Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu áp dụng suy giảm giá trị tài sản cố định hữu hình tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 140 trang )

Trờng đại học kinh tế quốc dân

!


Trờng đại học kinh tế quốc dân

!

!"#$%#%&

Ngi hng dn khoa học

'()* ) + ,

- .


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS, TS Phạm Quang đã nhiệt tình hướng dẫn và
truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong q trình tơi hồn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các nhà khoa học trong chuyên ngành Kế toán,
Kiểm tốn đã chỉ bảo, góp ý tận tình trong từng bước của tiến trình nghiên cứu. Cám
ơn bộ phận quản lý nghiên cứu sinh - Viện Đào tạo sau đại học đã giúp đỡ, tạo điều
kiện để tơi hồn thành các thủ tục trong quá trình nghiên cứu. Cám ơn các Thầy, Cô,
bạn bè đồng nghiệp đã luôn bên tôi, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu và động
viên tơi vượt qua những lúc gặp khó khăn trong nghiên cứu. Cám ơn những người đã
dành thời gian cho các cuộc phỏng vấn, hoặc trả lời phiếu khảo sát, quí vị đã góp phần
vào sự thành cơng của nghiên cứu. Cám ơn gia đình: bố, mẹ; chồng và các con đã


động viên, an ủi, hỗ trợ về mặt tinh thần để tôi yên tâm nghiên cứu.
Xin trân trọng cám ơn!


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu nghiêm túc trong thời gian dài của
tôi. Các nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ, dữ liệu thứ cấp trong luận án
đã nêu rõ nguồn gốc. Số liệu nghiên cứu trong luận án là trung thực. Các kết luận khoa
học trong luận án chưa từng được cơng bố trong một cơng trình nghiên cứu nào.
Hà Nội , ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận án


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .............................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án................................... 3
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu .................................. 4
4 Đóng góp mới của nghiên cứu ............................................................................. 6
5 Điểm mạnh, điểm yếu của nghiên cứu................................................................. 7
6 Kết cấu luận án..................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ... 8
1.1 Nghiên cứu tại nước ngoài ................................................................................ 8
1.2 Nghiên cứu trong nước.................................................................................... 14
1.3 Nhận xét về các nghiên cứu đã thực hiện và xác định vấn đề nghiên cứu .... 17
CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN SUY GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH HỮU HÌNH ................................................................................................... 20
2.1 Tài sản cố định hữu hình................................................................................. 20
2.1.1 Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐHH .................................................................... 20
2.1.2 Phân loại Tài sản cố định hữu hình ............................................................... 23
2.1.3 Vai trò của Tài sản cố định trong hoạt động doanh nghiệp ............................ 24
2.2 Kế toán Tài sản cố định hữu hình................................................................... 25
2.2.1 Thơng tin kế tốn tài chính và thơng tin kế tốn quản trị ............................... 25
2.2.2. Kế tốn tài chính đối với tài sản cố định hữu hình. ....................................... 27
2.2.3 Kế tốn quản trị đối với TSCĐHH ............................................................... 33
2.3 Các mơ hình ghi nhận giá trị TSCĐHH ......................................................... 33
2.3.1. Lý do nghiên cứu các mơ hình ghi nhận giá trị TSCĐHH trong đề tài.......... 33
2.3.2 Mơ hình giá gốc đối với kế toán Tài sản cố định hữu hình ............................ 34
2.3.3 Mơ hình Giá trị hợp lý (Fair value) ............................................................... 35
2.3.4 Nhận xét về sử dụng mô hình phù hợp đối với kế tốn Tài sản cố định hữu
hình ....................................................................................................................... 37
2.4 Kế tốn suy giảm giá trị tài sản cố định hữu hình ......................................... 39
2.4.1Mục đích của nghiệp vụ kế toán suy giảm giá trị TSCĐHH ........................... 39


iv


2.4.2 Qui trình kế tốn suy giảm giá trị tài sản ....................................................... 41
2.4.3 Ảnh hưởng của kế toán giảm giá trị TSCĐHH đến các chỉ tiêu tài chính của
doanh nghiệp ......................................................................................................... 49
2.4.4 Sự khác biệt Chuẩn mực kế toán giảm giá trị tài sản theo IFRS và theo US
GAAP ................................................................................................................... 49
2.4.3 Phân biệt Tài sản cố định hữu hình sử dụng lâu dài với Tài sản dài hạn nắm
giữ để bán và chấm dứt hoạt động ảnh hưởng tới kế toán suy giảm giá trị tài sản .. 51
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 55
3.1 Khung phân tích của luận án .......................................................................... 55
3.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án ............................................................ 56
3.2.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích .................................................................. 56
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính................................................................ 56
Kết luận chương 3.................................................................................................... 59
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ÁP DỤNG KẾ TOÁN SUY GIẢM
GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI VIỆT NAM ............................... 60
4.1 Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng áp dụng
kế toán suy giảm giá trị tài sản cố định hữu hình ................................................ 60
4.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................... 60
4.1.2 Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam...................................... 63
4.1.3 Bối cảnh hội nhập kế toán ............................................................................. 65
4.2 Thực trạng thơng tin kế tốn TSCĐHH được các doanh nghiệp Việt Nam
công bố hiện nay .................................................................................................... 68
4.2.1 Nội dung thông tin TSCĐHH các doanh nghiệp công bố trên các Báo cáo tài
chính. .................................................................................................................... 68
4.2.2 Những tồn tại thơng tin kế toán về TCĐHH tại các doanh nghiệp Việt Nam ..... 68
4.2.3 Ảnh hưởng của việc chưa thực hiện kế toán suy giảm giá trị TSCĐHH ........ 70
4.3 Khảo sát ý kiến về áp dụng kế toán suy giảm giá trị tài sản tài sản cố định
hữu hình tại Việt Nam........................................................................................... 72
4.3.1 Khảo sát doanh nghiệp .................................................................................. 72

4.3.2 Khảo sát nhà đầu tư ...................................................................................... 75
4.3.3 Khảo sát chuyên viên tín dụng của các ngân hàng thương mại ..................... 77
4.3.4 Khảo sát ý kiến của Kiểm toán, chuyên gia thuộc Bộ Tài chính, chun viên
thuộc Uỷ ban chứng khốn Nhà nước .................................................................... 78
Kết luận chương 4.................................................................................................... 80


v

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP ÁP DỤNG KẾ TOÁN SUY GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI VIỆT NAM ................................................................ 81
5.1 Quan điểm áp dụng kế toán suy giảm giá trị tài sản cố định hữu hình tại
Việt Nam ................................................................................................................ 81
5.2 Giải pháp và kiến nghị áp dụng kế tốn suy giảm giá trị tài sản cố định hữu
hình tại Việt Nam .................................................................................................. 85
5.2.1 Các giải pháp cụ thể đối với q trình thực hiện kế tốn suy giảm giá trị tài
sản cố định hữu hình tại doanh nghiệp ................................................................... 85
5.2.2 Lộ trình áp dụng ........................................................................................... 98
5.2.3 Kiến nghị đối với các cơ quan của Nhà nước ................................................ 99
5.2.4 Kiến nghị với kiểm tốn và các cơng ty dịch vụ tư vấn kế toán ................... 100
5.2.5 Kiến nghị đối với các đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn.......................... 100
Kết luận chương 5.................................................................................................. 101
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 102
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN................. 1
ĐÃ CƠNG BỐ ........................................................................................................... 1
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 7


vi


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Viết tắt
DN

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

FASB

Hội đồng chuẩn mực báo cáo tài

Financial Accounting Standards

chính

Board

Báo cáo tài chính

Financial Statement

IRR


Tỷ suất sinh lời nội bộ

Internal Rate of Return

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế

International Financial Reporting
Standards

IAS

Chuẩn mực kế tốn quốc tế

International Accounting Standards

BCTC

IASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc International Accounting Standards
tế
Board

