TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
……..***……..
TIỂU LUẬN
Môn: Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế
Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG PHILIPINES
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH ............................................................................ 5
1.1. Sự ổn định ngành ............................................................................................ 5
1.2. Dự đoán sự thay đổi hay biến động của ngành ............................................ 5
1.3. Sự biến động theo chu kỳ hay theo mùa ....................................................... 7
1.4. Mức độ rủi ro................................................................................................... 7
1.5. Mức độ cạnh tranh ngành ..............................................................................
8
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC .................................... 9
2.1. Môi trường pháp lý .........................................................................................
9
2.2. Những quy định về xuất khẩu...................................................................... 11
2.3. Nhu cầu trong nước ...................................................................................... 11
2.4. Nhân tố trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của doanh nghiệp ... 12
2.4.1. Nhân tố thị trường.................................................................................. 12
2.4.2.
Nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm ........................................................................................................ 12
2.4.3. Nhân tố về chính sách vĩ mô .................................................................. 12
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI ................................... 13
3.1.
Lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu .. 13
3.2. Các yếu tố Vĩ mô của thị trường .................................................................. 13
3.2.1. Kinh tế ..................................................................................................... 13
3.2.2. Văn hóa - Xã hội ..................................................................................... 14
3.2.3. Môi trường .............................................................................................. 15
3.2.4. Luật pháp ................................................................................................ 15
3.3. Cạnh tranh trong thị trường ........................................................................ 17
3
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, các quốc gia đang tích cực đẩy mạnh tồn cầu hóa, các hoạt động
kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Việt Nam cũng không nằm ngoài trong thương
trường quốc tế rộng lớn này. Sau hơn 20 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có
những thành cơng nhất định và xuất khẩu được nhiều mặt hàng. Trong đó, gạo là mặt
hàng xuất khẩu nổi bật.
Là một nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu với hơn 70% dân số hoạt động
trong khu vực kinh tế nơng nghiệp cùng với diện tích trồng lúa nước rộng lớn, xuất
khẩu gạo có những tác động không hề nhỏ tới việc thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam.
Từ một nước thiếu lương thực, đói nghèo, nhờ các đường lối chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước mà từ những năm 1989, Việt Nam đã trở thành một trong những
nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới.
Trong bối cảnh nông nghiệp đang được đẩy mạnh, cơ cấu lại ngành lúa gạo theo
hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, ta có thể thấy tiềm năng của ngành
vẫn đang vô cùng rộng mở. Đây là lý do thúc đẩy chúng em phải có những nghiên cứu
về những yếu tố ngoại cảnh tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về ngành nghề cũng như những cơ hội thách thức với những doanh
nghiệp xuất khẩu gạo tại thị trường quốc tế, chúng em đã lựa chọn đề tài: “Tác động
của những nhân tố bên ngoài đến việc xuất khẩu gạo sang thị trường Philipines”
Với đề tài này, chúng em mong đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp xuất khẩu
gạo Việt Nam tham khảo để có những chiến lược xuất khẩu gạo đúng đắn. Từ đó góp
phần đưa ngành xuất khẩu gạo nói riêng và xuất khẩu nơng nghiệp của Việt Nam nói
chung đạt giá trị cao hơn trong trường hội nhập quốc tế.
4
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH
1.1. Sự ổn định ngành
Sản lượng gạo sản xuất được dự kiến phát triển ổn định, đảm bảo lương thực
cho cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu: Theo báo cáo của Tổng cục Thống
kê Việt Nam, lượng lúa sẽ duy trì ở mức 41 triệu tấn/năm, tăng dần theo từng năm. Với
sản lượng như vậy, Việt Nam sẽ có thể duy trì lượng gạo xuất khẩu trên 5 triệu tấn/năm
mà vẫn đảm bảo lượng thực cho hơn 90 triệu dân trong thập niên tới.
1.2. Dự đoán sự thay đổi hay biến động của ngành
Giá gạo dễ bị neo theo một số thị trường nhất định: Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% các giao dịch thương mại gạo tồn cầu, vừa
đưa ra chính sách hạn chế xuất khẩu gạo tấm. Đồng thời, Ấn Độ cũng áp thuế xuất
khẩu 20% đối với các mặt hàng gạo trắng và gạo lứt (chiếm 60% tổng kim ngạch xuất
khẩu gạo của Ấn Độ).
Ngay sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, thị trường thế giới đã có
những động thái tăng giá, cụ thể, giá gạo 5% tấm tại Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam
đều tăng, giá gạo xuất khẩu tăng thêm 15-25 USD/tấn tùy loại.
Biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ được dự báo tạo hiệu ứng đẩy giá gạo
toàn cầu lên cao. Các doanh nghiệp có thể thiếu hụt nguồn cung từ Ấn Độ, trong khi
doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn có nhu cầu lớn, vì vậy, giá gạo tấm và
phụ phẩm của ngành lúa gạo Việt Nam cũng được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới.
Ngành gạo thế giới đứng trước sức ép chi phí tăng cao: Trong bối cảnh tình
hình dịch COVID-19 từ năm 2019, xung đột Nga - Ukraine từ đầu năm 2022 làm đứt
gãy các chuỗi cung ứng đã đẩy giá vật tư tăng cao. Trong đó, tăng mạnh nhất là phân
bón hóa học như phân urê tăng 136-143%, phân DAP tăng 143-164%, kali tăng 180200% so với tháng 12/2021. Những yếu tố này làm giá thành sản phẩm nơng nghiệp,
trong đó có gạo, cũng tăng theo.
5
Nhu cầu tiêu thụ gạo của các nước tiêu thụ gạo chủ yếu trong bữa ăn và ở các
quốc gia Châu Á có xu hướng giảm dần, cơ cấu chi tiêu cho gạo chiếm chưa đến 5%
(Timmer, 2010). Trong khi đó, trước năm 1970, gạo là lương thực chính chiếm 38,2%
luợng calori tiêu thụ hàng ngày của hộ gia đình Châu Á nhưng đến năm 2007, lượng
gạo chiếm chỉ còn 29,3% (giảm 1% mỗi năm trong giai đoạn 1990-2007) (Timmer,
2010). Đây là xu hướng mà những nhà quản trị marketing lúa gạo Việt Nam nên cân
nhắc trong chiến lược marketing lúa gạo trong thập niên tới.
Xu hướng tiêu thụ gạo khơng dừng ở cơm mà cịn rất nhiều sản phẩm công nghiệp
và đồ ăn nhanh khác: nhiều quốc gia trong khu vực (Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản...)
nhập khẩu gạo không chỉ đơn thuần sử dụng trong bữa ăn hàng ngày như cơm mà còn chế
biến rất nhiều sản phẩm công nghiệp (hồ, keo thực phẩm...), thực phẩm ăn nhanh (các loại
bánh truyền thống), thực phẩm bảo quản (bánh các loại, phụ gia...).
Hệ thống thu mua gạo thay đổi để cạnh tranh giá thành: (mua lúa tươi thay vì
mua lúa khơ như trước), để làm được điều này, sấy lúa, chế biến gạo cần được tiến
hành đồng bộ và đảm bảo chất lượng. Hiện nay Việt Nam đã dần cập nhật xu hướng
xuất khẩu mới khi đã có 125 doanh nghiệp đủ các điều kiện cho xuất khẩu gạo và 80
doanh nghiệp trang bị đầy đủ kho chứa, dây chuyền chế biến, máy sấy và hệ thống xay
xát đồng bộ và hiện đại. Vậy để giá gạo Việt Nam ngày càng tiến dần và tăng cao so
với giá cả xuất khẩu các nước khác, Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu các loại lúa
tươi chất lượng cao.
Dự báo nhu cầu tại một số thị trường chính:
Trung Quốc: kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ quay trở lại nhập khẩu gạo ngày càng
nhiều trong giai đoạn nửa cuối năm. Nguyên nhân chính là các hạn chế nghiêm
ngặt đối với việc di chuyển trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã gây ra gián
đoạn hoạt động sản xuất nơng nghiệp vụ xn, do đó thúc đẩy nhập khẩu gạo và
ngô.
Philippines: Nhu cầu nhập khẩu từ Philippines được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi tiêu
thụ gạo ở thị trường này đang tăng do giá lúa mì tăng cao. Trong khi đó, sản
6
lượng gạo sản xuất của Philippines được dự báo đi ngang (tăng 2% so với cùng
kỳ theo dự báo của USDA) sẽ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu.
1.3. Sự biến động theo chu kỳ hay theo mùa
Giá cả của gạo nhanh chóng thay đổi vì khả năng biến động trong nguồn cung
xảy ra lớn do chu kỳ sản xuất lúa rất ngắn, hay vụ mùa có điều kiện thời tiết, khí hậu,
năng suất khác nhau. Trong năm, gạo có 2 vụ mùa gồm Hè - Thu và Đông - Xuân,
trong đó, giống vụ Hè - Thu tới vì chi phí sản xuất lúa vụ này thường cao, trong khi
năng suất thì lại khơng bằng so với vụ Đơng - Xn.
