Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

hen nặng định nghĩa, chẩn đoán, điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.24 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
KHOA DƯỢC- LỚP D1A
Thành viên:
Nguyễn Thế Lực
Trần Nguyễn Tuấn Cường
Phan Đình Dũng
Nguyễn Thu Hằng
Võ Ánh Linh

BÁO CÁO CHĂM SÓC DƯỢC
Câu 6: Hen nặng: định nghĩa, chẩn đoán và điều trị.
1.ĐỊNH NGHĨA HEN PHẾ QUẢN
Trên lâm sàng, Hen phế quản (HPQ) biểu hiện với các triệu chứng như thở khị khè,
khó thở, nặng ngực và ho. Bệnh biến đổi theo mùa, nặng khi tiếp xúc yếu tố nguy cơ hoặc
thay đổi thời tiết. Các triệu chứng này có liên quan với sự biến đổi của luồng khơng khí thở
ra do tình trạng tắc nghẽn đường thở (phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn, tăng tiết đờm)
[CITATION tếB201 \l 1033 ].
Hen nặng là hen đòi hỏi điều trị ở bậc 4 hoặc 5 để duy trì sự kiểm sốt hoặc
hen khơng kiểm sốt được dù điều trị ở mức này[ CITATION tếB20 \l 1033 ].
2. CHẨN ĐỐN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
Khó thở, khị khè, thở rít, đặc biệt thì thở ra.
- Thời điểm xuất hiện cơn khó thở: về đêm, theo mùa, sau một số kích thích (cảm
cúm, gắng sức, thay đổi thời tiết, khói bụi).
- Khẳng định chẩn đoán nếu thấy cơn hen phế quản với các dấu hiệu đặc trưng:
+ Tiền triệu: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ...
+ Cơn khó thở: lúc bắt đầu khó thở chậm, ở thì thở ra, có tiếng cị cứ người
khác cũng nghe được, khó thở tăng dần, sau có thể khó thở nhiều, vã mồ hơi,
nói từng từ hoặc ngắt qng. Cơn khó thở kéo dài 5- 15 phút, có khi hàng giờ,
hàng ngày. Cơn khó thở giảm dần và kết thúc với ho và khạc đờm. Đờm
thường trong, quánh, dính. Khám trong cơn hen thấy có ran rít, ran ngáy lan


toả phổi[ CITATION tếB202 \l 1033 ].
2.2. Cận lâm sàng


Đo chức năng thơng khí phổi
- Khi đo với hơ hấp ký:
+ Đo ngồi cơn: kết quả chức năng thơng khí (CNTK) phổi bình thường.
+ Trường hợp đo trong cơn: rối loạn thơng khí (RLTK) tắc nghẽn phục hồi hồn tồn với
thuốc

giãn

phế

quản:

chỉ

số

FEV1/FVC



75%

sau

hít


400μg

salbutamol.
- Sự biến đổi thơng khí đo bằng lưu lượng đỉnh kế: lưu lượng đỉnh (LLĐ) tăng
>15% sau 30 phút hít 400μg salbutamol. LLĐ biến thiên hơn 20% giữa lần đo
buổi sáng và chiều cách nhau 12 giờ ở người bệnh dùng thuốc giãn phế quản
(hoặc hơn 10% khi không dùng thuốc giãn phế quản), hoặc LLĐ giảm hơn 15%
sau 6 phút đi bộ hoặc gắng sức[ CITATION tếB202 \l 1033 ].
3. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ HPQ

BẬC 4. Thuốc kiểm sốt ưa thích: ICS-formoterol liều thấp để duy trì và làm
giảm triệu chứng (người lớn và thiếu niên), HOẶC điều trị duy trì ICS-LABA
liều trung bình cộng với SABA khi cần (người lớn, thiếu niên và trẻ em)
Các kiểu thuốc kiểm sốt Bậc 4 ưa thích đối với người lớn và trẻ em
Chọn điều trị Bậc 4 tùy thuộc vào lựa chọn Bậc 3 trước đó. Trước khi nâng bậc, hãy
kiểm tra các vấn đề như kỹ thuật hít thuốc không đúng, tuân thủ kém, phơi nhiễm
trong môi trường và khẳng định các triệu chứng là do hen
Đối với bệnh nhân người lớn và thiếu niên có ≥1 đợt kịch phát trong năm vừa qua,
kết hợp ICS-formoterol liều thấp để điều trị duy trì và giảm triệu chứng hữu hiệu hơn
trong việc làm giảm đợt kịch phát so với cùng liều ICS-LABA duy trì hoặc liều ICS
cao hơn. Cách điều trị này được kê toa với budesonide-formoterol liều thấp hoặc
beclometasone-formoterol như trong Bậc 3; liều duy trì có thể tăng thêm nếu cần.
Dựa trên thông tin sản phẩm, là 48 mcg (đối với beclometasone-formoterol) hoặc 72
mcg (đối với budesonide-formoterol).
Đối với bệnh nhân sử dụng ICS-LABA duy trì liều thấp với SABA khi cần, bệnh hen
của họ vốn không được kiểm sốt đầy đủ, điều trị có thể tăng liều lên ICS-LABA liều
trung bình; thuốc kết hợp ICS-LABA như trong Bậc 3[CITATION GIN20 \l 1033 ].
Các kiểu thuốc kiểm soát Bậc 4 khác đối với người lớn và thiếu niên Tiotropium
(đối vận muscarinic tác dụng dài hạn) bằng cách phun sương có thể được sử dụng bổ



