Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nhận dạng và phân tích rủi ro Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.54 KB, 52 trang )

1

1

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại cũng như thời gian thực
tập tại Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt, em đã được các thầy cô trong khoa
Quản trị kinh doanh và Ban giám đốc cùng các anh chị nhân viên trong cơng ty đã
giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa quản trị kinh doanh trường
Đại học Thương Mại đã tận tình chỉ dẫn em những kiến thức cơ bản và hữu ích giúp
em có cái nhìn khoa học khi giải quyết vấn đề trong đề tài của mình và trong thời gian
thực tập cũng như công việc sau này. Và em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới ThS Đào
Hồng Hạnh người đã trực tiếp hướng dẫn em hồn thành khóa luận này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng anh chị nhân viên
trong công ty đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty cũng như cung cấp cho em
những thơng tin thực tế để em hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


2

2

MỤC LỤC

2



3

3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

3


4

4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
CP
DN
ĐTCT
ĐVT
KD
KH
NV
NXB


4

GIẢI THÍCH
Cổ phần
Doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh
Đơn vị tính
Kinh doanh
Khách hàng
Nhân viên
Nhà xuất bản
Quyết định


5

5

5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời buổi nền kinh tế phát triển như hiện nay với những tiến bộ khoa học
kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại đã mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp
nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro mới với mức độ ngày càng
tăng. Hiện tại, cường độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn, phải đối mặt với
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thiên nhiên khắc nghiệt xảy ra liên tiếp và bất thường đã
đặt ra những khó khăn, thách thức lớn cho các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát
triển.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng phải đối mặt với những rủi ro,
bởi chúng xuất hiện ở khắp nơi, trong tất cả những hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Mặt khác đối với ngành may mặc nếu xảy ra rủi ro thì mức độ thiệt hại
về tài chính, uy tín của doanh nghiệp là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động
sản xuất kinh doanh và uy tín của cơng ty ví dụ như nguy cơ rủi ro mất cơ hội kinh

doanh, mất đối tác, mất hợp đồng…Vì vậy nhận dạng và phân tích rủi ro là hoạt động
không thể thiếu của các doanh nghiệp nói chung và các đơn vị hoạt động trong ngành
may mặc nói riêng để giúp doanh nghiệp giảm thiểu những tổn thất bất ngờ, phịng
ngừa những sự cố có thể xảy ra, giảm chi phí xử lý rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Qua thời gian thực tập ở Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt cho thấy hoạt
động nhận dạng và phân tích rủi ro của cơng ty cịn nhiều tồn tại và vướng mắc. Công
ty chưa thành lập bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro. Công tác quản trị rủi ro của
doanh nghiệp cịn thiếu bài bản và chưa có quy trình rõ ràng nên hiệu quả đem lại chưa
cao. Đặc biệt hoạt động trong ngành xây dựng, Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc
Việt phải đối mặt với rất nhiều rủi ro lớn như: Rủi ro từ sự biến động giá đầu vào
nguyên vật liệu, rủi ro từ chi phí nhân cơng hay rủi ro về tai nạn lao động…Chính từ
những hạn chế trong công tác nhận dạng và phân tích rủi ro mà cơng ty hiện nay đang
thiếu chủ động trước sự bất ổn của nền kinh tế và gặp khơng ít khó khăn trong hoạt
động kinh doanh của mình. Từ những kết quả thu được qua quá trình tìm hiểu thực
tiễn hoạt động nhận dạng và phân tích rủi ro của công ty kết hợp với kiến thức em tiếp


6

6

6

thu được trong quá trình học tập tại nhà trường, em đã lựa chọn vấn đề: “Nhận dạng
và phân tích rủi ro của Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt” làm đề tài nghiên
cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình các nghiên cứu có liên quan

Để có thể phân tích được đề tài làm rõ được nội dung nghiên cứu thì tác giả đã

tham khảo một số tư liệu, cơng trình nghiên cứu sau:
+ Trần Hùng, (2017), Quản trị rủi ro, NXB Hà Nội.
Cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong việc xây
dựng nền tảng phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Trong đó đề cập chi tiết đến
các nội dung nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro đồng thời
kiểm soát và tài trợ rủi ro ứng dụng với từng loại hình và doanh nghiệp đặc thù.
+ Lê Anh Dũng và Bùi Mạnh Hùng, (2015), Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp
xây dựng, NXB Xây Dựng.
Cuốn sách trình bày những nội dung cơ bản về quản trị rủi ro nói chung và các
hoạt động quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp xây dựng nói riêng hiện nay. Từ việc
đề cập đến các loại rủi ro thường gặp, quy trình quản lý rủi ro và tổ chức thực hiện
quản lý rủi ro tới các phương pháp phân tích và phòng ngừa rủi ro trong các doanh
nghiệp xây dựng.
+ Nguyễn Quang Thu, (2014), Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp,
NXB Thống Kê.
Xuyên suốt nội dung của cuốn sách, tác giả cung cấp cái nhìn tồn diện và đúng
về quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp để từ đó người đọc có các quyết định
về phòng ngừa hay xử lý rủi ro tốt nhất, tránh được những tổn thất bất ngờ có thể dẫn
đến sự phá sản của tổ chức.
+ Jonathan Reuvid (2014), Quản lý rủi ro kinh doanh, NXB Hồng Đức.
Tác giả đề cập chi tiết đến hoạt động quản trị rủi ro, trong đó đề cao vai trị của
cơng tác nhận dạng và phân tích các rủi ro tồn tại trong doanh nghiệp từ đó làm cơ sở
cho việc đo lường và đánh giá rủi ro để đề ra các biện pháp kiểm sốt và tài trợ rủi ro
cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Cuốn sách hướng dẫn thực tế về những lĩnh
vực rủi ro tiềm năng này chứa đựng lời khuyên quý báu cho người đọc, cung cấp
những ý tưởng căn bản cho việc quản trị rủi ro một cách tổng quát và dễ hiểu.


