ cấu trúc cơ sở dữ liệu trong quản lý chất thải rắn 184
Hình 7.66. Sơ đồ tổng quát quy trình xử lý và xây dựng dữ liệu bản đồ (dữ liệu
thu thập) 190
Hình 7.67. Sơ đồ quy trình sau thành lập các bản đồ mới hoàn toàn 190
14
CHƯƠNG 3.
PHẦN MỞ ĐẦU
15

1. Tính cấp thiết của nhiệm vụ
(1) Tính cấp thiết
Quản lý chất thải rắn (QLCTR) bao gồm quản lý chất thải rắn đô thị (CTRĐT),
chất thải rắn công nghiệp (CTRCN), chất thải rắn nguy hại (CTRNH) và chất thải rắn
y tế (CTRYT). Hoạt động QLCTR là các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở QLCTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại
đối với môi trường và sức khoẻ con người. Thuật ngữ chất thải rắn (CTR) đề cập trong
báo cáo này bao gồm CTRĐT, CTRCN, CTRNH, và CTRYT, không bao gồm các
CTR là bùn cống, CTR trồng trọt, CTR xây dựng và CTR là phế thải từ quá trình khai
thác mỏ.
Trong những năm qua, do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá xảy ra với nhịp
độ nhanh chóng, nên khối lượng CTR của Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói
riêng thải ra ngày càng nhiều. Các vấn đề ô nhiễm môi trường và các hệ lụy phát sinh
từ CTR đã và đang luôn là vấn đề cần quan tâm giải quyết trên hết. Vấn đề xả thải, thu
gom, vận chuyển và xử lý CTR cần được thực hiện sao cho đồng bộ để đảm bảo an
toàn, tốn ít nhân lực, năng lượng, trang thiết bị là vấn đề đang được ưu tiên trước hết.
Đối với các thành phố lớn như Tp.HCM hay Hà Nội, dù được đầu tư lớn cho
công tác QLCTR và thời gian bắt đầu thực hiện sớm, tuy vậy năng lực thu gom và xử
lý CTR vẫn chưa hoàn toàn triệt để, lượng chất thải rắn được thu gom hàng ngày vẫn
chỉ đạt 80-85% lượng rác thải, công tác quản lý còn nhiều bất cập. Đối với các tỉnh
thành khác, trong đó có Bạc Liêu, tình hình khó khăn hơn nhiều do thiếu hụt về nhân
lực, cơ sở vật chất; sự thiếu đồng bộ về quy hoạch đô thị, đường sá, cầu cống; nhận
thức về QLCTR của người dân còn thấp;… dẫn tới công tác QLCTR kém hiệu quả.
Bạc Liêu là tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau miền đất cực Nam của tổ quốc. Bạc Liêu
có diện tích tự nhiên khá lớn (2.570 km
2
) với đất đai màu mỡ; điều kiện khí hậu, thủy
văn thuận lợi; hệ thống giao thông thông suốt (có quốc lộ 1A chạy qua); có biển và bờ
biển (56km) phục vụ hoạt động giao thông hàng hải và hàng loạt các lợi thế khác.

