Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Chuyên đề tổng quan đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chính luận tiếng Việt(So sánh với diễn ngôn chính luận tiếng Anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.76 KB, 24 trang )

1


1. Dẫn nhập
Diễn ngôn được hiểu là một quá trình giao tiếp trong một hoàn cảnh xã
hội nhất định, sự giao tiếp đó có mục đích cụ thể rõ ràng và chịu sự chi phối của
ngữ cảnh, của thể loại. Tìm hiểu đề tài Đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chính
luận tiếng Việt (So sánh với diễn ngôn chính luận tiếng Anh) chúng tôi muốn tìm
hiểu những nét khu biệt của diễn ngôn chính luận – một thể loại báo chí khá phổ
biến trong đời sống xã hội cũng như trong văn học. Trong phạm vi của chuyên
đề này, chúng tôi hướng tới việc tìm hiểu những nét tổng quan về tình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài như những nghiên cứu về báo chí, về phân tích
diễn ngôn. Đồng thời đặt ra hướng nghiên cứu chính của đề tài trên cơ sở điểm
luận những thành tựu nghiên cứu liên quan ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đặc điểm
ngôn ngữ của diễn ngôn chính luận tiếng Việt (So sánh với diễn ngôn chính
luận tiếng Anh)
2.1. Tình hình nghiên cứu về báo chí
Lịch sử báo chí đã chỉ ra rằng báo chí xuất hiện là do nhu cầu thông tin
kinh tế của con người. Điều dễ nhận thấy là rất nhiều các tác phẩm được đăng
tải trên báo và tạp chí có sử dụng văn chính luận. Tùy theo những trường hợp cụ
thể mà nhà báo dùng những hình thức và phương pháp khác nhau của văn chính
luận để phản ánh. Chính vì thế, trong phần tổng quan này, chúng tôi đặt ra một
phạm vi điểm luận rộng hơn thể loại chính luận là những nghiên cứu về báo chí
nói chung để có một cái nhìn toàn diện nhất.
2.1.1. Nghiên cứu về báo chí trên thế giới
Báo chí ra đời từ khá sớm và để tổng thuật về tình hình nghiên cứu về báo
chí trên thế giới, chúng tôi sẽ lần lượt tổng quan về thành tựu nghiên cứu ở một
số nước Tây Âu như Mĩ, Anh,…
Ở Mĩ, trong giai đoạn sơ khởi, những nghiên cứu về báo chí tập trung vào
hướng phân tích việc đưa tin tức, công tác tổ chức của báo chí và truyền hình, sự


2


kiểm soát đối với báo chí. Cụ thể là: Theo Van Dijk (1988), từ những năm 1960
của thế kỉ XX, những nghiên cứu khởi thủy là công trình ghi chép của các nhà
báo, họ nói về kinh nghiệm bản thân hoặc tường thuật những sự kiển nổi bật
trong đời sống xã hội như chiến dịch tranh cử tổng thống, những cuộc bạo loạn
về chủng tộc,… Rosenblum (1981) đưa ra cách viết tin, cách đưa tin trên báo
chí. Năm 1978, nhóm News Study Group của học viện MIT đã quay video và
phân tích hơn 600 giờ phát sóng tin tức truyền hình. Nghiên cứu của nhóm này
tập trung vào các vấn đề chính trị, ví dụ như làm thế nào để đưa tin về cuộc chạy
đua vào nhà trắng của các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử tồng thống Hoa Kì
hay vai trò của các biên tập viên truyền hình hoặc cách các chương trình truyền
hình thu hút khán giả. Cuối cùng, nghiên cứu của nhóm News Study Group nhấn
mạnh đến trách nhiệm của báo chí và việc cần thiết phải có sự kiểm duyệt đối
với báo chí. Về sau, các nghiên cứu của nhóm News Study Group được tập trung
trong cuốn Abel E. (Ed), (1981), What’s news: The media in American Society,
Institute for Contemporary Studies.S. Francisco. Epstein (1973, 1975) nghiên
cứu các chương trình truyền hình thực tế của kênh NBC nhằm tìm hiểu cách tin
tức lệ thuộc không những vào sự kiện mà còn vào cơ cấu sản xuất tin. Gans
(1979) đặt trọng tâm nghiên cứu là công việc thường nhật của báo chí và các
quy định khi đưa tin trên báo chí. Bên cạnh đó, những tác giả như Barent (1978),
Abel (1981), Altheide (1974), Cirino (1971) lại tập trung vào việc các tin tức
đưa ra đã bị bóp méo hoặc sai lệch so với thực tế như thế nào.
Cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nghiên
cứu về báo chí ở Mĩ tập trung vào các hướng như: những vấn đề xuất phát từ đời
sống chính chị xã hội; lập trường tư tưởng chính chị của các tác giả ví dụ như
thái độ phê phán thực trạng báo chí, những thiên lệch khi đưa tin, những đề xuất
cải tiến báo chí xuất phát từ quan điểm nhân văn và quyền lợi công dân hay
trách nhiệm của báo chí. Cụ thể là: Tuchman (1978) là một nữ nhà báo, bà đề

xuất việc sản xuất tin theo hướng nhân chủng học, có nghĩa là những tin tức đưa
3


trên báo chí có thể đúng hoặc hơi thiên lệch nhưng phải tạo thành một thói quen
theo dõi tin tức của công chúng. Các phóng viên được xây dựng thành một mạng
lưới để săn tin và được phân loại theo nhóm ví dụ tin chính trị, tin giáo dục,…
Fishman (1980), trong công trình Manufacturing the news, University of
Texas Press, Austin nhấn mạnh đến việc “Theo dõi các diễn tiến, diễn dịch
chúng thành những sự kiện có ý nghĩa, điều tra bản chất sự thật của chúng và
ráp nối chúng thành những sự kiện có ý nghĩa, nối kết chúng thành những câu
chuyện” (tr 16).
Vào năm 2003, tại Hội nghị hàng năm của Hiệp hội giáo dục về báo chí
và truyền thông đại chúng lần thứ 86 đã tập trung rất nhiều chuyên đề xoay
quanh các vấn đề như: sự quan tâm của độc giả đến báo chí, các bài xã luận, vai
trò giáo dục của báo chí,…Hội nghị này đã đánh dấu sự phát triển toàn diện của
báo chí Mĩ.
Ở Anh, hầu hết các nghiên cứu về báo chí để tập trung xung quanh vấn đề
chính trị xã hội. Van Dijk cho rằng phần lớn các công trình nghiên cứu về báo
chí ở Anh chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa mác xít như ở Pháp; đồng thời chú
trọng đến tính giai cấp, ví dụ như những tin tức trên báo chí gắn liền với cuộc
đấu tranh giai cấp,…Mặc dù không phải tất cả những nhà xã hội học của người
Anh đều mang tính mác xít, chẳng hạn những trung tâm quan trọng như
Leicester, Birmingham, Glasgow, London có những quan điểm và tư tưởng
không đồng nhất nhưng tựu chung lại, xu hướng chung của hướng nghiên cứu
báo chí Anh là như thế.
Một công trình nghiên cứu có tính chính trị sâu sắc của nhóm Leicester
(1970) với các học giả tiêu biểu như Halleran, Elliott, Murdock đã làm một cuộc
khảo sát các loại bài báo như tin, phóng sự,.. xoay quanh cuộc biểu tình lớn ở
London về việc chống lại cuộc xâm lược của Hoa Kì ở Việt Nam. Cohen (1980)

