TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG – Tác động của các biện pháp can thiệp trong dự án IDRC …
57
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP ĐẾN THAY ĐỔI NHẬN THỨC,
THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CHĂN NUÔI (KAP) TẠI CÁC HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM
NHỎ LẺ NHẰM GIẢM THIỂU NGUY CƠ LÂY LAN DỊCH CÚM GIA CẦM
Vũ Chí Cương
1
, Trần Thị Mai Phương
1
, Phùng Đức Tiến
1
, Nguyễn Quý Khiêm
2
,
Nguyễn Thị Nga
2
và Bạch Thị Thanh Dân
2
1
Viện Chăn nuôi;
2
Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Tác giả liên hệ: Trần Thị Mai Phương - Viện Chăn nuôi
Tel: 01682957577; Email:
ABSTRACT
Impact of the interventions on the KAP changes of the poultry backyaders in relation to the reduction and
management of avian influenza risk
The IDRC funded project” Characteristics and dynamic of backyard poultry raising systems in five Asian
countries in relation to the reduction and management of avian influenza risk” had been implemented for 3 years
(2007-2010). The goals of this project were to systematically investigate the backyard poultry system in order to
beter understand these backyard systems, the variations among them, their roles in rural livelihood systems, and to work
with stakeholders in this sector to devise practical, equitable and sustainable options to reduce the likelihood of a human AI
pandemic in Vietnam.
After three years of implementing the project with many interventions, the KAP has been changed significantly. The rate of
householders keeping various species reduced from 33.25% to 22.40%. Most of the householders built the pens for
their poultry (91.28%) and these pens were far from their houses. Most of the farmers cleaned their poultry pens,
washed their hands and changed the clothes before and after contacting with the poultry. The rate of the
vaccinated birds was increased (75.41-85.88%). It was revealed that community intervention was the most
effected solution in KAP changing of the backyarders at the project provinces
Key words: KAP changing; backyard poultry
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ có tỷ lệ đóng góp vào GDP nhỏ ở mỗi quốc gia trong khu
vực nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với sinh kế của hộ nông dân nông thôn, không những thế,
chăn nuôi nhỏ lẻ còn được coi là cuộc sống, là điểm đặc trưng của mỗi nước, là nguồn cung
cấp thực phẩm có dinh dưỡng cao cũng như nguồn thu nhập của các hộ gia đình.
Từ cuối năm 2003, đầu năm 2004 dịch cúm gia cầm bùng phát ở 8 nước khu vực Đông Nam
Á đã gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế và đe dọa đối với sức khỏe con người. Theo nhận
định của tổ chức FAO cho rằng cúm gia cầm lần đầu tiên bùng phát từ gia cầm thương phẩm
quy mô lớn, sau đó lan sang gia cầm chăn thả rồi trở thành một trong những vùng ủ bệnh. Từ
đó dẫn đến khả năng tích tụ virus lớn tại vùng nông thôn của các nước Đông nam Á khiến khả
năng tái nhiễm cao hơn và có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người.
Được sự tài trợ của chính phủ Canada (Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế IDRC), một
dự án nghiên cứu đặc điểm và động lực của hệ thống chăn nuôi gia cầm chăn thả tại 5 nước
bao gồm Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Campuchia và Việt Nam, nhằm giảm thiểu nguy
cơ bùng phát dịch cúm, chăn nuôi gia cầm chăn thả bền vững đã ra đời. Mục tiêu của dự án
này là: nghiên cứu một cách có hệ thống về chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, giúp cho mọi người có
cái nhìn đúng đắn hơn về hệ thống chăn nuôi này, sự khác nhau giữa chúng, vai trò của chúng
trong đời sống của người dân nông thôn, xác định các lựa chọn thích hợp nhằm giảm thiểu
nguy cơ của dịch cúm gia cầm trong cộng đồng ở 5 nước châu Á
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 30 - Tháng 6 – 2011
58
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
400 hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ thuộc 8 xã của 4 tỉnh Hà tây, Thái bình, Thanh hóa và Long
an thuộc sector 4 (theo định nghĩa của FAO) đại diện cho các vùng khác nhau và được lựa
chọn dựa theo các tiêu chí sau: Các xã lựa chọn thuộc vùng cao, vùng thấp, khoảng cách đến ổ
dịch (cả với người và động vật); các xã này có các trang trại chăn nuôi gia cầm thương phẩm
(gà hoặc vịt) hoặc các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có chăn nuôi cả gà và vịt; khoảng cách đến thị
trường thành phố, điều kiện vận chuyển. Những tỉnh này là những địa chỉ cung cấp sản phẩm
gia cầm cho thành phố, thị trấn và có kinh nghiệm trong thực hiện dự án.
Nội dung nghiên cứu
Giai đoạn 1: Điều tra thực trạng tình hình chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ trước và sau khi xảy ra
dịch cúm, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm an toàn và phòng chống dịch cúm
gia cầm tại các địa phương tham gia dự án
Giai đoạn 2: Điều tra, phân tích để đánh giá tác động của dự án giai đoạn 1 sau đó tiến hành
lựa chọn giải pháp can thiệp
Giai đoạn 3: Áp dụng giải pháp và tiến hành điều tra để đánh giá tác động của dự án giai đoạn
2 sau can thiệp và thảo luận đề xuất chính sách
Phương pháp nghiên cứu
Lựa chọn 50 hộ nông dân của mỗi xã (trong tổng số 8 xã của 4 tỉnh) là các hộ chăn nuôi nhỏ
lẻ trong sector 4 (theo định nghĩa của FAO) được lựa chọn ngẫu nhiên.
