Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

SKKN Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12 nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.42 KB, 47 trang )

Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Theo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể năm 2018, chương trình mơn
Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực
tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm
hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng địi hỏi
của cuộc sống. Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác
nhau: tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh
tế trong mơn học; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục mơi trường, biển
đảo, phịng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an
tồn giao thơng,...) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến thức các mơn học khác (Văn
học, Vật lí, Hố học, Sinh học, Lịch sử,...) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa
lí; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có
tính tích hợp cao.
Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan
trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh.
Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp
phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học.
Địa lý là một bộ môn khoa học có kiến thức rộng, bao gồm cả Địa lí tự nhiên
và Địa lí kinh tế - xã hội. Trong đó, phần Địa lí tự nhiên có nhiều nội dung khó,
trừu tượng, khơ khan. Hiện nay, việc giảng dạy Địa lí tự nhiên ở nhiều trường
THPT cịn mang nhiều tính lí thuyết, chỉ một bộ phận giáo viên chú ý đến việc liên
hệ giữa kiến thức lý thuyết với thực tiễn khiến cho học sinh cảm thấy khó hiểu,
khó học và khơng có hứng thú. Điều đó cũng làm giảm chất lượng và hiệu quả
giảng dạy của giáo viên.
Để nâng cao hứng thú học tập, tăng khả năng vận dụng kiến thức được học
vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn cho học sinh và chất lượng, hiệu quả
giảng dạy, giáo viên cần phải nắm vững kiến thức, đổi mới phương pháp giảng
dạy, tích cực sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, nội dung cho học sinh ghi ngắn
gọn, súc tích, từ ngữ dễ hiểu, đổi mới cách kiểm tra đánh giá,... Khi có hứng thú


say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi
nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có
nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Địa lí, riêng đối với
bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho
học sinh đó là: tích hợp kiến thức Văn học có liên quan đến nội dung bài học để
giảng dạy.
Tư liệu văn học có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan
điểm, tình cảm cho học sinh. Việc dạy học tích hợp liên mơn đáp ứng được u
cầu này. Nó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai.
1


Tư liệu văn học đặc biệt là văn học dân gian Việt Nam được ông cha ta đã
đúc kết từ thực tiễn đời sống, trong lao động sản xuất và cả từ việc theo dõi các
diễn biến của các hiện tượng tự nhiên, vốn kinh nghiệm và hiểu biết của mình để
truyền lại cho thế hệ sau, giúp cho một tiết học địa lí được sinh động, gần gũi hơn
với thực tiễn, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời bồi dưỡng cho
học sinh tình cảm yêu q hương đất nước, lịng tự hào dân tộc. Vì vậy, chúng tơi
lựa chọn nghiên cứu đề tài: Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Địa lí tự
nhiên Việt Nam lớp 12 nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn
luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến
thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Thực tế giảng dạy của bản thân theo chương trình Địa lí THPT chương
trình cơ bản và các giáo viên Địa lí trong việc giảng dạy.
- Bộ sách giáo khoa lớp 10, 11 và 12, Nhà xuất bản Giáo Dục, chương trình
năm 2000.
- Chương trình GDPT tổng thể; Dự thảo bộ sách giáo khoa lớp 10, Nhà xuất

bản Giáo Dục, chương trình năm 2018.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu lý luận của các nhà giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học để
gây hứng thú học tập cho học sinh trong các tài liệu giáo dục và các tài liệu Địa lí
có liên quan đến đề tài. Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học Địa lí nói chung và việc sử
dụng tư liệu văn học nói riêng tại trường phổ thông hiện nay, chất lượng giảng dạy
bộ môn, tình hình hứng thú học tập Địa lí của học sinh THPT. Tìm hiểu nội dung
chương trình, SGK các mơn ở THPT để lựa chọn những nội dung cần và có thể sử
dụng kiến thức văn học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Tiến hành thực
nghiệm ở một lớp để kiểm chứng các biện pháp sư phạm trên cơ sở đó rút ra kết
luận khoa học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp thu thập số liệu: Kiểm tra đánh giá học sinh.
- Phương pháp xử lí số liệu: nhập và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 .
- Nghiên cứu năng lực, kết quả học tập của học sinh các lớp trong sự đối sánh
với nhau.
2


- Báo cáo trước tổ, nhóm, hội đồng khoa học nhà trường nhận được những
đóng góp, ý kiến của các thành viên.
- Thông qua dạy thể nghiệm và rút kinh nghiệm thực nghiệm giảng dạy đối
với Chương trình đổi mới sách giáo khoa bậc THPT.
6. Điểm mới và đóng góp của đề tài
- Việc sử dụng tư liệu văn học trong giảng dạy đã được sử dụng ở nhiều môn
học, trong đó có Địa lí, nhưng để hệ thống hóa thành nguồn tư liệu thì chưa được
các tác giả đề cập.
- Đề tài chỉ ra được tính ứng dụng của tư liệu văn học đối với việc tạo hứng
thú học tập và nâng cao năng lực giải quyết tình huống thực tiễn trong học tập mơn

Địa lí.
- Phương tiện sử dụng tư liệu văn học là một trong những phương tiện dạy
học Địa lí giúp học sinh dễ hiểu, dễ liên hệ kiến thức và u thích mơn học hơn.
- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy mơn Địa lí
lớp Địa lí lớp 12 phần Địa lí tự nhiên Việt Nam và có thể dùng cho học sinh nghiên
cứu, đọc thêm.
7. Cấu trúc của đề tài
Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Điểm mới và đóng góp của đề tài
7. Cấu trúc của đề tài
PHẦN II - NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học
2. Nội dung nghiên cứu
3. Kết quả nghiên cứu
PHẦN III - KẾT LUẬN
1. Hiệu quả của sáng kiến
2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài
3. Kiến nghị
3


Phần II: NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học
1.1. Cơ sở lý luận
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học là một trong những yếu tố quan

trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Một phương pháp giảng dạy
khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và học sinh phát huy hết khả năng
của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương
pháp, hình thức tổ chức giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy
đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.
Để nâng cao chất lượng mơn Địa lí, tạo hứng thú say mê và phát huy năng
lực của học sinh thì việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, kĩ thuật giảng
dạy là việc làm cấp thiết và cần tiến hành một cách đồng bộ. Luật Giáo dục, điều
24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động. Việc tạo ra sự hứng khởi, hứng thú học
tập đối với HS trong các hoạt động dạy và học là cần thiết. Việc tạo hứng thú học
tập cho học sinh không chỉ giúp giờ học trở nên sinh động hơn mà còn giúp học
sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn, ghi nhớ bài học vững chắc hơn. HS sẽ thay
đổi khi người dạy chúng ta thay đổi.
Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của
người học. Học tập là một quá trình sáng tạo. Nếu khơng có hứng thú sẽ khơng
đem lại kết quả mong đợi, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học, sợ
học…). Nếu có hứng thú học tập thì HS sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động của
mình, làm nảy sinh mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Từ đó, kết quả được
nâng lên.
Xuất phát từ các cơ sở lí luận đó, chúng tơi ln tìm hiểu và áp dụng các
phương phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho HS. Và chúng tôi
nhận thấy, việc sử dụng kiến thức văn học vào trong giảng dạy Địa lí đem lại hiệu
quả khá tốt.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hệ thống khoa học Địa lí theo các quan niệm hiện đại

