Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.76 KB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHAN THỊ TÂM THANH

DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI
NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
(KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHAN THỊ TÂM THANH

DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI
NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
(KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN TOÀN

HÀ NỘI - 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không
trùng với bất cứ cơng trình nào đã được cơng bố trước đó.
Tơi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 12 năm 2022
Tác giả luận án

PHAN THỊ TÂM THANH


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Tồn,
người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên
cứu để hồn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy, cô Tổ Bộ môn Văn học Việt
Nam, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đóng góp ý kiến và tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập tại Khoa.
Tơi xin gửi lời cảm ơn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nơi đã cho tôi những cơ
hội học tập và phát triển bản thân trong những năm tháng dưới mái trường này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Sư
phạm, Bộ môn Văn học đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
Tơi xin được cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và những người đã luôn giúp đỡ tôi
trong suốt những năm học tập vừa qua.
Hà Nội, tháng 12 năm 2022
Tác giả luận án

PHAN THỊ TÂM THANH



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu viết tắt

1

TLVĐ

Viết đầy đủ
Tự Lực văn đoàn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 4
5. Đóng góp mới của luận án......................................................................................... 5
6. Cấu trúc của luận án................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................6
1.1. Giới thuyết chung về lý thuyết diễn ngôn............................................................ 6
1.1.1. Định nghĩa diễn ngôn....................................................................................... 6
1.1.2. Các khuynh hướng nghiên cứu diễn ngôn........................................................ 6
1.1.3. Đặc điểm của diễn ngôn văn học..................................................................... 9
1.1.4. Quan niệm diễn ngôn của luận án.................................................................. 12
1.1.5. Những thao tác phân tích diễn ngơn............................................................... 14

1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề người phụ nữ trong văn học Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XX..................................................................................................................... 17
1.2.1. Những nghiên cứu chung về vấn đề người phụ nữ......................................... 17
1.2.2. Những nghiên cứu về vấn đề người phụ nữ từ góc nhìn diễn ngơn................27
Chương 2: QUYỀN LỰC, TRI THỨC PHƯƠNG TÂY VÀ SỰ XUẤT HIỆN
DIỄN NGÔN MỚI VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ................................................................ 29
2.1. Những điều kiện mới của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ảnh hưởng tới
chủ thể thuộc địa........................................................................................................ 29
2.1.1. Ảnh hưởng của văn minh phương Tây với chủ nghĩa nhân văn và tinh
thần tự do, dân chủ................................................................................................... 29
2.1.2.Ảnh hưởng của phong trào nữ quyền và giải phóng phụ nữ trên thế giới...........34
2.1.3. Ảnh hưởng của môi trường giáo dục dưới chế độ thuộc địa..........................39
2.2. Sự xuất hiện diễn ngơn mới về người phụ nữ và mơ hình nữ tính Việt.............44
2.3. Mối quan hệ của diễn ngơn nữ quyền với diễn ngôn dân tộc, diễn ngôn cá
nhân và diễn ngơn về mặt trái của hiện đại hố/Âu hố......................................... 49
Tiểu kết....................................................................................................................... 54


CHƯƠNG 3: NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ DIỄN NGÔN VỀ DÂN TỘC TRONG
SÁNG TÁC CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ NHẤT LINH, KHÁI HƯNG...............55
3.1. Người phụ nữ và diễn ngôn về dân tộc trong sáng tác của Phan Bội Châu........55
3.1.1. Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX và nhận thức mới về vấn đề phụ nữ.........55
3.1.2. Anh hùng hóa nữ tính và sự kiến tạo người nữ anh hùng trong sáng tác
của Phan Bội Châu.................................................................................................. 60
3.2. Người phụ nữ và diễn ngôn về dân tộc trong sáng tác của Nhất Linh và
Khái Hưng.................................................................................................................. 72
3.2.1. Văn minh phương Tây và nỗ lực cải cách xã hội, hiện đại hóa dân tộc của Nhất
Linh, Khái Hưng....................................................................................................... 72
3.2.2. Nam tính hóa nữ tính và sự kiến tạo bản sắc nữ tính mới trong sáng tác
của Nhất Linh, Khái Hưng....................................................................................... 75

Tiểu kết....................................................................................................................... 84
Chương 4: NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ DIỄN NGÔN VỀ CÁ NHÂN TRONG
SÁNG TÁC CỦA NHÀ NHO TÀI TỬ VÀ TRÍ THỨC TÂY HỌC.......................85
4.1. Người phụ nữ và diễn ngôn về cá nhân trong văn chương nhà nho tài tử
(Trường hợp Tản Đà)................................................................................................. 85
4.1.1. Tản Đà – sự giao cắt giữa mẫu hình nhân cách nhà nho tài tử và con
người cá nhân tư sản................................................................................................ 85
4.1.2. Tình u ngồi hơn nhân và hình tượng người tri kỷ..................................... 91
4.2. Xung đột của diễn ngôn truyền thống và diễn ngôn cá nhân trong tiểu
thuyết “Tố Tâm” của Hồng Ngọc Phách................................................................ 97
4.2.1.Chủ đích sáng tác của Hồng Ngọc Phách và diễn ngôn truyền thống..............97
4.2.2. Tiếp nhận của độc giả và diễn ngôn về cá nhân........................................... 105
4.3. Người phụ nữ và diễn ngôn về cá nhân trong sáng tác của Nhất Linh
và Khái Hưng........................................................................................................... 109
4.3.1. Văn minh phương Tây và sự hình thành lối sống đơ thị của con người cá
nhân tư sản............................................................................................................. 109
4.3.2. Giải nhị phân thân/tâm và quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của
người phụ nữ.......................................................................................................... 115
Tiểu kết..................................................................................................................... 124


CHƯƠNG 5: NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ DIỄN NGÔN VỀ MẶT TRÁI CỦA
HIỆN ĐẠI HOÁ/ÂU HOÁ TRONG SÁNG TÁC CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
VÀ NGUYÊN HỒNG.............................................................................................. 125
5.1. Những mặt trái của hiện đại hố /Âu hố dưới góc nhìn của trí thức Nho
giáo và trí thức Tây học........................................................................................... 125
5.1.1. Mặt trái của hiện đại hố/Âu hố dưới góc nhìn của trí thức Nho giáo........125
5.1.2. Mặt trái của hiện đại hố dưới góc nhìn của trí thức Tây học......................130
5.2. Mơ hình nữ tính suy đồi và tha hoá trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng,
Nguyên Hồng và diễn ngôn về mặt trái của hiện đại hoá/Âu hoá........................137

5.2.1. Sự suy đồi của người phụ nữ trong xã hội thượng lưu qua sáng tác của
Vũ Trọng Phụng.................................................................................................... 137
5.2.2. Sự tha hoá của người phụ nữ dưới đáy xã hội trong sáng tác của Vũ Trọng
Phụng và Nguyên Hồng......................................................................................... 146
Tiều kết..................................................................................................................... 147
KẾT LUẬN............................................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................... 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 153


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong một thời gian dài, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc, nghiên
cứu văn học chủ yếu tập trung vào những quan hệ nội tại và xem nhẹ mối quan hệ giữa
văn học với ý thức hệ xã hội. Chính trong bối cảnh đó mà hướng nghiên cứu diễn ngơn
trong văn học xuất hiện. Nghiên cứu văn học từ góc độ diễn ngôn chủ yếu nghiên cứu
tác phẩm trên phương diện tư tưởng, thế giới quan, nghiên cứu phương thức kiến tạo
chân lí, kiến tạo bức tranh về thế giới. Đây là kiểu nghiên cứu liên ngành, nó cho thấy
mối quan hệ khăng khít giữa văn học và tư tưởng, giữa văn học và văn hóa, giữa tính
xã hội và tính thẩm mĩ. Tại các nước Âu Mỹ, diễn ngôn đã trở thành khái niệm trung
tâm của các khuynh hướng nghiên cứu đương đại như chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ
nghĩa hậu thuộc địa, chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái… Cùng với
việc giới thiệu lý thuyết diễn ngôn, nhiều nhà khoa học đã vận dụng nó để phân tích
thực tiễn văn học và gặt hái được những thành tựu đáng kể, tiêu biểu như các cơng
trình của Trần Đình Sử, Lã Ngun, Trần Văn Tồn... Vì vậy, việc đặt vấn đề nghiên
cứu diễn ngôn về người phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX được nảy sinh từ quá trình vận động và phát triển trong việc nghiên cứu và tiếp
nhận lý thuyết nước ngoài ở Việt Nam.