Điều tra thực trạng đặc điểm của hệ thống chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ: Sử dụng phương pháp tiếp
cận sức khỏe sinh thái (Eco-health), (Lebel, 2003); Phương pháp điều tra có sự tham gia quan sát
và thảo luận nhóm chuyên sâu; Phỏng vấn các hộ nông dân: Kết hợp phỏng vấn các hộ nông
dân và quan sát trực tiếp (sử dụng bảng câu hỏi).
Giải pháp can thiệp cộng đồng đối với người chăn nuôi chỉ thực hiện trong 4 xã thuộc 4 tỉnh
trên (mỗi tỉnh chọn một xã). Thành lập nhóm triển khai tại cơ sở gồm đại diện các tổ chức xã
hội tại địa phương; Nhóm đại diện trên sẽ tổ chức tập huấn theo từng nhóm nhỏ (10 hộ/nhóm),
giám sát thực hành chăn nuôi an toàn. Các nhóm thực hiện tại địa phương cùng với người
chăn nuôi xác định mức độ thay đổi của hệ thống này đem lại hiệu quả cũng như rủi ro; Tuyên
truyền về chăn nuôi an toàn và phòng chống dịch cúm gia cầm trong các cộng đồng dân cư:
trường học và nơi công cộng. Sử dụng hệ thống loa truyền thanh xã hàng ngày vào sáng sớm
và chiều tối. Tuyên truyền trong trường học vào các buổi dưới cờ, sinh hoạt nhóm, phát tờ rơi,
treo panô, áp phích; Tham quan các mô hình điểm mà trong đó người chăn nuôi và dân làng
tham gia đầy đủ vào quá trình thiết kế, thực hiện, kiểm tra và đánh giá kết quả của chính
mình; Tổ chức hội thảo với các nhà làm chính sách trên cơ sở các kết quả được xác định
thông qua các hoạt động can thiệp quản lý nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch cúm gia
cầm; Tiến hành điều tra qua 3 đợt: Đợt 1: Trước khi có sự can thiệp của dự án. Đợt 2: Tác động của
dự án giai đoạn 1. Đợt 3: Tác động của dự án giai đoạn 2.
Địa điểm nghiên cứu: được tiến hành ở 8 xã thuộc 4 huyện của 4 tỉnh là: Xã Tân Hội, xã Tản
Lĩnh - huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây (cũ); Xã Vũ Tiến, xã Việt Thuận - huyện Vũ Thư -
tỉnh Thái Bình; Xã Tân Trường, xã Hùng Sơn - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hoá; xã Phú
Ngãi trị, xã Thuận Mỹ - huyện Châu Thành - tỉnh Long An.
Thời gian nghiên cứu: Từ 6/2007 đến 6/2010
TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG – Tác động của các biện pháp can thiệp trong dự án IDRC …
59
Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích thống kê số liệu thu được bằng hai phương pháp định tính và định lượng với các
phần mềm Minitab, SPSS và một số chương trình hỗ trợ khác. Sai khác phần trăm được sử lý
bằng chi square test. Một số số liệu không phân bố liên tục áp dụng phương pháp phân tích
khác. Các số liệu kiểu nhị nguyên (có hoặc không) hay các số liệu không phân bố chuẩn tức là
không liên tục trên trục số dùng kỹ thuật hồi quy logic nhị nguyên.
Địa điểm phân tích tại Bộ môn nghiên cứu đa dạng sinh học & động vật quý hiếm, Bộ môn
Hệ thống nông nghiệp Viện Chăn nuôi.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm của hệ thống chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ
Số lượng gia cầm bình quân/hộ
Số lượng gia cầm hay qui mô đàn gia cầm có biến động nhẹ qua các giai đoạn của dự án
(Bảng 1). Số lượng gia cầm (vịt, gà) bình quân sau khi có tác động của dự án pha 1 tăng hơn
so với trước dự án, số lượng gà bình quân/hộ tăng từ 37,13 con lên 65,06 con; vịt tăng từ 6,52
con lên 15,02 con. Sau tác động pha 2, qui mô đàn không có biến động nhiều so với pha 1 của
dự án: qui mô đàn gà bình quân là 62,46 con ; vịt 12,31con .
Bảng 1. Số lượng gia cầm trong các hộ
Số lượng gà bình quân (con/hộ) Số lượng vịt bình quân (con/hộ)
Địa điểm triển
khai
Trước dự
án
Tác động
pha 1
Tác động
pha 2
Trước dự
án
Tác động
pha 1
Tác động
pha 2
Tân Hội 33,16 49,00 26,40 0,00 0,00 0,00
Tản Lĩnh 40,08 62,28 39,73 1,62 1,24 0,31
Việt Thuận 32,90 42,40 51,86 0,96 1,16 2,50
Vũ Tiến 47,94 53,82 43,54 4,20 3,40 1,02
Hùng Sơn 27,30 35,14 51,10 3,42 21,18 13,96
Tân Trường 33,64 35,46 15,30 4,34 5,24 1,47
Phú Ngãi Trị 51,50 209,20 234,00 17,70 37,86 35,42
Thuận Mỹ 30,52 31,28 28,78 19,92 52,30 43,80
Trung bình 37,13 65,08 62,46 6,52 15,02 12,31
Theo Maltsoglou and Rapsomanikis (2005), qui mô bình quân của một đàn gia cầm ở đồng
bằng sông Hồng và sông Mekông là 16 con và thậm chí còn ít hơn, kết quả này tương đương
với nghiên cứu của Bugos và cộng sự (2008), theo nhóm tác giả này thì quy mô đàn bình quân là 32
con.
