Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Văn hóa Hà nội city tour

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.62 KB, 46 trang )

Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Văn Hoá Hà Nội City Tour
Mục lục
I. Lý do, mục đích chọn đề tài…….……………………....................2
II. Chi tiết Tour………………………………………….....................2
1. Giá cả……………………………………………………………. .....................2
2. Thành phần……………………………………………………….....................2
3. Chuẩn bị trước chuyến đi………………………………………..................... 2
4. Đón tiếp khách…………………………………………………....................... 2
5. Lịch trình chi tiết chuyến tham quan…………………………...................... 3
III. KẾT LUẬN………………………………………………................. 46
Tài Liệu tham khảo:
- Chương trình City Tour của công ty HaNoi Tourism.
- Trang web : vi.wikipedia.org( tham khảo thêm về các địa danh).
- Các tài liệu có liên quan khác.
1
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Tuyến điểm : “Khách sạn Horizon - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam -
Văn Miếu-Quốc tử giám - Khách sạn Horizon”
I. Lý do, mục đích chọn đề tài
- Nâng cao khả năng áp dụng những chương trình đã được thầy cô cung cấp trên ghế
nhà trường vào thực tế.
- Giúp sinh viên làm quen với công việc trước khi ra trường.
- Biết thông tin về các điểm đến.
- Hình thành các kĩ năng cần thiết cho công việc thực hiện một chương trình du lịch,
cũng như một số kĩ năng làm việc chung khác.
- Tìm hiểu thêm về văn hóa của Hà Nội với lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước,
bề dày của các thành tựu nghệ thuật từ xa xưa.
- Viết báo cáo chuyến đi.
II. Chi tiết Tour
1. Giá cả


Giá trọn gói : 210USD/ khách
Bao gồm:
Khách sạn Hà Nội Horizon ( 180USD/ 1 người)
Xe đưa đón( từ sân bay về khách sạn và ra sân bay sau khi kết thúc tour), Hướng dẫn
viên, Vé tham quan ( 30USD/1 người ).
( Thu toàn bộ số tiền của khách trước khi bắt đầu city tour ).
2. Thành phần
Đoàn khách gồm 7 người khách.
3. Chuẩn bị trước chuyến đi
- Gọi điện và fax số lượng khách tới khách sạn đặt phòng.
- Đặt vé trước tại các tuyến điểm tham quan.
4. Đón tiếp khách
Sau khi khách đặt chân xuống sân bay, tổ chức đón tiếp và đưa khách về khách sạn
check-in khách sạn.
Hẹn khách sẽ bắt đầu chuyến tham quan vào sang ngày mai nên mọi người cần nghỉ
ngơi sớm.
2
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
5. Lịch trình chi tiết chuyến tham quan :
“Khách sạn Horizon - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Văn
Miếu-Quốc tử giám - Khách sạn Horizon”
7h00: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn Horizon
7h40: Xe đón quý khách tham gia chương trình city tour “ Văn Hoá Hà Nội ”
8h00: Đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, điểm dừng chân đầu
tiên trong chuyến tham quan. Tại đây quý khách sẽ có dịp
chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và rất có
giá trị, đồng thời quý khách sẽ có cái nhìn đầy đủ về sự phát
triển và những thành tựu của nền mỹ thuật Việt Nam từ thời
tiền sử cho đến nay…
10h: Xin mời quý khách tản bộ sang tham quan Văn Miếu – Quốc tử giám, điểm dừng

chân tiếp theo của hành trình. Văn Miếu – Quốc tử giám không
chỉ là ngôi miếu thờ đức Khổng Tử, mà nơi đây còn được coi là
trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Đến nơi đây, quý khách
sẽ cảm nhận nét đẹp truyền thống văn hóa của nền giáo dục và
khoa cử Việt Nam…
11h30: Xe đón quý khách trở về khách sạn trở về khách sạn, kết thúc chuyến tham
quan.
Chúc Quý khách có một chuyến tham quan thú vị và ấn tượng
Sơ đồ tuyến:

Xin kính chào quý khách! Chào mừng quý khách đến với đất nước Việt Nam xinh
đẹp, thân thiện và mến khách của chúng hướng dẫn viên.
3
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Hướng dẫn viên xin tự giới thiệu, hướng dẫn viên tên là Nguyễn Tiến Thành, hiện
đang công tác tại cty Hanoi Tourism, rất hân hạnh được đồng hành cùng quí khách trong
chương trình city tour “ Văn Hoá Hà Nội”. Và xin giới thiệu người dẫn đường tận tụy
của chúng ta, anh Đức lái xe. Chúc quý khách có một buổi sáng tốt lành, một chuyến đi ấn
tượng và khám phá được nhiều điều thú vị.
Kính thưa quý khách, Thủ đô luôn là trái tim của một quốc gia, trải qua hàng ngàn
năm lịch sử với bao thăng trầm và biến cố, bao sự đấu tranh, hi sinh và mất mát, bao giọt
nước mắt tiếc thương cho những người con ra đi vì mảnh đất thiêng, vì nhiệm vụ thiêng
liêng của tổ quốc và còn có cả những giọt nước mắt tràn trề hạnh phúc khi thủ đô hoàn
toàn giải phóng.... Và rất rất nhiều những nụ cười, những niềm phấn khích khi cùng với cả
nước, người dân Cổ Loa, Đại La, Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội trong suốt quá trình lịch
sử hình thành và phát triển đã đóng góp bao công sức dựng xây nên một Đất nước với bao
áng thiên hùng ca bất hủ, một Đất nước anh hùng với trái tim luôn đỏ rực lồng ngực.
Và chúng ta hãy ngược thời gian trở về với quá khứ để hiểu rõ hơn về Thủ đô, việc mà
trong cuộc sống hiện đại ngày nay hình như chúng ta đã không chăm chút nhiều lằm vốn
kiến thức cho mình.