cũng nghiên cứu về các bài báo chí về cuộc bạo động của những kẻ Mods và
Rockers ở Anh trong thập niên 60 của thế kỉ XX, sau đó ông kết luận về vai trò
4


của phương tiện truyền thông trong việc đưa tin đến nhân dân, tác động đến tư
tưởng, đạo đức của con người. Có thể kể đến những tác giả đã đặt nền móng cho
việc nghiên cứu về các phương tiện truyền thông ở nước Anh trong thập niên 70
của thế kỉ XX là Chibnall, Hall, Murdock, Cohen, Young, Morley, Husband,…
và các nghiên cứu được tập trung trong cuốn Do it yourself . Trong công trình
này, các học giả đưa ra các quy định về việc chọn lọc tin, những tin nào có thể
đưa và những tin nào không nên đưa; những phạm trù và mô hình đạo đức của
nghề báo; những chủ đề chính được đưa lên trên báo chí. Tóm lại, công trình
này ghi dấu ở quan điểm cơ bản là: phương tiện truyền thông không phải là một
kẻ trung gian trong việc phản ánh đời sống xã hội mà cần tỉnh táo trước các sự
kiện để đưa tin. Báo chí chính là một phương tiện hữu ích trong việc củng cố các
ý thức hệ xã hội đã có trước đó.
Vào thập niên 80 của thế kỉ XX, nhóm Glasgow University Media Group
nghiên cứu về tin xấu trên báo chí. Tin xấu được hiểu là những thông tin mang
tính tiêu cực trong đời sống ví dụ như những cuộc đình công, những tranh chấp
trong công nghiệp,…Thông qua việc nghiên cứu các nội dung được phát sóng
trong chương trình thời sự, nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định rằng, nội dung
của thông tin quyết định độ dài của tin được đưa, trong đó những tin tức thể hiện
quan điểm của giới công nhân ít được chú trọng. Cho nên những cuộc đình công
chỉ được nêu như là một trở ngại, khó khăn trong công chúng. Cũng ở thập niên
80 này, nhóm Glasgow University Media Group cũng chú ý nghiên cứu nhiều
hơn đến vấn đề văn bản của báo chí. Điều này cho thấy những nghiên cứu của
nhóm đã bắt đầu đi vào các chi tiết cấu trúc diễn ngôn tin và quá trình sản xuất
đưa tin trên báo chí. Hướng tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học khi nói đến tin
được tập trung trong các công trình của Flowler, Hodge, Kress&Trew (1979).

Thông qua việc phân tích những sự cố trong lễ hội của người Tây Ấn ở London,
các tác giả chỉ ra rằng chính cú pháp trong văn bản tin đã thể hiện các hành động
tích cực hay tiêu cực. Harley (1981) đưa ra hướng tiếp cân từ góc độ kí hiệu học
5


đối với tin tức trên báo chí thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ, hình ảnh trên
truyền hình và các phương tiện truyền thông. Sau này VanDicjjk đã tiếp nối
những nghiên cứu này qua các công trình như News as Discourse (1987) và
News Analysis: case studies of International anh national News, in the Press
(1988). Fowler (2005) với công trình Language in the news đặc biệt chú ý
nghiên cứu ngôn ngữ và vai trò của diễn ngôn trên báo chí.
Đối với các nước Tây Âu, Van Dijk đã đánh giá cao những nghiên cứu
trước đây ở Tây Đức. Ông cho rằng hướng tiếp cận của những ngiên cứu về báo
chí Đức gần với Anh và ngoài các phân tích về thuật ngữ, về các hàm ngôn kinh
tế xã hội người Đức còn chú trọng đến cả ý thức hệ của báo chí. Có thể kể đến
một số tác giả tiêu biểu như STrassner (1975) nghiên cứu bản chất liên ngành
của diễn ngôn qua các bản tin; Grice (1975) nghiên cứu việc xử lí ngữ nghĩa
trong thông điệp của các hãng thông tấn và phân tích về các thể loại diễn ngôn
thường xuất hiện trong các chương trình thời sự, Kniffka (1980) đã nghiên cứu
về lời đề dẫn trong các bài báo; Liiger (1983) phân tích diễn ngôn trong báo chí;
Bentele (1981) tập trung nghiên cứu về kí hiệu học. Ngoài ra còn có những học
giả khác như Schmidt (1977), Bechman, Bischoff, Maldner & Loop (1977),…
Có thể nói rằng những công trình nghiên cứu về báo chí cũng như diễn
ngôn trên báo chí của các tác giả Anh, Đức, Pháp, Hoa Kì đã cho chúng ta thấy
một bề dày lịch sử của những nghiên cứu về báo chí trên thế giới. Không thể
phủ nhận rằng những kết quả nghiên cứu của quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ
đến Việt Nam.
2.1.2. Nghiên cứu về báo chí ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, lịch sử báo chí được tính từ thế kỉ XX bởi vì từ đầu thế

kỉ XX thì Việt Nam xuất hiện chữ quốc ngữ. Đồng thời cũng gắn với sự chuyển
động của lịch sử, những thế kỉ trước đó là chế độ phong kiến ngự trị, chữ viết là
chữ Nho và chữ Nôm nên hầu như không có sự xuất hiện của báo chí. Theo một
số nhà nghiên cứu, người khơi nguồn cho việc tìm hiểu báo chí Việt Nam là học
6


giả Đào Trinh Nhất với bài viết “Thử tìm hiểu long mạch của tờ báo ta” đăng
trên báo Trung Bắc Chủ nhật năm 1942.
Thật ra, ngay từ Việt Nam Văn học sử yếu (1941), Dương Quảng Hàm
sau khi phân chia các thời kỳ lịch sử báo chí, đã nêu lên tác dụng của báo chí
bấy giờ: thông tin tin tức ở trong xứ và ban bố các mệnh lệnh của chính phủ,
giúp cho việc thành lập quốc văn, sáp nhập vào tiếng ta nhiều danh từ mới về
triết học và khoa học, giúp cho sự thống nhất tiếng nói ba kỳ.
Cụ thể hơn, Ở miền Bắc, trước những năm 1954, việc nghiên cứu lí luận
báo chí còn mờ nhạt. Người làm báo lúc đó được đào tạo theo hai dạng, thứ nhất
là tiếp thu nghiệp vụ báo chí ở nước ngoài, chủ yếu là ở Pháp, thứ hai là học lớp
báo chí Huỳnh Thúc Kháng. Còn ở miền Nam, trước những năm 1975 có một số
tài liệu báo chí dịch từ nước ngoài, ví dụ như cuốn “Ký giả chuyên nghiệp” của
John Hohenberg. Cũng có một vài bài viết trên báo chí về lí luận nghề báo
nhưng còn rất ít. Đến khi đất nước thống nhất, vào năm 1977, 1978 có cuốn
“Giáo trình nghiệp vụ báo chí” Tập 1 và 2 nhưng chỉ lưu hành nội bộ trong
trường Tuyên huấn trung ương. Cuốn giáo trình này đã đề cập đến các thể loại
báo như tin, bình luận, phóng sự, điều tra và một số đóng góp về lí luận.
Đến năm 1992, việc nghiên cứu về báo chí bắt đầu nở rộ ở Việt Nam. Có
thể kể đến Nghề nghiệp và công việc của nhà báo do Hội nhà báo Việt Nam xuất
bản năm 1992, nội dung của nó là bàn về việc đổi mới cách viết tin và cách viết
bài phỏng vấn; Cơ sở của sự hình thành thể loại báo chí, Tạp chí Khoa học
_Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 3/1993; Tác phẩm báo chí tập 1, Tạ Ngọc Tấn
(chủ biên) 1995; công trình này nghiên cứu về tin và các dạng tin; Nghề báo nói