Tỷ lệ hộ chăn nuôi các loại gia cầm
Nhìn chung, ở cả 3 miền, tỷ lệ các hộ chăn nuôi gà thường cao hơn so với tỷ lệ các hộ chăn
nuôi vịt (Bảng 2). Trước dự án, tỷ lệ các hộ chỉ chăn nuôi gà chiếm phần lớn 63,7%, sau khi
có tác động của dự án tỷ lệ này có tăng lên đến 67,3%-73,7%. Tỷ lệ hộ chỉ nuôi vịt kể cả
trước và sau dự án không có biến động lớn, chỉ chiểm 2,5-3,5% .
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 30 - Tháng 6 – 2011
60
Vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ các hộ nuôi lẫn các loại gia cầm chiếm đến 33,25% tại thời điểm
trước dự án, sau khi có tác động của dự án pha 1, tỷ lệ này giảm xuống còn 30,0% và chỉ còn
22,6% sau khi có tác động pha 2 của dự án. Như vậy sau khi có tác động của dự án tỷ lệ các
hộ nuôi lẫn các giống gia cầm đã giảm 3,2-10,6%.
Tỷ lệ nuôi lẫn các loại gia cầm ở 3 giai đoạn có sự sai khác đáng kể (trước dự án so với sau
pha 1 của dự án P<0,05; sau pha 1 của dự án so với sau pha 2 của dự án P<0,001). Kết quả
cho thấy, nhận thức của người dân về giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh đã tăng lên đáng
kể (vì nếu nuôi lẫn các loại gia cầm thì nguy cơ lây nhiếm chéo các bệnh là rất cao).
Bảng 2. Tỷ lệ hộ chăn nuôi các loại gia cầm
Trước dự án Tác động pha 1 Tác động pha 2 Giống gia
cầm
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Gà 249 63,7 267 67,3 277 73,7
Vit 10 2,6 10 2,5 13 3,5
Gia cầm khác 2 0,5 1 0,3 1 0,3
Nuôi lẫn 130 33,2
a
119 30,0
b
85 22,6
c
Tổng 391 100 397 100 376 100
Ghi chú: Theo hàng ngang những số có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Nguồn gốc gia cầm
Gia cầm giống được mua từ nhiều nguồn khác nhau: Nguồn cung cấp giống gà cho chăn nuôi
nhỏ lẻ từ 5 nguồn: Thương lái, từ chợ quê, từ người chăn nuôi khác trong làng, từ vùng khác
và từ trạm ấp trứng nhân tạo
Bảng 3. Nguồn gốc gia cầm
Trước dự án Tác động pha 1 Tác động pha 2
Loại
gia
cầm
Nguồn gốc
Số
lượng
Tỷ
lệ
Số
lượng
Tỷ
lệ
Số
lượng
Tỷ
lệ
Chợ 86 27,48 99 26,83 96 26,59
Trong làng 115 36,74 110 29,81 71 19,67
Lò ấp 71 22,68 91 24,66 131 36,29
Vùng khác 23 7,35 16 4,33 7 1,94
Thương lái 9 2,88 38 10,3 18 4,99
Gà
Nhiều nơi 6 1,92 16 2,7 36 9,98
Chợ 31 32,63 10 11,90 26 29,55
Trong làng 18 18,95 15 17,86 4 4,55
Lò ấp 37 38,95 44 52,38 48 54,55
Vùng khác 5 5,26 0,00 2 2,27
Thương lái 3 3,16 9 10,71 6 6,82
Vịt
Nhiều nơi 1 1,05 6 7,14 2 2,27
TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG – Tác động của các biện pháp can thiệp trong dự án IDRC …
61
Tỷ lệ các hộ mua giống gà từ chợ chiếm từ 26,59-27,48% (tình hình này không có gì thay đổi
kể cả sau giai đoạn 2 của dự án. Đây cũng là một trong những nguy cơ lây lan mầm bệnh vì
con giống được bán ở chợ là từ nhiều nguồn khác nhau. Trong khi đó tỷ lệ các hộ chăn nuôi
mua con giống vịt ở chợ có chiều hướng giảm dần sau tác động giai đoạn 1, tuy nhiên sau đó
tỷ lệ này lại tăng lên. Có thể do chủ quan vì sau nhiều năm dịch cúm gia cầm tạm lắng xuống.
Thực trạng trước dự án, tỷ lệ các hộ dân mua giống gà từ lò ấp chiếm 22,68%, sau khi có tác
động của dự án IDRC nhận thức của người dân có thay đổi theo hướng tăng cường mua giống
từ lò ấp 24,66% (pha 1) và 36,29% (pha 2). Tương tự đối với giống vịt, lò ấp cũng là nơi cung
cấp giống theo xu hướng tăng dần.