Địa lý hiện đại mang tính liên ngành bao gồm tất cả những hiểu biết trước
đây về Trái Đất và tất cả những mối quan hệ phức tạp giữa con người và tự nhiên không chỉ đơn thuần là nơi có các đối tượng đó, mà còn về cách chúng thay đổi và
đến được như thế nào. Địa lý đã được gọi là "ngành học về thế giới" và "cầu nối
giữa con người và khoa học vật lý". Địa lý được chia thành hai nhánh chính: Địa lý
4


nhân văn và Địa lý tự nhiên. Môn học này cung cấp cho học sinh những kiến thức
cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên đó, làm cơ sở
cho việc hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn;
đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi
trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại. Cùng
với các môn học khác, mơn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách
nhiệm, sự hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước. Theo
đó, mục tiêu của mơn Địa lí chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện cho học
sinh các năng lực cần thiết của người lao động mới. Để đạt được mục tiêu này, cần
thiết phải đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học một cách phù hợp và
đồng bộ.
Việc phát triển kĩ năng tư duy cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên
hàng đầu của mục tiêu giáo dục, để hướng học sinh học tập tích cực và tự chủ,
chúng ta không phải chỉ giúp các em khám phá những kiến thức mới mà còn phải
giúp các em nắm kĩ và hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được
một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích
đáng quan tâm về các mặt: Ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tưởng
và khả năng vận dụng sáng tạo để giải quyết các tình huống có trong thực tiễn…
một trong những cơng cụ hữu hiệu nhất để tạo nên các hình ảnh liên kết là tích hợp
kiến thức văn học vào trong việc dạy và học Địa lí.
Vận dụng thành thạo và linh hoạt kiến thức văn học trong dạy học sẽ mang
lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ. Học sinh sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo
và phát triển được tư duy. Với học sinh việc tự sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ,

thơ ca, hị vè,… có liên quan đến nội dung bài học thì sẽ phát huy được tính sáng
tạo, lơi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động của bài giảng, tạo điều kiện phát
triển kĩ năng tích cực, chủ động và phát huy được sở thích của bản thân học sinh…
qua đó, các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên với hứng
thú học tập cao hơn.
Với giáo viên sử dụng kiến thức văn học vào bài giảng một cách khoa học
và logic, thì nội dung bài học và một số sự kiện Địa lí sẽ khơng bị bỏ sót và giúp
các em nhanh chóng lĩnh hội được nội dung bài học và sự kiện Địa lí một cách
thoải mái khơng bị gị bó. Khơng những thế, sử dụng kiến thức văn học cịn giúp
giáo viên tạo ra các hình thức học tập khác nhau, liên kết được giữa các môn học
với nhau, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, phối hợp sử dụng các thiết
bị dạy học với nhau (bản đồ, thiết bị cơng nghệ số,…) góp phần thiết thực vào việc
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
5


1.2.2. Vai trị và ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy học
Địa lí tự nhiên Việt Nam
Chương trình mơn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo
dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến
thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của
thực tiễn, đáp ứng địi hỏi của cuộc sống.
Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: tích
hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong
mơn học; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục mơi trường, biển đảo,
phịng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an tồn
giao thơng,…) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến thức các mơn học khác (Văn
học, Vật lí, Hố học, Sinh học, Lịch sử,…) trong việc là sáng rõ các kiến thức địa
lí; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có
tính tích hợp cao.

Văn học và Địa lí có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu Văn học phản ánh
và tái tạo thực tại qua cái nhìn, tư duy của người nghệ sĩ thì Địa lí lại là một bộ
mơn khoa học đi vào nghiên cứu, lí giải các hiện tượng tự nhiên, KT-XH được thể
hiện qua các tác phẩm văn học, thơ ca... Thông qua những tác phẩm văn xuôi, thơ,
ca dao, tục ngữ, giáo viên có thể tạo điều kiện cho HS vận dụng các kiến thức, kĩ
năng đã có để giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên, làm rõ những vấn đề phản
ánh trong các tác phẩm thơ ca, làm cho kiến thức Địa lí và kiến thức văn học sống
động, hòa quyện, giúp khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn cuộc sống được nâng cao. Đây chính là mục tiêu của đổi mới giáo dục hiện
nay.
Việc sử dụng tư liệu văn học trong giảng dạy đã được sử dụng ở nhiều môn
học, trong đó có Địa lí, nhưng để hệ thống hóa thành nguồn tư liệu thì chưa được
các tác giả đề cập.
1.2.3. Một số yêu cầu khi tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Địa lí tự
nhiên Việt Nam
Chỉ tích hợp với một số nội dung thực sự liên quan đến các môn Ngữ văn,
không gượng ép, không tràn lan, khơng tích hợp với bài những nội dung khơng
liên quan. Mơn Địa lí là một mơn học giúp con người có được kiến thức về địa lí
nếu tích hợp khơng phù hợp sẽ biến giờ học mơn Địa lí thành giờ học các môn học
khác.
Phải đảm bảo đặc trưng của môn học (phù hợp đặc trưng của giờ dạy về tự
nhiên), khơng biến giờ học Địa lí thành giờ học của các môn khác.
Không tăng thêm nội dung kiến thức dẫn đến quá tải giờ học.
6


Các vấn đề nội dung kiến thức các mơn có liên quan cần được chia nhỏ
trong từng bài học, trong từng nội dung của bài.
Chỉ tích hợp các mức độ phù hợp (có thể là tích hợp tồn phần, bộ phận hay
chỉ ở mức độ liên hệ).

Giáo viên cần tạo được sự hấp dẫn, lơi cuốn khi đưa tích hợp kiến thức Ngữ
văn vào giảng dạy. Không phải người giáo viên nào cũng có tài thu hút người đối
diện - các em học sinh. Để tạo được sự hấp dẫn ấy, đòi hỏi người giáo viên phải
biết tự rèn luyện - từ giọng điệu, hành động hay nhờ những tác động tích cực của
các đối tượng khác như: tranh ảnh, video, sự khích lệ…
Trong khi soạn bài phải cân nhắc thật kỹ những nội dung cần đưa vào bài
giảng, phải khéo léo lồng ghép để làm rõ được nội dung mà mình muốn cho học
sinh đạt được. Bên cạnh đó, phải hệ thống câu hỏi rõ ràng, rành mạch; chịu khó
sưu tầm những câu văn, câu thơ, tục ngữ, ca dao liên quan đến bài dạy; đảm bảo
tính chính xác của những nội dung mình cần đưa vào bài dạy. Sử dụng triệt để đồ
dùng dạy học, kết hợp giữa văn học với các đồ dùng trực quan để hình thành cho
các em khái niệm mang tính trực quan cao. Giáo viên phải làm tốt công tác tổ chức
giờ học, quán xuyến học sinh, không sa đà vào nội dung văn học.
Học sinh phải tích cực tham gia xây dựng bài, chú ý lắng nghe thầy cô giáo
giảng bài; tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi khám phá mơn học; chịu
khó sưu tầm ca dao tục ngữ nói về thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng học tập môn Địa lí ở trường THPT Thái Lão
Thực trạng của việc dạy và học Địa lí hiện nay cho thấy vẫn cịn   nhiều HS ở
phổ thơng nói chung và trường THPT Thái Lão nói riêng khơng thích h ọc và th ậm
chí là sợ học mơn Địa lí, quan niệm   Địa lí là mơn phụ và học Địa lí chỉ là học
thuộc lịng, tình trạng HS học lệch, chỉ học  những mơn thi Đại học là phổ biến. Nó
dẫn đến một hệ quả nghiêm trọng khác là khiến cho người dạy nhiều khi cũng chán
dạy, khơng có mục đích dạy. Giờ học Địa lí trở nên nặng nề với cả GV và HS.
Trong đó phần địa lí tự nhiên Việt Nam được xem là nội dung khó, địi h ỏi HS
phải có kiến thức tổng hợp, hiểu biết thực tiễn để lí giải các đặc điểm tự nhiên. Một
trong những nguyên nhân khơng thể phủ nhận cho tình trạng trên là: đổi mới
phương pháp dạy học mới dừng lại ở lý thuyết,  hay ở các tiết hội giảng, các tiết
thanh tra còn trên thực tế trong phần lớn các tiết dạy  GV chỉ là người truyền thụ
kiến thức một chiều mà chưa khơi dậy được tính chủ động,  hứng thú học tập cho

