Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Biện pháp thi giáo viên giỏi tỉnh theo chương trình giáo dục mới báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi tỉnh môn sinh họcsử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vậ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.63 KB, 41 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG
(ĐƠN VỊ TRƯỜNG THPT VIỆT YÊN SỐ 2)
******

BÁO CÁO GIẢI PHÁP THAM GIA HỘI THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH CHU KỲ 2020-2024

Tên giải pháp:
SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ
HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “CHUYỂN HÓA VẬT
CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT” SINH HỌC 11.

Họ và tên: Hồng Thị Hài
Mơn giảng dạy: Sinh học
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ: TPCM
Đơn vị công tác: Trường THPT Việt Yên số 2

Việt Yên, ngày 24 tháng 12 năm 2021


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BGDĐT: Bộ Giáo dục Đào tạo
2. NLTH: Năng lực tự học
3. BTTT: Bài tập thực tiễn
4. HS: Học sinh
5. GV: Giáo viên
6. THPT: Trung học phổ thông
7. SGK: Sách giáo khoa
8. SGKCB: Sách giáo khoa cơ bản
9. SGKNC: Sách giáo khoa nâng cao


10. GVG: Giáo viên giỏi
11. HĐ: Hoạt động


PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
tại Thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT ngày 26/12/2018, đã nhấn mạnh về mục tiêu đổi
mới giáo dục là chuyển một nền giáo dục nặng về kiến thức sang một nền giáo dục phát
triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh. Chương trình giáo dục phổ thơng mới
2018 hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi như: năng lực tự chủ
và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Mơn
Sinh học có nhiều ưu thế hình thành và phát triển các dạng năng lực chung quy định
trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể.
Trong dạy học môn Sinh học, năng lực tự chủ và tự học được hình thành và phát
triển thơng qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực nghiệm
trong phịng thực hành, ngồi thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm hiểu thế giới sống. Định
hướng tự chủ, tích cực, chủ động trong phương pháp dạy học mà môn Sinh học chú trọng
là cơ hội giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học .
Với phần“chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” thuộc chương trình sinh
học lớp 11 là một trong những chủ đề mà có lượng kiến thức được vận dụng rất nhiều
vào thực tiễn đời sống. Vì vậy việc thiết kế bài tập thực tiễn (BTTT) có vai trị quan
trọng trong việc vừa là cơ sở giúp HS nắm vững những kiến thức, đồng thời, thơng qua
thực hiện các BTTT, HS có thể vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn
cuộc sống, lao động và sản xuất. BTTT còn giúp cho các em hình thành, rèn luyện và
phát triển các kĩ năng học tập như: thu thập và xử lí thơng tin, vận dụng các kiến thức đã
học nhằm xử lí các vấn đề phát sinh trong thực tiễn; kích thích sự tị mị, hứng thú trong
q trình học tập của HS; HS hào hứng hơn khi được đặt vào bối cảnh thực tế của cuộc
sống, từ đó áp dụng kiến thức đã học nhằm giải thích được một số sự vật, hiện tượng
trong thiên nhiên, môi trường sống xung quanh con người để có thái độ, hành vi đúng
đắn giúp sống hài hịa với thiên nhiên, mơi trường. Mặt khác từ bài tập thực tiễn giúp học

sinh có những kiến thức, kĩ năng và năng lực để có thể từng bước chuẩn bị cho kì thi Đại
học bằng hình thức đánh giá năng lực học sinh THPT.
Qua nhiều năm dạy học môn Sinh học tại trường THPT Việt Yên số 2, tơi nhận
thấy hầu hết các em học sinh cịn chưa hứng thú với mơn học và chưa có ý thức tự học, tự
chuẩn bị kiến thức bài học trước khi lên lớp. Vì vậy kết quả học tập mơn Sinh học chưa


2
được cao. Mặt khác trong điều kiện tình hình covid 19 vẫn đang diễn biến phức tạp nên
việc tự học của các em học sinh là rất cần thiết, học sinh phải chủ động về việc học tập
của mình qua nhiều hình thức và phương tiện học tập. Do đó việc sử dụng bài tập thực
tiễn để hướng dẫn và kích thích các em tự chủ, tự học và tự tìm tịi kiến thức là rất cần
thiết. Chính vì những lý do trên tôi thực hiện giải pháp “sử dụng bài tập thực tiễn nhằm
phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở thực vật – Sinh học 11”.


3
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng công tác dạy và học môn Sinh học ở trường THPT Việt Yến số 2
1. Ưu điểm
Đối với giáo viên: Hiện nay trường THPT Việt n số 2 có 5 đồng chí giáo viên
dạy mơn Sinh học, trong đó có 1 đồng chí đang nghỉ chế độ thai sản, cịn 4 đồng chí tham
gia giảng dạy mơn Sinh học cho tồn trường. Về công tác giảng dạy theo thực tế dự giờ
các đồng chí, tơi nhận thấy hầu hết các đồng chí giáo viên đã có sự đổi mới phương pháp
dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các thầy cô đã rất chủ động học hỏi và
nâng cao trình độ, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để áp dụng vào bài giảng
nhằm giúp cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và yêu thích môn học hơn. Đặc biệt
là các thầy cô cũng thường xuyên sử dụng các bài giảng điện tử và sử dụng ti vi vào các
tiết học nên việc giảng dạy môn Sinh học đã tạo được khá nhiều hứng thú học tập cho các

em học sinh.
Đối với học sinh: do hầu hết các thầy cơ đã có sự đổi mới phương pháp dạy học nên
các em học sinh đã có hứng thú học tập môn Sinh học. Theo các thông tin điều tra của tơi
về tình hình học tập của các em học sinh mơn Sinh học thì đã có một số lượng học sinh
cũng rất u thích mơn học và đã có ý thức học tập. Mặt khác theo kết quả năm học 2020
– 2021 thì mơn Sinh cũng đạt chỉ tiêu về học lực đề ra đầu năm, các em học sinh khối 12
thi điểm thi tốt nghiệp THPT với trung bình là trên 5 điểm, khơng có em nào bị liệt mơn
Sinh. Có một số học sinh khối 10 và 11 cũng đã đạt học lực giỏi môn Sinh học.
2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.1. Giáo viên
Các đồng chí giáo viên ở trường đã có sự tiếp cận và đổi mới các phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động cho học sinh. Tuy nhiên trong
thời gian này do tình hình dịch covid 19 diễn biến phức tạp nên việc đi học trực tiếp hay
bị gián đoạn đã ảnh hưởng khá nhiều đến công tác giảng dạy của các giáo viên và các em
học sinh. Mặt khác lượng kiến thức của một bài trong chương trinh sinh học THPT khá là
nặng dẫn đến việc thường xuyên sử dụng các phương pháp tiếp cận năng lực cịn hạn chế.
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, chúng tôi đang từng bước học tập các
modul và các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
cho học sinh. Vì thế nên chúng tơi cũng chưa vận dụng được nhiều các phương pháp và