Chuồng trại chăn nuôi
Một trong những đặc điểm của chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ là điều kiện chuồng trại. Có rất nhiều
lý do cho việc không xây dựng chuồng trại hoặc làm chuồng trại tạm bợ: Nuôi số lượng ít,
không có tiền; không cần thiết, vv. Kết quả điều tra về tình hình xây dựng chuồng trại cho gia
cầm qua 3 giai đoạn được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4. Tỷ lệ số hộ có chuồng nuôi gia cầm
Gà Vịt
Giai đoạn
Chuồng
nhốt
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Có 257 70,41
a
66 68,04
a
Trước dự án
Không 108 29,59
a
31 31,96
a
Có 350 90,44
b
80 84,21
b
Tác động pha 1
Không 37 9,56
b
15 15,79
b
Có 335 91,28
b
69 84,15
b
Tác động pha 2
Không 32 8,72
b
13 15,85
b
Ghi chú: Theo cột dọc những số có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê
Thực trạng trước khi có dự án chỉ có 70,41% số hộ có chuồng nhốt gà và 68,04% số hộ có
chuồng nhốt vịt. Đây cũng là tập quán của người chăn nuôi nhỏ lẻ, người chăn nuôi để gia
cầm đi lại tự do trong sân, nhà, tiếp xúc với các động vật khác và thậm chí cả con người. Vấn
đề này đã được dự án quan tâm và tìm cách cải thiện: Sau 3 năm thực hiện dự án, bằng các
biện pháp tuyên truyền tập huấn, thảo luận, can thiệp của cộng đồng tỷ lệ hộ có chuồng nhốt
gà đã tăng lên và đạt đến 91,28% và hộ có chuồng nhốt vịt cũng đạt 84,15%. Sự sai khác này
là đáng kể p<0,001. Điều đó chứng tỏ qua hoạt động dự án, người chăn nuôi đã nhận thức
được và đầu tư điều kiện chuồng trại để giảm nguy cơ dịch bệnh.
Vị trí chuồng trại
Làm chuồng trại gần nhà ở là tập quán và thói quen của người chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ. Có
nhiều lý do để giải thích cho việc này: Sợ mất trộm, thói quen, không thấy có gì bất tiện….
Tuy vậy sau khi tham gia vào dự án, tình trạng này đã được cải thiện (Bảng 5).
Thời điểm trước và sau dịch cúm, tỷ lệ hộ xây dựng chuồng nuôi gà gần nhà chiếm 94,27%;
chuồng nuôi vịt gần nhà 96,7%. Sau 3 năm tham gia dự án, các hộ đã có ý thức hơn trong việc
xây dựng chuồng trại cách xa nhà ở, đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Tỷ lệ này chỉ còn
61,76% đến 43,20% đối với gà và 46,75% đến 26,09% đối với vịt. Sự sai khác này có ý nghĩa
thống kê P<0,001. Tác động của các giải pháp can thiệp của dự án là rất rõ ràng, nhận thức
của các hộ chăn nuôi đã tăng lên rõ rệt và hành vi của họ đã bắt đầu thay đổi.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 30 - Tháng 6 – 2011
62
Bảng 5. Tỷ lệ các hộ có chuồng nuôi gia cầm xa nhà ở
Gà vịt
Giai đoạn
Cách xa?
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Không 296 94,27
a
88 96,70
a
Trước dự án
Có 18 5,73
a
3 3,30
a
Không 218 61,76
b
36 46,75
b
Tác động pha 1
Có 135 38,24
b
41 53,25
b
Không 143 43,20
c
18 26,09
c
Tác động pha 2
Có 188 56,80
c
51 73,91
c
Ghi chú: Theo cột dọc những số có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Mức độ thất thoát gia cầm do dịch bệnh
Đối với chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, tỷ lệ chết do dịch bệnh thường rất cao, số liệu điều tra
(Bảng 6) cho thấy: Người dân đều cho rằng tỷ lệ chết gia cầm do dịch bệnh chiếm dưới 40%
trong tổng số. Trước dự án, có nhiều hộ (12,04-14,89%) cho rằng tỷ lệ gia cầm chết do dịch
bệnh có thể lên đến 70-100%. Điều này cho thấy người chăn nuôi nhỏ lẻ đã chủ động phòng
bệnh để giảm được đáng kể gia cầm chết do dịch bệnh gây ra.
Bảng 6. Tỷ lệ gia cầm chết bình quân/năm
Gà Vịt
Tỷ lệ thất thoát
Số hộ % Số hộ %
Trước dự án
70-100% 43 12,04 14 14,89
40-69% 91 25,49 27 28,72
<40% 223 62,46 53 56,38
Tác động pha 1
70-100% 7 1,96 2 2,22
40-69% 49 13,73 8 8,89
<40% 301 84,31 80 88,89
Tác động pha 2
70-100% 7 1,91 3 3,57
40-69% 30 8,20 1 1,19
<40% 329 89,89 80 95,24
TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG – Tác động của các biện pháp can thiệp trong dự án IDRC …
63
Biện pháp phòng ngừa dịch bệnh
Việc áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi nhỏ lẻ còn rất hạn chế (Bảng
7). Trước dự án có rất nhiều hộ chăn nuôi không tiêm phòng vaccine cho gia cầm (55,76% đối
với gà và 37,37% đối với vịt). Sau 3 năm tham gia dự án, tỷ lệ này giảm đi đáng kể p<0,001,
cụ thể như sau: sau tác động của dự án pha 1 tỷ lệ này chỉ còn 8,07% đối với gà và 13,83%
đối với vịt. Sau khi kết thúc pha 2 của dự án ta thấy số hộ không sử dụng vaccine chỉ còn 1,09%
đối với gà và không còn hộ dân nào không tiêm phòng cho vịt.