1.4. Mức độ rủi ro
Xu hướng thúc đẩy sản xuất nội địa, giảm nhập khẩu gạo của một số nước: Trên
thực tế, thị trường gạo thế giới có đặc trưng có khối lượng gạo giao dịch rất ít so với tổng
sản lượng gạo thế giới (chỉ ở mức trên dưới 5% trên tổng số lượng sản xuất). Điều này xảy
ra được cho là do các nước nhập khẩu gạo ln có xu hướng thúc đẩy sản xuất nội địa, trợ
giá đầu vào và áp dụng thuế xuất hoặc hạn ngạch để giảm nhập khẩu.
Tính đầu cơ: Tính chất giao dịch theo mùa, các nước nhập khẩu có xu hướng tập
trung nhập khẩu vào thời điểm thu hoạch rộ của các nước xuất khẩu để mua với giá
thấp. Điều này xảy ra sẽ dễ làm thao túng giá thị trường của gạo, đẩy người nơng dân
vào tình trạng bán thiệt giá.
Vấn đề biến đổi khi hậu đe dọa ngành lúa gạo: Do là mặt hàng nhạy cảm, việc trồng
lúa phải chịu nhiều áp lực từ thay đổi khí hậu như nước biển dâng, hạn mặn, dịch bệnh,
yêu cầu khắt khe của thị trường về các tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi
trường rất cao. Điều này càng được chứng minh trong vụ mùa Đông - Xuân 2022, người
nông dân Việt Nam phải sản xuất gạo trong điều kiện khó khăn điển hình về thời tiết như
bão, dơng, nền nhiệt lạnh bất thường,... Nền nhiệt độ ở nhiều khu vực dần giảm thấp hơn
0
trung bình nhiều năm và thấp hơn cùng kỳ từ 0,8 - 1,2 C với các đợt khơng khí
7
lạnh ngày càng gia tăng. Không những thế, người nông dân còn phải chịu ảnh hưởng
của những cơn mưa bất thường gây ảnh hưởng đến việc thu hoạch, phát triển cây lúa.
Ảnh hưởng của sâu bệnh: Việc đối mặt với thời tiết thất thường cũng tạo nên
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại trên cổ bơng.
Vấn đề đến từ các chính sách thị trường nhập khẩu gạo: Tại các thị trường xuất
khẩu chủ yếu của gạo Việt là Philippines, Trung Quốc thì mặt hàng này tiêu thụ cũng
khơng mấy thuận lợi do một số chính sách bảo hộ lượng gạo nội địa và hậu Covid. Cụ
thể, Philippines đang “cào bằng” mức thuế nhập khẩu gạo 35% đối với tất cả quốc gia
khiến Việt Nam gặp khó khăn hơn khi xuất khẩu gạo, bởi trước nay Việt Nam vẫn
đang được hưởng mức thuế 35% so với các nước ngoài khu vực phải chịu thuế 40 50%. Còn tại thị trường Trung Quốc, quy định xuất nhập khẩu cũng đã nghiêm ngặt
hơn bởi chính sách "Zero COVID".
1.5. Mức độ cạnh tranh ngành
So với thị phần các nước xuất khẩu chung: theo thống kê của Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA, 2000), từ những năm 2000, Việt Nam đã chiếm 18% tổng thị phần gạo
xuất khẩu trên thế giới (Thái Lan chiếm 26%; Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc cùng chiếm
11%) (phụ lục 5), nhưng hiện nay tình thế đã đổi thay, Trung Quốc đang phải nhập
khẩu gạo từ Việt Nam, Mỹ & Ấn Độ giảm lượng gạo xuất khẩu, Thái Lan tập trung
xuất khẩu gạo đặc sản có chất lượng cao (gạo thơm, gạo nếp)... Các nước sản xuất gạo
hầu hết thuộc khu vực Châu Á, tuy nhiên đều có những hướng đi và chiến lược riêng
để tạo được điểm khác biệt cho sản phẩm.