4
kĩ thuật dạy học, thiết kế bài giảng để dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho
các em học sinh. Chúng tôi vẫn đang học hỏi và thử nghiệm.
2.2. Học sinh
Môn Sinh học là một môn đặc thù có rất nhiều lượng kiến thức liên quan đến thực
tế. Chương trình Sinh học lớp 10 và 11 rất gần gũi tới đời sống thực tế của các em. Tuy
nhiên do học sinh học các môn học hiện nay cũng liên quan chủ yếu đến các kì thi, đặc
biệt là kì thi để tuyển vào các trường Đại học. Mơn Sinh là mơn có ít trường Đại học
tuyển Sinh và có trường ĐH Y tuyển sinh khối B (Tốn, Hóa, Sinh) và cũng có thể (D08:

tốn, sinh, anh) thì điểm khá cao nên là số lượng học sinh theo khối B (tốn, hóa, sinh)
khá ít. Đó cũng chính là lý do mà môn Sinh học các em chưa thực sự hứng thú. Mặt khác
trong những năm gần đây do tình hình dịch covid 19 diễn biến rất phức tạp nên việc học
tập của các em cũng bị gián đoạn, dẫn đến học sinh rất lười học, chưa thực sự chăm chỉ
và chưa có ý thức nghiên cứu và học tâp. Từ thực tế tôi tham gia giảng dạy 9 lớp trong đó
có 6 lớp khối 11, 3 lớp khối 12. Khối 11 tôi dạy 3 lớp học ban KHTN (11A1, 11A2,
11A3), 3 lớp học ban KHXH (11A9, 11A10, 11A11) và 2 lớp cơ bản khối 12 là (12A5,
12A7), 1 lớp KHTN là 12A6. Trong các lớp đó chỉ có lớp 11A1,11A2,11A3 là các em
khá là hứng thú học tập, còn các lớp cơ bản thì chưa có ý thức học, chưa có ý thức chuẩn
bị bài ở nhà. Đến lớp các em thường bị động về kiến thức và vẫn chờ GV đọc cho chép.
Tuy nhiên tôi cũng dần dần cải thiện và đổi mới để dạy học theo định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực giúp các em chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức đồng
thời rèn cho các em có ý thức tự học bằng nhiều nguồn thông tin khác nhau.
II. Biện pháp sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực tự học cho học
sinh thông qua dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 11.
1. Biện pháp 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm
- Bài tập thực tiễn (BTTT):
BTTT được hiểu là các dạng bài tập có nội dung gắn liền với đời sống thực tiễn của
học sinh (HS), đòi hỏi HS phải vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực
tiễn phát sinh như: giải thích được các sự việc, hiện tượng trong thực tiễn mà HS gặp phải;
các thói quen, hành vi; phương pháp thực nghiệm; quy trình sản xuất,…
Trong nghiên cứu, tơi tham khảo định nghĩa BTTT như sau: BTTT là dạng bài tập xuất
phát từ các tình huống thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã


5
học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học,
đồng thời phát triển năng lực người học .
- Năng lực tự học (NLTH)

+ Trong Chương trình giáo dục phổ thơng - Chương trình tổng thể đã nêu rõ: Năng lực là
thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn
luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành cơng một loại hoạt động nhất
định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Đối với năng lực chung của HS, về NLTH, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập dựa trên kết
quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế;
+ Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân;
tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học
tập khác nhau; ghi chép thơng tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ,
sử dụng, bổ sung khi cần thiết;
+ Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học
tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống
khác; biết tự điều chỉnh cách học; biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá
nhân và các giá trị công dân .
+ Có nhiều nghiên cứu về NLTH. Trong bài viết, tôi tham khảo định nghĩa NLTH là khả
năng người học độc lập tự giác từ việc xác định mục tiêu học tập đến việc tự đánh giá, điều
chỉnh việc học nhằm tối ưu hóa việc lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng, năng lực .
Thơng qua tìm hiểu các khái niệm năng lực, tự học, NLTH của các tác giả trong và ngồi
nước, theo chúng tơi: NLTH là khả năng tự suy nghĩ, hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa
kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học để thực hiện có hiệu quả các hoạt động học
tập.
1.2. Xây dựng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
Quy trình xây dựng
Dựa vào quy trình xây dựng chủ đề và quy trình thiết kế BTTT của một số tác giả,
chúng tơi xác định quy trình xây dựng BTTT gồm 5 bước như sau:
Bước 1. Xác định tên và mạch kiến thức của chủ đề


6

Trong sách giáo khoa Sinh học trung học phổ thông, chương trình vẫn đang được
phân thành các bài với các đơn vị kiến thức phù hợp cho 45 phút, tuy nhiên, khi thiết kế
BTTT, chúng tôi sắp xếp các kiến thức của các bài gần nhau thành chủ đề. Từ chủ đề cần
xác định các mạch nội dung lớn của chủ đề tương ứng với các hoạt động học tập của HS.
Bước 2. Thiết kế bảng ma trận các yêu cầu cần đạt của chủ đề.
Ứng với mỗi nội dung kiến thức, xác định các yêu cầu cần đạt được về kiến thức ở 4
mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao). Đối với BTTT nhằm phát
triển NLTH cho HS hệ THPT, chúng tôi xây dựng các bài tập phù hợp với trình độ nhận
thức của HS ở các mức độ khác nhau.
Bước 3. Tìm kiếm tài liệu, thông tin liên quan đến các nội dung đã xác định; các tài liệu,
thơng tin có thể là tình huống thực tiễn, hình ảnh đã chụp, đoạn video, thí nghiệm, bài báo,
đoạn văn,…
Bước 4. Lựa chọn các đoạn thơng tin, hình ảnh, video,… làm thơng tin đã biết. Thiết kế
các điều cần tìm, dạng câu hỏi, yêu cầu.
Bước 5. Chỉnh sửa và hoàn thiện các BTTT.
2. Biện pháp 2. Sử dụng bài tập thực tiễn là các câu hỏi trắc nghiệm trước và sau
mỗi tiết học để củng cố bài học và nâng cao kiến thức của bài học.
2.1. Các bước thực hiện
- Bước 1. Giao bài tập trắc nghiệm trước tiết học và sau khi học mỗi tiết để học sinh tự
nghiên cứu và hoàn thành nhằm rèn năng lực tự học cho các em học sinh.
- Bước 2. Kiểm tra việc thực hiện của em các học sinh thông qua từng tiết học.
- Bước 3. Nhận xét và đánh giá trước lớp vào đầu giờ học hoặc qua các phần mềm online
như zalo, messenger hoặc qua tài khoản team…
- Bước 4. Cho đáp án và giải thích.
2.2. Ví dụ minh họa bài tập là câu hỏi trắc nghiệm ở một số bài trong chương I. Phần
A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật chương trình Sinh học lớp 11.
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
Câu 1: Nồng độ NH4+ trong cây là 0,2%, trong đất là 0,05% cây sẽ nhận NH4+ bằng cách
A. Khuếch tán
B. thẩm thấu

C. Hấp thụ chủ động
D. Hấp thụ thụ động
Câu 2: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây làm cho cây trên cạn có thể bị chết khi mơi
trường bị ngập úng lâu ngày?
I. Cây khơng hấp thụ được khống,
II. Thiếu ơxi phá hoại tiến trinh hơ hấp bình thường của rễ.