Trong những năm qua, với những chủ trương và quyết sách đúng theo định hướng,
tỉnh Bạc Liêu đã có sự phát triển mạnh mẽ về đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp và
nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá 94) bình quân giai đoạn 2001-2010 là
13,6%/ năm. Trong 5 năm (2001-2005) tăng bình quân 15,6%/ năm, giai đoạn (2006-
2010) tăng 11,57%/ năm. Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng khu vực nông -
lâm - thủy sản đạt bình quân 8,6%/năm, công nghiệp xây dựng đạt 12,31%/năm, khu
vực dịch vụ tăng 16,87%/năm.
Song song với quá trình phát triển mạnh mẽ của tỉnh, đặc biệt là đô thị, dịch vụ,
công nghiệp, xã hội; các vấn đề môi trường ngày càng được nhận diện rõ hơn như ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm do CTR, ô nhiễm do hoạt động công – nông nghiệp – dịch
vụ, , trong đó vấn đề CTR đang là vấn đề nóng bỏng. Cho đến nay khối lượng
CTRĐT, CTRCN, CTRNH và CTRYT phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ngày càng
nhiều. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2006-2010) của tỉnh Bạc Liêu, khối
lượng CTRĐT phát sinh khoảng 60.000 tấn/năm, CTRCN là 6.160 tấn/năm, chất thải
nông nghiệp (chất thải chăn nuôi là chủ yếu) là 223.928 tấn/năm, CTRYT là 134,8
tấn/năm. Dự báo đến năm 2020, tình hình gia tăng khối lượng chất thải từ 30-50% tỷ
lệ hiện nay. Khối lượng CTR phát sinh là rất lớn, trong khi tình hình thu gom và xử lý
16
còn khá thấp (tỷ lệ thu gom CTRĐT là 52%, CTRNH hầu như không được thu gom),
gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân và suy thoái chất lượng môi trường.
Hiện nay, trên mỗi đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh đều đã có các bãi chôn
lấp tập trung, tuy nhiên năng lực và khả năng điều hành các bãi chôn lấp của từng đơn
vị chưa được tốt; đồng thời các bãi chôn lấp hoạt động kém hiệu quả, gây ô nhiễm cục
bộ môi trường xung quanh. Toàn bộ quá trình thu gom CTR hầu hết chỉ được thực
hiện ở các khu vực đô thị, trung tâm hành chính cấp huyện. Điều này về lâu dài sẽ ảnh
hưởng xấu tới môi trường và chất lượng cuộc sống của nhiều người dân.
Qua những phân tích ở trên cho thấy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày
càng đa dạng và mạnh mẽ, trong khi đó vấn đề QLCTR còn nhiều bất cập, chưa được
quan tâm đúng mức. Việc điều tra, đánh giá hiện trạng đồng thời xây dựng được các
mô hình, giải pháp quản lý và tăng cường năng lực QLCTR là vấn đề cấp bách cần

được thực hiện. Do vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu đã đề xuất thực
hiện nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường năng
lực quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”.
Bên cạnh đó, thực hiện thành công nhiệm vụ nêu trên cũng góp phần thực hiện
thắng lợi các Quyết định Thủ tướng Chính phủ, Bộ, Ngành trong phát triển kinh tế - xã
hội và QLCTR như Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về Quản lý chất
thải rắn; Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 về việc Phê duyệt Chiến lược
Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/05/2011 về việc Phê duyệt Chương trình đầu tư
xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày
22/02/2012 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc
Liêu đến năm 2020.
(2) Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH do Quốc Hội thông qua ngày
29/11/2005.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về Quản lý chất thải rắn.
- Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban
hành: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”. Trong đó, QCXD
01:2008/BXD sử dụng làm tiêu chuẩn quốc gia cho các nghiên cứu thiết kế xây dựng
quy hoạch xử lý chất thải rắn nói chung.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 về việc Phê duyệt Chiến lược
Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/05/2011 về việc Phê duyệt Chương trình
đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định số 986/QĐ-SXD ngày 17/11/2011 về Ban hành kế hoạch thực hiện
Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020.
- Kế hoạch số 12/KH-STNMT ngày 09/7/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Bạc Liêu về Bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu năm 2011.

17
2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ
(1) Cơ quan chủ quản:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu
(2) Cơ quan chủ trì:
Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bạc Liêu
(3) Cơ quan thực hiện:
Chi nhánh khu vực phía Nam - Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường
(SB-CECT) – Tổng cục Môi trường.
- Đại diện: Ông Lê Hồng Dương Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
- Điện thoại: 08-62900991 ; 62900992 Fax: 08-62900994
- Email: ;
(4). Cơ quan phối hợp thực hiện chính:
- Các Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Y tế, …
- UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị trong tỉnh.
- Các Trung tâm dịch vụ công ích trong tỉnh.
- Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam.
3. Mục tiêu và yêu cầu
(1) Mục tiêu
- Nâng cao hiệu quả QLCTR thông qua việc điều tra, đánh giá và đề xuất các giải
pháp tăng cường năng lực QLCTR trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Nâng cao nhận thức người dân thông qua tập huấn, tuyên truyền và thí điểm mô
hình QLCTR của tỉnh, đồng thời tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng các quy hoạch
CTR nói chung của tỉnh.
(2) Yêu cầu
Một số yêu cầu chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này là:
- Các số liệu điều tra hiện trạng về quản lý (phát thải, thu gom, vận chuyển, xử lý
và tái chế) phải được cập nhật đầy đủ, có đủ độ chính xác và tin cậy.