1.2. Từ đầu thế kỷ XX đến 1945 là “thời kỳ vàng” của lịch sử văn học Việt Nam.
Nằm trong sự giao thoa của hai nền văn hóa Á- Âu, sự va chạm giữa các giá trị văn hóa
Đơng - Tây, những xung đột xã hội trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước nửa đầu thế kỷ
đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt trong sáng tác văn học giai đoạn này, trong đó có
đề tài người phụ nữ. Cùng với những thay đổi của cơ cấu xã hội, những chuyển động
của lịch sử, văn học dân tộc đã chuyển mình mạnh mẽ để bước sang thời kì hiện đại. Văn
học xuất hiện nhiều khuynh hướng, trào lưu khác nhau, mà ở khuynh hướng, trào lưu nào
cũng hiện diện những cây bút xuất sắc với những tác phẩm xứng đáng được gọi là kiệt
tác, trong đó có nhiều tác phẩm đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề người phụ nữ.
Khi các phong trào giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền và phong trào duy tân, giải
phóng dân tộc ngày càng lan rộng trong xã hội, vấn đề phụ nữ đã trở thành vấn đề trung
tâm của đời sống văn học nghệ thuật, chính trị xã hội, văn hóa và giáo dục. Hình tượng
người phụ nữ giờ đây, trở thành điểm quy chiếu cho các vấn đề giai cấp, dân tộc, được
phản ánh trên bình diện xã hội, triết học, mĩ học, mang những đặc điểm mới so với người
phụ nữ trong văn học trung đại. Vận dụng lý thuyết diễn ngôn để tìm hiểu vấn đề phụ nữ
trong văn xi nghệ thuật giai đoạn này, không chỉ giúp nhận diện đặc điểm của giới
nữ mà còn mở ra


khả năng lý giải cơ chế sáng tạo hình tượng người phụ nữ, khả năng lý giải vì sao người
phụ nữ lại được miêu tả như thế trong văn học giai đoạn này? Trong những điều kiện,
hoàn cảnh nào, những nguyên tắc nào đã quy định sự kiến tạo hình tượng người phụ nữ
như thế? Nói cách khác, nghiên cứu diễn ngôn về người phụ nữ trong văn học giai đoạn
này là hành trình giải mã cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và diễn giải bản sắc
nữ tính của họ. Thực chất chính là phân tích, lý giải cơ chế hình thành phát ngơn về các
mặt giới tính, cả mặt xã hội và sinh học của người phụ nữ.
1.3. Hình tượng người phụ nữ góp phần giúp nhận diện chân dung con người
Việt Nam, nhân cách Việt Nam, văn hóa Việt Nam trong q trình tồn tại và phát triển.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, đánh giá hệ thống nhân vật nữ trong văn học với tư
cách là những nhân vật chính, những nhân vật tạo nên sự thành công của tác phẩm,

khẳng định sự sáng tạo độc đáo, góp phần làm sáng tỏ tư tưởng và phong cách nghệ
thuật của các nhà văn. Luận án của chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn về
người phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật nửa đầu thế kỉ XX, nghĩa là nghiên cứu văn
học ở phương diện ý thức xã hội chứ không chỉ ở ý thức nghệ thuật; nghiên cứu ở cấp
độ xã hội chứ không chỉ ở cấp độ cá nhân; nghiên cứu những nguyên tắc chi phối sáng
tác của cả giai đoạn chứ không phải chi phối mỗi tác giả. Việc nghiên cứu đề tài luận án
sẽ giúp cắt nghĩa hệ hình ý thức xã hội, cơ chế văn hóa, mơi trường văn hóa và bối cảnh
lịch sử xã hội đã ảnh hưởng thế nào đến việc hình thành diễn ngơn về người phụ nữ trong
văn học giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp nhận diện tính chất đặc thù,
đa dạng của hình tượng người phụ nữ qua hệ thống các diễn ngơn, qua đó thấy được sự
vận động của lịch sử tư tưởng về vấn đề phụ nữ trong văn học qua các thời kỳ, góp phần
nhận diện đóng góp của dịng văn xi nghệ thuật giai đoạn 1900 - 1945 trong tiến
trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trong cơng trình này, chúng tơi chủ yếu vận dụng lý thuyết diễn ngôn của M.
Foucault làm cơng cụ để khảo sát tập trung và có hệ thống cơ chế tạo lập diễn ngôn về
người phụ nữ và mơ hình nữ tính mới trong văn xi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu thuộc các trào lưu, khuynh hướng chính.
Luận án hướng tới những mục đích cơ bản sau:
- Làm sáng tỏ cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và sự xuất hiện mơ
hình nữ tính mới trong văn xi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
- Chỉ ra tính đặc thù, tính đa dạng của hình tượng người phụ nữ trong mối


quan hệ với diễn ngôn dân tộc, diễn ngôn cá nhân và diễn ngơn về mặt trái của hiện
đại hố/Âu hố.
- Chỉ ra những đóng góp và cả hạn chế của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX về các phương diện nói trên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới thuyết khái niệm diễn ngôn, đặc trưng của diễn ngơn văn học, các thao
tác phân tích diễn ngơn văn học; làm rõ nội hàm của các khái niệm, thuật ngữ này và
xem đó là cơng cụ then chốt trong quá trình nghiên cứu của luận án.
- Chứng minh cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và diễn giải bản sắc nữ
tính mới qua việc phân tích các tương quan quyền lực/tri thức và sự giao cắt phức tạp
của các tương quan này trong đời sống tư tưởng, văn hóa nửa đầu thế kỉ XX, bằng hệ
thống các luận điểm, luận chứng cụ thể.
- Chỉ ra sự vận động trong tư tưởng của từng tác giả, khuynh hướng tư tưởng
của thời đại đã tạo nên tính đặc thù, tính đa dạng của hình tượng người phụ nữ qua
sáng tác của một số tác giả tiêu biểu trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế
kỉ XX.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ
và bản sắc nữ tính mới trong văn xi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX qua
sáng tác của một số tác giả tiêu biểu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chung của luận án là sáng tác của một số tác giả tiêu biểu
trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Chúng tơi khơng có ý định bao
qt tồn bộ tác giả, tác phẩm văn xuôi nghệ thuật giai đoạn này, mà thấy cần thiết
phải tập trung vào sáng tác của một số tác giả tiêu biểu để có điều kiện phân tích sâu
cơ chế kiến tạo cũng như khái quát được tính đặc thù của hình tượng người phụ nữ đối
với mỗi tác giả, tác phẩm, mỗi trào lưu, khuynh hướng.
Chúng tôi tiến hành lựa chọn một số tác giả văn xuôi tiêu biểu ở mảng đề tài viết
về phụ nữ thuộc các đối tượng được phản ánh khác nhau (phụ nữ bình dân, nghèo khổ,
phụ nữ thượng lưu). Cụ thể, chúng tôi khảo sát các sáng tác đề cập trực tiếp đến vấn đề
người phụ nữ trong mối quan hệ với các diễn ngơn thời đại và có chứa những nét biến
đổi cơ bản trong quan niệm về người phụ nữ so với những sáng tác văn học trong quá
khứ, đó là truyện ký và tiểu thuyết của Phan Bội Châu, truyện và ký sự của Tản Đà, tiểu
thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng, truyện

ngắn và tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng và Nguyên Hồng.


