Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA tình hình sử dụng kháng sinh tại các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện yên phong và quế võ, tỉnh bắc ninh đánh giá sự kháng kháng sinh của vi khuẩn escherichia coli và salmonella SPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI CÁC HỘ
CHĂN NUÔI GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
YÊN PHONG VÀ QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH.
ĐÁNH GIÁ SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI
KHUẨN
ESCHERICHIA COLI VÀ SALMONELLA SPP.

Ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Bùi Khánh Linh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ một học


vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Huyền

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn thạc sỹ, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn thạc sỹ, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc TS. Bùi Khánh Linh – Bộ mơn Ký sinh trùng đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Ký sinh trùng, Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Namđã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phịng thí nghiệm

trọng điểm Cơng nghệ sinh học Thú Y – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, chi cục thú
y tỉnh Bắc Ninh, trạm thú y huyện Yên Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Huyền

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abtract .............................................................................................................. xi

Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Một số hiểu biết về kháng sinh.........................................................................3

2.1.1.

Kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ........................................3

2.1.2.

Phân loại kháng sinh ........................................................................................6

2.1.3.

Cơ chế tác dụng của kháng sinh .......................................................................9

2.2.

Một số hiểu biết về vi khuẩn e.coli và salmonella .........................................12


2.2.1.

Vi khuẩn E. coli (Escherichia coli) ................................................................12

2.2.2.

Vi khuẩn Salmonella......................................................................................14

2.3.

Đánh giá sự kháng kháng sinh của 2 loại vi khuẩn e.coli và salmonella ở
gia cầm ..........................................................................................................16

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu sự kháng kháng sinh của E.coli và Salmonella trên
thế giới ..........................................................................................................17

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu về kháng kháng sinh của E. coli và Salmonella
trong nước .....................................................................................................18

2.3.3.

Sự kháng kháng sinh đối với vi khuẩn E. coli trên đàn gia cầm ......................20

2.3.4.

Sự kháng kháng sinh đối với vi khuẩn Samonella trên đàn gia cầm ................21


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................24
3.1.

Địa diểm nghiên cứu ......................................................................................24

3.3.

Đối tượng/ vật liệu nghiên cứu .......................................................................24

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................24

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................24

3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................25

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................25


3.5.1.

Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm
tại huyện Yên Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.............................................25

3.5.2.

Phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella.........................................................25

3.5.3.

Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của E.coli và Salmonella phân
lập từ phân gia cầm khỏe mạnh với một số thuốc kháng sinh và hoá học trị
liệu ................................................................................................................26

3.5.5.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................28

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................29
4.1.

Tình hình chăn ni gia cầm và tình hình sử dụng kháng sinh trên địa bàn
huyện Yên Phong Và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2014 – 2017 ............29

4.1.1.

Tình hình phát triển chăn ni gia cầm trên địa bàn huyện n Phong ...........29


4.1.2.

Tình hình phát triển chăn ni gia cầm trên địa bàn huyện Quế Võ ................30

4.1.3.

Tình hình chăn ni gia cầm tại một số xã trên địa bàn huyện Yên Phong
và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ..............................................................................32

4.1.4.

Tình hình sử dụng kháng sinh và hóa chất khử trùng trong phịng – trị
bệnh trên địa bàn huyện Yên Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ......................34

4.2.

Phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella.........................................................42

4.3.

Kết quả xác định tỷ lệ kháng, mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn
E.coli và salmonella tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ..............................45

4.3.1.

Kết quả kiểm tra tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập từ
phân của gia cầm khỏe mạnh tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ................45

4.3.2.


Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập
từ phân của gia cầm khỏe mạnh tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ...........49

4.4.

Kết quả xác định tỷ lệ kháng, mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn
e.coli và salmonella tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ...................................53

4.4.1.

Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập từ
phân của gia cầm khỏe mạnh tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh......................53

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.4.2.

Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân
lập từ phân của gia cầm khỏe mạnh tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ...........58

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................63
5.1.

Kết luận .........................................................................................................63

5.2.


Kiến nghị ......................................................................................................63

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................64

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

cs

Cộng sự

DNA

Deoxyribonucleic acid

E. coli

Escherichia coli

Gr+

Gram dương


Gr-

Gram âm

H

High: Cao

I

Intermediate: Trung gian

MIC

Minimum inhibitory concentration: Nồng độ ức chế tối thiểu

ml

Millilite

PABA

Para Aminobenzonic acid

R

Resistant: Kháng

S


Susceptible: Nhạy cảm

RNA

Ribonucleic acid

spp

Species Plural: Nhiều lồi

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

µg

Microgram



Tổng số

BHI

Brain Heart Infusion

XLD

Xylose Lysine Deoxycholate


LT

Heat Labile Enterotoxin

ST

Heat Stable Enterotoxin

TSI

Triple Sugar Iron

NCCLS

National Committee for Clinical Laboratory Satandards

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Sự phát triển đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ........................................5

Bảng 2.2.

So sánh tỷ lệ E. coli và Salmonella kháng đa thuốc (1976 – 2001) ..........19


Bảng 2.3.

Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại độ nhạy của kháng sinh đối với vi
khuẩn E. coli ...........................................................................................19

Bảng 3.1.

Đo đường kính vịng vơ khuẩn theo tiêu chuẩn lâm sàng phịng thí
nghiệm (NCCLS, 1999) ..........................................................................27

Bảng 4.1.

Tổng đàn gia cầm của huyện Yên Phong (2014 – 2017) ..........................29

Bảng 4.2.

Tổng đàn gia cầm của huyện Quế Võ (2014 – 2017) ..............................31

Bảng 4.3.

Tổng hợp các hộ chăn nuôi gia cầm được điều tra (n = 150)....................32

Bảng 4.4.

Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn ni gia cầm tại huyện Yên
Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ............................................................34

Bảng 4.5.

