Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

SKKN sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh thông qua bài tập thực tiễn về môi trường chương nitơ photpho hoá học 11 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.92 KB, 21 trang )

Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

MỤC LỤC
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. NỘI DUNG
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Giáo dục môi trƣờng
1. Quan niệm về giáo dục môi trƣờng
2. Mục tiêu giáo dục môi trƣờng ở trƣờng phổ thông
3. Nội dung giáo dục môi trƣờng ở trƣờng phổ thông
4. Phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng
II. Dạy học tích hợp và việc vận dụng giáo dục môi trƣờng trong giảng
dạy Hoá học
1. Dạy học tích hợp
2. Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp giáo dục môi trƣờng thông
qua môn hoá học ở trƣờng phổ thông
3. Các hình thức áp dụng dạy học tích hợp để giáo dục môi trƣờng
trong dạy học hoá học ở trƣờng phổ thông
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Sử dụng bài tập hoá học có nội
dung liên quan đến môi trƣờng trong dạy học hóa học ở trƣờng trung
học phổ thông
1. Mục đích điều tra
2. Nội dung điều tra
3. Đối tƣợng điều tra
4. Phƣơng pháp điều tra
5. Kết quả điều tra
6. Đánh giá kết quả điều tra
PHẦN 3: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: HỆ THỐNG BÀI
TẬP THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƢỜNG CHƢƠNG NITƠ - PHOTPHO
LỚP 11 BAN KHTN


1. Nguyên tắc xây dựng
2. Bài tập có nội dung về môi trƣờng chƣơng Nitơ - Photpho
PHẦN 4: KIỂM NGHIỆM
I. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm
II. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm
III. Phƣơng pháp thực nghiệm.
1. Chọn mẫu thực nghiệm
2. Phƣơng pháp kiểm tra và xử lý kết quả thực nghiệm
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả đạt đƣợc của đề tài

2. Kết luận
3. Một số đề xuất
LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG
2
3
3
3
3
3
3
5
5
5
5
6
6

6
6
7
7
7
8
8
8
9
17
17
17
17
17
18
19
19
19
19
20
21
1

Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mấy thập niên gần đây, sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của

cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh đã làm cho môi
trường bị biến đổi chưa từng thấy: nhiều nguồn tài nguy n thi n nhi n bị vắt kiệt,
nhiều hệ sinh thái bị tàn phá mạnh, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn,…
Môi trường trở thành một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.
Con người phải làm gì can thiệp để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình? Con
người phải hành động, thực hiện hàng loạt các vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề
Giáo dục Môi trường (GDMT).
GDMT là rất cần thiết để làm cơ sở cho nhận thức và hành vi có trách nhiệm
của cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. GDMT là một
trong những biện pháp hiệu quả giúp con người có nhận thức đúng trong việc khai
thác, sử dụng và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Việc GDMT trong nhà trường phổ thông chiếm một vị trí đặc biệt, nhà
trường là nơi đào tạo ra thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước thực
hiện việc sử dụng các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. GDMT cho thế hệ
trẻ là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và lâu bền nhất.
Thực tế ở nước ta việc lồng gh p nội dung GDMT vào chương trình các môn
học ở trường phổ thông còn ít và sơ sài, vì vậy những hiểu biết về môi trường và ý
thức BVMT của học sinh còn hạn chế.
Hoá học là khoa học thực nghiệm, có liên quan nhiều đến những biến đổi
trong tự nhiên, thực tiễn sản xuất và đời sống. Vì vậy, hoá học có điều kiện thuận
lợi để giáo dục môi trường cho học sinh. Với những n t đặc thù riêng của mình hoá
học có vai trò rất quan trọng trong việc giải thích và cải tạo các hiện tượng trong
thực tiễn. Qua đó giúp cho mỗi chúng ta có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường.
Trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông nếu chúng ta khai thác được kiến thức
lồng ghép những hiện tượng trong thực tế, bài tập về bảo vệ môi trường trong chính
bài học sẽ làm cho giờ học trở n n sinh động, học sinh trở nên yêu và hứng thú với
môn học, từ đó có được kiến thức, thái độ tình cảm, ý thức BVMT sâu sắc.
Với những lí do trên tôi chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục môi trường cho
học sinh thông qua bài tập thực tiễn về môi trường chương Nitơ - Photpho Hoá
Học 11 nâng cao” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình


2
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

B. NỘI DUNG
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Giáo dục môi trƣờng
1. Quan niệm về giáo dục môi trƣờng
Giáo dục môi trường (GDMT) đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Đặc biệt
trong khoảng 10 năm gần đây kể từ khi Uỷ ban thể giới về môi trường và phát triển
công bố báo cáo “tương lai của chúng ta” thì GDMT được nhắc đến một cách
thường xuy n trong các diễn đàn quốc tế, quốc gia cũng như tại các địa phương, cơ
sở giáo dục, nghi n cứu, sản xuất, kinh doanh và cơ quan quản lí.
GDMT cũng được quan niệm là: “Một quá trình thường xuy n qua đó con
người nhận thức được MT của họ và thu được kiến thức, giá trị, kĩ năng, kinh
nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp học giải quyết các vấn đề MT hiện tại và
tương lai, để đáp ứng các y u cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng
đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”
2. Mục tiêu giáo dục môi trƣờng ở trƣờng phổ thông
GDMT không phân biệt cho từng loại đối tượng, vì thế mục ti u GDMT ở cấp
học nói chung và trường trung học phổ thông nói ri ng có mục ti u đem lại cho đối
tượng các vấn đề sau:
a. Kiến thức:
Hiểu biết bản chất các vấn đề về MT như tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt
nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguy n thi n nhi n và khả năng chịu tải của MT,
quan hệ chặt chẽ giữa MT và phát triển, giữa MT địa phương, vùng, quốc gia với
MT khu vực và toàn cầu.

b. Kỹ năng, thái độ
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề MT như một nguồn
lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân cũng như đối với cộng
đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các
vấn đề MT, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá
trị nhân cách để hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá
môi trường xung quanh.
- Tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc
lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lí các nguồn tài
nguy n thi n nhi n để họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải
quyết các vấn đề MT cụ thể nơi họ ở và làm việc.
3. Nội dung giáo dục môi trƣờng ở trƣờng phổ thông
a. Các nội dung cơ bản
- Các nguồn năng lượng với vấn đề môi trường.
- Chất thải và ô nhiễm môi trường
- Các vấn đề gay cấn của môi trường toàn cầu (nóng l n toàn cầu, phá hủy
tầng ozon, El Nino và La Nina,…).
- Các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường
3
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

b. Một số hình thức phổ biến tổ chức các hoạt động GDMT
* Hoạt động ở trên lớp
Thông qua môn học trong chính khoá, có các biện pháp sau:
+ Phân tích những vấn đề MT ở trong trường học.
+ Khai thác thực trạng MT đất nước, làm cơ sở để xây dựng bài học GDMT.