Vấn đề người phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là
một vấn đề lớn. Do giới hạn của một luận án nên chúng tơi xin phép tạm thời khơng
đưa vào khảo sát chính sáng tác của một số tác giả ở miền Trung và miền Nam như
Phan Thị Bạch Vân, Đạm Phương nữ sử, Huỳnh Thị Bảo Hoà, Hồ Biểu Chánh,… mà
chỉ đề cập đến như sự liên hệ, mở rộng để so sánh nhằm làm sáng rõ vấn đề trọng tâm
của luận án.
Phạm vi nghiên cứu tuy đã được giới hạn nhưng vẫn đảm bảo tính phổ quát,
tính hệ thống của đề tài.
Về cơ sở lý luận, để giải quyết vấn đề đặt ra trong luận án, chúng tôi vận dụng
chủ yếu lý thuyết diễn ngôn theo quan điểm của M. Foucault làm công cụ để xem xét
vấn đề người phụ nữ vừa như một thực tại được phản ánh bằng ngôn ngữ nghệ thuật,
vừa là cái biểu đạt cho văn hóa của một thời đại, được nhìn nhận như một thành tố của
tồn bộ cấu trúc văn hóa xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài luận án đề ra, chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống: nhằm định hình những đặc trưng cơ bản
của mơ hình nữ tính mới thơng qua hệ thống các diễn ngôn cũng như xem xét sự vận
động của vấn đề phụ nữ trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Dựa vào một số khái niệm của thi pháp
học để thấy được đặc điểm riêng về hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của
từng tác giả, từng khuynh hướng, trào lưu là một việc làm cần thiết, bổ sung giá trị
thẩm mĩ bên cạnh ý nghĩa xã hội học cho luận án khi nghiên cứu diễn ngôn về
người phụ nữ.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: để nghiên cứu các quy tắc tư tưởng xã
hội chìm sâu, hữu thức hoặc vô thức; các yếu tố xã hội, văn hố, chính trị đã chi phối
q trình sáng tác của nhà văn, cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa văn học và tư

tưởng, giữa văn học và văn hóa, giữa tính xã hội và tính thẩm mĩ.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: để thấy được tính chất ổn định cũng như
biến đổi của hình tượng người phụ nữ, không thể không tiến hành so sánh, đối chiếu
các sáng tác của cùng một tác giả, sáng tác của các tác giả ở các trào lưu, khuynh
hướng khác nhau ở cả hai bình diện đồng đại và lịch đại.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng một số thao tác để bổ trợ cho các phương pháp
nghiên cứu trên:
- Thao tác phân tích, tổng hợp: để phân tích các tương quan tri thức/quyền
lực, sự biến đổi của khung tri thức thời đại, sự dịch chuyển của cơ cấu xã hội, các


loại hình tác giả,… và ảnh hưởng của chúng đối với sự hình thành diễn ngơn về
người phụ nữ. Trên cơ sở đó, chúng tơi sẽ khái qt thành những nhận định chung
về cơ chế tạo lập cũng như mô hình nữ tính mới trong văn xi nghệ thuật nửa
đầu thế kỉ XX.
- Thao tác thống kê, phân loại: để chọn lựa một số chi tiết nghệ thuật quan trọng
nhằm làm rõ đặc trưng của hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án là một trong những cơng trình chun biệt đầu tiên vận dụng lí thuyết
diễn ngôn để nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề người phụ nữ trong sáng tác của
một số tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
- Luận án chỉ ra cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ qua việc phân tích các
tương quan quyền lực/tri thức và sự giao cắt phức tạp của các tương quan này trong đời
sống tư tưởng, văn hóa nửa đầu thế kỉ XX.
- Luận án diễn giải bản sắc nữ tính mới trong mối quan hệ với diễn ngôn dân tộc,
diễn ngôn cá nhân và diễn ngơn về mặt trái của hiện đại hố/Âu hố.
- Luận án cung cấp thêm tư liệu cũng như tiền đề để nghiên cứu vấn đề diễn
ngôn về người phụ nữ trong văn học.
6. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 5 chương:
Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2. Quyền lực/ tri thức phương Tây và sự xuất hiện diễn ngôn mới về
người phụ nữ
Chương 3. Người phụ nữ và diễn ngôn về dân tộc trong sáng tác của Phan Bội
Châu và Nhất Linh, Khái Hưng
Chương 4. Người phụ nữ và diễn ngôn về cá nhân trong sáng tác của nhà nho
tài tử và trí thức Tây học
Chương 5. Người phụ nữ và diễn ngôn về mặt trái của hiện đại hoá/Âu hoá
trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng và Nguyên Hồng


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thuyết chung về lý thuyết diễn ngôn
1.1.1. Định nghĩa diễn ngôn
Diễn ngôn (discourse) là một thuật ngữ được đề xuất bởi các nhà lí luận phương
Tây thế kỉ XX. Khó để đưa ra một định nghĩa thông suốt về khái niệm diễn ngơn vì nội
hàm phức tạp và khơng ngừng được mở rộng của nó. Theo từ điển mở
, diễn ngôn được hiểu là “sự giao tiếp hay tranh luận bằng
ngơn ngữ nói hay viết. Diễn ngơn cịn có thể được gọi bằng những tên khác như hội
thoại, tranh luận hay chuỗi lời nói”. Theo Collins Concise English dictionary (1988),
thì diễn ngôn được hiểu với những hàm nghĩa như sau: “Thứ nhất là sự giao tiếp bằng
lời nói, nói chuyện, hội thoại. Thứ hai là sự triển khai một vấn đề nào đấy bằng cách
nói hoặc viết theo một trật tự. Thứ ba, các nhà ngôn ngữ học thường sử dụng thuật ngữ
diễn ngôn để chỉ một đơn vị của văn bản – đơn vị ngôn ngữ lớn hơn câu” [82; tr.7]. Dù
có nhiều định nghĩa khác nhau, song hiểu một cách tổng quát, diễn ngôn là thực tiễn
giao tiếp của con người trong xã hội, biểu hiện qua ngôn ngữ. Diễn ngôn là ngôn ngữ
trong hoạt động, ngôn ngữ trong sự hành chức của nó. Nói đến diễn ngơn là nói đến
những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ chức hoạt động ngôn từ.
Diễn ngôn được tạo nên từ tri thức và những quan hệ quyền lực đa dạng trong cuộc

sống. Diễn ngơn đến lượt nó, cũng là phương cách tạo lập nên tri thức, cùng với
những thực hành xã hội, các dạng thức của chủ thể và các mối quan hệ quyền lực.
Bởi vậy sẽ khơng có tri thức nào là chân lý tuyệt đối và hồn tồn khách quan. Xét
đến cùng, mọi diễn ngơn đều là sản phẩm của văn hóa, xã hội.
1.1.2. Các khuynh hướng nghiên cứu diễn ngơn
Trong lí luận hiện nay có 3 khuynh hướng nghiên cứu diễn ngơn: ngữ dụng học
do các nhà ngữ dụng đề xuất, lí luận văn học do M.Bakhtin đề xuất và xã hội học do
M.Foucault khởi xướng.
Thứ nhất là hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngơn ngữ học. Nhìn
chung đối với các nhà ngơn ngữ học, nghiên cứu diễn ngơn chính là nghiên cứu thực
tiễn ngôn từ, tức là nghiên cứu ngôn từ trong giao tiếp, ngôn từ trong sử dụng, ngôn từ
trong ngữ cảnh. Việc nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học được xem như
là một phản ứng với ngôn ngữ học truyền thống vốn chỉ tập trung vào những đơn vị
thành tố và cấu trúc câu. Trong khi các nhà ngôn ngữ học truyền thống cho rằng điều