Trong thế kỷ thứ 3, vào khoảng năm 208 trước công nguyên An Dương Vương từ
nước Thục cướp ngôi vua Hùng Vương thứ 18 lập nên nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa ,
ngày nay thuộc ngoại thành Hà Nội. (thế kỷ thứ 5 thời Bắc thuộc đây là trung tâm quận
Tống Bình).
Thành đắp theo hình trôn ốc nên mới gọi là thành Ốc hay Loa thành. Nhưng không lâu
sau đó tướng nhà Tần là Triệu Đà đem quân sang xâm chiếm nước ta, chính thức bắt đầu
1000 năm Bắc thuộc.
Thế kỉ thứ 6, Lý Bí (Lý Nam Đế 544-548) nổi lên chống chế độ đô hộ phương Bắc,
xây thành ở cửa sông Tô Lịch, dựng chùa Khai Quốc (ngôi chùa này về sau dời về Hồ Tây
và đổi tên là Trấn Quốc) Đến đời Đường (Trung Quốc) thành Tống Bình được đổi tên là
Đại La trung tâm An nam đô hội phủ.
Năm 983, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, dành lại độc lập, đặt kinh đô ở Cổ
Loa, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc bằng trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng. Dến thời
nhà Đinh và nhà tiền Lê kinh đô được ròi về Hoa Lư, Ninh Bình.
Năm 1010, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Thấy rồng vàng
bay lên vua đặt tên thành là Thăng Long. Văn Miếu, chùa Một Cột, chùa Hòe Nhai được
4
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
xây dựng từ đời Lý. Dưới thời nhà Lý, ngoài những đợt xây dựng quy mô lớn vào các năm
1011, 1029, 1203 Hoàng thành thường xuyên được tu sửa, xây mới hầu như đời vua nào
cũng làm, năm nào cũng làm.
Đời Trần, Thăng Long bị quân Nguyên đánh 3 lần nhưng đều toàn thắng. Cuối thời
Trần, Thăng Long đã được sử sách chép với cái tên “Kẻ chợ”. Điều đó cho thấy diện mạo
của Thăng Long đương thời đã phần nào mang dáng dấp của một thành phố quốc tế: một
thành phố nhân ái, là nơi giao lưu và hội tụ của nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá và con người;
một thành phố thủ công và buôn bán nhỏ của ngời Việt nhưng cũng có các cửa hàng buôn
bán lớn của người Hoa, Hồi Hột, Chà Và...
Kinh thành Thăng Long thời Lê vẫn là kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần… những
công trình cũ đã hư hại thì được sửa chữa lại, công trình nào bị phá hủy thì được xây mới,
tất cả đều mang đặc điểm, phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời Lê.

Đời Hồ, Thăng Long đổi tên thành Đông Đô để phân biệt với một Tây Đô mới ở
Thanh Hóa.
Quân Minh chiếm nước ta, đổi Đông Đô thành Đông Quan. Lê Lợi thắng quân Minh,
Ngày 29 tháng 4 năm 1428 (ngày 16 tháng 4 năm Mậu Thân), Lê Lợi chính thức lên ngôi
hoàng đế tại điện Kính Thiên, khôi phục quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô
(Thăng Long), mở đầu kỷ Lê Sơ. Năm 1430 đổi Đông Đô làm Đông Kinh với một Tây
Kinh là Lam Sơn (Lam Kinh) cũng ở Thanh Hóa, năm 1446 đổi gọi là phủ Trung Đô.
Đời Lê Trung Hưng với vua Lê chúa Trịnh, kinh đô lại lấy tên là Thăng Long với 36
phố phường
Năm 1592, Trịnh Tùng con trai của Trịnh Kiểm đã kéo quân vây đánh Đông Đô, Mạc
Mậu Hợp bị giết. Vua Lê Thế Tông được họ Trịnh phò tá trở lại Thăng Long mở đầu thời
kỳ mới và duy nhất trong lịch sử Việt Nam vừa có Vua vừa có Chúa mà lịch sử gọi là thời
Lê Trung Hưng.
Năm 1788 quân Thanh kéo vào Thăng Long. Mùng 5 tết Kỉ Dậu, vua Quang Trung
đánh trận Đống Đa, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy
Sang thế kỷ XVIII, Hoàng thành bị sụt lở nhiều, khi nhà Tây Sơn ra Thăng Long, các
cửa thành đã đổ gần hết chỉ còn lại hai cửa Đại Hưng ở phía nam và Đông Hoa ở phía
đông. Nhà Nguyễn lên ngôi, Năm 1802, Nguyễn ánh với sự trợ giúp của Pháp đã tiêu diệt
nhà Tây Sơn lên ngôi Hoàng đế, hiệu Gia Long, đóng đô tại Phú Xuân (tức Huế ngày nay).
5
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Từ đấy kinh thành Thăng Long cũng như toàn miền Bắc phải chịu một sự chuyển đổi lớn:
Từ kinh thành hơn 800 năm trở thành trấn thành rồi tỉnh thành.
Năm 1831, đời Minh Mạng, địa danh Hà Nội bắt đầu xuất hiện. Nhà Nguyễn phá tòa
thành các triều trước để xây một tòa thành nhỏ hơn.
Năm 1805 Vua Gia Long cho xây dựng Kỳ Đài (Cột Cờ)
gần Đình bia. Để xứng tầm với một “tỉnh thành”, năm 1831 Vua Minh Mạng ra lệnh
hạ thấp tường thành và đổi tên là thành Hà Nội.
Năm 1873, Francis Garnier dẫn quân Pháp chiếm Hà Nội, tổng đốc Nguyễn Tri
Phương tử trận. Năm 1882, quân Pháp do Henry Riviere đánh chiếm Hà Nội, tổng đốc