Tên các hoạt chất kháng sinh đang được dùng trong chăn nuôi gia

cầm tại huyệnYên Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ...............................37

Bảng 4.6.

Tỷ lệ các hộ sử dụng kháng sinh tại huyện Yên Phong và Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh ..........................................................................................38

Bảng 4.7

Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm theo quy mô
tại huyện Yên Phong ...............................................................................41

Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra tỷ lệ kháng kháng sinh của 25 mẫu vi khuẩn E. coli
trước khi sử dụng kháng sinh tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .........46
Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra tỷ lệ kháng kháng sinh của 26 mẫu vi khuẩn E. coli
sau 6 tháng dùng kháng sinh tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh...........47
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra tỷ lệ kháng kháng sinh của 25 mẫu vi khuẩn E. coli
sau 12 tháng dùng kháng sinh tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.........48
Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của 23 mẫu vi khuẩn
Salmonella trước khi dùng kháng sinh tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh........................................................................................................50
Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của 25 mẫu vi khuẩn
Salmonella sau 6 tháng dùng kháng sinh tại huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh.................................................................................................51

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của 22 mẫu vi khuẩn
Salmonella sau 12 tháng dùng kháng sinh tại huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh.................................................................................................52
Bảng 4.16. Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của 28 mẫu vi khuẩn E. coli
trước khi sử dụng kháng sinh tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh...............54
Bảng 4.17. Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của 26 mẫu vi khuẩn E. coli
sau 6 tháng dùng kháng sinh tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh................55
Bảng 4.18. Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của 28 mẫu vi khuẩn E. coli
sau 12 tháng dùng kháng sinh tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ..............56
Bảng 4.19. Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của 27 mẫu vi khuẩn
Salmonella trước khi dùng kháng sinh tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh........................................................................................................58
Bảng 4.20. Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của 26 mẫu vi khuẩn
Salmonella sau 6 tháng dùng kháng sinh tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh........................................................................................................59
Bảng 4.21. Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của 25 mẫu vi khuẩn
Salmonella sau 12 tháng dùng kháng sinh tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh........................................................................................................60

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Mơ tả cơ chế tác dụng của kháng sinh trên các vi khuẩn ............................ 10

Hình 2.2.


E. coli trong niêm mạc ruột ....................................................................... 12

Hình 2.3.

Tiêu bản nhuộm Salmonella ...................................................................... 14

Hình 2.4.

Salmonella typhimurium ........................................................................... 14

Hình 2.5.

Gà con bị viêm rốn.................................................................................... 21

Hình 2.6.

Viêm có mủ (màu trắng ngà) màng ngồi bao tim, quanh gan ................... 21

Hình 2.7.

Nang trứng phát triển bất thường bên trong buồng trứng ........................... 23

Hình 3.1.

Cách đóng gói khi lấy mẫu bệnh phẩm ...................................................... 26

Hình 4.1.

Biến động đàn gia cầm huyện tại Yên Phong từ 2014-2017 ....................... 30


Hình 4.2.

Biến động đàn gia cầm huyện tại Quế Võ từ 2014-2017 ............................ 31

Hình 4.3.

Mơ hình chăn ni gà tại nơng hộ ............................................................. 33

Hình 4.4. Tỷ lệ các hộ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm ại huyện
Yên Phong ..................................................................................... 39
Hình 4.5. Tỷ lệ các hộ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm tại huyện
Quế Võ ............................................................................................. 40
Hình 4.6

Tỷ lệ các hộ sử dụng hóa chất khử trùng trong chăn ni gia cầm ............. 44

Hình 4.7.

Tỷ lệ vi khuẩn E. coli kháng thuốc với 10 loại kháng sinh ......................... 49

Hình 4.8.

Tỷ lệ vi khuẩn Salmonella mẫn cảm với 10 loại kháng sinh....................... 53

Hình 4.9.

Tỷ lệ vi khuẩn E. coli kháng thuốc với 10 loại kháng sinh ......................... 57

Hình 4.10. Tỷ lệ vi khuẩn Salmonella mẫn cảm với 10 loại kháng sinh....................... 61

Hình 4.11. Kiểm tra tính mẫn cảm của các loại kháng sinh bằng kháng sinh đồ ..................61

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Tên luận văn: Tình hình sử dụng kháng sinh tại các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn
huyện Yên Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Đánh giá sự kháng kháng sinh của vi
khuẩn Escherichia Coli và Salmonella spp.
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 8640101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích
- Đánh giá thực trạng việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm trên địa
bàn huyện Yên Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá sự kháng kháng sinh của hai vi khuẩn Salmonella và E.coli nhằm
đưa ra một số khuyến cáo về sử dụng kháng sinh hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập mẫu TCVN4833-2:2002
- Phương pháp phân lập vi khuẩn theo ISO 6579-2003
- Phương pháp xác định khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn (phương pháp
khoanh giấy kháng sinh theo Kirby-Bauer)
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm excel 2010
Kết quả và kết luận của đề tài
- Hầu hết các hộ chăn nuôi gia cầm của huyện Yên Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc

Ninh được điều tra đều sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng và trị bệnh cho đàn gia
cầm. Có tới 21 hoạt chất kháng sinh được sử dụng trên địa bàn huyện Yên Phong và 20
hoạt chất kháng sinh được sử dụng trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Phân lập được một số mẫu vi khuẩn E. Coli và Salmonella dương tính từ các
mẫu phân gà khỏe mạnh thu thập được tại 10 trại được chọn (chiếm 57.89-68.42%)
- Tại huyện Yên Phong, vi khuẩn E. Coli kháng cao nhất với Kanamycin và
Trimethoprim (chiếm 68%), vi khuẩn Salmonella kháng cao nhất với Kanamycin và
Trimethoprim (chiếm 45.45%). Tại huyện Quế Võ, vi khuẩn E. Coli kháng cao nhất với
Kanamycin và Trimethoprim (chiếm 50%), vi khuẩn Salmonella kháng cao nhất với
Trimethoprim (chiếm 52%). Bước đầu cho thấy tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn E.
Coli và Salmonella tăng dần theo thời gian trong chăn nuôi gia cầm tại huyện Yên
Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABTRACT
Fullname: Nguyen Thi Thu Huyen
Project title: The situation of using antibiotics in poultry farms in Yen Phong and Que
Vo districts, Bac Ninh province; Assess the prevalence and antimicrobial resistance of
Escherichia Coli and Salmonella spp.
Field of study: Veterinary