IASC

Uỷ ban chuẩn mực kế tốn quốc tế


International Accounting Standards
Committee

NPV

Gía trị hiện tại thuần

TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình
US
GAAP
VAS

Net Present Value
Tangible Fixed Assets

Các nguyên tắc kế toán Mỹ được
chấp nhận

U.S. generally accepted accounting
principles

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Vietnamese Accounting Standards


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn giá trị TSCĐHH từ khi VAS-03 có hiệu lực (ngày 1/1/ 2002)
đến nay. ..................................................................................................................... 22
Bảng 2.2: Xác định Nguyên giá TSCĐHH theo một số nguồn gốc hình thành chủ yếu... 28
Bảng 2.3: Lịch sử phát triển của IAS 36 .................................................................... 40
Bảng 2.4: Ví dụ tính Gía trị sử dụng của tài sản ......................................................... 47
Bảng 2.5: Phân biệt tài sản sử dụng bình thường và tài sản sẵn sàng để bán trong điều
kiện cùng có dấu hiệu giảm giá. ................................................................................. 52
Bảng 4.1: Các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán ............. 61
Bảng 4.2: Số liệu đầu tư FDI vào Việt Nam ............................................................... 62
Bảng 4.3: Số liệu tổng hợp Thị trường chứng khoán Việt Nam .................................. 63
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán ................................ 64
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp giao dịch Nhà đầu tư Nước ngoài ....................................... 64
Bảng 5.1: Kế hoạch sử dụng TSCĐHH đầu tư mới .................................................... 87
Bảng 5.2: Tính giá trị hiện tại thuần của tài sản cố định hữu hình đầu tư ................... 89
Bảng 5.3: Mẫu báo cáo rà soát sự thay đổi tình hình sử dụng TSCĐHH .................... 91
Mẫu Báo cáo thay đổi tình trạng sử dụng TSCĐHH .................................................. 91
Bảng 5.4: Tổng hợp TSCĐHH có cơng suất sử dụng thực tế thấp hơn dự kiến .......... 92
Tổng hợp TSCĐHH có công suất sử dụng thực tế thấp hơn dự kiến .......................... 92
Bảng 5.5: Mẫu bảng tổng hợp TSCĐHH có dấu hiệu giảm giá .................................. 92
Bảng tổng hợp TSCĐHH có dấu hiệu giảm giá .......................................................... 92
Bảng 5.6: Tính giá trị sử dụng của tài sản .................................................................. 94
Bảng 5.7: Tổng hợp TSCĐHH có dấu hiệu giảm giá ................................................. 95


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tiêu chuẩn nhận biết tài sản của doanh nghiệp ........................................... 21
Hình 2.2: Hệ thống thơng tin kế tốn và Đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn ........... 26
Hình 2.3: Gía trị cịn lại chưa phân bổ của TSCĐHH ................................................. 29

Hình 2.4: Gía trị của TSCĐHH trên Bảng cân đối kế tốn theo mơ hình giá gốc. ....... 34
Hình 2.5: Xác định giá trị hợp lý của TSCĐHH. ........................................................ 36
Hình 2.6: Qui trình xác định tài sản giảm giá theo IAS 36 ......................................... 42
Hình 2.7: Xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản theo IAS 36. ............................. 44
Hình 3.1: Khung phân tích của luận án. ..................................................................... 55
Hình 4.1: Tổng hợp trả lời mức độ đồng ý thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản ....... 72
Hình 4.2: Số người đồng ý thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản theo trình độ và theo
mức độ hiểu biết về kế tốn giảm giá trị tài sản.......................................................... 74
Hình 4.3: Số người trả lời không đồng ý theo mức độ hiểu biết về kế toán giảm giá trị
tài sản và theo độ tuổi ................................................................................................ 75
Hình 4.4 : Mức độ đồng ý thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản của nhà đầu tư chứng
khốn nhỏ, lẻ. ............................................................................................................ 76
Hình 5.1: Xác định giá trị hợp lý bằng cách quan sát giá của tài sản khác trên thị trường .. 94


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng kế toán tuân thủ chuẩn mực
kế toán Việt Nam và chế độ kế tốn do Bộ Tài chính ban hành. Đã có 26 chuẩn mực kế
toán Việt Nam được ban hành trên cơ sở vận dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán
quốc tế, phù hợp với điều kiện kinh tế tại Việt Nam. Từ năm 2001 - khi ban hành
chuẩn mực kế toán Việt Nam đầu tiên đến nay, chế độ kế tốn và thực tiễn cơng tác kế
tốn đã có sự thay đổi đáng kể, từng bước hội nhập với thơng lệ kế tốn quốc tế. Chất
lượng thơng tin kế tốn cải thiện trên phương diện cơng khai, minh bạch, góp phần
cơng bằng thơng tin cho các đối tượng bên ngồi doanh nghiệp. Hội đồng chuẩn mực
kế tốn quốc tế (IASB) đã ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 (IAS 36) – Giảm
giá trị tài sản lần đầu vào tháng 6/1998, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/1999. Đến
nay, IASB đã có một số lần sửa đổi bổ sung IAS 36 và đã được nhiều nước trên thế

giới như Mỹ, các nước thuộc liên minh Châu Âu, Úc, Niu zi lân, Trung Quốc,
Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan,….áp dụng. Bộ Tài chính đã nghiên cứu soạn thảo
chuẩn mực kế toán giảm giá trị tài sản, nhưng đến nay vẫn chưa được ban hành chính
thức tại Việt Nam.
IAS 36 yêu cầu gía trị ghi sổ của tài sản, trong đó bao gồm tài sản cố định hữu
hình (TSCĐHH) khơng được vượt q giá trị có thể thu hồi. Nếu giá trị ghi sổ của
TSCĐHH cao hơn giá trị có thể thu hồi thì tài sản đó phải ghi giảm giá trị. IAS 36 là
một trong những chuẩn mực kế tốn quốc tế rất quan trọng. Gía trị TSCĐHH ghi giảm
sẽ ảnh hưởng đến thơng tin tài chính trọng yếu của doanh nghiệp như tổng TSCĐHH,
tổng tài sản, kết quả kinh doanh, vốn chủ sở hữu. tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE),….
Thông tin giảm giá trị TSCĐHH trong kế tốn Việt Nam hiện nay vẫn cịn bị bỏ
ngỏ. TSCĐHH được ghi nhận ban đầu theo chỉ tiêu nguyên giá. Trong thời gian sử
dụng giá trị tài sản TSCĐHH được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh thơng qua
khấu hao. Gía trị TSCĐHH trên Bảng cân đối kế toán được xác định bằng nguyên giá
trừ (-) khấu hao lũy kế. Như vậy, thông tin về TSCĐHH trên bảng cân đối kế tốn phụ
thuộc hồn tồn vào chỉ tiêu nguyên giá và giá trị khấu hao trong q trình sử dụng.
Gía trị TSCĐHH được cơng bố mang nặng tính bảo thủ, kiên định theo giá trị đã đầu
tư, giá trị đã phân bổ trong quá khứ. Đối với những khoản đầu tư gía trị lớn nhưng
kém hiệu quả được vốn hóa bằng TSCĐHH sẽ làm cho tổng gía trị tài sản của doanh
nghiệp trên báo cáo tài chính cao một cách bất hợp lý, hơn nữa doanh nghiệp sẽ phải