7
III. Tích luỹ các chất độc hại trong tế bào và làm cho lông hút chết.
IV. Mất cân bằng nước trong cây.
A. 1.
B. 3.
C. 4.

D. 2.

Câu 3: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động diễn ra theo
phương thức vận chuyển từ nơi có
A. nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, khơng tiêu tốn năng lượng.
Câu 4: Lông hút rất rễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường
A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
B. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
C. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
D. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
Câu 5: Con đường vận chuyển qua gian bào khác con đường vận chuyển qua tế bào chất
ở điểm:

A. Khó vận chuyển các chất hơn.
B. Đường đi dài và tốc độ chậm hơn.
C. Đường đi ngắn nhưng tốc độ chậm hơn.
D. Đường đi dài nhưng tốc độ nhanh hơn.
Câu 6: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua
A. tế bào biểu bì.
C. tế bào lơng hút.

B. khơng bào.
D. tế bào rễ.

Câu 7: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A. cung cấp năng lượng.
B. sự chênh lệch nồng độ.
C. Hoạt động thẩm thấu.
D. hoạt động trao đổi chất.
Câu 8. Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và khoáng là:
A. Rễ
B. Thân
C. Rễ, thân , lá
D. Lá
Câu 9. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý?
I. Trời nắng gay gắt kéo dài
II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài
III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn IV. Cây bị thiếu phân
A. I, IV
B. II, III
C. III, IV
D. II
Câu 10. Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn

nước, hấp thụ H2O và ion khống là:
A. Số lượng tế bào lơng hút lớn.
B. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả.
C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút.
D. Số lượng rễ bên nhiều


8
BÀI 3. THỐT HƠI NƯỚC

Câu 1: Q trình thốt hơi nước qua lá là do:
A. Động lực đầu trên của dòng mạch rây. B. Động lực đầu dưới của dòng mạch rây.
C. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ.
Câu 2: Cơ quan thoát hơi nước của cây là:
A. Thân

B. Lá

C. Cành

D. Rễ

Câu 3: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là?
A. Phân bón

B. Ánh sáng

C. Nước

D. Nhiệt độ


Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trị của sự thốt hơi nước qua lá?
A. khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp nguyên liệu cho quá trình
quang hợp.
B. khí khổng mở cho khí O2 đi vào cung cấp ngun liệu cho q trình hơ hấp giải
phóng năng lượng cho các hoạt động của cây.
C. giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
D. tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

Câu 5: Vai trò quá trình thốt hơi nước của cây là:
A. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá
B. Tăng lượng nước cho cây
C. Làm giảm lượng khoáng trong cây
D. Cân bằng khoáng cho cây
Câu 6: Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá khơng có khí
khổng thì có sự thốt hơi nước qua mặt trên của lá hay khơng?

A. Có, chúng thốt hơi nước qua các sợi lơng của lá.
B. Có, chúng thốt hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá.
C. Có, chúng thốt hơi nước qua lớp biểu bì.
D. Khơng, vì hơi nước khơng thể thốt qua lá khi khơng có khí khổng.
Câu 7: Khi nói về thốt hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thoát hơi nước tạo động lực phía dưới để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây.
B. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét.
C. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khống của cây.
D. Thốt hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho q trình
quang hợp.

Câu 8: Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
A. vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, cịn lá cây thốt hơi nước

làm hạ nhiệt môi trường xung quanh giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá.
B. vật liệu xây dựng toả nhiệt làm mơi trường xung quanh nóng hơn.


9
C. cả 2 đều có q trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.
D. vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn.
Câu 9: Nhận định nào khơng đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự
thoát hơi nước?

A. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm khơng khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
B. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thốt hơi nước do nó điều tiết độ mở của
khí khổng.
C. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thốt hơi
nước.
D. Vào ban đêm, cây khơng thốt hơi nước vì khí khổng đóng lại khi khơng có ánh
sáng.

Câu 10: Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:
A. Qua thân, cành và lá
C. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá

B. Qua cành và khí khổng của lá
D. Qua khí khổng và qua cutin

3. Biện pháp 3. Sử dụng bài tập thực tiễn là những câu hỏi tự luận gắn với thực tiễn
để rèn năng lực tự học cho học sinh và từ đó giúp học sinh phát huy năng lực giải
quyết vấn đề trong thực tiễn.
3.1. Các bước thực hiện
- Bước 1. Giao bài tập thực tiễn là các bài tập tự luận qua từng chủ đề đã học nhằm mục

đích giúp học sinh chăm chỉ học tập, kích thích tính tị mị, củng cố thêm kiến thức và rèn
năng lực tự chủ, tự học và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Bước 2: Kiểm tra việc thực hiện bằng cách gọi điện trao đổi với một số học sinh, hoặc
các em học sinh làm bài gửi qua các phần mềm online zalo, face, messenger, team,…
- Bước 3. Nhận xét và đánh giá học sinh qua các phần mềm hoặc trực tiếp vào đầu giờ
môn học để lấy điểm thường xuyên.
3.2. Một số bài tập tự luận gắn với thực tiễn theo chủ đề
Chủ đề 1.TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
* Câu hỏi trong SGK
Câu 1. (T9- SGKCB): Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức
năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và hút khống?
Đáp án:
Đặc điểm bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khống:
- Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng → tăng diện tích tiếp xúc với đất
- Có khả năng hướng hố và hướng nước.
- Có đỉnh sinh trưởng và miền sinh trưởng dãn dài → rễ dài ra
- Miền lông hút phát triển → hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng
Câu 2. (T9 - SGKCB): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?