HS.
Kết quả thi THPT năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021 của tỉnh Nghệ An
cho thấy trường THPT Thái Lão điểm trung bình thấp hơn so với trung bình chung
cả nước 0,05 điểm. Vì vậy việc tạo hứng thú cho học sinh trong nội dung khó phần
7


Địa lí tự nhiên Việt Nam nhằm phát huy tính tích cực chủ động nâng cao hiệu qu ả
dạy học là một trong những vấn đề ưu tiên, cấp bách và mang ý nghĩa thực tiễn sâu
sắc. 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 VÀ 2021
CỦA TRƯỜNG THPT THÁI LÃO
NĂM 2020
Tổng
số HS
dự thi
của
trường

Tổng
số HS
dự thi
môn

253

176

NĂM 2021


Điểm
TB thi

Lệch
So với
ĐTB
cả nước

Tổng
số HS
dự thi
của
trường

Tổng
số HS
dự thi
mơn

Điểm
TB Thi

Lệch
So với
ĐTB
cả nước

6,73

-0,05


288

180

6,91

-0,05

(Nguồn: Phịng GDTH - Sở GD&ĐT Nghệ An)
2.2. Cấu trúc sách giáo khoa Địa lí 12 THPT chương trình chuẩn
Chương trình mơn Địa lí lớp 12 (ban hành năm 2000) bao gồm 5 phần: Địa
lý tự nhiên; Địa lý dân cư; Địa lý các ngành kinh tế; Địa lý các vùng kinh tế và Địa
lý địa phương.
Chương trình mơn Địa lí lớp 12 (học về Địa lí Tổ quốc) ban hành tháng
12/2018 với 5 nội dung chính: Địa lí tự nhiên; Địa lí dân cư; Địa lí các ngành kinh
tế; Địa lí các vùng kinh tế; Tìm hiểu Địa lí địa phương và 3 chuyên đề học tập:
Thiên tai và biện pháp phòng chống; Phát triển vùng; Phát triển làng nghề.
Phần Địa lí tự nhiên, nội dung kiến thức về cơ bản vẫn giống chương trình
hiện hành, gồm các nội dung:
+ Vị trí Địa lí và phạm vi lãnh thổ;
+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng của nó đến đời sống, sản
xuất;
+ Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên;
+ Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ mơi trường
Nội dung phần Địa lí tự nhiên có nhiều thuận lợi để tích hợp kiến thức liên
mơn (như Hóa học, Sinh học, Vật lí). Mặt khác, phần này cịn có khả năng tích hợp
kiến thức Văn học, đặc biệt là thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học. Thơng qua các
câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về các sự vật hiện tượng tự nhiên, học sinh có thể vận
dụng các kiến thức Địa lí đã học, đã hiểu để giải thích, chứng minh các sự vật hiện

tượng Địa lí được thể hiện trong các câu thơ, câu ca dao, tục ngữ, giúp bài giảng
Địa lí tự nhiên thêm sinh động, tạo sự hứng thú, học sinh có khả năng vận dụng
8


kiến thức để giải thích nguyên nhân, diễn biến, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện
tượng, làm cho kiến thức văn học cũng trở nên cụ thể và sâu sắc hơn.
2.3. Cách tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt
Nam
2.3.1. Tích hợp kiến thức văn học để khởi động vào bài mới tạo hứng thú
học tập cho học sinh
Hoạt động khởi động trong giờ dạy có một vai trị đặc biệt quan trọng trong
việc tổ chức các hoạt động trên lớp giúp học sinh định hướng nội dung bài học,
bước đầu giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Hoạt động này nhằm giúp học sinh
huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội
dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tị mị, sự
hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động thường
được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự
sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ
nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả
phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm
kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng
phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Yêu cầu với phần giới thiệu bài cần ngắn gọn,
súc tích, khái quát cao và gợi mở sự hứng thú của học sinh. Điều đó có nghĩa là nó
sẽ ảnh hưởng lớn đến tồn bộ bài dạy. Vậy nên sử dụng kiến thức văn học để khởi
động sẽ tạo được khơng khí hào hứng, sơi nổi cho tiết học.
Ví dụ: Khi dạy bài 2 - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ - Địa lí 12, nhằm khẳng
định về chủ quyền tồn vẹn lãnh thổ quốc gia Việt Nam, giáo viên sử dụng bài thơ:
Nam Quốc Sơn Hà - Lý Thường Kiệt

(Bản dịch của Trần Trọng Kim)
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam là một bản trường ca về các
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, người Việt
Nam luôn nêu cao tinh thần bất khuất và bảo vệ bằng mọi giá chủ quyền lãnh thổ
thiêng thiêng, chân lý toàn vẹn lãnh thổ bất di bất dịch của dân tộc Việt Nam. Một
trong những minh chứng hùng hồn nhất cho tinh thần đó là bài thơ “Nam Quốc
Sơn Hà” được cho là của danh tướng Lý Thường Kiệt.
9


Để nâng cao trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho mỗi công dân, tiết
học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ Việt Nam.
Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm đó đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và an
ninh quốc phòng nước ta.
Hay khi bắt đầu tiết học GV cho HS nghe bài thơ đã được phổ nhạc “ Áo mới
Cà Mau” của nhạc sĩ Thanh Sơn. Trong đó có đoạn:
“Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam.
Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời.
Xuôi mái chèo sơng Ơng Đốc, đêm trắng kịp tới chợ Cà Mau.
Xuồng ghe ngày đêm không ngớt, người Cà Mau dễ thương vơ cùng….”
Sau đó GV dẫn dắt HS vào bài mới.
2.3.2. Tích hợp kiến thức văn học giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới
Hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới giúp HS lĩnh hội được kiến thức, kĩ
năng bằng cách tổ chức các hoạt động thành phần tương thích với từng nội dung
học tập. Các hoạt động thành phần này nhằm vào một mục tiêu cụ thể, ví dụ như
phát triển tư duy, kiến tạo kiến thức, tri thức phương pháp, củng cố tại chỗ (ví dụ

về nhận dạng và thể hiện). Hình thức của hoạt động: cá nhân, cặp, nhóm (bể cá,
khăn trải bàn, lớp học xếp hình, ...). Các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học
được áp dụng chủ yếu ở hoạt động này.
Vì vậy việc vận dụng kiến thức văn học vào dạy học sẽ giúp HS lĩnh hội
được kiến thức mới dễ dàng hơn, nâng cao năng lực giải quyết các tình huống
trong thực tiễn.
Ví dụ: Khi dạy bài 9 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Giáo viên sử dụng thơ ca kết hợp với video hoạt động của gió mùa mùa
đông để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và vận giải thích được tình huống trong thực
tiễn: “Tại sao nửa đầu mùa đông ở Nghệ An nói riêng và phần lãnh thổ phía
Bắc nói chung da thường khơ, bong tróc, nứt nẻ?”
Từ Xi-bia rất xa

Nửa đầu mùa gió đến

Gió thổi đến nước ta

Từ đại lục Trung Hoa

Theo hướng đường Đông Bắc

Gió không mang ẩm qua

Chạm cửa ngõ vùng biên.