quan trọng nhất đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ là nghiên cứu câu thì những cơng
trình nghiên cứu về diễn ngôn lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mô tả khả năng
giao tiếp; nhấn mạnh khả năng của chúng ta trong việc kết hợp các câu lại với nhau,
liên kết chúng một cách mạch lạc theo chủ đề của diễn ngơn. Các nhà phân tích diễn
ngơn chỉ ra rằng, hiếm khi một người giao tiếp với người khác bằng những câu đơn lẻ.
Mặt khác, nếu chỉ lắp ghép các câu đúng ngữ pháp với nhau thì ta vẫn chưa thực hiện
một hoạt động giao tiếp thành công, những kiến thức về hội thoại trong liên kết câu và
kết nối với ngữ cảnh phù hợp là một điều kiện cần thiết để giao tiếp thành công.
Thứ hai là hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà nghiên cứu văn học do M.
Bakhtin đề xuất. Bakhtin không đồng ý với Saussure chỉ dừng lại phân biệt ngơn ngữ
và lời nói. Trong các cơng trình Những vấn đề thi pháp Dostoievski, Mĩ học sáng tạo
ngôn từ, Bakhtin cho rằng phát ngôn chính là đơn vị giao tiếp của lời nói bởi bản thân
lời nói chỉ tồn tại trong thực tế dưới hình thức những phát ngơn cụ thể của những
người nói riêng lẻ. Chính phát ngơn thể hiện bản chất sống động của ngơn ngữ trong

thực tiễn sử dụng vì qua những phát ngôn như thế, bản thân đời sống nhập vào ngôn
ngữ. Nếu Saussure cho rằng sau ngôn ngữ chung của xã hội (ngôn ngữ trong từ điển)
là đến lời nói cá nhân thì Bakhtin lại cho rằng lời nói của cá nhân không chỉ phụ thuộc
vào vốn ngôn ngữ chung của xã hội mà cịn phụ thuộc vào mơi trường văn hóa của
từng thời kỳ lịch sử. Nếu Saussure cho rằng, ngoài cấu trúc ra, các yếu tố khác như
hồn cảnh lịch sử, ngữ cảnh… đều khơng quan trọng trong việc quy định nghĩa của
diễn ngơn thì Bakhtin cho rằng ý nghĩa của diễn ngôn, phương thức diễn ngôn (dùng
từ gì, dùng như thế nào?) khơng chỉ do cấu trúc ngơn ngữ hay do cá tính người phát
ngơn quy định mà còn do ngữ cảnh, do các quan hệ lời nói trong xã hội quy định. Diễn
ngơn gắn liền với kí hiệu nên gắn liền với xã hội, nó mang tính xã hội. Con người phải
nói theo quy tắc ngôn ngữ nhất định nếu muốn tồn tại trong xã hội. Tóm lại, trong
quan niệm của Bakhtin, diễn ngơn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ thể, ngôn
ngữ trong sử dụng, có tư tưởng, có tính hoạt động xã hội, tính thực tiễn. Diễn ngơn là
lời nói phát ra trong thực tế chứ không phải là ngôn ngữ trong từ điển, nó khơng thể
tách rời ý thức chủ quan của người nói, nó là sản phẩm của giao tiếp, là sản phẩm của
xã hội. Bản chất của diễn ngơn là mang tính đối thoại bởi nó là mảnh đất giao cắt, hội
tụ, tranh biện của những tư tưởng, quan niệm khác nhau về thế giới. Mỗi phát ngôn
của chúng ta chỉ được hình thành và phát triển trong sự tác động qua lại, thường xuyên
và liên tục với những phát ngôn của các cá nhân khác. Trong Những vấn đề thi pháp


Dostoievski, M.Bakhtin có một chương chun nghiên cứu ngơn ngữ của Dostoievski.
Mở đầu chương này, ông tuyên bố muốn bàn đến lời văn, tức là ngơn ngữ trong tính
tồn vẹn cụ thể và sinh động của nó chứ khơng phải ngơn ngữ với tính cách là đối
tượng chun biệt của ngôn ngữ học. Cái gọi là chỉnh thể ngôn ngữ mà M. Bakhtin
hay dùng thực chất là diễn ngôn. Sự phân tích ngơn ngữ của Bakhtin thực chất là phân
tích diễn ngôn, ông nghiên cứu phần nội dung, ý nghĩa và sức mạnh do ngôn ngữ
mang lại. M. Bakhtin nêu xu hướng nghiên cứu “siêu ngôn ngữ học”, tức là lấy diễn
ngơn (lời nói, văn bản) làm đối tượng nghiên cứu, hình thành khuynh hướng “diễn
ngơn học”, mở ra một hướng mới trong cách tiếp cận ngôn từ văn học.

Thứ ba là hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà xã hội học mà tiêu biểu là
M. Foucault. Foucault đã có cơng trong việc đưa diễn ngơn trở thành một khái niệm
thực sự có ý nghĩa trong lịch sử tư tưởng thế kỷ XX. Cái mà Foucault bận tâm không
phải là ý nghĩa nào ẩn chứa trong diễn ngôn mà là những quy tắc đã chi phối việc diễn
ngôn ra đời và vận hành trong đời sống. Trong các công trình như Kỉ luật và Trừng
phạt (Disipline and Punish), Lịch sử tính dục (The History of Sexuality), ơng chỉ ra
mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực trong việc kiến tạo ra diễn ngôn; tri thức hay
diễn ngôn chẳng qua chỉ là những sản phẩm cũng như công cụ để thực thi quyền lực.
Foucault cho rằng các nhóm thống trị xã hội thông qua diễn ngôn để tạo ra tri thức, tạo
ra chân lí, để áp đặt lên các nhóm bị trị những lĩnh vực tri thức đặc thù, những nguyên
tắc và giá trị của mình nhằm muốn hợp pháp hóa q trình trị vì thiên hạ của mình.
Chính vì thế, những tri thức do diễn ngơn kiến tạo nên khơng thể mang tính khách
quan, trung tính bởi nó luôn là sản phẩm của các quan hệ quyền lực. Trong Khảo cổ
học tri thức (The Archaeology of Knowledge), theo Foucault, thực tại dù có trước,
song thực tại ấy chỉ có thể tái tạo thành diễn ngơn thì mới trở thành ý thức của con
người, con người sẽ hành xử với thế giới theo nội dung của diễn ngôn chứ khơng phải
theo bản chất tự nhiên, vốn có của nó. Thế giới khách quan vẫn tồn tại nhưng chúng
chỉ có nội dung, ý nghĩa cụ thể thông qua diễn ngôn. Đến lượt mình, mọi diễn ngơn
đều là kết quả của các quan hệ tri thức/quyền lực trong một thời đại cụ thể. Foucault
định nghĩa diễn ngơn như sau: “Thay vì giảm dần các nét nghĩa mơ hồ của từ diễn
ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó: lúc thì coi nó như một
khu vực chung của tất cả các nhận định, lúc thì coi nó như một nhóm các nhận định
được cá thể hố, và đơi khi lại xem nó như một hoạt động được qui ước nhằm tạo nên
một tập hợp các nhận định (statement)” [126, tr.47]. Như vậy, Foucault khơng nói diễn


ngơn về mặt ngữ học, mà nói trên ý nghĩa triết học và tư tưởng hệ. Theo diễn giải của
tác giả Trần Văn Tồn, định nghĩa diễn ngơn của Foucault được hiểu theo ba cấp độ.
Thứ nhất, diễn ngôn bao gồm tất cả các nhận định nói chung (tất cả các phát ngơn hoặc
văn bản mang nghĩa và có một hiệu lực nào đó trong thế giới thực). Ở đây, diễn ngôn