2

gánh những khoản chi phí khấu hao lớn ở những kỳ sau. Do chưa thực hiện kế toán
giảm giá trị TSCĐHH nên mặc dù đã thực hiện đúng qui định của chế độ kế toán
nhưng số liệu kế toán TSCĐHH vẫn che giấu hiện tượng giá trị tài sản lớn được báo
cáo nhưng gía trị có thể thu hồi rất thấp.
Xu hướng của các chuẩn mực kế toán quốc tế mới được ban hành quan tâm hơn

đến nhu cầu thông tin tài chính của các đối tượng ngồi doanh nghiệp, trong đó bao
gồm cả nhu cầu thơng tin về giá trị thực của tài sản. Nhiều loại tài sản đã được điều
chỉnh giảm trị khi có dấu hiệu giảm giá bằng các bút tốn của kế tốn như lập dự
phịng giảm giá hang tồn kho, dự phịng phải thu khó địi, dự phịng giảm giá đầu tư tài
chính. TSCĐHH là một khoản đầu tư lớn của các doanh nghiệp (DN) nhưng thời gian
sử dụng lâu dài nên sự giảm giá trị thường được nhận biết một cách chậm trễ hoặc
thậm chí bị cố tình che giấu thơng tin. Do chưa thực hiện kế toán giảm giá trị
TSCĐHH nên các đối tượng sử dụng thơng tin tài chính ngồi doanh nghiệp chỉ có
thơng tin khi doanh nghiệp thơng báo một khoản lỗ lớn khi thanh lý TSCĐHH với giá
thấp hơn nhiều so với giá trị cịn lại trên sổ kế tốn.
Các doanh nghiệp Việt Nam rất cần thiết thực hiện kế tốn giảm giá trị tài sản
vì những lý do sau đây. Thứ nhất, dấu hiệu giảm giá tài sản đối với giá trị tài sản lớn
đã xuất hiện ở một số doanh nghiêp. Doanh nghiệp mua tài sản cố định giá trị lớn,
nhưng không phát huy được giá trị sử dụng. Qua thời gian, những tài sản cố định này
dần dần bị hỏng hóc và trở thành các tài sản chờ thanh lý. Gía trị có thể thu hồi được
của những tài sản cố định này rất nhỏ so với giá trị trên sổ kế tốn. Theo Báo Giao
thơng vận tải, nhiều con tầu mua năm 2008 giá từ 70-80 triệu USD, giờ chỉ còn bán
được 6-7 triệu USD, hầu hết tầu được chào bán với giá rẻ chỉ cao hơn giá tầu bán lâý
sắt vụn. Những tài sản này đã hội tụ phần lớn dấu hiệu cần thiết phải ghi giảm giá trị
t sản nhưng khơng được xem xét ghi nhận nên số liệu TSCĐHH trên Báo cáo tài
chính (BCTC) cao hơn nhiều lần gía trị doanh nghiệp có thể thu hồi. Thứ hai nguyên
tắc thận trọng và nguyên tắc trọng yếu của kế tốn địi hỏi sự cần thiết thực hiện kế
toán giảm giá trị TSCĐHH. Nguyên tắc thận trọng yêu cầu không đánh giá cao hơn giá
trị tài sản và ghi nhận các khoản chi phí khi có bằng chứng về khả năng có thể phát
sinh. Trong điều kiện kinh tế khó khăn trong và sau khủng hoảng tài chính, thơng tin
kế tốn về sự suy giảm giá trị tài sản đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế tốn, góp
phần cảnh báo sớm cho các đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn như các nhà đầu tư,
ngân hàng và các đối tác. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu
thông tin hoặc thiếu tính chính xác của thơng tin có thể làm sai lệch đáng kể đến báo
cáo tài chính và làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài



3

chính. Khi thiếu thơng tin về giảm giá trị tài sản mặc dù thực tế đã phát sinh, báo cáo
tài chính đã thổi phồng giá trị tài sản thực của doanh nghiệp. Hệ lụy từ việc thông tin
về tài sản quá cao so với giá trị tài sản thực rất tiêu cực cho các bên có liên quan trong
nền kinh tế như ngân hàng, các nhà đầu tư. Gía trị tài sản ghi nhận quá cao chỉ được
nhận ra khi phát sinh sự cố đối với doanh nghiệp như mất khả năng thanh toán các
khoản nợ, sự cố khi sử dụng tài sản, hoặc khi có các sự vụ thanh tra kiểm tra,…Phải
chăng sự phát hiện tài sản bị giảm giá tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là q
muộn. Thơng tin kế tốn về giảm giá trị tài sản cố định tại Việt Nam hiện nay là khơng
có, làm phát sinh rủi ro cho người sử dụng thông tin kế toán. Thứ ba, việc xem xét
dấu hiệu giảm giá và ghi nhận giá trị TSCĐHH bị giảm được thực hiện định kỳ trước
khi lập báo cáo tài chính sẽ góp phần cải thiện lịng tin vào thơng tin TSCĐHH mà
doanh nghiệp công bố. Thứ tư là tăng cường tính minh bạch, cơng khai, giảm thiểu
thơng tin mang tính nội gián. Sẽ không công bằng khi một số đối tượng biết trước giá
trị TSCĐHH của doanh nghiệp bị giảm và khi thanh lý những TSCĐHH này sẽ làm
cho doanh nghiệp sẽ phải gánh một khoản lỗ khổng lồ.
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 – Giảm giá trị tài sản đã được nhiều nước trên
thế giới áp dụng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy việc thực hiện tại các nước cũng
phát sinh nhiều vấn đề như tính tuân thủ qui định của chuẩn mực không cao, chuẩn
mực bị lợi dụng cho hành vi cơ hội,…Do đó, tác giả nhận thấy việc ban hành và thực
hiện kế toán giảm giá trị tài sản áp dụng đối với đối tượng cụ thể TSCĐHH tại Việt
Nam là rất cần thiết nhưng cần có sự nghiên cứu sâu để thực hiện một cách hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu áp dụng
kế toán suy giảm giá trị tài sản cố định hữu hình tại Việt Nam” làm luận án tiến sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
Kế toán suy giảm giá trị tài sản nói chung và suy giảm giá trị đối với đối tượng

TSCĐHH nói riêng đã được thực hiện một thời gian dài trên thế giới. Mục đích của
nghiệp vụ kế tốn suy giảm giá trị tài sản cung cấp thông tin kế tốn thực sự hữu ích
cho các đối tượng sử dụng thông tin. Hiện nay Việt Nam chưa thực hiện kế tốn suy
giảm giá trị TSCĐHH nên thơng tin kế tốn có thể coi là chưa đầy đủ theo u cầu của
chuẩn mực kế toán quốc tế mà các đối tượng sử dụng thơng tin được phép tiếp cận. Do
đó việc nghiên cứu thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH tại Việt Nam là rất cần
thiết nhằm bổ sung đầy đủ thơng tin kế tốn TSCĐHH đồng thời góp phần hội nhập
với kế tốn quốc tế. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về hồn thiện kế tốn TSCĐHH tại
Việt Nam đến thời điểm hiện nay (tháng 8 năm 2016) chưa nhận thấy vai trò quan
trọng của nghiệp vụ kế tốn này do đó chưa có nghiên cứu để đưa ra giải pháp. Tuy