7


7

7

+ Ngô Quang Huân, (2008), Quản trị rủi ro, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh,
NXB Thống Kê.
Cuốn sách cung cấp các kiến thức và kỹ năng về quản trị rủi ro một cách tồn
diện trong đó đặc biệt nhấn mạnh các phương pháp được sử dụng để đo lường và đánh
giá rủi ro một cách chi tiết cụ thể, áp dụng với từng loại rủi ro và đặc thù của các loại
hình doanh nghiệp
+ Frank Knight, (1921), Rủi ro, không chắc chắn và lợi nhuận, NXB Thống Kê .
Cuốn sách đưa ra định nghĩa về rủi ro và các góc nhìn giải thích sự điều tiết lợi
nhuận trong kinh doanh dưới dạng rủi ro bất định. Các chủ đề liên quan đến quản trị
rủi ro đề cập tại đây xoay quanh việc nhận dạng và phân tích rủi ro của doanh nghiệp
ứng với từng giai đoạn phát triển đã tính đến các yếu tố tác động từ mơi trường, cho
người đọc cái nhìn khách quan về tư duy quản trị rủi ro thời kỳ đầu nghiên cứu.
+ Bùi Thị Ánh Hồng, (2019), “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại Công ty
Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Quản trị doanh nghiệp
thương mại, Đại học Thương Mại.
Đề tài này đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản
trị rủi ro của doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp để cải thiện công tác quản trị rủi
ro của Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội.
+ Phạm Bích Ngọc, (2018), “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ
Phần Tập Đồn Tân Long”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Quản trị doanh nghiệp
thương mại, Đại học Thương Mại.
Đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng cơng tác phịng tránh, giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Long và đề xuất những giải
pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của công ty.
+ Trương Thị Thảo, (2018), “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ
Phần Tư Vấn Và Xây Dựng Đơ Thị Hà Nội”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Quản trị

doanh nghiệp thương mại, Đại học Thương Mại.
Đề tài đã đánh giá được thực trạng của Công ty Cổ Phần Tư Vấn Và Xây Dựng
Đô Thị Hà Nội và chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của
công ty. Xem xét những vấn đề cịn tồn tại và ngun nhân của cơng tác quản trị rủi ro,
cân nhắc tới mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.


8

8

8

Khóa luận “Nhận dạng và phân tích rủi ro của Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến
Trúc Việt” là một nghiên cứu mới không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, tập
trung phân tích đề xuất cho Cơng ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt các giải pháp
hoàn thiện cơng tác nhận dạng và phân tích rủi ro của công ty trong thời gian tới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài được tiến hành với mục tiêu: Đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác nhận dạng và phân tích rủi ro của Cơng ty Cổ Phần Thiết Kế Triến Trúc Việt.
Để đạt được những điều này, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
+ Một là, Hệ thống hóa lý luận về nhận dạng và phân tích rủi ro trong kinh doanh
của doanh nghiệp.
+ Hai là, Phân tích làm rõ thực trạng về nhận dạng và phân tích rủi ro của Công
ty Cổ Phần Thiết Kế Triến Trúc Việt.
+ Ba là, Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơng tác nhận dạng và phân tích
rủi ro của Cơng ty Cổ Phần Thiết Kế Triến Trúc Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Công tác nhận dạng và phân tích rủi ro tại Cơng ty Cổ
Phần Thiết Kế Triến Trúc Việt.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tại Công ty Cổ Phần Thiết Kế Triến Trúc Việt tại Số 15, Ninh
Kiều, Thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác nhận dạng và phân tích rủi ro
từ năm 2016 đến năm 2018 của Cơng ty Cổ Phần Thiết Kế Triến Trúc Việt.
Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những rủi ro chủ yếu của Công ty
Cổ Phần Thiết Kế Triến Trúc Việt thường gặp phải và công tác nhận dạng và phân tích
rủi ro của cơng ty để xử lý những rủi ro trên đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện
cơng tác nhận dạng và phân tích rủi ro tại công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thơng qua số liệu, tài liệu được tìm thấy ở các phịng
ban của cơng ty. Dữ liệu thứ cấp được sử dụng bao gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh các năm 2016, 2017, 2018 từ phịng kế tốn, tài liệu của phòng kinh doanh. Các tài


9

9

9

liệu về cơng tác nhận dạng và phân tích rủi ro của cơng ty và các sách, giáo trình, khóa luận
có liên quan đến đề tài nghiên cứu của khóa trước.
 Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp


Phương pháp so sánh đối chiếu số liệu: Trên các cơ sở dữ liệu thu thập được, em
lập bảng so sánh để thấy rõ sự khác biệt về tần số xuất hiện, mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố tới công tác nhận dạng và phân tích rủi ro tại cơng ty.
5.2.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp quan sát: Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã sử dụng
phương pháp này để quan sát và thu thập thông tin dữ liệu trong nội bộ công ty, quy trình
làm việc và cơng tác nhận dạng và phân tích rủi ro tại cơng ty một cách trực tiếp và
khách quan nhất. Từ đó đúc rút ra những thơng tin tổng hợp nhằm phục vụ cho việc phân
tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác nhận dạng và phân tích rủi ro của cơng
ty trong bài khóa luận.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được thực hiện thơng qua
hình thức phỏng vấn trực tiếp, thông tin thu thập bằng việc hỏi trực tiếp về cơng tác
nhận dạng và phân tích rủi ro tại cơng ty.
Số lượng người phỏng vấn: 1 Người.
Đối tượng phỏng vấn: Giám đốc – Ông Bùi Viết Lê
Nội dung phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn tập trung tập trung làm rõ quan
điểm của ban lãnh đạo công ty về thực trạng cơng tác nhận dạng và phân tích rủi ro tại
công ty hiện nay chi tiết tại Phụ lục 01.
Phương pháp điều tra trắc nghiệm: Phương pháp này thu thập dữ liệu thông qua
phiếu điều tra về một số vấn đề liên quan đến công tác nhận dạng và phân tích rủi ro
tại cơng ty. Phiếu điều tra gồm 8 câu hỏi được thiết kế sẵn theo mẫu Phụ lục 02 chủ
yếu tập trung làm rõ về sự hiểu biết và quan điểm của cán bộ nhân viên trong công ty
về rủi ro và công tác nhận dạng và phân tích rủi ro tại cơng ty. Tác giả tiến hành phát
phiếu khảo sát cho 12 người là nhân viên của Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc
Việt kết quả thu về 12 phiếu hợp lệ để tổng hợp phân tích.

 Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp

Trên cơ sở các câu trả lời của Giám đốc và tổng hợp câu trả lời từ phiếu điều tra
có thể làm rõ thêm những vấn đề: Hiệu quả của những biện pháp nhận dạng và phân


10

10

10

tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của cơng ty. Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại,
yếu kém của hoạt động nhận dạng và phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
cơng ty.
Phương pháp phân tích kinh tế: Phương pháp này được sử dụng để thống kê các
kết quả điều tra được từ phiếu điều tra như thống kê thực trạng rủi ro tại công ty, thống
kê các nhân tố ảnh hưởng tới công tác nhận dạng và phân tích rủi ro tại cơng ty.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp
các thông tin đã thu thập cũng như các kết quả đã xử lý để đưa ra kết quả chung nhất
về vấn đề đang nghiên cứu. Khái quát rủi ro chính mà cơng ty gặp phải trong hoạt
động kinh doanh của công ty. Nguyên nhân gây ra rủi ro, mức tổn thất, thiệt hại cụ thể
đồng thời tổng hợp các biện pháp đã áp dụng để đối phó và phịng ngừa rủi ro.
6. Kết cấu đề tài

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì khóa
luận được kết cấu làm 3 phần:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nhận dạng và phân tích rủi ro trong doanh
nghiệp.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng nhận dạng và phân tích rủi ro tại

Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt.
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị giải pháp hoàn thiện cơng tác nhận dạng và phân
tích rủi ro tại Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt.


11

11

11

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm rủi ro

Hiện nay có rất nhiều quan điểm về rủi ro, các định nghĩa được phát biểu tùy
theo quan điểm của từng người và từng ngành.
Theo quan điểm của bảo hiểm: “Rủi ro được định nghĩa là sự tổn thất ngẫu
nhiên, là khả năng có thể gây tổn thất, có thể xuất hiện một biến cố khơng mong đợi.”
Theo quan điểm của các nhà đầu tư: “Rủi ro nghĩa là khơng có được giá trị hiện
tại rịng và suất sinh lợi như dự tính.”
Theo quan điểm truyền thống: “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn có thể xảy
ra cho con người.”
Theo quan điểm hiện đại: “Rủi ro là khả năng sẽ xảy ra một kết quả có lợi hay
khơng có lợi từ mối nguy hiểm hiện hữu. Hay rủi ro là một điều kiện trong đó khả
năng một sự bất lợi sẽ xuất hiện so với dự đốn khi có biến cố xảy ra.”
Nhìn chung, rủi ro được hiểu theo nghĩa khơng những chỉ là khả năng mà cịn là
tổn thất của chính bản thân nó hoặc của một vật thể, của một chất có sự hiện diện của

mối nguy hiểm.
1.1.2. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh

Theo Ngô Quang Xuân, (2008): “Rủi ro trong kinh doanh là những vận động
khách quan bên ngồi chủ thể kinh doanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong
quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh, tàn phá những thành quả hiện có và bắt buộc
các chủ thể phải chi nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực trong quá trình kinh doanh
hoặc trong q trình phát triển của mình”. Nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát,
thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời nhưng cũng có thể đưa đến những lợi
ích, những cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Như vậy, rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn
trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá các thành quả đang có,
bắt buộc các chủ thể phải chi nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình
phát triển của mình.


12

12

12
1.1.3.

Khái niệm nhận dạng rủi ro trong kinh doanh
Theo Trần Hùng (2017), Giáo trinh Quản trị rủi ro:“Nhận dạng rủi ro là quá
trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro bất định có thể xảy ra trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của nhận dạng rủi ro bao gồm
nhận dạng mối hiểm họa, mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro. Trong đó, mối hiểm họa là
các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng tổn thất và mức độ của rủi ro suy đoán. Mối nguy
hiểm là nguyên nhân tổn thất cịn nguy cơ rủi ro có thể là kết quả hay hậu quả có khả

năng xảy ra với các đối tượng chịu tác động của rủi ro đó.”