của nguyễn Đình Lương bàn về tường thuật phát thanh; Các thể kí báo chí của
Đức Dũng, 1992, bàn về một số dạng của kí; Tác phẩm báo chí, tập 3, của
Nguyễn Thế Phiệt, 1995, bàn về các thể loại bình luận, chuyên luận, xã luận;
Các thể loại chính luận báo chí (200) và Làm báo – lí thuyết và thực hành
(2001) của Trần Quang, bàn về các thể loại chính luận như tiểu luận, phê bình và
7


giới thiệu tác phẩm, điều tra, bài phản ánh, thư từ trên báo, kí, ghi nhanh, phóng
sự, các thể loại có tính trào phúng. Một công trình có tính chuyên sâu hơn là Thể
loại báo chí của tập thể tác giả năm 2005 của khoa Báo chí - trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2005, Trần
Quang xuất bản cuốn Kĩ thuật viết tin đề cập đến phần lí luận và thao tác nghiệp
vụ trong công tác báo chí đối với ba thể loại là tin, tường thuật và phỏng vấn.
Ngoài ra có thể kể đến một số tác giả khác đã nghiên cứu về một số khía cạnh
khác nhau của báo chí, có thể kể đến Vũ Quang Hào (2001), Dương Văn Quảng
(2002), Hoàng Anh (2003), Nguyễn Tri Niên (2004), Nguyễn Đức Dân (2007),
… Trong đó các tác giả đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ báo chí nói chung và đặc
điểm ngôn ngữ báo viết, báo hình nói riêng; cấu trúc của một bản tin và phóng
sự thể hiện cụ thể của cấu trúc đó qua những bộ phận khuôn tin, tiêu đề, đề
dẫn…;thông tin chùm trong báo chí và kĩ thuật xây dựng thông tin chùm bằng
những thao tác ngôn ngữ cụ thể; ngôn từ của nhà báo và những yêu cầu về logic
diễn đạt trong báo chí…
Bên cạnh các bài viết trên tạp chí, các công trình chuyên luận, cũng có rất
nhiều luận án bàn về các khía cạnh khác nhau của báo chí. Ví dụ như: Nguyễn
Hòa (2009) Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị - xã hội trên tư liệu báo chí tiếng
Anh và tiếng Việt hiện đại, Nguyễn Thị Thanh Hương (2003) Luận án Đối chiếu
ngôn ngữ phóng sự trong báo in tiếng Anh và tiếng Việt, Nguyễn Hữu Đức
(2007), luận án Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản in tiếng Việt (so sánh với văn
bản tin tiếng Anh đã khai thác tính văn bản của các bản văn tin Tiếng Việt so

sánh với các văn bản tin tiếng Anh. Gần đây nhất có bài nghiên cứu của Nguyễn
Hồng Sao về”So sánh ngôn ngữ báo chí Tiếng Việt và Tiếng Anh qua một số
thể loại” (2010) có thể nói đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về so sánh
ngôn ngữ báo chí giữa báo tiếng Việt và báo tiếng Anh qua bộ khung thẩm định
nhưng tiếc là công trình này chỉ dừng lại ở mảng tin quốc tế và phóng sự.

8


2.2. Tình hình nghiên cứu về phân tích diễn ngôn
2.2.1. Nghiên cứu về phân tích diễn ngôn trên thế giới
Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu về diễn ngôn diễn ra sôi nổi và phong
phú. Có rất nhiều nghiên cứu theo nhiều trường phái, nhiều xu hướng. Trong
phạm vi của chuyên luận này, chúng tôi chỉ điểm luận những lí thuyết nghiên
cứu diễn ngôn tiêu biểu có liên quan trực tiếp đến việc triển khai luận án. Đó là
những cách phân loại, những xu hướng nghiên cứu diễn ngôn như sau:
Cách phân loại của Van Dijk có cơ sở từ hướng tiếp cận khoa học –
nguồn gốc được ông trình bày trong bài giới thiệu ở tập I của bộ sách bốn tập do
ông làm chủ biên: Cẩm nang về diễn ngôn – phân tích (1985), cụ thể là công
trình T.A.van Dijk.- Introduction: Discourse Analysis as a New CrossDiscipline//Handbook of Discourse Analysis. Vol. 1. Disciplines of Discourse.
Academic Press. 1985.
Công trình chuyên biệt đầu tiên về lí thuyết và thực hành diễn ngôn –
phân tích với việc xuất bản ở Pháp các tuyển tập “Communications 4” và
“Communications 8” tên tiếng Anh là Communications 4. Recherchers
semiologique. Paris. Seuil. 1964; Сommunications 8. Recherchers semiologique.
L`analyse structural du recit. Paris. Seuil. 1968. Trong đó có những công trình
vận dụng ngôn ngữ học và ngữ nghĩa học vào văn học của Todorov, của Barthes,
Eco và nhiều tác giả khác. Những năm 60 của thế kỉ XX, nghiên cứu về ngôn
ngữ học bắt đầu được chú trọng dẫn tới sự xuất hiện các lí thuyết diễn ngôn của
ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học nhân chủng, ngôn ngữ học văn hoá xã hội…

(Broun, Bernsnein, Gumperz, Bright…). Dưới ánh sáng của ngôn ngữ học mới,
đối tượng của diễn ngôn – phân tích được mở rộng sang lĩnh vực nghiên cứu
phong cách văn hoá, nghệ thuật lời nói, các hình thức chỉ dẫn, nghiên cứu bối
cảnh xã hội và bối cảnh văn hoá của các dạng giao tiếp khác nhau: đàm thoại,
quảng cáo, bản tin (Halliday, Leech, Crystall).
9