Thời tiết khô và lạnh.

Giáo viên định hướng học sinh giải thích tình huống này theo hướng: vào
nửa đầu mùa đông khối không khí lạnh phương bắc xuất phát từ áp cao Xi-bia, thổi
hướng Đông Bắc tới lãnh thổ nước ta. Đây là áp cao nhiệt lực mạnh nhất hành tinh

10


có tính chất lạnh và khơ. Càng di chuyển qua các quốc gia độ ẩm càng giảm nên
khi tràn vào Việt Nam độ ẩm thấp có thời điểm xuống dưới 40%. Trong khu vực
chịu tác động của gió mùa Đơng Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) khi độ ẩm khơng khí
xuống mức q thấp, cơ thể thốt hơi nước qua da nhanh hơn so với bình thường,
khiến da dễ bị khơ nẻ, bong tróc…
2.3.3. Tích hợp kiến thức văn học để luyện tập, vận dụng kiến thức đã học
phát triển các kĩ năng cho học sinh
Luyện tập là hoạt động giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa
lĩnh hội được. Trong hoạt động này giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh các hoạt
động nhận dạng, thể hiện và hoạt động ngôn ngữ giúp các em áp dụng trực tiếp
kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập. Củng
cố và luyện tập sau giờ dạy học Địa lí là một việc làm không kém phần quan trọng
so với các việc làm tích cực khác. Đây là biện pháp để giáo viên kiểm tra kết quả
học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức sau giờ dạy học. Đặc biệt, việc vận dụng
kiến thức văn học còn khơi gợi ở các em những hướng suy nghĩ, tư duy sáng tạo,
những tìm tịi mới mẻ.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 9 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Để củng cố kiến thức nội dung kiến thức phần gió mùa, giáo viên đưa ra tình
huống: Câu tục ngữ sau nói về đặc điểm nào của gió mùa mùa đơng ở nước ta?
“ Tháng giêng rét đài
Tháng hai rét lộc
Tháng ba rét nàng Bân”
A. Nửa đầu mùa đông lạnh ẩm, nửa cuối mùa đông lạnh khô.
B. Nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm.
C. Đầu mùa đông ấm, cuối mùa đông rét.
D. Đầu mùa đông ấm, giữa mùa đơng lạnh, cuối mùa đơng giá rét.
Học sinh tìm hiểu về kinh nghiệm dân gian của ông cha ta và phân tích theo

hướng:
Tháng giêng là thời điểm giữa mùa đơng, miền Bắc đón những đợt gió mùa
Đơng Bắc với cường độ mạnh gây ra rét đậm (nhiều nơi xuất hiện băng giá) đến
mức hoa rụng cánh, chỉ trơ đài hoa.
Tháng hai là thời điểm gió mùa đơng bị hút lệch ra biển trước khi vào lãnh
thổ nước ta nên mang theo hơi ẩm gây mưa phùn, kiểu thời tiết lạnh ẩm ướt, thuận
lợi cho sự hồi sinh của cây cối sau mùa đông rét giá.

11


Tháng ba có những đợt rét muộn, tuy ngắn nhưng cường độ thường rất mạnh
(gắn liền với câu chuyện cổ tích được lưu truyền từ xa xưa nàng Bân may áo cho
chồng). Đây là 1 đợt rét đậm, kéo dài vài ngày, kèm theo mưa nhỏ, mưa phùn do
đặc trưng của kiểu di chuyển của khối khơng khí lạnh cuối mùa không phải chỉ từ
Bắc xuống Nam mà hơi lệch về phía Đơng qua vịnh Bắc Bộ, đưa hơi nước từ biển
vào và chúng di chuyển có thể khơng mạnh.
Vì vậy đáp án đúng trong tình huống này là: B
Vấn đề giáo dục học sinh ý thức về chủ quyền quốc gia nói chung, chủ
quyền biển đảo quốc gia nói riêng là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình dạy học
bộ mơn Địa lí ở trường phổ thơng. Nhiệm vụ này càng trở nên cấp thiết hơn khi
Biển Đông trở thành điểm nóng trong quan hệ quốc tế hiện nay, nơi tranh chấp
giữa các quốc gia cùng sở hữu vùng biển này. Trách nhiệm của cơng dân nói
chung và mỗi học sinh nói riêng cần biết được các bộ phận vùng biển nước ta,
trong từng bộ phận Việt Nam có quyền hạn như thế nào, nước ngồi được phép
làm gì, theo luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Cho nên:
Khi dạy bài 2 - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, để kiểm tra việc nắm bắt và hệ
thống hoá kiến thức nội dung vùng biển, giáo viên sử dụng đoạn thơ và yêu cầu
học sinh hoàn thành phiếu học tập:
Biển xanh, biển rộng xanh màu


Cùng với lãnh hải tiếp liền

Vùng nội thủy đó tiếp sau đất liền
Trong đường cơ sở bình yên

Hợp thành biển rộng một miền ngoài
khơi

Coi như bộ phận đất liền thân yêu

Đặc quyền kinh tế em ơi!

Lãnh hải - vùng nước tiền tiêu

Hai trăm hải lí biển trời quê hương

Chủ quyền trên biển thân yêu nước nhà

Tàu thuyền các nước bốn phương

Từ đường cơ sở tính ra

Máy bay, dây cáp được đường đi
ngang.

Chiều rộng lãnh hải nước ta đó là
Mười hai hải lí đi xa
Đường biên trên biển quốc gia mép ngoài.
Biển xanh biển rộng nối dài

Mười hai hải lí rộng ngồi biển xa
Tiếp giáp lãnh hải đó mà
An ninh, quan thuế nước ta chủ quyền.

Phần ngầm dưới biển thênh thang.
Và phần lòng đất mở mang kéo dài
Thềm lục địa đó em ơi
Sâu hai trăm mét biển khơi nước nhà
Tài nguyên trên biển nước ta
Khai thác, bảo vệ, vươn xa thăm dò.

12


* Phiếu học tập:
Vùng biển

Phạm vi

Quyền hạn của nước ven biển

Nội thủy
Lãnh hải
Tiếp giáp lãnh hải
Vùng đặc quyền kinh tế
Thềm lục địa
2.3.4. Tích hợp kiến thức văn học để học sinh vận dụng giải quyết các tình
huống trong thực tiễn
Hoạt động này nhằm giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để
giải quyết các tình huống, vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong cuộc

sống. Đây có thể là những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế cần
giúp học sinh gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia
đình, địa phương để hồn thành nhiệm vụ học tập. Trước một vấn đề, học sinh có
thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài 8 - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
GV yêu cầu HS đọc câu ca dao sau và cho biết câu ca dao đó nói về ảnh
hưởng nào của biển Đông tới nước ta:
“Những người đi biển làm nghề
Thấy dịng nước nóng thì về đừng đi
Sóng lừng, bụng biển ầm ì
Bão mưa ta tránh chớ hề ra khơi”.
Có hai loại sóng cực kỳ đáng sợ đối với những người đi biển: sóng thần và
sóng lừng. Sóng thần là hệ quả của hoạt động kiến tạo vỏ Trái đất và đã được
nghiên cứu khá kỹ, nhưng sóng lừng cho đến nay vẫn là hiện tượng gây nhiều
tranh cãi. Từ giữa mặt biển phẳng lặng, bất ngờ dựng lên một bức tường nước
khổng lồ, đổ sụp xuống và tan biến... Đó là chân dung sơ bộ nhất về một cơn sóng
lừng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của ngư dân, khi nhiệt độ nước biển tăng bất
thường khả năng xuất hiện sóng lừng rất cao. Vì vậy khơng ra khơi khi có những
hiện tượng này.
13