Code: 8640101

Facility of study: Vietnam National University of Agriculture
Purpose
- Assess the use of antibiotics in poultry farms in Yen Phong and Que Vo

districts, Bac Ninh province.
- Prevalence and antimicrobial resistance of E. coli and Salmonella to give some
recommendations on the use of antibiotics effectively.
Method
-

Sample collection following to TCVN4833-2:2002
Isolation of Salmonella spp following to ISO 6579-2003
Antibiotic susceptibility testing (Disk diffusion method- Kirby-Bauer)
Data analysis by excel software

Results and Conclusions
- Most of poultry farms in Yen Phong and Que Vo districts of Bac Ninh province
used antibiotics in disease prevention and treatment. 21 antibiotics were used in Yen
Phong district and 20 antibiotics were used in Que Vo district, Bac Ninh province.
- Identified samples of E. coli and Salmonella positive from healthy specimens
were collected at 10 selected farms (57.89-68.42%).
- In Yen Phong district, E. coli resistance was highest with Kanamycin and
Trimethoprim (68%). Salmonella resistance was highest in Kanamycin and
Trimethoprim (45.45%). In Que Vo, E. coli resistance was highest with Kanamycin and
Trimethoprim (50%), Salmonella resistance was highest in Trimethoprim (52%).
Initially, antibiotic resistance rates of E. coli and Salmonella increased over time in
poultry farming in Yen Phong and Que Vo districts, Bac Ninh province.

xi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại đang phát triển rất
nhanh chóng. Nhiều trang trại được thành lập với vốn đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng
và phương thức chăn nuôi. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, việc sử dụng thuốc
kháng sinh hiện nay tại một số cơ sở chăn nuôi rất tràn lan, chưa đúng theo quy
định. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ chăn nuôi không nắm được nguyên tắc sử
dụng thuốc kháng sinh. Họ tự kê đơn, mua thuốc; sau đó sử dụng thường xuyên
trong cả việc phòng và trị bệnh theo phương pháp phối trộn vào thức ăn, nước
uống hoặc tiêm truyền.
Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tác động vào tình trạng kháng
kháng sinh của vi khuẩn. Phần lớn lượng kháng sinh được sử dụng như một hoạt
chất phụ trợ trong thức ăn để phòng bệnh và tăng trọng làm tăng nguy cơ kháng
kháng sinh của các vi khuẩn như Salmonella, E. coli… Thơng qua thức ăn có thể
làm con người bị “ăn” kháng sinh một cách thụ động và biến các vi khuẩn gây
bệnh cho người càng kháng thuốc kháng sinh.
Thực tế cho thấy: Các hoạt chất kháng sinh được bày bán, quảng cáo trên
thị trường một cách tràn lan, khó kiểm sốt và đều ghi cơng dụng chữa trị được
rất nhiều bệnh khác nhau mà ít khi ghi đặc trị đối với một nhóm bệnh cụ thể. Vì
vậy người chăn ni khi chưa nắm rõ được các thành phần và tác dụng đặc trị
của kháng sinh thường hiểu nhầm là sử dụng các loại có cơng dụng đa năng sẽ
mang lại hiệu quả hơn nên thường xuyên sử dụng chúng liên tục trong q trình
chăn ni.
Gia cầm là lồi động vật nhỏ bé nên tính mẫn cảm của chúng đối với
thuốc kháng sinh thường cao hơn so với các loài gia súc, nhất là dễ mắc các bệnh
truyền nhiễm do một số loại vi khuẩn có sẵn trong môi trường chăn nuôi tự nhiên
như E. coli, Salmonella.
Hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh ngày càng có chiều
hướng gia tăng. Khơng chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, làm giảm hiệu quả điều
trị bệnh mà cịn làm người chăn ni lúng túng trong việc lựa chọn các loại
kháng sinh thích hợp để điều trị bệnh cho vật ni. Đó thực sự là mối đe dọa đối

