Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tranh sơn mài potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.64 KB, 3 trang )

Tranh sơn mài, phong cách và chất liệu
Sơn mài hay tranh sơn mài là từ chỉ tranh được vẽ trên nền vóc bằng cách dùng sơn ta làm chất
kết dính với các vật liệu dùng để vẽ tranh sơn mài sau đó được mài phẳng.
Với tranh sơn mài truyền thống cần phải trải qua các công đoạn vẽ cũng có thể xem là một quy
trình vẽ tranh sơn mài.

Chất liệu sơn mài.
Để màu ở dạng bột có thể vẽ được thì cần một chất kết dính: sơn mài, sơn dầu, tempera, màu
bột tên mỗi một chất liệu xuất phát từ sự xử dụng chất kết dính khác nhau. Đối với sơn dầu
chất kết dính là dầu lanh, với tempera là lồng đỏ trứng, và với màu bột là keo pha loãng.
Tranh Sơn mài dùng sơn ta làm màu vẽ* và làm chất kết dính với các vật liệu sơn mài, là những
vật liệu có thể mài phẳng được, rất đa dạng nhưng có thể quy thành ba dạng vật liệu chính sau
đây:
Màu dưới dạng bột là son, phẩm màu (màu bột);
Vật liệu là kim loại được dát thật mỏng như vàng- bạc quỳ , bạc thiếc…;
Những vật liệu thô trong tự nhiên như vỏ trứng, vỏ ốc, vỏ trai…
Thông thường, tranh mà kết hợp nhiều loại vật liệu, kể cả những vật liệu ở dạng thô thì được
xem là tranh tổng hợp. Sơn ta là một chất kết dính đặc biệt, dù kết hợp với những vật liệu phong
phú như trên vẫn tạo ra một sự kết hợp nhuần nhuyễn đến độ không thể gọi đó là tranh tổng hợp.
Một bức tranh sơn mài để thật sự quyến rũ thì thường là sự kết hợp đầy đủ ba loại vật liệu đã
nêu.
Sự kết hợp những vật liệu sơn mài, với những liều lượng khác nhau trong một bức tranh, làm nên
sự khác biệt. Ở mỗi họa sỹ khi thành một thói quen sử dụng, hay một sự yêu thích đặc biệt một
loại vật liệu, chẳng hạn vỏ trứng, sẽ dùng nhiều hơn những vật liệu khác thì có thể trở thành một
phong cách.

Tranh Sơn mài và đặc trưng phong cách chất liệu.
Khi nói đến các tác phẩn nghệ thuật thì phong cách là bao hàm luôn trong đó vì có phong cách
thì mới có nghệ thuật. Đặc trưng Phong cách chất liệu sơn mài là thể hiện cách riêng của mỗi
người trong việc xử lý chất liệu sơn mài, để có hiệu quả như họa sỹ mong muốn, và điều này có
thể đọc được trên mặt tranh.


Với tranh sơn mài, quy trình làm tranh phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính chất liệu sơn ta, chất liệu
này do rất chậm khô nên để có được hiệu quả thì chỉ nên vẽ từng lớp mỏng, với cách vẽ này rất
dễ biến công việc vẽ thành công việc tô màu. Tuy nhiên trong thực tế các họa sỹ sơn mài với
những kinh nghiệm riêng về đặc tính chất liệu cùng những hiểu biết về hiệu quả trong việc gia
giảm tỉ lệ các loại vật liệu, việc phối hợp giữa các vật liệu đó… kết hợp với cá tính tạo hình: coi
trọng nét, mảng… , hay coi trọng việc xuất hiện những ma-che** đầy ngẫu hứng và từ đó hình
thành nên phong cách.
Dưới đây xin giới thiệu các tác phẩm sơn mài mà mỗi họa sỹ là một phong cách rất riêng:
Tranh sơn mài của họa sỹ Võ Nam : Màu sắc thường rất tươi tắn, họa sỹ đặc biệt yêu thích khai
thác ma-che ở những mảng màu tối giúp cho tranh có độ trong, các mảng trứng (trong sơn mài
vốn là để lấy màu trắng) được khai thác vừa phải.


Tranh sơn mài của họa sỹ An Hòa : Tranh của họa sỹ giản dị trong bố cục và màu sắc; nét được
thể hiện rất chắt lọc đạt đến mức nhẹ nhàng và tinh tế một cách bất ngờ như trong tác phẩm
"Tiếng diều", các mảng trắng hay phần sáng trong tranh được họa sỹ xử dụng kết hợp giữa màu
và trứng rất uyển chuyển, sự xuất hiện màu trắng của trứng rất hài hòa, tự nhiên.


Tranh sơn mài của họa sỹ Lê Ngọc Linh : Tranh của họa sỹ có gam màu rất ngọt ngào, cùng việc
khai thác ma-che** một cách tối đa, hình cũng như nét rất tự nhiên và có duyên.


Tranh sơn mài của họa sỹ Nguyễn Quang Sơn : Họa sỹ thường vẽ gam nóng, dùng son, là một
gam màu đặc trưng của sơn mài, kết hợp rất hiệu quả các chất liệu sơn mài, khai thác được vẻ
đẹp của chất liệu bằng sự kết hợp rất nhuần nhuyễn các loại vật liệu. Mỗi một tác phẩm là một
cách khai thác khác nhau vẻ đẹp của vật liệu như "Chân dung I và II" họa sỹ khai thác màu trắng
của vỏ trứng, "Quy hoạch" khai thác vẻ đẹp của son, "Ba không" họa sỹ khai thác màu sắc lấp
lánh nhưng rất hài hòa của vỏ ốc



*Từ "màu vẽ" ở đây để chỉ trong thực tế người ta đôi khi vẫn vẽ những lớp màu chỉ với sơn ta
không thôi mà không có pha trộn thêm màu nào cả.
**Ma-che: là từ chỉ sự phong phú các màu sắc, các sắc độ trong một mảng hình mà không làm
phá vỡ (làm nát) mảng hình đó.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×