+ Xây dựng bài tập xuất phát từ kiến thức môn học, nhưng gắn liền với thực
tế địa phương.
+ Sử dụng các phương tiện dạy học làm nguồn tri thức được "vật chất hoá"
như là điểm tựa, cơ sở để phân tích, tìm tòi, khám phá các kiến thức cần thiết về
MT.
+ Sử dụng các tài liệu tham khảo (các bài báo, các đoạn trích trong các sách
phổ biến khoa học, các tư liệu, số liệu mới điều tra, công bố, các ảnh chụp, các
đoạn video…) để làm rõ th m về vấn đề MT.
+ Thực hiện các tiết học có nội dung gần gũi với MT ở ngay chính trong một
địa điểm thích hợp của MT như sân trường, vườn trường, đồng ruộng, điểm dân cư
tập trung…
* Hoạt động ở ngoài lớp
+ Tìm hiểu vấn đề BVMT ở địa phương.
+ Tham gia tuy n truyền, vận động thực hiện BVMT (chiến dịch truyền
thông).
+ Tham gia các chiến dịch xanh hoá trong nhà trường: thực hiện việc trồng
cây, quản lý và phân loại rác thải.
+ Tham quan, cắm trại, trò chơi để có sự gần gũi và hiểu biết hơn về môi
trường.
+ Theo dõi diễn biến của MT tại địa phương (xử lý nước thải, rác thải, vệ
sinh công cộng, bảo vệ thắng cảnh,…).
+ Tổ chức các câu lạc bộ, thành lập các nhóm hoạt động MT.
+ Tổ chức các cuộc thi có nội dung GDMT, thi các bài tìm hiểu thi n nhi n,
MT.
+ Tổ chức thi tái chế, tái sử dụng vật liệu phế thải.
+ Hoạt động phối hợp với gia đình, cộng đồng và hội cha mẹ học sinh.
c. Nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường chương Nitơ Photpho lớp 11 nâng cao
- Tính độc hại của một số hợp chất chứa nitơ đối với sức khỏe con người:
+ Các hợp chất của nitơ: NH3, NOx, NO3-.
+ Photpho và các hợp chất của photpho.

- Những chất thải trong quá trình tiến hành thí nghiệm tính chất, điều chế các
đơn chất, hợp chất nitơ, photpho.
- Vai trò của nitơ và photpho đối với đời sống con người.
- Các hiện tượng tự nhi n có lợi cho môi trường sinh thái.
- Tình trạng phá hủy tầng ôzon do các hóa chất như cloflocacbon (CFC), do khí
thải chứa NO…
4
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

- Trách nhiệm của học sinh và cộng đồng với việc bảo vệ tầng ôzon.
- Hiện tượng mưa axit và tác hại của nó do trong các khí thải chứa các tác nhân
như: NO, NO2.
- Sự dư thừa của phân bón hóa học trong đất.
4. Phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng
a. Phƣơng pháp tiếp cận
- Tích hợp các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học theo
mức độ: toàn phần, bộ phận và mức độ li n hệ.
- Thông qua hoạt động ngoài giờ l n lớp và các chủ đề tự chọn.
- Thông qua hoạt động ngoại khoá.
b. Phƣơng pháp thực nghiệm
- Phương pháp li n quan, điều tra khảo sát, thực địa.
- Phương pháp thảo luận, n u và giải quyết vấn đề.
- Giảng giải, giải thích – minh hoạ.
- Phương pháp dạy học thực nghiệm.
- Phương pháp hợp tác và li n kết giữa các nhà trường và cộng đồng địa
phương trong hoạt động về GDMT.


II. Dạy học tích hợp và việc vận dụng giáo dục môi trƣờng trong giảng
dạy Hoá học
1. Dạy học tích hợp
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ
thống ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau
hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất dựa tr n cơ sở các mối
li n hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của
bộ môn đó. Quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng,
góp phần hình thành và phát triển tư duy cho học sinh. Năng lực này là một hoạt động
phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức và kĩ năng để giải quyết những tình huống
cụ thể.
Tích hợp giáo dục môi trường trong môn hoá học là kết hợp một cách có hệ
thống các kiến thức hoá học với giáo dục môi trường, làm cho chúng hoà quyện
vào nhau thành một thể thống nhất.
2. Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp giáo dục môi trƣờng thông qua môn hoá
học ở trƣờng phổ thông
Quá trình khai thác các hình thức GDMT cần phải đảm bảo ba nguyên tắc cơ
bản:
- Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ
môn thành bài GDMT.
- Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào những
chương mục nhất định.
- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh
nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp
xúc trực tiếp với môi trường.
5
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014


3. Các hình thức áp dụng dạy học tích hợp để giáo dục môi trƣờng trong dạy
học hoá học ở trƣờng phổ thông
a. Thiết kế bài giảng tích hợp giáo dục môi trường
- GV phải thiết kế cụ thể các thao tác, các hoạt động tổ chức cho học sinh
thực hiện trong giờ học nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh
kiến thức một cách tích cực, sáng tạo.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp.
- GV nghi n cứu kĩ và khai thác nội dung có yếu tố môi trường cần truyền
đạt cho học sinh.
b. Xây dựng các bài tập thực tiễn tích hợp giáo dục môi trường
Không khí, đất và nước bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khoẻ
con người và đời sống động thực vật, mà còn phá hoại những công trình xây dựng
như: cầu, cống, di tích lịch sử....
Vấn đề đang đặt ra là phải xử lí khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các
phương tiện giao thông, xử lí các nguồn nước của các nhà máy công nghiệp như:
nhà máy bia, nhà máy hoá chất, nước thải sinh hoạt như thế nào để hạn chế đến
mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển, và nước những tác nhân có hại. Bảo vệ môi
trường nước, môi trường không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi
quốc gia tr n hành tinh chúng ta. Chính vì vậy mà giáo dục cho học sinh ý thức
trách nhiệm, bảo vệ môi trường, không chỉ có bộ môn môi trường mà cần thiết có ở
bộ môn hoá học,vì hoá học giải thích được bản chất, hiện tượng của ô nhiễm môi
trường và cả những phương hướng khắc phục.
Bài tập là phương tiện cơ bản để luyện tập, củng cố, hệ thống hoá, mở rộng,
đào sâu kiến thức và củng cố phương tiện để kiểm tra, đánh giá, nghi n cứu học
sinh về các khả năng như: trình độ tư duy, mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, tư
duy li n hệ kiến thức vào thực tiễn...
Có nhiều hình thức tổ chức thực hiện, tuy n truyền giáo dục môi trường. Trong
các hình thức đó thì thiết kế những bài tập có nội dung về môi trường là một trong
những cách gắn liền hoá học với giáo dục ý thức tìm hiểu về môi trường và bảo vệ môi