So với Thái Lan: Nếu chính phủ Thái Lan làm đúng như cam kết với nông dân Thái
về việc nâng giá mua lúa ở mức 15 ngàn baht/tấn (tương đương với 480 USD/tấn lúa), do
vậy giá xuất khẩu sẽ phải ở mức từ 750-800 USD/tấn gạo thì đây sẽ có thể 1 cơ hội vàng
cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam vì các lý do sau đây: (i) Tăng cơ hội và lợi thế cạnh
tranh cho gạo Việt Nam, đặc biệt tăng thị phần xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp;
(ii) Khẳng định thương hiệu & vị thế của thương hiệu Việt trên thương trường
8
thế giới; (iii) Tăng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng lượng ngoại tệ và lợi nhuận
cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị lúa gạo.
Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu một “chiến lược marketing” phù hợp và chiến
lược xuất khẩu thông minh như cách mà Thái Lan đang làm như: (i) Xuất khẩu gạo
thơm, gạo đặc sản với giá bán rất cao, cao hơn nhiều so với gạo thường nhằm tăng giá
trị gia tăng (Added Value), nâng giá trị hạt gạo và tăng lợi tức cho nhà nông; (ii)
Không thâm canh và tăng đến 3 vụ lúa/năm (như Việt Nam) nhằm giảm những chi phí
sản xuất không cần thiết (thuốc bảo vệ thực vật) và tái tạo độ phì đất cũng như mục
tiêu bảo vệ mơi trường được đảm bảo. Với chiến lược tập trung vào chất lượng sản
phẩm để nâng cao giá thành và năng suất tạo ra sản phẩm này, Thái Lan vẫn giữa vị trí
hàng đầu về lượng gạo xuất khẩu, về kim ngạch xuất khẩu gạo, lợi nhuận cho các tác
nhân tham gia trong chuỗi giá trị lúa gạo, bảo vệ mội trường và sức khoẻ cho người
sản xuất, giá trị gia tăng toàn chuỗi rất cao.
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
2.1. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý ổn định thuận lợi, nhà nước vào cuộc hỗ trợ xuất khẩu: Nhằm
hỗ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp nông và người dân, các doanh nghiệp tham gia
sản xuất và đặc biệt kinh doanh xuất khẩu lúa gạo, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong
việc ban hành, bổ sung, sửa đổi các chính sách, chương trình ưu đãi hỗ trợ ngành.
Do tình hình thị trường liên tục thay đổi, để đảm bảo hoạt động sản xuất và xuất
khẩu diễn ra an tồn và bền vững, chính phủ liên tục sửa đổi, bổ sung hồn thiện các
chính sách phù hợp với tình hình phát triển thực tế như Nghị định số 41/2010/NĐ-CP
ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn,
được thay thế bởi Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, tiếp đó là Nghị định
số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP
với nhiều cơ chế ưu đãi, phù hợp với thực tiễn, chẳng hạn nâng mức cho vay không tài
sản đảm bảo,...
9
Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm tới tình hình sản xuất của người dân. Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông
dân khi vay vốn ngân hàng để mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, theo các
Quyết định số 63, 65 và 68. Trong hoạt động xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã chủ
động quan sát diễn biến thị trường nhằm đưa ra các giải pháp điều hành kịp thời, cũng
như hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo hướng mở. Điều này được hiểu rằng tự do
hóa thị trường tập trung, không quản lý đầu mối nữa mà các doanh nghiệp có khả năng
đáp ứng được yêu cầu đều có thể tham gia xuất khẩu bình thường. Hướng mở cũng đã
được đề cập tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Ba chính sách lớn đã được ban hành là: Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu
ngành Lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển
thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị định quy
định về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Xét về mặt thực thi, triển khai: các chính sách được ban hành, các giải pháp liên
quan đã được chia thành 3 nhóm:
Một là, nhóm giải pháp tác động vào phía cung, tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu sản
xuất lúa gạo, định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường; từng bước nâng cao và
ổn định chất lượng gạo xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe
của các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hợp tác
quốc tế trong sản xuất, chế biến lúa gạo; ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao
vào sản xuất, chế biến sâu, bảo quản lúa gạo, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Hai là, nhóm giải pháp tác động vào phía cầu, gồm các giải pháp đàm phán mở cửa
và phát triển thị trường, các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn định, tăng
cường quan hệ hợp tác thương mại gạo cả theo kênh Chính phủ và doanh nghiệp; đa
dạng và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu.
Ba là, nhóm giải pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức xuất khẩu, kết
nối giữa cung và cầu, gồm các giải pháp nhằm cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang
pháp lý đối với xuất khẩu; tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường; đẩy
10
mạnh cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn trong thanh tốn, tín dụng, đảm
bảo nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp.