1.1.4. Khái niệm phân tích rủi ro trong kinh doanh

Theo Trần Hùng (2017), Giáo trình Quản trị rủi ro:“Phân tích rủi ro là quá trình
nghiên cứu,làm rõ những yếu tố rủi ro,xem xét các khả năng xảy ra rủi ro và mức độ
tổn thất”
1.2. Các nội dung lý luận của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
1.2.1. Phân loại rủi ro trong kinh doanh

Hiện nay theo từng quan điểm khác nhau và theo nhiều cách phân loại theo các
tiêu chí khác nhau sẽ chia thành các loại rủi ro khác nhau. Dưới đây là một số cách
phân loại rủi ro như sau:
 Phân loại theo tính chất của rủi ro

Rủi ro sự cố: Là những rủi ro gắn liền với sự cố ngẫu nhiên ngồi dự kiến khách
quan và khó tránh khỏi.
Rủi ro cơ hội: Là những rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể.
Nếu xét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm:
+ Rủi ro liên quan đến quá trình trước khi ra quyết định: Liên quan đến việc thu
thập xử lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định.
+ Rủi ro trong quá trình ra quyết định: Rủi ro phát sinh do chọn quyết định này
mà không chọn quyết định khác.
+ Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: Rủi ro về sự tương hợp
giữa kết quả thu được với dự kiến ban đầu.
 Phân loại theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro

Rủi ro thuần túy tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng khơng có cơ hội kiếm
lời, hay nói cách khác rủi ro trên đó khơng có khả năng sinh lợi nhưng có khả năng tổn
thất.



13

13

13

Rủi ro suy đốn tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời cũng như tồn tại một nguy cơ
tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng sinh lời vừa có khả năng tổn thất.
 Phân loại theo khả năng phân tán, chia sẻ

Rủi ro có thể phân tán: Là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thơng qua những thỏa
hiệp đóng góp (tài sản, tiền bạc…) và chia sẻ rủi ro.
Rủi ro không thể phân tán: Là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc
hay tài sản khơng có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia
vào quỹ đóng góp chung.
 Phân loại theo các giai đoạn phát triển của công ty

Giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận.
Giai đoạn trưởng thành: Rủi ro tốc độ tăng trưởng của doanh thu không tương
hợp với tốc độ tăng trưởng của chi phí.
Giai đoạn suy thối: Rủi ro phá sản.
1.2.2. Nội dung của nhận dạng rủi ro

Cơ sở để nhận dạng rủi ro là từ nguồn rủi ro, từ môi trường hoạt động bên trong,
bên ngồi doanh nghiệp hoặc có thể nhận dạng từ nhóm đối tượng chịu sự tác động
của rủi ro đó. Cụ thể:
Nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm) thường được tiếp cận
là ở yếu tố của môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

+ Mơi trường chung: Mơi trường chính trị pháp luật, mơi trường kinh tế, môi
tường khoa học công nghệ, môi trường văn hóa xã hội, mơi trường tự nhiên.
+ Mơi trường đặc thù: Khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan
hữu quan.
+ Môi trường bên trong: Nhận thức của con người nói chung và của nhà quản trị
nói riêng.
Nhóm đối tượng rủi ro (nguy cơ rủi ro):
+ Nguy cơ rủi ro về tài sản là khả năng tổn thất về tài sản vật chất (tài sản hữu
hình: Động sản và bất động sản; tài sản vơ hình: Thương hiệu, quyền tác giả, sự hỗ trợ
về chính trị…), tài sản tài chính (các loại cổ phiếu và trái phiếu). Tài sản có thể bị hư
hỏng, bị hủy hoại hay tàn phá mất mát hoặc giảm giá trị theo nhiều cách khác nhau.
+ Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý là nguy cơ có thể gây ra các tổn thất về
trách nhiệm pháp lý đã được quy định.
+ Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực là rủi ro liên quan đến “tài sản con người”
của doanh nghiệp. Rủi ro có thể gây tổn thương hoặc tử vong cho các nhà quản lý,


14

14

14

cơng nhân viên hay các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp như khách hàng, nhà
cung cấp, người cho vay, các cổ đơng. Vì vậy quản trị rủi ro về nguồn nhân lực phải
quan tâm đến các lợi ích về kinh tế và thể chất của con người.
Có rất nhiều phương pháp nhận dạng rủi ro, dưới đây là một số phương pháp:
+ Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê (thiết lập bảng kê) là việc đi tìm
câu trả lời cho câu hỏi đặt ra trong các tình huống nhất định, để từ đó nhà quản trị có
những thông tin nhận dạng và xử lý các đối tượng rủi ro. Bảng liệt kê thực chất là liệt