4

nhiên, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, đây là một nghiệp vụ phức tap khó thực
hiện, dễ bị lợi dụng theo ý đồ chủ quan. Tác giả xác định mục tiêu tổng quát của luận
án đó là đánh giá điều kiện, khả năng thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH tại Việt
Nam, kết hợp các bài học kinh nghiệm khi thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản trên
thế giới để xác lập qui trình, lộ trình thực hiện kế tốn suy giảm giá trị TSCĐHH tại
Việt Nam mang lại kết quả tốt. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Đánh giá bối cảnh kinh tế, nhu cầu hội nhập kế tốn, thực trạng thơng tin kế
toán TSCĐHH các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp hiện nay từ đó chỉ ra sự cần thiết
phải thực hiện kế toán suy giảm giá trị TSCĐHH tại Việt Nam.
- Nghiên cứu bài học kinh nghiệm khi thực hiện kế toán suy giảm giá trị tài sản
trên thế giới từ đó tham khảo để xây dựng qui trình thực hiện kế toán suy giảm giá trị
TSCĐHH tại Việt Nam một cách phù hợp.
- Nghiên cứu nhận thức, phản ứng, các ý kiến đóng góp của các đối tượng trong
nền kinh tế đối với việc thực hiện kế toán suy giảm giá trị TSCĐHH tại Việt Nam để
tổng hợp, phân tích làm cơ sở đề xuất qui trình thực hiện.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết trong

luận án bao gồm:
- Tại sao cần thiết phải thực hiện kế toán suy giảm giá trị TSCĐHH tại Việt Nam?
Những lý do nào ảnh hưởng tới tính cấp bách phải thực hiện kế tốn suy giảm giá trị
TSCĐHH tại Việt Nam? Những ảnh hưởng tiêu cực do chưa thực hiện kế toán suy
giảm giá trị TSCĐHH?
- Các đối tượng trong nền kinh tế có đồng thuận thực hiện kế tốn suy giảm giá trị
TSCĐHH khơng? Cần có những biện pháp gì để đạt được sự đồng thuận cao?
- Cần có sự điều chỉnh như thế nào để kế toán suy giảm giá trị TSCĐHH tại Việt Nam
được thực hiện có hiệu quả tốt?

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu kế toán suy giảm giá trị áp dụng cho đối tượng cụ thể là tài
sản cố định hữu hình trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động liên tục. Do đó, luận án
khơng đề cập đến các vấn đề định giá tài sản cố định khi doanh nghiệp phá sản, giải
thể hoặc thay đổi hình thức sở hữu. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu kế toán suy giảm
giá trị của một đối tượng tài sản cụ thể là tài sản cố định hữu hình, khơng nghiên cứu
kế toán giảm giá trị các đối tượng tài sản khác. Mặc dù phạm vi của chuẩn mực kế


5

toán quốc tế số 36 bao gồm cả tài sản cố định hữu hình, các khoản đầu tư vào cơng ty
con, cơng ty liên kết, các khoản góp vốn liên doanh dài hạn, tài sản cố định vơ hình
nhưng nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu qui định của chuẩn mực ảnh hưởng tới
đối tượng cụ thể là tài sản cố định hữu hình.
Luận án khơng tập trung nghiên cứu nội dung giảm giá trị TSCĐHH do doanh
nghiệp đã tính khấu hao qua trong thời gian sử dụng mà tập trung nghiên cứu nghiệp
vụ kế toán suy giảm giá trị TSCĐHH do các nguyên nhân không mong đợi làm giá trị
ghi sổ của tài sản thấp hơn giá trị có thể thu hồi. Các ngun nhân khơng mong đợi

làm cho giá trị có thể thu hồi của tài sản trở nên thấp hơn giá trị ghi sổ có thể từ bên
trong doanh nghiệp hay từ bên ngoài doanh nghiệp như: hiệu quả sử dụng của tài sản
giảm sút, thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo ra từ việc sử dụng tài sản gặp khó khăn,….
Luận án chỉ nghiên cứu suy giảm giá trị TSCĐHH trong doanh nghiệp, không
nghiên cứu trong lĩnh vực công.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để thực hiện luận án:
-

Phương pháp tổng hợp, phân tích

Phương pháp tổng hợp phân tích được thực hiện trên cơ sở thu thập tài liệu khoa học
đã nghiên cứu, cơng bố trước đó. Tác giả phân tích các quan điểm, lý luận, ý kiến ,
khác nhau, các kết quả nghiên cứu trước đó để tìm hiểu bản chất của vấn đề. Từ đó, tác
giả liên kết các thành phần đã được phân tích để trình bày thành một hệ thống
logic.Phương pháp tổng hợp, phân tích được tác giả sử dụng nghiên cứu Chương 1 –
Tổng quan nghiên cứu và Chương 2 – Lý luận về kế toán suy giảm giá trị TSCĐHH.
Kỹ thuật phân tích tổng kết kinh nghiệm được tác giả sử dụng để nghiên cứu
bối cảnh kinh tế, bối cảnh kế tốn tại Việt Nam hiện nay và thực trạng thơng tin kế
toán TSCĐHH các doanh nghiệp cung cấp. Dựa trên sự quan sát các hiện tượng trong
môi trường kinh tế đã diễn ra tại Việt Nam trong thời gian qua, tác giả đã phân tích,
tổng kết để chỉ ra những mặt hạn chế của thơng tin kế tốn TSCĐHH khi chưa thực
hiện kế toán giảm giá TSCĐHH và sự cần thiết thực hiện kế toán giảm giá trị
TSCĐHH.
-

Phương pháp nghiên cứu định tính

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong q trình nghiên cứu thực
tiễn. Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu thực tế, mơ tả hiện tượng quan sát đươc,

phân loại hiện tượng, từ đó phát hiện bản chất của vấn đề mới mà trước đó chưa bao


6

quát được. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu định tính mà tác giả thực hiện là thảo
luận nhóm, phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi.

4 Đóng góp mới của nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam thực hiện kế toán tuân thủ
theo chuẩn mực và qui định ; nhưng chưa qui định ghi giảm giá trị tài sản. Xét trong
xu hướng hội nhập kế toán quốc tế, hiện nay rất nhiều nước đã áp dụng kế toán suy
giảm giá trị tài sản nên việc nghiên cứu áp dụng kế toán suy giảm giá trị tài sản tại
Việt Nam là cần thiết khách quan. Nghiên cứu phù hợp với qui trình ban hành chính
sách: trước khi ban hành chính sách cần có nghiên cứu đánh giá thực tế, học tập kinh
nghiệm, tìm hiểu kỹ những khả năng bất lợi có thể phát sinh. Nghiên cứu phản ứng
của các đối tượng có liên quan trong nền kinh tế về kế toán giảm giá trị tài sản giúp
cho Việt Nam có điều chỉnh phù hợp khi áp dụng.
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ rõ, khi ban hành chuẩn mực kế toán giảm
giá trị tài sản tại các nước, mức độ tuân thủ chuẩn mực kém, hành vi cơ hội lợi dụng
kế toán giảm giá trị tài sản để điều khiển thu nhập tương đối cao. Qua nghiên cứu này,
tác giả mong muốn đóng góp giải pháp cụ thể đề hạn chế hành vi cơ hội , đồng thời
phát huy tối đa tác dụng phản ánh giá trị thực của tài sản- theo mong muốn của nhà
ban hành chuẩn mực.
Về mặt học thuật
- Luận án đã hệ thống hóa những lý luận chung về kế tốn TSCĐHH có ảnh
hưởng trực tiếp tới sự cần thiết của nghiệp vụ kế toán suy giảm giá trị TSCĐHH, hệ
thống hóa những vấn đề lý luận về kế tốn suy giảm giá trị TSCĐHH trên cơ sở tổng
hợp, phân tích, so sánh các quan điểm khác nhau trên thế giới.
- Luận án đã bổ sung xu hướng nghiên cứu đối với các vấn đề kế toán mới tại

Việt Nam đó là nghiên cứu phản ứng, nhận thức, thu thập ý kiến đóng góp của các đối
tượng trong nền kinh tế trước khi ban hành, thực hiện.
Về mặt thực tiễn
- Luận án đã chỉ rõ những lý do cần thiết phải thực hiện kế toán suy giảm giá trị
TSCĐHH tại Việt Nam, những tồn tại do chưa thực hiện kế toán suy giảm giá trị
TSCĐHH.
- Luận án đã tổng hợp được phản ứng, nhận thức, ý kiến của các đối tượng khác
nhau trong nền kinh tế về nghiệp vụ kế tốn suy giảm giá trị TSCĐHH từ đó làm cơ sở
đề xuất điều chỉnh khi thực hiện.