2.2. Những quy định về xuất khẩu
Văn bản Luật; Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Pháp lệnh của Quốc hội:
Hiện nay, liên quan đến ngành xuất khẩu gạo, chính phủ đã ban hành Nghị định số
107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Nghị định đã nêu rõ nội dung về quy
định chung về kinh doanh xuất khẩu gạo như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng,
quyền kinh doanh xuất khẩu gạo; nội dung về điều kiện kinh doanh và giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu; nội dung về điều hành xuất khẩu gạo; nội
dung về trách nhiệm của cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan; nội
dung về điều khoản thi hành.
Bộ Cơng thương: Tại Thông tư 30/2018/TT-BCT Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Nghị định 107/2018/NĐ-CP ngày 01/10/2018 của CP về kinh doanh xuất
khẩu Gạo, văn bản quy định về (1) Giao dịch xuất khẩu gạo vào thị trường có hợp
đồng tập trung và việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung, (2) Chế độ báo
cáo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
2.3. Nhu cầu trong nước
Trong năm 2021, cả nước gieo cấy được 1,599,7 nghìn ha, thu hẹp diện tích đi tầm
1,7% so với năm trước, năng suất ước tính đạt 51,7 tạ/ha, tăng xấp xỉ 1,2% so với năm
trước, sản lượng đạt 8,07 triệu tấn, giảm 36,2 nghìn tấn so với năm trước. Mặc dù sản
lượng giảm, tuy nhiên về mặt giá trị lúa gạo đang tăng trưởng mạnh.
Sức tiêu thụ nội địa tăng do giãn cách. Người dân tăng tiêu dùng do tâm lý tích trữ
trong suốt thời gian giãn cách vì dịch bệnh. Khách hàng thay đổi thói quen ăn uống
ngồi hàng quán sang ở nhà quay quần bên mâm cơm với gia đình. Cũng trong giai
đoạn giãn cách, trên tổng thể mạng lưới phân phối không liền mạch, tuy nhiên trong
các thành phố lớn, các kênh phân phối chính trên thị trường lúa gạo vẫn hoạt động
bình thường và còn mở rộng hơn.
11
Trong năm 2022, theo thống kê về ngành hàng lúa gạo, đến đầu tháng 2/2022, diện
tích lúa đã thu hoạch đạt 391.800 ha, bằng 104,9% cùng kỳ năm trước. Sản lượng đã
thu hoạch đạt 2,08 triệu tấn, bằng 106% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất bình
quân đạt 53,2 tạ/ha, bằng 101% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng lúa gạo hiện nay
đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, và xuất
khẩu những tháng đầu năm 2022.
2.4. Nhân tố trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của doanh nghiệp
2.4.1. Nhân tố thị trường
Gạo là hàng hóa thiết yếu, cũng như các loại hàng hóa khác, nó phụ thuộc vào thu
nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu,... Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng
trong đó cầu về gạo chất lượng cao lại tăng lên, và đặc biệt là sau đợt dịch bệnh COVID-
19. Các quốc gia nhập khẩu Việt Nam như Nhật, các nước phát triển tại Châu Âu ngày
càng có nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm.
2.4.2. Nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm
Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật đó là hệ thống vận chuyển, kho tàng,
bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này bảo đảm việc lưu thông nhanh
chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian
và chi phí lưu thông.
Các nhân tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong
việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ thống chế biến với
công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ góp phần tăng chất lượng và giá trị của gạo.
2.4.3. Nhân tố về chính sách vĩ mơ
Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia thị trường
xuất khẩu rất cần tới sự quan tâm hướng dẫn của nhà nước. Đặc biệt hiện nay khả năng
marketing tiếp cận thị trường, sự am hiểu luật kinh doanh, khả năng quản lý của doanh
nghiệp còn hạn chế, vì thế việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tiêu thụ là
12
rất quan trọng. Hơn nữa hiện nay xuất khẩu gạo góp phần rất lớn vào phát triển nền
kinh tế nhưng đời sống của người nơng dân còn gặp nhiều khó khăn yêu cầu nhà nước
cần có sự điều tiết lợi ích giữa nhà nước – doanh nghiệp – người nông dân sao cho
thoả đáng và hợp lý nhất
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
3.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu
Mã HS của sản phẩm gạo: 100630
Hình 1: Top 10 quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam
Số liệu từ Trademap cho thấy Philippines là quốc gia có giá trị nhập khẩu lớn nhất
đối với sản phẩm gạo Việt Nam, cụ thể, Tính đến hết tháng 6 năm 2022, Việt Nam xuất
khẩu 1,62 triệu tấn gạo sang nước Philippines, thu về 759,10 triệu USD, tăng 48,64% về
lượng và 30,92% về giá trị, chiếm 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước
Nhóm lựa chọn thị trường Philippines để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
xuất khẩu trong ngành gạo
3.2. Các yếu tố Vĩ mô của thị trường
3.2.1. Kinh tế
Lạm phát leo thang khiến chính phủ phải giảm thuế: Theo Reuters, chính phủ
Philippines mới đây thơng báo, để kiềm chế lạm phát, quốc gia này đã quyết định kéo dài
việc giảm thuế suất nhập khẩu gạo đối với các quốc gia bên ngồi Đơng Nam Á đến
13
hết năm 2022. Theo đó, mức thuế suất được Philippines áp dụng đối với các quốc gia
bên ngồi Đơng Nam Á là 35%, mức trước đó là 40-50%.