Hoàng Diệu thua trận tự vẫn. Người Pháp san bằng thành lũy Hà Nội, xây những khu phố
tây, chọn Hà Nội làm thủ đô Đông Dương. rong 62 năm (từ 1892 đến 1954) đóng quân
trong thành, người Pháp với tư tưởng thực dân đã biến Thành cổ Hà Nội thành một khu
quân sự, một trại lính. Hầu như tất cả các công trình cổ còn lại đã bị biến thành nhà ở hoặc
phá bỏ lấy đất, gạch xây các công trình quân sự, nhà ở cho các sĩ quan, binh lính, kho
tàng…
Năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình -
chính thức khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, sau đổi thành Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Năm 1946, Pháp tái chiếm trở lại đến năm 1954 thua trận phải rút về nước (chiến
thắng Điện Biên Phủ) -
Từ 1966 đến 1973 Hà Nội bị giặc Mỹ ném bom nhiều lần. Chiến dịch Linebacker II là
chiến dịch quân sự cuối cùng của Đế quốc Mỹ chống lại Việt Nam từ , 18 đến 30 tháng 12
năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ. Hà Nội thiệt hại nặng nề sau những trận
ném bom ấy nhất là khu phố Khâm Thiên... đêm ngày 26/12/1972 phố Khâm Thiên sau
loạt bom chỉ còn lại một đống đổ nát. Một tượng đài được dựng lên ngay sau những ngày
ấy đánh dấu một ngày kinh hoàng và không bao giờ có thể quên của người dân Hà Nội
Một tháng sau, ngày 27.1.1973, Hiệp định về hoà bình và chấm dứt chiến tranh Việt
Nam được ký ở Paris.
Năm 1975 thống nhất đất nước và phát triển khá mạnh mẽ cho đến nay. Với những gì
đã diễn ra trong suốt quá trình lịch sử nhất là từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cho
tới nay Hà Nội rất xứng đáng với danh hiệu “Thủ đô anh hùng” mà Nhà nước phong tặng,
“Thành phố vì hoà bình” do UNESCO công nhận.
6
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến mang trong mình biết bao nét đẹp, bề dày văn
hóa đang chờ quý khách khám phá và cảm nhận. Với niềm tự hào dân tộc hướng dẫn viên
sẽ cùng quý khách cùng trải nghiệm “ Văn Hoá Hà Nội ”. Thưa quý khách, xe của
chúng ta đang chầm chậm lăn bánh trên con phố mang tên Tôn Đức Thắng, là Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,

nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam. Tuy không
có nền tảng giáo dục hoàn hảo nhưng ông được coi là một trong những hình tượng của
Cách mạng và Nhà nước Việt Nam. Tuy là Ủy viên Trung ương Đảng từ năm 1951 cho tới
khi mất nhưng ông chưa bao giờ được bầu vào Bộ Chính trị. Phía bên phải của chúng ta là
Văn Miếu- Quốc Tử Giám, chút nữa chúng ta sẽ có dịp ghé thăm, phía trước quý khách là
đường Nguyễn Thái Học, con phố mang tên nhà yêu nước Việt Nam chống thực dân Pháp
đầu thế kỷ XX, với cuộc khởi nghĩa Yên Bái, nổi tiếng với câu nói: "Không thành công
cũng thành nhân". Ông là người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và là người lãnh đạo
cuộc Khởi nghĩa Yên Bái. Việc bất thành, ông bị người Pháp bắt và xử tử năm 1930 tại
Yên Bái cùng các đồng chí.
Thưa quý khách, vậy là chúng ta đã có mặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, điểm
dừng chân đầu tiên trong chuyến hành trình ngày hôm nay, xin mời quý khách xuống xe,
gửi đồ dùng các nhân tại phòng bảo vệ, để chúng ta có thể nhanh chóng tham quan và tìm
hiều về bảo tàng này.
Kính thưa quý khách Việt Nam là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, có lịch sử
hình thành và phát triển hàng nghìn năm, nằm giữa 2 trung tâm văn minh lớn của nhân loại
là Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam đã tiếp thu được những tinh hoa văn hóa và phát triển
một nền mỹ thuật hết sức phong phú, độc đáo.
Khi đến Hà Nội, bạn không thể không ghé thăm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, một
trong những công trình kiến trúc đẹp, nằm giữa thủ đô Hà Nội là nơi lưu giữ và giới thiệu
các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu có giá trị, những bằng chứng sinh động về sự phát triển
của nền mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền sử đến nay.
7
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Cột đá chùa Dạm
Kính thưa quý khách ! Hiện nay chúng ta đang đứng trong
khu vực sân của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, phía trước mặt
quý khách là “ chân cột đá chùa Dạm” ở Gia Lâm - Hà Nội .
Chân cột đá này có niên đại từ thế kỷ 11. Quý khách có thể nhìn

thấy rất rõ ở đầu chân cột là một trụ tròn, trên trục có một cái
bậc, trên có một lỗ khóa nông. Trên đầu trụ có 2 con rồng buộc
đuôi vào nhau, chầu lá đề, thân cột khá dài có chạm hình trụ
tròn; đế hình tròn có trạm hình sóng và sóng nước. Có thể coi đó
như một biểu tượng của Linga và Yoni. Chân cột này gắn với câu chuyện trang quyền sáng
tạo ra thế giới giữa Brama và Visinu. Quý khách có thể quan sát kỹ chân cột này để tìm
hiểu về nghệ thuật tạo hình và điêu khắc thế kỷ 11-12.
Phía bên kia quý khách có thể nhìn thấy hình ảnh “Giếng ngọc” được kè đá. Đây là
đối tượng tham qua bổ sung trên đường chúng ta vào than quan bảo tang. Giếng ngọc được
trang trí hình hoa sen, kiểu kiến trúc trang trí thời Lý!
Và bây giờ xin mời quý khách cùng hướng dẫn viên vào thăm bảo tàng.
Tại tiền sảnh của nhà A.
Kính thưa quý khách! Bảo tàng hiện nay xưa kia trực thuộc dòng thánh Gia tô và
mang tên một nữ anh hùng người Pháp. Sau đó công trình này được sử dụng là nơi học tập
và là nơi sinh hoạt của các nữ sinh người Pháp. Họ là con gái của những viên quan người
Pháp sang làm việc tại Đông Dương.
Toàn bộ công trình này được xây dựng từ năm 1935 đến năm 1937 do một kiến trúc
sư người Pháp thiết kế theo kiến trúc Pháp hiện đại. Nhưng đến năm 1945 khi chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản thủ đô thì khu nhà này được sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau như: Viện nghiên cứu Mỹ thuật Đông Dương, trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương, nơi triển lãm tranh ảnh các họa sỹ nổi tiếng, nơi trưng bày các bộ sưu tập
tranh gốm quý. Mãi một thời kỳ dài cho đến năm 1962 thì có một sự kiện quan trọng là:
Năm 1962, họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung lúc bấy giờ là viện trưởng Viện mỹ thuật – mỹ
nghệ cùng một số họa sỹ là đồng nghiệp của ông đã cho cải tạo ngôi nhà cũ cho phù hợp
với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Quý khách có thể nhìn thấy cột cũng như hoa văn trang
trí trên vòm sảnh mang đặc trưng của kiến trúc mỹ thuật thời Lý.
8
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Bảo tàng mở cửa phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân vào ngày 24 tháng 6 năm
1966, khi đó bảo tàng có tên “ Bảo tàng Mỹ thuật”, sáu năm sau tức là năm 1972 bảo tàng