được hiểu là công cụ để con người tri nhận thế giới, việc lựa chọn diễn ngôn nào sẽ
quy định cách hiểu của chúng ta về thế giới hiện thực. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
hiện thực là quan hệ lựa chọn, chứ không phải là quan hệ phụ thuộc. Thứ hai, diễn
ngơn là một nhóm các nhận định được cá thể hóa. Nghĩa là các nhận định được đặt
chung vào một nhóm khi chúng được tổ chức theo một quy ước chung, có một mạch
lạc và hiệu lực chung. Theo đó, chúng ta có thể sử dụng các cách diễn đạt như diễn
ngôn nữ quyền, diễn ngôn thực dân, diễn ngôn thuộc địa, diễn ngôn dân tộc… Đơn vị
của diễn ngơn có thể lớn hoặc nhỏ, thuộc các cấp độ khác nhau, diễn ngôn lớn như y
học lâm sàng, nhỏ như bệnh tâm thần… Thứ ba, diễn ngơn là một hoạt động được
kiểm sốt/điều chỉnh nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định. Theo ý nghĩa này thì
diễn ngơn cịn bao gồm các ngun tắc, cơ chế chi phối đến sự hình thành và vận hành
của một tập hợp các nhận định nào đó. Cơ chế kiểm sốt/điều chỉnh diễn ngơn bao
gồm hệ thống loại trừ từ bên ngoài (external system of exclusion) và hệ thống loại trừ
bên trong (internal system of exclusion).
Như vậy, cả Foucault và Bakhtin đều là nhà lịch sử, nhà tư tưởng, nhà triết học
chứ không đơn thuần là nhà nghiên cứu văn học nên cả hai ơng đều nhìn ngơn ngữ ở
góc độ xã hội, ngơn ngữ là sản phẩm của tư tưởng hệ. Họ khẳng định rằng chính hình
thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con người và cơ chế quyền lực trong xã hội
đã trở thành cái logic nội tại, cái cơ chế thầm kín chi phối cách sử dụng ngôn từ của
con người.
1.1.3. Đặc điểm của diễn ngôn văn học
Về cơ bản, diễn ngôn văn học cũng mang những đặc điểm của diễn ngơn nói
chung, tuy nhiên, có một số đặc điểm thể hiện tập trung hơn, nổi bật hơn ở diễn ngôn
văn học. Trước hết, diễn ngơn văn học là hình thái nghệ thuật của tư tưởng. Diễn ngơn
văn học là một hình thái nghệ thuật ngơn từ trong đó có sự thống nhất hữu cơ giữa
hình thức và nội dung, giữa hình thức và tư tưởng. Ở diễn ngôn văn học, hệ thống diễn
đạt bao gồm hình tượng, loại hình ngơn ngữ, các phương tiện tu từ đều gắn với những
nội dung văn hóa, tư tưởng nhất định. Trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và triết học
ngơn ngữ, khi nghiên cứu về hình thức và tư tưởng của văn học, M. Bakhtin cho rằng



mọi ngôn ngữ đều là ngôn ngữ ý thức hệ. Các nguyên tắc thế giới quan sẽ chuyển
thành các nguyên tắc nghệ thuật chi phối hình thức biểu đạt của ngôn ngữ. Diễn ngôn
văn học gắn chặt với lịch sử tư tưởng, nó là một bộ phận của hệ hình tư tưởng, nó chịu
sự chi phối của các hình thái ý thức xã hội, của ý thức hệ, của triết học, văn hóa, thẩm
mĩ… Chẳng hạn cùng viết về số phận người kĩ nữ, song do lập trường tư tưởng, ý thức
hệ khác nhau, mỗi tác giả sẽ tạo ra những cấu trúc diễn ngôn khác nhau. Với Xuân
Diệu (Lời kĩ nữ), người kĩ nữ mang số phận bi kịch: cơ đơn, khơng lối thốt. Ngược
lại, trong cái nhìn của Tố Hữu – một nhà cách mạng – thì người kĩ nữ (Tiếng hát sơng
Hương) hồn tồn có thể thay đổi số phận của mình, hịa nhập vào cuộc sống mới và
có một tương lai tươi sáng nhờ cách mạng.
Tư tưởng thời đại chi phối đến việc xây dựng diễn ngôn văn học. Mỗi thời đại
với tư tưởng khác nhau sẽ tạo nên khung tri thức khác nhau và từ đó sẽ tạo nên diễn
ngơn khác nhau. Trước đây, quan niệm chủ nghĩa xã hội là lý tưởng, là tương lai đáng
mơ ước đã tạo ra một loạt diễn ngôn kiểu “trời mỗi ngày lại sáng” như trong

thơ Tố

Hữu: “Năm năm mới bấy nhiêu ngày – Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều – Dân có
ruộng dập dìu hợp tác – Lúa mượt đồng ấm áp làng quê” (Ba mươi năm đời ta có
Đảng). Ngược lại, khi quan niệm về Cách mạng xã hội chủ nghĩa thay đổi, không cịn
đơn giản, một chiều như thế thì một loạt diễn ngôn nhận thức lại kiểu như Thời xa
vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh,… cho thấy những hậu quả đáng
tiếc của chiến tranh. Tư tưởng thay đổi, hệ hình tư duy thay đổi sẽ dẫn đến cách kiến
tạo nhân vật, cách sử dụng từ ngữ, sử dụng phương thức tu từ của diễn ngôn,… của
văn học cũng thay đổi. Dưới chế độ phong kiến, nhân vật trung tâm của những diễn
ngôn văn học mang nặng ý thức hệ phong kiến thường là những “con đẻ” của chế độ,
một lịng phụng sự, bảo vệ lợi ích của chế độ ấy, những con người mang nặng đạo đức
và lễ giáo phong kiến như người quân tử, liệt nữ, trượng phu, tiết phụ. Ngược lại vào
thời điểm chế độ phong kiến suy vong, ý thức hệ phong kiến lung lay, thì kiểu nhân

vật trung tâm của văn học lúc này là những “đứa con phản nghịch” của chế độ ấy như
Từ Hải (Truyện Kiều), Bảo Ngọc, Đại Ngọc (Hồng lâu mộng), Thôi Oanh Oanh (Oanh
Oanh truyện), Lâm Xung (Thủy hử truyện)… Tóm lại, diễn ngơn văn học là hình thức
nghệ thuật của tư tưởng; nó là hình thức sử dụng ngơn từ để hình tượng hóa, tri thức
hóa tư tưởng của thời đại. Diễn ngôn chịu sự quy định của hệ thống tri thức xã hội và
thay đổi theo sự thay đổi của hệ thống tri thức xã hội. Qua diễn ngơn văn học, ta có
thể thấy được sự phát triển của lịch sử tư tưởng.


Thứ hai, diễn ngôn văn học là sự kiến tạo những thế giới quan mới. Cũng giống
như diễn ngơn nói chung, chức năng của diễn ngôn văn học là kiến tạo nên tri thức về
đời sống theo một quan niệm tư tưởng hệ nhất định. Điều đáng lưu ý là diễn ngôn văn
học không chỉ hướng tới kiến tạo một hiện tượng đời sống cụ thể, một ý kiến riêng lẻ
về đời sống mà là kiến tạo ra những nguyên tắc mới trong cách nhìn nhận về đời sống,
về con người. Trước đây, người ta tin rằng có một thực tại là cái tồn tại khách quan
trong vũ trụ, không phụ thuộc vào nhận thức của con người. Niềm tin này đã dẫn đến
tham vọng dùng văn chương để phản ánh thế giới một cách chân thực. Dưới ánh sáng
của lý thuyết diễn ngôn, các học giả đương đại cho rằng, thế giới là một hệ thống kí
hiệu, nó được tạo nên thơng qua các diễn ngơn, khơng có cái nằm bên ngồi diễn
ngơn, bên ngồi văn bản. Qua diễn ngôn văn học, thực tại hiện lên không phải như nó
vốn có, mà bị biến dạng, thay đổi đi rất nhiều. Việc nhà văn miêu tả thế giới không
bao giờ là một hành động vô tư, chỉ thuần túy làm nhiệm vụ cung cấp thơng tin mà nó
ln bị nhào nặn bởi những quan hệ quyền lực, bởi ý thức hệ nhất định. Trong Đông
phương luận, Edward Said đã chỉ ra rằng các nhà văn du kí, các thi sĩ, tiểu thuyết gia
thế kỉ XIX đã kiến tạo nên một hình ảnh phương Đơng như một thứ thuộc địa man di
mọi rợ, phi nhân tính. Với lập trường của kẻ thống trị, mong muốn hợp thức hố q
trình xâm lược các nước thuộc địa, các nhà văn đã kiến tạo nên hình ảnh một phương
Đơng như một kho tàng của tri thức, kinh nghiệm phương Tây, chứ không phải là một
xã hội, một nền văn hóa vận hành theo kiểu riêng của nó. Có thể nói, ở một phương
diện nào đó, chính diễn ngơn văn học với việc kiến tạo nên thế giới quan mới đã có