kê các tổn thất tiềm năng.
+ Phương pháp phân tích báo cáo tài chính.
+ Phương pháp lưu đồ, phương pháp thanh tra hiện trường.
+ Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp.
+ Phương pháp làm việc với bộ phận bên ngồi của doanh nghiệp.
+ Phương pháp phân tích hợp đồng.
+ Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ.
1.2.3 Nội dung của phân tích rủi ro
Nội dung phân tích bao gồm phân tích hiểm họa, phân tích nguyên nhân và phân
tích tổn thất. Phương pháp phân tích là dựa trên phiếu điều tra, phỏng vấn chuyên sâu,
thanh tra hoặc dựa trên báo cáo trong quá khứ và hiện tại. Cụ thể như sau:
+ Phân tích hiểm họa là phân tích các điều kiện, các yếu tố tạo ra hoặc tăng các
khả năng tổn thất khi rủi ro xảy ra. Để phân tích các điều kiện, yếu tố có thể sử dụng
phương pháp điều tra bằng các mẫu điều tra khác nhau, tùy thuộc vào những tình
huống của các đối tượng rủi ro hoặc là thông qua quá trình kiểm sốt trước, kiểm sốt
sau để phát hiện ra mối hiểm họa.
+ Phân tích nguyên nhân rủi ro
Khi phân tích nguyên nhân rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải phân tích nguyên nhân
liên quan tới yếu tố con người và yếu tố kỹ thuật.
Yếu tố con người: Con người là tài sản quý giá của tổ chức, nhưng không thuộc
quyền sở hữu của tổ chức. Các kỹ năng, trình độ, khả năng thích nghi với mơi trường
làm việc của mỗi người lao động là khác nhau nên rủi ro luôn xảy ra. Vì vậy, mỗi tổ
chức cần xây dựng một môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp để có thể
duy trì nhân sự tối ưu, phát huy khả năng làm việc hiệu quả của họ để giảm thiểu các
rủi ro có thể xảy ra.
Yếu tố kỹ thuật: Kỹ thuật là nhân tố quan trọng có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến quá trình sản xuất ra các sản phẩm mới, máy móc thiết bị mới…yếu tố kỹ


15


15

15

thuật giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Mức độ ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật phụ thuộc vào tính chất đặc thù của từng loại
hình sản phẩm và hình thức kinh doanh. Yếu tố kỹ thuật có tác động hai mặt là mang
lại cơ hội cho các doanh nghiệp trong q trình phát triển nhưng nó cũng mang lại
những thách thức. Vì thế cần nắm bắt đúng kỹ thuật, thực hiện đúng kỹ thuật và
nghiên cứu tìm hiểu, nâng cao các yếu tố kỹ thuật trong các hoạt động của tổ chức,
doanh nghiệp để từ đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro từ yếu tố kỹ thuật một cách
hiệu quả nhất.
Ngồi ra, có thể kết hợp hai ngun nhân trên: Nguyên nhân rủi ro một phần phụ
thuộc vào yếu tố kỹ thuật còn một phần phụ thuộc vào yếu tố con người. Để cơng việc
phân tích các rủi ro được chi tiết và chính xác hơn.
Dưới đây là hai nguyên nhân chủ quan và khách quan mà một tổ chức hay doanh
nghiệp trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh đều phải phân tích.
Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn
hán, núi lửa….Các rủi ro này thường có hai đặc điểm chung: Khả năng dự báo, dự
đoán thấp, xảy ra bất ngờ và gây thiệt hại trên quy mô lớn, không chỉ cho một vùng
miền, một ngành hàng, một cộng đồng mà cho cả một nền kinh tế, một số quốc gia
hoặc cả thế giới. Nói dự đốn, dự báo là khó nhưng các hiện tượng thiên nhiên này
cũng hoạt động theo quy luật, do đó các doanh nghiệp cũng có thể chủ động phịng
tránh hoặc lựa chọn giải pháp thích hợp.
Ngun nhân từ mơi trường kinh doanh bao gồm các rủi ro pháp lý, rủi ro từ
chính trị, rủi ro xã hội, rủi ro kinh tế và rủi ro từ các hoạt động của doanh nghiệp như
hoạt động với khách hàng, với nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh.
Nguyên nhân chủ quan: Các rủi ro từ chính trong nội bộ doanh nghiệp như thái
độ của doanh nghiệp, sự yếu kém của cán bộ quản lý và nhân viên, thiếu đạo đức và

văn hóa kinh doanh, thiếu động cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ. Nguồn thông tin
yếu kém trong tổ chức ảnh hưởng tới các quyết định và việc đưa ra các chính sách, cơ
chế quản lý trong tổ chức.
+ Phân tích tổn thất:
Phân tích những tổn thất đã xảy ra: Dựa trên sự đo lường để đánh giá những tổn
thất đã xảy ra.
Căn cứ vào nguyên nhân, hiểm họa rủi ro người ta dự đốn những tổn thất có thể


16

16

16
có.

Các phương pháp phân tích rủi ro có thể sử dụng là: Phương pháp thống kê kinh
nghiệm, phương pháp xác suất thống kê, phương pháp phân tích cảm quan, phương
pháp chuyên gia và phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động.
+ Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro là xây dựng tần suất xuất hiện rủi ro và tiến độ hay mức độ
nghiêm trọng của rủi ro.
Bảng 1.1: Tần suất và biên độ xuất hiện rủi ro
Tần suất xuất hiện
Cao

Thấp

Biên độ xuất hiện


1.
2.
3.
4.

Cao

1.Rủi ro nhiều mức độ
2.Rủi ro mức độ cao
nghiêm trọng cao

Thấp

3.Tần suất xuất hiện cao, 4.Có rủi ro nhưng tần suất
rủi ro không cao
không nhiều

Nhà quản trị rủi ro nhất định phải quan tâm đến nhóm này.
Cần tập trung nhưng thấp hơn nhóm 1.
Tập trung quản trị rủi ro nhưng ở mức độ tập trung nhiều lần.
Quản trị rủi ro ở nhóm này ở mức độ thấp.
Sau khi thực hiện việc phân tích một cách chi tiết các rủi ro có khả năng xảy ra
với doanh nghiệp thì các nhà quản trị sẽ biết được những rủi ro nào có tần số xuất hiện
thấp trong suốt tiến trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như biên độ rủi
ro chính là loại rủi ro khác nhau có thể đến với doanh nghiệp. Đo lường rủi ro được
định nghĩa là việc đo lường khả năng xảy ra tổn thất khi rủi ro xảy ra hay chính là tính
tốn xác định tần suất và biên độ rủi ro. Phương pháp đo lường bao gồm 4 phương
pháp định tính, phương pháp định lượng, phương pháp phân tích tổng hợp và dự báo
tổn thất.
Phương pháp định tính: Là phương pháp cảm quan, sử dụng kinh nghiệm của các

chuyên gia để xác định tỷ lệ tổn thất, qua đó ước lượng tổng số tổn thất.
Phương pháp định lượng bao gồm:
+ Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp xác định các tổn thất bằng các công cụ
đo lường trực tiếp như cân đo đong đếm…