với sức khỏe cộng đồng bởi vì có những vi khuẩn kháng kháng sinh từ vật nuôi

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sẽ truyền khả năng kháng thuốc này cho các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm trên
người thông qua nhiều con đường khác nhau. Hướng tới từng bước loại bỏ việc
sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng cho động vật (theo thông tư
06/2016/TT-BNNPTNT), chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tình hình sử dụng kháng sinh tại các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa
bàn 02huyện Yên Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đánh giá sự kháng kháng
sinh của vi khuẩn E. coli, Salmonella spp.”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm
trên địa bàn huyện Yên Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá sự kháng kháng sinh của hai vi khuẩn Salmonella và E.coli
nhằm đưa ra một số khuyến cáo về sử dụng kháng sinh hiệu quả.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đàn gia cầm tại các hộ, trang trại chăn nuôi tại một số xã trên địa bàn
huyện Yên Phong và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Vi khuẩn E. coli và Salmonella phân lập từ mẫu phân gà khỏe mạnh tại
một số hộ chăn nuôi gia cầm tại các địa bàn trên.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Phòng Thí nghiệm trọng điểm Cơng nghệ sinh học Thú Y
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá được mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli và
Salmonella spp. tại các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Yên Phong và
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh nhằm đưa ra một số khuyến cáo sử dụng kháng sinh hiệu
quả, đúng kỹ thuật.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ KHÁNG SINH
2.1.1. Kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Thuốc kháng sinh là những chất hữu cơ có cấu tạo hóa học phức tạp, phần
lớn trong số đó lúc đầu do xạ khuẩn, vi khuẩn và máu sản sinh ra. Với nồng độ
thấp chúng có tác dụng (cả in vitro và in vivo) gây ức chế hay tiêu diệt sự sinh
trưởng và phát triển của vi sinh vật gây bệnh, nhưng khơng hay rất ít gây độc cho
người, gia súc và gia cầm.
Việc phát minh ra kháng sinh ở thế kỷ 20 đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc khống chế các bệnh nhiễm trùng. Cùng với việc cải thiện điều
kiện vệ sinh, nhà ở, dinh dưỡng và chương trình tiêm chủng mở rộng, kháng
sinh đã góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong của các bệnh nhiễm trùng
và nâng cao tuổi thọ của con người cũng như các lồi vật ni (Abellanosa I
and Nichter M, 1996).
Cho đến nay, nhiều thế hệ kháng sinh khác nhau đã được nghiên cứu
và chế tạo thành công, đáp ứng kịp thời cho công tác điều trị. Tuy nhiên, hiện
nay sự gia tăng tỷ lệ các vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường sinh
sống và cộng đồng là một vấn đề quan trọng hàng đầu trên thế giới cần được
nghiên cứu và tìm ra các giải pháp phòng chống sự kháng kháng sinh một
cách hiệu quả.

2.1.1.1. Lịch sử phát triển kháng sinh
Năm 1929, Alexander Fleming là người đầu tiên nghiên cứu và phát minh
ra hoạt chất kháng sinh có tên là penicillin. Trong nghiên cứu tác giả quan sát
thấy các đĩa thạch bị nhiễm nấm Penicillin (moldpenicillin notatum) có khả
năng ức chế sự phát triển của tụ cầu. Ở trên các đĩa thạch này xuất hiện một
vịng vơ khuẩn xung quanh khóm nấm do tụ cầu khơng có khả năng mọc xung
quanh khóm nấm đó. Sau đó, tác giả tiến hành nhiều thử nghiệm và thấy rằng
các huyền dịch ni cấy nấm này có khả năng ức chế sự phát triển của tụ cầu
ngay cả khi pha lỗng huyền dịch nấm ni cấy tới 800 lần. Hoạt chất này được
đặt tên là penicillin.
Tuy nhiên, phải đến năm 1939; Ernst Chain and Howard Florey mới
tách chiết thành công hoạt chất Penicillin và chúng được sử dụng để điều trị

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


các bệnh nhiễm khuẩn trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Năm 1946,
Penicillin bắt đầu được sử dụng trong lâm sàng và có đóng góp to lớn cho y
học. Những phát minh này đã tạo ra một cuộc cách mạng khoa học trong nền y
học hiện đại và làm tiền đề nghiên cứu và phát triển nhiều hợp chất kháng sinh
có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Bác sỹ người Đức Gerhard Domagk đã công bố phát minh tổng hợp được
hoạt chất kháng sinh mới có tên là Prontosil. Đây là thế hệ đầu tiên của các
kháng sinh thuộc dòng Sulfonamide được sử dụng trong lâm sàng để điều trị các
bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, hô hấp và một số bệnh nhiễm trùng khác. Với
phát minh này, Gerhard Domagk đã được nhận giải thưởng Nobel năm 1939.
Từ thập kỷ 50 đến 70 của thế kỷ 20 được coi là thời kỳ hoàng kim của
kháng sinh. Nhiều loại kháng sinh mới đã được giới thiệu bao gồm:

Streptomycin, Chloramphenicol và Tetracycline được sử dụng điều trị các bệnh
nhiễm trùng do vi khuẩn. Các hoạt chất khác như axit para aminosalisylic và
isoniazid cũng được nghiên cứu, sản xuất thành công và sử dụng rộng rãi để điều
trị bệnh lao. Cho đến nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều nhóm và
các thế hệ kháng sinh khác nhau như Cephalosporin, Fluoroquynolone, macrolide
và Carbapenem đã được nghiên cứu và sản xuất thành cơng, góp phần to lớn cho
cơng tác phịng và điều trị các bệnh nhiễm trùng.
2.1.1.2. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Trong tự nhiên, phần lớn các vi khuẩn đều sở hữu riêng các gen kháng
kháng sinh. Điều này được quan sát thấy trên một số chủng Staphylococcus đã đề
kháng với Penicillin ngay sau khi được đưa vào sử dụng năm 1946.
Dưới áp lực chọn lọc tự nhiên và sự đấu tranh sinh tồn đã giúp các loài vi
khuẩn có khả năng chống lại tác dụng của kháng sinh. Do vậy sự đề kháng kháng
sinh của vi khuẩn thường xuất hiện rất nhanh ngay sau khi kháng sinh được đưa
vào sử dụng, ví dụ streptomycin được đưa vào sử dụng năm 1943 đến năm 1959
vi khuẩn đã kháng lại kháng sinh này (Bảng 2.1). Tương tự, các chủng Shigella
dysenteriae phân lập tại vụ dịch lỵ ở Nhật Bản năm 1953 đã kháng đa kháng sinh
bao gồm: Chloramphenicol, Tetracycline, Streptomycin và Sulfonamide.
Hiện nay, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh đã kháng lại một hoặc nhiều loại
kháng sinh. Trong thời gian gần đây, khoảng 70% các chủng vi khuẩn gây bệnh
đã kháng lại ít nhất 1 loại kháng sinh thường dùng trong điều trị, đặc biệt một số
vi khuẩn như: Salmonella, E. coli, K. pneumoniae, P. aeruginosa và A.baumannii

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đã kháng lại tất cả các loại kháng sinh bao gồm cả các kháng sinh mạnh nhất hiện
nay như Cephalosporin và Carbapenem. Đây là một mối lo ngại và thách thức

lớn đối với nền y học hiện đại.
Bảng 2.1. Sự phát triển đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Năm phát hiện đề
kháng kháng sinh