7

- Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu có giá trị để tham khảo khi nghiên cứu
ban hành qui định về kế toán suy giảm giá trị TSCĐHH tại Việt Nam và là gợi ý cho
các doanh nghiệp thực hiện để quản lý TSCĐHH.
Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam chưa áp dụng kế toán suy
giảm giá trị tài sản hữu hình nhưng các tài liệu nước ngoài sử dụng trong nghiên cứu
đã thực hiện tại các nước đã thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản nên theo tác giả
nghiên cứu sẽ có giá trị lâu dài tại Việt Nam.

5 Điểm mạnh, điểm yếu của nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mới về lĩnh vực kế tốn tại Việt Nam nên tránh được
lối mịn trong nghiên cứu. Nghiên cứu phản ứng, ý kiến của các đối tượng trong nền
kinh tế về một chính sách kế toán mới là một hướng nghiên cứu mới tại Việt Nam,
nhưng phù hợp với quá trình ban hành và thực hiện phát huy hiệu quả. Tuy nhiên,
chính vì là nghiên cứu mới nên tài liệu nghiên cứu trong nước rất hạn chế, chủ yếu
tài liệu nghiên cứu được tham khảo từ các tạp chí nước ngồi. Hầu hết các nghiên
cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài này tại nước ngoài đều được thực hiện tại các
nước đã áp dụng kế tốn giảm giá trị tài sản, do đó việc thu thập dữ liệu để thực hiện

nghiên cứu theo phương pháp định lượng thuận lợi. Hiện tại, Việt Nam chưa áp dụng
kế toán giảm giá trị tài sản nên tác giả không thể thu thập được số liệu để thực hiện
nghiên cứu định lượng.

6 Kết cấu luận án
Luận án có kết cấu như sau:
Phần Mở đầu
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
Chương 2: Lý luận về kế toán suy giảm giá trị Tài sản cố định hữu hình
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng khả năng áp dụng kế toán suy giảm giá trị Tài sản cố
định hữu hình tại Việt Nam
Chương 5: Giải pháp áp dụng kế toán suy giảm giá trị Tài sản cố định hữu hình
tại Việt Nam
Phần Kết luận


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Nghiên cứu tại nước ngồi
Vấn đề kế tốn suy giảm giá trị tài sản được nghiên cứu từ rất sớm. Theo Erlen
(2005), từ cuối thế kỷ thứ 19 nhiều học giả đã nhận thấy khấu hao không phản ánh
được sự thay đổi giá trị hiện tại của tài sản cố định, do nhiều nguyên nhân khác nhau
công ty cịn phát sinh các khoản chi phí bất thường đối với tài sản cố định làm giảm
giá trị tài sản cố định một cách không mong đợi. Việc ghi nhận những khoản chi phí
khơng mong đợi này đã được chấp nhận trong thực tiễn cơng tác kế tốn nhưng đến
đầu thế kỷ thứ 20 vẫn chưa được ban hành qui định chính thức. Đến năm 1937, Luật

cơng ty của Đức cho phép ghi giảm giá trị tài sản, và sau đó nhiều tác giả u cầu phải
thực hiện kế tốn giảm giá trị tài sản. Qui định ghi giảm giá trị tài sản chỉ chính thức
được ban hành trong Luật cơng ty Đức năm 1965.
Kế tốn suy giảm giá trị tài sản là một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của
các nhà quản trị trong doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, và các nhà ban hành qui
định, chuẩn mực kế tốn vì những lý do chính sau đây. Thứ nhất, ghi giảm giá trị tài
sản làm ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu tài sản, vốn chủ sở hữu, thu nhập của doanh
nghiệp trong kỳ kế toán thực hiện nghiệp vụ và các kỳ kế toán sau. Thứ hai, nghiệp vụ
kế toán giảm giá trị tài sản dựa trên các ước tính kế tốn khơng chắc chắn do đó dễ bị
lợi dụng theo ý đồ chủ quan của người thực hiện. Các nguyên tắc kế toán được chấp
nhận rộng rãi (GAAP) cho phép công ty xử lý một cách linh hoạt về mặt kế toán đối
với giảm giá trị tài sản cố định. Đồng thời, sự ra đời của chuẩn mực kế toán giảm giá
trị tài sản và thực tiễn kế toán áp dụng chuẩn mực trên Thế giới đã khuấy động trào
lưu nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tổng quan các cơng trình nghiên cứu tại nước ngồi
có liên quan đến đề tài, tác giả đã thu thập được các cơng trình nghiên cứu chủ yếu
dưới hình thức bài báo nghiên cứu. Hầu hết các bài báo nghiên cứu này đều đưa ra các
kết luận dựa trên bằng chứng từ các nghiên cứu định lượng. Số liệu sử dụng trong các
nghiên cứu định lượng có đặc điểm là được lấy từ các nước đã thực hiện kế toán giảm
giá trị tài sản. Tổng hợp kết quả nghiên cứu kế toán giảm giá trị tài sản trên Thế giới
tập trung vào các vấn đề lớn sau đây:


9

Thứ nhất là nghiên cứu động lực chi phối quyết định ghi nhận giảm giá trị tài
sản của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Trước hết, động cơ tích cực theo đúng
mong đợi của các nhà ban hành chuẩn mực kế tốn đó là nhà quản lý quyết định ghi
giảm gía trị tài sản nhằm cung cấp thơng về giá trị thực của doanh nghiệp. Thực hiện
kế toán ghi giảm giá trị tài sản theo động cơ này sẽ giúp cho các đối tượng sử dung

thơng tin kế tốn dự báo luồng tiền tương lai, tăng cường tính minh bạch của số liệu kế
tốn. Trong khi đó, một số nghiên cứu đã chỉ rằng, nghiệp vụ kế toán ghi giảm giá trị
tài sản mang nặng tính chủ quan, phụ thuộc vào hành vi điều khiển thu nhập của các
nhà quản trị doanh nghiệp. Khơng ít nhà quản lý sử dụng nghiệp vụ kế toán này như
một cơ hội để điều chỉnh thu nhập của cơng ty. Cơng ty có thu nhập cao điều khiển
giảm thu nhập bằng cách ghi giảm giá trị tài sản đối với một số khoản mục tài sản đặc
biệt. Ngược lại, danh mục tài sản ghi giảm giá thu hẹp lại sẽ làm cho thu nhập của
công ty được gia tăng.
Strong và Meyer (1987) đã chỉ ra, khơng có sự khác biệt về tình hình tài chính
giữa các cơng ty ghi nhận giảm giá tài sản và các công ty không ghi nhận giảm giá tài
sản. Ghi nhận giảm giá tài sản chủ yếu được thực hiện khi kết quả kinh doanh được cải
thiện. Riedl (2004) cũng có kết luận tương tự đó là lý do các nhà quản lý ghi nhận
giảm giá tài sản chủ yếu là do hành vi cơ hội hơn là do các yếu tố kinh tế như sự thay
đổi của doanh thu, thu nhập, và luồng tiền.
Bối cảnh khủng hoảng kinh tế tồn cầu đã đưa kinh tế khơng chắc chắn trở
thành một vấn đề đáng quan tâm hơn bao giờ hết. Ghi giảm giá trị tài sản được đánh
giá làm giảm mức độ không chắc chắn đối với thông tin kế toán về tài sản cố định.
Samir Vanza và cộng sự (2011) đã dựa trên mẫu gồm 647 công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Úc trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2009 có chỉ số giảm giá
trị tài sản để nghiên cứu sâu về vấn đề các công ty thực hiện IAS 36, kết quả cho thấy
khơng có chứng cứ về mức độ khơng chắc chắn của giá trị của công ty ảnh hưởng tới
quyết định ghi giảm giá trị tài sản. Trong khi đó hành vi cơ hội được xác định là động
cơ ghi giảm giá trị tài sản. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra chứng cứ rằng trước khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, ghi giảm giá trị tài sản nhằm giảm mức độ không chắc chắn
đối với giá trị của doanh nghiệp. Nhưng trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thời kỳ
giá trị của doanh nghiệp càng không chắc chắn, kết quả nghiên cứu là ngược lại.
Qua các nghiên cứu trên có thể kết luận rằng mục đích nghiệp vụ kế tốn ghi
nhận giá trị tài sản là giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp phải được điều chỉnh giảm
khi có các dấu hiệu kinh tế suy giảm, tuy nhiên đây là một nghiệp vụ mang nặng tính
ước tính của kế tốn , theo phán xét chủ quan của các nhà quản trị doanh nghiệp nên