17

17

17

+ Phương pháp gián tiếp: Là phương pháp đánh giá tổn thất thơng qua việc suy
đốn tổn thất, thường được áp dụng với những thiệt hại vơ hình như chi phí cơ hội,
giảm sút sức khỏe, tinh thần hoặc mất uy tín, mất thương hiệu sản phẩm.
+ Phương pháp xác suất thống kê: Là phương pháp xác định tổn thất bằng cách
xác định các mẫu đại diện, tính tỷ lệ tổn thất trung bình qua đó xác định tổng số tổn
thất.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ
kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất.
Phương pháp dự báo tổn thất: Là phương pháp người ta dự đốn những tổn thất
có khi rủi ro xảy ra. Phương pháp này dựa trên cơ sở đo lường xác suất rủi ro, mức độ
tổn thất trung bình của mỗi sự cố, từ đó dự báo mức tổn thất trung bình có thể xảy ra
trong kỳ kế hoạch.
1.2.4. Sự cần thiết của nhận dạng và phân tích rủi ro trong kinh doanh

Nhận dạng và phân tích rủi ro giúp doanh nghiệp nhận dạng được rủi ro để có các
biện pháp chủ động phòng ngừa nhằm hạn chế tới mức tối đa các tổn thất đến với
doanh nghiệp.
Nhận dạng và phân tích rủi ro góp phần thực hiện được mục tiêu, sứ mạng của

doanh nghiệp qua việc lựa chọn chiến lược ít rủi ro cho doanh nghiệp. Bảo vệ và tăng
cường tài sản cũng như hình ảnh của doanh nghiệp.
Nhận dạng và phân tích rủi ro góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực đồng thời giảm thiểu tới mức thấp nhất hoặc né tránh được các tổn
thất về con người và tài sản cho doanh nghiệp.
1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác nhận dạng và phân tích rủi ro của doanh
nghiệp

1.3.1. Các nhân tố khách quan
1.3.1.1.
Các yếu tố môi trường vĩ mô
 Yếu tố kinh tế

Kinh tế là yếu tố hết sức phức tạp và tiềm ẩn rất nhiều các rủi ro nghiêm trọng.
Các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp sẽ ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế, lạm phát, giá cả thất thường, tỷ lệ cung cầu khơng ổn định, chính sách
tiền tệ thay đổi, lãi suất ngân hàng khơng cố định…và có thể gặp những rủi ro nghiêm
trọng. Những rủi ro từ yếu tố kinh tế thông thường khá phức tạp và hầu như không thể


18

18

18

lường trước nên gây ảnh hưởng trực tiếp tới công tác nhận dạng và phân tích rủi ro của
các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu các nhà quản trị khơng xác

định được các rủi ro có thể xảy ra một cách đúng đắn và không xây dựng được các
biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng cho cả doanh
nghiệp.
 Yếu tố chính trị, pháp luật

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong một mơi trường chính trị bất ổn thì
doanh nghiệp ln gặp phải những rủi ro bất khả kháng không lường trước được. Hậu
quả của những loại rủi ro này sẽ rất nghiêm trọng bởi vì rủi ro chính trị thường là
nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro và tổn thất khác.
Rủi ro do yếu tố pháp luật xuất phát từ hệ thống luật pháp không ổn định, có
nhiều sơ hở và thiếu sự thống nhất. Sự thay đổi theo hướng bất lợi của các quy phạm
pháp luật, văn bản pháp lý làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh. Khi pháp luật thay
đổi, các tổ chức cá nhân không nắm vững những thay đổi, không theo kịp các chuẩn
mực mới hoặc khơng phản ứng kịp thì chắc chắn sẽ gặp những rủi ro và tổn thất lớn.
 Yếu tố văn hóa, xã hội

Văn hóa là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cơng tác quản trị rủi ro trong doanh
nghiệp bởi nếu các nhà quản trị trong doanh nghiệp khơng có sự hiểu biết đầy đủ về
phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo, lối sống, thói quen tiêu dùng…của các dân
tộc khác nhau, các khu vực cũng như vùng miền khác nhau thì từ đó sẽ dẫn đến việc
các chiến lược, chính sách kinh doanh khơng phù hợp gây ra những tổn thất cho doanh
nghiệp. Hơn nữa, khi thực hiện kinh doanh trong một môi trường đa văn hóa, đa sắc
tộc thì cũng sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều rủi ro khác nhau
trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, yếu tố văn hóa gây khó khăn, ảnh hưởng tới
việc thực hiện công tác quản trị rủi ro của các nhà quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, rủi ro do yếu tố xã hội xuất phát từ sự thay đổi các chuẩn mực giá
trị sống, cấu trúc xã hội, dân số, dân cư…Nếu các nhà quản trị khơng có sự hiểu biết
đầy đủ về yếu tố xã hội thì cũng sẽ gặp phải những rủi ro và tổn thất.
 Yếu tố tự nhiên


Điều kiện tự nhiên là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và có thể gây ra rất nhiều rủi ro khác nhau cho doanh nghiệp trên quy