TT

Kháng sinh

Năm sử dụng

1
2

Sulfonamid
Penicillin

1930
1943

1940
1946

3

Streptomycin

1943

1959


4

Chloramphenicol

1947

1959

5

Tetracycline

1948

1953

6

Erythromycin

1952

1988

7

Vancomycin

1956


1988

8

Methicillin

1960

1961

9

Ampicillin

1961

1973

10

Cephalosporin

1960

1960
Nguồn: Trần Huy Hoàng (2011)

Một số đặc tính chính của kháng sinh:
Kháng sinh có thể làm thay đổi hình dạng, ức chế sự tổng hợp protein,

kìm hãm sự tạo vách của vi khuẩn. Ngược lại, một số vi khuẩn có thể kháng với
kháng sinh, thường do chúng đã tạo được enzym phân hủy kháng sinh. Kháng
sinh kìm khuẩn sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng sinh diệt khuẩn sẽ
hủy hoại vĩnh viễn được vi khuẩn.
Kháng sinh được sử dụng nhiều trong chăn nuôi để điều trị bệnh truyền
nhiễm, các bệnh nhiễm khuẩn ở vật ni. Chúng cịn được bổ sung vào thức ăn,
nước uống để phịng bệnh hoặc nhằm mục đích kích thích tăng trọng lượng cho
vật ni.
Hiện nay sự phát triển nhanh chóng của khoa học kết hợp với cơng nghệ
bào chế đã làm cho thị trường thuốc kháng sinh phong phú cả về số lượng lẫn
chất lượng. Các thuốc mới đã gây khơng ít lúng túng cho người làm công tác thú
y khi lựa chọn thuốc điều trị.
Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị, việc lựa chọn và sử
dụng kháng sinh thiếu hiểu biết, sai nguyên tắc, đặc biệt việc phối hợp kháng
sinh trong điều trị bệnh hay sử dụng kháng sinh với mục đích phịng bệnh đã làm

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, nhất là hiện tượng
kháng đa thuốc kháng sinh xuất hiện nhanh chóng, gây nhiều khó khăn và giảm
hiệu quả trong cơng tác điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó kháng sinh cũng gây ra những tác động phụ và độc tính đối với
động vật và người khi sử dụng khơng đúng liều lượng, khơng đúng thời gian và liệu
trình sử dụng thuốc, do lồi, do giới tính, do lứa tuổi và tình trạng mẫn cảm của
động vật đối với thuốc. Nhiều loại kháng sinh gây ra trạng thái quá mẫn cảm như:
Penicillin, Ampicillin, Cefotamin, Gentamicin, Kanamycin, Chloramphenicol,
Chlotetracylin,... (Đậu Ngọc Hào, 2010).

2.1.2. Phân loại kháng sinh
Để hiểu rõ hơn về đặc tính của kháng sinh, các nhà nghiên cứu đã phân
loại kháng sinh thành các nhóm cụ thể như sau:
2.1.2.1. Nhóm Chloramphenicol
Chloramphenicol là kháng sinh có tác dụng ức chế sinh tổng hợp protein
của vi khuẩn do kết hợp với yếu tố 50s và 70s của ribosom làm ảnh hưởng tới
hoạt tính của men chuyển hóa peptid. Hiệu ứng ức chế này xảy ra ở cả 2 ribosom
tiền nhân và ty lạp thể (Prokaryotic và Enkaryotic).
Đây là một kháng sinh có phổ kháng khuẩn rất rộng, bao gồm cả vi khuẩn
Gram (-) và vi khuẩn Gram (+). Nhiều loại vi khuẩn hiếu khí như: Bacteroid,
Fragilis, Rickettsia và Chlamydia. Các chủng Samonella và một số chủng kháng
sinh thuộc Pseudomonas aeroginosa là những chủng mẫn cảm với chloramphenicol.
Một chất thuộc nhóm này là florphenicol cũng là kháng sinh phổ rộng.
Trong nhân y và thú y, Chloramphenicol dùng để điều trị bệnh, đặc biệt là
các bệnh nhiễm trùng toàn thân hay cục bộ, bệnh đường hô hấp, áp-xe não, viêm
màng não, viêm mắt, viêm da, các đường tiết niệu...
Chloramphenicol có thể gây ra hội chứng riêng biệt của bệnh suy giảm
tủy xương, một dạng mang đặc tính do thiếu máu vì khơng tạo ra được thế hệ
mới (cùngvới chứng giảm tiểu cầu hoặc giảm bạch cầu), làm tăng hàm lượng
sắt trong huyết thanh, tăng tế bào tủy xương, bào tương trống rỗng ở các tế bào
xương và các tế bào bạch cầu (lymphocyte), làm ảnh hưởng tới sản sinh hồng
cầu và nguyên tử bào.
Do Chloramphenicol cịn có thể ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch, do vậy
khơng nên tiêm phịng vắc xin khi đang điều trị cho vật ni. Các vết thương
cũng có thể trở nên lâu khôi phục do sự ức chế tổng hợp protein bởi