- Tác động môi trường của các bãi rác hiện hữu phải được đánh giá trên cơ sở
xem xét tính phù hợp về kinh tế, xã hội và môi trường của các bãi rác đang tồn tại và
lấy mẫu, phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí, mùi hôi, nước rỉ rác, nước mặt, nước
ngầm tại khu vực xung quanh bãi rác.
- Số liệu dự báo nguồn và tổng lượng phát thải CTR phải dựa trên quy họach
tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020.
- Chương trình hoạt động nhằm tăng cường năng lực quản lý và xử lý CTR của
Tỉnh phải được xây dựng trên cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, hoàn thiện tổ
18
chức, bổ sung trang thiết bị và nhân lực trong lĩnh vực quản lý và xử lý CTR.
- Chương trình phân loại rác tại nguồn phải được xây dựng trên cơ sở xem xét
tổng thể hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng cho công tác xử lý các thành phần đã được
phân loại, tránh trường hợp khi vận chuyển và chôn lấp thì lại đổ hỗn hợp với nhau.
- Các giải pháp, mô hình quản lý phải được đề xuất trên cơ sở phân công trách
nhiệm rõ ràng và đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR,
đồng thời tiến hành thu phí bảo vệ môi trường đối với CTR theo nguyên tắc “người
gây ô nhiễm phải trả tiền” (Nguyên tắc 3P – Polluter Pay Pollution).
- Các biện pháp xử lý chất thải trước mắt và lâu dài phải được đề xuất trên cơ sở
xác định phương thức thu gom, xử lý CTR phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của tỉnh trên cơ sở phân tích khối lượng, thành phần và tính chất của các loại
CTR.
- Xây dựng phần mềm quản lý CTR bằng công nghệ GIS: phải xây dựng được cơ
sở dữ liệu hoàn thiện về Tổ chức quản lý, khối lượng phát thải CTR, các đối tượng
phát sinh CTR và dễ quản lý, sử dụng, cập nhật dữ liệu. Trong đó, xây dựng và có thể
cập nhật các bản đồ về bãi chôn lấp CTR, khu xử lý CTR; bản đồ về các điểm hẹn,
điểm dọc tuyến, thùng rác công cộng, hệ thống quản lý thu gom CTR của các thành
phố, huyện thị của tỉnh.
- Hướng sử dụng sau khi đóng cửa các bãi rác hiện hữu phải được đề xuất trên
cơ sở tái sử dụng tòan bộ diện tích bãi chôn lấp cho các mục đích khác nhau như (Ví
dụ như trồng cây trên các hố đã chôn lấp để lấy gỗ hoặc lấy nguyên liệu sản xuất giấy;