mới mang tên như hiện nay “ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”.
Bây giờ xin mời quý khách cùng tham quan phòng trưng bày đầu tiên của bảo tàng.
Mỹ thuật thời Tiền sử - Sơ sử
+ Phòng 1: Mỹ thuật thời Tiền sử - Sơ sử
Thưa quý khách phòng đầu tiên này trưng bày “Mỹ thuật thời Tiền sử - Sơ sử”.
Chúng ta biết rằng Việt Nam là đất nước có nền văn hóa lâu đời. Những hình khắc
mặt người và thú ở hang Đồng Nội tỉnh Hòa Bình, cách đây khoảng 10000 năm là dấu ấn
đầu tiên của nền nghệ thuật tạo hình cổ đại Việt Nam. Cách đây 4000 năm Nghệ thuật tạo
hình cổ đại Việt Nam đã phát triển liên tục, trải qua thời đại đồ đá và đặc biệt là sơ kỳ thời
đại kim khí, suốt thời đại đồng thau và đầu thời đại đồ sắt. Ở miền Bắc Việt Nam từ Quảng
Bình trở ra, văn hóa Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của một quá
trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hóa “ tiền Đông Sơn” trước đó với hai phổ hệ chính

- Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn (khu vực sông Hồng)
- Cồn Chân Tiên- Đông Sơn (ngã ba sông Mã, sông Chu).
Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, ở miền Trung và
Nam Bộ Việt Nam cũng hình thành hai trung tâm văn minh lớn là Văn hóa Sa Huỳnh chạy
dọc suốt miền Trung từ Quảng Nam trở vào đến TP. Hồ Chí Minh, Văn hóa Đồng Nai và
Óc-eo ở Nam Bộ. Những trung tâm này tác động qua lại lẫn nhau và giao lưu với các nền
văn minh khác ở Hoa Nam (như văn hóa Điền) và Đông Nam Á. Nghệ thuật tạo hình cổ
đại Việt Nam là nền nghệ thuật của cư dân nông nghiệp lúa nước, phát triển liên tục qua
hàng chục thế kỷ, tạo nên bản sắc độc đáo và đa dạng.
Phòng trưng bày này chủ yếu giới thiệu những di vật tiêu biểu về nghệ thuật cổ đại tại
các tỉnh phía Bắc. Hy vọng rằng trong tương lai những di tích về nghệ thuật cổ đại thuộc
các tỉnh miền Trung và miền Nam sẽ được bổ sung để trưng bày và giới thiệu một cách
đầy đủ hơn về nghệ thuật cổ đại Việt Nam.
Quý khách có thể nhìn thấy hiện vật là hình khắc trên vách đá hang Đồng Nội, tỉnh
Hòa Bình (cách ngày nay khoảng 10000 năm) mà bảo tàng đã sưu tập được. Khi mà con
người ở thời tiền sử sống thành bầy đàn và ở trong các hang động. Họ chưa có chữ viết và
đã dùng những ký hiệu vạch lên vách đá để ghi lại sự kiện hoặc cũng có thể để trang trí.

9
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Bây giờ xin mời quý khách hướng sang phía bên trái, quý khách có thể nhìn thấy rất rõ
trong phần trang trí trong phòng này trưng bày rất nhiều hiện vật trống đồng. Nói đến văn
hóa Đông Sơn thì không thể không nhắc tới trống đồng, bởi “ trống đồng là cuốn sách
bằng đồng” ghi lại đầy đủ nhất nền văn hóa Đông Sơn. Hoa văn trang trí trên trống đồng là
hoa văn biểu trưng của nền nông nghiệp lúa nước.
- Nền trống đồng:
+ Chim lạc: Tổ tiên của người Việt có xuất xứ từ phương bắc khi mùa đông đến chim
lạc bay xuống phương nam ấm áp để tránh rét và nó được coi là Totem giáo của người Việt
thủa ban đầu.
+ Hình thuyền: Đây là hình ảnh quen thuộc của nền văn minh lúa nước
Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhìn thấy các hình ảnh hoa văn như đường tròn tiếp
tuyến, đường tròn chấm dải. Đây là những hoa văn có từ thời xa xưa nhưng cho đến nay
chúng ta vẫn bắt gặp các hình ảnh này trên cạp váy của người Mường. Đó là sự nối tiếp di
truyền của văn hóa bản địa.
Đến đây chúng ta cũng thấy một trống đồng nữa cũng thuộc loại trống H1: Ở giữa là
biểu tượng mặt trời, xen kẽ là hoa văn lông công.
Ngoài ra chúng ta thấy một trống đồng nữa là trống đồng Hữu Chung, trống đồng này
ra đời muộn hơn trống đồng Ngọc Lũ nên bố cục khác và cách trang trí cũng khác. Các hoa
văn trang trí đơn giản, cách điệu, biến thể mà chúng ta rất dễ nhận thấy ở đây.
Ngoài các hiện vật trống đồng còn có các đồ đồng, kim khí, minh khí, các vật trang trí,
các hiện vật này xưa kia có chức năng âm nhạc, trang trí thỏa mãn nghệ thuật thị giác,
thính giác.
Mỹ thuật từ thế ký XI đến thế kỷ XIX
+ Phòng 2, 3, 4: Thế kỷ XI đến thế kỷ XIV (Lý – Trần)
Kính thưa quý khách! Việt Nam được khẳng định có một nền nghệ thuật bản địa phát
triển liên tục từ đồ đá sang đồ đồng, đồ sắt và đỉnh cao là nghệ thuật Đông Sơn, đây là một
nền nghệ thuật mở có sự giao lưu với các nền văn hóa khác cùng thời.
Mở đầu thời kỳ Phong kiến tự chủ trong suốt thế kỷ XI, XII với tinh thần độc lập dân