Hội nhập kinh tế ASEAN thúc đẩy nhập khẩu gạo: Giá trị sản xuất lúa gạo hàng
năm tại Philippines ước đạt 6 tỷ USD. Philippines hiện vẫn đang phải nhập khẩu gạo
từ các nước ASEAN khác với mức thuế ở mức 35%. Theo cơ chế hội nhập toàn diện,
các nước thành viên ASEAN vừa xóa bỏ các quy định thuế lẫn các biện pháp phi thuế.
Theo kịch bản thứ hai, sự khác biệt giữa giá nội địa và giá quốc tế trong khu vực này
sẽ bị xóa bỏ. Theo cơ chế nhập khẩu phi thuế, nhập khẩu gạo của Philippines sẽ tăng
thêm 1,2 triệu tấn. Theo kịch bản hội nhập toàn diện, nước này sẽ nhập khẩu thêm 2,6
triệu tấn gạo
Nghiên cứu của OECD ước tính theo kịch bản nhập khẩu phi thuế, tiêu dùng
gạo tại Philippines đến năm 2025 sẽ đạt 2,51 tỷ USD và theo kịch bản hội nhập tồn
diện thì con số này lên tới 5,01 tỷ USD. Do đó, tổng thay đổi phúc lợi trong cả hai kịch
bản đều tích cực, lần lượt đạt 80,4 triệu USD và 697 triệu USD.
Các nước thành viên ASEAN đang tìm cách tọa nên một thị trường khu vực
chung, hội nhập toàn diện đến năm 2025, bao gồm cải thiện an ninh lương thực là một
trong những mục tiêu cơ bản.
3.2.2. Văn hóa - Xã hội
Đông Nam Á được xem là cái nôi của cây lúa. Đối với người Đơng Nam Á nói
chung, người Philippines nói riêng, đứng trước dự du nhập của các loại lương thực
khác như bánh mỳ, yến mạch, … thì gạo vẫn là lựa chọn hàng đầu cho lương thực
chính ở Philippines. Gạo khơng chỉ là thực phẩm mà nó còn là một loại cây có ý nghĩa
lịch sử và văn hóa. Trên thực tế, nó thường gắn liền với nhiều nghi lễ, truyền thống và
hoạt động văn hóa dệt sâu trong Philippines.
Bên cạnh chế độ ăn uống và văn hóa, gạo cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc
mang lại nguồn thu nhập cho các gia đình Philippines, đặc biệt là những người nông dân
làm việc ngày đêm chỉ để cung cấp lương thực không chỉ cho riêng họ mà cho tất
14
cả những người dân Philippines phụ thuộc vào gạo để duy trì qua ngày. Việc mở cửa
nền kinh tế trở lại sau giai đoạn Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng.
3.2.3. Môi trường
Tại Philippines, nguồn cung trong vụ thu hoạch vào quý 3 (tháng 7-9) thấp hơn
các vụ mùa khác, làm tăng nhu cầu bổ sung tổng cung bằng nhập khẩu.
Sản lượng gạo sản xuất của Philippines được dự báo đi ngang trong thời gian tới đã
thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Do đó, với tỷ lệ chiếm hơn 80% tổng thị phần xuất khẩu
gạo vào Philippines trong giai đoạn 2021-2022, gạo Việt Nam sẽ được hưởng lợi.