10

dễ bị lợi dụng, thiên vị, trở thành hành vi điều khiển thu nhập của các nhà quản trị
doanh nghiệp. Vấn đề nghiên cứu này là một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi
thực hiện kế toán giảm giá trị TSCĐHH cần thiết phải có biện pháp hạn chế hành vi cơ
hội, lợi dụng để nghiệp vụ kế toán phát huy tác dụng theo đúng mong đợi của nhà ban
hành chuẩn mực.
Thứ hai là vấn đề mối quan hệ giữa quyết định ghi giảm giá trị tài sản với chất
lượng quản trị doanh nghiệp. Nghiệp vụ kế toán ghi giảm giá trị tài sản thuộc nhiều
vào đánh giá của các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp về hiệu quả sử dụng của tài sản
trong tương lai. Quản trị doanh nghiệp tốt thường có sự đánh giá khách quan về tài sản
và không né tránh ghi nhận giảm giá tài sản khi có dấu hiệu.
Nghiên cứu của Minnick (2004) đã cho kết quả là chất lượng quản trị doanh
nghiệp có mối liên hệ thuận chiều với quyết định ghi giảm giá trị tài sản. Quản trị
doanh nghiệp yếu kém sẽ đợi đến khi không thể tránh được ghi giảm giá trị tài sản.
Ngược lại, quản trị doanh nghiệp tốt sẽ thực hiện nghiệp vụ kế toán này sớm, khi bắt
đầu nhận thấy có dấu hiệu kinh tế suy giảm.
Wei-Heng Lin (2008) đã sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính từ các cơng ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Đài Loan năm 2004, năm 2005. Đài Loan đã ban
hành Chuẩn mực kế toán giảm giá trị tài sản (SFAS No.35) vào tháng 7 năm 2004 và
có hiệu lực từ năm 2006, nhưng khuyến khích các cơng ty áp dụng sớm. Wei-Heng
Lin đã chia thành hai nhóm: các cơng ty thực hiện kế toán giảm giá trị tài sản ngay từ
năm 2004 thuộc nhóm áp dụng sớm; các cơng ty áp dụng năm 2005 thuộc nhóm áp
dụng muộn. Hai câu hỏi đã đặt ra và khảo sát trong nghiên cứu. Câu hỏi thứ nhất đó là
mối quan hệ giữa ghi giảm giá trị tài sản và động cơ điều khiển thu nhập được so sánh
giữa nhóm cơng ty áp dụng kế toán giảm giá trị tài sản sớm và nhóm cơng ty áp dụng
muộn. Câu hỏi thứ hai là có hay khơng mối liên hệ giữa quyết định ghi giảm giá trị tài
sản và quản trị doanh nghiệp trong sự so sánh giữa nhóm cơng ty áp dụng sớm và áp

dụng muộn. Kết quả cho thấy, nhóm cơng ty thực hiện sớm kế tốn giảm giá trị tài sản
có quản trị doanh nghiệp tốt hơn và ít có hành vi điều khiển thu nhập hơn nhóm áp
dụng muộn.
Từ các kết quả nghiên cứu trên tác gỉa nhận thấy doanh nghiệp có chất lượng
quản trị tốt sẽ khơng né tránh nghiệp vụ ghi giảm giá trị tài sản khi có dấu hiệu kinh tế
suy giảm. Trong khi đó, quản trị doanh nghiệp yếu sẽ tìm lý do để che đậy thơng tin,
trì hỗn ghi giảm giá giá trị tài sản. Từ đó, những doanh nghiệp có cơng bố thơng tin
về các yếu tố ảnh hưởng đến giảm giá trị tài sản của công ty và quyết định ghi giảm
giá trị tài sản thể hiện trách nhiệm và chất lượng cao của quản trị doanh nghiệp.


11

Thứ ba là nghiên cứu ảnh hưởng của qui định có cho phép hay khơng ghi đảo
ngược giá trị tài sản đã ghi giảm khi có dấu hiệu phục hồi kinh tế đến quyết định ghi
giảm giá trị tài sản.
Xử lý của kế toán đối với ghi đảo ngược giảm giá trị tài sản cũng là một vấn đề
quan trọng thu hút các nghiên cứu trên thế giới. Theo Nguyên tắc kế toán chung được
chấp nhận rộng rãi của Mỹ (U.S – GAAP), giảm giá trị tài sản không được ghi đảo
ngược trong tương lai mặc dù dòng tiền mong đợi trong tương lai vượt giá trị ghi sổ
của tài sản đã được ghi giảm giá. Ngược lại, trong tình huống trên chuẩn mực kế toán
quốc tế (IAS 36) yêu cầu ghi đảo ngược giá trị tài sản giảm khi đã có dấu hiệu phục
hồi. Việc cho phép ghi đảo ngược giá trị tài sản bị giảm khi có dấu hiệu phục hồi cũng
có tác động tích cực và tiêu cực. Ghi đảo ngược giá trị tài sản đã bị giảm có mối quan
hệ với những dấu hiệu kinh tế liên quan đến tài sản được phục hồi và làm tăng giá trị
của tài sản. Ngược lại, cho phép ghi đảo ngược giá trị tài sản bị suy giảm là một điều
kiện thuận lợi để nhà quản lý điều khiển thu nhập qua các kỳ kế toán.
Nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chứng minh rằng sử dụng
phương pháp kế toán thay thế cho phép ghi đảo ngược giá trị tài sản giảm hoặc
không cho phép ghi đảo ngược sẽ ảnh hưởng đến quyết định ghi giảm giá trị tài sản