tộc mạnh mẽ về phương diện mỹ thuật cũng đã hình thành phong cách đặc biệt (thời kỳ
1010 – 1225). Mỹ thuật dân gian và mỹ thuật cung đình cũng rất phát triển, trong sử cũ ghi
lại nhiều chùa chiền, xây dựng quy mô đồ sộ, hoành tráng nhưng đáng tiếc do chiến tranh
10
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
và thiên tai đã hủy hoại, đến nay chỉ còn lại những hiện vật, tác phẩm bằng chất liệu đá và
đất nung.
Phong cách nghệ thuật thế kỷ XI – XII thiên về sự mềm mại uyển chuyển, đường nét
tinh tế, họa tiết trang trí thường trải ra khắp bố cục. Đề tài phổ biến là hoa lá, sen, cúc,
rồng, phượng, mây sóng nước, nhạc công, vũ nữ… Con rồng thời Lý là nghệ thuật độc đáo
đẹp mà không giống ở thời kỳ nào, nơi nào khác. Rồng luôn được thể hiện trong dáng dấp
hiền hòa, mềm mại đầu rồng nhỏ không có sừng, đỉnh trán có hình chữ S,một biểu tượng
cầu mong mưa thuận gió hòa của cư dân nông nghiệp.
Kính thưa quý khách! Bên tay trái chúng ta là hình ảnh con chim phượng trên lan can
chùa Bà Tấm (Gia Lâm – Hà Nội). Chim phượng đứng một chân trên hoa sen, một chân co
thể hiện sự xuất hiện của Phật giáo với đời thường. Phượng có bờm, lông đuôi mềm mại
giống như rồng thời Lý nhưng vẫn cho ta thấy sự phóng túng với hoa văn trang trí: hoa cúc
mãn khai, hoa sen. Hoa cúc biểu trưng cho mặt trời mang yếu tố dương. Điều này cho thấy
sự kết hợp âm dương mang yếu tố phồn sinh trên các họa tiết trang trí cho bức chạm.
Tảng kê chân cột vũ nữ múa trong vòng lửa ở đây có sự kết hợp của nghệ thuật Chăm
và nghệ thuật chạm khắc Đại Việt. Phải chăng đây là sự giao thoa tiếp biến văn hóa ngay
từ thời phong kiến độc lập tự chủ.
Với các hiện vật được trưng bày cho ta thấy rằng đặc điểm mỹ thuật thời Lý là: Nhỏ, tỉ
mỷ, trang trí chau chuốt, bao phủ toàn bộ bề mặt hiện vật, đôi khi còn khiên cưỡng vì quá
chau chuốt, các họa tiết trang trí ổn định, dàn đều không có sự phá cách cho chúng ta thấy
kinh tế thời Lý phát triển thịnh vượng, chính trị ổn định.
Thưa quý khách! cùng lúc với nghệ thuật thời Lý ở phía bắc, nghệ thuật Chăm ở phía
nam cũng phát triển sinh động và rất đặc sắc. Đây là nền nghệ thuật giàu chất hiện thực và
đậm nét tôn giáo của cư dân Chăm, một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Xin mời quý khách sang tham quan phòng tiếp theo, ở đây chúng ta sẽ bắt gặp nghệ

thuật điêu khắc Chăm với thần Uma và vũ điệu Apsara ca ngợi vẻ đẹp của các vũ nữ múa
trong vòng lửa thần mặt trời. Chúng ta có thể nhận thấy sự xuất hiện của thần Siva qua 2
hình tượng: Người đàn ông trẻ có cặp mắt thứ 3 trên trán (hủy diệt thế giới), hình tượng
Linga (tái tạo, bảo tồn thế giới). Hình tượng Bò thần Nandi và chim thần Gadura luôn đi
cùng thần Siva.
Thời kỳ nhà Trần vẫn tiếp thu nghệ thuật thời Lý nhưng đã mở mang hơn. Đặc biệt
khác nhà Lý trong trang trí gốm nó bay bổng, phóng khoáng, hiện thực và đời hơn.
11
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Rồng thời Trần mập hơn và thực hơn.
+ Điêu khắc:
Con Hổ đặt ở lăng Trần Thủ Độ: nét điêu khắc cho ta cảm thấy lưng Hổ mềm mại như
sống lưng người thiếu nữ, bên cạnh đó tạo nên sống lưng vuông rắn chắc như gửi gắm sức
mạnh vào bên trong các hoạ sĩ dân gian muốn nói lên rằng dân tộc Việt Nam tuy nhỏ, hiền
nhưng sức mạnh tiềm ẩn, khi đã vùng dậy thành hào khí “Đông A”.
+ Phòng 4:
Kính thưa quý khách, trước mắt chúng ta là tượng A Di Đà. Đây là phiên bản được
đúc lại từ pho tượng nguyên bản chùa phật tích (Bắc Ninh). Tượng phật mang vẻ đẹp lý
tưởng của người phụ nữ đương thời: mũi dọc dừa, cổ cao ba ngấn. Bệ tượng được trang trí
tỉ mỉ dàn đều mang phong cách thời Lý.
Trên tường có các bức chạm khắc với hình ảnh thiên thần, nhạc công với thủ pháp
nghệ thuật thời kỳ Đông sơn mang tính biểu trưng ước lệ.
+ Phòng 5:
(Thế kỷ XV sau khi đánh bại quân xâm lược phương Bắc giành thắng lợi). Một triều
đại mới được hình thành triều đại Lê Sơ. Với chủ trương tập trung tài Lực củng cố lại tài
lực, củng cố lại đất nước sau chiến tranh. Triều đình có nhiều chính sách tiến bộ về kinh tế,
chính trị, văn hoá. Thời kỳ này phật giáo cũng được chấn chỉnh, hạn chế việc dựng chùa,
đúc chuông mới, người tu hành phải qua sát hạch phẩm hạnh, trình độ, Triều đình còn cấm
Quý tộc, quan lại xây cất các công trình to lớn, đồ sộ. Ngay cả các lăng tẩm của Hoàng đế.
Hoàng hậu Lê Sơ ở Lam Sơn – Thanh Hoá cũng rất khiêm tốn để tiết kiệm ngân khố. Các