10
Đáp án: Vì: Khi bị ngập úng → rễ cây thiếu oxi→ ảnh hưởng đến hơ hấp của rễ →tích
luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lơng hút chết, khơng hình thành lơng hút
mới→ cây không hút nước → cây chết.
Câu 3. (T11 - SNC). Nêu vị trí và vai trị của đai Caspari?
Đáp án :
* Vị trí: đai Caspari nằm ở nội bì
* Vai trò vòng đai Caspari: đai này nằm ở phần nội bì của rễ, kiểm sốt và điều chỉnh
lượng nước, kiểm tra các chất khống hồ tan.
Câu 4. (T11 - SCB): Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước

xuất hiện trên đầu tận cùng của lá (đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện
tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?.
Đáp án:
- Qua đêm ẩm ướt, độ ẩm tương đối của khơng khí q cao đến bão hịa hơi nước=> nước
khơng thốt được ra ngồi khơng khí mà ứ đọng qua mạch gỗ ở tận đầu cuối của lá, nơi
có khí khổng
- Các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo sức căng bề mặt, hình thành giọt nước
treo đầu tận cùng của lá
Câu 5. (T11 - SNC): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở
những cây thân thảo?
Đáp án:
- Cây bụi thấp, cây thân thảo: thân thấp
dễ bị tình trạng bão hịa hơi nước
Áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá
Câu 6. (T14 – SCB): Động lực nào giúp dịng nước và ion khống di chuyển được từ rễ
lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
Đáp án:
Gồm 3 lực:
a. Lực đẩy (áp suất rễ): Còn gọi là động lực đầu dưới, tạo ra sức đẩy nước từ dưới lên
b. Lực hút do thoát hơi nước ở lá: Còn gọi là động lực đầu trên
c. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo thành một dòng
vận chuyển liên tục từ rễ lên lá
Câu 7. (T14 - SCB). Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan
khác?
Đáp án:
- Động lực: Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa,
trong đó:
+Cơ quan nguồn: là lá - nơi saccarozo được tạo thành – có áp suất thẩm thấu cao
+cơ quan chứa là nơi saccarozo được sử dụng hay dự trữ (rễ, hạt, quả…)- có áp suất thẩm
thấu thấp

Câu 8. (T17 - SNC): Vì sao mặt trên của lá cây đoạn khơng có khí khổng nhưng vẫn có
sự thốt hơi nước?
Đáp án:


11
- Vì nước cịn thốt qua tầng cutin( khi lá chưa bị tầng cutin dày che phủ). Hơi nước có
thể khuếch tán qua bề mặt lá
- Cường độ thoát hơi nước qua bề mặt lá giảm theo sự phát triển của tầng cutin, mạnh ở
lá non( tầng cutin chưa phát triển), giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già (do sự
rạn nứt ở cutin)
Câu 9. (T19 - SCB): Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây
dựng?
Đáp án:
Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thốt hơi nước
làm hạ nhiệt độ mơi trường xung quanh lá → khơng khí dưới bóng cây mát hơn.
Câu 10.(T12- SNC) Giải thích: Tại sao nói thốt hơi nước là tai họa và tất yếu?
Đáp án:
- Thoát hơi nước là tai họa: trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật mất đi
một lượng nước quá lớn (98%)  nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước
mất đi  đó là một điều khơng dễ dàng trong điều kiện môi trường luôn thay đổi.
- Thoát hơi nước là "tất yếu": thực vật cần phải thoát một lượng nước lớn  cây mới lấy
được nước. Vì q trình thốt hơi nước có ý nghĩa:
+Tạo lực hút đầu trên.
+ Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
+ Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
Câu 11. (T16 - SNC): Hãy nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây
trồng?
Đáp án:
Để tưới nước hợp lí cho cây cần căn cứ vào các đặc điểm sau đây:

+ Căn cứ vào nhu cầu sinh lí của từng loại cây.
+ Căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.
+ Căn cứ vào các loại đất.
+ Căn cứ vào điều kiện thời tiết.
* Một số câu hỏi nâng cao:
Câu 12. Tại sao các cây bụi ở sa mạc có rễ rất dài?
- Ở sa mạc nhiệt độ cao, khơ hạn, ít mưa → lượng nước trong đất rất ít, mực nước ngầm
sâu →cây phải có rễ dài để tím nguồn nước cung cấp cho cây
Câu 13. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ thay đổi như thế nào?
Đáp án:
Bón vừa phải:
- Ban đầu khi mới bón phân, nồng độ chất tan trong dịch đất tăng cao hơn nồng độ dịch
bào của tế bào lông hút → rễ không hút được nước
- Về sau, rễ cây hút khoáng → tăng nồng độ dịch bào→hút nước dễ dàng hơn
Bón quá nhiều: Cây khó lấy nước -> Cây sẽ bị héo
Câu 14. Cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày, sau đó trời nắng to thì cây bị héo và có thể
chết?
Đáp án:


12
Khi bị ngập úng lâu ngày, môi trường xung quanh rễ cây bị thiếu oxi → rễ không hô hấp
được → bị thối → giảm quá trình hút nước
- Khi trời nắng to, lá cây thoát hơi nước mạnh → cây bị mất nước nhiều → cây héo. Khi
lượng nước mất quá nhiều → cây có thể bị chết
Câu 15. Tại sao khi trời mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây bị héo?
Đáp án:
- Mưa lâu ngày: độ ẩm khơng khí cao→cản trở sự thốt nước do các TB xung quanh tế
bào hạt đậu no nước → đóng KK bị động
- Nắng to đột ngột → lá bị đốt nóng vì sự thốt nước ở lá khó khăn → lá bị héo

Câu 16. Tại sao khi bón nhiều phân vào gốc cây thì cây bị héo?
Đáp án:
- Khi bón quá nhiều phân vào gốc cây → ASTT của dịch đất tăng cao, lớn hơn ASTT của
tế bào lông hút → TB lông hút không hút được nước, thậm chí nước từ cây đi ra đất. Mặt
khác q trình thoát nước ở cây vẫn diễn ra → cây bị mất nước → héo
Câu 17. Tại sao khi tưới nước vào buổi trưa nắng gắt thì cây thường dễ bị héo lá?
Đáp án:
Trưa nắng gắt , cây thoát nước mạnh → tế bào thiếu nước
Lúc mới tưới, rễ hút nước mạnh → đẩy nước lên trên → thoát nước mạnh. Lượng nước
thoát ra lớn hơn lượng nước cây lấy vào → cây héo
- Nước đọng trên lá giống như thấu kính hội tụ -> hấp thụ ánh sáng → đốt nóng lá cây
- Mặt khác, mặt đất đang nóng, tưới nước vào đất → nước bốc hơi mang theo nhiệt độ
của đất→ làm lá nóng hơn
→ TB lá mất nước →giảm sức trương nước →cây héo
Câu 18. Sự thích nghi nào của lá giúp giảm sự mất nước do thoát hơi nước?
Đáp án:
- Phần lớn TV điều chỉnh sự thoát hơi nước bằng việc đóng mở khí khổng
- Đa số TV sống trong mơi trường khơ hạn có lá nhỏ được phủ tần cutin dày → đẩy
nhanh thoát nhiệt bởi sự đối lưu tốt hơn do sự bay hơi của nước. Tầng cutin dày → giúp
giảm thốt hơi nước
- Khí khổng nhỏ và tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá -> tránh tác động của ASMT
- Khí khổng lõm và bao phủ bởi lông
- 1 số TV rụng lá về mùa đơng → hạn chế thốt nước trong điều kiện hút nước khó khăn (
Cây rụng lá về mùa đơng vì khi nhiệt độ hạ thấp rễ cây không hút được nước -> cây sẽ
rụng lá để tiết kiệm nước)
- Cây ở sa mạc hoặc cây mọng nước hạn chế mất nước bằng việc mở khí khổng ban đêm
và đóng vào ban ngày hoặc lá biến gai
- Đa số cây trồng vào ban trưa nhiệt độ cao, AS mạnh KK đóng, ion K+ thốt ra ngồi và
trong lá xuất hiện nhiều AAB
Chủ đề 2. KHOÁNG VÀ DINH DƯỠNG NITƠ

* Câu hỏi trong SGK
Câu 1. (T24 - SCB): Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại
đất, loại phân bón, giống và các loại cây trồng?