Theo Van Dijk, đến giai đoạn 1972 – 1974, diễn ngôn – phân tích đạt tới
vị thế của một khoa học độc lập. Vào những năm 1970, thấy xuất hiện những
chuyên luận đầu tiên và những công trình tập thể dành hoàn toàn hoặc một phần
cho diễn ngôn – phân tích như một lĩnh vực tri thức liên ngành. Có thể kể đến
diễn ngôn đàm thoại (Labov, Sacs, Schegloff, Jefferson), lí thuyết hành vi lời nói
(Austin, Grice, Searle), diễn ngôn thường nhật (Goffman, Garfinkel…). Ngôn
ngữ tự nhiên trong giao tiếp đời thường bắt đầu được nghiên cứu qua lăng kính
của ngữ dụng và các tình huống xã hội, ví như hội thoại của học sinh các lớp
trong nhà trường phổ thông (Sinclair và Coulthard).
Van Dijk đưa ra nguyên tắc phân loại là hướng tiếp cận khoa học – nguồn
gốc. Hướng tiếp cận này cho phép tiến hành phân chia các lí thuyết diễn ngôn,
với điểm xuất phát là công cụ phương pháp luận của bộ môn khoa học nào đó có
ảnh hưởng nhiều nhất tới sự phát triển của diễn ngôn – phân tích ở một lát cắt
thời gian cụ thể.
Thứ hai là sự phân loại của Jacop Torfing được tập trung trong cuốn Jacob
Torfing.- Discourse Theory: Archivments, Arguments, and Chellengers //
Discourse Theory in European Politics. Identity, Policy and Governance.
Palgrave Vacmillan. 2005
Theo Jacop Torfing lí thuyết diễn ngôn xuất hiện vào cuối những năm
1970 và hậu cấu trúc luận đặt nền tảng cho sự kiến giải về diễn ngôn – lí thuyết.
Jacop Torfing phân biệt ba thế hệ lí thuyết diễn ngôn như sau:
Thế hệ thứ nhất phân tích diễn ngôn đóng khung trong ý nghĩa ngôn ngữ

học, tức là xác định diễn ngôn như một đơn vị văn bản của ngôn ngữ hội thoại
hoặc ngôn ngữ viết mà trọng tâm là văn bản nói và văn bản viết. Lí luận diễn
ngôn của thế hệ thứ nhất tập trung vào phân tích đặc điểm ngôn ngữ của cá nhân
hay tác giả nào đó đồng thời chú ý đến cả quan điểm xã hội của họ. Ví dụ xã hội
học phân tích mối quan hệ giữa hoàn cảnh kinh tế xã hội của người nói với vốn
từ vựng của anh ta. Những tác giả thuộc thế hệ thứ nhất này là Labov, Franchel,
10


1977, Fowler, 1979, Douns, 1984, Labov, Franchel, 1977; Potter, Wetherell,
1987,…Hạn chế của thế hệ thứ nhất là đã gắn chặt phân tích diễn ngôn với phân
tích chính trị.
Thế hệ thứ hai đã mở rộng phạm vi giải thích về diễn ngôn, không bó hẹp
trong ngôn ngữ hội thoại và ngôn ngữ viết mà mở rộng đối tượng sang các hoạt
động thực tiễn xã hội. Và nó được gọi tên chung là diễn ngôn – phân tích phê
bình – tức là tổng thể các hoạt động thực tiễn xã hội có nội dung kí hiệu học.
Các cử chỉ, hình ảnh,… trong giao tiếp cũng được coi là diễn ngôn. Nhà nghiên
cứu chủ chốt của xu hướng này là Norman Fairclough, người lấy cảm hứng từ
những công trình phân tích diễn ngôn của Michel Foucault, xem diễn ngôn là
một trong số các phương thức xác lập quyền lực, điều chỉnh quan hệ lệ thuộc
giữa các vai diễn xã hội. Tuy nhiên thế hệ thứ hai lại chưa giải thích được câu
hỏi giữa diễn ngôn và ngữ cảnh phi diễn ngôn có quan hệ như thế nào.
Thế hệ thứ ba thể hiện đặc điểm của hậu cấu trúc luận, khái niệm diễn
ngôn được mở rộng thành một phạm trù xã hội rộng lớn. Diễn ngôn được giải
thích như là một phạm trù đồng nghĩa với thực tiễn kiến tạo xã hội. Jacques
Derrida nói rằng: “Tất cả đều là diễn ngôn”. Những học giả tiêu biểu của thế hệ
này là Roland Barthes, Julia Kristeva, Jacques Lacan,… Torfing cũng thuộc thế
hệ thứ 3 này.
Thứ ba là sự phân loại lí thuyết diễn ngôn của M. Jorgensen và L.
Phillips, được tập trung trong cuốn Discourse Analysis as Theory and Method

(Trong bản dịch tiếng Nga, cuốn sách được xuất bản với nhan đề: Diễn ngôn phân tích. Lí luận và phương pháp, Kharkov, Nxb. Trung tâm Nhân văn học,
2004). Việc phân loại các lí thuyết diễn ngôn được thực hiện thông qua sự so
sánh ba quan điểm lí thuyết – phương pháp luận phân tích diễn ngôn mà theo
các tác giả có thể xếp chung vào cùng một lĩnh vực khoa học liên ngành: diễn
ngôn - phân tích kiến tạo - xã hội. Ba cách tiếp cận phân tích diễn ngôn theo
quan điểm kiến tạo xã hội là: 1. Lí luận diễn ngôn của Laclau và Mouffe; 2.
11


Diễn ngôn – phân tích phê bình và 3. Tâm lí học diễn ngôn. M. Jorgensen và L.
Phillips cho rằng ca ba cách tiếp cận này đều có chung một nguồn gốc từ chủ
nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc luận. Bên cạnh M. Jorgensen và L. Phillips,
những học giả tiêu biểu của xu hướng này là Laclau và Mouffe.
2.2.2. Nghiên cứu về phân tích diễn ngôn ở Việt Nam
Tình hình nghiên cứu về diễn ngôn ở Việt Nam không quá phức tạp như
trên thế giới. Nói một cách khái quát, diễn ngôn là một địa hạt được nhiều nhà
Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu. Chúng tôi xin điểm luận những nét chính về
nghiên cứu diễn ngôn ở Việt Nam như sau:
Nghiên cứu về ngữ pháp diễn ngôn, có thể kể đến Chu Thị Thanh Tâm
(1995), Ngữ pháp hội thoại và việc nghiên cứu đề tài diễn ngôn, Tạp chí Ngôn
ngữ số 4. Tác giả đặt ra vấn đề nghiên cứu diễn ngôn trong các cuộc hội thoại và
kết luận rằng: ngữ pháp hội thoại đem đến một cái nhìn tổng quát về cấu trúc và
chức năng của các hành vi hội thoại, dựa vào đó cúng tôi nghiên cứu các cuộc
hội thoại với những đề tài diễn ngôn nhất định”. Tôn Nữ Mỹ Nhật (2003),
(2006) Cấu trúc đề - thuyết với thực tiễn phân tích diễn ngôn, Tạp chí Ngôn ngữ
số 2/2003 và Cấu trúc và cấu trúc chức năng Tạp chí Ngôn ngữ số 8/2006
nghiên cứu về mô hình lí thuyết ngữ pháp chức năng và diễn ngôn trong giao
tiếp thực – ngôn ngữ hành chức trong những môi trường văn hóa xã hội cụ thể,
với những mục đích giao tiếp cụ thể.
Nghiên cứu về diễn ngôn và việc phân tích diễn ngôn cũng như đưa ra