sung đối với bệnh nhân 6 tuổi và lớn hơn; nó cải thiện chức năng hơ hấp và làm giảm
các đợt kịch phát một cách khiêm tốn. Trong Bậc 4, khơng có đủ chứng cứ để ủng hộ
ICS+tiotropium tốt hơn so với kết hợp ICS-LABA.
Đối với budesonide liều trung bình hoặc cao, hiệu quả có thể được cải thiện với liều
bốn lần mỗi ngày, nhưng việc tuân thủ có thể là một vấn đề. Đối với ICS khác, liều
hai lần mỗi ngày là phù hợp (Chứng cứ D). Các kiểu khác đối với người lớn và thiếu
niên là bổ sung ICS liều trung bình hoặc liều cao nhưng khơng hiệu quả bằng bổ sung
LABA, hoặc LTRA hoặc theophylline phóng thích chậm liều thấp[CITATION GIN20
\l 1033 ].
BẬC 5. Các kiểu được ưa thích: Chuyển chun gia để đánh giá kiểu hình và
xem xét điều trị bổ sung (người lớn, thiếu niên và trẻ em) Bệnh nhân có triệu
chứng dai dẳng hoặc đợt kịch phát dù kỹ thuật hít thuốc đúng và tuân thủ tốt với điều
trị Bậc 4 và ở người mà các tùy chọn thuốc kiểm soát khác đã được xem xét nên được
chuyển đến chuyên gia thành thạo trong việc khảo sát và xử trí hen nặng.
Các thuốc kiểm soát hen ưu tiên:
Liều cao ICS/LABA Chuyển tuyến trên để đánh giá kiểu hình ± điều trị cộng thêm như
Tiotropium, anti-IgE, anti-IL5, antiIL5R, anti-IL4R.
Các thuốc kiểm soát hen khác:
Thêm corticoid uống liều thấp, nhưng cân nhắc tác dụng phụ
Các thuốc cắt cơn ưu tiên
Liều thấp ICS/formoterol khi cần cho bệnh nhân dùng liệu pháp vừa duy trì và vừa cắt
cơn trong một bình hít[ CITATION tếB203 \l 1033 ].
Câu 21. Vai trò của dược sĩ lâm sàng trong quản lý và điều trị hen phế quản:
Giáo dục bệnh nhân về hen phế quản có thể giảm tình trạng nhập viện, cấp cứuvà tử
vong.
Dược sĩ lâm sàng góp phần trong việc cung cấp cho bệnh nhân nguồn thông tin giá
trị để giáo dục bệnh nhân về các thuốc để quản lý và điều trị hen phế quản. Dược sĩ có thể
hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc điều trị dạng xịt, đặc biệt với các bệnh nhân được
chẩn đoán mới có thể bị q tải thơng tin với các chẩn đoán và các kế hoạch điều trị. Kết

quả từ nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng cường nhận thức và thúc đẩy công tác giáo


dục sức khỏe về hen phế quản có thể làm giảm số lượng trường hợp hen phế quản phải nhập
viện, trường hợp cấp cứu, nghỉ học, nghỉ làm, và tử vong[CITATION Yve \l 1033 ].
Tư vấn bệnh nhân
Trong quá trình tư vấn, bệnh nhân hen và người chăm sóc trẻ em bị hen nên được
được giáo dục những thông tin cơ bản của bệnh lý Hen, mục tiêu điều trị, cách quản lý các
nguyên nhân, cách sử dụng bình xịt định liều, tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, mua
thuốc thuốc định kỳ kịp thời, và luôn mang theo thuốc cắt cơn vì cơn hen cấp có thể xảy ra
mà khơng có dấu hiệu cảnh báo; và cách sử dụng thuốc duy trì và cắt cơn hen[CITATION
Yve \l 1033 ].
Câu 22. Vai trò của dược sĩ cộng đồng trong quản lý và điều trị hen phế quản:
Sự tham gia của các dược sĩ cộng đồng trong việc chăm sóc bệnh hen suyễn đã được
chứng minh là giúp cải thiện việc kiểm soát bệnh hen suyễn, cũng như cải thiện chất lượng
cuộc sống cho những người mắc bệnh hen suyễn. Nghiên cứu này có thể so sánh với một
nghiên cứu được thực hiện ở Rabat ở Maroc (75%) và Ả Rập Xê-út (85%), nhưng thấp hơn
so với một nghiên cứu được thực hiện ở Québec, nơi có các trung tâm giáo dục về bệnh hen
suyễn và các dược sĩ có nhiều động lực hơn trong việc chăm sóc bệnh nhân hen (98%).
Giáo dục bệnh nhân hen về bệnh của họ, thuốc họ sử dụng và các nhân tố khác là cơ sở
chính trong chiến lược quản lý; vì hen là một bệnh mãn tính và bệnh nhân cần lưu ý về cách
họ có thể tự quản lý các bệnh để cải thiện tiên lượng của nó và ngăn ngừa các đợt bệnh tái
phát trong tương lai.
Nghiên cứu hiện tại cũng tiết lộ rằng hơn 2/3 số người tham gia (69,7%) có thể xác
định và quản lý các yếu tố gây ra bệnh hen suyễn cho bệnh nhân của họ. Kết quả của nghiên
cứu này rất thấp so với nghiên cứu được thực hiện ở Ả Rập Xê Út (90%)[CITATION Emi20
\l 1033 ].

References


[1] B. Y. tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, 2020, p. 7.
[2] B. Y. tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, 2020, p. 12.
[3] B. Y. tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, 2020, pp. 7-8.
[4] GINA, "POCKET GUIDE FOR ASTHMA MANAGEMENT AND PREVENTION," pp. 72-73, 2020.
[5] B. Y. tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, 2020, p.
18.


[6] B. R. Yvette C. Terrie, "Managing Asthma: The Pharmacist's Role," Pharmacy Times, 14 4 2014.
[7] Y. K. Emiru, "Role of community pharmacists in educating asthmatic patients," PUBMED, pp. 5-6, 26 5
2020.



×