quy định đó có ý nghĩa tích cực về phương diện xã hội nhưng các mặt khác nó lại làm mất
đi môi trường của Mỹ thuật vốn dĩ quen thuộc. Mặt khác từ giữa thể kỷ 15 – Vương triều
Lê – Sơ coi trọng Nho giáo – Trung Hoa nên Mỹ thuật Việt Nam hồi này có bị ức chế và
ảnh hưởng rõ rệt. Đây được coi là giai đoạn tạm lắng của mỹ thuật cổ dân tộc.
Thế kỷ 16 (nhà Mạc 1527-1595) thấy thế nhà Lê-Sơ mỹ thuật cũng bước sang giai
đoạn phát triển mới trang trí ở các đình bắt đầu với sự bùng nổ của các Khuynh hướng dân
gian nó tồn tại song song và đan xen hài hoà với khuynh hướng chính thống. Đây chính là
điều khác lạ so với các thời trước đó và tạo nên một diện mạo mới mẻ, phong phú cho nền
mỹ thuật cổ Việt Nam. Mỹ thuật thời Mạc mang tính trang hoàng và tính hoành tráng rất
cao. Ở bất cứ bộ phận nào trong công trình kiến trúc cũng có thể trang trí được thì hầu như
12
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
các nho sĩ dân gian đều tận dụng để đưa vào những bức chạm có ý nghĩa và vui mắt làm
tăng thêm vẻ lộng lẫy của di tích.
Các tượng thờ bằng gỗ, đá được tạo tác thời này cũng nhiều nhưng nhiều nhất vẫn là
tượng quan âm bồ tát với kích cơ tương đối lớn (tương quan âm ở các chùa Hội Hạ, Tam
Sơn, Mễ Sở, Thượng Trưng, Đa Tốn…).
Mỹ thuật thế kỷ 16 được đánh giá như đoạn mở đầu của thời phục hưng cho thế kỷ
tiếp theo.
Ở thời kỳ này, văn hoá Việt Nam bị áp đặt, ức chế, bởi văn hoá Trung Hoa, họ có
nhiều chùa lớn, nho giáo được coi trọng đặc biệt đến thời vua Lê Thánh Tông, nho giáo
phát triển cực thịnh và tiến quyền phật giáo. Nho giáo chiếm dần vị trí quan trọng vì vậy
họ có những bức tượng to hoành tráng. Quý khách có thể nhìn thấy: Hình vẽ 2 pho tượng
pháp giống người phương Bắc (mặt bạnh to, trán nhô cao). Đặc biệt là hình ảnh rồng. Rồng
có râu, sừng, bờm, vây mỏ 5 móng mang ý nghĩa vương quyền: Rồng gắn với vua (5
móng), quan lại (4 móng), thường dân (3 móng). Rồng được trang trí giữa hình vuông biểu
trưng cho thiên tử nằm ở giữa trời đất.
Quý khách có thể nhìn thấy pho tượng phật ở chùa Hạ Hội (Vĩnh Phúc) vào thời kỳ
nhà Mạc, xuất hiện chất liệu gỗ sơn son thiếp vàng. Đây là pho tượng gốc được mang về từ
chùa Hội Hạ để tu sửa và bảo dưỡng lại nhưng vẫn đảm bảo tỉ lệ cân đối.

Xin mời quý khách đến thăm pho tượng thứ 2 pho tượng phật bà nghìn tay nghìn mắt.
Pho tượng mang ảnh hưởng nhiều của yếu tố Trung Hoa yếu tố mẫu tạo ra sự tiếp biến
Văn hoá.
Như chúng ta đã biết ở Việt Nam tượng phật “Thiên thủ thiên nhãn” có ở hầu hết các
chùa. Sở dĩ trong mỗi làng bàn tay của phật có một con mắt ở trong, điều này gắn với tích
công chúa Diệu Thiện con gái vua Trang Vương đến tu ở Động Hương Tích.
Tượng Phật chia làm 3 phần: Thiên - Địa - Nhân.
+ Thiên: Đó là các vầng hào quang toả ra xung quanh tượng.
+ Nhân: Phần thân tượng.
+ Địa: Ở đây địa ngục tính từ đài sen trở xuống. Con người khi sống làm nhiều điều
ác thì xuống địa ngục phải bị chịu tội.
Bây giờ xin mời quý khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh phòng trưng bày trước khi
chúng ta sang thăm quan phần trưng bày mỹ thuật thời Lê Trung Hưng - hay còn gọi là
thời kỳ Hậu Lê.
13
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Khi vừa bước vào phòng trưng bày này Quý khách có thể nhìn rất rõ các hoạ tiết trang
trí trên đỉnh và Nghệ thuật điêu khắc ở Đình đã đạt được đỉnh cao. Đình chính là nơi bảo
tồn Văn hoá - Nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử, lúc này Đình mang nhiều chức
năng (cộng đồng, ẩm thực, Trung tâm, chính trị, văn hoá…).
Chúng ta có thể thấy ở thời kỳ này hình ảnh người thường xuất hiện nhiều hơn so với
thời Lê Sơ - Mạc. Sở dĩ như vậy là do bị đè nén, ức chế của Nho giáo văn hoá Trung Hoa
đến thời kỳ này không chịu được sự đè nén nữa nó bắt đầu bung ra. Đây chính là yếu tố
văn hoá bản địa, truyền thống phản kháng lại văn hoá Trung Hoa, lúc này cuộc sống đời
thường được đưa vào làm nội dung chính cho nghệ thuật trang trí như các hình ảnh: Đánh
cờ, nhảy múa, tắm ao, võ tướng, người bình dân.
Nghệ thuật thế kỷ 17 là nghệ thuật tả thực, tả hơi xiên, hơi nghiêng không đi vào chi
tiết mà ngôn ngữ là ước lệ, có tính biểu tượng cao. Quý khách có thể xem hình ảnh chạm
khắc trên “Cánh cửa chạm rồng” (chùa keo – Vũ Thư – Thái Bình) biểu hiện sự tinh xảo
của người nghệ nhân.