Mặt khác người dân đã biết kết hợp sử dụng thuốc và vaccine để phòng bệnh cho gia cầm.
Điều này chứng tỏ rằng dự án đã đi đúng hướng, người chăn nuôi nhỏ lẻ đã biết tự bảo vệ đàn
gia cầm của mình, giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh.
Bảng 7. Biện pháp phòng ngừa dịch bệnh
Gà Vịt
Lựa chọn cách phòng bệnh
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Trước dự án
Không dùng vaccine 213 55,76
a
37 37,37
a
Dùng thuốc phòng 24 6,28 5 5,05
Sử dụng vac xin 143 37,43 50 50,51
Sử dụng vac xin, dùng thuốc 2 0,52 7 7,07
Tác động pha 1
Không dùng vac xin 31 8,07
b
13 13,83
b
Dùng thuốc phòng 83 21,61 26 27,66
Sử dụng vac xin 39 10,16 6 6,38
Sử dụng vac xin, dùng thuốc 231 60,16 49 52,13
Tác động pha 2
Không dùng vac xin 4 1,09
c
0,00
c
Dùng thuốc phòng 68 18,58 10 11,76
Sử dụng vac xin 18 4,92 2 2,35
Sử dụng vac xin, dùng thuốc 276 75,41 73 85,88
Ghi chú: Theo cột dọc những số có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Thực hành của người chăn nuôi ( tỷ lệ số hộ)
Trong chăn nuôi nhỏ lẻ, người dân thường ít được quan tâm và đầu tư (tiền vốn, công lao
động), chăn nuôi thường mang tính tận dụng, chính vì vậy việc thực hành các biện pháp vệ
sinh là điều mà họ ít quan tâm nhất.
Cụ thể, trước dự án, tỷ lệ những người không bao giờ rửa tay bằng xà phòng chiếm 34,725%
- 54,00%. Sau khi tham gia dự án, ý thức người chăn nuôi được nâng cao, tỷ lệ này giảm đi
chỉ còn 7,63%-10,98%, sự sai khác giữa 3 giai đoạn là đáng kể p< 0,001.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 30 - Tháng 6 – 2011
64
Bảng 8. Thực hành rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm (%)
Trước dự án Tác động pha 1 Tác động pha 2
Thực hành
gà vịt gà vịt gà vịt
Luôn luôn 4,92 1,00 12,47 10,53 8,17 3,66
Thường xuyên 20,47
a
10,00 32,73
b
35,79 41,14
c
43,90
Thỉnh thoảng 29,53 27,00 23,38 22,11 31,34 19,51
Hiếm khi 10,36 8,00 21,82 21,05 11,72 21,95
Không bao giờ 34,72
a
54,00 9,61
b
10,53 7,63
c
10,98
Ghi chú: Theo hàng ngang những số có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Tương tự như vậy đối với việc thực hành thay quần áo bảo hộ lao động, trước dự án tỷ lệ
người không bao giờ thay quần áo bảo hộ rất cao (Bảng 9). Tỷ lệ các hộ không bao giờ thay
quần áo bảo hộ trước dự án là 45,69%- 54,46%, kết thúc pha 1 của dự án, tỷ lệ này giảm chỉ
còn 24,42% và 24,47%, sau 3 năm tham gia dự án, tỷ lệ này chỉ còn 11,68% - 17,07%. Sự sai
khác giữa các giai đoạn tác động có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 9. Sự thay đổi hành vi thay quần áo bảo hộ
*
của người chăn nuôi
Trước dự án Tác động pha 1 Tác động pha 2
Thực hành
gà vịt gà vịt gà vịt
Luôn luôn 2,09
a
1,98 6,75
b
8,51 4,89
c
3,66
Thường xuyên 11,75
a
4,95 13,25
b
19,15 22,01
c
26,83
Thỉnh thoảng 13,05 10,89 21,30 20,21 44,29 24,39
Hiếm khi 27,42 27,72 34,29 27,66 17,12 28,05
Không bao giờ 45,69
a
54,46 24,42
b
24,47 11,68
c
17,07
Ghi chú: Theo hàng ngang những số có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
* Quần áo riêng để dùng khi lao động (không nhất thiết là bộ quần áo bảo hộ màu xanh)
Thực hành thay dép, ủng của người chăn nuôi cũng diễn biến theo chiều hướng tích cực (Bảng
10). Trước dự án, tỷ lệ các hộ không bao giờ thay ủng hay sử dụng dày dép riêng trong chăn
nuôi chiếm tới 46,60% - 56,44%. Kết thúc pha 1 của dự án tỷ lệ này là 21,2-29,35%. Đặc biệt
sau khi kết thúc 3 năm của dự án, tỷ lệ này chỉ còn 10,9% - 14,81%. Sự sai khác giữa 3 giai
đoạn là rất rõ p<0,001.