của nhà quản lý (Kristina, R. và cộng sự, 2013). Trong nghiên cứu thực nghiệm,
Kristina, R. và cộng sự đã chỉ rõ các nhà quản lý sẽ ghi giảm giá trị tài sản đã đầu
tư nhiều hơn nếu được phép ghi đảo ngược trong tương lai. Các nhà quản lý có thể
ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn và khôi phục lại giá trị sử dụng đã bị ghi
giảm trước đó của tài sản.
Kim Trottier (tác giả luận án không rõ năm) đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự
cho phép điều chỉnh tăng trở lại đối với những tài sản đã được ghi giảm khi điều kiện
kinh tế được phục hồi đối với quyết định của nhà quản lý trong việc ghi giảm giá trị tài
sản. Tác giả đã gửi câu hỏi điều tra tới các nhà quản lý tại Canada và nhận được 118
phiếu trả lời. Tình huống được đưa ra đó là nhà quản lý có quyết định ghi giảm giá trị
tài sản dài hạn hay khơng trong hai bối cảnh đó là :(1) khi tài sản có sự phục hồi giá
trị, thì phần tài sản đã ghi giảm được phép ghi đảo ngược, (2) khơng được phép ghi
đảo ngược mặc dù có dấu hiệu hồi phục giá trị. Kết quả cho thấy sự cho phép ghi đảo
ngược giá trị tài sản đã làm tăng một cách đáng kể khả năng nhà quản lý sẽ quyết định
ghi giảm giá trị tài sản khi có dấu hiệu, đặc biệt khi họ có kế hoạch gia tăng giá trị
trong tương lai. Kế hoạch gia tăng giá trị trong tương lai không phải là nguyên nhân
của hành vi điều chỉnh thu nhập mà là phần giá trị của tài sản đã bị mất đi trong quá
khứ được hồi phục.


12

Chuẩn mực kế toán mới của Trung Quốc ban hành tháng 2 năm 2006, có hiệu
lực từ năm 2007, nghiêm cấm ghi đảo ngược giá trị tài sản cố định đã giảm giá trị (R.
Zhang và cộng sự, 2010). Trước đó, chuẩn mực kế tốn giảm giá trị tài sản của Trung
Quốc cho phép ghi đảo ngược giá trị tài sản đã ghi giảm. Mục đích của chuẩn mực mới
nhằm thuyết phục nhà quản lý ghi giảm giá trị tài sản vì yếu tố kinh tế, đồng thời giảm
động cơ điều chỉnh thu nhập. R. Zhang và cộng sự (2010) đã điều tra việc ban hành
qui định của Trung Quốc không cho phép ghi đảo ngược giá trị tài sản đã ảnh hưởng
như thế nào tới quyết định ghi giảm giá trị tài sản của các công ty niêm yết trên thị

trường chứng khốn Trung Quốc. Nghiên cứu đã tìm ra chứng cứ cho thấy, tại khoảng
thời gian chuyển sang chuẩn mực kế tốn mới chi phí ghi giảm tài sản của các công ty
niêm yết đã giảm xuống so với trước.
Theo ý kiến của tác giả, xét trên mục đích cuối cùng của kế tốn giảm giá trị tài
sản là thơng tin trung thực về tình hình tài sản của doanh nghiệp thì kế tốn ghi đảo
ngược giá trị giảm giá là cần thiết và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp khi có dấu
hiệu tích cực, cải thiện từ việc sử dụng tài sản nhưng nghiệp vụ này dễ bị lợi dụng cho
hành vi cơ hội điều chỉnh thu nhập qua các kỳ kế tốn. Doanh nghiệp có thể lợi dụng
sự cho phép ghi đảo ngược giá trị tài sản khi có dấu hiệu phục hồi kinh tế cho mục
đích điều chỉnh thu nhập bằng cách: khi lợi nhuận khả quan, nhà quản lý tìm cách
tăng chi phí giảm giá trị tài sản để giảm thu nhập, giảm các nghĩa vụ thuế, ngược lại
khi lợi nhuân không được như mong đợi họ lại hạn chế ghi giảm giá trị tài sản. Việc
không cho phép ghi đảo ngược giá trị tài sản có thể hạn chế được hành vi điều chỉnh
thu nhập nhưng có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của doanh nghiệp và tính hữu ích của
thơng tin kế tốn. Thơng tin về giá trị tài sản ghi giảm được phục hồi cũng rất cần thiết
cho các đối tượng sử dụng, đây là một tín hiệu lạc quan về triển vọng kinh tế của
doanh nghiệp.
Thứ tư, nghiên cứu về mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán giảm giá trị tài sản
Mục đích của việc áp dụng Chuẩn mực kế tốn đó là tạo một mơi trường thơng
tin chung có thể so sánh được trong cộng đồng các doanh nghiệp thơng qua việc cung
cấp báo cáo tài chính đạt chuẩn. Mặc dù chuẩn mực yêu cầu việc nhận biết, đo lường,
trình bày thơng tin giảm giá trị tài sản một cách nghiêm ngặt, tuy nhiên mức độ tuân
thủ của các doanh nghiệp đối với chuẩn mực kế toán giảm gía trị tài sản cịn là một
vấn đề lớn cần được đánh giá. Hami và cộng sự (tác giả luận án không rõ năm) đã
nghiên cứu mức độ tuân thủ chuẩn mực dựa trên mẫu bao gồm các công ty Châu Âu
trong khoảng thời gian năm 2010, 2011. Nhóm nghiên cứu dựa trên mối liên hệ giữa
giảm gía trị tài sản với giá cổ phiếu trên thị trường. Trước khi áp dụng chuẩn mực


13


giảm giá trị tài sản, sự giảm giá cổ phiếu của công ty trên thị trường là tấm gương
phản chiếu của sự giảm gía trị tài sản. Nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận quan
trọng sau: (1) mức độ tuân thủ chuẩn mực đối với các công ty là không đồng đều; (2)
chất lượng thông tin báo cáo giảm giá trị tài sản tại các nước có hệ thống qui định chặt
chẽ như Anh, Ireland cao hơn tại các nước có hệ thống qui định yếu hơn. (3) tại các
cơng ty có hệ thống qui định, kiểm sốt chặt chẽ, quản trị tốt hơn sẽ thực hiện ghi
nhận kịp thời giảm giá trị tài sản.
Tác giả Trần Mạnh Dũng và các cộng sự (2014) đã nghiên cứu về mức độ tuân
thủ phương pháp kiểm tra giảm giá trị thương mại đối với các cơng ty niêm yết có
qui mô lớn trong 2 năm đầu áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, trong đó
có chuẩn mực kế toán số 36. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở
thu thập số liệu báo cáo thường niên 2 năm liên tiếp đầu tiên áp dụng chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế của các cơng ty niêm yết, nghiên cứu đã chỉ ra kết quả quan
trọng là mặc dù tính tuân thủ về phương pháp kiểm tra giảm giá trị lợi thế thương
mại tại Hồng Kông trong thời gian đó là thấp nhưng đã có sự cải thiện về mức độ
tuân thủ của năm thứ hai so với năm thứ nhất. Mặc dù nghiên cứu của tác giả Trần
Mạnh Dũng và các cộng sự nghiên cứu về tuân thủ vphương pháp kiểm tra giảm giá
trị lợi thế thương mại, nhưng theo tác giả luận án kết luận của nghiên cứu cũng là bài
học kinh nghiệm hữu ích cần tính trước đối với quá trình ban hành kế toán giảm giá
trị TSCĐHH tại Việt Nam.
Thứ năm, nghiên cứu về mơí liên hệ giữa khấu hao và giảm giá trị tài sản.
Stefan và cộng sự (2007) đã thực hiện nghiên cứu định lượng để khẳng định mối liên
hệ giữa khấu hao và chi phí giảm giá trị tài sản. Chi phí giảm giá trị tài sản được ghi
nhận khi giá trị ghi sổ vượt giá trị có thể thu hồi. Trong khi đó giá trị có thể thu hồi có
thể được xác định theo nhiều cách khác nhau. Khi doanh nghiệp trích khấu hao cho
những năm đầu sử dụng tài sản thì chi phí giảm giá trị tài sản trong tương lai khó có
thể khơng xuất hiện. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ đánh đổi giữa
khấu hao và giảm giá trị tài sản. Tiết kiệm chi phí khấu hao sẽ làm tăng khả năng xuất
hiện giảm giá trị tài sản trong tương lai.