Và đây xin mời quý khách hãy đến thăm quan bức chạm khắc “Bốn nụ cười” của các
nghệ sĩ dân gian. Mới nhìn tưởng chừng bức chạm khắc này rất đơn giản. Nhưng thực ra
đó là cả một nghệ thuật. Trên bức chạm khắc đã miêu tả một anh chàng đang cười hả hê
sung sướng, một cô gái bị “Sàm sỡ” nhưng vẫn cười rất e lệ. Hai người ngoài cuộc một
anh chàng cười hả hê mãn nguyện như vừa nhìn thấy cái gì ghê gớm lắm còn cô nàng kia
thì xấu hổ quay đi nhưng vẫn liếc sang để xem họ làm gì. Chỉ là một bức chạm nhỏ nhưng
đã làm toát lên sự khoẻ khoắn, dí dỏm thông qua hiện vật trưng bày.
+ Phòng 7-8:
Bây giờ xin mời Quý khách chúng ta sẽ đến thăm quan phòng trưng bày mỹ thuật thời
Tây Sơn – Nguyễn.
Xin mời quý khách đến với phòng trưng bày số 7-8.
Kính thưa quý khách, mỹ thuật thời Tây Sơn đặc biệt là tượng thờ (phật giáo) được
xem như đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật điều khắc cổ Việt Nam. Triều đại Tây Sơn tuy
mới tồn tại 14 năm (1788-1802) nhưng đã kịp định hình cho mình một phong cách rất
riêng. Trong đó nổi trội lên là tính hiện thực và tính nhân văn của một số tác phẩm tiêu
biểu được nhiều người biết đến như tượng Tuyết Sơn, Tượng các vị sư phái thiền tông,
tượng kim cương (chùa Tây Phương – Hà Tây). Có lẽ ở đây lớp nghệ nhân tiền bối chỉ
14
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
mượn đề tài tôn giáo làm cái cớ miêu tả nhưng mẫu người thực trong xã hội đương thời,
mỗi pho đều thể hiện rõ tâm tư, tình cảm, cá tính, động thái riêng của chính mình.
Một loại hình nghệ thuật khác là hội hoạ về mầu trên giấy dó, tranh thờ, tranh sinh
hoạt thời kỳ này khá phổ biến, có bộ mang giá trị nghệ thuật cao như tranh ở Vũ Di (Phú
Thọ) ở Nam Đàn (Nghệ An).
Đến thời Nguyễn (1802-1945) mỹ thuật cung đình tập trung nhiều nhất ở cố đô Huế.
Với những kiến trúc cung điện, lăng tẩm bề thế còn dòng Mỹ thuật dân gian như tượng
trong các đền chùa, chạm khắc trong các đình làng vẫn phát triển mạnh ở các địa phương.
Ở đây chúng ta chú ý đến những tượng Tuyết Sơn với các đường khúc gẫy khối trên
trán, các đường chạm đột ngột đã tạo nên tính độc đáo trong nghệ thuật tạo khối đối lập
nhau trong đời thực. Những pho tượng Tuyết Sơn cũng nói nên một nguyên lý ép xác để

khai mang trí tuệ và phật đều là những người bình thường nhưng do cơ duyên với phật mà
thành phật. Tiếp theo chúng ta sẽ sang thăm quan tranh trên chất liệu giấy dó chủ yếu là
tranh thờ dòng họ và tranh cung đình.
+ Phòng 9-10-11:
Đến đây chúng ta kết thúc phòng thăm quan nghệ thuật tiền sử – Sở, sử – Phong kiến
độc lập. Bây giờ xin mời quý khách lên tầng 2 để tiếp tục thăm quan mỹ thuật nửa đầu thế
kỷ XX – Nghệ thuật đương đại thế kỷ XX.
Kính thưa Quý khách bước vào thời kỳ cận hiện đại nửa đầu thế kỷ XX. Việt Nam có
những biến chuyển toàn diện và sâu sắc về chính trị, kinh tế lẫn Văn hoá xã hội, cũng như
các lĩnh vực khác. Văn hoá Việt Nam được cấu trúc lại để giao lưu văn minh phương tây.
Tuy nhiên, mạch xuyên suốt của mỹ thuật truyền thống tới hiện đại chúng ta là cái bảo lưu
bản sắc văn hoá dân tộc.
Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhưng tranh sơn dầu của hoạ sĩ Lê Huy Miến và sau đó là
hoạ sĩ Thang Tuần Phềnh nhưng phải đến năm 1925 Trường cao đẳng Mỹ thuật phương
Tây ra đời đã truyền thụ hình thức mỹ thuật phương tây từ luật xa gần đến giải phẫu tạo
hình, từ cách bố cục đến chất liệu sơn dầu… hoàn toàn khác với phương pháp ước lệ dân
gian và thời gian mới lần lượt xuất hiện trong tư thế chững chạc. Đó là bước ngoặt lớn trên
bình diện mỹ thuật Việt Nam, là điểm mốc quan trọng đánh dấu loại hình tác phẩm mới
được sáng tác các cá nhân hoạ sĩ hữu danh song hành tồn tại với loại hình tác phẩm mới
được sáng tác bởi các cá nhân hoạ sỹ hữu danh song hành tồn tại với loại hình mỹ thuật
truyền thống do các tập thể nghệ nhân khuyết danh sáng tạo.
15
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Từ những năm 1930 cho dù sáng tác theo khuynh hướng nào các nhà mỹ thuật từ
Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung
bằng tài năng và nhân cách của người nghệ sĩ và các đồng nghiệp cùng thế hệ đã tạo nên
một nền hội hoạ mới qua nhiêu tác phẩm đậm đà mỹ cảm của người Việt, vừa dân tộc, vừa
hiện đại với những phong cách nghệ thuật riêng và độc đáo của từng tác phẩm.
Phòng tranh này trưng bày trên 50 tác phẩm của gần 30 hoạ sĩ nổi tiếng đã thu hút
được sự chú ý của các nhà hoạ sĩ nghiên cứu, các hoạ sĩ và đông đảo những người yêu mỹ