phạm vi nghiên cứu diễn ngôn gồm tất cả các văn bản, các cuộc hội thoại có thể
kể đến tác giả Diệp Quang Ban với một số công trình như (1999), Hai giai đoạn
của ngôn ngữ học văn bản và tên gọi phân tích diễn ngôn, tạp chí Ngôn ngữ, số
2. Tác giả khẳng định “Cùng với phân tích diễn ngôn người ta cũng nhắc đến
các bộ phận nghiên cứu có liên quan dưới các tên gọi phân tích văn bản, phân
tích hội thoại. Điều đó cho thấy ngôn ngữ học hiện đại đang tiến vào giai đoạn
phân tích mới sau hoặc cùng với giai đoạn tổng hợp ngôn ngữ học văn bản, một
12


giai đoạn đã và đang đặt ra vô số vấn đề liên ngành và xuyên ngành không chỉ
đối với ngôn ngữ học nói riêng mà cả đối với văn học và đối với một số ngành
trong các khoa học nhân văn”. Như thế, tác giả Diệp Quang Ban cho rằng phạm
vi nghiên cứu của diễn ngôn vô cùng rộng lớn, đó là sự gặp gỡ với cách phân
loại diễn ngôn của M. Jorgensen và L. Phillips. Diệp Quang Ban (2007) Tìm
hiểu phân tích diễn ngôn phê bình, Tạp chí Ngôn ngữ số 8 đã cho rằng “Phân
tích diễn ngôn phê bình là một đường hướng mới trong phân tích diễn ngôn,
phân tích việc sử dụng ngôn ngữ nhằm mục đích cải thiện đời sống thực tế của
xã hội”. Tiêu biểu có thể kể đến công trình Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của
văn bản (2009), NXB giáo dục Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã nêu
lên vấn đề Truyện học và ngữ pháp truyện, phân tích hội thoại, phân tích diễn
ngôn, văn bản và đặc trưng của văn bản, mạng mạch và mạch lạc trong văn bản,
liên kết trong văn bản,…Những vấn đề cơ bản của diễn ngôn đã được tác giả
tổng hợp khá đầy đủ trong công trình này. Nguyễn Hòa (2005), Phân tích diễn
ngôn phê phán là gì? Tạp chí Ngôn ngữ số 2 đã tìm hiểu con đường phân tích
diễn ngôn phê phán và trình bày một số thí dụ cho việc sử dụng CDA trong phân
tích diễn ngôn.
Đặt ra vấn đề nghiên cứu diễn ngôn báo chí, cụ thể là diễn ngôn ở lời đề
dẫn có thể kể đến tác giả Trịnh Sâm trong bài Về một số mô hình của dẫn đề báo
chí Tiếng Việt, đã đề cập đến nội hàm của diễn ngôn báo chí ở góc độ lời đề từ.

Tác giả viết “Cùng với tiêu đề văn bản, dẫn đề (A: Lead, P: Chapeau) nói chung,
dẫn đề báo chí nói riêng, là yếu tố ngôn ngữ có một vai trò đặc biệt chẳng những
đối với người tạo lập văn bản mà cả đối với người nhận hiểu nó”. Cũng nghiên
cứu về vấn đề này, ở Việt Nam tuy mức độ nông sâu khác nhau, các tác giả sau
đây có đề cập đến dẫn đề: Nguyễn Hòa 2002; Vũ Quang Hào 2004; Nguyễn Đức
Dân 2007; Trịnh Sâm 1998…
Nghiên cứu về các yếu tố trong diễn ngôn như cấu trúc, các yếu tố thể
hiện màu sắc tình thái trong diễn ngôn có thể kể đến những tác giải sau: Vũ Văn
13


Đại (2002), Phân tích cấu trúc danh ngữ tiếng Việt trong diễn ngôn, Tạp chí
Ngôn ngữ số 13 đã phân tích những biến đổi về cấu trúc diễn ngôn trong diễn
ngôn cho thấy chức năng ngữ pháp của yếu tố ngôn ngữ có thể thay đổi tùy
thuộc vào những thông tin liên quan đến sự vật đã có ở ngữ cảnh trước, vào việc
phát ngôn ở trong tình huống hay ngoài tình huống. Vũ Xuân Đoàn (2003,
Những yếu tố ngôn ngữ thẻ hiện sắc thái chủ quan hoặc khách quan trong diễn
ngôn, Tạp chí Ngôn ngữ số 3 đã khẳng định răng “Các tác phẩm báo chí nằm ở
giữa và có thể dao động chút ít về hai phía: nặng về tính khách quan hoặc có pha
trộn nhiều tính chủ quan”. Nguyễn Hòa (2002), Ngữ cảnh trong lí luận phân
tích diễn ngôn, Tạp chí ngôn ngữ số 11 cho rằng “ngữ cảnh là đối tượng có liên
quan đến giao tiếp ngôn ngữ trong một tam giác: ngôn ngữ - giao tiếp – ngữ
cảnh”.
Có thể nhận thấy rằng, những nghiên cứu về diễn ngôn ở Việt Nam cũng
khá đa dạng và ở nhiều góc độ từ phạm vi nghiên cứu của diễn ngôn, ngữ pháp
diễn ngôn, cấu trúc diễn ngôn đến các yếu tố chi phối diễn ngôn…Tất cả cho
thấy một bức tranh khá toàn cảnh về việc tình hình nghiên cứu diễn ngôn ở Việt
Nam.
Nói tóm lại, trên cơ sở điểm luận những thành tựu nghiên cứu về báo chí
về diễn ngôn ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng: mặc

dù thành tựu nghiên cứu rất nhiều nhưng vẫn còn một khoảng trống nho nhỏ đó
là việc nghiên cứu diễn ngôn chính luận báo chí hầu như còn để ngỏ, nhất là ở
Việt Nam. Chính vì vậy khi thực hiện đề tài Đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn
chính luận tiếng Việt( So sánh với diễn ngôn chính luận tiếng Anh) chúng tôi hi
vọng sẽ phần nào lấp đầy được khoảng trống đó.
3. Hướng triển khai đề tài
3.1. Vài nét về cơ sở lí luận của đề tài
3.1.1. Diễn ngôn
* Khái niệm diễn ngôn
14


Theo từ điển New Webster`s Dictionary thì diễn ngôn được định nghĩa
gồm hai nghĩa. Một là sự giao tiếp băng tiếng nói (trò chuyện, lời nói, bài phát
biểu); hai là sự nghiên cứu tường minh, có hệ thống về một đề tài nào đó (luận
án, các sản phẩm của suy luận, ví dụ “Discours de la methode…” của Descarte,
vì trong tiếng Latin từ đó đồng nghĩa với từ “Dissertatio de…”). Cả hai nghĩa đó
đều chỉ thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ, nhưng chưa nói đến cái nghĩa hiện đại là
hình thức của ý thức hệ và quyền lực, cũng chưa đề cập giao tiếp phi ngôn từ,
như cử chỉ thân thể, sự mô phỏng động tác, sự thay đổi tư thế của thân thể, trang
phục, nghi thức…Đồng thời cả một lĩnh vực rộng lớn là nghệ thuật như hội họa,
điêu khắc, múa nhảy, âm nhạc, thi ca đều nằm ngoài định nghĩa đó.
Trong cuốn Các lí thuyết diễn ngôn hiện đại: Phân tích đa ngành
(Современные