trường.
Trong các hình thức tr n tôi nhận thấy rằng việc tích hợp, lồng gh p bài tập
hóa học về môi trường vào các tiết dạy là phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất
trong điều kiện các trường phổ thông hiện nay

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến môi trƣờng
trong dạy học hóa học ở trƣờng trung học phổ thông
1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu hứng thú của học sinh với bộ môn hoá học.
- Cách và mức độ sử dụng bài tập hoá học có nội dung li n quan đến môi
trường.
2. Nội dung điều tra
6
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

- Điều tra hứng thú của học sinh về học hoá học ở trường THPT.
- Điều tra về việc sử dụng các bài tập hoá học có nội dung li n quan đến môi
trường ở trường THPT.
3. Đối tƣợng điều tra
- Các giáo vi n trực tiếp giảng dạy bộ môn hoá học ở trường THPT Nga Sơn.
- Học sinh ở trường THPT Nga Sơn.
4. Phƣơng pháp điều tra
- Gặp gỡ trực tiếp giáo vi n và học sinh một số trường THPT.
- Gửi và thu phiếu điều tra cho giáo vi n, học sinh
- Dự giờ của một số giáo vi n dạy hoá ở trường THPT Nga Sơn
5. Kết quả điều tra

Tiến hành điều tra học sinh trung học phổ thông theo mẫu
Giáo viên: Nguyễn Tiến Dũng
Điện thoại: 0966068456

PHIẾU THĂM DÒ
(Sử dụng cho học sinh)

1. Em có thích học môn hóa học không?
+ Có:
+ Không:
2. Lí do em thích học môn hóa học?
+ Vì hoá học gắn liền với thực tiễn:
+ Lí do khác
3. Em thích bài tập hoá học có nội dung li n quan đến môi trường không?
+ Có:
+ Không
* Kết quả được tổng hợp như sau:
- Thích học môn hoá : (176/187)
- Lí do thích học môn hoá: Vì hoá học gắn liền với thực tiễn ( 160/187 )
- Thích bài tập hoá học có nội dung li n quan đến môi trường: (165/187)
Tiến hành điều tra giáo vi n theo mẫu:
Giáo viên: Nguyễn Tiến Dũng
Điện thoại: 0966068456

PHIẾU THĂM DÒ
(Sử dụng cho giáo viên)

1. Sử dụng bài tập có nội dung li n quan với môi trường trong giảng dạy của thầy
(cô) ở mức độ nào?
+ Thường xuy n:

+ Thỉnh thoảng:
+ Ít khi:
+ Chưa bao giờ:
2. Ý kiến của thầy (cô) về việc sử dụng bài tập hoá học có nội dung li n quan đến
thực tiễn, môi trường
+ Cần thiết:
+ Không cần thiết:
+ Ý kiến khác:
Bảng 1 : Kết quả điều tra về mưc độ sử dụng loại bài tập có nội dung liên quan
7
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

với môi trường của giáo viên

Kết quả

Thường xuy n

Thỉnh thoảng

ít khi

7/ 15

5/ 15

3/ 15


Chưa bao
giờ
0/ 15

Tỉ lệ
46,67%
33,33%
20%
0%
Bảng 2 : Kết quả về ý kiến sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến
thực tiễn đối với giáo viên THPT
Cần thiết
Không cần thiết
ý kiến khác
Kết quả

15/15

0

0

Tỉ lệ

100%

0

0


6. Đánh giá kết quả điều tra
Qua số liệu ở các bảng thu được, chúng tôi nhận thấy:
- Đối với giáo vi n, việc sử dụng bài tập Hoá học có nội dung li n quan đến
môi trường còn hạn chế. Nếu có sử dụng cũng chỉ ở mức độ khi m tốn.
- Hầu hết các ý kiến của giáo vi n và học sinh cho rằng cần thiết phải có bài
tập Hoá học có nội dung li n quan đến môi trường trong khi giảng dạy hoá học ở
trường trung học phổ thông.
- Hầu hết các học sinh đều hứng thú với những bài tập có nội dung li n quan
đến môi trường

PHẦN 3: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƢỜNG CHƢƠNG
NITƠ - PHOTPHO LỚP 11 BAN KHTN
1. Nguyên tắc xây dựng
Dựa vào mục đích, nội dung và phương pháp dạy học hoá học, cơ sở tâm lí
học sinh, nội dung chương trình hoá học phổ thông và đặc điểm của bộ môn hoá
học có thể thiết kế các bài tập hoá học có nội dung li n quan với thực tế về môi
trường dựa vào các nguy n tắc sau:
* Cơ sở lí thuyết : Tr n cơ sở các định luật, khái niệm, học thuyết, các nguy n
lí, mệnh đề,... các kiến thức cần truyền thụ, rèn luyện, kiểm tra đánh giá mà ta phải
thiết kế các bài tập phù hợp.
* Cơ sở thực tiễn : Dựa vào các ứng dụng, các quá trình sản xuất, đời sống lao
động sản xuất, các hiện tượng về thi n nhi n...
- Như các bài tập hoá học khác, nếu nắm vững được sự phân loại các kiểu điển
hình và các quy luật biến hoá của bài toán, giáo vi n có thể bi n soạn những bài tập
mới bằng cách vận dụng các quy luật biến hoá. Xuất phát từ những bài tập mẫu sơ
đẳng điển hình, nội dung bài tập có thể biến đổi thành những dạng khác nhau.
Nguy n tắc tr n giúp ta nắm được cơ chế biến hoá nội dung bài tập theo
những hướng có mức độ phức tạp, khó khăn khác nhau phù hợp với từng mục đích