khả năng thay đổi thói quen cảm nhận và đánh giá về thế giới của người đọc. Diễn
ngơn văn học tìm cách tạo ra ý nghĩa mới về sự vật, đem lại cho con người cách nhìn
mới về thế giới và vũ trụ. Những đánh giá này sẽ quy định cách lựa chọn từ ngữ, điểm
nhìn, giọng điệu, nhân vật và cả người nghe. Diễn ngơn văn học giải phóng con người
ra khỏi sự chun chế của thói quen.
Thứ ba, diễn ngơn văn học là hình thái phủ định trạng thái vơ thức xã hội để
hướng tới một ý thức tự giác mới. “Vô thức xã hội” là khái niệm do Eric Fromm đưa
ra, thường được hiểu là một thế giới tư tưởng, tình cảm chưa được lên tiếng, chưa có
tiếng nói cơng khai trong xã hội, là tình trạng bị mất tiếng nói của các cá thể người bị
đè nén. Mỗi xã hội chỉ cho phép một số tư tưởng, tình cảm nào đó có thể đạt đến trình
độ ý thức, cịn một số khác chỉ tồn tại trong trạng thái vô thức. Sự tiến bộ của đời sống
đòi hỏi sự cần thiết phải biến cái vô thức thành ý thức và các nhà văn phải góp phần
vào việc thực


hiện sứ mệnh cao cả này, phải giúp con người ý thức được cái vơ thức của mình, đưa
trạng thái tư tưởng của con người từ vô thức trở thành ý thức. Với AQ chính truyện, Lỗ
Tấn đã phơi bày phép thắng lợi tinh thần, sự vô thức của đám đơng đã kìm hãm bước
tiến của một dân tộc vĩ đại. Phép thắng lợi tinh thần, luôn tự đánh lừa mình bằng ảo
tưởng này đâu chỉ là quốc dân tính của người Trung Hoa mà cịn là nhân loại tính, nó
tồn tại khắp mọi nơi, trong mỗi chúng ta ai cũng có một chút AQ trong mình. Câu
chuyện Bộ áo mới của hoàng đế đã cho thấy quyền lực và nguyên tắc cấm kị khiến cho
cái sự thực không được nói ra: “Vơ thức xã hội là một khái niệm mang nội dung tư
tưởng xã hội rất sâu sắc và nhân văn. Sự tiến bộ và lành mạnh của đời sống địi hỏi
biến cái vơ thức thành ý thức. Và đây là cội nguồn của diễn ngôn văn học. Nếu diễn
ngơn văn học chỉ nói theo cơ chế xã hội cho phép thì văn học ấy chỉ có thể là văn
chương tun truyền, giáo huấn, chỉ nói được những gì bề ngồi, phổ thơng, chứ chưa
phải những gì sâu sắc có tính nhân loại” [99, tr.180]. Sứ mạng của khoa học và nghệ
thuật là đưa trạng thái tư tưởng của con người từ vơ thức trở thành ý thức. Có thể nói
với sứ mệnh phủ định trạng thái vơ thức xã hội để hướng tới một ý thức tự giác mới,

diễn ngơn văn học đã góp phần quan trọng vào việc làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp
hơn, nhân văn hơn.
Thứ tư, diễn ngôn văn học luôn tự phủ định mình, tạo ra cái khác mình, chống
lại sự sáo mịn, khn mẫu. Sự vận động của văn học suy cho cùng là sự vận của diễn
ngơn, hình thái diễn ngơn này phủ định hình thái diễn ngơn trước nó. Ở phương Tây,
diễn ngôn của chủ nghĩa lãng mạn với sự biểu cảm, tinh tế đã thay thế cho diễn ngơn
quy phạm, sáo mịn của chủ nghĩa cổ điển, diễn ngôn của chủ nghĩa hiện thực thay thế
diễn ngôn của chủ nghĩa lãng mạn. Diễn ngôn hiện thực kiểu Nam Cao, Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… đối lập với diễn ngôn lãng mạn của tiểu
thuyết TLVĐ với Nhất Linh, Khái Hưng, Hồng Đạo… Diễn ngơn mới ra đời thay thế
cho diễn ngơn giai đoạn trước đó.
1.1.4. Quan niệm diễn ngôn của luận án
Trên cơ sở lựa chọn, kết hợp những kiến giải về diễn ngôn của M. Bakhtin và
M. Foucault, chúng tôi đưa ra quan niệm diễn ngôn của luận án, làm cơ sở lý thuyết
cho việc triển khai đối tượng nghiên cứu của mình như sau:
Thứ nhất, diễn ngôn là một cấu trúc liên văn bản, liên chủ thể. Diễn ngôn căn
bản không phải là các văn bản cụ thể, các loại biểu đạt các nội dung cụ thể mà là cái
cơ chế tạo thành các văn bản cụ thể ấy; nó chính là cái ngun tắc ẩn chìm chi phối sự
hình thành các văn bản như là sự kiện xã hội. Việc ai nói, nói cái gì và nói như thế nào


bị kiểm soát chặt chẽ bởi những cơ chế quyền lực, những luật lệ bên trong và bên
ngồi diễn ngơn. Điều này khiến cho chủ thể phát ngơn khơng cịn là những chủ thể tự
do biểu lộ những ý kiến cá nhân, mà bị hạn chế và trói buộc trong một khung diễn
ngơn có trước.
Thứ hai, diễn ngơn là sản phẩm của mơi trường sinh thái văn hóa. Diễn ngơn
khơng chỉ chịu sự chi phối của quy luật ngôn ngữ mà còn chịu sự chi phối của đời
sống, của quy ước xã hội. Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền văn hóa, mỗi thể chế chính
trị xã hội có một quy ước thực tiễn diễn ngôn nhất định. Chỉ trong những quy ước và
chuẩn mực được mọi người đặt ra, được điều chỉnh và thừa nhận, diễn ngơn mới được

hình thành và vận hành: “Một người không phải bất cứ lúc nào, ở đâu, muốn nói cái gì
thì nói” [99, tr.176]. Mỗi khi mơi trường sinh thái văn hóa thay đổi, diễn ngơn cũng sẽ
thay đổi. Chính vì vậy, qua mỗi diễn ngơn, ta có thể thấy bóng dáng của xã hội, của
thời đại lịch sử mà diễn ngơn đó ra đời.
Thứ ba, diễn ngôn là sự kiến tạo thế giới theo một quan niệm, tư tưởng hệ nhất
định. Trong tác phẩm Khảo cổ học tri thức, M. Foucault không phủ nhận rằng có một
thực tại khách quan tồn tại trước con người, vấn đề là chúng ta không cách nào chạm
được vào thế giới khách quan đó một cách trực tiếp; ta chỉ có thể biết về nó một cách
có hệ thống và có ý nghĩa thơng qua diễn ngơn. Điều này có nghĩa là khơng có một trật
tự nội tại nào của thế giới ngoài cái trật tự mà ta áp đặt lên thế giới thông qua sự miêu
tả bằng ngơn ngữ về nó. Phân tích diễn ngơn cần thiết phải chỉ ra được sự kiến tạo cái
thực bởi các cấu trúc diễn ngôn.
Thứ tư, diễn ngôn là một cấu trúc biểu nghĩa khái quát mang nội hàm văn hóa,
ý thức hệ. Diễn ngơn là một cấu trúc biểu nghĩa, nó có tầng bậc của nó, nó được tạo
thành từ các cặp đối lập cơ bản. Trường tri thức của thời đại được tạo thành từ những
mơ hình khái quát với những cặp đối lập nổi lên. Tất cả các mơ hình biểu nghĩa (nhỏ là
một tác phẩm, lớn là một nền văn hóa) đều có thể phân tích dưới dạng cấu trúc này.
Từ những phân tích nói trên, chúng tôi tạm rút ra quan niệm về diễn ngôn như
sau: Diễn ngôn là những tổ chức ký hiệu, những cấu trúc ngôn ngữ mang nội dung tư
tưởng hệ, thể hiện nhãn quan giá trị, hệ thống quan niệm về thực tại của một thời đại,
của các nhóm xã hội khác nhau. Nó là một cấu trúc liên văn bản, liên chủ thể; một sản
phẩm của môi trường sinh thái văn hóa, nó chứa đựng bên trong một cấu trúc biểu
nghĩa khái quát mang nội hàm văn hóa, ý thức hệ. Nói đến diễn ngơn là ta nói đến một
sự kiện ngôn ngữ, đồng thời là một sự kiện xã hội, một sự kiện của văn hóa tư tưởng;