теории

дискурса:

мультидисциплинарный


анализ-

Екатеринбург: Издательский Дом “Дискурс-Пи”, 2006). Cuốn sách tập hợp
công trình nghiên cứu của các học giả nổi tiếng Bỉ, Hà lan, Úc và Nga; nội dung
tập trung vào hai bình diện chính: thứ nhất: Lí thuyết diễn ngôn của các khuynh
hướng, trường phái Âu – Mĩ và Nga; thứ hai: Phân tích các loại diễn ngôn, như
diễn ngôn hậu hiện đại, diễn ngôn dân chủ, công dân, công lí, diễn ngôn nhân
quyền, thủ đoạn chính trị, diễn ngôn kì thị xã hội, bản sắc vùng miền... Đây là
Quyển “I” của bộ sách đồ sộ gồm nhiều tập lấy nhan đề “Diễn ngôn học” do
Viện Nghiên cứu – khoa học, Chi nhánh Ural thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
Liên Bang Nga tổ chức biên soạn và xuất bản.
Teun Adrianus Van Dijk định nghĩa “Diễn ngôn là sự kiện giao tiếp diễn
ra giữa người nói và người nghe (người quan sát…) trong tiến trình hoạt động
giao tiếp ở một ngữ cảnh thời gian, không gian, hay những ngữ cảnh khác nào
đó. Hoạt động giao tiếp này có thể bằng lời nói, bằng văn viết, những bộ phận
hợp thành của nó có thể bằng lời và không lời”.

15


Jacob Torfing cho rằng Diễn ngôn là kết quả của những cách đọc bá
quyền mà mục đích của chúng là xác lập vai trò lãnh tụ về mặt chính trị, cũng
như đạo đức-trí tuệ”.
Roland Barthes cho rằng “Như mọi thứ diễn ngôn có tham vọng trở thành
“hiện thực”, diễn ngôn lịch sử trong tưởng tượng của nó chỉ biết mỗi sơ đồ ngữ
nghĩa hai thành phần: sự phản ánh và cái biểu đạt”.
Muara Chimombo và Robert L.Rozberi định nghĩa rằng: “Diễn ngôn là
một tiến trình phức hợp đặc biệt bao gồm vô số thành phần phụ thuộc lẫn nhau.
Nó phát sinh từ những tiến trình tinh thần giao cắt với các bình diện, ví như,

tâm lí, xã hội, văn hoá và những khía cạnh khác của đời sống”.
Philippe Beneton cho rằng “Mọi văn bản (hay lời nói) đều mang trong
mình nội dung, và cả hành động nữa. Nói bao giờ cũng có nghĩa là làm: nhà tư
tưởng nói một cái gì đó và, khi nói điều đó, anh ta làm một cái gì đó. Sự nói và
việc làm ấy, hay diễn ngôn và hành động diễn ngôn ấy trùng nhau hoặc không
trùng nhau… Khi tôi nói cạnh khoé, cái mà tôi đang làm không trùng với cái tôi
đang nói: ý nghĩa có chủ đích ẩn dấu trong diễn ngôn, hành động diễn ngôn sẽ
trao chìa khoá để mở nó”.
David Nunan cho rằng: “Diễn ngôn như là một chuỗi ngôn ngữ gồm một
số câu, những câu này được nhận biết là có liên quan đến nhau theo một cách
nào đó” [7, tr19]
Trước đây, thuật ngữ diễn ngôn còn được gọi là văn bản, song trong
chuyên luận này chúng tôi thống nhất sử dụng một thuật ngữ là diễn ngôn. Sở dĩ
như vậy là bởi vì có sự phân biệt giữa diễn ngôn và văn bản như sau:
Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói)
lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu như một
bài thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể (định nghĩa của Crystal
1992)

16


Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới
dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng vì những mục đích
phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức năng giao tiếp có
thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ áp – phích (định nghĩa của
Crystal 1992) [dẫn theo7, tr20].
Trong chuyên luận này, chúng tôi sử dụng quan điểm của David Nunan và
Crystal, chúng tôi cũng thống nhất với cách phân biệt giữa diễn ngôn và văn bản
mà Crystal đã đưa ra. Bởi vì, nếu coi diễn ngôn là một chuỗi những ngôn ngữ

nối tiếp có mục đích chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện về các phương diện như
ngữ nghĩa, ngữ pháp, mạch lạc, liên kết…trong đó và mỗi một bài chính luận mà
chúng tôi lựa chọn khảo sát sẽ là một văn bản. Quan điểm này cũng phù hợp với
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là diễn ngôn chính luận.
* Cấu trúc diễn ngôn
Khái niệm cấu trúc có vị trí quan trọng trong lí thuyết phân tích diễn
ngôn. O.I. Moskalskja cho rằng: “Thật vậy, trước hết nó (cấu truc) được sử dụng
trong lí thuyết chung về văn bản, lí thuyết này đã đưa ra dấu hiệu tính định hình
kết cấu như là một trong những tiêu chí khu biệt văn bản với những chuỗi câu
ngẫu nhiên không tạo thành văn bản: trong khi văn bản có một kết cấu nhất định
thì chuỗi câu ngẫu nhiên không được định hình về mặt kết cấu” [6, tr113]. Cấu
trúc diễn ngôn được nhìn nhận ở hai phương diện là cách thức tổ chức và liên
kết mạch lạc.
Thứ nhất cách thức tổ chức hay còn gọi là bố cục hoặc kết cấu của văn
bản. Đỗ Hữu Châu cho rằng “…kết cấu còn là một nghệ thuật trình bày các yếu
tố nội dung mang tính chủ quan của người viết. trong kết cấu người viết có thay
đổi trật tự” [3, tr26].
Van Dijk gọi là “Siêu cấu trúc sơ đồ - schematic superstructures- và coi
đó là “dạng thức chung của diễn ngôn và các quy ước mà theo đó người ta có

17


thể tạo lập ra một loại văn bản nào đó và nhờ vậy mà người đọc có được sự chỉ
dẫn khi xử lí văn bản” [10, tr124].
Có thể thấy rằng cấu trúc diễn ngôn là cách tổ chức các yếu tố nội dung
theo những cách thức hay trật tự nhất định. Ví dụ trong diễn ngôn cổ tích, có
một mô-típ cấu trúc quen thuộc về không gian thời gian thể hiện ở chỗ bất kì câu
chuyện nào cũng bắt đầu bằng “ngày xửa, ngày xưa,…có một…”.
Thứ hai, liên kết và mạch lạc diễn ngôn là một nét đặc trưng rất tiêu biểu.