8
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

dạy học.
- Thiết kế những bài tập hoá học có nội dung li n quan đến thực tế về môi
trường nhưng không quá xa rời nội dung chương trình hoá học.
- Bài tập hoá học có tính chất tổng hợp kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo và
gây hứng thú ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo của học sinh.
2. Bài tập có nội dung về môi trƣờng chƣơng Nitơ - Photpho
Xây dựng bài tập dựa tr n: cơ sở lí luận về môi trường, nội dung giáo dục
môi trường trong môn hoá học, thiết kế bài tập, khai thác yếu tố môi trường của
chương,… từ đó để cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở về môi trường,
các quá trình biến đổi và những biện pháp bảo vệ môi trường, thái độ, hành vi tích
cực trước môi trường chung.
a) Bài tập về mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên và các quá trình hoá học
Bài tập 1: Hiện tượng “ma trơi” xảy ra ở các nghĩa địa khi mưa và có gió nhẹ.
Hiện tượng này được giải thích như thế nào?
A. Xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động làm giải phóng một lượng
photpho trắng. Photpho trắng tự bốc cháy gây ra hiện tượng “ma trơi”.
B. Khi xác chết bị thối rữa, photpho có trong cơ thể được giải phóng dưới dạng
photphin PH3 có lẫn điphotphin P2H4. Hỗn hợp này bốc cháy gây ra hiện tượng “ma
trơi”.
C. Khi xác chết bị thối rữa, giải phóng ra một lượng axit photphoric H3PO4.
Axit này tự bốc cháy ngoài không khí gây ra hiện tượng “ma trơi”.
D. Khi xác chết thối rữa, giải phóng một lượng NH3. Amoniac bốc cháy
ngoài không khí gây ra hiện tượng “ma trơi”.


* Hướng dẫn: Ở não người chứa photpho, khi xác chết bị thối rữa, photpho được giải
phóng dưới dạng photphin PH3 có lẫn điphotphin P2H4 . Điphotphin P2H4 là chất lỏng,
dễ bay hơi và tự bốc cháy ngoài không khí ở nhiệt độ thường làm cho photphin cháy
theo:
2P2H4 + 7O2  2P2O5 + 4H2O + Q (1)
Phản ứng (1) k o theo PH3 bốc cháy
9
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

2PH3 + 4O2  P2O5 + 3H2O + Q' (2)
Các phản ứng (1), (2) toả năng lượng dưới dạng quang năng. Do đó, khi cháy
hỗn hợp (PH3 và P2H4) có hình ngọn lửa vàng sáng, bay là là di động tr n mặt đất,
lúc ẩn, lúc hiện mà người ta gọi đó là hiện tượng “ma trơi”.  Phương án B.
* Ý nghĩa: - Bài tập này nâng cao cho học sinh biết th m được một hợp chất nữa
của photpho là P2H4 và hợp chất này có tính khử rất mạnh có khả năng tác dụng với
không khí ở nhiệt độ thường
- Một số học sinh cũng biết hiện tượng ma trơi là sự cháy của PH 3 nhưng
không giải thích được vì sao PH3 lại cháy ở nhiệt độ thường. Sau khi giải quyết bài
tập này Học sinh đã giải thích cho học sinh vấn đề đó.
- Làm rõ được hiện tượng “ma trơi” chỉ là một quá trình hóa học bình
thường, từ đó thay đổi quan điểm m tín đang tồn tại trong xã hội.
- Giải thích được hiện tượng tự nhi n đã từng được xem là “kỳ bí” này làm
học sinh hứng thú và y u thích môn hóa học hơn.
* Địa chỉ tích hợp: Bài tập này có thể lồng gh p vào Bài 14: Phốt pho – Mục IV.1
hoặc Bài 17: Luyện tập tính chất của photpho và các hợp chất của photpho.
Bài tập 2: Sơ đồ phản ứng sau đây cho thấy vai trò của thi n nhi n và con người
trong việc chuyển nitơ từ khí quyển vào đất, cung cấp nguồn đạm cho cây cối.


Xác định X, Y, Z…và hoàn thành các phương trình hoá học của sơ đồ tr n.
* Hướng dẫn: X: O2; Y: HNO3; Z: có thể là: CaO, Ca(OH)2, CaCO3; M: NH3
* Ý nghĩa: - Rèn luyện kỹ năng viết phương trình, hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học
- Giúp học sinh hiểu th m về chu trình chuyển hóa nitơ trong tự nhi n
* Địa chỉ tích hợp:- Bài 12 – Mục C
- Bài 13: Luyện tập
- Sử dụng làm bài tập củng cố trong bài 12 Axit nitric và muối
nitrat
Bài tập 3: Giải thích câu ca dao:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
* Hướng dẫn: - Khi có sấm s t (tia lửa điện) khí nitơ tác dụng với khí oxi theo
phương trình phản ứng: N2 + O2
2NO
-Sau đó NO tác dụng với O2 trong không khí: 2NO + O2 → 2NO2
- NO2 tác dụng với O2 và H2O tạo ra HNO3: 4 NO2 + O2 + 2H2O → 4 HNO3
- HNO3 hòa tan trong nước mưa rơi xuống thấm vào đất, tác dụng với các
chất vô cơ, hữu cơ trong đất tạo NO3- (phân đạm). Nhờ có lượng phân đạm tự nhi n
mà cây trồng sinh trưởng nhanh chóng, đặc biệt là lá cành…
* Ý nghĩa: - Giúp học sinh hiểu th m về chu trình chuyển hóa N trong tự nhi n
- Giải thích một số kinh nghiệm dân gian rất có cơ sở khoa học
- Dựa tr n các kiến thức Hóa học, học sinh hiểu được một số kinh nghiệm
10
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

dân gian cũng rất có cơ sở khoa học, từ đó học sinh hứng thú và tích cực hơn trong

việc sử dụng kiến thức hóa học, kết hợp với kiến thức của những môn học khác để
giái thích các kinh nghiệm này và có sự vận dụng hợp lí vào cuộc sống.
* Địa chỉ tích hợp: - Có thể sử dụng bài tập này để “vào đề” cho Bài 12: Phân bón
hóa học-Mục I. Thực tế tác giả đã sử dụng bài tập này để mở bài cho Bài 12 và đã tạo
được không khí học tập tích cực, sôi nổi. Từ đấy hiệu quả của tiết học đã tăng l n đáng
kể.
Bài tập 4: Giải thích vì sao người ta thường lấy đất trong hang có dơi ở (gọi nôm
na là “phân dơi”) về bón cho cây trồng?
* Hướng dẫn: Trong quá trình bài tiết của dơi có NH3, dưới tác dụng của một số vi
khuẩn NH3 bị oxi hóa thành NO sau đó chuyển thành NO2 rồi HNO3. HNO3 tác
dụng với CaCO3 tạo Ca(NO3)2. Quá trình này có thể được biểu diễn bằng sơ đồ:
 CaCO
 O , xt
O
O  H O
 NO2 
 HNO3 