là cách kiến tạo thế giới bằng ngôn từ và cách kiến tạo này chịu sự chi phối của một
quan niệm tư tưởng, một ý thức hệ nhất định. Diễn ngơn gắn chặt với lịch sử tư tưởng,
là một hình thái để nắm bắt tư tưởng. Đi vào nghiên cứu diễn ngơn địi hỏi phải khảo
cổ học tri thức để khám phá cơ chế sinh thái văn hóa đã sản sinh ra nó.

Có nhiều cách phân loại diễn ngơn tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau. Nếu
dựa vào chủ đề diễn ngơn, có thể chia diễn ngơn thành các loại: diễn ngôn về con
người, diễn ngôn về chiến tranh, diễn ngơn về lịch sử, diễn ngơn về văn hóa, diễn ngơn
về tính dục… Nếu xét về mặt lịch sử văn hóa, có thể chia ra diễn ngơn cổ điển, diễn
ngôn khai sáng, diễn ngôn cách mạng, diễn ngôn hiện đại, diễn ngôn hậu hiện đại…
Nếu xét về xã hội học, có thể chia ra diễn ngơn nữ quyền, diễn ngôn thực dân, diễn
ngôn hậu thực dân… Nếu dựa vào hình thái tri thức, lại có thể chia diễn ngơn thành
các loại: diễn ngôn văn học, diễn ngôn khoa học, diễn ngơn chính trị, diễn ngơn tơn
giáo, diễn ngơn báo chí, diễn ngơn đạo đức… Trong diễn ngơn văn học, lại có thể chia
thành diễn ngơn thơ, diễn ngơn tiểu thuyết… Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang
tính tương đối, chúng khơng tách bạch rạch rịi mà có thể giao thoa với nhau vì diễn
ngơn gắn với văn hóa mà văn hóa là hệ thống thống nhất mọi tri thức của nhân loại.
1.1.5. Những thao tác phân tích diễn ngôn
Trong phạm vi luận án này, trên cơ sở tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu
diễn ngôn đi trước, chúng tôi tạm đưa ra một số thao tác cơ bản sau:
Thứ nhất, phân tích tương quan quyền lực/tri thức (power/knowledge)
Diễn ngơn ln hàm chứa trong nó một cách cắt nghĩa, một tri thức về thế giới và
cùng với việc tạo nghĩa, diễn ngơn cịn định hướng cho sự tác động đến hiện thực. Sự hình
thành ý nghĩa trong các diễn ngôn hướng tới sự tác động, thay đổi thế giới, kiến tạo nên
thế giới xã hội của con người. Vì vậy cách viết quyền lực/tri thức (diễn ngơn) chính là để
biểu đạt sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền lực/tri thức và mối quan hệ hữu cơ giữa các khái
niệm nói trên. Cái mà Foucault quan tâm là các quy tắc nào đã chi phối việc ra đời và vận
hành của diễn ngơn đó trong đời sống. Theo tác giả Trần Văn Toàn: “Cái gọi là sự thật về
đời sống hay con người theo Foucault, thực chất, cũng chỉ là sản phẩm của diễn ngơn
được hình thành từ những tương quan quyền lực/tri thức của một giai đoạn, một thời kì
lịch sử cụ thể. Thay cho việc đặt trọng tâm vào việc đặt câu hỏi: văn học đã làm thế nào
để thu hẹp khoảng cách giữa nó và thực tế đời sống thì giờ đây, chúng ta phải quan tâm
đến câu hỏi: trong những tương quan quyền lực/tri thức nào mà những sự thật nào đó
được quyền xuất hiện và miêu tả trong diễn ngôn văn học” [126, tr.48]. Như vậy, bản chất
của phân tích diễn ngơn là phân tích cơ chế tạo lập diễn ngơn, phân tích những tương

quan quyền lực/tri thức nào đã


tạo nên và vận hành diễn ngơn đó. Một tương quan quyền lực/tri thức chỉ tồn tại khi có sự
đối lập giữa một cặp nhị phân như nam tính/nữ tính, phương Tây/phương Đơng, hiện
đại/truyền thống, tinh thần/thể xác, lý tính/cảm tính… với yếu tố đứng trước đóng vai trị
trung tâm. Theo M. Foucault, từ sự bất bình đẳng của các tương quan quyền lực này mà
các tri thức khoa học xã hội được tạo ra. Diễn ngôn văn học của mỗi giai đoạn thường
xoay quanh một số cặp nhị phân cơ bản. Chính sự đối lập giữa các mặt của các cặp nhị
phân này sẽ tạo nên bức tranh về thế giới, tạo nên mã diễn ngôn của tác phẩm văn học.
Chẳng hạn, văn học lãng mạn thường xây dựng thế giới nghệ thuật dựa trên cặp đối lập:
Tôi - Ta. Tôi là cái cá nhân, ta là cái xã hội. Tôi được coi là cái riêng, cái độc đáo, cái lí
tưởng, ta là cái chung, cái tầm thường, cái cản trở. Văn học hiện thực thường đặt mơ hình
nghệ thuật dựa trên cặp đối lập cơ bản: giàu - nghèo. Giàu thường là kẻ áp bức, bất lương,
độc ác; nghèo thường là người tử tế, lương thiện, bị áp bức. Diễn ngôn của văn học cách
mạng giai đoạn 1945 - 1975 thường được hình thành trên cặp đối lập Ta - Địch, từ đây sẽ
hình thành tiếp các cặp nhị phân: chính nghĩa - phi nghĩa, tập thể - cá nhân, cách mạng phản cách mạng, vô sản - tư sản, nơng dân - địa chủ… Vì thế, thơng qua việc phân tích
sự đối lập của các cặp nhị phân, chúng ta phần nào có thể hình dung được cách thức kiến
tạo thế giới của nhà văn.
Thứ hai, phân tích trật tự diễn ngơn
Trong lí thuyết diễn ngơn của Foucault, bên cạnh diễn ngơn mang tính thống trị,
ơng cịn quan tâm đến những diễn ngôn bị loại trừ. Từ sự bất bình đẳng về quyền lực
giữa các cặp đối lập mà tri thức được tạo ra. Về nguyên tắc chỉ có yếu tố ưu trội (cái
bình thường) mới được quyền phát ngôn về yếu tố thấp hơn (cái bất thường), từ đó
khẳng định sự hợp thức của yếu tố ưu trội. Đây được coi là diễn ngôn trung tâm, chính
thống. Tuy vậy, Foucault thừa nhận có một sự phản kháng từ bên dưới nhằm chống lại
sự áp đặt quyền lực: “ở đâu có quyền lực, ở đó có đấu tranh” [126, tr.49]. Như vậy, đối
tượng của phân tích diễn ngơn thường là những hiện tượng có vị trí thấp hơn về quyền
lực, vì đây là nơi để nhận diện tiếng nói của quyền lực. Do đó, khi phân tích diễn ngôn
cần chú ý mối quan hệ của cả hai yếu tố ưu trội và thấp kém về quyền lực để thấy được

rằng diễn ngôn không phải chỉ là kết quả trực tiếp từ quan hệ quyền lực một chiều, mà
là kết quả của quá trình pha trộn, lai ghép phức tạp.
Khi phân tích diễn ngơn có một điểm cần đặc biệt lưu ý: các quan hệ quyền lực
có tính chất bao trùm toàn bộ xã hội của một thời đại, được mỗi cá nhân và cộng đồng
xã hội đó vận hành. Vì thế tương quan quyền lực/tri thức được biểu hiện thành các cặp
nhị phân nói trên tồn tại trong mọi phương diện xã hội, trong mọi hình thức diễn ngơn,
mọi văn bản khác nhau, do đó, phân tích diễn ngơn cần gắn với sự phân tích liên văn
bản, phát hiện mối liên hệ giữa các văn bản văn học, văn bản khoa học, văn bản pháp
luật, quảng cáo, báo chí…