trồng hoa và cây kiểng để phục hồi môi trường và phục vụ cho mục đích thương mại;
Sử dụng làm vườn ươm cây để phục vụ cung cấp cây giống cho chương trình trồng
rừng). Đây là hướng mà nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện.
4. Phạm vi thực hiện
(1) Phạm vi không gian
Phạm vi các đối tượng nghiên cứu, điều tra, đánh giá, dự báo và đề xuất các mô
hình quản lý và nâng cao năng lực QLCTR trên địa bàn toàn tỉnh Bạc Liêu.
(2) Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện nhiệm vụ: Từ tháng 09 năm 2011 đến tháng 09 năm 2012.
5. Nội dung thực hiện
Những nội dung chính của nhiệm vụ:
(1) Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng QLCTR trên địa bàn tỉnh
- Thu thập, phân tích và đánh giá tổng quan về hiện trạng hệ thống thu gom, vận
chuyển và xử lý CTR.
- Dự báo tổng thải lượng CTR phát sinh đến năm 2025 theo quy hoạch phát triển
kinh tế- xã hội trên toàn tỉnh.
(2) Nội dung 2: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực QLCTR
- Giải pháp quy hoạch.
- Giải pháp quản lý và nâng cao năng lực cộng đồng.
- Giải pháp sử dụng công cụ kinh tế.
19
- Giải pháp quản lý bằng công nghệ thông tin.
(3) Nội dung 3: Thí điểm triển khai mô hình QLCTR tại một xã
- Lập kế hoạch, tiến hành khảo sát vị trí xã thí điểm.
- Thiết kế giáo trình, bài giảng và tập huấn kiến thức về quản lý CTR và triển
khai mô hình quản lý CTR cho cán bộ và người dân, doanh nghiệp.
- Mua sắm trang bị thiết bị (thùng rác công cộng, thùng rác phân loại tại nguồn),
máy tính để bàn cho xã thí điểm.
- Cập nhật chương trình quản lý môi trường BL-WASTE (chỉ sử dụng chức năng
tra cứu và xuất dữ liệu, không có quyền cập nhật dữ liệu).

- Hướng dẫn thực hiện thí điểm công tác quản lý CTR trong xã (tiến hành thực
hiện thu gom, phân loại rác tại nguồn, vận chuyển và xử lý CTR).
- Cập nhật bổ sung một số kinh nghiệm từ quá trình thí điểm cho mô hình quản
lý CTR.
6. Phương pháp ứng dụng
(1) Phương pháp kế thừa các số liệu, các kết quả công trình nghiên cứu hiện
có: Sử dụng để điều tra, đánh giá các vấn đề QLCTR của tỉnh trên cơ sở kế thừa các
nguồn số liệu hiện có tại các Sở, Ban, ngành trong tỉnh, các đơn vị sự nghiệp môi
trường, các đơn vị thu gom, xử lý rác thải trong tỉnh, … nhằm tiết kiệm chi phí và thời
gian nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ.
(2) Phương pháp điều tra, thu thập và xử lý các số liệu thông tin thống kê: Sử
dụng để điều tra, xác định tải lượng CTR phát sinh, thành phần, tỷ trọng CTR hiện nay
trên địa bàn thành phố Bạc Liêu, các huyện trong tỉnh Bạc Liêu, từ đó báo cáo sẽ phân
tích đánh giá những vấn đề môi trường nổi cộm trên địa bàn tỉnh, đồng thời xác định
được vấn đề ưu tiên cần giải quyết sớm.
(3) Phương pháp điều tra, khảo sát lấy mẫu ngoài hiện trường: Sử dụng để lấy
mẫu, đo đạc các thông số phân tích về chất lượng đất, không khí, độ ồn, nước mặt,
nước ngầm tại các bãi rác trong tỉnh làm cơ sở cho việc đề xuất các chương trình nâng
cao năng lực quản lý CTR trên địa bàn tỉnh.
(4) Phương pháp so sánh ngưỡng chịu tải (so với TCVN và quy chuẩn Việt
Nam): Sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của các thông số đo đạc trong công tác
lấy mẫu phân tích môi trường tại các bãi rác hiện hữu trên địa bàn tỉnh.
(5) Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM): Sử dụng để đưa
ra các giải pháp quản lý môi trường có phân cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước và
tích hợp với các tổ chức, đơn vị, cá nhân doanh nghiệp có liên quan.
(6) Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích: Sử dụng để xác định phương án
quy hoạch đầu tư nâng cấp mạng lưới hệ thống thu gom và vận chuyển CTR đồng bộ
với với hệ thống các khu xử lý CTR mới.
(7) Phương pháp mô hình hoá và hệ thống thông tin địa lý (GIS): Sử dụng để
xây dựng mô hình dữ liệu GIS quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (BL-