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chloramphenicol. Chloramphenicol cũng được chỉ định không dùng quá liều.
Thời gian điều trị chỉ nên trong phạm vi 1 tuần, liều giảm dần ở động vật non.
Trong trường hợp kết hợp điều trị với các kháng sinh khác như
Sulfamethoxy-pyridazine, Choloramphenicol cũng có thể gây mối nguy hiểm đối
với gan, làm ảnh hưởng tới quá trình tạo máu do làm chậm quá trình đáp ứng với
sắt, acid folic và vitamin B12 , ngoài ra nên kết hợp với kháng sinh như Penicillin,
Cephalosporin và nhóm Aminoglycosid sẽ ảnh hưởng tới tác dụng của các kháng
sinh này (Bùi Thị Tho, 2003).
2.1.2.2. Nhóm Aminoglycosid
Nhóm Aminoglycosid là nhóm kháng sinh có độc tính chung trong nhóm có
chứa amin. Đường amin được gắn vào vịng amino – cyslitol theo liên kết glycosid.
Do có sự khác nhau ở vị trí thay thế của phân tử đã tạo ra nhiều dạng
Aminoglycosid, ví dụ: Aentamicin là 1 hỗn hợp giữa Gentamycin C1 và
Gentamycin C2, Neomycin là hỗn hợp của Neomycin B1, C và Fradiomycin. Nhóm
Amino tạo ra bản chất của nhóm kháng sinh này.
Tác động kháng sinh của aminoglycosid phụ thuộc vào nồng độ có hiệu
quả của kháng sinh bên ngồi màng tế bào.
Các vi khuẩn yếm khí và sự tạo thành đột biến nói ch ung là tính kháng, vì
chúng thiếu hệ thống chuyển vận phù hợp.
Nhóm Aminoglycosid có thể gây ảnh hưởng độc với thính giác, thần kinh
và thận. Ảnh hưởng này khác nhau đối với từng loại amonoglycosid, liều sử
dụng và số lần lặp lại. Tuy nhiên tất cả thành viên của nhóm này đều có độc
tính tiềm tàng. Các aminoglycosid có thể tích tụ trong tế bào biểu mơ ống
lượn, ở đó chúng được che đậy trong các tiểu thể (lysosom) là những hạt nhỏ
có trong bào tương và tác động qua lại với các ribosom (hạt chứa ARN và
protein trong bào tương) với các ty thể (mitochondria) và các phân tử khác
trong nội bào do đó gây hủy hoại tế bào.
Các aminoglycosid sử dụng ở liều tạo ra hàm lượng trong huyết tương đều
có liên quan đến bệnh yếu cơ và phong tỏa thần kinh cơ, tác dụng đó càng trở

nên rõ ràng khi sử dụng với các dược chất khác có khả năng phong tỏa thần kinh
cơ. Do vậy khi sử dụng trong điều trị cho vật ni cần phải có thời gian ngừng sử
dụng thuốc. Đặc biệt với gia súc làm thực phẩm, bò sữa, thời gian sử dụng thuốc
tùy thuộc vào quy định của nhà nước. Việc sử dụng nhóm Ainoglycosid cũng cần
thận trọng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.2.3. Nhóm Sulfonamid
Sulfonamid là nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất trong thú
y, chủ yếu là do giá rẻ và có hiệu quả trong điều trị bệnh. Các Sulfonamid
thường dùng là: Sulfathiazol, Sulfamethazin (Sulfadimidine), Sulfamerazin,
Sulfadimethoxin, Sulfamethoxypyridiazin và Sulfachlorpyridazin.
Sulfonamid có tác dụng trong giai đoạn đầu trong trường hợp nhiễm
độc cấp tính khi các vi khuẩn đang nhân lên, nhưng chúng khơng có tác dụng
trong trường hợp vi khuẩn khơng hoạt động, có thời kỳ tiềm tàng trước khi
Sulfonamid có tác dụng.
Khả năng ức chế của vi khuẩn đối với Sulfonamid giảm đi nhanh chóng
và sự có mặt của PABA, axit folic, thymine, purine, methionine flasma máu,
albumin biểu mô và các sản phẩm phân giải từ protein.
2.1.2.4. Nhóm Tetracycline
Có 3 Tetracycline là: Tetracycline, oxy-Tetracycline và chloTetracycline.
Nhiều chất từ quá trình bán tổng hợp như roliTetracycline, Methacyclin,
Minocyclin, Doxycyclin,...
Tất cả các Tetracycline đều kết tinh màu vàng, hòa tan trong nước, hình
thành muối trong dung dịch axit và kiềm. Tetracycline bền vững ở dạng bột,
không bền trong dung dịch, đặc biệt ở độ pH cao (7 – 8). Tetracycline kém liên

kết với các cation như canxi, magiê, nhôm và sắt. Doxycylin và Minocyclin hịa
tan tốt trong mỡ do đó có thể xâm nhập tốt vào vi khuẩn đặc biệt là
Staphylococcus aureus.
Cơ chế tác dụng của Tetracycline đối với vi khuẩn chưa được biết rõ,
nhưng có thể thấy Tetracycline có thể gắn với yếu tố 30s của ribosom và ức chế
sinh tổng hợp protein.
Tetracycline là kháng sinh kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và hiệu
quả điều trị phụ thuộc vào khả năng phòng vệ của động vật. Ở nồng độ cao,
Tetracycline có tính diệt khuẩn vì vi khuẩn dường như mất đi tính nguyên vẹn về
chức năng của màng bào tương. Tetracycline cũng tác động mạnh với vi khuẩn ở
giai đoạn phân chia và ở độ pH là 6 tới 6,5.
Tetracycline cũng có thể ngăn cản thực bào của bạch cầu do đó cản trở
cơ chế phịng vệ của cơ thể, nếu sử dụng Tetracycline cùng với Glucocorticoid sẽ
làm suy giảm miễn dịch.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.2.5. Nhóm β-Lactam
Nhóm β-Lactam bao gồm nhiều kháng sinh có nhiều tương đồng và
đặc tính hóa lý học, cơ chế tác dụng, đặc tính dược học, ảnh hưởng bệnh lý
và miễn dịch học.
Có 2 nhóm chính của β-Lactam: Nhóm có phổ kháng khuẩn hẹp như
Penicillin G (Benzyl Penicillin) và một số Penicillin bền vững trong mơi trường
acid. Nhóm β-Lactam có tính kháng với các enzym của vi khuẩn kháng kháng
sinh (nhóm vi khuẩn Gram dương) đặc biệt là Staphylococcus aureus có phổ
kháng khuẩn hẹp như Oxacilline, Cloxacilline, Dicloxacilline và Flucloxaxiline.
Nhóm β-Lactam phổ rộng có tác dụng cả với vi khuẩn Gram âm và vi