 Ca(NO3)2
NH3  NO 
Lấy đất trong hang có Ca(NO3)2 bón cho cây trồng tức là cung cấp đạm cho
cây, làm cây trồng sinh trưởng phát triển nhanh hơn
* Ý nghĩa: - Học sinh giải thích được kinh nghiệm dân gian
- Từ đây học sinh cũng có thể giải thích được quy trình điều chế KNO 3 từ tro
bếp và “phân dơi”, là phương pháp rất thông dụng thời phong kiến: Người ta trộn
tro bếp (chứa K+ ) và loại đất nói tr n (chứa Ca(NO3)2) rồi dội nước nóng qua, từ
nước lọc, kết tinh lại thu được KNO3
* Địa chỉ tích hợp: - Bài 13: Luyện tập
- Bài 16: Phân bón hóa học
b) Bài tập về các quá trình tạo ra sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường và cách xử


Bài tập 1: Hoá chất dùng để làm sạch không khí trong phòng thí nghiệm khi bị
nhiễm khí clo là thích hợp nhất:
A. Hơi nước
B. Ca(OH)2
C. CH4
D.
NH3.
* Hướng dẫn: Các phương án A, B, C hoặc không loại bỏ được khí Cl 2 hoặc sinh
ra sản phẩm độc hại với môi trường. Khi dùng NH3 thì xẩy ra phản ứng:
NH3dư + Cl2  N2 + NH4Cl
Sản phẩm tạo ra là các chất thân thiện với môi trường  Phương án D
Ngoài câu hỏi chính như tr n, tùy thuộc vào đối tượng học sinh, đặc thù của
bài dạy, giáo vi n có thể đặt th m các câu hỏi bổ sung như sau
1. Dùng bột Ca(OH)2 rải dưới nền nhà có khả năng loại bỏ Cl2 hay không? Tại sao
thực tế người ta không dùng Ca(OH)2?
Yêu cầu trả lời: Cl2 nặng hơn không khí n n “chìm” xuống phía dưới có thể
tiếp xúc với Ca(OH)2 (ẩm) và xẩy ra phản ứng: Cl2 + Ca(OH)2  CaOCl2 + H2O
Từ đấy kết luận dùng Ca(OH)2 có thể loại bỏ được Cl2, tuy nhi n quá trình loại
bỏ Cl2 xẩy ra chậm và không hoàn toàn
Thực tế không dùng Ca(OH)2 vì phản ứng xẩy ra chậm và không hoàn toàn,
mặt khác hỗn hợp sau phản ứng gồm CaOCl 2 và Ca(OH)2 (dư) là những chất có
2

2

2

2


3

11
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

ảnh hưởng xấu đến môi trường
2. Để loại bỏ NH3 trong phòng thí nghiệm có nên dùng khí Cl2 không? Vì sao? Hãy
đề nghị cách xử lý khi trong phòng thí nghiệm có khí NH3?
Yêu cầu trả lời: Trong quá trình loại bỏ Cl2 bẳng NH3, nếu NH3 dư với hàm
lượng nhỏ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Tuy nhi n nếu dùng
Cl2 để loại bỏ NH3 thì lượng Cl2 dư dù có nồng độ b cũng ảnh hưởng đến sức
khỏe. Vì vậy không dùng Cl2 để loại bỏ NH3.
Để loại bỏ NH3 trong phòng thí nghiệm chúng ta lợi dụng tính chất dễ tan
trong nước của nó, phun nước dưới dạng sương mù vào phòng, NH 3 sẽ bị hòa tan
trong các hạt nước li ti đấy, sau 1 thời gian nước sẽ ngưng tụ lại và rơi xuống.
3. Quá trình loại bỏ Cl2 bằng NH3 sinh ra N2, NH4Cl và NH3 dư.Trong đó NH3 và
NH4Cl (dạng tinh thể li ti) có ảnh hướng xấu tới môi trường và sức khỏe con người.
Hãy trình bày phương pháp đơn giản để loại bỏ 2 chât này sau khi đã làm sạch Cl2
Yêu cầu trả lời: 2 chất này đều dễ tan trong nước n n ta phun nước dưới dạng
sương mù vào phòng, NH3 và NH4Cl sẽ tan trong các hạt nước li ti này, một thời
gian sau các hạt nước này sẽ ngưng tụ và rơi xuống, dung dịch này có thể thải trược
tiếp ra môi trường vì NH3 (nồng độ nhỏ) và NH4Cl (phân đạm) không làm ảnh
hưởng đến môi trường
* Ý nghĩa: - Trang bị cho học sinh kiến thức về thực hành thí nghiệm, từ đó học
sinh có thể sử dụng kiến thức đã học để xử lí các tính huống có thể xẩy ra trong
phòng thí nghiệm hoặc trong thực tế
- Học sinh nắm được nguy n tắc của việc loại bỏ các chất độc là: Sử dụng chất

không độc, dễ loại bỏ khi dư. Sản phẩm của quá trình này phải không ảnh hưởng
đến môi trường hoặc sức khỏe con người
* Địa chỉ tích hợp:- Bài 13: Luyện tập
- Bài 18: Thực hành
Bài tập 2: Sau khi làm thí nghiệm với photpho trắng, các dụng cụ thủy tinh đã tiếp
xúc với hoá chất này cần được ngâm trong dung dịch nào để loại photpho trắng?
A. Dung dịch H2SO4
B. Dung dịch NaOH đặc
C. Dung dịch CuSO4
D. Dung dịch xà phòng
* Hướng dẫn: Photpho trắng rất độc n n các dụng cụ tiếp xúc với hoá chất này cần
phải loại bỏ hết photpho trắng để tránh nguy hiểm. Dung dịch H 2SO4 và dung dịch
xà phòng không có tác dụng làm sạch photpho trắng. Dung dịch NaOH đặc có thể
tác dụng theo phương trình:
3NaOH + 4P + 3H2O  PH3  + NaH2PO2
Sản phẩm sinh ra có PH3 rất độc n n không dùng NaOH để loại bỏ photpho
trắng
Với dung dịch CuSO4: 2P + 5 CuSO4 + 8 H2O  2H3PO4 + 5H2SO4 +
5Cu 
Lọc tách chất rắn không tan, nước lọc được trung hòa bởi dung dịch kiềm
không độc và ảnh hưởng đến môi trường  Phương án C.
* Ý nghĩa: - Bài tập này cung cấp cho học sinh 2 phản ứng mới của P(trắng). Trong
12
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