thuật.
Trong phòng trưng bày này có nhiều các bức tranh của các hoạ sĩ tên tuổi như: Tô
Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí. Thời kỳ 1925 đến trước 1945 hoạ sĩ chủ yếu vẽ tranh phong
cảnh, thiếu nữ: Chủ yếu thiên về các tranh phong cảnh và thiếu nữ hà thành. Tranh của Tô
Ngọc Vân không thiên về màu chói rực rỡ mà nhẹ, mỏng có vẻ hơi trầm nhưng không tối
mà hết sức hài hoà.
Các bức tranh nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
Thiếu nữ hà thành, tranh phong cảnh - đồng quê.
Em Thuý – 1943 – của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
Em bé, thuyền trên sông hương.
+ Đặc biệt trong phòng trưng bày có bức tranh sơn mài khổ lớn. Đó là tác phẩm phong
cảnh của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí. Với chất liệu sơn mài được làm từ lớp vóc, lớp gỗ dán.
Lớp vóc càng dày càng giữ lâu. Đặc biệt trong các vẽ sơn mài thì thời tiết càng ấm
càng chóng khô. Trong tổng thể các nét vẽ nét đen là nét đầu tiên sau đó phủ mầu, có thể
có 3 lớp mầu. Sau đó hoạ sĩ dùng đá mài đến mầu trắng là gắn vỏ trứng. Ánh vàng là vàng
thật, sử dụng vàng để tạo mầu sâu, thật. Bởi vì công đoạn làm tranh vô cùng phức tạp và
khi sai thì sửa rất khó vì có nhiều lớp màu. Đặc biệt với những người bị dị ứng sơn thì
không thể làm được tranh. Quý khách có thể nhìn trên toàn cục bức tranh “phong cảnh” có
4 mảng màu chính.
Màu đỏ: là màu của son
Màu đen: là màu từ than.
Màu vàng, vàng cánh gián: làm từ vàng.
Màu trắng: làm từ vỏ trứng.
16
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
Ngoài các bức tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, còn có các bức tranh
của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng. Quý khách có thể thăm quan phòng tranh và
không nên chạm vào các bức tranh quý của chúng ta.
Tiếp theo chúng ta sẽ đến thăm phòng tranh tiếp theo trước mặt quý khách là bức
tranh Tử Quý – 1935 của hoạ sĩ Nguyễn Văn Báu. Đã cho ta thấy một bức tranh sơn khác

với nội dung dân dã. Tiếp theo hai bên là hai bức tranh sơn dầu khá lớn của hoạ sĩ Nguyễn
Khang. Đó là 2 bức:
Ông Nghè Vinh Quy.
Bắt cá đêm trăng.
Đặc biệt hướng dẫn viên xin giới thiệu với quý khách bức tranh nổi tiếng của hoạ sĩ
Trần Văn Cẩn đó là bức Em Thuý. Bức tranh được vẽ vào năm 1943. Ông miêu tả một vẻ
đẹp dung dị, gần gũi, nhân vật đời thường với các màu phớt hồng, vàng canh đã tạo cho
Em Thuý một sức hút, cảm nhận đặc biệt đối với người xem và người yêu mỹ thuật.
Trong phòng trưng bày này chúng ta có thể kể đến một vài các bức tranh của các nghệ
sĩ khác nhau như:
+ Tranh sơn mài: - Nguyễn Gia Trí.
Cảnh chùa thầy – Hoàng Tích Trù
Hội đền Chèm – Nguyễn Văn Trù
+ Tranh sơn khắc: Tử Quý – Nguyễn Văn Báu
+ Tranh sơn dầu: Thiếu nữ - Tô Ngọc Vân.
Em Thuý – Trần Văn Cẩn.
Thuyền trên sông Hương.
+ Tranh lụa: Cô dâu – Lê Văn Đệ
Thiếu phụ và em bé – Lê Văn Đệ
+ Phần 12, 13, 14:
Tranh sơn mài và điêu khắc hiện đại, thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Bước vào phòng trưng bày này chúng ta sẽ bắt gặp bức điêu khắc “Ôm bom ba càng”
thể hiện ý chí quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
Quý khách rất dễ nhận thấy vẫn là các tác giả Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn
Sáng, nhưng đề tài của các hoạ sĩ đã thay đổi – chủ yếu là đề tài cách mạng. Ở thời kỳ này
không có những bức tranh lớn, hoành tráng, kỳ công bằng chất liệu quý hiếm. Sở dĩ như
vậy là do hoàn cảnh xã hội, điều kiện chiến tranh chủ yếu là các chất liệu màu nước, chì,
17
Văn Hoá Hà Nội Nguyễn Tiến Thành - DL48
màu mực là chủ đạo. Ở đây có sự chuyển biến từ cảnh - > sang tả cảnh sinh hoạt kháng

chiến với các bức tranh miêu tả cuộc sống của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp. Các tác phẩm tiểu biểu như:
+ Hồ Chủ Tịch – Nguyễn Đỗ Cung.
+ Bộ đội họp – Nguyễn Trọng Hợp
+ Bộ đội xây cầu – Trần Văn Cẩn.
+ Tình quân dân – Nguyễn Sáng.
Màu nước có:
+ Cầm đuốc đi học – Tô Ngọc Vân.
+ Giặc đốt làng hướng dẫn viên – Nguyễn Sáng.
+ Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ – Tô Ngọc Vân.
Ngoài ra còn có các bức điều khắc của Trần Vằn Hoè và Đào Văn Can được trưng bày
ngoài hành lang.
Tiếp đến chúng ta đến với phòng tranh sơn mài với nội dung gắn với cuộc kháng chiến
chống Pháp.
Tranh ở thời kỳ này đi vào tả thực, ca ngợi cuộc kháng chiến, ít tranh phong cảnh hơn
giai đoạn trước. Có một số bức tiêu biểu như:
- Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc – 1985 – Dương Viết Liên
- Tuổi trẻ Hà Nội đi đánh Mỹ – 1976 – Nguyễn Kim Điệp
- Tình quân dân – 1980 – Hoàng Trầm.
- Trái tim và nòng súng – Huỳnh Văn Gấm.
Cả 3 phòng đều có trưng bày tượng điêu khắc của các tác giả như:
- Vót chông – Phạm Mười – tạc năm 1966
- Nữ du kích – Nguyễn Văn Lý
- Đi học chữ Bác Hồ – Tạ Quang Bạo – 1974
- Hòn vọng Phu – Tạ Quang Bạo
- Tưởng Niệm – Nguyễn Phú Cường.
+ Phần 10, 21, 22: Tranh giấy và điêu khắc hiện đại.
Đây là phòng trưng bày các bức tranh trên chất liệu giấy truyện miêu tả sinh hoạt sau
năm đổi mới từ 1986 đến nay.
Một số bức tiêu biểu như:

- Một thoáng kỷ niệm – Nguyễn Văn Cường.
18

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×