3.2.4. Luật pháp
Ngày 15/02/2019, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ký ban hành Đạo
luật số 11203 (Republic Act N. 11203) chuyển đổi cơ chế hạn ngạch sang cơ chế thuế
hóa đối với việc nhập khẩu mặt hàng gạo. Đạo luật này có hiệu lực từ 5/3/2019, với tên
đầy đủ là “Luật về tự do hóa nhập khẩu, xuất khẩu và thương mại mặt hàng gạo, nhằm
dỡ bỏ cơ chế hạn ngạch đối với việc nhập khẩu mặt hàng gạo và thực hiện những mục
đích khác”.
Theo đó, nhiều thay đổi ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu gạo của thị
trường Philippines đã được đưa ra, trong đó có thuế nhập khẩu gạo, giấy phép nhập
khẩu gạo, giấy chứng nhận vệ sinh và kiểm dịch thực vật và biện pháp tự vệ đặc biệt
với mặt hàng gạo nhập khẩu.
Philippines thay thế cơ chế quản lý hạn ngạch bằng thuế nhập khẩu gạo. Luật số
11203 đã xóa bỏ hồn tồn quy định về hạn ngạch nhập khẩu áp dụng đối với mặt
hàng gạo, thay vào đó quy định các mức thuế nhập khẩu gạo như sau:
(i) Thuế suất đối với gạo nhập khẩu từ các nước trong ASEAN là 35%.
(ii) Thuế suất nhập khẩu trong hạn mức tiếp cận tối thiểu (Mimimum Access
Volume - MAV) 350.000 tấn đối với gạo nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN và là
thành viên của WTO (áp dụng thuế MFN) là 40%.
15
(iii) Thuế suất ngoài hạn mức tiếp cận tối thiểu (MAV) 350.000 tấn đối với gạo
nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN và là thành viên của WTO (áp dụng thuế MFN)
là 180%.
Trong trường hợp trong nước xảy ra tình trạng thiếu lương thực, Ủy ban Quản
lý MAV của Philippines có thể đề nghị Tổng thống điều chỉnh lại hạn mức tiếp cận tối
thiểu nêu trên.
Từ 5/3/2019, xuất nhập khẩu gạo tại Philippines không cần giấy phép của NFA.
Với việc ban hành Luật số 11203, Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) sẽ
là đơn vị chức năng dự trữ gạo quốc gia, không còn chức năng quản lý và điều tiết đối
với việc nhập khẩu, xuất khẩu và thương mại sản phẩm lương thực (gạo, ngô và các
loại hạt sử dụng làm lương thực khác) như trực tiếp nhập khẩu gạo; cấp phép nhập
khẩu, xuất khẩu gạo; cấp phép cho các hoạt động kinh doanh gạo trong nước...
Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết sẽ có văn bản quy định lại hoạt động kinh
doanh gạo trong nước và quốc tế theo Thông tư liên ngành số 01-2019 (Joint
Memorandum Circular No. 01-2019) về việc hướng dẫn thi hành Luật số 11203. Do
đó, từ ngày 5/3/2019 Philippines cũng bãi bỏ các giấy phép, giấy đăng ký do NFA cấp
cho các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp thương mại, các công ty kinh doanh kho
chứa, các nhà bán buôn, bán lẻ và các tổ chức liên quan khác có hoạt động liên quan
đến mặt hàng gạo có.
Các cơ quan Chính phủ (Hải quan, Bộ Nơng nghiệp, Cục Thực vật) phải xóa bỏ
các loại giấy phép do NFA cấp trong danh mục hồ sơ yêu cầu đối với hoạt động
thương mại, xuất nhập khẩu gạo.
Nói cách khác, các hợp đồng nhập khẩu gạo phát sinh sau ngày 5/3/2019 sẽ
khơng cần có giấy phép của NFA mà chỉ cần có Giấy chứng nhận vệ sinh và kiểm dịch
thực vật do Cục Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines cấp để được thông quan.
Thuế tự vệ có thể được áp dụng với gạo nhập khẩu vào Philippines. Các nhà nhập
khẩu gạo phải có Giấy chứng nhận vệ sinh và kiểm dịch thực vật (Sanitary and
Phytosanitary Import Clearance) do Cục Thực vật Philippines (Bureau of Plant Industry
16
– BPI) cấp trước khi nhập khẩu. Gạo nhập khẩu phải được giao trước khi Giấy chứng
nhận vệ sinh và kiểm dịch thực vật hết hạn. Đồng thời, BPI phải công bố và cập nhật
danh sách các nhà nhập khẩu đã được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh và kiểm dịch thực
vật trên website của mình bao gồm cả thơng tin về khối lượng nhập khẩu. Ngoài ra,
quy định mới về nhập khẩu gạo của Philippines cho phép áp dụng thuế tự vệ đặc biệt
đối với mặt hàng gạo trong trường hợp cần thiết.