13
Đáp án:
Vì: + Nhằm đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt, năng suất cao.
+ Nhằm nâng cao hiệu quả của phân bón, giảm chi phí đầu vào.
+ Khơng gây ô nhiễm môi trường và nông phẩm.
 Cần bón phân theo chỉ dẫn của cơ quan khuyến nông.
Câu 2. (T24 - SCB): Hãy liên hệ vơí thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho q trình
chuyển hóa các muối khống ở trong đất từ dạng khơng tan thành dạng hòa tan dễ hấp
thu đối với cây?
Đáp án:
Các biện pháp:
+ Làm cỏ sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng
+ Cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống
+ Bón vơi cho đất chua
Câu 3. (T21 - SNC): Nêu vai trò các nguyên tố N, P, K, S, Ca, Mg, Fe. Triệu chứng bên
ngoài của cây khi thiếu chúng?
Đáp án:
- Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống
của cây.
- Triệu chứng:
+ Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây cằn cỗi
+ Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.
+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.
+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.
+ Thiếu S: lá vàng, sinh trưởng rễ tiêu giảm

+ Thiếu Mg: lá vàng
+ Thiếu Fe: lá vàng
Câu 4. (T21 - SNC): Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần một lượng rất nhỏ đối với
thực vật?.
Đáp án:
- Vai trị chính của cac ngun tố vi lượng là tham gia cấu tạo, hoạt hoá các enzim, các
hoocmon, … mà các thành phần này trong cơ thể thực vật chiếm một tỷ lệ rất nhỏ về khối
lượng, vì vậy cơ thể thực vật chỉ cần một lượng rất nhỏ các nguyên tố vi lượng nhưng
không thể thiếu.
- Hầu hết các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm tỷ lệ <= 0,01% khối lượng khô của cơ thể
Câu 5. (T27 - SCB): Vì sao thiếu nitơ trong mơi trường dinh dưỡng, cây lúa khơng thể
sống được? Nêu vai trị của N đối với đời sống thực vật?
Đáp án:
Thiếu N cây khơng thể sinh trưởng, phát triển bình thường được vì:
- N là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
- N là thành phần không thể thiếu được để tạo ra protein, axit nucleic, enzim, diệp
lục…=> vừa cấu trúc vừa điều tiết trao đổi chất của cây.
Câu 6. (T27 – SNC): Tại sao đất chua (pH axit) thường nghèo các chất dinh dưỡng?
Đáp án:


14
Đất chua có nhiều ion H+. Các ion H+ trong dịch đất sẽ thực hiện phản ứng trao
đổi ion, các ion H+ bám trên bề mặt hạt keo đẩy các ion khống ra dịch đất. Các ion
khống bị rửa trơi làm cho đất bị nghèo chất dinh dưỡng.
Câu 7. (T27 - SNC). Tại sao trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp như
cày, bừa, xới xáo đất tơi xốp?
Đáp án:
- Làm tăng lượng oxi trong đất, tạo điều kiện cho lông hút của rễ phát triển => cây hấp
thụ tốt nước và muối khoáng.

- Tạo điều kiện cho hoạt động hô hấp của rễ => cây hấp thụ tốt nước và muối khoáng.
- Tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động để chuyển hóa các muối khó
tan thành muối dễ tan => cây dễ hấp thụ.
- Hạn chế môi trường sống của các vi sinh vật kị khí như vi khuẩn phản nitrat hóa =>
tránh hiện tượng mất nitơ của đất.
- Tránh hiện tượng úng nước khi tưới hoặc trời mưa, không làm tổn hại đến bộ rễ.
* Một số câu hỏi nâng cao:
Câu 8. Tại sao khi trồng lúa thường phải làm cỏ sục bùn?
Đáp án:
- Làm cỏ để loại bỏ cỏ, tránh sự cạnh tranh chất dinh dưỡng của lúa
- Sục bùn: Đất lúa thường xuyên bị ngập nên rất dễ thiếu oxi → tạo điều kiện cho vi sinh
vật kị khí hoạt động sinh ra chất độc hại gây độc cho cây. Việc sục bùn giúp đất thống
khí →rễ cây hô hấp tốt→sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
- Đất thống khi giúp vi sinh vật chuyển hóa nitơ ( q trình nitrat hóa) diễn ra tốt.
Câu 9. Vì sao người nông dân lại trồng lạc cải tạo đất?
Đáp án:
Vì: Lạc thuộc cây họ đậu, trong rễ lạc có vi khuẩn cố định đạm cộng sinh, vi khuẩn này
có enzym nitrogenaza phá vỡ được liên kết ba bền vững của phân tử N 2: N2  NH3
- NH3 do vi khuẩn tổng hợp ra được vi khuẩn và cây lạc sử dụng, ngồi ra cịn cung cấp
đạm cho đất làm tăng độ phì của đất.
- Thân, lá, rễ lạc sau khi thu hoạch được dùng làm phân xanh để tăng mùn cho đất và làm
cho đất tơi xốp.
Câu 10.
a Giải thích câu nói: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
b. Vì sao sau cơn mưa có nhiều sấm sét thì cây xanh tươi tốt hơn, mọc lá non nhiều hơn?
c. Để cho cây lúa lốp không bị đổ lúc bông lúa sắp chính, người ta bón phân gì?. Vì sao
phải sử dụng loại phân đó?
Đáp án:
a. Vì: - Trong các cơn mưa có sấm sét, một lượng nhỏ nitơ trong khơng khí đã bị oxi hóa
dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao thành NO3- theo phản ứng:

N2 + O2 → 2NO + O2 →2NO2+ H2O → HNO3 → H+ +NO3b. Cây được cung cấp nguồn nitơ, mặc dù ít, cùng với nước nên thực hiện quá trình
quang hợp, trao đổi nước tốt hơn nên cây xanh tốt hơn