dung dịch kiềm đặc P(trắng) thể hi n khả năng tự oxi hóa khử. Trong phản ứng với
CuSO4 , P(trắng) thể hiện tính khử mạnh. Từ đấy củng cố th m tính chất hóa học của

photpho
* Địa chỉ tích hợp: - Bài 14: Photpho
- Bài 18: Thực hành
Bài tập 3: Nồng độ tối đa cho ph p của PO43- theo ti u chuẩn nước ăn uống của tổ
chức sức khỏe thế giới (WHO) là 0,4 mg/l. Để đánh giá sự nhiễm bẩn của nước
máy sinh hoạt ở một thành phố người ta lấy 2 lít nước đó cho tác dụng với dung
dịch AgNO3 dư thì thấy tạo 2,646.10-3 (g) kết tủa. Xác định nồng độ PO43- trong
nước máy và xem x t có vượt quá giới hạn cho ph p không?
A. 0,6 mg/l, vượt quá giới hạn cho ph p.
B. 0,3 mg/l, nằm trong giới hạn cho ph p.
C. 0,2 mg/l, nằm trong giới hạn cho ph p.
D. 0,4 mg/l, vừa đúng giới hạn cho ph p..
* Hướng dẫn: Phương trình phản ứng: 3Ag+ + PO43-  Ag3PO4 
3
 nAg 3 PO 4 = 2, 646 .10-3 = 6,315.10-6 (mol)  nPO 4 = 6,315.10-6 (mol)
419
3
3
 mPO 4 = 0,6.10-3 (g) = 0,6 (mg)  CPO 4 = 0, 6 = 0,3 (mg/l)
2
 Phương án B.

* Ý nghĩa: - Rèn luyện kỹ năng giải bài tập theo phương trình ion thu gọn
- Qua bài tập này học sinh biết được ion PO43- với nồng độ nhỏ thì không ảnh
hưởng nhiều đến sức khỏe và sản xuất. Tuy nhi n với nồng độ lớn, PO43- ảnh
hưởng đến sức khỏe. Từ bài tập này học sinh cũng biết được nồng độ cho ph p của
PO43- trong nước sinh hoạt, từ đấy dựa vào các công bố về chỉ ti u nước sinh hoạt
thì học sinh xác định được loại nước đấy có đủ ti u chuẩn hay không?
* Địa chỉ tích hợp: - Bài 15: Axit photphoric và muối photphat
- Bài 17: Luyện tập

c) Bài tập về tính chất của chất liên quan đến môi trường, sử dụng hoá chất
phục vụ đời sống và sản xuất
Bài tập 1: Khử đất chua bằng vôi và bón đạm cho lúa đúng cách được thực hiện
theo cách nào sau đây?
A. Bón đạm cùng một lúc với vôi.
B. Bón đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua.
C. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới bón đạm.
D. Cách nào cũng được.
*Hướng dẫn: Bón đạm thường làm cho đất chua th m ảnh hưởng đến môi trường
của đất, tác động không tốt đến cây trồng. Vì thế, trước khi bón đạm cần phải bón
vôi trước vài ngày để khử chua đất. Không thể bón cùng một lúc vì chúng tác dụng
với nhau làm ti u hao một lượng đạm đáng kể:
NH4+ + OH-  NH3  + H2O
Cũng không thể bón đạm trước vài ngày rồi mới bón vôi vì khi đó cây chưa
13
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

hấp thụ hết đạm.  Phương án C.
* Ý nghĩa: Học sinh củng cố và có th m kiến thức về:
- Phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi ion
- Cách làm khử chua đất (thau chua đất) hiệu quả để cây trồng có thể hấp thụ
được hàm lượng đạm dinh dưỡng tối đa đồng thời việc bón phân đạm không tạo ra
những hệ quả không có lợi.
- Học sinh giải thích được quy trình bón phân hóa học trong nông nghiệp, từ
đấy có thể áp dụng các kiến thức đã biết vào đời sống sản xuất.
* Địa chỉ tích hợp: - Bài 11: Amoniac và muối amoni
- Bài 16: Phân bón hóa học

Bài tập 2: Hãy giải thích tại sao đối với đất chua (có nhiều ion Fe3+, Al3+) thì trước
khi bón phân supephotphat phải bón vôi trước?
* Hướng dẫn: Do ion Fe3+, Al3+ có thể kết hợp với ion PO43- tạo ra các kết tủa
AlPO4 và FePO4 làm cho hiệu quả của supephotphat k m đi:
2M3+ + Ca(H2PO4)2  2MPO4 + Ca2+ + 4H+
Vì vậy phải bón vôi trước đề loại bỏ các ion kim loại tr n dưới dạng kết tủa
hiđroxit hoặc dạng tan không có khả năng kết hợp với ion PO43-:
M3+ + 3OH-  M(OH)3
*Ý nghĩa: Học sinh củng cố và có th m kiến thức về:
- Phản ứng tạo muối kết tủa giữa các ion kim loại hóa trị III thường có trong
đất (Fe3+, Al3+...) với ion PO43- Cách bón phân supephotphat vào đất phèn.
*Địa chỉ tích hợp: - Bài 15: Axit photphoric và muối photphat
- Bài 16: Phân bón hóa học
Bài tập 3: Khi bón phân hoá học cho đất người ta chú ý đến sự ảnh hưởng đến pH
của đất, làm cho đất kiềm hay chua sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Khi bón phân
hoá học cho đất, loại nào sau đây không ảnh hưởng đến pH của đất?
A. NH4NO3
B. NH4Cl C. (NH2)2CO
D. Cả A, B, C
*Hướng dẫn:
 NH 4 NO3 
 NH 4  NO3

Phương án A 

 pH <7

 NH 3  H 3O 
 NH 4  H 2O 
 NH Cl 

 NH 4  Cl 
 pH <7
Phương án B  4
 NH 3  H 3O 
 NH 4  H 2O 
( NH 2 ) 2 CO  2 H 2O 
( NH 4 ) 2 CO3

( NH ) CO 
 2 NH 4  CO32
Phương án B  4 2 3
Do [H3O+]  [OH-] nên pH  7

 NH 3  H 3O
 NH 4  H 2O 
CO 2  H O 
 HCO3  OH 
2
 3
 Phương án B.