khuẩn Gram dương, nhưng chúng nhanh chóng bị phá hủy do men β-Lactamase
sinh ra ở vi khuẩn.
Ngoài ra nhóm β-Lactam cũng có một số kháng sinh có tính kháng lại các
men phân hủy β-Lactam của vi khuẩn và có phổ kháng khuẩn lớn như Clarulan
Amocillin hoặc Subliactam Ampicillin.
Các β-Lactam thường không bền vững, dễ bị phân hủy bởi ánh sáng,
nhiệt, trong mơi trường axit, có kim loại nặng hoặc oxy. Các Penicillin làm hư
hại vách tế bào vi khuẩn do ảnh hưởng tới hệ thống men chuyển hóa peptid có
trách nhiệm hình thành mơ liên kết chéo giữa các sợi peptid, các men này bị gắn
kết với các nhóm protein của vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm được
gọi là protein gắn Penicillin.
β-Lactam kém ảnh hưởng đối với vách vi khuẩn đã được hình thành, thậm
chí cả vi khuẩn mẫn cảm thì cũng vẫn phải trong giai đoạn đang phân chia hoặc
đang phát triển, vì vậy tác dụng của Penicillin mang tính logic trong các giai đoạn
phát triển. Trong môi trường axit yếu (pH = 5,5 – 6,5) penicillin tác dụng tốt hơn
môi trường khác. Ảnh hưởng đó cịn liên quan tới thời gian nồng độ thuốc tồn tại
trong huyết tương. Nói chung, cần duy trì nồng độ cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) giữa 2 lần cho thuốc (Võ Thị Trà An và Đào Thị Phương Lan, 2010).
2.1.3. Cơ chế tác dụng của kháng sinh
2.1.3.1. Cơ chế tác dụng của kháng sinh đối với vi khuẩn
Có thể chia ra các nhóm kháng sinh có tác dụng lên các vi khuẩn khác
nhau như sau:

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nơi tác dụng


Kháng sinh

Quá trình bị ngăn cản

Thành tế bào

Bacitracin
Các Cephalosporin
Các Penicillin
Cycloserin
Vancomycin

Tổng hợp mucopeptid
Thành tế bào
Thành tế bào
Tổng hợp peptid của Diệt khuẩn
thành tế bào
Tổng hợp mucopeptid

Màng tế bào

Amphotericin B
Nystatin
Polymycin
Chloramphenicol
Erythromycin

Chức năng của màng
Chức năng của màng
Tương tác của màng

Tổng hợp protein
Tổng hợp protein

Diệt nấm

Các aminoglycosid
Các Tetracycline

Tổng hợp protein và làm sai
lệch quá trình này
Tổng hợp protein
Tổng hợp DNA và
m.RNA
Phân chia tế bào
Tổng hợp DNA
Tổng hợp mRNA

Diệt khuẩn

Các Ribosom
Tiểu phân 50S
Tiểu phân 30S

Các
nucleic

acid Actinomicin
Griseofulvin

DNA hoặc

RNA

Mitomycinl
Rifampin

Loại tác dụng

Diệt khuẩn
Kháng khuẩn
Kháng khuẩn

Kháng khuẩn
Diệt khuẩn
Kháng nấm
Diệt nấm
Diệt khuẩn

Để hiểu rõ hơn về cơ chế tác dụng của thuốc có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Hình 2.1. Mơ tả cơ chế tác dụng của kháng sinh trên các vi khuẩn
Nguồn: Lê Thị Ngọc Diệp (1999)

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mơ hình trên cho thấy, cơ chế tác dụng của kháng sinh diễn ra trên 2 thành phần:
- Kháng sinh tác dụng lên tế bào
+ Kháng sinh tác dụng lên quá trình tạo thành tế bào của vi khuẩn như các

thuốc thuộc nhóm β- lactamin, nhóm Glycopeptide (Vancomycin), nhóm Polymycine
(Baxitracin).
+ Kháng sinh tác dụng lên các màng nguyên sinh chất làm mất phương
hướng hoạt động của màng như nhóm Polymycine (Colistin).
- Kháng sinh tác dụng lên hệ phi bào
+ Kháng sinh tác dụng gây rối loạn và ức chế sự sinh tổng hợp protein
của vi khuẩn ở mức ribosom, kết quả vi khuẩn tổng hợp nên các protein dị dạng
không cần thiết cho sự nhân lên của tế bào. Nhóm Aminoglucozid +
Tetracycline gắn vào tiểu phần 30s của ribosome làm cho q trình dịch mã
khơng chính xác; các macrolid (Erythromycin), lincosamid và phenicol gắn vào
tiểu phần 50s của ribosome làm ngăn cản quá trình dịch mã các acid amin đầu
tiên của chuỗi polypeptide.
Như vậy, ta thấy kháng sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng và
trị bệnh cho người và động vật nuôi. Hiện tại, ở nước ta đã có tới hơn 60 – 70%
tổng giá trị các thuốc đang dùng để phòng, trị bệnh cho động vật ni là thuốc
hóa học trị liệu trong đó chủ yếu là kháng sinh. Kháng sinh là thuốc trị căn
nguyên gây ra bệnh nhiễm trùng nên luôn là thuốc kê hàng đầu, quan trọng nhất
không thể thiếu được trong khi trị bệnh truyền nhiễm do vi trùng hay khi cơ thể
có nguy cơ bị nhiễm trùng như trong phẫu thuật, trong thiến hoạn gia súc và trị
vết thương ngoại hay sản khoa của vật nuôi. Hiện nay để khống chế các bệnh
nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh chung giữa người và vật ni do vi khuẩn khơng
thể thiếu vai trị của kháng sinh. (Nguyễn Hữu Hồng và Nguyễn Thị Vinh, 2007).
Các kháng sinh thơng dụng chỉ có tác dụng với vi khuẩn mà khơng, hay
rất ít có tác dụng đặc hiệu với một số loại vi khuẩn gây bệnh nhất định. Việc hỏi
bệnh, chẩn đoán đúng bệnh tất nhiên sẽ chọn đúng thuốc.
2.1.3.2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Nắm vững 4 nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh sẽ giúp cho các
bác sỹ điều trị lâm sàng trong việc lựa chọn và phối hợp kháng sinh khi kê đơn.
Đồng thời cũng góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết
kiệm thuốc.