19

19

19

mô rộng, gây tổn thất nặng nề. Mà đây là những rủi ro khó nhận biết, xảy ra bất ngờ
nên rất khó kiểm sốt nhằm ứng phó khi rủi ro này xảy ra. Chính vì thế mà gây ảnh
hưởng trực tiếp và khó khăn cho cơng tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
 Yếu tố kỹ thuật công nghệ
Là nhóm nhân tố tác động quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả
năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ mới có thể tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm
rẻ hơn với chất lượng cao hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Mặt
khác, trong kinh doanh đôi khi khoa học kỹ thuật mới ra đời và nhanh chóng áp dụng
sẽ là nguy cơ rủi ro trong đầu tư cho nhiều đơn vị đang áp dụng những kỹ thuật hiện
đại.
1.3.1.2.

Các yếu tố môi trường vi mô
 Khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng cần được quan tâm hàng đầu khi doanh nghiệp
thực hiện kinh doanh trên thị trường. Các rủi ro trong doanh nghiệp thường gặp phải từ
khách hàng như: Bị khách hàng gây sức ép, hàng hóa khơng thỏa mãn u cầu của
khách hàng nên không bán được hoặc bán chậm, nhu cầu của khách hàng giảm xuống
đột ngột, thị yếu của khách hàng thay đổi…Tất cả những rủi ro này đều ảnh hưởng đến

q trình nhận dạng, phân tích đo lường, kiểm sốt và tài trợ rủi ro trong doanh
nghiệp.
 Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là yếu tố quan trọng giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trở nên suôn sẻ và đạt hiệu quả hơn. Các rủi ro có thể gặp phải từ phía nhà cung cấp
như: Rủi ro nhà cung cấp không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng
hàng hóa khiến doanh nghiệp khơng đủ hàng để cung cấp cho khách hàng của mình;
rủi ro do nhà cung cấp giao hàng không đúng hẹn, giao hàng thiếu và kém chất
lượng…tất cả những rủi ro này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp mà cịn ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt rủi ro khiến nhà quản trị rủi
ro gặp khó khăn trong việc đề ra các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro.
 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh vừa gây ra trở ngại cho việc kinh doanh của doanh nghiệp
đồng thời cũng là yếu tố thúc đẩy giúp các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, thay


20

20

20

đổi để thích ứng với mơi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Các rủi ro
từ đối thủ cạnh tranh thường là rủi ro về giá cả, mất thị phần kinh doanh, mất khách
hàng, làm giả hay nhái sản phẩm của cơng ty…Do đó, đối thủ cạnh tranh là yếu tố gây
ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt rủi ro trong doanh nghiệp, gây trở ngại cho việc đề
ra các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan

 Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro
của doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong
tương lai. Nguồn lực tài chính mạnh mẽ sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp trong việc thực
hiện các biện pháp kiểm sốt rủi ro tốt như phịng ngừa hay giảm bớt rủi ro trong quá
trình sản xuất và hoạt động kinh doanh.
 Cơ sở vật chất

Nếu công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật càng hiện đại bao nhiêu thì càng tạo điều kiện
thuận lợi cho cơng tác quản trị rủi ro: Việc giữ gìn bảo quản hàng hóa, ngun vật liệu tốt
hơn, tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển…từ đó hạn chế được rủi ro trong công ty.
 Đội ngũ nhân viên

Những rủi ro xuất phát từ trình độ yếu kém của nhân viên thường gặp trong hoạt
động kinh doanh như trong công tác mua hàng, bán hàng, đánh giá sai chất lượng
nguồn hàng, sai sót trong hợp đồng, đàm phán kém…Điều này khiến doanh nghiệp
gặp phải khơng ít những rủi ro nghiêm trọng và gây khó khăn cho nhà quản trị khi
nhận dạng, phân tích rủi ro.
 Nhà quản trị

Các cấp quản trị nếu khơng có sự quan tâm đến phịng ngừa và hạn chế rủi ro thì
sẽ khiến doanh nghiệp bị động trước các rủi ro, khơng có phương án đối phó với rủi ro
một cách hiệu quả. Thái độ, hành vi của các cấp quản trị trong doanh nghiệp như chủ
quan, xem thường, không quan tâm, mất cảnh giác…đối với rủi ro thì rủi ro sẽ xảy ra
thường xuyên hơn và hậu quả của chúng cũng nặng nề hơn.


21


21

21


22

22

22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHẬN DẠNG VÀ
PHÂN TÍCH RỦI RO TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VIỆT
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến
Trúc Việt
Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VIỆT
Địa chỉ: Số 15, Khu Ninh Kiều,Thị trấn Chúc Sơn, Huyện Chương Mỹ, Thành
phố Hà Nội
Số điện thoại: 84- 2463259269
Mã số thuế: 0105789783
Vốn điều lệ: 5,000,000,000 VND (Năm tỷ đồng chẵn)
Công ty được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh ngày
13-02-2012 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 03 năm 2012
Người đại diện pháp luật: Bùi Viết Lê.
Địa chỉ người đại diện pháp luật: Khu Ninh Kiều, Thị trấn Chúc Sơn, Huyện
Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
Giám đốc: Bùi Viết Lê
Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty Cổ phần
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Chức năng: Công ty cổ phần thiết kế kiến trúc Việt chuyên xây dựng nhà trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Với đội ngũ nhân cơng có kinh nghiệm đem đến cho khách
hàng những ngôi nhà như mong muốn.
Nhiệm vụ: Tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi, tăng thu nhập và đảm bảo cuộc
sống cho người lao động. Không ngừng cải tiến để thích ứng với yêu cầu của thị
trường, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh và năng suất lao động.
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Cơng ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt có văn phịng chính ở TP Hà Nội. Một
phân xưởng sản xuất nhỏ tại Khu Công Nghiệp Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, huyện
Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. Bài khóa luận trên chỉ tập trung phân tích cơng tác
nhận dạng và phân tích rủi ro trong lĩnh vực xây dựng.
GIÁM ĐỐC