Ví dụ: Khi dạy bài 15 - Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống.
Giáo viên đưa ra tình huống: Nếu em là một nhà dự báo khí tượng thuỷ văn,
em sẽ giải thích như thế nào cho người dân biết về dấu hiệu xuất hiện bão qua câu
sau:
“Thâm đông, hồng tây, dựng may
Ai ơi đợi đến ba ngày hãy đi”
Học sinh có thể lí giải: Câu trên là sự đúc kết kinh nghiệm quý báu của bà
con đánh cá. Khi nhìn về phía đơng, thấy mây, thấy sắc trời đen lại, thâm đi; nhìn

về phía tây có ráng đỏ, sắc trời hồng lên, đồng thời gió may thoảng lên, nổi lên,
dựng lên là trời sắp có bão, không thể ra khơi được. Phải “đợi đến ba ngày” khi
bão qua rồi mới được ra khơi, mới “hãy đi” để hành trình vươn khơi bám biển diễn
ra an tồn.
2.3.5. Tích hợp kiến thức văn học để học sinh tìm tịi, mở rộng phát triển kĩ
năng tự học, tự sáng tạo
Hoạt động này giúp học sinh không bao giờ dừng lại với những gì đã học và
hiểu rằng ngồi những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có
thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời. Giáo viên cần khuyến khích
học sinh tiếp tục tìm tịi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học (chiều sâu hoặc theo
chiều rộng). Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài
học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
bằng những cách khác nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài 10 - Thiên nhiên phân hoá đa dạng.
Giáo viên đưa ra vấn đề: Trên đường qua đèo Hải Vân, nhà thơ Tản Đà đã
viết:
"Hải Vân đèo lớn vừa qua
Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè."
Em hãy xác định hướng đi và nơi nhà thơ đang đến? Bằng kiến thức địa lí
hãy phân tích và giải thích hiện tượng thời tiết trên? Nêu vai trị các đèo đối với khí
hậu và đời sống, hãy kể tên các đèo trên Quốc lộ 1A.
Học sinh nghiên cứu, tổng hợp tài liệu và có thể giải quyết vấn đề theo
hướng:
Nhà thơ đang di chuyển từ Bắc vào Nam (hoặc từ Thừa Thiên Huế vào TP.
Đà Nẵng). Đây là Đèo Hải Vân thuộc dãy núi Bạch Mã, nơi chuyển tiếp của miền
khí hậu Miền Bắc và miền khí hậu Miền Nam.
Hiện tượng thời tiết: Phía Bắc đèo Hải Vân có hiện tượng mưa phùn, gió
bấc. Phía Nam đèo Hải Vân thời tiết nắng nóng.
14



Giải thích: Dãy Bạch Mã như một bức tường thành khơng những phân chia
ranh giới hành chính của Thừa Thiên Huế với Quảng Nam và TP. Đà Nẵng mà nó
cịn là ranh giới phân chia thành 2 miền khí hậu khác nhau của nước ta.
Phía Bắc đèo Hải Vân đón gió mùa Đơng Bắc, đây là thời điểm nửa sau mùa
đơng nên khối khơng khí lạnh bị áp thấp Alêut hút làm lệch hướng ra biển mang
theo hơi ẩm trước khi vào lãnh thổ nước ta tạo ra mưa phùn đặc trưng cho đồng
bằng Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ về mùa xuân
Phía Nam đèo Hải Vân do địa hình nên hầu như khơng chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đơng Bắc nên nóng quanh năm.
Vai trị của đèo:
Đối với khí hậu: Là hàng rào ranh giới giữa hai tiểu vành đai khí hậu;
Đối với đời sống: Là chỗ dốc, cao thấp trên núi, thường là đường đi thuận
tiện nhất qua một dãy núi.
Các đèo trên Quốc Lộ 1A từ Bắc vào Nam là: Sài Hồ (Lạng Sơn); Tam Điệp
(Giữa Ninh Bình - Thanh Hóa); Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh - Quảng Bình); Hải Vân
(giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng), Cù Mơng (giữa Bình Định - Phú n), Đèo
Cả (giữa Phú n - Khánh Hịa).
2.4. Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam
2.4.1. Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học nội dung Vị trí địa lí, phạm
vi lãnh thổ
2.4.1.1. Yêu cầu cần đạt
Về kiến thức
Sau khi thực hiện bài học này, HS sẽ đạt được kiến thức về vị trí địa lí, phạm
vi lãnh thổ nước ta, bao gồm:
- HS đọc bản đồ xác định và trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi
lãnh thổ nước ta.
- Phân tích được những ảnh hưởng của vị trí địa lí đến tự nhiên và kinh tế,
xã hội, an ninh - quốc phòng.
Về năng lực

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố
năng lực chung và năng lực chuyên biệt mơn địa lí của HS, cụ thể như sau:
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động nghiên cứu tài liệu; tự học và thực
hiện đúng nội quy học tập trực tuyến và các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của
GV.
15


- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phối hợp, phân cơng nhiệm vụ để thực hiện
hoạt động cặp/nhóm tìm hiểu về các bộ phận của vùng biển Việt Nam, ý nghĩa của
vị trí địa lí.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và làm rõ vấn đề thông
qua nghiên cứu bản đồ trong Atlat, sơ độ các bộ phận của vùng biển nước ta.
- Năng lực khoa học: Hiểu biết kiến thức khoa học; Tìm tòi và khám phá thế
giới tự nhiên.
- Năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số:
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị và tính năng của các thiết bị số như
smartphone, laptop/PC;
+ Sử dụng thành thạo các ứng dụng tương tác online như: Padlet; các ứng
dụng kiểm tra đánh giá như Quiz/ClassPoint, phần mềm Google Earth để xác định
các điểm cực của Việt Nam; khai thác kiến thức từ video để phục vụ mơn học.
Năng lực địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày và xác định được đặc điểm
vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ: các điểm cực Bắc,
Nam, Đông, Tây của phần đất liền; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện
tích lãnh thổ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Thơng qua sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, phần
mềm Google Earth để tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí, các điểm cực của nước ta;
phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những kiến thức
đã học về các bộ phận của vùng biển để hiểu hơn về Công ước Luật biển năm
1982, có những hành động góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Về phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để HS phát triển các phẩm
chất:
- Chăm chỉ: Chăm học, nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các
nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về đất nước Việt Nam, về vị trí và lãnh thổ của
Việt Nam.
- Nhân ái: Sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ HS khác khi hợp tác thực
hiện các nhiệm vụ học tập.
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, có khát vọng vươn lên trong học tập, xây dựng
ước mơ, đóng góp cho tương lai đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với làm việc nhóm, chủ động nhận và thực
hiện nhiệm vụ học tập.
16