15
c. Người ta bón phân kali vì kali giúp tích luỹ xenlulozơ, hemixenlulozơ, pectin trong
vách tế bào thực vật, làm cho tế bào cứng cáp hơn giúp tăng khả năng chống đổ của lúa
Câu 11. Vì sao hạn hán làm giảm phẩm chất và năng suất cây trồng?
Đáp án:
- Mô thiếu nước → nhiệt độ tăng cao →biến tính hệ keo chất nguyên sinh.
- Hệ enzim bị phân hủy → cường độ quang hợp giảm.
- Các quá trình tổng hợp trong tế bào giảm, các quá trình phân hủy tăng.
- Sự phân giải protein tạo NH3 gây độc cho cây.
Chủ đề 3: QUANG HỢP
Câu 1.(T39 - SCB): Vì sao quang hợp có vai trị quyết định đối với sự sống trên Trái
Đất? Nêu vai trị của q trình quang hợp?
Đáp án:

+ sản phẩm của quang hợp là các chất hữu cơ cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật trên trái
đất, và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho con người.
+Tích lũy năng lượng: quang hợp chuyển hóa quang năng thành hóa năng là nguồn năng
lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới
+ Điều hịa khơng khí: đảm bảo cân bằng O2/CO2 trong khí quyển
Câu 2: Những lá cây màu đỏ có quang hợp khơng? Vì sao?
Đáp án:
- Những lá cây màu đỏ có quang hợp .
- Vì: những cây có màu đỏ vẫn có nhóm săc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ
của nhóm săc tố dịch bào là antơxianin và carotenoit. Vì vậy, những cây này vẫn tiến
hành quang hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp thường khơng cao.
- Lá cây bình thường có chứa Diệp Lục ( màu xanh) và Carotenoit ( màu đỏ hoặc vàng ).

Cả hai đều có tác dụng hấp thụ ánh sáng mặt trời nhưng mỗi loại lại hấp thu một loại ánh
sáng khác nhau
- Trong lá cây bình thường nếu có nhiều Diệp Lục hơn thì lá có màu xanh, nhiều
Carotenoit hơn thì lá có màu đỏ hoặc vàng, khi lá sắp rụng cũng chỉ có màu đỏ hoặc vàng
là do Diệp Lục đã phân hủy, chỉ còn lại Carotenoit.
- quá trình tổng hợp đường từ CO2 và H2O chỉ có Diệp Lục thực hiện, Carotenoit hấp thu
năng lượng mặt trời xong sẽ truyền cho Diệp Lục nên lá cây có màu đỏ vẫn thực hiện
quang hợp.)
Câu 3: Hãy tính lượng CO2 hấp thụ và lượng O2 giải phóng của 1 ha rừng cho năng suất
15 tấn sinh khố/năm?
Đáp án:
Cứ 1 ha rừng cho năng suất 15 tấn sinh khối/ năm, sinh khối ở đây hiểu là lượng C6H12O6
- Số mol C6H12O6 = m / M= 15 / 180=1/12 (mol)
- Phương trình quang hợp:
6 CO2 +12H2O

ánh sáng, diệp lục

C6H12O6 +6O2 + 6 H20

Viết số mol C6H12O6 phía dưới phương trình ngay tại chỗ chất đó


16
- ta tính được Số mol CO2 hấp thụ theo pt: n (CO2)=0,5 mol
tương tự, ta tính được số mol O 2 giải phóng: n(O2)= 0,5 mol
=>Lượng CO2 hấp thụ và O2 giải phóng là:
MCO2= 0,5 . 44= 22 (tấn/ha/năm)
MO2= 0,5 . 32=16(tấn /ha/năm)
Chủ đề 4: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Câu 1.
a. Quá trình muối dưa, cà là sự ứng dụng kĩ thuật lên men nào? Cần tác dụng của loại
vi sinh vật nào?
b. Tại sao muối dưa, cà người ta thường dùng vỉ tre để nén chặt rau quả, bên trên lại
đặt hòn đá?
c. Trong kĩ thuật muối dưa, cà được ngâm trong dung dịch muối 4- 6%. Việc sử dụng
muối có tác dụng gì?
Đáp án :
a. Việc muối dưa, cà là ứng dụng quá trình lên men lactic.
Tác nhân của hiện tượng lên men lactic là vi khuẩn lactic sống kị khí.
b. Để q trình lên men diễn ra tốt đẹp người ta dùng vỉ tre nén chặt và dằn đá để
tạo mơi trường kị khí cho vi khuẩn lactic hoạt động tốt.
c. Ngâm trong dung dịch nước muối tạo điều kiện để đường và nước từ các khơng
bào rút ra ngồi, vi khuẩn lactic có sẵn trên bề mặt dưa, cà phát triển tạo nhiều axit lactic.
Lúc đầu vi khuẩn lên men thối (chiếm 80- 90%) cùng phát triển với vi khuẩn lactic
nhưng do sự lên men lactic tạo nhiều axit lactic, làm pH của môi trường ngày càng axit,
đã ức chế sự phát triển ủa vi khuẩn gây thối. Nồng độ cao của axit lactic (1,2%) vi khuẩn
gây thối bị tiêu diệt đồng thời cũng ức chế hoạt động của vi khuẩn lác tic, giai đoạn muối
chua coi như kết thúc.
Câu 2: Vì sao phải bón CO2 cho cây trong nhà lưới phủ nilon trước khi mặt trời lặn và
sau khi mặt trời mọc?
Đáp án:
- Trong khu vực có che phủ nilon mỏng, sự lưu thơng khí bị cản trở, lượng CO 2 bị hao
hụt sau khi cây quang hợp. Do đó nồng độ CO2 sẽ giảm xuống thấp
- Ban đêm cây không quang hợp, tăng hơ hấp cây lấy O2, thải CO2
=> Phải bón CO2 cho cây sau khi mặt trời mọc khoảng 30 phút và ngừng bón khi mặt trời
lặn khoảng 1-2h. Ban đêm khơng bón CO 2 vì khi nơng độ CO2 q cao sẽ làm ức chế hô
hấp
4. Biện pháp 4. Sử dụng BTTT để dạy học
4.1. Các bước tổ chức bài học kiến thức mới bằng BTTT:

- Bước 1: Giáo viên (GV) giao BTTT cho HS: GV giao BTTT và nêu rõ nhiệm vụ HS phải
thực hiện trong quá trình giải quyết BTTT.
- Bước 2: Tổ chức thực hiện BTTT: Tổ chức cho HS giải quyết BTTT theo nhiều hình
thức khác nhau:


17
+ Làm việc cá nhân từng HS: HS phân tích yêu cầu BTTT, tìm hiểu nội dung bài học, lựa
chọn, thu thập thông tin, xác định giải pháp và thực hiện. GV theo dõi, có thể dẫn dắt HS
giải quyết BTTT bằng các câu hỏi gợi mở, định hướng cách giải quyết vấn đề, bổ sung
thông tin khi cần thiết. HS chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện
+ Tổ chức HS Làm việc theo nhóm. Tùy tình huống cụ thể mà theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp
hoặc cả hai hình thức xen kẽ. Dù hình thức nào thì cũng cần kết hợp học cá nhân với học
hợp tác, trong đó đảm bảo mỗi HS tự lực tối đa. Sản phẩm hoạt động cá nhân được chia sẻ
trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp và được GV sử dụng để đánh giá, tổ chức tự đánh giá và
đánh giá đồng đẳng. Những hoạt động này phát triển được ở HS các năng lực tư duy phê
phán, phản biện; năng lực hợp tác; năng lực ngơn ngữ…
Khi tổ chức hoạt động nhóm, cần lưu ý một số điểm sau:
+ Lớp được chia thành nhiều nhóm. Khi các nhóm làm việc, GV cần quan sát và trợ
giúp các nhóm nếu thấy cần thiết.
+ GV cần thiết kế và đưa cho các nhóm phiếu tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng kết quả
thực hiện BTTT.
- Thảo luận cả lớp: GV cố gắng tạo điều kiện để nhiều HS được tham gia thảo luận chia
sẻ ý kiến. GV cần tạo mơi trường tâm lí dân chủ, cởi mở để mọi HS mạnh dạn tham gia
bình luận kết quả thực hiện bài tập. Đó là cách làm cho BTTT được sử dụng đạt được
nhiều mục tiêu sư phạm nhất.
- Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện BTTT
Nếu BTTT được tổ chức làm việc theo nhóm thì GV cho HS đại diện từng nhóm báo cáo.
GV nên u cầu HS lập luận, giải thích vì sao em chọn cách giải quyết đó để HS trình bày
quan điểm của mình. Đó cũng là biện pháp hiệu quả kích thích được chú ý lắng nghe và

tích cực tham gia thảo luận của cả lớp. GV nên hướng dẫn HS các hình thức trình bày kết
quả giải bài tập, khuyến khích sử dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông.
- Bước 4: Kết luận về cách giải quyết BTTT
Sau khi các cá nhân báo cáo, tổ chức thảo luận nhóm hoặc cả lớp, GV nhận xét, đưa ra ra
cách giải quyết BTTT hợp lí nhất và có lời động viên, khuyến khích các em đã tích cực
tham gia cùng nhau giải quyết.
4.2. Ví dụ sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học
Tiết 3. Bài 3. Thoát hơi nước (Sinh học 11 cơ bản).
I. MỤC TIÊU


18
1. Kiến thức
- Nêu được vai trị của thốt hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thốt hơi nước .
- Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến q
trình thốt hơi nước.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế đời sống.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hình ảnh, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Năng lực
- Chú trọng rèn năng lực tự chủ và tự học.
- Ngồi ra cũng có thể phát triển các năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
4. Thái độ
- Thấy được vai trò quan trọng của cây xanh đối với con người từ đó:
+ Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.
+ Có ý thức bảo vệ cây xanh góp phần cải tạo mơi trường sống của chúng ta.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên

- Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập thực tiễn, các phiếu học tập, bài tập trắc nghiệm củng
cố.
- Máy tính kết nối ti vi.
2. Học sinh
- Hoàn thiện kiến thức giáo viên giao trong phiếu chuẩn bị bài tập về nhà.
- Một số bút dạ, nam châm, giấy A 0 để hoạt động nhóm, 1 số lá cây (lá bàng) để HS
quan sát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1. Kiểm tra kiến thức cũ
Câu 1: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở
những cây gỗ lớn hàng chục mét?
GV: Gọi học sinh kiểm tra bài cũ
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét và đánh giá


19
Hoạt động 2. Khởi động: Dùng bài tập thực tiễn để khởi động
* Mục tiêu :
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: vấn đáp, gợi mở…dùng câu hỏi gợi mở: Vì sao dưới bóng cây mát hơn
dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Sản phẩm cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động
mới:

A. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
a. Mục tiêu hoạt động:
b. phương thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân: Học sinh ở nhà nghiên cứu nội dung bài tập thực tiễn giáo viên đã
giao và hoàn thành nội dung câu hỏi
- Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số học sinh lên báo cáo khái quát sự chuẩn bị
bài của mình về kết quả nội dung đã nghiên cứu và câu hỏi GV giao ở nhà.
* Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ
- Một số HS có thể chưa có ý thức hồn thiện bài tập GV giao. Giáo viên sẽ khích lệ
động viên bằng cách cộng điểm thường xuyên và có sự kiểm tra, đôn đốc thông qua ban
cán sự lớp.
- Do HS chưa hiểu rõ vấn đề nên một số HS trong q trình hồn thiện cịn vướng mắc
một số câu hỏi khó hoặc trả lời chưa đúng ý, chưa trọng tâm: GV có thể gợi ý cách học
bằng cách tham khảo trên mạng internet hoặc GV trực tiếp trợ giúp cho HS hoặc yêu
cầu HS nhờ bạn bè cùng lớp trợ giúp.
c. Sản phẩm đánh giá:
- Qua quá trình báo cáo của HS, các HS khác bổ sung phần còn thiếu trong phiếu học
tập và GV bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS hoàn thiện kiến thức mà GV cho về nhà
chuẩn bị.


20
Bài tập thực tiễn và nội dung các câu hỏi giao cho HS chuẩn bị ở nhà:
Bài tập 1: Sử dụng BTTT từ nguồn trang: />Khoa học đã chứng minh được rằng: cứ 1000g nước cây hập thụ vào qua rễ thì có
tới 990g nước thốt ra ngồi khơng khí qua lá; trong 10g cịn lại thì chỉ có một lượng rất
nhỏ khoảng tầm 2g là có tác dụng để tổng hợp chất khô.
Bài tập 2. Macximop – Nhà sinh lí thực vật người Nga đã viết: “thốt hơi nước là tai họa
tất yếu của cây”. Em hãy giải thích câu nói trên?
Các câu hỏi gợi mở

Đọc thơng tin của bài 1 và 2 trên các em xây dựng những kiến thức liên quan
Câu hỏi

Tiêu chí thể hiện NL Tự học

1. Vấn đề đang được đề cập trong đoạn thông tin trên - Tự đọc và nghiên cứu đoạn thông
là gì?
2. Thơng tin trên liên quan đến nội dung kiến thức

tin trên
Tìm các tài liệu, đọc bài trước và

nào?

xác định các kiến thức liên quan

3. Hãy nêu, phân tích, lựa chọn và sắp xếp các kiến

đến đoạn thơng tin đó.

thức liên quan đến vấn đề trên?
4. Ghi lại các kiến thức liên quan đến đoạn thơng tin
trên
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

- Năng lực tự học và xử lý thơng
tin.