Bảng 10. Sự thay đổi hành vi thay dép, ủng của người chăn nuôi
Trước dự án Tác động pha 1 Tác động pha 2
Thực hành
gà vịt gà vịt gà vịt
Luôn luôn 2,62 1,98 8,31 9,57 6,81 3,70
Thường xuyên 13,87 4,95 17,40 21,28 24,25 30,86
Thỉnh thoảng 8,64 8,91 17,40 14,89 38,69 22,22
Hiếm khi 28,27 27,72 27,53 32,98 19,35 28,40
Không bao giờ 46,60
a
56,44 29,35
b
21,28 10,90
c
14,81
TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG – Tác động của các biện pháp can thiệp trong dự án IDRC …
65
Ghi chú: Theo hàng ngang những số có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Tiếp cận dịch vụ thú y
Từ nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp phòng dịch bệnh, người chăn nuôi đã biết
tiếp cận các dịch vụ thú y để mua vacxin, thuốc thú y phòng bệnh cho gia cầm
Trước dự án, tỷ lệ hộ tiếp cận dịch vụ thú y là 82,29% khi nuôi gà và 3,74% khi nuôi vịt. Sau
khi dự án tác động các giai đoạn thì tỷ lệ người dân tìm đến dịch vụ thú y đã là 95,43%;
98,91% khi nuôi gà và 90,70%; 100% khi nuôi vịt. Sự sai khác về tỷ lệ tìm đến dịch vụ thú y
giữa tác động của pha 1 so với trước dự án là rõ rệt p<0,001, giữa pha 1 và pha 2 của dự án
p<0,05.
Bảng 11. Tiếp cận dịch vụ thú y của người chăn nuôi
Gà Vịt
Giai đoạn Tiếp cận?
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
có 316 82,29
a
73 73,74
a
Trước dự án
không 68 26
có 355 95,43
b
78 90,70
b
Tác động pha 1
không 17 8
có 362 98,91
c
83 100,00
c
Tác động pha 2
không 4 - 0
Ghi chú: Theo cột dọc những số có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Xử lý phân gia cầm
Không dọn phân và vệ sinh chuồng trại thường xuyên cũng là một trong những đặc điểm của
chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, vì số lượng gia cầm ít, gia cầm thả tự do lượng phân thải ra không
nhiều cho nên người dân không quan tâm đến việc dọn phân. Kết quả điều tra được thể hiện ở
Bảng 12.
Bảng 12. Xử lý phân gia cầm
Trước dự án Tác động pha 1 Tác động pha 2
Xử lý
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Xử lý để làm phân bón 154 40,00 209 56,95 232 60,42
Đưa đi nơi khác 158 41,58 130 35,42 115 29,95
Không bao giờ dọn 68 17,89 28 7,63 37 9,64
Trước dự án có đến 17,89% số hộ không bao giờ dọn phân gia cầm, sau khi có sự tác động bằng
nhiều hình thức của dự án như: tập huấn, tuyên truyền, tham quan, giám sát…thói quen của
người chăn nuôi đã dần thay đổi, kết quả điều tra sau pha 1 của dự án, tỷ lệ các hộ không bao
giờ dọn phân chỉ còn 7,63% và sau pha 2 của dự án tỷ lệ này là 9,9%. Tuy chưa thật triệt để
song cũng thấy được sự thay đổi đáng kể về ý thức vệ sinh phòng bệnh của người chăn nuôi.
Xử lý gia cầm chết
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 30 - Tháng 6 – 2011
66
Thói quen vứt xác gia cầm chết bừa bãi gây ô nhiễm môi trường sinh thái và nguy cơ lây lan
dịch bệnh cao thường thấy ở những hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ đặc biệt là trước dịch cúm
gia cầm. Sau nhiều năm kinh nghiệm và nhờ sự tác động của công tác tuyên truyền, nhận thức
của người chăn nuôi đã được nâng cao hơn. Tuy vậy đến năm 2007, trước khi chúng tôi tiến
hành dự án thì tỷ lê các hộ vứt xác gia cầm chết bừa bãi vẫn còn chiếm 10,13% (Bảng 13).
Sau khi có tác động của dự án ý thức người dân được nâng cao, tỷ lệ vứt xác gia cầm chết bừa
bãi đã được hạn chế cụ thể sau pha 1 là 2,61%, sau pha 2 là 1,09%. Người dân đã biết áp dụng
các biện pháp xử lý xác gia cầm chết như: chôn, đốt, nấu chín… tỷ lệ các hộ chôn gia cầm
chết tăng từ 76% đến 91,80%.
Bảng 13. Xử lý gia cầm chết
Trước dự án Tác động pha 1 Tác động pha 2
Cách xử lý
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Chôn 285 76,00
a
325 84,86
b
336 91,80
c
Đốt 19 5,07 20 5,22 14 3,83
Nấu chín 33 8,80 28 7,31 12 3,28
Vứt bỏ 38 10,13
a
10 2,61
b
4 1,09
c
Ghi chú: Theo hàng ngang những số có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm cúm gia cầm
Nguồn thông tin về dịch cúm
Người dân nhận được thông tin về dịch cúm gia cầm từ nhiều nguồn: TV, đài, báo, truyền
thông, tờ rơi, quảng cáo….Tuy nhiên nguồn chủ yếu vẫn là từ phương tiện thông tin đại chúng
(Bảng 14)
Bảng 14. Nguồn thông tin về dịch cúm gia cầm
Trước dự án Tác động pha 1 Tác động pha 2
Nguồn thông tin
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Thông tin đại chúng 368 74,80 374 72,06 367 64,27
Cơ quan thú y 41 8,33 54 10,40 157 27,50
Người thân, hàng xóm 58 11,79 82 15,80 44 7,71
Khó trả lời 25 5,08 9 1,73 3 0,53
Qua bảng trên ta thấy, nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng có giảm dần qua
các giai đoạn, điều này có thể được giải thích như sau: hiện nay, dịch cúm gia cầm ở Việt nam
đã cơ bản được khống chế. Các ổ dịch chỉ còn xuất hiện lẻ tẻ, chính vì vậy công tác truyền
thông cũng không còn được tiến hành rầm rộ như trước nữa.