2.4.1.2. Kiến thức văn học có thể sử dụng trong bài
Khi dạy về đặc điểm vị trí địa lí, để hỏi về vị trí các điểm cực Bắc, Nam trên
đất liền giáo viên có thể sử dụng câu thơ trong bài thơ Nguyễn Văn Trỗi của nhà
thơ Lê Anh Xuân:
“Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa”.
Qua câu thơ trên em hãy cho biết điểm cực Bắc và cực Nam trên đất liền
nước ta thuộc tỉnh nào? Học sinh dễ dàng đưa ra đáp án trên đất liền: cực bắc thuộc
tỉnh Hà Giang, cực Nam thuộc tỉnh Cà Mau.
Hay dưới góc nhìn Địa lí, nhà thơ Tố Hữu như muốn gửi gắm một lời nhắc
nhở đến mai sau về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Bởi lẽ, để xây dựng
nên cơ nghiệp hôm nay, các thế hệ cha anh đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu,

giữ trọn vẹn một dải biên cương, giữ được bình n biên giới trong hịa bình, hữu
nghị. Trong bài thơ Vui thế hơm nay có đoạn viết:
“Hùng vĩ thay toàn thân đất nước
Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa
Từ Trà Cổ rừng dương tới Cà Mau rừng đước
Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa.”
(Vui thế hơm nay - Tố Hữu)
(Bãi biển Trà Cổ có mũi Sa Vĩ là điểm đầu tiên trên hình chữ S của đất liền nước
ta, thuộc tỉnh Quảng Ninh).
Trong bài Mũi Cà Mau, nhà thơ Xuân Diệu viết:
“Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.”
Với việc sử dụng biện pháp so sánh Tổ quốc với một con tàu thể hiện sự thống
nhất, hoàn chỉnh và trọn vẹn của đất nước và các dân tộc. Bởi bản thân từ “Tổ
quốc” bao chứa cả ý nghĩa của đất đai Việt Nam và con người Việt Nam. Hình ảnh
con tàu vừa mới mẻ vừa giàu ý nghĩa. Con tàu với mũi Cà Mau ẩn dụ cho quá trình
tiến về phía trước, vươn mình ra biển lớn của dân tộc Việt Nam. Đây là một sáng tạo
nghệ thuật độc đáo của Xuân Diệu, thể hiện sự tinh tế cũng như niềm tự hào dân tộc.
2.4.2. Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học nội dung Đặc điểm chung
của tự nhiên Việt Nam
2.4.2.1. Yêu cầu cần đạt
Về kiến thức
Sau khi thực hiện bài học này, HS sẽ đạt được kiến thức về đặc điểm chung
của thiên nhiên nước ta, bao gồm:
17


- Trình bày và giải thích được các đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên VN:
đất nước nhiều đồi núi; thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển; thiên nhiên
nhiệt đới ẩm gió mùa; thiên nhiên phân hóa đa dạng.

- Phân tích và giải thích được đặc điểm cảnh quan ba miền tự nhiên nước ta.
Về năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử
dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử
dụng tranh ảnh.
- Năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số:
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị và tính năng của các thiết bị số như
smartphone, laptop/PC;
+ Sử dụng thành thạo các ứng dụng tương tác online như: Padlet; các ứng
dụng kiểm tra đánh giá như Azota, Quiz/ClassPoint khai thác kiến thức từ video để
phục vụ môn học.
Về phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để HS phát triển các phẩm
chất:
- Chăm chỉ: Chăm học, nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các
nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
- Nhân ái: Sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ HS khác khi hợp tác thực
hiện các nhiệm vụ học tập;
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, có khát vọng vươn lên trong học tập, xây dựng
ước mơ, đóng góp cho tương lai đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương;
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với làm việc nhóm, chủ động nhận và thực
hiện nhiệm vụ học tập.
2.4.2.2. Kiến thức văn học có thể sử dụng trong bài
Khi dạy bài 6 - Đất nước nhiều đồi núi - Địa lí 12, để có nét phác họa khái
quát nhất về địa hình của Việt Nam, giáo viên sử dụng đoạn văn trong tập sách có
tựa đề Thiên nhiên Việt Nam của tác giả Lê Bá Thảo để khởi động bài học:
Việt Nam có địa hình tương đối đa dạng, lắm núi, nhiều sông, có cao nguyên
lại có cả đồng bằng, bờ biển trải dài và uốn lượn, lúc nhơ ra thì tạo thành các bán
đảo nhỏ, khi vịng lại hình thành các vũng, vịnh và cảng lớn. Cấu trúc địa hình

nước ta từ xưa đã được ông cha ta mô tả “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”. Để
khẳng định nhận định trên chúng ta cùng tìm hiểu bài học hơm nay.
Để mơ tả về độ chia cắt sâu của địa hình nước ta vùng Tây Bắc, GV sử dụng
đoạn thơ trong bài Tây Tiến của tác giả Quang Dũng:
18


“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Hen hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
Bốn câu thơ mà dựng lên trước mắt ta cái độ cao đến rợn người của chiến
trường Tây Tiến. Người lính phải hành quân lên cao mãi, hết dốc này đến dốc
khác, đã “khúc khuỷu” lại “thăm thẳm”. Nhịp thơ dừng ở vần trắc Dốc lên khúc
khuỷu/dốc thăm thẳm tưởng như nghe được nhịp thở nặng nhọc, gấp gáp của người
chiến sĩ đang trèo núi để chiếm lĩnh những độ cao thăm thẳm. Ngỡ như các anh
đang đi trong mây, đang cưỡi trên mây (“cồn mây”) để lên đến đỉnh trời. Và khi đã
chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất thì “súng” các anh đã “ngửi trời”.
Hay sử dụng câu ca dao Tây Bắc:
“Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh.”
Lời bày tỏ của người dân Tây Bắc cho chúng ta hình dung, sự hiểm trở, khắc
nghiệt giữa lịng con sơng Đà, tạo sự giao lưu qua lại giữa con người với con người
quả là khó khăn.
Giảng đến phần các dạng địa hình bờ biển, bãi biển đẹp nổi tiếng, với những
vũng, vịnh nước sâu để xây dựng các hải cảng. Để liên hệ với dạng địa hình, cảnh
quang độc đáo của Bắc Trung Bộ có thể giới thiệu câu:
“ Thương anh, em cũng muốn vô
Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
“Trng”- địa hình đồi cỏ cằn cỗi ở Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh) rất phổ biến.

Phá Tam Giang - vùng nước biển ăn sâu vào lục địa thông với cửa biển hẹp (Cửa
Thuận An, cửa Tư Hiền) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá được 3 con sông đổ nước
ngọt vào: Sơng Ơ Lâu, Sơng Bồ, Sơng Hương, tạo một vùng nước lợ với quần thể
thủy sinh độc đáo như: Cá hanh, cá dìa, cá đối, cá liệt, tơm rằn, đặc biệt dưới đáy
thảm rong phát triển rất dày.
Khi dạy đến nội dung thiên nhiên phân hố theo Đơng - Tây, GV chiếu cho
HS xem và nghe video ba khổ đầu ca khúc Sợi nhớ sợi thương. Sáng tác: Phạm
Huỳnh Điểu; phổ nhạc: Thúy Bắc; thể hiện: Thu Hiền.
(Link: › watch).
Kết hợp một số hình ảnh, bảng biểu minh họa về sự khác biệt tự nhiên (nhất
là thời tiết và khí hậu của sườn phía Đơng - phía Tây, một số hình ảnh thể hiện sự
khác biệt về khí hậu và cảnh quan theo độ cao của nước ta.
19


“Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây.
Em dang tay, em xòe tay
Chẳng thể nào mà xua tan mây
Mà chẳng thể nào mà che anh được.
Chứ rút sợi thương, nay anh chắp mái lợp
Rút sợi nhớ, mây đan vịm xanh
Nghiêng sườn Đơng mà che mưa anh
Nghiêng sườn Tây xõa bóng mát...”
Câu hỏi: Những lời trong ca khúc và những hình ảnh, bảng biểu minh họa
gợi cho em suy nghĩ gì về đặc điểm thiên nhiên nước ta?
Học sinh suy nghĩ trả lời theo hướng: Đây là hiệu ứng phơn do ảnh hưởng
của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.
Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam, đem theo nhiều hơi nước, khi
gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn tây dãy Trường

Sơn.
Theo nguyên tắc đai cao (phi địa đới) thì càng lên cao nhiệt độ khơng khí
càng giảm, cịn xuống thấp thì nhiệt độ khơng khí tăng lên. Khi vượt qua dãy
Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khơ, gọi là gió phơn
Tây nam hay cịn gọi là gió Lào.
Giả sử độ cao địa hình là 1000 m, nếu ở chân núi sườn tây có nhiệt độ là
25 C thì lên đỉnh núi sẽ là 190C (giảm 60C) nhưng khi xuống chân núi ở sườn Đơng
lại là 290C. Vì khi sang đến sườn Đơng gió đã trở nên rất khơ, khả năng hấp thu
nhiệt cao hơn khơng khí ẩm bên sườn tây nên nhiệt độ tăng lên 10 0C/1000m khi
xuống núi.
0

Như vậy, vào mùa hạ sườn Đông của dãy Trường Sơn rất nóng và khơ (nắng
đốt - xỗ bóng mát), ngược lại sườn tây lại là mùa mưa (mưa quay - che mưa anh).
Cũng để tìm hiểu về gió phơn tây nam, GV có thể sử dụng 2 câu thơ trong
bài Tiếng Nghệ của nhà thơ Bùi Vợi:
“Gió Lào thổi rạc bờ tre,
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”.
Chúng ta đều biết, ở miền Trung gió Lào khốc liệt như thế nào qua câu
nói: “tháng Tám nắng rám quả bòng”, lại thêm từ thổi rạc, ngày xưa lấy hình
tượng con người qua từ “rạc người” là biết gầy, đói, khổ như thế nào! Tre là biểu
tượng trước phong ba bão táp, che chở cho làng quê yên ả ở Việt Nam, thế
mà, “gió Lào thổi rạc bờ tre”, một thứ tiếng mà “chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc
nhằn”.
20


Khi dạy nội dung Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, GV sử dụng câu tục ngữ:
“Tháng bảy kiến đàn
Đại hàn hồng thủy”

Vào tháng 7, mùa hè của nửa cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ khơng khí ở trên
lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương vào
gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện của các khí áp thấp gây nên
mưa bão ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Cũng là khối khí ẩm từ cao áp Thái Bình Dương gây nên kiểu thời tiết mưa
lớn bằng thực tế trong dân gian có câu:
“Cơn đàng Đơng vừa trơng vừa chạy” Nhưng nếu thấy: “Cơn đàng Nam
vừa làm vừa chơi”. Hay: “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”.
Giông tố là hiện tượng đáng sợ của thiên tai. Phải dự đoán để đề phịng chủ
động, tích cực, hạn chế thiệt hại về người và của cải. Mùa hè thường có giơng tố
nổi lên bất chợt. Khi chân trời bỗng đùn lên những cuộn mây, núi mây đen ngịm,
có khi che kín cả một góc trời, đó là điềm trời báo sắp có giơng. Giơng có thể đến
nhanh cũng có thể đến từ từ. Nếu mây đen kéo lên ở phía đơng (thường thường là
vùng biển) thì cơn giơng kéo đến rất nhanh. Trước hiện tượng ấy, người ta phải
khẩn trương coi chừng “vừa trơng vừa chạy”. Nhưng nếu có mây ở phía nam thì
thời tiết khơng có gì đột biến. Mây tụ rồi mây tan. Nếu có mưa thì mưa sẽ đến từ
từ, khơng thể có giơng tố xảy ra. Ai cũng có thể “vừa làm vừa chơi”, có thể yên
tâm, không phải lo sợ, vội vàng.
Từ kinh nghiệm thực tế có câu:
“Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
Lúa trổ vào tháng hai (âm lịch) thời kỳ hoạt động mạnh của các đợt, gió mùa
Đơng Bắc (bấc) gió to, khơ nên lúa sẽ “ngậm địng, đứng bông”.
“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”
Mùa hè ở Việt Nam thì chịu tác động của gió mùa mùa hạ: Đơng Nam có
mưa, Tây Nam khơ nóng (trừ Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu
Long có mưa). Khi gieo mạ có gió Đơng Nam nhiệt, ẩm phong phú, cây mạ phát
triển xanh tốt. Thời tiết lạnh (giá) lại phù hợp với các loại cây thực phẩm ôn đới,
cận nhiệt được trồng nhiều ở vùng Bắc bộ: bắp cải, su hào, cà chua, súp lơ, cà rốt
và cả các loại cây ăn quả: đào, lê, mận...đặc sản vùng miền Bắc.

Để khắc sâu thêm kiến thức, phần này giáo viên có thể cho học sinh đọc bài
thơ “ Gửi nắng cho em” của tác giả Bùi Văn Dung:
21


Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vu
Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng
Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy
Có tình thương tha thiết của trong này.
Đoạn thơ trên thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo:
A. Mùa

B. Độ cao

C. Bắc - Nam

D. Đông - Tây

Nếu ta phân tích những lời hát đó dưới dưới góc độ mơn Địa lí sẽ thấy tác
giả phản ánh rất đúng, chính xác, thú vị và trữ tình về sự khác nhau của khí hậu hai
miền Nam, Bắc. Miền Bắc có một mùa đơng lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đơng Bắc và nằm gần chí tuyến Bắc cịn miền Nam nắng nóng quanh năm, khơng
có mùa đơng lạnh do nằm gần xích đạo và khơng chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đơng Bắc.
Đoạn thơ đã cho thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc Nam và cả theo mùa. Do phân Bắc - Nam nên Miền Bắc có mùa đơng lạnh, ít ngày
có nắng, trong khi miền Nam nóng, có nắng quanh năm => Nhân vật “Anh” ở

miền Nam muốn gửi nắng ra Bắc vào mùa đông của miền Bắc.
Học sinh lựa chọn đáp án C.
Khi dạy đến nội dung địa hình của vùng đồng bằng Sơng Cửu Long. GV có
thể sử dụng câu ca dao:
“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tơm”
Đồng bằng sơng Cửu Long có địa hình bằng phẳng, cao trung bình chỉ từ 4 5m, với những cánh đồng “thẳng cánh cò bay”. Đồng Tháp là vùng trũng ngập
nước ở phần thượng châu thổ, nguồn tài nguyên thuỷ sản nước ngọt phong phú,
giàu có.
Mặc dù là nội dung đã giảm tải theo CV Số: 4040/BGDĐT-GDTrH về việc
hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch
Covid-19 năm học 2021 - 2022, Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2021, nhưng GV có thể
hướng dẫn học sinh tự học nội dung hạn chế của khu vực đồi núi đến sự phát triển
kinh tế - xã hội thơng qua phân tích câu ca dao:
“Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thuỷ thì sợ sóng thần Hang Dơi”
22