David Nunan cho rằng “ các mối liên hệ hình thức thể hiện các mối quan hệ giữa
các mệnh đề và giữa các câu trong diễn ngôn” và “mạch lạc là cái mức độ phạm
vi qua đó diễn ngôn được nhận biết là có mắc vào nhau chứ không phải là một
tập hợp các câu hay phát ngôn không có quan hệ với nhau” [9, tr116].
Đỗ Hữu Châu thì phân chia thành hai kiểu liên kết là liên kết hình thức và
liên kết nội dung “Liên kết hình thức là cách nối kết các nội dung văn bản về
mạt hình thức”. Các cách để liên kết hình thức được gọi là các phương tiện liên
kết. Liên kết nội dung gồm liên kết chủ đề và liên kết logic.
Diệp Quang Ban thì quan niệm liên kết có mặt trong cả văn bản và phi
văn bản còn mạch lạc chỉ có mặt trong văn bản mà thôi. Quan hệ giữa văn bản
và phi văn bản cũng chỉ là vấn đề mức độ và các văn bản cũng có ít nhiều tính
mạch lạc.
Từ những quan điểm trên, chúng ta thấy rằng mạch lạc cũng là một nét
đặc trưng của diễn ngôn. Nó được tạo nên trong triển khai mệnh đề, trong chức
năng và theo nguyên tắc cộng tác. Nó cũng đồng thời thể hiện trình độ văn hóa,
trình độ học vấn của người sản sinh diễn ngôn cũng như người tiếp nhận.
3.1.2. Thể loại chính luận
Phong cách ngôn ngữ chính luận là một trong nhiều phong cách được vận
dụng trong ngôn ngữ báo chí. Có một vài đặc điểm cần lưu ý đối với thể loại có
tính chính luận này là: Ngôn ngữ báo chí chính luận thường là ngôn ngữ dùng để
thông báo tin tức, thời sự trong nước và quốc tế, nó phản ánh chính kiến của tờ
18


báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy tiến bộ của xã hội. Cũng mang những
đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ báo chí chính luận có có 3 đặc
trưng đó là:
Tính thời sự cập nhật: thời gian, địa điểm, sự kiện, ý kiến.
Tính thông tin ngắn gọn: Mỗi câu là một thông tin cần thiết.
Tính sinh động hấp dẫn: gây tò mò chú ý, độc giả.

Theo Trần Quang trong công trình Các thể loại báo chí chính luận, Nxb
Đại học quốc gia hà Nội, thì “căn cứ vào thực tiễn báo chí Việt Nam hiện nay, ta
có thể chia một cách ước lệ thành ba nhóm chính:
(1). Thể loại báo chí thông tấn gồm: tin, phỏng vấn, tường thuật, bài phản
ánh, điểm báo. Đặc điểm của thể loại này là đòi hỏi tính thời sự cao.
(2). Thể loại báo chí chính luận nghệ thuật gồm: ký, phóng sự, tiểu phẩm,
ghi nhanh, điều tra, câu chuyện báo chí ...Đặc điểm: kết hợp yếu tố chính luận
(tư liệu, sự kiện, lý lẽ, hùng biện ...) với yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, cảm xúc,
thái độ, khái quát ...) để phản ánh và lý giải vấn đề. Các sự kiện, hiện tượng, quá
trình có thật của đời sống xã hội được phản ánh một cách sinh động hấp dẫn
bằng cách sử dụng hình ảnh, cảm xúc, và các thế mạnh khác của ngôn từ (ẩn dụ,
ngoa dụ, tính ngữ, so sánh ...), tạo cho người viết có điều kiện tiếp cận các yếu
tố văn học, nghệ thuật, thể hiện cách viết sinh động, mềm dẻo, hấp dẫn đối với
công chúng. Thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là tính trội của thể loại này.
(3). Thể loại báo chí chính luận (nghị luận) gồm: xã luận, bình luận,
chuyên luận, bài phê bình. Đặc điểm: trên cơ sở các tư liệu, sự kiện, hiện tượng,
quá trình có hệ thống để phân tích, đánh giá, bình luận một vấn đề nào đó theo ý
đồ và mục đích nhất định. Có thể nói, mục đích của việc vận dụng thể loại này là
thuyết phục công chúng, giúp công chúng hiểu sự thật bằng luận cứ, luận chứng
và lý lẽ. Nói cách khác, thông tin lý lẽ là tính trội của thể loại này.
Phong cách chính luận được định nghĩa là “khuôn mẫu thích hợp để xây
dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh
19


vực chính trị xã hội. Nói cụ thể hơn, đó là vai của nhà lãnh đạo, nhà hoạt động
chính trị xã hội, đảng viên, đoàn viên, hội viên…tất cả những ai tham gia hoạt
động động viên tuyên truyền giáo dịc về mặt chính trị xã hội. Phong cách chính
luận dựa chủ yếu trên kiểu ngôn ngữ viết – phi nghệ thuật, nhưng có thể bao
gồm rộng rãi những cấu trúc của các kiểu viết và miệng – nghệ thuật của lời nói.

Yếu tố cá tính đóng vai trò rất quan trọng”. Phong cách ngôn ngữ chính luân có
3 đặc trưng cơ bản: tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong
diễn đạt và suy luận; tính truyền cảm, thuyết phục. Các đặc trưng đó được thể
hiện ở những phương tiện diễn đạt nhằm mục đích trình bày ý kiến hoặc bình
luận, đánh giá vấn đề theo một quan điểm chính trị nhất định.
Tuy nhiên, đối với thể loại báo chí thì sự phân biệt có phần khác hơn.
Theo Trần Quang [8, tr26-29] trong công trình Các thể loại báo chí chính luận,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, thì “căn cứ vào thực tiễn báo chí Việt Nam hiện
nay, ta có thể chia một cách ước lệ thành ba nhóm chính:
1. Nhóm thông tấn (thông tin)
2. Nhóm chính luận
3. Nhóm chính luận nghệ thuật”
Và nhóm chính luận: bao gồm các thể loại như tiểu luận (với các dạng:
chuyên luận, luận văn tuyên truyền, bình chú, ý kiến nhà chính luận) …trong
nhóm thể loại chính luận còn có xã luận, bình luận, bài phản ánh, phê bình, thư
từ (với tư cách là thể loại báo chí), điểm báo và điều tra”.
Nhóm chính luận nghệ thuật gồm có kí, phóng sự, ghi nhanh và các thể
loại trào phúng.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi khoanh vùng với thể loại chính luận. Đặc
điểm của nhóm này là “những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ phải được xem xét
một cách hệ thống và trong sự liên kết hữu cơ với nhau trong xu hướng phát
triển chung của đời sống xã hội. …Tư tưởng của tác giả (hay tòa soạn) về những
vấn đề quan trọng của đời sống xã hội phải được thể hiện rõ rang, nhất quán; bởi
20


vì mục đích của nhóm thể loại này là dùng lí lẽ soi vào sự kiện, hiện tượng để
giúp công chúng hiểu đúng sự thật, hướng họ đến hành động tích cực, phù hợp
với mong muốn của tác giả”. [8, tr29]
Thực tế cho thấy, thể loại chính luận báo chí yêu cầu một tầm nhìn rộng,

vấn đề đưa ra cũng như những bình luận phải xác đáng, kết luận phải thể hiện
được bản chất của vấn đề, sự kiện. Diễn ngôn chính luận báo chí vì thế cũng có
tính liên kết cao và tính mạch lạc rõ ràng. Ví dụ, một bài chính luận về tình hình
động đất có thể khiến cho người đọc xúc động nhưng một bài chính luận về tội
ác chiến tranh có thể khiến cho người đọc khơi dậy lòng căm thù. Vì thế thể loại
chính luận có khả năng tác động đến tư tưởng, tình cảm của người đọc rất mạnh
mẽ. Diễn ngôn chính luận báo chí sẽ mang những đặc trưng riêng trong rất nhiều
thể loại báo chí nói chung.
3.2. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận án gồm 4 chương. Dự
kiến đề cương chi tiết luận án như sau:
Chương1: Cơ sở lý luận
Đây là bộ khung lý thuyết luận án sẽ dùng làm cơ sở để nghiên cứu những
vấn đề cụ thể ở các chương tiếp theo. Chương này luận án sẽ đề cập đến những
vấn đề sau:
1.1.