GV chia lớp thành 4 nhóm và hồn thành các nhiệm vụ sau
Nhóm 1: Tìm hiểu vai trị của q trình thốt hơi nước

Nhóm 2. Tìm hiểu q trình thốt hơi nước qua lá
Nhóm 3. Tìm hiểu các tác nhân ảnh hưởng đến q trình thốt hơi nước
Nhóm 4. Tìm hiểu về phần cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng.
Nhóm 1. Tìm hiểu vai trị của q trình thốt hơi nước
a. Mục tiêu:
* HS trả lời được các câu hỏi


21
+ Ngơ thốt 250 kg nước để tổng hợp 1 kg chất khơ, lúa mì hay khoai tây thốt 600kg
nước mới tổng hợp được 1kg chất khô. Em hãy nhận xét về q trình thốt hơi nước ở
các lồi cây trên?
+ Phân tích được các vai trị của q trình thốt hơi nước.
+ Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn như: Giải thích được vì sao dưới bóng cây
mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.
* HS phát huy được các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Phương thức tổ chức hoạt động (HĐ):
- Hoạt động nhóm: GV yêu cầu HS nghiên cứu các bài tập thực tiễn đã nêu và kết hợp
những kiến thức của bài trước là “vận chuyển các chất trong cây” và nghiên cứu kiến
thức bài 3. Thoát hơi nước để hoàn thành các câu hỏi phần GV yêu cầu ở mục “a mục
tiêu” trên.
c. Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào kết quả các nhóm để đánh giá và nhận xét bổ sung.
Nhóm 2. Tìm hiểu q trình thốt hơi nước qua lá
a. Mục tiêu
- Nêu được cơ quan thoát hơi nước của thực vật.
- Nêu được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thốt hơi nước.
- Nêu được đặc điểm của hai con đường thốt hơi nước qua khí khổng và qua cutin.
b. Phương thức tổ chức HĐ

- Hoạt động nhóm: Dựa trên sự chuẩn bị bài tập về nhà qua BTTT, HS nghiên cứu SKG
phần II- Thốt hơi nước qua lá hồn thiện các nội dung phiếu học tập sau:
Cho đoạn thông tin sau:
Theo nguồn />Khí khổng, đơi khi cũng được gọi là khí khẩu hay lỗ thở, là một loại tế bào quan trọng
của thực vật (chỉ có ở thực vật trên cạn, khơng có ở thực vật thủy sinh). Khí khổng có ở
rất nhiều lồi thực vật, đặc biệt là những cây sống ở vùng có khí hậu, thời tiết thuận lợi
như ở vùng nhiệt đới.
Trong khi đó, khí khổng lại đảm nhận vai trị lớn trong việc thốt hơi nước. Thế nên, khí
khổng có vai trị khơng hề nhỏ đối với giới thực vật. Tuy nhiên, đây cũng là đường
gây bệnh cho cây.


22
Nơi tồn tại:
Khí khổng tập trung chủ yếu qua lá. Trong đó, mặt trên của lá tập trung ít khí khổng hơn
so với mặt dưới. Sở dĩ phải có cấu tạo như vậy là bởi vì mặt trên của lá tiếp xúc với ánh
sáng Mặt Trời nhiều hơn. Nếu mặt trên có nhiều khí khổng thì mặt trên sẽ thốt hơi
nước nhanh hơn rất nhiều so với mặt dưới. Khi đó, lá sẽ mất nhiều nước hơn và nhanh
khơ héo rồi chết.Khí khổng được bố trí xen kẽ trên màng cutin.
Riêng một số cây có lá mọc đứng (như cây ngơ...) thì số lượng khí khổng ở mặt lá dưới
sẽ khơng nhiều hơn ở mặt lá trên.
Cấu tạo:
Khí khổng là các tế bào có hình hạt đậu. Chúng gồm có 2 thành: thành mỏng và thành
dày. Thành mỏng ở bên ngồi, cịn thành dày nằm ở bên trong. Chính thành dày hình
thành một cái lỗ ở giữa khơng bao giờ đóng hồn tồn.
Hoạt động
Khi no nước, thành mỏng của khí khổng căng ra khiến thành trong cũng phải cong theo,
mở lỗ ở giữa. Còn ngược lại, khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi
thẳng, đóng lỗ giữa (tuy nhiên khí khổng khơng bao giờ đóng hồn tồn). Cơ chế thoát
hơi nước qua át hơi nước càng nhanh. Khi cây được chiếu sáng, khí khổng mở: độ mở

của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn
hé mở.
HS hồn thiện các câu hỏi sau vào phiếu học tập:
1. Cơ quan thoát hơi nước ở thực vật trên cạn là:
2. Nêu cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước?
3. Phân biệt hai con đường thoát hơi nước qua khí khổng và qua lớp cutin
Thốt hơi nước qua khí

Thốt hơi nước qua lớp

Xảy ra nhiều hay ít

khổng
Chủ yếu qua khí khổng

cutin
- khoảng 10%

Vận tốc
Có sự điều chỉnh

(90%)
Lớn
Được điều chỉnh bằng hàm

Nhỏ
Không được điều chỉnh

lượng nước.



23
c. Đánh giá kết quả HĐ
- GV dựa vào kết quả các nhóm báo cáo để đánh giá và nhận xét bổ sung.
Nhóm 3. Tìm hiểu các tác nhân ảnh hưởng đến q trình thốt hơi nước
a. Mục tiêu
- Kể tên được các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thốt hơi nước?
- Phân tích được vai trị của các tác nhân ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng.
b. Phương thức tổ chức HĐ
- Hoạt động nhóm HS nghiên cứu mục III. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thốt
hơi nước trả lời các câu hỏi phần mục tiêu.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thoát hơi nước?
-Qua nghiên cứu thấy cây cải bắp thoát hơi nước khá mạnh; cây lúa thời kì làm địng
thốt hơi nước mạnh nhất...
?Vậy sự thốt hơi nước cịn chịu ảnh hưởng những yếu tố nào?
c. Đánh giá kết quả HĐ
- GV dựa vào kết quả các nhóm báo cáo để đánh giá và nhận xét bổ sung.
Nhóm 4. Tìm hiểu về phần cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng.
a. Mục tiêu
- HS nêu được thế nào là cân bằng nước.
- Biết cách tưới nước hợp lí cho cây trồng.
- Phát huy được năng lực tự học và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Phương thức tổ chức HĐ
HS dựa theo việc đã nghiên cứu BTTT mà GV đã giao về nhà hồn thiện theo nhóm các
câu hỏi trong phần mục tiêu:
Nêu khái niệm sự cân bằng nước của cây trồng?
?Muốn cây phát triển bình thường, cần tưới nước hợp lí như thế nào?
?Bằng cách nào có thể chẩn đốn nhu cầu về nước của cây?
c. Đánh giá kết quả HĐ
- GV dựa vào kết quả các nhóm báo cáo để đánh giá và nhận xét bổ sung.

B. Hoạt động luyện tập củng cố bài học
GV củng cố kiến thức thông qua bài khảo sát kiểm tra đánh giá sau tiết học (10 phút)


×