MSWASTE).
20
(8) Phương pháp chuyên gia và hội thảo: Sử dụng để tận dụng bề dày kinh
nghiệm của các nhà quản lý, các chuyên gia nhằm lựa chọn ra các giải pháp QLCTR
có tính tối ưu trên địa bàn tỉnh.
PHẦN A:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO THẢI LƯỢNG CHẤT
THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
21
CHƯƠNG 4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bạc Liêu nằm ở phía Đông bán đảo Cà Mau, trải rộng từ 9
o
00’03,00” đến
9
o
38’11,76” vĩ độ Bắc và từ 105
o
14’04,56” đến 105
o
51’43,20” kinh độ Đông. Tỉnh có
ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang.
- Phía Đông và Đông Bắc giáp Sóc Trăng.
- Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông.
- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau
Hình 1.1. Bản đồ ranh giới tỉnh Bạc Liêu
Toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính huyện - thị, bao gồm Thành phố Bạc Liêu và 6

huyện gồm: huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải
với tổng cộng 64 xã, phường và thị trấn. Trung tâm hành chính tỉnh là Thành phố Bạc
Liêu cách thành phố Cần Thơ khoảng 90 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí
Minh 200 km về phía Tây Nam.
22
Tính đến cuối năm 2011, tỉnh Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 257.094,08 ha. Diện
tích tự nhiên ở Bạc Liêu tăng nhẹ qua các năm (tỷ lệ tăng khoảng 0,20 – 0,35%) chủ
yếu là do quá trình bối đắp phù sa diễn ra mạnh hơn quá trình sạt lở.
1.1.2. Địa chất, địa hình – địa mạo
1.1.2.1. Địa chất
Lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Bạc Liêu có cùng chung lịch sử phát triển
của vùng ĐBSCL, với sự thành tạo của phù sa cổ (trầm tích Pleistocene) và phù sa
mới (trầm tích Holocene) qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa sông Cửu
Long:
- Phù sa cổ (trầm tích Pleistocene, Q
III
): Phân bố dọc theo biên giới Việt Nam -
Campuchia (Tân Hồng) và chìm dần dưới phù sa mới.
- Phù sa mới (trầm tích Holocene, Q
IV
): Được hình thành trong giai đoạn biển
tiến và lùi từ khoảng 6.000 năm trước đây cho đến nay. Vật liệu trầm tích gồm: các
lớp sét xám xanh, xám trắng hoặc nâu và cát. Phù sa mới bao gồm 2 cấu trúc: lớp
sét mặn màu xám xanh nằm bên dưới và các trầm tích nước lợ hoặc ngọt phủ bên
trên, tạo nên một nền đất yếu phủ ngay trên bề mặt có độ dày 20 – 30 m. Phù sa
mới phần lớn chứa chất hữu cơ, có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ
tiêu cơ học đều có giá trị thấp. Các lớp phù sa mới có sức chịu nén trung bình 0,24
- 0,7 kg/cm
2
, lực kết dính 0,10 - 0,29 kg/cm