* Ý nghĩa: Học sinh củng cố và có th m kiến thức về:
- Sự thủy phân của muối, tính axit, bazơ, trung tính của một muối theo thuyết
14
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

Bronsted

- Phản ứng của ure với nước
- Những ảnh hưởng đến môi trường pH của đất khi bón phân đạm, tr n cơ sở
đó đưa ra các biện pháp xử lý. Và sử dụng loại phân đạm phù hợp với từng loại đất
* Địa chỉ tích hợp: - Bài 11: Amoniac và muối amoni
- Bài 16: Phân bón hóa học
d. Bài tập tổng hợp về hiệu ứng môi trường và nguồn phát thải chất ô nhiễm
Bài tập 1: N u những hiểu biết của em về các hiệu ứng môi trường: mưa axit, hiệu
ứng nhà kính. Những tác nhân hoá học nào gây ra, nguồn phát thải các tác nhân đó?
Chúng ta cần phải làm gì?

* Hướng dẫn:
Mƣa axit: Hiện tượng nước mưa có tính axít với giá trị pH thấp (pH từ 5,5 trở xuống).
- Tác hại: gây tính ăn mòn mạnh, làm chết các sinh vật, gây bệnh tật.
- Tác nhân chính: SO2, NOx.
- Nguyên nhân: các khí thải như SO2, NOx bị oxi hoá trong khí quyển khi có ánh
sáng môi trường tạo thành các axit mạnh hoà tan trong nước mưa như H 2SO4,
HNO3.
- Nguồn tác nhân: đốt nhi n liệu hoá thạch, đặc biệt là than đá, công nghiệp luyện
kim, động cơ đốt trong,….
- Giải pháp: tiết kiệm năng lượng, thay th nhi n liệu hoá thạch bằng các nhi n liệu
sạch hơn, xử lí khí thải trước khi xả vào môi trường.
Hiệu ứng nhà kính: Sự tăng nhiệt độ Trái Đất do sự tăng nồng độ các khí nhà kính
trong khí quyển.
15
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

- Tác hại: băng tan làm tăng mực nước biển, thay đổi cân bằng sinh thái các vùng,

thay đổi dòng hải lưu làm biến đổi khí hậu, …
- Tác nhân: CO2, CH4,…
- Nguyên nhân: khí nhà kính có khả năng cho các tia tử ngoại và tia trông thấy đi
qua, nhưng phản xạ các tia nhiệt (hồng ngoại) từ Trái Đất không cho thoát vào vũ
trụ.
- Giải pháp: giảm phát thải CO2 (bằng nhiều biện pháp), trồng cây xanh duy trì cân
bằng CO2.
Bài tập 2:
a) Trong các khí sau, những khí nào gây ô nhiễm môi trường: HCl, NO, CO 2, NO2,
SO2, NH3, N2?
b) Tại sao nước mưa mùa hè thường có tính ăn mòn mạnh hơn mùa khác?
Hướng dẫn:
a) HCl, NO, CO2, NO2, SO2, NH3.
b) Tính ăn mòn mạnh của nước mưa mùa hè: do có nhiều sấm chớp, gây ra phản
ứng tạo thành HNO3 – một axit mạnh.
Các phương trình phản ứng:

0

3000 C
N2 + O2  2NO

16
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

2NO + O2  2 NO2
4NO2 + 2 H2O + O2  4 HNO3


PHẦN 4: KIỂM NGHIỆM
I. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm
Mục đích của thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết các vấn đề sau:
1. Khai thác kiến thức về môi trường trong giảng dạy các bài của chương 2 trong
chương trình hóa học 11 ban KHTN
2. Li n hệ kiến thức vào thực tế cuộc sống để hình thành thái độ tích cực với môi
trường đối với học sinh, để học sinh thấy được hoá học có nhiều ứng dụng và gần
gũi trong cuộc sống, từ đó gây hứng thú học tập với môn hoá học.
3. Góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay ở phổ
thông

II. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm
Dạy thực nghiệm các tiết: Dạy bài mới, luyện tập có sử dụng câu hỏi bài tập
có nội dung môi trường chương Nitơ - Photpho lớp 11 KHTN:
- Bài tập rèn luyện thao tác, kỹ năng tiến hành thí nghiệm hoá học an toàn,
xử lí trong thực nghiệm.
- Bài tập củng cố lý thuyết đã học.
- Bài tập rèn luyện kỹ năng tính toán.
Các bài thực nghiệm :
- Bài 11: Amoniăc (Tiết 16,17)
- Bài 12. Axit nitric và muối nitrat (Tiết 18,19)
- Bài 13: Luyện tập. Tính chất của nitơ và các hợp chất của nitơ (Tiết 20)
- Bài 18: Bài thực hành Tính chất của một số hợp chất nitơ. Phân biệt một số
phân bón hóa học (Tiết 25)

III. Phƣơng pháp thực nghiệm.
1. Chọn mẫu thực nghiệm
Để có số liệu khách quan và chính xác, tôi đã tiến hành thực nghiệm năm
học 2012-2013 tại trường THPT Nga Sơn. Lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng

(ĐC) có trình độ tương đương nhau về các mặt:
- Số lượng học sinh, độ tuổi, nam , nữ.
- Chất lượng học tập nói chung và môn Hoá nói ri ng.
Đặc điểm và kết quả học tập lớp 10 ở 2 lớp 11G (Lớp TN) và lớp 11E(lớp ĐC).
(Trƣờng THPT Nga Sơn)- Thực nghiệm năm học 2012-2013
Đặc
điểm
Sĩ số
Nam
Nữ