Diễn ngôn chính luận và phong cách học

1.2.

Diễn ngôn chính luận và diễn ngôn chính trị

1.3.

Diễn ngôn chính luận trong tiếng Việt và trong tiếng Anh

1.4.

Lý thuyết về phân tích diễn ngôn và thể loại diễn ngôn


1.5.

Lý thuyết về các bước thoại của diễn ngôn

1.6.

Lý thuyết về ba siêu chức năng : Kinh nghiệm, liên nhân , văn bản

của Ngữ pháp chức năng hệ thống
1.7.

Lý thuyêt về cấu trúc, hệ thống

21


Chương 2: Đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của diễn ngôn chính luận
tiếng Việt
Trọng tâm của chương này là khảo sát các đặc điểm có tính chất hình thức
và ngữ nghĩa của diễn ngôn tiếng Việt. Dự kiến chương này sẽ khảo sát các chủ
đề sau đây
A. Về hình thức
1.

Bố cục diễn ngôn

2.

Các bước thoại của diễn ngôn


3.

Một số mô hình lập luận của diễn ngôn

4.

Liên kết trong diễn ngôn

5.

Tính chất ẩn dụ ngữ pháp trong diễn ngôn

6.

Trường từ vựng có chức năng tác động trong diễn ngôn
B. Về ngữ nghĩa
Chấp nhận lý thuyết về ba siêu chức năng của Halliday M.A.K, chúng tôi
dự kiến sẽ khảo sát các phần sau đây:
1. Phân loại, miêu tả và nhận xét về nghĩa kinh nghiệm của diễn ngôn
2. Phân loại, miêu tả và nhận xét về nghĩa liên nhân của diễn ngôn
3. Phân loại, miêu tả và nhận xét về nghĩa văn bản của diễn ngôn
Chương 3: Đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của diễn ngôn chính luận
tiếng Anh
Trọng tâm của chương này là khảo sát các đặc điểm có tính chất hình thức
và ngữ nghĩa của diễn ngôn tiếng Anh. Dự kiến chương này sẽ khảo sát các chủ
đề sau đây
A. Về hình thức
1. Bố cục diễn ngôn
2. Các bước thoại của diễn ngôn

3. Một số mô hình lập luận của diễn ngôn
4. Liên kết trong diễn ngôn
22


5. Tính chất ẩn dụ ngữ pháp trong diễn ngôn
6. Trường từ vựng có chức năng tác động trong diễn ngôn
B. Về ngữ nghĩa
Chấp nhận lý thuyết về ba siêu chức năng của Halliday M.A.K, chúng tôi
dự kiến sẽ khảo sát các phần sau đây:
1. Phân loại, miêu tả và nhận xét về nghĩa kinh nghiệm của diễn ngôn
2. Phân loại, miêu tả và nhận xét về nghĩa liên nhân của diễn ngôn
3. Phân loại, miêu tả và nhận xét về nghĩa văn bản của diễn ngôn
Chương 4: So sánh đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của diễn ngôn chính
luận tiếng Việt và tiếng Anh
1. Hình thức: tương đồng & khác biệt
2. Ngữ nghĩa: tương đồng & khác biệt
3. Một số vấn đề về đối dịch thể loại chính luận Anh - Việt, Việt – Anh
4. Vấn đề giảng dạy thể loại chính luận tiếng Anh
4. Kết luận
Như vậy, trong chuyên luận này, chúng tôi đã tổng kết khái quát về tình
hình nghiên báo chí cũng như diễn ngôn. Đồng thời chuyên luận cũng nêu lên
một vài cơ sở lí luận ban đầu để làm nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn của
đề tài. Kết quả bước đầu cho thấy, hiện này những nghiên cứu về diễn ngôn
chính luận còn đang để ngỏ và chúng tôi hi vọng nghiên cứu đề tài Đặc điểm
ngôn ngữ của diễn ngôn chính luận tiếng Việt (So sánh với diễn ngôn chính luận
tiếng Anh) sẽ tiếp tục bổ sung cho mảng này. Trong xã hội hiện đại ngày nay,
báo chí trở nên quen thuộc và quan trọng không chỉ ở chức năng đưa tin mà còn
ở chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ của riêng nó. Chính vì vậy một cái
nhìn toàn cục về thể loại, về những nghiên cứu đã có là một kim chỉ nam để

chúng tôi có những bước tiến quan trọng tiếp theo.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] [2] [3] [4] [5] [8] [11] [6] [12]
A. TIẾNG VIỆT
1.

Diệp Quang Ban (2007), Tìm hiểu phân tích diễn ngôn phê bình, TC
Ngôn ngữ, Số 8.

2.

Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản,
NXB Giáo dục Việt Nam.

3.

Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thị Ngọc Diệu (1996), Giản yếu về ngữ pháp văn
bản, NXB Giáo dục.

4.

Vũ Văn Đại (2002), Phân tích cấu trúc danh ngữ tiếng Việt trong diễn
ngôn, TC Ngôn ngữ, Số 13.

5.


Nguyễn Hòa (2002), Ngữ cảnh trong lí luận phân tích diễn ngôn, TC
Ngôn ngữ, Số 11.

6.

O.I. Moskalskja, bản dịch tiếng Việt (1996), Ngữ pháp văn bản, NXB
Giáo dục.

7.

David Nunan (1997), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Người dịch Hồ Mỹ
Huyền, Trúc Thanh, Hiệu đính Diệp Quang Ban, NXB Giáo dục.

8.

Trần Quang, Các thể loại báo chí chính luận, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.

B. TIẾNG ANH VÀ TIẾNG NGA
9.

Nunan. D. (1993), Introducing Discourse, Penguin Group.

10.

Van Dijk (1997), Text anh context, London:long man.

11.

J. P. Gee (2005), An Introduction to Discourse Analysis: Theory and

Method, New York and London.

12.

2006 Современные теории дискурса: мультидисциплинарный анализ
(Các lí thuyết diễn ngôn hiện đại: Phân tích đa ngành) - Екатеринбург:
Издательский Дом “Дискурс-Пи”.
24



×