Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giao tiếp trong gia đình: Một kỹ năng khó pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.97 KB, 3 trang )

Giao tiếp trong gia đình: Một kỹ năng khó
Thời hiện đại, rất nhiều người đã phàn nàn rằng nhiều thành viên trong gia đình
dành quá ít thời gian để ngồi trò chuyện bên nhau. Số lần nói chuyện với nhau có
thể đếm trên đầu ngón tay trong một ngày. Có nhiều lý do dẫn đến tính trạng này.
Nhưng phần lớn đều do họ chưa tìm thấy tiếng nói chung, cho nên cứ mở lời là
mất lòng nhau.

Không nói chuyện, chia sẻ với nhau nhiều, có một số chuyện khiến các thành viên
cứ phải chịu ấm ức trong lòng. Nỗi ấm ức đấy cứ tích tụ lớn dần qua từng ngày
chính là nối đe dọa lớn nhất cho hạnh phúc gia đình.

Nhiều cặp vợ chồng chưa tìm thấy sự hòa hợp trong cuộc sống thường tìm đến
người thứ ba để chia sẻ, giải tỏa. Họ phàn nàn, rồi mang bạn đời của mình ra so
sánh với người này, người kia.

Giao tiếp trong gia đình là một kỹ năng khó. Nhưng nếu chúng ta biết cách quan
tâm, hiểu được bạn đời, các thành viên trong gia đình bằng sự chân thành, thì sự
giao tiếp trong gia đình chính là yếu tố khiến các mối liên kết thêm bền chặt. Dưới
đây là một số bí quyết dành cho bạn:
Sử dụng công nghệ vào giao tiếp
Thời đại công nghệ thông tin, máy tính trở nên phổ biến với mỗi gia đình. Bạn có
thể tạo một trang web riêng cho gia đình mình. Tại trang web này, mỗi thành viên
đều có thể bộc lộ những cảm xúc riêng tư của mình cũng như nói hết những suy
nghĩ thầm kín, bởi lẽ đôi khi viết ra dễ dàng hơn nói bằng lời.

Trong trang web gia đình, bạn cũng có thể sưu tầm những bài viết, những câu
chuyện hay để chia sẻ với những người khác. Đôi khi, đây còn là cách giáo dục
gián tiếp hữu hiệu cho những thành viên trong một gia đình.
Giao tiếp qua bữa ăn
Ngoài việc mang lại cho các thành viên những hoạt động cùng nhau, bạn nên chú
ý đến các bữa ăn gia đình. Hiện nay, nhiều gia đình dường như mất đi thói quen ăn


cùng nhau. Điều này hoàn toàn không tốt vì bữa ăn gia đình là cơ hội lý tưởng để
những thành viên chia sẻ thông tin và cảm xúc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Ưu tiên thời gian cho con cái
Dành thời gian nói chuyện, gần gũi với con để chứng tỏ cho chúng biết rằng với
bố mẹ vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng, dù cuộc sống có bận rộn thế nào
chăng nữa. Đối với con trai, bố có thể cùng chơi thể thao. Trong lúc chơi, bố khéo
léo chỉ bảo cũng như tìm hiểu về tâm tư tình cảm của con. Còn con gái, mẹ nên
nói chuyện cởi mở, nhẹ nhàng để tạo niềm tin và gần gũi hơn với con và để con có
thể tâm sự những điều thầm kín nhất.
Thiết lập kỹ năng giao tiếp lành mạnh giữa vợ chồng cũng như gia đình
Gia đình nào cũng nên có truyền thống, thói quen riêng của mình. Ví dụ như
truyền thống hiếu học, truyền thống kính trên nhường dưới… Người lớn chính là
những thày giáo, là người chỉ cho trẻ nhỏ biết được những truyền thống của gia
đình. Và chính bản thân người lớn cũng cần phải là tấm gương sáng với con cháu
mình khi nói đến các truyền thống.

Mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau khi nhìn nhận từ “tranh cãi”. Điều quan
trọng là vợ chồng bạn dàn xếp cuộc tranh cãi ấy như thế nào. Bạn sẽ cần vài kỹ
năng giao tiếp. Khi các cặp đôi sẵn sàng trò chuyện về mọi việc và đặt địa vị mình
vào người kia để nhìn nhận vấn đề, đó chính là nền tảng của một cuộc hôn nhân lý
tưởng.

Vì vậy, các cặp đôi rất cần học cách giao tiếp hiệu quả, cần yêu và chấp nhận lẫn
nhau, học cách lắng nghe toàn tâm toàn ý. Một cách chủ động, có mục đích, hãy
chú ý mọi tín hiệu đối phương phát đi. Học cách nói chuyện và thường xuyên tán
dương đối phương. Đừng quên thỉnh thoảng bạn nên hóm hỉnh. Quan trọng hơn
cả, mọi điều bạn nói hãy xuất phát từ trái tim

×