Thứ ba, phân tích trường tri thức thời đại chi phối sự hình thành và vận hành
của diễn ngơn
Trong tác phẩm Từ ngữ và vật, Foucault đã đưa ra khái niệm “episteme”
(trường tri thức/ khung tri thức). Trường tri thức theo cách hiểu của Foucault là cái
khung tư tưởng, là nhận thức chung của cộng đồng trong một thời kỳ nhất định; là cái
không gian tri thức quyết định từ ngữ được tồn tại như thế nào, vật được xem là cái gì.
Ơng cho rằng mỗi thời đại tồn tại một trường tri thức khác nhau và chính trường tri
thức sẽ quyết định các hệ hình giá trị và sự vận hành của các diễn ngơn. Phân tích diễn
ngơn chính là đi tìm hệ hình tri thức, tìm những quy tắc vừa hữu thức vừa vô thức của
một cộng đồng người trong thời đại nhất định quy định cách nói trong cộng đồng
người đó. Foucault quan tâm đến quy tắc nào đã chi phối việc diễn ngơn đó ra đời và
vận hành trong đời sống; bằng cách nào mà một sự thật đã được nói ra, bằng cách nào
mà sự kiện này trở nên có ý nghĩa hoặc bị bỏ qua. Ơng quan tâm đến cơ chế mà nhờ
đó một diễn ngơn trở thành diễn ngơn thống trị, cịn các diễn ngơn khác bị nghi ngờ và
gạt ra ngồi lề xã hội. Cơ chế này vừa là cái nằm bên trong vừa là cái nằm bên ngồi
diễn ngơn. Như vậy, có thể khẳng định rằng, diễn ngơn khơng chỉ là các văn bản cụ
thể, các loại biểu đạt nội dung cụ thể mà quan trọng hơn chính là cái cơ chế tạo thành
các văn bản cụ thể ấy; nó chính là cái nguyên tắc ẩn chìm chi phối sự hình thành các
văn bản như là sự kiện xã hội. Diễn ngơn là cái bên ngồi ta, nó chi phối ta một cách

sâu sắc. Mỗi khi ta phát ngôn, ta luôn bị trói buộc trong một khung diễn ngơn có trước.
Lời của ta chỉ là sự nối lời, tiếp lời, đối thoại lại với lời của người khác mà thôi. Vận
dụng vào phân tích diễn ngơn văn học, ta phải đi tìm những quy tắc, những cơ chế tinh
thần, những quy luật tâm lí chi phối cách xây dựng hình tượng văn học, cách sử dụng
ngôn ngữ văn học của nhà văn.
Thứ tư, phân tích nội hàm tư tưởng của các yếu tố trong cấu trúc diễn ngôn
Hệ thống nhân vật chính với khả năng biểu đạt tư tưởng của chúng cũng là một
yếu tố của cấu trúc diễn ngôn. Nhân vật đại diện cho ai, cho tư tưởng nào; xung đột
giữa các nhân vật là xung đột giữa các ý thức hệ nào trong xã hội. Chẳng hạn, diễn
ngôn cá nhân của tiểu thuyết TLVĐ được thể hiện qua cuộc xung đột giữa hai hệ
thống nhân vật phụ nữ thuộc tư tưởng dân chủ tư sản và ý thức hệ phong kiến, đó là sự
xung đột giữa hai thế hệ trẻ và già; tiến bộ và bảo thủ. Bên cạnh đó, việc xác định chủ
thể diễn ngơn cũng rất cần thiết. Cần trả lời cho câu hỏi ai là chủ thể của diễn ngơn,
lập trường, quan điểm, giới tính, thẩm mĩ của chủ thể ra sao? Chủ thể diễn ngôn trong
văn học hiện thực là người thư kí trung thành của thời đại, sáng tác của anh ta là những
ghi chép chân thực về bộ mặt xã hội. Chủ thể diễn ngôn trong văn học lãng mạn là


người giãi bày các cung bậc tình cảm, các trạng thái tâm hồn. Chủ thể diễn ngôn trong
văn học cách mạng là người ca ngợi lí tưởng cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thứ năm, phân tích hệ thống phương thức biểu đạt của cấu trúc diễn ngôn.
Để trả lời cho câu hỏi một sự thật nào đó đã được nói lên bằng cách nào, chúng
ta cần chú ý đến cách sử dụng từ ngữ, biểu tượng, giọng điệu, các biện pháp tu từ…
Trong diễn ngôn tiểu thuyết Kafka, giọng điệu vơ âm sắc, mang tính trung hồ là một
phương tiện hữu hiệu để bộc lộ tư tưởng của chủ thể diễn ngôn về một thế giới phi lý,
hỗn loạn, cái quái dị và cái bình thường cùng tồn tại cạnh nhau. Diễn ngôn giới nữ
trong văn học xã hội chủ nghĩa thường có giọng ngợi ca người phụ nữ như là những
biểu tượng về người chiến sĩ anh hùng, người “mẹ tổ quốc”: “Em là ai? Cô gái hay
nàng tiên/ Em có tuổi hay khơng có tuổi/Mái tóc em đây hay là mây là suối/ Đơi mắt
em nhìn hay chớp lửa đêm giơng/ Thịt da em hay là sắt là đồng?” (Tố Hữu, Người con

gái Việt Nam).
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề người phụ nữ trong văn học Việt Nam nửa đầu thế
kỉ XX
1.2.1. Những nghiên cứu chung về vấn đề người phụ nữ
1.2.1.1. Giai đoạn trước 1975
Trong đời sống phê bình văn học những năm trước 1945, đã xuất hiện một số
cơng trình nghiên cứu về người phụ nữ trong sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ
Trọng Phụng, Nguyên Hồng... Ở phía Bắc, đầu tiên phải kể đến các cơng trình của
Trương Chính trong tác phẩm Dưới mắt tôi (1939), Dương Quảng Hàm trong Việt
Nam văn học sử yếu (1941), Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn Việt Nam hiện đại (1942).
Các nhà nghiên cứu ở phía Nam có thể kể đến là Thanh Quế, Thiếu Sơn, Trúc Hà,
Dương Nghiễm Mậu… Trong đó, các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh và
Khái Hưng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trương Chính nhận
định về Loan (Đoạn tuyệt – Nhất Linh): “Loan là một người gái mới (…) Sở dĩ cả một
thời thanh xuân của nàng bị bỏ phí và sau biết bao khổ nhục, nàng mới tìm thấy con
đường chánh đáng, là vì trong lúc dở cũ dở mới này, đời nàng phải là một cuộc thí
nghiệm chua xót” [18, tr.11]. Nhà văn Trúc Hà dành tình cảm yêu mến cho Mai ( Nửa
chừng xuân – Khái Hưng) và Loan (Đoạn tuyệt – Nhất Linh). Ông phát biểu trên báo
Sống số 28 năm 1935 như sau: “Trận xung đột của gia đình và cá nhân bày ra rõ rệt.
Người đọc lúc nào cũng cảm thấy những tư tưởng hẹp hòi, nghiêm khắc thường khi lại
độc ác, đê tiện của những hạng người chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xưa và lúc nào


×