2
, là loại đất yếu, phù hợp cho nhà thấp
tầng.
1.1.2.2. Địa hình – địa mạo
(1) Địa hình
Địa hình của tỉnh Bạc Liêu tương đối bằng phẳng và thấp, hướng nghiêng chính
từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao độ trung bình khoảng 1,2 m. Địa hình Bạc Liêu có
hai dạng chính:
- Phía Bắc Quốc lộ 1A địa hình thấp (cao trung bình 0,2 - 0,3 m). Địa hình thấp
và trũng mang đến thuận lợi cho nông nghiệp nhưng cũng có nhiều khó khăn, thuận lợi
là có thể trữ được nước ngọt phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, nhưng khó khăn mang lại
là tạo thành những vùng trũng chua phèn như các khu vực thuộc huyện Hồng Dân, Giá
Rai.
- Phía Nam Quốc lộ 1A có địa hình cao hơn (cao trình 0,4 – 1,2 m), do có những
giồng cát biển không liên tục, tạo nên khu vực có địa hình cao ven biển hướng nghiêng
thấp dần từ biển về nội địa.
Nhìn chung, địa hình tỉnh Bạc Liêu bằng phẳng, phù hợp cho việc triển khai các
công trình phục vụ sản xuất, phát triển giao thông. Tuy nhiên, do địa bàn có nhiều
kênh, rạch, lại gần biển phải tốn kém nhiều chi phí làm cầu; nền đất yếu đòi hỏi chi phí
gia cố nền móng cao, đặc biệt đối với các công trình cao tầng.
(2) Địa mạo
- Đê biển: Toàn tuyến đê biển Đông của Bạc Liêu tính từ địa phận giáp tỉnh Sóc
Trăng đến thị trấn Gành Hào dài hơn 56km. Đây là tuyến đê huyết mạch có tác dụng
rất lớn trong việc giữ ổn định cho vùng đất ven biển.
- Ngoài ra, tỉnh còn có bờ biển có chiều dài hơn 56 km, với hệ sinh thái rừng
ngập mặn ven bờ phong phú cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, với các cửa sông
23
lớn như Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát, Chùa Phật là điều kiện thuận lợi để giao
thương, trung chuyển hàng hoá ra vào tỉnh. Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn tỉnh từ Đông
sang Tây, nối thành phố Bạc Liêu với thành phố Cà Mau. Tuyến đường Cao Văn Lầu

dài 8 km nối quốc lộ 1A với bờ biển, cùng nhiều tuyến đường xương cá nối quốc lộ
1A với các nơi khác trong tỉnh, thuận tiện cho giao thông vận tải.
Bên cạnh những mặt thuận lợi thì luôn tồn tại song song những mặt khó khăn.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc
Liêu, toàn tỉnh có gần 15 km bờ sông thuộc nguy cơ sạt lở cao. Các “điểm đen” về sạt
lở chủ yếu nằm dọc các cửa sông tiếp giáp với kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau, gồm khu
vực hạ lưu cống Nọc Nạng (thị trấn Giá Rai), khu vực cầu Hộ Phòng (thị trấn Hộ
Phòng), khu vực cầu Láng Trâm, cầu Nhàn Dân, cầu Cây Gừa và cầu Sư Son (xã Tân
Phong). Trong các “điểm đen” trên, khu vực nguy hiểm nhất là khu vực ngã tư xã
Ninh Quới A (huyện Hồng Dân), vì nơi đây là điểm giao nhau các dòng chảy giữa
kênh xáng Quản lộ - Phụng Hiệp và kênh xáng Cầu Sập - Ngan Dừa, lâu nay đã gây ra
hiện tượng tạo hàm ếch ở nhiều nơi – nguy cơ gây ra sạt lở cao cho các khu vực này.
Bên cạnh đó, vùng đất Bạc Liêu có kênh rạch và sông ngòi chằng chịt, chịu tác động
của dòng chảy hai chiều, lòng sông luôn đầy nước, nên phạm vi và mức độ sạt lở mỗi
năm thêm gia tăng. Cát pha và các loài thủy sinh cũng góp phần tạo nên các thềm đất
yếu. Vì thế, khi có tác động dòng chảy mạnh của nước lũ, các dòng xoáy nước bào
mòn, dễ sinh ra sạt lở đất mất diện tích đất.
Có thể nói địa hình – địa mạo với diện tích bằng phẳng, nhiều sông, kênh rạch
đã mang lại nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển nói chung của tỉnh Bạc Liêu. Tuy
nhiên, đây cũng một yếu tố gây nên khó khăn trong công tác thu gom CTR do hoạt
động của con người sinh ra. Việc thả bỏ rác thải sinh hoạt xuống kênh mương gần nhà
là điều khó tránh khỏi. Chưa kể các hoạt động nông nghiệp sản sinh ra những chai lọ
đựng thuốc bảo vệ thực vật vô cùng độc hại. Các chất độc theo dòng nước chảy và làm
ô nhiễm nguồn nước trong cả vùng, gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh, chất lượng
nước…. CTR này rất khó thu gom, dễ phân tán và trôi nổi trên bề mặt nước, trôi dạt
theo dòng nước gây ô nhiễm trên diện rộng.
1.1.3. Khí tượng thủy văn
1.1.3.1. Khí tượng
Khí tượng ở Bạc Liêu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia ra
2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4