- Chỉ sử dụng kháng sinh khi đã xác định căn nguyên là vi khuẩn hoặc
trong trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (phẫu thuật).

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phải biết lựa chọn kháng sinh hợp lý (đúng chủng loại).
- Phải nắm vững nguyên tắc khi sử dụng phối hợp kháng sinh (nắm chắc
tác dụng cộng dồn, tác dụng hiệp đồng hoặc tác dụng đối kháng – không bao giờ
được sử dụng phối hợp một loại kháng sinh diệt khuẩn với một loại kháng sinh
kìm khuẩn).
- Phải sử dụng kháng sinh đúng thời gian và đủ liệu trình (Bùi Thị Tho
và cs., 1999).
Tác hại của vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng sẽ tạo ra các dòng vi
khuẩn đa thuốc. Hiện nay, yếu tố kháng thuốc cũng được coi là độc lực của vi
khuẩn gây bệnh. Chính nó sẽ làm cho quá trình trao đổi chất trở nên phức tạp,
thậm chí cịn làm vơ hiệu kháng sinh. Vi khuẩn kháng thuốc sẽ chuyển sang gây
bệnh cho người. Vì vậy, nếu khơng có chiến lược sử dụng kháng sinh – trước
nhất là trong chăn ni, thú y, sau đó cho người, vi khuẩn kháng thuốc sẽ bất ngờ
gây dịch lớn mà chưa có thuốc kháng sinh thay thế, đó cũng là mối lo ngại chung
cho toàn xã hội.
2.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VI KHUẨN E.COLI VÀ SALMONELLA
2.2.1. Vi khuẩn E. coli (Escherichia coli)
2.2.1.1. Đặc tính sinh học
E. coli là loại vi khuẩn phổ biến nhất và thường xuất hiện sớm ở đường ruột
người và động vật sơ sinh (sau khi đẻ hay sinh 2 giờ). Theo GS.TS. Nguyễn Như
Thanh (1974) bình thường E. coli cư trú ở phần sau của ruột và ít khi có mặt ở dạ
dày hay phía trước của ruột non. Chỉ khi nào sức đề kháng của vật chủ yếu đi,

E. coli mới phát triển mạnh về số lượng và tăng cường độc lực, gây bệnh cho vật chủ.

Hình 2.2. E. coli trong niêm mạc ruột

Hình 2.3 E. coli dưới kính hiển vi điện tử
Nguồn: Phùng Thị Minh và Bùi Thị Tho (2014)

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


E. coli là loại trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu trịn, có lơng, di động,
khơng hình thành nha bào, bắt màu gram (-) thường thẫm ở hai đầu, ở giữa nhạt.
Trong cơ thể, vi khuẩn có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng rẽ, đơi khi xếp thành
chuỗi ngắn, kích thước 3 – 4 x 6 µm.
2.2.1.2. Đặc điểm ni cấy
E. coli là trực khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, dễ dàng nuôi cấy ở
môi trường thông thường, nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH thích hợp 7,2 - 7,4; có
thể phát triển được từ 5,5 - 8.
+ Môi trường nước thịt: E. coli phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn
màu tro nhạt lắng xuống đáy, đơi khi có màng màu xám nhạt trên mặt mơi
trường, mơi trường có mùi phân thối.
+ Mơi trường thạch thường: Ni cấy ở 37oC sau 24 giờ E. coli hình thành
những khuẩn lạc trịn, ướt, khơng trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường
kính từ 2 - 3 µm. Nuôi lâu khuẩn lạc trở thành gần như nâu nhạt và mọc rộng ra.
+ Mơi trường MacConkey: E. coli hình thành những khuẩn lạc dạng S, màu
hồng cánh sen. Môi trường Brilliant green Agar: Khuẩn lạc E. coli dạng S, màu
vàng chanh.
+ Môi trường thạch máu: Vi khuẩn E. coli có thể gây dung huyết. Các

chủng E. coli đều lên men sinh hơi mạnh các loại đường fructose, glucose,
galactose, levulose, lactose. Tuy nhiên cũng có một vài chủng E. coli khơng lên
men đường lactose.
Các phản ứng sinh hố: Indol (+); MR(+); VP(-); H2S (-). Khử nitrat
thành nitrit.
2.2.1.3. Đặc tính gây bệnh và sức đề kháng
Vi khuẩn E. coli gây bệnh bởi tổng hợp nhiều yếu tố, có yếu tố là độc tố
và có yếu tố khơng phải là độc tố. Khả năng bám dính và khả năng tạo colicin V
và khả năng sản sinh độc tố.
Nghiên cứu độc tố đường ruột của E. coli cho thấy E. coli nhóm ETEC
(Enterotoxingenic E. coli) có 2 loại độc tố đường ruột:
+ Độc tố chịu nhiệt (ST: Heat Stable Enterotoxin) chịu được nhiệt độ
120oC trong 1 giờ, bền vững ở nhiệt độ thấp, bị há hủy nhanh khi bị hấp cao áp.
+ Độc tố không chịu nhiệt (LT: Heat Labile Enterotoxin) bị vô hoạt ở
60oC trong 15 phút.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×