Lớp Lớp
TN ĐC
36
41
15
23
21
18

Học lực
Môn hoá
Khá giỏi
T.Bình
Yếu

Lớp
Lớp
TN
ĐC

70,2% 66,0%
29,8% 34,0%
0%
0%
17

Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

2. Phƣơng pháp kiểm tra và xử lý kết quả thực nghiệm
a. Phương pháp tổ chức kiểm tra
Tôi đã dạy ở các lớp thực nghiệm và đối chứng 3 bài nghiên cứu tài liệu mới
và 1 bài luyện tập và 1 bài thực hành. Sau khi đã dạy các bài thực nghiệm và lớp
đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả thực nghiệm để xác định hiệu quả
khả thi của phương án thực nghiệm.
- Kiểm tra 15 phút: Được thực hiện ngay sau giờ thực nghiệm với mục đích
xác định tình trạng nắm vững bài học và sự vận dụng kiến thức của học sinh ở hai
lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Kiểm tra 1 tiết: Được thực hiện cuối đợt sau khi đã học xong 2 chương với
mục đích xác định độ bền kiến thức, thái độ học tập các nội dung về môi trường.
Các câu hỏi và bài tập kiểm tra được xây dựng ở các mức độ: Tái hiện và sáng tạo
kiến thức, có sự vận dụng các thao tác tư duy và kỹ năng thực hành thí nghiệm.
b. Kiểm tra kết quả thực nghiệm và thảo luận
Để xác định hiệu quả, tính khả thi của đề tại. Việc kiểm tra, đánh giá chất
lượng nắm bắt kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được
tiến hành bằng các bài kiểm tra, kết quả của một trong các bài kiểm tra đó như sau:
Điểm: 0  2
Điểm: 3  4

Điểm: 5  7 Điểm: 8  10

Lớp
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp TN
(11G)
Lớp ĐC
(11E)

36

0

0

5

13,9

19

52,8


12

33,3

41

0

0

25

61

10

24,4

6

14,6

- Từ các kết quả trên ta nhận thấy:
+ Số học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp
đối chứng,
+ Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng
Từ đấy có thể nhận x t rằng lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng tốt hơn
lớp đối chứng,
Tóm lại, qua các số liệu đã chỉ ra ở tr n chúng ta nhận thấy rằng việc khai

thác nội dung giáo dục môi trường và đưa th m hệ thống bài tập hoá học có nội
dung li n quan đến môi trường vào dạy học sẽ kích thích tinh thần, thái độ học tập
tích cực của học sinh và thông qua đó phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng tốt
hơn so với việc chỉ dạy những nội dung và sử dụng các bài tập hoá học thông
thường.

18
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả đạt đƣợc của đề tài
- N u được các cơ sở khoa học về MT, hoá học MT, dạy học tích hợp làm cơ
sở lí luận cho đề tài,
- Xây dựng và sưu tầm nhiều bài tập ở chương Nitơ - Photpho có nội dung
li n quan đến môi trường và bảo vệ môi trường, định hướng cách giải theo hướng
phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng phân tích các hiện tượng hoá học và nắm vững
kiến thức cơ bản trong chương trình hoá học trung học phổ thông,
- Đã điều tra, tìm hiểu thực trạng dạy và học bài tập hoá học có nội dung li n
quan đến môi trường ở một số trường trung học phổ thông hiện nay,
- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm qua các bài dạy, từ đấy đã đánh giá
được hiệu quả của đề tài

2. Kết luận
Hệ thống bài tập đưa ra đã đạt được các kết quả sau:
- Giúp học sinh nắm chắc kiến thức hoá học từ cơ bản đến nâng cao, phát
triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh,
- Hình thành cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dụng kiến thức kiến thức hoá

học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn nói chung và giáo dục môi trường nói
riêng,
- Gây hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập một cách toàn diện cho học sinh,
- Bước đầu đã được một số đồng nghiệp hưởng ứng và ghi nhận như một
biện pháp GDMT trong dạy học hoá học có hiệu quả,
3. Một số đề xuất
- Các trường trung học phổ thông n n được cung cấp đầy đủ trang thiết bị
dạy và học tốt hơn nữa.
- Giáo vi n dạy bộ môn hoá học ở các trường trung học phổ thông, cần đổi
mới phương pháp dạy và học hoá học, để làm thế nào gắn liền hoá học với thực tế
từ đấy giúp học sinh hiểu bi t hơn về MT và có ý thức BVMT
- Để giáo dục môi trường có hiệu quả, đề nghi cấp tr n tăng cường các cuộc
thảo luận chuy n đề, để giáo vi n có cơ hôi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm,
- N n đưa một số hoạt động ngoại khóa và chương trình giáo dục để học sinh
có dịp gẫn gũi, hiểu biết hơn về môi trường .

19
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014

LỜI KẾT
Đổi mới, đa dạng hóa phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học, không
những giúp học sinh nhanh chóng nắm vững kiến thức, hiểu rõ bản chất và hứng
thú với việc học mà còn giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong thi cử luôn là điều
trăn trở của một giáo vi n, Trong quá trình công tác tôi cũng đã tìm tòi và mạnh
dạn đưa vào một số phương pháp mới trong hoạt động giảng dạy của mình,
Năm học 2012-2013 thực hiện giảng dạy môn Hoá lớp 11, tôi nhận thấy rằng
trong chương trình hóa học phổ thông thời lượng dành cho vấn đề về môi trường là

quá it (Chỉ 1 tiết cuối chương trình hóa học 12), Vì thế tôi đã mạnh dạn lồng gh p
các vấn đề môi trường trong quá trình giảng dạy chương Nitơ-photpho dưới dạng
các bài tập thực tiễn, bước đầu đã thu được kết quả khả quan,
Năm học 2012-2013 đến năm học 2013-2014 tôi đã hoàn thiện được ý tưởng
của mình, Qua quá trình thực nghiệm sư phạm đã thu được những kết quả thiết
thực, Nhận thức, hiểu biết của học sinh về môi trường đã được nâng l n, từ đấy các
em đã có ý thức hơn về việc BVMT và áp dụng những kiến thức hóa học vào cuộc
sống hàng ngày
Tôi viết n n ý tưởng với mong muốn được chia sẻ sáng kiến của bản thân với
các đồng nghiệp, mong các bạn đồng nghiệp phát huy một cách hiệu quả những cái
được của đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần vào sự nghiệp trồng
người của nước ta hiện nay, Đồng thời, bản thân tôi cũng mong muốn nhận được sự
góp ý của các bạn để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa phương pháp dạy học của mình.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƢỞNG

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Tiến Dũng

20
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn


Sáng kiên kinh nghiệm năm học 2013-2014


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Hoá Học 11 nâng cao
2. SGK Hoá Học 12 nâng cao
3. Tư liệu tr n: />
21
Nguyễn Tiến Dũng - Trường THPT Nga Sơn



×