Thứ sáu, nghiên cứu so sánh chuẩn mực kế toán giảm giá trị tài sản được ban
hành bởi Hội đồng chuẩn mực báo cáo tài chính của Mỹ (FASB) và Hội đồng chuẩn
mực báo cáo kế toán quốc tế (IASB).
Kế toán giảm giá trị tài sản tại các nước trên thế giới bị chi phối bởi chuẩn mực
kế toán ban hành bởi hai tổ chức lớn đó là FASB và IASB. IASB đã xây dựng chuẩn
mực kế toán quốc tế số 36- giảm giá trị tài sản (IAS 36). FASB đã xây dựng Chuẩn


14

mực Báo cáo tài chính 12 (FASB 121)-“Kế tốn giảm giá trị tài sản dài hạn và thanh lý
tài sản dài hạn” vào năm 1995 , sau đó thay thế bằng FASB 144 – Kế toán giảm giá trị
và thanh lý tài sản cố định. IAS 36 và FASB 144 đều có hướng dẫn chi tiết về qui
định tần suất kiểm tra giảm giá, đánh giá giá trị có thể thu hồi, tính giá trị suy giảm của
tài sản. Hai chuẩn mực có một số sự khác biệt đáng kế về kế tốn giảm giá trị được tác
giả phân tích kỹ trong chương 2. Những sự khác biệt đó đã ảnh hưởng như thế nào tới
thơng tin kế tốn đã thu hút các nhà nghiên cứu. Về cơ bản IAS 36 nhận biết tài sản bị
giảm giá sớm hơn và giá trị tài sản suy giảm được ghi nhận lớn hơn FASB 144(theo
Elizabeth và cộng sự, 2012). Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC), đang cân nhắc cho phép
sử dụng IAS. Elizabeth và cộng sự, 2012 đã nghiên cứu về khả năng dựa trên sự giảm
giá của tài sản dài hạn để dự đoán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương
lai theo FASB 144 và IAS 36. Doanh nghiệp đầu tư tài sản dài hạn nhằm mục đich
mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Do đó, việc nhận thấy tài sản bị giảm giá chỉ
ra rằng lợi ích tương lai được mong đợi thấp hơn dự đoán thông thường ban đầu.
Elizabeth và cộng sự sử dụng mẫu lớn gồm các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị
trường chứng khoán Mỹ, Pháp, Đức, Anh từ năm 2005 đến năm 2009. Nghiên cứu đã
đánh giá khả năng của thông tin giảm giá tài sản dài hạn đối dự báo thu nhập trong
một và hai năm tới theo các nhóm cơng ty áp dụng chuẩn mực giảm giá tài sản của
IASB và FASB. Kết quả cho thấy, giảm giá trị tài sản có mối liên hệ ngược chiều với
thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai, nhưng mức độ phản ánh cịn phụ thuộc vào

chuẩn mực kế tốn áp dụng. Các công ty áp dụng IAS 36, mối liên hệ giữa giảm giá trị
tài sản và thu nhập tương lai là chặt chẽ, nhưng đối với các công ty áp dụng FASB 144
mối liên hệ lại không chặt chẽ. Điều đó cũng có nghĩa, giảm giá tài sản theo FASB 144
cung cấp ít thơng tin về thu nhập tương lai của doanh nghiệp hơn theo IAS 36. Sự khác
biệt về chuẩn mực kế toán áp dụng đã tạo nên sự khác biệt về thơng tin hữu ích đối với
người sử dụng. Dựa trên kết quả của những vấn đề nghiên cứu này, khi ban hành tại
Việt Nam cần cân nhắc để kế toán giảm giá trị tài sản mang lại thơng tin hữu ích nhất
cho các đối tượng sử dụng.

1.2 Nghiên cứu trong nước
Trong quá trình nghiên cứu các cơng trình trong nước liên quan đến đề tài kế
toán Tài sản cố định tác giả nhận thấy vấn đề kế toán suy giảm giá trị tài sản cố định
hoặc chưa được đề cập tới hoặc được nhắc tới một cách sơ sài mà chưa được nghiên
cứu sâu sắc. Tác giả Nguyễn Tuấn Duy (1999) đã thực hiện luận án tiến sĩ kinh tế
Hồn thiện kế tốn tài sản cố định trong các doanh nghiệp thương mại ở nước ta vào
năm 1999, khi IAS 36 mới được ban hành. Luận án đã phân tích các phương pháp


15

đánh giá lại TSCĐ nhưng chưa nêu được ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế khơng
mong đợi có thể làm cho giá trị TSCĐ có thể bị suy giảm. Luận án tiến sĩ kinh tế của
tác giả Trần Văn Thuận (2008) với đề tài “Hồn thiện hạch tốn Tài sản cố định nhằm
tăng cường quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam”
trong phần tổng hợp các chuẩn mực kế toán quốc tế có liên quan đến kế tốn tài sản cố
định, tác giả mới dừng lại ở mức độ tóm tắt nội dung chuẩn mực kế toán giảm giá tài
sản – IAS 36. Tuy nhiên,tác giả chưa nhận thấy tính cấp thiết của việc cung cấp thơng
tin kế tốn suy giảm giá trị tài sản cố định và do đó chưa đưa ra giải pháp cho nghiệp
vụ kế toán này tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Thu Liên
(2009) với đề tài “Hoàn thiện kế tốn Tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp

Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế” đã nghiên cứu những vấn đề bất cập trong
chế độ kế tốn tài sản cố định hữu hình, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện để
đáp ứng yêu cầu của hội nhập. Mặc dù, suy giảm giá trị tài sản cố định là thơng tin kế
tốn rất cần thiết phải cung cấp cho các đối tượng sử dụng trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế nhưng chưa được tác giả nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện. Hơn nữa,
chuẩn mực kế toán giảm giá tài sản – IAS 36 đã được Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế ban hành từ tháng 6 năm 1998 nhưng chưa được tác giả nghiên cứu và đề cập
đến trong phần các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến tài sản cố định.
Gần đây, nội dung một số bài báo đã thể hiện quan điểm cần thiết ghi nhận
giảm giá trị tài sản tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi nền kinh tế gặp
khó khăn trong và sau khủng hoảng tài chính. Tác giả Mai Ngọc Anh (2012) đã
phân tích, trong trường hợp xuất hiện các khó khăn kinh tế hoặc nguy cơ khủng
hoảng tài chính, thơng tin kinh tế về sự suy giảm giá trị hợp lý của tài sản, suy giảm
lợi nhuận hoặc tăng lỗ là tín hiệu cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp, cho hệ thống
ngân hàng. Thông tin giảm giá trị tài sản đặc biệt có giá trị cho phân tích, đánh giá
rủi ro của hệ thống tài chính. Tác giả Trần Mạnh Dũng (2010) đã đặt câu hỏi, phải
chăng giá trị tài sản được báo cáo của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là một
sự ảo tưởng. Qua đó, tác giả nhận thấy vấn đề xác định và báo cáo về giảm giá trị
tài sản tại các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố cịn rất sơ sài mới chỉ
gợi mở về sự cần thiết của thơng tin kế tốn suy giảm giá trị tài sản, chưa nghiên
cứu và đưa ra giải pháp cụ thể về kế toán.
Nghiên cứu thực trạng kế toán và đưa ra giải pháp hội nhập kế toán quốc tế
tại Việt Nam cũng là một vấn đề lớn thu hút nhiều nghiên cứu tại Việt Nam trong
thời gian vừa qua. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (2010) đã phân tích


×