Đèo Hải Vân thuộc dãy núi Bạch Mã địa hình cao, phức tạp. Giao thông qua
đèo Hải Vân trước khi có đường hầm gặp nhiều khó khăn. Câu ca dao nói lên
những khó khăn của địa hình miền núi đến ngành giao thông vận tải nước ta. Ngày
nay để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cùng với sự tiến bộ của
khoa học kĩ thuật, nước ta đã thiết kế xây dựng đường hầm Hải Vân.
Khi dạy nội dung Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, Giáo viên
có thể sử dụng phương án sau:
Dựa vào hiểu biết của bản thân và quan sát bản đồ trả lời các câu hỏi: Đoạn
thơ sau đây nói lên ảnh hưởng nào của Biển Đơng tới nước ta:
“ Tổ quốc tơi ba nghìn cây số biển
Móng Cái - Cà Mau hình chiếc lưỡi cầu

Câu những túi vàng đen mỏ dầu trong lịng đất”
(Tổ quốc tơi ba nghìn cây số biển - Nguyễn Trọng Phú)
Chứng minh Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản? Tại sao vùng
ven biển Nam Trung Bộ rất thuận lợi cho hoạt động làm muối? (Do có nhiệt độ
cao, sóng gió, nhiều nắng, ít mưa, lại chỉ có một vài con sơng ra biển).
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các câu ca dao sau và cho biết câu ca dao đó
nói về ảnh hưởng nào của Biển Đông tới thiên nhiên nước ta:
“ Những người đi biển làm nghề
Thấy dòng nước nóng thì về đừng đi
Sóng lừng, bụng biển ầm ì
Bão mưa ta tránh chớ hề ra khơi”
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS
và kết luận các ý đúng và đưa ra kết luận chung.
Khi dạy phần ảnh hưởng của biển Đơng đến khí hậu Việt Nam, các khối khí
khi đi qua biển đã biến tính làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí
hậu hải dương điều hồ hơn, lượng mưa và độ ẩm lớn, giảm tính khắc nghiệt của
thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
Giáo viên có thể lồng ghép một số câu ca dao, tục ngữ như:
“ Mùa nực gió đơng thì đồng đầy nước”
“ Mùa nực” tức là nói đến mùa nóng - mùa hè, có gió thổi theo hướng Đơng,
Đơng Nam mang hơi nước từ biển thổi vào dễ gây ra mưa, nên có hiện tượng “
đồng đầy nước”

23


Việt Nam nằm trong khu vực có gió Tín Phong hoạt động quanh năm. Tuy
nhiên do nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á nên gió Tín Phong bị gió mùa
lấn át, chỉ biểu hiện vào các thời kì chuyển mùa.
Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất gió mùa

được biểu hiện với một năm có hai mùa gió chính là gió mùa mùa đơng và gió mùa
mùa hạ. Tính chất gió mùa cịn ảnh hưởng rất lớn sự phân hố khí hậu nước ta cả
về không gian và thời gian: Miền Bắc có 2 mùa: Mùa đơng lạnh, ít mưa, mùa hạ
nóng ẩm mưa nhiều. Miền Nam có 2 mùa: mưa và khô. Giữa Tây Nguyên và đồng
bằng ven biển Trung Trung Bộ lại có sự đối lập giữa mùa mưa và mùa khơ.
Gió mùa mùa đơng: bản chất là khối khí lạnh phương Bắc, di chuyển theo
hướng Đơng Bắc tác động vào miền Bắc nước ta. Hoạt động từ tháng XI đến tháng
IV năm sau tạo cho miền Bắc nước ta một mùa đơng lạnh, trong đó nửa đầu mùa
đơng thời tiết lạnh khơ, cịn nửa sau mùa đơng thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn ở
vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Để làm rõ hơn tính chất và tác động của gió mùa Đơng Bắc, GV có thể dẫn
chứng một số câu ca dao, tục ngữ sau:
“ Mùa đông mưa dầm gió Bấc”
“ Mưa dầm” là loại mưa phùn (mưa bay) rơi dai dẳng từ ngày nọ sang ngày
kia, hạt mưa nhỏ như hạt bụi, rơi xuống mặt đất hay mặt nước cũng không để lại
dấu vết gì. Sở dĩ có loại mưa này do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc đi qua biển
vào cuối mùa đơng (do áp Alê út hút gió) cịn gió Bấc là do gọi lệch chữ Bắc mà
ra, đó chính là gió mùa Đơng Bắc. Cái rét tê tái, buốt tận xương tuỷ của thời tiết
mùa đơng cịn được Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn tả qua 2 câu thơ:
“Gió sắc tựa gươm mài đá núi
Rét như dùi nhọn chích cành cây”
Chính cái rét ấy cũng là một nét cực đoan của khí hậu miền Bắc nước ta
trong mùa đơng, nhất là ở miền núi cao.
Gió mùa mùa hạ: Thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam (riêng Bắc Bộ có
hướng Đơng Nam), từ tháng V đến tháng X nhưng nguồn gốc từ 2 khối khí khác
nhau. Đầu mùa hạ là khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương, gây mưa lớn cho
đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi
chạy dọc biên giới Việt - Lào xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần
nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khơ nóng (gọi là gió Phơn - gió
Lào). Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán

cầu Nam, hoạt động mạnh, gây nóng ẩm mưa nhiều trong cả nước.
Để cho HS thấy rõ hơn những đặc điểm của thời tiết mùa hạ, GV có thể dẫn
chứng một số câu ca dao, tục ngữ sau:
24


“Mùa hè mưa to gió lớn”
Ở miền Bắc, mùa hè từ tháng V đến tháng X, do ảnh hưởng của gió mùa
mùa hạ (gió mùa Tây Nam) như đã nói ở trên, đồng thời do tác động của những
nhiễu loạn hồn lưu khí quyển (dơng, bão, dải hội tụ nhiệt đới…) nên mưa nhiều,
mưa lớn.
Hay để nói biến trình năm của lượng mưa ở miền Bắc nước ta, tục ngữ có
câu:
“Mưa tháng bảy gãy cành trám”
Câu tục ngữ này đã nói một cách chính xác biến trình năm của lượng mưa ở
Bắc Bộ, lượng mưa trong năm xảy ra vào tháng VII dương lịch ở các miền Tây
Bắc, Đông Bắc và trung du. Còn ở miền đồng bằng và ven biển (từ Hồng Gai trở
xuống) lượng mưa cực đại vào tháng VIII. Mưa tháng VII còn được gọi là mưa
Ngâu.
Câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Ở Bắc Bộ vào đầu mùa hạ thường xảy ra hiện tượng mưa giơng do có sự
tranh chấp của các khối khí. Sấm thường được hình thành vào mùa hè. Trong quá
trình phát ra tia lửa điện nung nóng khơng khí, ni tơ tự do trong khơng khí tổng
hợp tạo ra muối ni tơ theo nước mưa giông rơi xuống, cung cấp một nguồn đạm tự
nhiên từ khí trời khá lớn cho cây trồng thêm tốt tươi. Lúa chiêm ở miền Bắc từ
tháng hai đến tháng sáu là thời kì đẻ nhánh và làm địng, gặp mưa giơng đầu mùa
thì lúa sẽ phát triển mạnh hơn mùa màng bội thu.
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản

xuất và đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp. Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu có sự
phân hố đa dạng (theo mùa, theo độ cao, theo Bắc - Nam) tạo điều kiện để nước ta
phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm năng suất cao, nhất là trồng
lúa nước, có khả năng xen canh, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật ni,... Tuy
nhiên, tính thất thường của thời tiết, khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác,
cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phịng trừ dịch bệnh,…
trong sản xuất nơng nghiệp.
Để liên hệ gần gũi với thực tiến, GV có thể lấy ví dụ rất nhiều câu ca dao, tục
ngữ nói về ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu nước ta đối với sản xuất nơng
nghiệp, nhất là tính mùa vụ như:
“Tháng chạp là tiết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
25


×