Nhận biết kiến thức phòng dịch cúm gia cầm từ thông tin đại chúng
Người chăn nuôi đã có những kiến thức nhất định trong phòng chống dịch cúm gia cầm như:
tránh tiếp xúc với gia cầm, không cho trẻ em tiếp xúc với gia cầm, đi khám bác sỹ khi có triệu
chứng của bệnh cúm gia cầm… (Bảng 15). Kết quả điều tra cho thấy: sau khi tham gia dự án,
nhận thức của người dân được nâng cao, người dân đã tự giác báo cho cơ quan hữu quan khi
phát hiện gia cầm chết, hoặc biết thực hành rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm.
Thực hiện các biện pháp
TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG – Tác động của các biện pháp can thiệp trong dự án IDRC …
67
Khi được hỏi về các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm tránh lây sang người, đa số
người dân đều cho rằng nếu nấu chín kỹ thì không gặp vấn đề gì (28,84-37,72%) (Bảng 16).
Ngoài ra người dân còn cho biết họ áp dụng nhiều biện pháp để phòng chống bệnh cúm gia
cầm lây sang người như: Rửa tay bằng xà phòng, tránh tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh
hoặc bị chết. Tỷ lệ các hộ không biết trả lời vẫn còn chiếm khoảng 1% sau khi kết thúc dự án.
Tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm đi nhiều so với trước dự án (4,70%).
Bảng 15. Hiểu biết về phòng dịch cúm gia cầm của các hộ chăn nuôi
Hiểu biết về phòng chống cúm gia cầm
Trước dự
án (%)
Tác động
pha 1 (%)
Tác động
pha 2 (%)
Tránh tiếp xúc với gia cầm 2,03 0,95 2,55
Báo ngay cho các cơ quan liên quan khi thấy gia cầm chết 1,59 1,61 6,20
Đến bác sĩ nếu có triệu chứng cúm 2,91 4,18 3,10
Không cho trẻ tiếp xúc với chim và gia cầm 15,34 12,17 12,05
Tránh tiếp xúc với gia cầm 22,93 12,46 15,98
Tránh tiếp xúc với gia cầm chết 11,82 18,40 14,60
Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm 13,67 23,46 21,28
Nấu chín kỹ thịt gia cầm 29,72 26,76 21,28
Bảng 16. Hành động phòng chống dịch cúm gia cầm lây sang người
Thực hiện
Trước dự
án (%)
Tác động
pha 1 (%)
Tác động
pha 2 (%)
Nấu chín kỹ thịt gia cầm 37,72 28,84 29,68
Rửa tay bằng xà phòng 11,52 23,30 22,44
Tránh tiếp xúc với GC/chim chết 8,93 13,41 14,12
Tránh tiếp xúc với GC bị nhiễm bệnh 22,56 10,99 16,38
Không cho phép trẻ tiếp xúc với GC 11,05 7,01 10,41
Đến khám bác sỹ nếu phát hiện thấy triệu chứng của
bệnh cúm 1,41 2,81 1,72
Khó trả lời 4,70 1,40 0,09
Tránh tiếp xúc với GC nói chung 0,71 0,70 1,99
Gọi số máy khẩn ngay khi phát hiện gia cầm chết 0,47 0,55 3,17
Hành động của người dân chăn nuôi phòng chống dịch cúm gia cầm đã được thể hiện rõ khi
có tác động các giai đoạn của dự án.
Hành động khi nhìn thấy gia cầm chết
Sự thay đổi hành vi của người chăn nuôi khi thấy gia cầm chết (Bảng 17) thể hiện qua các giai
đoạn rất rõ: tỷ lệ người sử dụng găng tay cầm gia cầm chết trước dự án là 26,7%, sau pha 1
là 35,56% và sau pha 2 là 53,32%
Hành động khi đàn gia cầm bị ốm
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 30 - Tháng 6 – 2011
68
Xem xét hành động của người dân khi đàn gia cầm của gia đình bị cúm (Bảng 18) cho thấy:
trước dự án, người chăn nuôi chưa nhận thức được nguy hại của dịch cúm cho nên tỷ lệ hộ tìm
cách chạy là 45,1%; Vứt ra mương, máng 12,50%, đây chính là nguy cơ gây lây lan dịch bệnh
ra cộng đồng. Sau khi dự án tác động pha 1 nhận thức của người dân được nâng lên tuy vậy tỷ
lệ hộ bán gia cầm bị ốm vẫn còn 31,47% và tỷ lệ vứt xác gia cầm giảm còn 9,94%. Chỉ khi có
tác động của pha 2 của dự án với việc can thiệp của cộng đồng thông qua tập huấn, thảo luận
nhóm, thông tin tuyên truyền thì ý thức của người dân mới được nâng cao. Tỷ lệ hộ bán gia
cầm ốm giảm chỉ còn 0,28% và tỷ lệ giết chết vứt xác ra ngoài còn 1,94%.