3.3. Cạnh tranh trong thị trường
Gạo xuất khẩu sang Philippines chủ yếu là gạo trắng phẩm cấp thường, độ tấm từ
20-25%, cạnh tranh chủ yếu về giá. Mới đây chính phủ Philippines thơng báo, để kiềm
chế lạm phát, quốc gia này đã quyết định kéo dài việc giảm thuế suất nhập khẩu gạo
đối với các quốc gia bên ngồi Đơng Nam Á với mức thuế suất 35% (so với mức trước
đó là 40-50%) đến hết năm 2022.
Gạo nhập khẩu từ Việt Nam cũng có mức thuế suất 35% (áp dụng cho các nước
trong ASEAN), thấp hơn so với thuế nhập khẩu đối với gạo từ các nước ngoài
ASEAN, cạnh tranh đối với gạo xuất khẩu sang Philippines cũng sẽ gay gắt hơn.
Trước đây, trong số các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, gần như chỉ có gạo của
Việt Nam và Thái Lan được nhập khẩu qua cơ chế hạn ngạch. Với quy định mới này,
cơ hội tiếp cận thị trường Philippines là như nhau giữa các nước xuất khẩu gạo.
Đây là một áp lực đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp gạo Việt
Nam cần tăng cường hợp tác, liên kết với các hợp tác xã và hộ nông dân sản xuất lớn tại
các vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm, giảm tối đa khâu trung gian ở cả đầu vào và đầu ra
để hỗ trợ giảm giá thành, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho gạo Việt Nam xuất khẩu.
17
KẾT LUẬN
Xuất khẩu gạo luôn được coi là thế mạnh của nông nghiệp nước ta, việc nâng
cao chất lượng gạo xuất khẩu là vấn đề bức thiết. Nếu được đầu tư đúng mức dưới sự
quan tâm chỉ đạo của các cấp, quyền lợi của nông dân sản xuất lúa hàng hóa được đảm
bảo cùng các chiến lược phù hợp của các doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu, hoạt
động xuất khẩu gạo sẽ phát triển và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy Cơng
nghiệp hóa-Hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Có thể thấy rằng, xuất khẩu gạo của Việt Nam vừa có nhiều thách thức nhưng
lại vơ cùng nhiều cơ hội. Với những điều kiện thuận lợi và nỗ lực phát triển, Việt nam
đến nay đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới không chỉ
về số lượng mà chất lượng cũng ngày càng được nâng cao. Nhưng để có thể duy trì
được vị trí hiện nay và tiến tới những mục tiêu cao hơn trong tương lai thì khơng phải
là điều dễ dàng vì trong xu thế hội nhập tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì các đối
thủ cạnh tranh sẽ gây cho chúng ta rất nhiều khó khăn, trở ngại. Vì vậy, chúng ta cần
phải tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình đồng thời nâng cao hơn nữa chất
lượng sản phẩm gạo xuất khẩu, tiến hành những biện pháp tìm hiểu thị trường, cập
nhật thơng tin để đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của thị trường cũng như cần mở rộng
khai thác sang các thị trường mới, tìm một chỗ đứng riêng cho mình.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Business Mirror (2018) ‘Nông dân trồng lúa Philippines có thể mất 4 tỷ USD do hội
nhập tồn diện kinh tế ASEAN’ có sẵn tại
/>Diệu Linh (2022) ‘Giải pháp bền vững cho gạo xuất khẩu’ có sẵn tại
/>
Đỗ Thị Bích Thủy - Phòng Thơng tin, Thư viện và Xúc tiến Thương mại ‘XUẤT
KHẨU GẠO VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC’ có sẵn tại
/>Luật Việt Nam (2018) ‘Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo’ có
sẵn tại />Như Huỳnh (2022) ‘Lạm phát quá cao, Philippines tiếp tục giảm thuế nhập khẩu gạo’
có sẵn tại />Nhịp sống kinh tế (2022) ‘Nhập khẩu gạo của Philippines tăng cao, Việt Nam hưởng
lợi’ có sẵn tại />Báo Cơng thương (2022) ‘Xuất khẩu gạo vẫn “rộng cửa” trong nửa cuối năm 2022’ có
sẵn tại />Vũ Khuê (2022) ‘Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam’ có
sẵn tại />
19