P.
KẾ TỐN

P.HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ

P. KINH DOANH,
BÁN HÀNG

PHÂN XƯỞNG
SẢN XUẤT


23

23


23

(Nguồn: Phịng hành chính)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
 Giám đốc: Đại diện cho công ty và tập thể người lao động trong Công ty giữ vững và

giải quyết mối quan hệ trong và ngồi cơng ty
 Phịng kế tốn: Thu thập và xử lý các số liệu thơng tin kế tốn, quản lý chi tiêu tài
chính và các số liệu kế toán. Thống kê giúp Giám đốc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả cao nhất, đồng thời giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Cơng ty.
 Phịng hành chính nhân sự: Tiếp nhận và xử lý các công việc nội bộ trong DN.Tiếp

khách, xử lý các công văn khách hàng gửi tới.Lưu trữ, phát hành văn bản, con dấu có
tính chất pháp lý và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và pháp luật về tính pháp
lý.Lên kế hoạch tuyển dụng và tổ chức tuyển dụng nhân sự. Giải quyết các chế độ cho
người lao động theo đúng quy định của cơng ty và luật lao động
 Phịng kinh doanh bán hàng: Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho
Giám đốc về công tác bán các sản phẩm & dịch vụ; công tác xây dựng và phát triển
mối quan hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đó trong
nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
 Phân xưởng sản xuất: Xưởng sản xuất có chức năng tiếp nhận, quản lý vận hành các

thiết bị Nhà máy để sản xuất các chất sơn theo kế hoạch sản xuất được Giám đốc Công
ty phê duyệt.
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh của cơng ty
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty cổ phần thiết kế kiến trúc Việt đó là xây
dựng nhà các cloại. Ngồi ra cơng ty cịn các hoạt động kinh doanh phụ như: Bán bn
các vật liệu,thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Sản xuất vecni,sơn và các chất
sơn,quét tương tự; Buôn bán sơn; Hoạt động kiến trúc và tư vấn quản lý.

2.1.5. Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt trong 3
năm gần đây
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt giai
đoạn 2016-2018
Đơn
Chỉ tiêu

vị

2016

2017

2018

So sánh 2017 với 2016
+/%

So sánh 2018 với 2017
+/%


24

24

24
Doanh
thu thuần
Chi phí

Tổng
thuế
Lợi
nhuận
trước

Trd

10,686

11,239

11,821

553

105,17

582

105,17

Trd

10,453

10,918

11,394


465

104,44

476

104,35

Trd

28

32

37

4

114

5

118,75

Trd

233

320


426

87

137,33

106

133,12

Trd

204

285

388

81

139,70

103

136,14

thuế
Lợi
nhuận sau
thuế

( Nguồn: Phịng kế tốn)
Nhận xét:
Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm từ 10,686 tỷ đồng năm
2016 tăng lên 11,821 tỷ năm 2018. Lợi nhuận tăng đều qua các năm,nếu như năm 2016
lợi nhuận đạt 204 triệu đồng tăng lên 388 triệu đồng. Chi phí qua các năm tăng từ
10,453 tỷ năm 2016 tới năm 2018 là 11,394 tỷ đồng. Sự gia tăng về doanh thu và lợi
nhuận là do sư mở rộng về quy mô của tập khách hàng,công ty mở rộng thị trường ra
các huyện ngoại thành Hà Nội. Sự tăng trưởng này cho thấy cơ hội mở rộng thị
trường,tiếp cận tập khách hàng mới của công ty; Chiến lược đang thực thi là đúng đắn.


25

25

25

2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác nhận dạng và phân tích rủi ro
của Cơng ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt
2.2.1. Những rủi ro thường gặp trong q trình kinh doanh của Cơng ty Cổ
Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt
Từ kết quả điều tra khảo sát nhân viên trong công ty cho thấy các rủi ro chính đã
xảy ra trong giai đoạn 2016 -2018 tại cơng ty là cao. Đó là những rủi ro do biến động
giá cả, rủi ro từ nền kinh tế, rủi ro cạnh tranh, rủi ro chất lượng sản phẩm, rủi ro từ nhà
cung cấp và rủi ro từ nguồn nhân lực.
Bảng 2.2: Kết quả điều tra rủi ro tại Công ty Cổ Phần Thiết Kế Kiến Trúc Việt
(Đơn vị: Phiếu)
Số phiếu điều tra: 12 Phiếu.
STT


Rủi ro

1
2
3
4
5
6

Rủi ro do biến động giá cả
Rủi ro cạnh tranh
Rủi ro nhân lực
Rủi ro chọn nhà cung cấp
Rủi ro kinh tế
Rủi ro chất lượng sản phẩm

Ít
1
1
2
0
1
0

Mức độ xuất hiện
Trung
Rất ít
Nhiều
bình
1

7
3
2
5
4
3
1
6
1
3
8
3
6
3
2
3
7

Rất
nhiều
0
0
0
0
0
0

(Nguồn: Sinh viên tự điều tra)
Các loại rủi ro đã gặp trong kinh doanh của Công ty:



×