năm sau.
Bảng 1.1. Dữ liệu khí tượng trung bình giai đoạn 2005-2011 tại Bạc Liêu
Nhiệt độ Số giờ nắng Độ ẩm Lượng mưa
Tháng 1 25,3 211,3 82,0 9,4
Tháng 2 26,3 251,3 78,9 15,0
Tháng 3 27,5 286,0 78,3 21,8
Tháng 4 28,5 267,6 78,3 59,2
Tháng 5 28,5 207,1 82,3 241,8
Tháng 6 28,1 187,5 84,4 286,6
Tháng 7 27,3 175,3 86,1 310,7
Tháng 8 27,5 196,2 86,0 341,7
24
Tháng 9 27,1 149,9 87,3 262,4
Tháng 10 27,2 184,2 86,9 359,0
Tháng 11 26,8 190,4 86,0 254,8
Tháng 12 25,9 202,5 84,3 42,2
Cả năm 27,2 2482,4 83,7 2192,8
(1) Nhiệt độ
Trong giai đoạn 2005-2011, nhiệt độ trung bình là 26,8-27,6
0
C (trung bình chung
nhiệt độ trong giai đoạn là 27,2
0
C), trong đó tháng 1 có nhiệt độ trung bình nhỏ nhất
và tháng 4, tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao nhất (28,5
0
C). Biên độ trung bình năm
của nhiệt độ là 2,8
0
C.

(2) Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm giai đoạn 2005-2011 là 2.482,4 giờ, trong
đó tháng 9 có tổng số giờ nắng thấp nhất (149,9 giờ) và tháng 3 có tổng số giờ nắng
cao nhất (286,0 giờ). Cụ thể, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 4 năm 2010
(316,1 giờ) và tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 10 năm 2007 (128,4 giờ).
(3) Mưa
Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, Tổng lượng mưa trung bình năm
trong giai đoạn 2005-2011 là 2192,8 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng
11, với lượng mưa chiếm 91% tổng lượng mưa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng
12 đến hết tháng 4 năm sau, với lượng mưa chiếm 6,73% tổng lượng mưa trong năm.
Nhìn chung, lượng mưa trong năm có xu hướng diễn biến thất thường và có liên quan
tới biến đổi khí hậu toàn cầu,
(4) Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối trung bình năm giai đoạn 2005-2011là 83,7%. Độ ẩm phân hóa
theo mùa, độ ẩm tương đối trung bình trong các tháng mùa khô đạt mức 78,3– 84,3%,
còn trong các tháng mùa mưa đạt từ 82,3 – 87,3%. Tháng có độ ẩm trung bình lớn nhất
thường là những tháng giữa mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 9).
(5) Chế độ gió
Gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 – 10, có tốc độ trung bình từ 2,5 – 4,5
m/s và gió mùa Đông Bắc (tháng 11- tháng 4 năm sau) có tốc độ từ 1,6 – 2,8 m/s.
(6) Các yếu tố khí hậu khác
Trung bình năm ở Bạc Liêu có tới 25 - 30 cơn dông, mùa dông thường trùng với
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, tháng 5 có nhiều dông nhất.
1.1.3.2. Thủy văn
Bạc Liêu có hệ thống kênh rạch chằng chịt với 2 trục kênh chính là Bạc Liêu –
Cà Mau và Quản Lộ - Phụng Hiệp. Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch trên địa
bàn chịu ảnh hưởng giao thoa của thủy triều biển Đông và biển Tây.
Thủy triều biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Nam Quốc lộ 1A là chế độ
bán nhật triều không đều, biên độ triều lớn, chênh lệch đỉnh triều lớn 30 – 40 cm.
Trong một tháng có 2 lần triều cường, tốc độ truyền triều khoảng 15 km/giờ.

25

×