Bảng 17. Sự thay đổi hành vi khi nhìn thấy gia cầm chết
Trước dự án Tác động pha 1 Tác động pha 2
Hành động
Số lượng
% Số lượng
% Số lượng
%
Sử dụng găng tay để
cầm xác gia cầm
135 26,37 160 35,56 201 53,32
Liên hệ với chính
quyền địa phương
24 4,69 61 13,56 112 29,71
Cầm tay trần vứt đi 300 58,59 216 48,00 55 14,59
Không làm gì cả 2 0,39 1 0,22 2 0,53
Khó trả lời 51 9,96 12 2,67 7 1,86
Bảng 18. Hành động của người chăn nuôi khi đàn gia cầm của gia đình bị cúm
Trước dự án Tác động pha 1 Tác động pha 2
Hành động
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Nhốt - quây 55 13,48 239 49,48 285 79,17
Bán chạy 184 45,10 152 31,47 1 0,28
Cho người khác 6 1,47 1 0,21 0 0,00
Vứt ra mương máng 51 12,50 48 9,94 7 1,94
Báo thú y 0 0,00 1 0,21 18 5,00
Đốt, chôn 11 2,70 6 1,24 48 13,33
Cho gia súc khác ăn 101 24,75 36 7,45 1 0,28
Biện pháp bảo vệ đàn gia cầm khi có dịch cúm
Bảng 19. Các biện pháp bảo vệ đàn gia cầm khi có dịch cúm
Trước dự án Tác động pha 1 Tác động pha 2
Biện pháp
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Nuôi nhốt 74 34,74 237 38,47 232 43,45
TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG – Tác động của các biện pháp can thiệp trong dự án IDRC …
69
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên 86 40,38 198 32,14 183 34,27
Nuôi riêng từng loại 46 21,60 102 16,56 67 12,55
Cách ly gia cầm mới 7 3,29 79 12,82 52 9,74
Để tự bảo vệ đàn gia cầm khỏi mắc dịch cúm, người chăn nuôi phải thực hiện các biện pháp
phòng ngừa, trong đó chú ý đến việc vệ sinh chuồng trại thường xuyên, nuôi tách riêng từng
loại gia cầm, và cần thiết phải nhốt đàn gia cầm trong chuồng để cách ly với các đàn gia cầm
nhà khác.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Sau 3 năm thực hiện dự án, với rất nhiều các hoạt động can thiệp, nhận thức của người dân về
đặc điểm hệ thống chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và giảm thiểu
nguy cơ nhiễm cúm gia cầm đã được nâng cao thể hiện:
Thay đổi đặc điểm hệ thống chăn nuôi gia cầm chăn thả
Giảm tỷ lệ hộ nuôi lẫn các giống gia cầm trong gia đình giảm từ 33,25% xuống 22,40% sau
khi có tác động của dự án.
Tăng tỷ lệ hộ mua giống thay đàn từ lò ấp để cải tiến chất lượng giống gia cầm nhà.
Tăng tỷ lệ hộ có chuồng nuôi nhốt gia cầm lên đến 91,28% hạn chế thả tự do.
Giảm tỷ lệ hộ có chuồng trại không cách xa nhà từ 94,27- 96,70% xuống còn 26,09-43,20%.
Tăng cường nhận thức về biện pháp phòng ngừa dịch bệnh
Nâng cao hiểu biết về sử dụng vacxin và thuốc phòng bệnh cho đàn gia cầm, tỷ lệ hộ sử dụng
vacxin và thuốc phòng bệnh tăng lên 75,41-85,88%.
Hành vi của người chăn nuôi được cải thiện, tỷ lệ người chăn nuôi rửa tay bằng xà phòng,
thay quần áo bảo hộ, thay dày dép trước và sau khi chăn nuôi tăng cao.
Nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn dịch bệnh, tỷ lệ hộ dọn vệ sinh và xử lý phân gia cầm
tăng, tỷ lệ hộ xử lý gia cầm chết bằng cách chôn đạt 91,8%.
Nâng cao nhận thức về biện pháp giảm thiểu nguy cơ dịch cúm
Nâng cao kiến thức cho người dân hiểu biết về dịch cúm gia cầm và cách phòng chống dịch.
Thay đổi hành vi của người chăn nuôi khi thấy gia cầm chết, xử lý đàn gia cầm ốm và cách
phòng dịch cho đàn gia cầm khi có dịch sảy ra.
Can thiệp cộng đồng là biện pháp tác động có hiệu quả làm thay đổi căn bản nhận thức, thái
độ và hành vi của hộ chăn nuôi nhỏ lẻ theo hướng bền vững và giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Niên giám thống kê 2006 -Tổng cục thống kê
Bugos. S, J. Hinrich, J. Otte, D. Pfeiffer, and D. Roland Holts (2008), poulty, HPAI and livelihoods in Vietnam
– A review, Pro-poor, HPAI risk production – Implemented by FAO, Rome, July - 2008
Lebel.J (2003), Health and Ecosystem Approach, Ottawa: IDRC
Maltsoglou, I.; Rapsomanikis, G. (2005), “The Contribution of livestock to household income in Viet Nam: A
household typology based analysis.” FAO PPLPI Working paper No. 21
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 30 - Tháng 6 – 2011
70
Người phản biện: TS. Đinh Xuân Tùng; ThS. Lê Thị Hồng Thảo